Kinh Đời
Quả xanh và ngọn tre Việt Nam ( FB Sông Hàn )
Chuyến thăm Trung Quốc của Lê Hồng Anh với vai trò là Đặc sứ của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đang làm dư luận dấy lên những quan ngại, có một số người cho rằng vì muốn bảo tồn chế độ Việt Nam đang quay trở lại với quỹ đạo Trung Quốc, cũng có người cho rằng có thể Trung Quốc nắm trong tay một bí mật nào đó buộc giới lãnh đạo Việt Nam phải quỵ lụy.
Bảo tồn chế độ, giữ vững hệ tư tưởng là mục tiêu, lợi ích cốt lõi, phổ quyết và xuyên suốt của Đảng Cộng Sản Việt Nam, bất cứ một hành động chính trị nào, bất cứ một tuyên bố nào, một hành động ngoại giao nào trước hết là nhằm để phục vụ lợi ích cốt lõi này. Tất nhiên Đảng Cộng Sản sẽ lý giải và khẳng định rằng bảo vệ Đảng, bảo vệ Chế độ là bảo vệ quốc gia và rằng không ai xứng đáng lãnh đạo quốc gia hơn họ.
Việt - Trung và truyền thống ngoại giao kỳ quặc?
Có thể Đảng Cộng Sản Việt Nam chưa đủ mạnh (cả về tri thức và sự dũng cảm) để xác lập một đường lối ngoại giao mới, có thể Đảng Cộng Sản Việt Nam vì lợi ích Đảng phái của mình tiếp tục cân nhắc trước cơ hội để Việt Nam bứt phá dần thoát ra khỏi quỹ đạo China. Tuy nhiên nếu như nói vì thỏa ước bí mật ngày trước ở Hội nghị Thành Đô, hay tâm thế quỵ lụy, lệ thuộc muốn làm chư hầu Trung Hoa của Đảng Cộng Sản Việt Nam thì lại có phần hơi quá, khiên cưỡng và áp đặt.
Chuyến thăm Trung Quốc "đàm Đông Hải" của Lê Hồng Anh - với tư cách là Đặc phái viên của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng là hành động gần như tất yếu, nghĩa là sớm hay muộn thì cũng phải diễn ra. Việc đền bù cho doanh nghiệp Trung Quốc cũng là việc phải làm theo đúng các thỏa ước về kinh tế và việc Việt Nam cam kết với các doanh nghiệp FDI. Việc củng cố lại quan hệ bang giao Việt - Trung cũng là điều phải làm.
Căng thẳng kéo dài hai bên đều ko được lợi, ngay cả phía Mỹ, hay Nhật Bản nếu có cơ hội thì họ cũng sẽ làm như vậy, bạc đãi với doanh nghiệp FDI Trung Quốc sẽ khiến năng lực cạnh tranh của VN trong thu hút đầu tư FDI thấp đi.
Tuy nhiên sang thăm vào thời điểm nào, tuyên bố ra sao và đặc biệt là vị thế Đặc sứ TBT như thế nào khi đàm phán tại Trung Nam Hải lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.
Trong quan hệ đối ngoại với China, bất luận xung đột thắng thua thế nào, Việt Nam vẫn sẽ luôn là người chủ động hòa giải - thậm chí là chủ động sang nộp cống xưng thần trước. Đó là truyền thống đã kéo dài hàng ngàn năm và củng cố thêm mối quan hệ thiên tử (China) - chư hầu (An Nam), chuyến đi vừa rồi của ông Lê Hồng Anh cũng không nằm ngoài cách nhận thức truyền thống của Việt Nam.
Thay vì tự mình thân hành sang, ông Nguyễn Phú Trọng một giáo sư kinh viện về Chủ nghĩa Mác Lê - TBT Đảng CS đã cử một nhân vật kém quan trọng hơn đóng vai trò Đặc sứ sang Bắc Kinh. Đó gần như là một hành động mang tính "kiêu hãnh" và đáp trả lại việc Trung Quốc đã thờ ơ khi ĐCS VN cố công kêu gọi đàm phán cấp cao giữa hai nước Việt - Trung hồi căng thẳng xung quanh Hải Dương Thạch Du 981.
