Tham Khảo
Quan hệ Mỹ-Việt : Bài học POW/MIA và vấn đề nhân quyền hiện nay
Nhân kỷ niệm 40 năm ngày 30 Tháng Tư (1975-2015), và 20 năm bình thường hóa quan hệ Mỹ-Việt (1995-2015), Giáo sư Ngô Vĩnh Long, một nhà quan sát kỳ cựu về bang giao Mỹ-Việt,
Cờ hiệu của Liên đoàn các gia đình Tù binh và Người Mỹ mất tích trong chiến tranh (The National League of Families' POW/MIA), thành lập năm 1971. Ảnh : Wikipedia
Cờ hiệu của Liên đoàn các gia đình Tù binh và Người Mỹ mất tích trong chiến tranh (The National League of Families' POW/MIA), thành lập năm 1971. Ảnh : Wikipedia
Nhân kỷ niệm 40 năm ngày 30 Tháng Tư (1975-2015), và 20 năm bình
thường hóa quan hệ Mỹ-Việt (1995-2015), Giáo sư Ngô Vĩnh Long, một nhà
quan sát kỳ cựu về bang giao Mỹ-Việt, đã có một bài nghiên cứu lý thú
đăng trên số mùa xuân 2015 của tập san The Cairo Review of Global
Affairs, do Đại học Mỹ tại Cairo (The American University in Cairo) xuất
bản.
Mang tựa đề "After the Fall of Saigon" – tạm dịch "Sau khi Saigon thất thủ"
- trong vòng 15 trang, tác giả đã lược lại một số nét chính trong tình
hình Việt Nam và quan hệ Mỹ-Việt, trải dài trong 70 năm (1945-2015). Sợi
chỉ đỏ xuyên suốt bài nghiên cứu đã được nêu bật trong hàng tiểu tựa :
Cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam, và tình bạn bất ngờ nối tiếp theo
sau.
Điểm đáng chú ý là bài viết là không chỉ giới hạn sự can dự của Mỹ trong
giai đoạn thường được giới sử học gọi là Cuộc Chiến tranh Đông Dương
Thứ II (1955-1975) – tức là thời kỳ Mỹ rầm rộ tham chiến tại Việt Nam –
mà gộp luôn cả hai cuộc chiến trước (1946-1954) và sau (1979-1989) đó.
Tác giả giải thích : “Bên ngoài Việt Nam, đôi khi người ta quên rằng
Hoa Kỳ cũng đã dấn sâu vào cuộc Chiến tranh Đông Dương đầu tiên
1946-1954, và cũng sẽ can dự vào cuộc Chiến tranh Đông Dương Thứ III từ
năm 1979 đến năm 1989.”
Hậu quả của sự can dự này, theo tác giả, rất nghiêm trọng : “Ba cuộc
chiến đó đã mang lại những đổ vỡ to lớn về vật chất, kinh tế, xã hội,
đạo đức cho Việt Nam, và gây nên mâu thuẫn sâu sắc giữa hai chính phủ
Việt Nam và Hoa Kỳ cũng như sự phân cực giữa người Việt Nam với nhau.”
Đối với tác giả, chính các hệ quả đó đã khiến mọi người phải kinh ngac
khi thấy rằng 40 năm sau ngày 30 tháng Tư 1975, quan hệ đã trở nên rất
tốt đẹp giữa hai nước từng là đối thủ - “đã không chỉ hòa giải với nhau,
mà quan hệ song phương lại còn đang phát triển mạnh trên nhiều khía
cạnh.” Và tiến trình xích lại gần nhau đó giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã
giúp thúc đẩy sự hòa giải ngay giữa những người Việt trước đây từng đối
đầu gay gắt với nhau.
Dàn dựng ‘vấn đề POW/MIA’ và chơi ‘lá bài Trung Quốc’
Trong phần điểm lại vai trò của Mỹ trong ba cuộc Chiến tranh Đông Dương,
Giáo sư Ngô Vĩnh Long đã nêu lên nhiều yếu tố ít được nói đến một cách
rộng rãi.
