Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Quốc Hận lần thứ 39: Những điều trông thấy mà đau đớn lòng !

Ngày ấy, tất cả học sinh từ lớp Tư, lớp Ba (lớp Hai, lớp Ba), đều đã được học Bài Đức Dục - Công Dân Giáo Dục… Riêng những bài Đức Dục, là chính sách của nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa.

Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

 

 

 

 

Như quý độc giả đã biết: Suốt trong thời gian qua, hàng năm, cứ mỗi lần đến  tháng Tư, người viết lại viết về những tang thương và nước mắt kể từ sau ngày 30/4/1975. Nhưng năm nay, người viết lại thấy những điều khác, mà có thể nhiều người cũng thấy không kém phần đau lòng. Đó là, những thảm cảnh của xã hội hiện nay tại Việt Nam. Một xã hội đã hoàn toàn bị  băng hoại. Băng hoại ngay từ căn cội trong gia đình, trường học,  rồi từ đó, đã lan rộng thành một xã hội thiếu vắng đạo đức, thương luân, bại lý !

 

Gia đình và học đường là nơi tôi luyện những trẻ em ngay từ lúc mới bước vào lớp vỡ lòng, cho đến cuối năm lớp nhất của bậc Tiểu học, mà mọi người đã thấy qua một số hình ảnh về chương trình Giáo Dục của Việt Nam Cộng Hòa; nhất là vào thời Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa, dẫu không được đầy đủ.

 

Ngày ấy, tất cả học sinh từ lớp Tư, lớp Ba (lớp Hai, lớp Ba), đều đã được học Bài Đức Dục - Công Dân Giáo Dục… Riêng những bài Đức Dục, là chính sách của nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa. Những bài Đức Dục ấy, đã giáo dục những trẻ thơ, như “uốn” những cây măng, trước khi trở thành những cây tre tươi tốt.

 

Tiên học lễ hậu học văn. Là câu Cách Ngôn luôn luôn được trân trọng để trên cao ngay trước mặt lớp học. Ngoài ra, còn có những câu khác cũng được sơn, hoặc dán hai bên tường của lớp học như:  Kính trên nhường dưới - Kính thầy, quý bạn - Học thầy không tầy học bạn… Đức Dục, là bài học đã rèn luyện cho trẻ em những điều cần phải làm như lúc ở trường, mỗi khi đứng trước cô thầy, các học sinh đều đứng nghiêm chỉnh, vòng tay trước ngực, thưa trình; đối với bạn, luôn luôn quý mến và giúp đỡ nhau…

 

Còn lúc ở nhà, thì Đức Dục dạy các học sinh đối với Cha Mẹ,  anh chị phải “Đi thưa về trình” . Mỗi lần đi ngang trước mặt người lớn phải cúi đầu, khi Cha Mẹ tiếp khách không được ngồi nghe, nếu ngồi xa chỗ khách ngồi, thì không được ngồi quay lưng lại, không được hỏi chuyện với khách của Cha Mẹ mình; khi  ra ngoài đường thấy đám tang phải lập tức dừng chân ngả nón, mũ đứng trong tư thế trang nghiêm, kính cẩn, cúi đầu cho đến khi đám tang đã đi qua. Không bao giờ được phép đứng trước cửa nhà người khác nhìn vào. Không được nói những lời lẽ thô tục, không được vô lễ với bất cứ ai. Khi gặp người lớn, học sinh đều phải lễ phép chào kính. Khi nhặt được của rơi, phải đem trình thầy cô, để thầy cô tìm cách trả lại cho người bị đánh rơi...

 

Ngoài những giờ học, mỗi khi đi ra đường, thấy các cụ già yếu, người tàn tật phải dìu dắt băng qua đường, hay tránh những chỗ khó đi, gặp người bị nạn phải lập tức giúp đỡ… Những học sinh nào thực hành đúng như những điều đã học, sẽ được các thầy cô cho điểm tốt, hoặc ngược lại, sẽ bị ghi điểm xấu. (Điểm tốt được ghi bằng dấu cộng (+), điểm xấu bị ghi bằng dấu trừ (-). Những điểm tốt hoặc xấu này, mỗi Lục Cá Nguyệt sẽ được tính  cứ mười điểm tốt được cộng thêm một (01) điểm trung bình, còn ngược lại, thì mười điểm xấu sẽ bị trừ mất một (01) điểm trung bình.