Tuy nhiên việc một giáo sư kinh viện Mác Lê làm ngoại giao và Chính phủ (ở đây là người phát ngôn Bộ Ngoại Giao) công bố thành quả chuyến đi thì có điều gì chưa được ổn thỏa lắm nếu như không muốn nói rằng trái với thông lệ ngoại giao quốc tế.
Có chăng là sự vội vàng?
Những chuyến thăm Việt Nam liên tục của các quan chức cấp cao và tướng lãnh Hoa Kỳ có thể nói đã làm cho Trung Quốc xao động, tuyên bố giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cũng sẽ gây quan ngại không nhỏ đối với giới chức Trung Nam Hải. Việc Nhật Bản tiến xuống Nam Dương, hỗ trợ Việt Nam trong vấn đề biển Đông sẽ tiếp tục làm cho Trung Quốc cảm thấy bức bối ngột ngạt.
Hiển nhiên Mỹ và Nhật Bản hấp dẫn hơn khi so với Trung Quốc và người Việt Nam cũng đang rất có thiện cảm với hai quốc gia này.
Sự lựa chọn đúng thời điểm sẽ chứng tỏ độ khôn ngoan của lãnh đạo quốc gia và Việt Nam cần có thêm thời gian để làm "sâu sắc và bền chặt hơn các mối quan hệ" như vậy. Đó là khoảng thời gian đủ để Việt Nam có thể củng cố nội lực và vị thế đàm phán của mình.
Hái quả xanh thì không bao giờ là hành động khôn ngoan. Chuyến đi của Đặc sứ Lê Hồng Anh, diễn ra hơi sớm, nghĩa là khi thời cơ chưa chín muồi, người Việt Nam đang tràn đầy ác cảm với Trung Quốc (và cũng chưa thấy bất cứ một sự chân thành nào từ phía Trung Hoa); các yếu tố trong nước và khu vực chưa thực sự đủ mạnh để Việt Nam thiết lập một vị thế cân bằng trong quan hệ đối ngoại giữa hai nước.
Trong tuyên bố ba điểm mà người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Lê Hải Bình công bố với báo giới thì có tới 2 điểm (về hợp tác quốc gia và hợp tác Đảng) là vội vàng và đầy cảm tính chủ quan. Biển Đông chưa thôi sôi sục, thậm chí Vịnh Bắc Bộ đang ám màu khói súng.
Còn nhớ khi Trung Quốc hung hăng đem Hải Dương Thạch Du 981 và hạm đội hơn trăm tàu kéo xuống vùng biển đảo Tri Tôn, Việt Nam đã phải vật lộn trong đơn độc như thế nào, đã phải chật vật như thế nào trong nỗ lực kêu gọi ASEAN và các nước khác ủng hộ mình.
Hàng loạt chuyến viếng thăm, hàng loạt lời kêu gọi, thậm chí có những lúc Việt Nam đứng bên bờ của sự thất vọng khi ASEAN không ra tuyên bố lên án Trung Quốc (tuyên bố của ASEAN kêu gọi các bên liên quan kiềm chế và giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, không khác gì một phiếu thuận cho Trung Quốc tiếp tục lấn lướt xâm hại vùng biển của Việt Nam). Tuy nhiên ngay sau khi hai cường quốc hàng đầu Châu Á - Thái Bình Dương bắt đầu có được niềm tin và nhu cầu cần củng cố hơn nữa mối liên kết với Việt Nam thì, tuyên bố khôi phục hợp tác và phát triển lành mạnh quan hệ Việt - Trung, củng cố quan hệ giữa hai Đảng, hợp tác giữa hai bên trong mọi lĩnh vực... sẽ khiến các quốc gia này nghi ngờ về tính trách nhiệm và hành động tới đây của Việt Nam trong các vấn đề về biển Đông và tranh chấp biển đảo trong khu vực.
Khi Đảng làm ngoại giao (đặc biệt là trong trường hợp là ngoại giao giữa hai Đảng "lý tưởng tương thông") vấn đề đối với Việt Nam sẽ trở nên rối rắm và khó tin hơn trong mắt các cường quốc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Lại một lần nữa nền ngoại giao Việt Nam thể hiện năng lực đánh đu của mình, chỉ có điều lần này nó diễn ra không mấy tuyệt vời và đẹp mắt!
