Cà Kê Dê Ngỗng
Quân hàm cấp tướng ở Trung Quốc giá bao nhiêu?
(Soha.vn) - Việc dùng tiền để mua cấp hàm trong quân đội Trung Quốc phổ biến đến mức khi còn là chủ tịch quân uỷ trung ương, ông Hồ Cẩm Đào đã từng phải lên tiếng về vấn đề này.
Tham nhũng sẽ khiến quân đội Trung Quốc không đánh mà bại
Vào tháng 12 năm 2011, trước 600 sĩ quan cao cấp dưới quyền, tướng Lưu Nguyên (Liu Yuan), chính uỷ Tổng cục hậu cần Quân Giải phóng Trung Quốc, đã phát biểu “Không một kẻ thù nào có thể đánh thắng quân đội Trung Quốc…Chỉ có vấn nạn tham nhũng mới có thể khiến chúng ta tự thất bại. Nó có thể khiến chúng ta đại bại ngay cả trước khi đối phương kịp ra tay”. Và việc chống tham nhũng giờ đây là vấn đề sống còn đối với quân đội Trung Quốc.
Trong một bài phát biểu khác sau đó, Lưu Nguyên mô tả chủ nghĩa cá nhân như một khối u ác tính của quân đội Trung Quốc, mà trong đó nhiều sĩ quan tiến thân nhờ vào các mối quan hệ, chỉ thực hiện các mệnh lệnh có lợi nhất cho bản thân mình, và sẵn sàng bán mình nếu được giá. Theo ông này, việc dùng tiền để mua cấp hàm trong quân đội đã phổ biến đến mức khi còn là chủ tịch quân uỷ trung ương, ông Hồ Cẩm Đào cũng đã từng phải lên tiếng về vấn đề này.
Bảo kê trùm buôn lậu, tướng tình báo lĩnh án tử
Lưu Nguyên không phải là một vị tướng bình thường. Ông là con trai của Lưu Thiếu Kỳ, cố chủ tịch nước Trung Quốc, và được xem là một trong số những người thuộc nhóm ‘thái tử’, tương tự như Tập Cận Bình hay Bạc Hy Lai.
Tổng cục hậu cần cũng là một trong những tổ chức quan trọng nhất trong quân đội Trung Quốc, chịu trách nhiệm về nhiều hợp đồng khổng lồ về đất đai, nhà cửa, thực phẩm, tài chính…cho hơn 2,3 triệu thành viên của quân đội Trung Quốc. Chính Lưu Nguyên là người lôi ra ánh sáng vụ án tham nhũng khổng lồ của tổng cục phó Cốc Tuấn San.
Vấn nạn tham nhũng trong quân đội Trung Quốc không phải mới bộc phát gần đây. Vụ tai tiếng lớn đầu tiên được đưa ra ánh sáng là vào năm 1999 khi chủ tịch Trung Quốc lúc đó là Giang Trạch Dân yêu cầu điều tra tập đoàn Viễn Hoa. Tập đoàn này nhờ vào các mối quan hệ với những sĩ quan cao cấp đã có thể trốn một khoản thuế khổng lồ lên đến 6,3 tỷ USD bằng việc buôn lậu đủ mọi mặt hàng lớn nhỏ, từ thuốc lá, xe hơi hạng sang, thậm chí là dầu thô.
Những chuyến hàng này đều được quân đội bảo kê nên phía hải quan không thể làm gì được. Hàng trăm quan chức địa phương và sĩ quan quân đội bị mất chức vụ chờ điều tra. Trong vụ này, tướng Cơ Thắng Đức, cục trưởng tình báo quân đội, bị tuyên án tử hình (được hoãn thi hành 2 năm) vì đã giúp đỡ đắc lực cho Lại Xương Tinh, trùm buôn lậu và là ông chủ của Viễn Hoa.
Lại Xương Tinh khi bị đem ra xét xử
Một vụ việc đình đám khác là vụ Phó tư lệnh Hải quân, phó đô đốc Vương Thu Nghiệp (Wang Shouye) bị kết án chung thân vì nuôi đến 5 cô bồ nhí, và biển thủ hơn 20 triệu USD. Vụ việc vỡ lở khi 1 trong 5 bồ nhí của Vương Thu Nghiệp có con nhưng không được thừa nhận. Quá tức giận, cô này gửi đơn tố cáo khắp nơi và thậm chí phát truyền đơn ngay trước cổng Bộ tư lệnh Hải quân Trung Quốc.