Một trong những yếu tố này là vấn đề Tù binh và Người Mỹ mất tích trong
chiến tranh - gọi tắt là POW/MIA - mà theo Giáo sư Long, đã được phía Mỹ
dàn dựng lên và thổi phồng thành cản lực chính để từ chối giải hòa với
Việt Nam : “Đây là một vấn đề mà giới vận động hành lang chống Việt
Nam và chống Cộng tại Hoa Kỳ đã dàn dựng để ngăn chặn việc cải thiện
bang giao.”
Một nhận xét thứ hai đáng lưu ý là sự kiện trong một khoảng thời gian
dài, đặc biệt là từ năm 1979 đến 1989, Mỹ đã về hùa với Trung Quốc để
thúc ép Việt Nam trên vấn đề Cam Bốt. Theo Giáo sư Long, chính điều đó
đã có tác dụng đẩy Hà Nội về phía Bắc Kinh sau khi hai nước Việt Nam và
Trung Quốc tái lập bang giao vào năm 1992 :
“Cũng nên ghi nhận rằng chính hậu thuẫn mà Mỹ dành cho Trung Quốc
trong giai đoạn đó đã có hệ quả là đẩy Việt Nam vào sâu trong vòng ảnh
hưởng của Trung Quốc, đặc biệt là sau khi Liên Xô sụp đổ. Khi chơi “lá
bài Trung Quốc”, Hoa Kỳ đã xô Việt Nam vào sâu trong vòng tay Trung Quốc
và cho Trung Quốc cơ hội thâm nhập sâu vào trong mọi mặt của đời sống
chính trị, kinh tế và xã hội của Việt Nam.”
Lợi ích chiến lược của quan hệ tốt Mỹ-Việt
Tuy vậy, theo Giáo sư Ngô Vĩnh Long, ngày nay, khi bang giao Mỹ-Việt đã được bình thường hóa, Hoa Kỳ đã
“thấy rõ mối lợi về phương diện địa lý chính trị của việc tăng cường
quan hệ với Việt Nam vào lúc Trung Quốc vươn lên thành một cường quốc
kinh tế và quân sự tại Châu Á. Một trong những quan ngại của Mỹ là Trung
Quốc thống trị Biển Đông, trong lúc Việt Nam là quốc gia có bờ biển
chạy dọc theo gần như toàn bộ chiều dài của tuyến hàng hải nơi qua lại
của khoảng 60% hàng hóa chuyển vận bằng đường biển.”
Trong phần kết luận của bài nghiên cứu, Giáo sư Ngô Vĩnh Long đã không
ngần ngại lưu ý Hoa Kỳ là phải biết rút tỉa kinh nghiệm từ quá khứ để xử
lý tốt hai vấn đề nhạy cảm và gắn với nhau là bán vũ khí cho Việt Nam
và Việt Nam tôn trọng nhân quyền.
Theo Giáo sư Long : “Hoa Kỳ không nên đi quá trớn trong lãnh vực nhân
quyền như họ đã từng làm trên vấn đề POW/MIA. Vũ khí của Mỹ sẽ giúp
Việt Nam chia sẻ gánh nặng an ninh của khu vực Đông Á với Hoa Kỳ, trong
tư cách một đối tác tự lực cánh sinh chứ không phải là một con rối của
Mỹ.”
Trả lời phỏng vấn của Ban Việt ngữ RFI, Giáo sư Ngô Vĩnh Long đã giải
thích rõ hơn về một số nhận định đã nêu lên trong bài viết đăng trên tập
san của Đại học Mỹ ở Cairo, đặc biệt là cách thức mà cựu Tổng thống Mỹ
Richard Nixon cùng với Cố vấn An ninh Quốc gia Henry Kissinger dàn dựng “Vấn đề POW/MIA”,
tức là Tù nhân và Người Mỹ mất tích, để phá vỡ kết quả của Hòa đàm
Paris, tiếp tục chiến tranh cho đến tận 1975, rồi sau đó vẫn viện cớ này
để phá hoại các nỗ lực bình thường hóa bang giao.