Ngọn tre hay niềm tin?
Nếu tình hình khu vực trở nên xấu đi, thậm chí đến một ngày sẽ không phải chỉ có một Hải dương Thạch Du 981 cắm vào vùng EEZ của Việt Nam ai sẽ là người giúp chúng ta. Hay là một lần nữa chúng ta lại kêu gọi Trung Quốc tôn trọng cái gọi là "hợp tác lành mạnh Việt - Trung"; hợp tác giữa hai bên (Đảng) trong mọi lĩnh vực?
Các cường quốc Châu Á - Thái Bình Dương có thể giúp chúng ta nhiều hơn nữa (kể cả kinh tế, quốc phòng và vị thế quốc gia), vấn đề là chúng ta có đủ tự tin để đứng trên đôi chân của mình? Đủ tự tin để tiếp nhận sự giúp đỡ đó hay không? Không ai đem tiền của cho anh khôn vặt lợi dụng và không ai đem sự chân thành ra cho đám láu cá đánh đu mãi được.
Cố gắng làm hài lòng tất cả - muốn làm bạn với tất cả các nước chỉ là hi vọng hão huyền, ngoại giao ngọn tre đậm tính Việt Nam sẽ khiến anh trọn đời đứng "độc lập". Và sự thật cũng đã chứng minh, thay vì chính bản thân mình lên tiếng thì Việt Nam đã nhường sân chơi cho Philippin. Nước này đã tố cáo Trung Quốc thay đổi hiện trạng ở bãi Gạc Ma ... thuộc chủ quyền Việt Nam.
Người Mỹ không yêu cầu Việt Nam
lựa chọn Trung Quốc hoặc họ nhưng cái chính Việt Nam cần vẫn là hành
động nhất quán và trách nhiệm với các vấn đề trong khu vực. Thời điểm
và cách hành xử hay các tuyên bố chứng tỏ rằng anh có khát vọng và năng
lực thoát khỏi vị thế nhược tiểu hay không? Nó cũng chứng tỏ rằng anh có
(hoặc sẵn sàng thiếu) trách nhiệm với các vấn đề trong khu vực?
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Quả xanh và ngọn tre Việt Nam ( FB Sông Hàn )
Chuyến thăm Trung Quốc của Lê Hồng Anh với vai trò là Đặc sứ của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đang làm dư luận dấy lên những quan ngại, có một số người cho rằng vì muốn bảo tồn chế độ Việt Nam đang quay trở lại với quỹ đạo Trung Quốc, cũng có người cho rằng có thể Trung Quốc nắm trong tay một bí mật nào đó buộc giới lãnh đạo Việt Nam phải quỵ lụy.
Bảo tồn chế độ, giữ vững hệ tư tưởng là mục tiêu, lợi ích cốt lõi, phổ quyết và xuyên suốt của Đảng Cộng Sản Việt Nam, bất cứ một hành động chính trị nào, bất cứ một tuyên bố nào, một hành động ngoại giao nào trước hết là nhằm để phục vụ lợi ích cốt lõi này. Tất nhiên Đảng Cộng Sản sẽ lý giải và khẳng định rằng bảo vệ Đảng, bảo vệ Chế độ là bảo vệ quốc gia và rằng không ai xứng đáng lãnh đạo quốc gia hơn họ.
Việt - Trung và truyền thống ngoại giao kỳ quặc?
Có thể Đảng Cộng Sản Việt Nam chưa đủ mạnh (cả về tri thức và sự dũng cảm) để xác lập một đường lối ngoại giao mới, có thể Đảng Cộng Sản Việt Nam vì lợi ích Đảng phái của mình tiếp tục cân nhắc trước cơ hội để Việt Nam bứt phá dần thoát ra khỏi quỹ đạo China. Tuy nhiên nếu như nói vì thỏa ước bí mật ngày trước ở Hội nghị Thành Đô, hay tâm thế quỵ lụy, lệ thuộc muốn làm chư hầu Trung Hoa của Đảng Cộng Sản Việt Nam thì lại có phần hơi quá, khiên cưỡng và áp đặt.