 

Hàng ngày các cô, các thầy luôn luôn nhắc nhở học sinh: “Có học phải có hành”. Và mỗi học sinh đều được phát cho một Thông Tín Bạ, là một cuốn sổ để ghi điểm của các môn học theo từng Lục Cá Nguyệt. Sau mỗi Lục Cá Nguyệt sẽ được xếp thứ hạng. Và ba học sinh đứng đầu lớp, mỗi người sẽ nhận được một “Bảng Danh Dự”; ngoài những điểm của các môn học, trong Thông Tín Bạ còn có một cột : “Hạnh Kiểm của học sinh”. Ở cột này, các cô thầy sẽ phê vào: “Hạnh kiểm tốt” hay “Hạnh kiểm xấu”. Sau đó, bắt buộc học sinh phải đem Thông Tín Bạ về nhà cho Phụ Huynh  ký vào, rồi đem trình cho các thầy cô biết.

 

     

 

 

 

 

 Chính vì thế, những bài học Đức Dục, là môn học căn bản và cần thiết đối với học sinh ở bậc Tiểu Học, và là hành trang mang theo khi đã trưởng thành, dù đi vào các ngành nghề khác nhau, nhưng họ là những công dân hữu dụng, biết giữ đạo làm người, biết giữ liêm sỉ, lòng tự trọng…

 

Riêng với đời học sinh, cũng như vào một thời trẻ tuổi, người viết vẫn không bao giờ quên được những kỷ niệm của ba tháng Hè. Những dòng “Lưu Bút”, của bạn bè viết cho nhau, và những đôi mắt rưng rưng lệ, những đôi tay quyến luyến chào nhau trước giờ tạm biệt, để về quê với gia đình… Đặc biệt, vào mùa Hè cuối của bậc Trung học, là mùa Hè buồn nhất, vì sau kỳ thi Tú Tài, thì mỗi học sinh sẽ khó có thể gặp lại nhau; bởi có người sẽ đi theo tiếng gọi Non Sông, “xếp bút nghiên” lên đường tòng chinh, để rồi sau đó, họ sẽ dấn thân nơi sa trường, đối mặt với tử sinh trên khắp Bốn Vùng Chiến Thuật; có người sẽ theo học các ngành nghề khác nhau, mà ngày nay, chúng ta có thể tìm lại qua dư âm của những bài hát như: Ngày tạm biệt, Lưu bút ngày xanh, Nỗi buồn hoa phượng, Ba tháng tạ từ, Trường cũ tình xưa…

 

Thời ấy, học sinh không bao giờ dùng những lời thô lỗ, tục tằn với bất cứ ai,  nên không có những chuyện đánh nhau, chửi nhau như hiện nay tại Việt Nam dưới chế độ “XHCN”!

 

Và cũng chính những bài học Đức Dục này, đã rèn luyện cho các nam sinh sau khi trưởng thành, thì đa số, họ là những thanh niên, những  Quân Nhân, Công Chức… gương mẫu, lịch lãm… Còn phái nữ, dẫu học tới đâu chăng nữa, thì gần hết họ đều thùy mỵ, nhã nhặn, dễ thương, không bao giờ buông những lời nói thiếu lịch sự.

 

Về mặt tình cảm, thời ấy, các học sinh nam cũng như nữ, họ không bao giờ dám nói thẳng với nhau những lời yêu đương; nhất là đối với con gái, mà nói đến chữ “yêu”  lại là điều “khó nói” nhất cho đến khi vào các trường Đại học, thì họ mới có những chuyện tình lãng mạn hơn... Mà kể ra cũng thấy vui và nhớ, vì các “đấng mày râu nhí” này, cũng chẳng có gì gọi là “can đảm” đâu. Người viết vẫn còn nhớ, khi các “đấng” mà để ý một cô nào, thì họ chỉ biết viết thư “tỏ tình”, mà cũng chỉ dám viết bóng gió, xa gần, chứ có dám viết thẳng  ra “anh yêu em” bao giờ. Song chưa hết, viết thư rồi, nhưng đa số các “đấng” cũng không dám trao tận tay các nàng, mà phải nhờ qua một bạn gái hay em gái nhỏ (chứ không dám nhờ em gái đã lớn) của nàng, được gọi là “chim xanh”, hoặc lén bỏ vào cặp, vào sách của các nàng. Và cả hai bên, đều nhờ qua cách này, để thư qua thư lại với nhau sau thời gian dài, cho đến một ngày cả hai thấy đủ “can đảm” để giáp mặt nhau, thì mới lén Cha Mẹ mời đi ăn kem, uống nước giải khát; nhưng họ vẫn chưa dám cầm tay nhau đâu; như quý độc giả đã thấy qua những hình ảnh cũ, mỗi lần ngồi ở phía sau xe, thì các cô đều ngồi nghiêng hẳn về một bên, và giữ một khoảng cách, để không va chạm vào lưng của “bạn trai”. Những hình ảnh ấy, là những hình ảnh đẹp nhất, của một thời vang bóng !