Vương Thu Nghiệp
Quân đội nhiều siêu xe nhất thế giới
Nhưng nhìn chung những sự việc trên chỉ mang tính đơn lẻ và không thấm vào đâu so với tình trạng tham nhũng đã ăn sâu và lan rộng trong hàng ngũ sĩ quan cao cấp. Một nhà ngoại giao nước ngoài từng phải thốt lên “Tôi chưa từng thấy quân đội nào trên thế giới lại có nhiều xe Porsche hay Land Rover đến vậy, và lại được sử dụng vào việc riêng”.
Một chiếc xe sang mang biển số của quân đội Trung Quốc bị bắt gặp trên đường phố
Nhưng điều này vẫn chưa nghiêm trọng bằng nạn mua quan bán chức, mà trong đó các cấp bậc sĩ quan cấp thấp có thể có giá từ 10.000 đến 20.000 USD trong khi cấp tướng lên đến vài trăm ngàn USD.
Một dấu hiệu nữa cho thấy cuộc chiến chống tham nhũng trong quân đội Trung Quốc vẫn chủ yếu mang tính hình thức là việc tướng Lưu Nguyên, người mạnh miệng chống tham nhũng nhất cho đến nay, bị vuột mất ghế Phó chủ tịch Quân uỷ trung ương cho dù được chính chủ tịch Hồ Cẩm Đào tiến cử trước cuộc chuyển giao quyền lực năm 2012.
Mối quan hệ thân thiết giữa Lưu Nguyên và Bạc Hy Lai được các đối thủ sử dụng để hất cẳng vị tướng này khỏi cơ quan quyền lực cao nhất của quân đội Trung Quốc. Không vào được Quân uỷ trung ương đồng nghĩa với việc Lưu Nguyên vẫn chỉ có thể chống tham nhũng bằng lời nói mà không thể có hành động cụ thể nào.
Mai Anh chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Quân hàm cấp tướng ở Trung Quốc giá bao nhiêu?
(Soha.vn) - Việc dùng tiền để mua cấp hàm trong quân đội Trung Quốc phổ biến đến mức khi còn là chủ tịch quân uỷ trung ương, ông Hồ Cẩm Đào đã từng phải lên tiếng về vấn đề này.
Tham nhũng sẽ khiến quân đội Trung Quốc không đánh mà bại
Vào tháng 12 năm 2011, trước 600 sĩ quan cao cấp dưới quyền, tướng Lưu Nguyên (Liu Yuan), chính uỷ Tổng cục hậu cần Quân Giải phóng Trung Quốc, đã phát biểu “Không một kẻ thù nào có thể đánh thắng quân đội Trung Quốc…Chỉ có vấn nạn tham nhũng mới có thể khiến chúng ta tự thất bại. Nó có thể khiến chúng ta đại bại ngay cả trước khi đối phương kịp ra tay”. Và việc chống tham nhũng giờ đây là vấn đề sống còn đối với quân đội Trung Quốc.
Trong một bài phát biểu khác sau đó, Lưu Nguyên mô tả chủ nghĩa cá nhân như một khối u ác tính của quân đội Trung Quốc, mà trong đó nhiều sĩ quan tiến thân nhờ vào các mối quan hệ, chỉ thực hiện các mệnh lệnh có lợi nhất cho bản thân mình, và sẵn sàng bán mình nếu được giá. Theo ông này, việc dùng tiền để mua cấp hàm trong quân đội đã phổ biến đến mức khi còn là chủ tịch quân uỷ trung ương, ông Hồ Cẩm Đào cũng đã từng phải lên tiếng về vấn đề này.
Bảo kê trùm buôn lậu, tướng tình báo lĩnh án tử
Lưu Nguyên không phải là một vị tướng bình thường. Ông là con trai của Lưu Thiếu Kỳ, cố chủ tịch nước Trung Quốc, và được xem là một trong số những người thuộc nhóm ‘thái tử’, tương tự như Tập Cận Bình hay Bạc Hy Lai.