Chuyến thăm Trung Quốc "đàm Đông Hải" của Lê Hồng Anh - với tư cách là Đặc phái viên của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng là hành động gần như tất yếu, nghĩa là sớm hay muộn thì cũng phải diễn ra. Việc đền bù cho doanh nghiệp Trung Quốc cũng là việc phải làm theo đúng các thỏa ước về kinh tế và việc Việt Nam cam kết với các doanh nghiệp FDI. Việc củng cố lại quan hệ bang giao Việt - Trung cũng là điều phải làm.
Căng thẳng kéo dài hai bên đều ko được lợi, ngay cả phía Mỹ, hay Nhật Bản nếu có cơ hội thì họ cũng sẽ làm như vậy, bạc đãi với doanh nghiệp FDI Trung Quốc sẽ khiến năng lực cạnh tranh của VN trong thu hút đầu tư FDI thấp đi.
Tuy nhiên sang thăm vào thời điểm nào, tuyên bố ra sao và đặc biệt là vị thế Đặc sứ TBT như thế nào khi đàm phán tại Trung Nam Hải lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.
Trong quan hệ đối ngoại với China, bất luận xung đột thắng thua thế nào, Việt Nam vẫn sẽ luôn là người chủ động hòa giải - thậm chí là chủ động sang nộp cống xưng thần trước. Đó là truyền thống đã kéo dài hàng ngàn năm và củng cố thêm mối quan hệ thiên tử (China) - chư hầu (An Nam), chuyến đi vừa rồi của ông Lê Hồng Anh cũng không nằm ngoài cách nhận thức truyền thống của Việt Nam.
Thay vì tự mình thân hành sang, ông Nguyễn Phú Trọng một giáo sư kinh viện về Chủ nghĩa Mác Lê - TBT Đảng CS đã cử một nhân vật kém quan trọng hơn đóng vai trò Đặc sứ sang Bắc Kinh. Đó gần như là một hành động mang tính "kiêu hãnh" và đáp trả lại việc Trung Quốc đã thờ ơ khi ĐCS VN cố công kêu gọi đàm phán cấp cao giữa hai nước Việt - Trung hồi căng thẳng xung quanh Hải Dương Thạch Du 981.
Tuy nhiên việc một giáo sư kinh viện Mác Lê làm ngoại giao và Chính phủ (ở đây là người phát ngôn Bộ Ngoại Giao) công bố thành quả chuyến đi thì có điều gì chưa được ổn thỏa lắm nếu như không muốn nói rằng trái với thông lệ ngoại giao quốc tế.
Có chăng là sự vội vàng?
Những chuyến thăm Việt Nam liên tục của các quan chức cấp cao và tướng lãnh Hoa Kỳ có thể nói đã làm cho Trung Quốc xao động, tuyên bố giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cũng sẽ gây quan ngại không nhỏ đối với giới chức Trung Nam Hải. Việc Nhật Bản tiến xuống Nam Dương, hỗ trợ Việt Nam trong vấn đề biển Đông sẽ tiếp tục làm cho Trung Quốc cảm thấy bức bối ngột ngạt.
Hiển nhiên Mỹ và Nhật Bản hấp dẫn hơn khi so với Trung Quốc và người Việt Nam cũng đang rất có thiện cảm với hai quốc gia này.
Sự lựa chọn đúng thời điểm sẽ chứng tỏ độ khôn ngoan của lãnh đạo quốc gia và Việt Nam cần có thêm thời gian để làm "sâu sắc và bền chặt hơn các mối quan hệ" như vậy. Đó là khoảng thời gian đủ để Việt Nam có thể củng cố nội lực và vị thế đàm phán của mình.
Hái quả xanh thì không bao giờ là hành động khôn ngoan. Chuyến đi của Đặc sứ Lê Hồng Anh, diễn ra hơi sớm, nghĩa là khi thời cơ chưa chín muồi, người Việt Nam đang tràn đầy ác cảm với Trung Quốc (và cũng chưa thấy bất cứ một sự chân thành nào từ phía Trung Hoa); các yếu tố trong nước và khu vực chưa thực sự đủ mạnh để Việt Nam thiết lập một vị thế cân bằng trong quan hệ đối ngoại giữa hai nước.