 

Trên đây, là một số ít về những kỷ niệm xa xưa. Đó là những thành quả của môn học Đức Dục. Vì chính những bài học Đức Dục đã “uốn” những “cây măng non” từ các lớp Tiểu Học, để sau này sẽ trở thành những cây tre tươi tốt, có thể đứng thẳng giữa đất trời, vượt qua những thử thách, khó gục ngã trước những cơn phong ba, bão tố…

 

Thế nhưng, tiếc thay, vô cùng tiếc, vì sau ngày 30/4/1975, thì môn Đức Dục đã không còn nữa, mà thay vào đó, là những môn học của “xã hội chủ nghĩa”. Và cũng chính những “môn học” này đã nhồi nhét vào đầu óc của những trẻ thơ khi còn ở những lớp mẫu giáo, khi chúng phải làm những bài tính cộng, trừ bằng những “lính Mỹ Ngụy”… Để rồi sau đó, khi bước vào bậc Trung học, thì lại phải học môn “chính trị XHCN”.

  

Kết quả là sau 39 năm, kể từ 30/4/1975; khi đất nước Việt Nam Cộng Hòa đã bị rơi vào tay của đảng Cộng sản Hà Nội, thì như mọi người đã thấy, có những thanh niên thiếu nữ của miền Nam cũng bị “rập khuôn” theo những người đã được nhồi sọ theo “CNXH” từ miền Bắc, vì họ cũng bị học ở nhà trường những “môn học” giống nhau. Nhất là bắt buộc phải “Học và làm theo lời bác Hồ dạy” !

 

Những kết quả đau lòng ấy, là những hình ảnh của các nữ sinh ở lứa tuổi 15- 16-17, học chưa hết chương trình Trung học; nhưng đã dám ngồi “nhậu” chung với cả đám “bạn trai”, rồi say sưa, dẫn đến những chuyện đáng tiếc... Còn ngoài “bàn nhậu” nhiều học sinh đã dùng đến những lời lẽ thô lỗ, tục tằn để chửi nhau, có khi đánh nhau ngay trong sân trường. Thậm chí, có nhiều nữ sinh còn “yêu” những đàn ông đã có vợ con, để rồi trở thành tội phạm giết người, họ còn hạ nhục nhau, hãm hại nhau bằng nhiều cách, kể cả việc giết bạn bè nữa. Nhưng những điều đau lòng ấy, không phải chỉ xảy ra ở các em học sinh, mà ngay cả những ông “thầy giáo” còn tìm cách để hãm hại các em nữ sinh, trong số đó, có cả những nữ sinh ngây thơ chỉ mới 8 - 10 tuổi, lại có “thầy giáo” đã đánh học sinh như đánh “nô lệ”, và ngược lại, cũng có những học sinh chửi mắng, hoặc  đánh cả thầy giáo. Những tệ nạn này, đã biến trường học trở thành “trường đời”, thầy trò đánh nhau như một băng đảng du côn!