Tổng cục hậu cần cũng là một trong những tổ chức quan trọng nhất trong quân đội Trung Quốc, chịu trách nhiệm về nhiều hợp đồng khổng lồ về đất đai, nhà cửa, thực phẩm, tài chính…cho hơn 2,3 triệu thành viên của quân đội Trung Quốc. Chính Lưu Nguyên là người lôi ra ánh sáng vụ án tham nhũng khổng lồ của tổng cục phó Cốc Tuấn San.
Vấn nạn tham nhũng trong quân đội Trung Quốc không phải mới bộc phát gần đây. Vụ tai tiếng lớn đầu tiên được đưa ra ánh sáng là vào năm 1999 khi chủ tịch Trung Quốc lúc đó là Giang Trạch Dân yêu cầu điều tra tập đoàn Viễn Hoa. Tập đoàn này nhờ vào các mối quan hệ với những sĩ quan cao cấp đã có thể trốn một khoản thuế khổng lồ lên đến 6,3 tỷ USD bằng việc buôn lậu đủ mọi mặt hàng lớn nhỏ, từ thuốc lá, xe hơi hạng sang, thậm chí là dầu thô.
Những chuyến hàng này đều được quân đội bảo kê nên phía hải quan không thể làm gì được. Hàng trăm quan chức địa phương và sĩ quan quân đội bị mất chức vụ chờ điều tra. Trong vụ này, tướng Cơ Thắng Đức, cục trưởng tình báo quân đội, bị tuyên án tử hình (được hoãn thi hành 2 năm) vì đã giúp đỡ đắc lực cho Lại Xương Tinh, trùm buôn lậu và là ông chủ của Viễn Hoa.
Lại Xương Tinh khi bị đem ra xét xử
Một vụ việc đình đám khác là vụ Phó tư lệnh Hải quân, phó đô đốc Vương Thu Nghiệp (Wang Shouye) bị kết án chung thân vì nuôi đến 5 cô bồ nhí, và biển thủ hơn 20 triệu USD. Vụ việc vỡ lở khi 1 trong 5 bồ nhí của Vương Thu Nghiệp có con nhưng không được thừa nhận. Quá tức giận, cô này gửi đơn tố cáo khắp nơi và thậm chí phát truyền đơn ngay trước cổng Bộ tư lệnh Hải quân Trung Quốc.
Vương Thu Nghiệp
Quân đội nhiều siêu xe nhất thế giới
Nhưng nhìn chung những sự việc trên chỉ mang tính đơn lẻ và không thấm vào đâu so với tình trạng tham nhũng đã ăn sâu và lan rộng trong hàng ngũ sĩ quan cao cấp. Một nhà ngoại giao nước ngoài từng phải thốt lên “Tôi chưa từng thấy quân đội nào trên thế giới lại có nhiều xe Porsche hay Land Rover đến vậy, và lại được sử dụng vào việc riêng”.
Một chiếc xe sang mang biển số của quân đội Trung Quốc bị bắt gặp trên đường phố
Nhưng điều này vẫn chưa nghiêm trọng bằng nạn mua quan bán chức, mà trong đó các cấp bậc sĩ quan cấp thấp có thể có giá từ 10.000 đến 20.000 USD trong khi cấp tướng lên đến vài trăm ngàn USD.
Một dấu hiệu nữa cho thấy cuộc chiến chống tham nhũng trong quân đội Trung Quốc vẫn chủ yếu mang tính hình thức là việc tướng Lưu Nguyên, người mạnh miệng chống tham nhũng nhất cho đến nay, bị vuột mất ghế Phó chủ tịch Quân uỷ trung ương cho dù được chính chủ tịch Hồ Cẩm Đào tiến cử trước cuộc chuyển giao quyền lực năm 2012.
Mối quan hệ thân thiết giữa Lưu Nguyên và Bạc Hy Lai được các đối thủ sử dụng để hất cẳng vị tướng này khỏi cơ quan quyền lực cao nhất của quân đội Trung Quốc. Không vào được Quân uỷ trung ương đồng nghĩa với việc Lưu Nguyên vẫn chỉ có thể chống tham nhũng bằng lời nói mà không thể có hành động cụ thể nào.
Mai Anh chuyển