Trọng Nghĩa
(RFI)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Quan hệ Mỹ-Việt : Bài học POW/MIA và vấn đề nhân quyền hiện nay
Nhân kỷ niệm 40 năm ngày 30 Tháng Tư (1975-2015), và 20 năm bình thường hóa quan hệ Mỹ-Việt (1995-2015), Giáo sư Ngô Vĩnh Long, một nhà quan sát kỳ cựu về bang giao Mỹ-Việt,
Cờ hiệu của Liên
đoàn các gia đình Tù binh và Người Mỹ mất tích trong chiến tranh (The
National League of Families' POW/MIA), thành lập năm 1971. Ảnh :
Wikipedia
Nhân kỷ niệm 40 năm ngày 30 Tháng Tư (1975-2015), và 20 năm bình
thường hóa quan hệ Mỹ-Việt (1995-2015), Giáo sư Ngô Vĩnh Long, một nhà
quan sát kỳ cựu về bang giao Mỹ-Việt, đã có một bài nghiên cứu lý thú
đăng trên số mùa xuân 2015 của tập san The Cairo Review of Global
Affairs, do Đại học Mỹ tại Cairo (The American University in Cairo) xuất
bản.
Mang tựa đề "After the Fall of Saigon" – tạm dịch "Sau khi Saigon thất thủ"
- trong vòng 15 trang, tác giả đã lược lại một số nét chính trong tình
hình Việt Nam và quan hệ Mỹ-Việt, trải dài trong 70 năm (1945-2015). Sợi
chỉ đỏ xuyên suốt bài nghiên cứu đã được nêu bật trong hàng tiểu tựa :
Cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam, và tình bạn bất ngờ nối tiếp theo
sau.
Điểm đáng chú ý là bài viết là không chỉ giới hạn sự can dự của Mỹ trong
giai đoạn thường được giới sử học gọi là Cuộc Chiến tranh Đông Dương
Thứ II (1955-1975) – tức là thời kỳ Mỹ rầm rộ tham chiến tại Việt Nam –
mà gộp luôn cả hai cuộc chiến trước (1946-1954) và sau (1979-1989) đó.
Tác giả giải thích : “Bên ngoài Việt Nam, đôi khi người ta quên rằng
Hoa Kỳ cũng đã dấn sâu vào cuộc Chiến tranh Đông Dương đầu tiên
1946-1954, và cũng sẽ can dự vào cuộc Chiến tranh Đông Dương Thứ III từ
năm 1979 đến năm 1989.”
Hậu quả của sự can dự này, theo tác giả, rất nghiêm trọng : “Ba cuộc
chiến đó đã mang lại những đổ vỡ to lớn về vật chất, kinh tế, xã hội,
đạo đức cho Việt Nam, và gây nên mâu thuẫn sâu sắc giữa hai chính phủ
Việt Nam và Hoa Kỳ cũng như sự phân cực giữa người Việt Nam với nhau.”
Đối với tác giả, chính các hệ quả đó đã khiến mọi người phải kinh ngac
khi thấy rằng 40 năm sau ngày 30 tháng Tư 1975, quan hệ đã trở nên rất
tốt đẹp giữa hai nước từng là đối thủ - “đã không chỉ hòa giải với nhau,
mà quan hệ song phương lại còn đang phát triển mạnh trên nhiều khía
cạnh.” Và tiến trình xích lại gần nhau đó giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã
giúp thúc đẩy sự hòa giải ngay giữa những người Việt trước đây từng đối
đầu gay gắt với nhau.
Dàn dựng ‘vấn đề POW/MIA’ và chơi ‘lá bài Trung Quốc’
Trong phần điểm lại vai trò của Mỹ trong ba cuộc Chiến tranh Đông Dương,
Giáo sư Ngô Vĩnh Long đã nêu lên nhiều yếu tố ít được nói đến một cách
rộng rãi.