 

Nhưng vẫn chưa hết, vì trong mấy năm qua, người viết đã theo dõi, đã tìm hiểu những vụ án cướp của, giết người, kể cả những vụ án hãm hại vợ, giết vợ, đốt vợ, đốt chồng, lại còn có vụ án người cha đã giết chết chính con ruột của mình chỉ trên dưới một tuổi bằng nhiều cách vô cùng man rợ… Và qua những “cáo trạng” của các vụ án đó, đã cho biết, mặc dù những  tội phạm này cư trú tại miền Nam, nhưng gần hết có nguyên gốc từ miền Bắc đã “di cư” vào miền Nam (sau 30/4/1975) và lấy vợ người miền Nam. Như vậy, có phải chăng những thủ phạm này, đã bị ảnh hưởng “dòng máu lạnh di truyền” từ những người trong gia đình vốn xuất thân từ các “trường học”  và các “môn học XHCN”.

 

Nói tóm lại, bởi không được Đức Dục căn bản từ thuở ấu thơ, nên khi lớn lên khó có thể trở thành những con người hữu dụng cho đất nước, mà đưa đến thảm trạng rất đau lòng cho gia đình và cả xã hội.

 

Và dưới đây, là những tóm lược về Nền Giáo Dục của Việt Nam Cộng Hòa:

 

“Ðại Hội Giáo Dục Toàn quốc năm 1958, Việt Nam Cộng Hòa đã xây dựng nền giáo dục độc lập dựa trên 3 nguyên tắc: Nhân Bản-Dân Tộc Khai Phóng.

 

- Nhân Bản: Giáo dục coi con người là cứu cánh, tôn trọng giá trị thiêng liêng của con người.

 

 - Dân Tộc: Giáo dục tôn trọng giá trị của gia đình, quốc gia, phù hợp với truyền thống văn hóa, phong tục, đạo đức Việt Nam.

 

 - Khai Phóng: Giáo dục theo phương pháp khoa học, nội dung khoa học, theo đà tiến bộ của nhân loại và tôn trọng giá trị các quốc gia khác.

 

 Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa có ba cấp như các nước trên thế giới là: Tiểu học, Trung học và Đại học. Tiểu học bắt đầu từ lớp Năm, lớp Tư, lớp Ba, lớp Nhì và lớp Nhất (lớp 1-2-3-4-5). Trẻ em từ 6 tuổi được cha mẹ ghi tên vào lớp, học miễn phí. Tuy Việt Nam Cộng Hòa không có chủ trương cưỡng bách giáo dục, nhưng do phụ huynh có ý thức cao, vì thế, cho nên tất cả trẻ em hầu như đều học qua bậc tiểu học.

 

Chương trình học gồm các môn Việt Văn, Đức Dục, Công Dân, Quốc Sử, Địa Lý, Khoa học thường thức, Toán, Vẽ, Thể dục, nữ công, gia chánh…

 

Giáo dục Tiểu học thời Việt Nam Cộng Hòa phát triển nhanh chóng và vượt trội so với thời Tây, đặc biệt vế số lượng học sinh.

 

Thời Tây 1930, toàn Ðông Dương có 406,669 học trò gồm sơ và tiểu học trong đó có 20% là học trò Lào và Miên.

 

Thời Ðệ I Cộng Hòa, năm học 1960 miền Nam có 1 triệu 214,621 học sinh tiểu học, 112,129 học sinh trung học. Tăng 200% so với niên học 54-55, lúc mới thâu hồi độc lập từ tay Pháp”.

 

Những sách giáo khoa của Việt Nam Cộng Hòa như đã nêu trên, giờ đây không còn nữa, nhưng giới trẻ có thể tìm lại một phần qua những bìa sách đã được các vị đưa lên hệ thống toàn cầu, để hiểu biết về một nền giáo dục, mà Đức Dục là môn học căn bản và cần thiết,  đã bị các “bạo chúa Tần Thủy (Thỉ) Hoàng”  đốt sạch, kể từ sau ngày 30/4/1975!

 

Đốt sách, nhất là những sách công dân giáo dục, là giết chết đi những giá trị căn bản của con người. Vậy, hôm nay, chúng ta, nhất là lớp người trẻ tuổi hãy cùng nhau suy nghĩ và nghiên cứu, tìm ra những kế sách, để có thể nhanh chóng phục hồi nền giáo dục: “Nhân Bản - Dân Tộc -Khai Phóng”  ấy; càng sớm càng tốt, hầu mong cứu vãn được cả một thế hệ trẻ hiện nay, mà luân lý, đạo đức đã hoàn toàn băng hoại!