Trong tuyên bố ba điểm mà người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Lê Hải Bình công bố với báo giới thì có tới 2 điểm (về hợp tác quốc gia và hợp tác Đảng) là vội vàng và đầy cảm tính chủ quan. Biển Đông chưa thôi sôi sục, thậm chí Vịnh Bắc Bộ đang ám màu khói súng.
Còn nhớ khi Trung Quốc hung hăng đem Hải Dương Thạch Du 981 và hạm đội hơn trăm tàu kéo xuống vùng biển đảo Tri Tôn, Việt Nam đã phải vật lộn trong đơn độc như thế nào, đã phải chật vật như thế nào trong nỗ lực kêu gọi ASEAN và các nước khác ủng hộ mình.
Hàng loạt chuyến viếng thăm, hàng loạt lời kêu gọi, thậm chí có những lúc Việt Nam đứng bên bờ của sự thất vọng khi ASEAN không ra tuyên bố lên án Trung Quốc (tuyên bố của ASEAN kêu gọi các bên liên quan kiềm chế và giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, không khác gì một phiếu thuận cho Trung Quốc tiếp tục lấn lướt xâm hại vùng biển của Việt Nam). Tuy nhiên ngay sau khi hai cường quốc hàng đầu Châu Á - Thái Bình Dương bắt đầu có được niềm tin và nhu cầu cần củng cố hơn nữa mối liên kết với Việt Nam thì, tuyên bố khôi phục hợp tác và phát triển lành mạnh quan hệ Việt - Trung, củng cố quan hệ giữa hai Đảng, hợp tác giữa hai bên trong mọi lĩnh vực... sẽ khiến các quốc gia này nghi ngờ về tính trách nhiệm và hành động tới đây của Việt Nam trong các vấn đề về biển Đông và tranh chấp biển đảo trong khu vực.
Khi Đảng làm ngoại giao (đặc biệt là trong trường hợp là ngoại giao giữa hai Đảng "lý tưởng tương thông") vấn đề đối với Việt Nam sẽ trở nên rối rắm và khó tin hơn trong mắt các cường quốc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Lại một lần nữa nền ngoại giao Việt Nam thể hiện năng lực đánh đu của mình, chỉ có điều lần này nó diễn ra không mấy tuyệt vời và đẹp mắt!
Ngọn tre hay niềm tin?
Nếu tình hình khu vực trở nên xấu đi, thậm chí đến một ngày sẽ không phải chỉ có một Hải dương Thạch Du 981 cắm vào vùng EEZ của Việt Nam ai sẽ là người giúp chúng ta. Hay là một lần nữa chúng ta lại kêu gọi Trung Quốc tôn trọng cái gọi là "hợp tác lành mạnh Việt - Trung"; hợp tác giữa hai bên (Đảng) trong mọi lĩnh vực?
Các cường quốc Châu Á - Thái Bình Dương có thể giúp chúng ta nhiều hơn nữa (kể cả kinh tế, quốc phòng và vị thế quốc gia), vấn đề là chúng ta có đủ tự tin để đứng trên đôi chân của mình? Đủ tự tin để tiếp nhận sự giúp đỡ đó hay không? Không ai đem tiền của cho anh khôn vặt lợi dụng và không ai đem sự chân thành ra cho đám láu cá đánh đu mãi được.
Cố gắng làm hài lòng tất cả - muốn làm bạn với tất cả các nước chỉ là hi vọng hão huyền, ngoại giao ngọn tre đậm tính Việt Nam sẽ khiến anh trọn đời đứng "độc lập". Và sự thật cũng đã chứng minh, thay vì chính bản thân mình lên tiếng thì Việt Nam đã nhường sân chơi cho Philippin. Nước này đã tố cáo Trung Quốc thay đổi hiện trạng ở bãi Gạc Ma ... thuộc chủ quyền Việt Nam.
Người Mỹ không yêu cầu Việt Nam
lựa chọn Trung Quốc hoặc họ nhưng cái chính Việt Nam cần vẫn là hành
động nhất quán và trách nhiệm với các vấn đề trong khu vực. Thời điểm
và cách hành xử hay các tuyên bố chứng tỏ rằng anh có khát vọng và năng
lực thoát khỏi vị thế nhược tiểu hay không? Nó cũng chứng tỏ rằng anh có
(hoặc sẵn sàng thiếu) trách nhiệm với các vấn đề trong khu vực?