Một trong những yếu tố này là vấn đề Tù binh và Người Mỹ mất tích trong
chiến tranh - gọi tắt là POW/MIA - mà theo Giáo sư Long, đã được phía Mỹ
dàn dựng lên và thổi phồng thành cản lực chính để từ chối giải hòa với
Việt Nam : “Đây là một vấn đề mà giới vận động hành lang chống Việt
Nam và chống Cộng tại Hoa Kỳ đã dàn dựng để ngăn chặn việc cải thiện
bang giao.”
Một nhận xét thứ hai đáng lưu ý là sự kiện trong một khoảng thời gian
dài, đặc biệt là từ năm 1979 đến 1989, Mỹ đã về hùa với Trung Quốc để
thúc ép Việt Nam trên vấn đề Cam Bốt. Theo Giáo sư Long, chính điều đó
đã có tác dụng đẩy Hà Nội về phía Bắc Kinh sau khi hai nước Việt Nam và
Trung Quốc tái lập bang giao vào năm 1992 :
“Cũng nên ghi nhận rằng chính hậu thuẫn mà Mỹ dành cho Trung Quốc
trong giai đoạn đó đã có hệ quả là đẩy Việt Nam vào sâu trong vòng ảnh
hưởng của Trung Quốc, đặc biệt là sau khi Liên Xô sụp đổ. Khi chơi “lá
bài Trung Quốc”, Hoa Kỳ đã xô Việt Nam vào sâu trong vòng tay Trung Quốc
và cho Trung Quốc cơ hội thâm nhập sâu vào trong mọi mặt của đời sống
chính trị, kinh tế và xã hội của Việt Nam.”
Lợi ích chiến lược của quan hệ tốt Mỹ-Việt
Tuy vậy, theo Giáo sư Ngô Vĩnh Long, ngày nay, khi bang giao Mỹ-Việt đã được bình thường hóa, Hoa Kỳ đã
“thấy rõ mối lợi về phương diện địa lý chính trị của việc tăng cường
quan hệ với Việt Nam vào lúc Trung Quốc vươn lên thành một cường quốc
kinh tế và quân sự tại Châu Á. Một trong những quan ngại của Mỹ là Trung
Quốc thống trị Biển Đông, trong lúc Việt Nam là quốc gia có bờ biển
chạy dọc theo gần như toàn bộ chiều dài của tuyến hàng hải nơi qua lại
của khoảng 60% hàng hóa chuyển vận bằng đường biển.”
Trong phần kết luận của bài nghiên cứu, Giáo sư Ngô Vĩnh Long đã không
ngần ngại lưu ý Hoa Kỳ là phải biết rút tỉa kinh nghiệm từ quá khứ để xử
lý tốt hai vấn đề nhạy cảm và gắn với nhau là bán vũ khí cho Việt Nam
và Việt Nam tôn trọng nhân quyền.
Theo Giáo sư Long : “Hoa Kỳ không nên đi quá trớn trong lãnh vực nhân
quyền như họ đã từng làm trên vấn đề POW/MIA. Vũ khí của Mỹ sẽ giúp
Việt Nam chia sẻ gánh nặng an ninh của khu vực Đông Á với Hoa Kỳ, trong
tư cách một đối tác tự lực cánh sinh chứ không phải là một con rối của
Mỹ.”
Trả lời phỏng vấn của Ban Việt ngữ RFI, Giáo sư Ngô Vĩnh Long đã giải
thích rõ hơn về một số nhận định đã nêu lên trong bài viết đăng trên tập
san của Đại học Mỹ ở Cairo, đặc biệt là cách thức mà cựu Tổng thống Mỹ
Richard Nixon cùng với Cố vấn An ninh Quốc gia Henry Kissinger dàn dựng “Vấn đề POW/MIA”,
tức là Tù nhân và Người Mỹ mất tích, để phá vỡ kết quả của Hòa đàm
Paris, tiếp tục chiến tranh cho đến tận 1975, rồi sau đó vẫn viện cớ này
để phá hoại các nỗ lực bình thường hóa bang giao.
Trọng Nghĩa
(RFI)