 

 

Paris, 30/4/2014


Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Quốc Hận lần thứ 39: Những điều trông thấy mà đau đớn lòng !

Ngày ấy, tất cả học sinh từ lớp Tư, lớp Ba (lớp Hai, lớp Ba), đều đã được học Bài Đức Dục - Công Dân Giáo Dục… Riêng những bài Đức Dục, là chính sách của nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa.

Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

 

 

 

 

Như quý độc giả đã biết: Suốt trong thời gian qua, hàng năm, cứ mỗi lần đến  tháng Tư, người viết lại viết về những tang thương và nước mắt kể từ sau ngày 30/4/1975. Nhưng năm nay, người viết lại thấy những điều khác, mà có thể nhiều người cũng thấy không kém phần đau lòng. Đó là, những thảm cảnh của xã hội hiện nay tại Việt Nam. Một xã hội đã hoàn toàn bị  băng hoại. Băng hoại ngay từ căn cội trong gia đình, trường học,  rồi từ đó, đã lan rộng thành một xã hội thiếu vắng đạo đức, thương luân, bại lý !

 

Gia đình và học đường là nơi tôi luyện những trẻ em ngay từ lúc mới bước vào lớp vỡ lòng, cho đến cuối năm lớp nhất của bậc Tiểu học, mà mọi người đã thấy qua một số hình ảnh về chương trình Giáo Dục của Việt Nam Cộng Hòa; nhất là vào thời Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa, dẫu không được đầy đủ.

 

Ngày ấy, tất cả học sinh từ lớp Tư, lớp Ba (lớp Hai, lớp Ba), đều đã được học Bài Đức Dục - Công Dân Giáo Dục… Riêng những bài Đức Dục, là chính sách của nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa. Những bài Đức Dục ấy, đã giáo dục những trẻ thơ, như “uốn” những cây măng, trước khi trở thành những cây tre tươi tốt.

 

Tiên học lễ hậu học văn. Là câu Cách Ngôn luôn luôn được trân trọng để trên cao ngay trước mặt lớp học. Ngoài ra, còn có những câu khác cũng được sơn, hoặc dán hai bên tường của lớp học như:  Kính trên nhường dưới - Kính thầy, quý bạn - Học thầy không tầy học bạn… Đức Dục, là bài học đã rèn luyện cho trẻ em những điều cần phải làm như lúc ở trường, mỗi khi đứng trước cô thầy, các học sinh đều đứng nghiêm chỉnh, vòng tay trước ngực, thưa trình; đối với bạn, luôn luôn quý mến và giúp đỡ nhau…

 

Còn lúc ở nhà, thì Đức Dục dạy các học sinh đối với Cha Mẹ,  anh chị phải “Đi thưa về trình” . Mỗi lần đi ngang trước mặt người lớn phải cúi đầu, khi Cha Mẹ tiếp khách không được ngồi nghe, nếu ngồi xa chỗ khách ngồi, thì không được ngồi quay lưng lại, không được hỏi chuyện với khách của Cha Mẹ mình; khi  ra ngoài đường thấy đám tang phải lập tức dừng chân ngả nón, mũ đứng trong tư thế trang nghiêm, kính cẩn, cúi đầu cho đến khi đám tang đã đi qua. Không bao giờ được phép đứng trước cửa nhà người khác nhìn vào. Không được nói những lời lẽ thô tục, không được vô lễ với bất cứ ai. Khi gặp người lớn, học sinh đều phải lễ phép chào kính. Khi nhặt được của rơi, phải đem trình thầy cô, để thầy cô tìm cách trả lại cho người bị đánh rơi...

 

Ngoài những giờ học, mỗi khi đi ra đường, thấy các cụ già yếu, người tàn tật phải dìu dắt băng qua đường, hay tránh những chỗ khó đi, gặp người bị nạn phải lập tức giúp đỡ… Những học sinh nào thực hành đúng như những điều đã học, sẽ được các thầy cô cho điểm tốt, hoặc ngược lại, sẽ bị ghi điểm xấu. (Điểm tốt được ghi bằng dấu cộng (+), điểm xấu bị ghi bằng dấu trừ (-). Những điểm tốt hoặc xấu này, mỗi Lục Cá Nguyệt sẽ được tính  cứ mười điểm tốt được cộng thêm một (01) điểm trung bình, còn ngược lại, thì mười điểm xấu sẽ bị trừ mất một (01) điểm trung bình.

 

Hàng ngày các cô, các thầy luôn luôn nhắc nhở học sinh: “Có học phải có hành”. Và mỗi học sinh đều được phát cho một Thông Tín Bạ, là một cuốn sổ để ghi điểm của các môn học theo từng Lục Cá Nguyệt. Sau mỗi Lục Cá Nguyệt sẽ được xếp thứ hạng. Và ba học sinh đứng đầu lớp, mỗi người sẽ nhận được một “Bảng Danh Dự”; ngoài những điểm của các môn học, trong Thông Tín Bạ còn có một cột : “Hạnh Kiểm của học sinh”. Ở cột này, các cô thầy sẽ phê vào: “Hạnh kiểm tốt” hay “Hạnh kiểm xấu”. Sau đó, bắt buộc học sinh phải đem Thông Tín Bạ về nhà cho Phụ Huynh  ký vào, rồi đem trình cho các thầy cô biết.

 

     

 

 

 

 

 Chính vì thế, những bài học Đức Dục, là môn học căn bản và cần thiết đối với học sinh ở bậc Tiểu Học, và là hành trang mang theo khi đã trưởng thành, dù đi vào các ngành nghề khác nhau, nhưng họ là những công dân hữu dụng, biết giữ đạo làm người, biết giữ liêm sỉ, lòng tự trọng…

 

Riêng với đời học sinh, cũng như vào một thời trẻ tuổi, người viết vẫn không bao giờ quên được những kỷ niệm của ba tháng Hè. Những dòng “Lưu Bút”, của bạn bè viết cho nhau, và những đôi mắt rưng rưng lệ, những đôi tay quyến luyến chào nhau trước giờ tạm biệt, để về quê với gia đình… Đặc biệt, vào mùa Hè cuối của bậc Trung học, là mùa Hè buồn nhất, vì sau kỳ thi Tú Tài, thì mỗi học sinh sẽ khó có thể gặp lại nhau; bởi có người sẽ đi theo tiếng gọi Non Sông, “xếp bút nghiên” lên đường tòng chinh, để rồi sau đó, họ sẽ dấn thân nơi sa trường, đối mặt với tử sinh trên khắp Bốn Vùng Chiến Thuật; có người sẽ theo học các ngành nghề khác nhau, mà ngày nay, chúng ta có thể tìm lại qua dư âm của những bài hát như: Ngày tạm biệt, Lưu bút ngày xanh, Nỗi buồn hoa phượng, Ba tháng tạ từ, Trường cũ tình xưa…

 

Thời ấy, học sinh không bao giờ dùng những lời thô lỗ, tục tằn với bất cứ ai,  nên không có những chuyện đánh nhau, chửi nhau như hiện nay tại Việt Nam dưới chế độ “XHCN”!

 

Và cũng chính những bài học Đức Dục này, đã rèn luyện cho các nam sinh sau khi trưởng thành, thì đa số, họ là những thanh niên, những  Quân Nhân, Công Chức… gương mẫu, lịch lãm… Còn phái nữ, dẫu học tới đâu chăng nữa, thì gần hết họ đều thùy mỵ, nhã nhặn, dễ thương, không bao giờ buông những lời nói thiếu lịch sự.

 

Về mặt tình cảm, thời ấy, các học sinh nam cũng như nữ, họ không bao giờ dám nói thẳng với nhau những lời yêu đương; nhất là đối với con gái, mà nói đến chữ “yêu”  lại là điều “khó nói” nhất cho đến khi vào các trường Đại học, thì họ mới có những chuyện tình lãng mạn hơn... Mà kể ra cũng thấy vui và nhớ, vì các “đấng mày râu nhí” này, cũng chẳng có gì gọi là “can đảm” đâu. Người viết vẫn còn nhớ, khi các “đấng” mà để ý một cô nào, thì họ chỉ biết viết thư “tỏ tình”, mà cũng chỉ dám viết bóng gió, xa gần, chứ có dám viết thẳng  ra “anh yêu em” bao giờ. Song chưa hết, viết thư rồi, nhưng đa số các “đấng” cũng không dám trao tận tay các nàng, mà phải nhờ qua một bạn gái hay em gái nhỏ (chứ không dám nhờ em gái đã lớn) của nàng, được gọi là “chim xanh”, hoặc lén bỏ vào cặp, vào sách của các nàng. Và cả hai bên, đều nhờ qua cách này, để thư qua thư lại với nhau sau thời gian dài, cho đến một ngày cả hai thấy đủ “can đảm” để giáp mặt nhau, thì mới lén Cha Mẹ mời đi ăn kem, uống nước giải khát; nhưng họ vẫn chưa dám cầm tay nhau đâu; như quý độc giả đã thấy qua những hình ảnh cũ, mỗi lần ngồi ở phía sau xe, thì các cô đều ngồi nghiêng hẳn về một bên, và giữ một khoảng cách, để không va chạm vào lưng của “bạn trai”. Những hình ảnh ấy, là những hình ảnh đẹp nhất, của một thời vang bóng !

 

Trên đây, là một số ít về những kỷ niệm xa xưa. Đó là những thành quả của môn học Đức Dục. Vì chính những bài học Đức Dục đã “uốn” những “cây măng non” từ các lớp Tiểu Học, để sau này sẽ trở thành những cây tre tươi tốt, có thể đứng thẳng giữa đất trời, vượt qua những thử thách, khó gục ngã trước những cơn phong ba, bão tố…

 

Thế nhưng, tiếc thay, vô cùng tiếc, vì sau ngày 30/4/1975, thì môn Đức Dục đã không còn nữa, mà thay vào đó, là những môn học của “xã hội chủ nghĩa”. Và cũng chính những “môn học” này đã nhồi nhét vào đầu óc của những trẻ thơ khi còn ở những lớp mẫu giáo, khi chúng phải làm những bài tính cộng, trừ bằng những “lính Mỹ Ngụy”… Để rồi sau đó, khi bước vào bậc Trung học, thì lại phải học môn “chính trị XHCN”.

  

Kết quả là sau 39 năm, kể từ 30/4/1975; khi đất nước Việt Nam Cộng Hòa đã bị rơi vào tay của đảng Cộng sản Hà Nội, thì như mọi người đã thấy, có những thanh niên thiếu nữ của miền Nam cũng bị “rập khuôn” theo những người đã được nhồi sọ theo “CNXH” từ miền Bắc, vì họ cũng bị học ở nhà trường những “môn học” giống nhau. Nhất là bắt buộc phải “Học và làm theo lời bác Hồ dạy” !

 

Những kết quả đau lòng ấy, là những hình ảnh của các nữ sinh ở lứa tuổi 15- 16-17, học chưa hết chương trình Trung học; nhưng đã dám ngồi “nhậu” chung với cả đám “bạn trai”, rồi say sưa, dẫn đến những chuyện đáng tiếc... Còn ngoài “bàn nhậu” nhiều học sinh đã dùng đến những lời lẽ thô lỗ, tục tằn để chửi nhau, có khi đánh nhau ngay trong sân trường. Thậm chí, có nhiều nữ sinh còn “yêu” những đàn ông đã có vợ con, để rồi trở thành tội phạm giết người, họ còn hạ nhục nhau, hãm hại nhau bằng nhiều cách, kể cả việc giết bạn bè nữa. Nhưng những điều đau lòng ấy, không phải chỉ xảy ra ở các em học sinh, mà ngay cả những ông “thầy giáo” còn tìm cách để hãm hại các em nữ sinh, trong số đó, có cả những nữ sinh ngây thơ chỉ mới 8 - 10 tuổi, lại có “thầy giáo” đã đánh học sinh như đánh “nô lệ”, và ngược lại, cũng có những học sinh chửi mắng, hoặc  đánh cả thầy giáo. Những tệ nạn này, đã biến trường học trở thành “trường đời”, thầy trò đánh nhau như một băng đảng du côn!

 

Nhưng vẫn chưa hết, vì trong mấy năm qua, người viết đã theo dõi, đã tìm hiểu những vụ án cướp của, giết người, kể cả những vụ án hãm hại vợ, giết vợ, đốt vợ, đốt chồng, lại còn có vụ án người cha đã giết chết chính con ruột của mình chỉ trên dưới một tuổi bằng nhiều cách vô cùng man rợ… Và qua những “cáo trạng” của các vụ án đó, đã cho biết, mặc dù những  tội phạm này cư trú tại miền Nam, nhưng gần hết có nguyên gốc từ miền Bắc đã “di cư” vào miền Nam (sau 30/4/1975) và lấy vợ người miền Nam. Như vậy, có phải chăng những thủ phạm này, đã bị ảnh hưởng “dòng máu lạnh di truyền” từ những người trong gia đình vốn xuất thân từ các “trường học”  và các “môn học XHCN”.

 

Nói tóm lại, bởi không được Đức Dục căn bản từ thuở ấu thơ, nên khi lớn lên khó có thể trở thành những con người hữu dụng cho đất nước, mà đưa đến thảm trạng rất đau lòng cho gia đình và cả xã hội.

 

Và dưới đây, là những tóm lược về Nền Giáo Dục của Việt Nam Cộng Hòa:

 

“Ðại Hội Giáo Dục Toàn quốc năm 1958, Việt Nam Cộng Hòa đã xây dựng nền giáo dục độc lập dựa trên 3 nguyên tắc: Nhân Bản-Dân Tộc Khai Phóng.

 

- Nhân Bản: Giáo dục coi con người là cứu cánh, tôn trọng giá trị thiêng liêng của con người.

 

 - Dân Tộc: Giáo dục tôn trọng giá trị của gia đình, quốc gia, phù hợp với truyền thống văn hóa, phong tục, đạo đức Việt Nam.

 

 - Khai Phóng: Giáo dục theo phương pháp khoa học, nội dung khoa học, theo đà tiến bộ của nhân loại và tôn trọng giá trị các quốc gia khác.

 

 Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa có ba cấp như các nước trên thế giới là: Tiểu học, Trung học và Đại học. Tiểu học bắt đầu từ lớp Năm, lớp Tư, lớp Ba, lớp Nhì và lớp Nhất (lớp 1-2-3-4-5). Trẻ em từ 6 tuổi được cha mẹ ghi tên vào lớp, học miễn phí. Tuy Việt Nam Cộng Hòa không có chủ trương cưỡng bách giáo dục, nhưng do phụ huynh có ý thức cao, vì thế, cho nên tất cả trẻ em hầu như đều học qua bậc tiểu học.

 

Chương trình học gồm các môn Việt Văn, Đức Dục, Công Dân, Quốc Sử, Địa Lý, Khoa học thường thức, Toán, Vẽ, Thể dục, nữ công, gia chánh…

 

Giáo dục Tiểu học thời Việt Nam Cộng Hòa phát triển nhanh chóng và vượt trội so với thời Tây, đặc biệt vế số lượng học sinh.

 

Thời Tây 1930, toàn Ðông Dương có 406,669 học trò gồm sơ và tiểu học trong đó có 20% là học trò Lào và Miên.

 

Thời Ðệ I Cộng Hòa, năm học 1960 miền Nam có 1 triệu 214,621 học sinh tiểu học, 112,129 học sinh trung học. Tăng 200% so với niên học 54-55, lúc mới thâu hồi độc lập từ tay Pháp”.

 

Những sách giáo khoa của Việt Nam Cộng Hòa như đã nêu trên, giờ đây không còn nữa, nhưng giới trẻ có thể tìm lại một phần qua những bìa sách đã được các vị đưa lên hệ thống toàn cầu, để hiểu biết về một nền giáo dục, mà Đức Dục là môn học căn bản và cần thiết,  đã bị các “bạo chúa Tần Thủy (Thỉ) Hoàng”  đốt sạch, kể từ sau ngày 30/4/1975!

 

Đốt sách, nhất là những sách công dân giáo dục, là giết chết đi những giá trị căn bản của con người. Vậy, hôm nay, chúng ta, nhất là lớp người trẻ tuổi hãy cùng nhau suy nghĩ và nghiên cứu, tìm ra những kế sách, để có thể nhanh chóng phục hồi nền giáo dục: “Nhân Bản - Dân Tộc -Khai Phóng”  ấy; càng sớm càng tốt, hầu mong cứu vãn được cả một thế hệ trẻ hiện nay, mà luân lý, đạo đức đã hoàn toàn băng hoại!

 

 

Paris, 30/4/2014


Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm