Kinh Đời
Quyền của phụ nữ Việt
Chuyện đôi lứa nổi tiếng thế giới Angelina Jolie và Brad Pitt đã kết thúc sau khi Jolie ký giấy ly hôn, chấm dứt cuộc tình đẹp Brangelina khiến hàng triệu người hâm mộ phải tiếc nuối. Nhưng tôi không bàn nhiều về chuyện tình của họ cũng như lý do tại sao chuyện tình tưởng đẹp như cổ tích cuối cùng lại tan vỡ. Điều tôi để tâm là Jolie, cũng như phần lớn những người vợ Mỹ, luôn sẵn sàng tự đặt dấu chấm hết cho cuộc hôn nhân của mình. Đáng chú ý hơn, Jolie cũng tuyên bố với báo chí rằng cô không cần bất cứ sự hỗ trợ tài chính nào từ Brad Pitt và vẫn cho anh được quyền thăm con. Họ có 6 đứa con kể từ khi bắt đầu mối quan hệ chính thức.
Hôn nhân ở bất cứ đâu cũng luôn luôn là một vấn đề phức tạp, bởi nó không chỉ là câu chuyện cá nhân. Nó là những hoạt động tương tác giữa 2 người, thậm chí nhiều hơn 2 khi gia đình có con cái. Ở xã hội Việt, hôn nhân còn là chuyện của gia đình và họ hàng 2 bên. Người phụ nữ Việt nói chung, kể cả khi còn độc thân hay khi đã kết hôn, đều bị áp đặt và soi xét một cách hết sức phi lý. Brad và Angelina là những người nổi tiếng, cuộc sống của họ được nhiều người theo dõi, nên tôi tạm lấy họ ra làm ví dụ khá tiêu biểu trong lối sống tình cảm của người Mỹ. Hầu hết những đôi lứa ở đất nước này hoàn toàn có thể chọn sinh sống với nhau, có con với nhau trước khi có quyết định kết hôn chính thức. Brangelina dù đã sống bên nhau khoảng 12 năm, nhưng mới cưới nhau được 2 năm. Ở Việt Nam, khoảng thời gian sống với nhau được gọi là “sống thử.” Và lối sống này cho đến nay vẫn bị khinh thường và lên án. Đặc biệt nếu người phụ nữ công khai chuyện “sống thử” của mình trong xã hội thì bị coi là hư hỏng. Trong khi xã hội vẫn luôn áp đặt chuyện kết hôn là chuyện của một đời người, phụ nữ Việt cũng không thể toàn quyền chọn lựa bạn đời theo cách của mình.
Luật lệ về việc kết hôn ở Mỹ rất chặt chẽ. Khi công dân chọn lựa ký giấy kết hôn, không chỉ là một tờ giấy báo tin vui hay hợp đồng sở hữu tình cảm… mà là sự chia sẻ sòng phẳng về tài chính gia đình, con cái, tài sản cá nhân cũng như tài sản chung… Vi phạm những luật lệ về hôn nhân là sẵn sàng chịu tổn thất không chỉ riêng về mặt tình cảm. Chưa kể, sau khi ly hôn, các điều khoản luôn có xu hướng bảo vệ người phụ nữ. Đàn ông ly dị ở các nước phát triển rất khổ sở vì phải chịu trách nhiệm tài chính chăm sóc vợ con trong khi không được sống với con. Chưa kể có những trường hợp người vợ cũ dùng số tiền đó để tiêu xài cá nhân thay vì dành dụm cho đứa con chung. Vì vậy, cái khái niệm “5 thê 7 thiếp” hay bồ nhí chưa bao giờ là một chọn lựa hàng đầu của cánh đàn ông nếu họ sống trong một xã hội phát triển.
Nếu nói về quyền, dưới hệ thống luật pháp chính thống, người phụ nữ có quyền được ly dị, được chia đôi tài sản chung, được nuôi con… và quyền được tôn trọng cuộc sống cá nhân - thực tế, là quyền con người. Khi Angelina đệ đơn ly hôn, rất nhiều người hâm mộ Việt đã chia sẻ nỗi buồn, nỗi thương tiếc cho cuộc tình đẹp của họ, và thương cảm cho Angelina khi giờ đây cô phải sống một mình, nuôi 6 đứa con, những đứa con của họ bơ vơ không bố mẹ… Chúng ta đang áp đặt lối nghĩ thuần phương Đông lên một người phụ nữ phương Tây và cho rằng họ khổ sở, việc ký lên đơn ly dị là một hành động tận cùng hết đường cứu chữa mối quan hệ “thất bại” này. Nhưng không, khi họ cảm thấy những gì mà họ nhận được trong hôn nhân không bằng được cái quyền sau khi ly dị, thì họ sẽ ký. Đơn giản vậy thôi. Rõ ràng người phụ nữ đầy danh tiếng và cũng đầy quyền lực này chẳng bận tâm gì về một hình ảnh xấu xí và méo mó khi chính đương sự là người vứt bỏ cuộc tình 12 năm.
Việc người phụ nữ Việt chịu đựng để giữ hòa khí cho cuộc hôn nhân gia đình là quá quen thuộc. Không ít những đứa trẻ Việt phải chứng kiến cảnh cha mẹ chúng cãi nhau, đánh nhau suốt cả tuổi thơ và sau này bị ảnh hưởng nghiêm trọng đối với cuộc đời chúng bởi hình ảnh đó đã trực tiếp hình thành cách hành xử, suy nghĩ, lối sống của đứa trẻ. Không có một hòa khí thực sự nào bên trong “mái ấm” giả dối đó. Tôi có một người bạn rất thân, gia đình bạn ly hôn, mẹ bạn kể khoảnh khắc mà bà nhận ra mình phải từ bỏ người đàn ông kia là khi con mình sẵn sàng cầm con dao mà chém bố. Nó kinh hoàng hơn việc bà phải đối mặt với xã hội ra sao, hơn việc bà phải bắt đầu cuộc sống độc thân của mình như thế nào. Và sau đó, bà luôn chỉnh nắn, dạy dỗ con mình về những hận thù mà chính cô và chồng cũ của mình đã gây nên bởi sự níu kéo mù quáng.
Đó là một câu chuyện có thật. Nếu xã hội với hệ thống luật chẳng thể bảo vệ được người phụ nữ, thì họ vẫn có quyền cơ bản như biết bao người khác, quyền được tôn trọng và mưu cầu hạnh phúc. Và ly hôn hoàn toàn là một hành động không chỉ đem lại hạnh phúc cho bản thân người phụ nữ, mà còn cho cả con cái mình, để nếu con thiếu đi người cha, vẫn có thể hưởng một tuổi thơ bình yên, một sự trưởng thành lành mạnh. Hãy tự cho mình một cái quyền, để bảo vệ chính cuộc đời của bản thân và con cái chúng ta.
* Blog 'Trong lòng Hà Nội' của Hoàng Giang là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Hoàng Giang
Hoàng Giang sinh ra và lớn lên tại thủ đô Hà Nội, từng đi du học ngành truyền thông tại Mỹ, là cây bút tự do cho nhiều tờ báo dành cho giới trẻ trong và ngoài nước. 'Trong lòng Hà Nội' là suy nghĩ về những đổi thay của đất nước trong giai đoạn chuyển tiếp dưới góc nhìn khách quan và mới mẻ.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Quyền của phụ nữ Việt
Chuyện đôi lứa nổi tiếng thế giới Angelina Jolie và Brad Pitt đã kết thúc sau khi Jolie ký giấy ly hôn, chấm dứt cuộc tình đẹp Brangelina khiến hàng triệu người hâm mộ phải tiếc nuối. Nhưng tôi không bàn nhiều về chuyện tình của họ cũng như lý do tại sao chuyện tình tưởng đẹp như cổ tích cuối cùng lại tan vỡ. Điều tôi để tâm là Jolie, cũng như phần lớn những người vợ Mỹ, luôn sẵn sàng tự đặt dấu chấm hết cho cuộc hôn nhân của mình. Đáng chú ý hơn, Jolie cũng tuyên bố với báo chí rằng cô không cần bất cứ sự hỗ trợ tài chính nào từ Brad Pitt và vẫn cho anh được quyền thăm con. Họ có 6 đứa con kể từ khi bắt đầu mối quan hệ chính thức.
Hôn nhân ở bất cứ đâu cũng luôn luôn là một vấn đề phức tạp, bởi nó không chỉ là câu chuyện cá nhân. Nó là những hoạt động tương tác giữa 2 người, thậm chí nhiều hơn 2 khi gia đình có con cái. Ở xã hội Việt, hôn nhân còn là chuyện của gia đình và họ hàng 2 bên. Người phụ nữ Việt nói chung, kể cả khi còn độc thân hay khi đã kết hôn, đều bị áp đặt và soi xét một cách hết sức phi lý. Brad và Angelina là những người nổi tiếng, cuộc sống của họ được nhiều người theo dõi, nên tôi tạm lấy họ ra làm ví dụ khá tiêu biểu trong lối sống tình cảm của người Mỹ. Hầu hết những đôi lứa ở đất nước này hoàn toàn có thể chọn sinh sống với nhau, có con với nhau trước khi có quyết định kết hôn chính thức. Brangelina dù đã sống bên nhau khoảng 12 năm, nhưng mới cưới nhau được 2 năm. Ở Việt Nam, khoảng thời gian sống với nhau được gọi là “sống thử.” Và lối sống này cho đến nay vẫn bị khinh thường và lên án. Đặc biệt nếu người phụ nữ công khai chuyện “sống thử” của mình trong xã hội thì bị coi là hư hỏng. Trong khi xã hội vẫn luôn áp đặt chuyện kết hôn là chuyện của một đời người, phụ nữ Việt cũng không thể toàn quyền chọn lựa bạn đời theo cách của mình.
Luật lệ về việc kết hôn ở Mỹ rất chặt chẽ. Khi công dân chọn lựa ký giấy kết hôn, không chỉ là một tờ giấy báo tin vui hay hợp đồng sở hữu tình cảm… mà là sự chia sẻ sòng phẳng về tài chính gia đình, con cái, tài sản cá nhân cũng như tài sản chung… Vi phạm những luật lệ về hôn nhân là sẵn sàng chịu tổn thất không chỉ riêng về mặt tình cảm. Chưa kể, sau khi ly hôn, các điều khoản luôn có xu hướng bảo vệ người phụ nữ. Đàn ông ly dị ở các nước phát triển rất khổ sở vì phải chịu trách nhiệm tài chính chăm sóc vợ con trong khi không được sống với con. Chưa kể có những trường hợp người vợ cũ dùng số tiền đó để tiêu xài cá nhân thay vì dành dụm cho đứa con chung. Vì vậy, cái khái niệm “5 thê 7 thiếp” hay bồ nhí chưa bao giờ là một chọn lựa hàng đầu của cánh đàn ông nếu họ sống trong một xã hội phát triển.
Nếu nói về quyền, dưới hệ thống luật pháp chính thống, người phụ nữ có quyền được ly dị, được chia đôi tài sản chung, được nuôi con… và quyền được tôn trọng cuộc sống cá nhân - thực tế, là quyền con người. Khi Angelina đệ đơn ly hôn, rất nhiều người hâm mộ Việt đã chia sẻ nỗi buồn, nỗi thương tiếc cho cuộc tình đẹp của họ, và thương cảm cho Angelina khi giờ đây cô phải sống một mình, nuôi 6 đứa con, những đứa con của họ bơ vơ không bố mẹ… Chúng ta đang áp đặt lối nghĩ thuần phương Đông lên một người phụ nữ phương Tây và cho rằng họ khổ sở, việc ký lên đơn ly dị là một hành động tận cùng hết đường cứu chữa mối quan hệ “thất bại” này. Nhưng không, khi họ cảm thấy những gì mà họ nhận được trong hôn nhân không bằng được cái quyền sau khi ly dị, thì họ sẽ ký. Đơn giản vậy thôi. Rõ ràng người phụ nữ đầy danh tiếng và cũng đầy quyền lực này chẳng bận tâm gì về một hình ảnh xấu xí và méo mó khi chính đương sự là người vứt bỏ cuộc tình 12 năm.
Việc người phụ nữ Việt chịu đựng để giữ hòa khí cho cuộc hôn nhân gia đình là quá quen thuộc. Không ít những đứa trẻ Việt phải chứng kiến cảnh cha mẹ chúng cãi nhau, đánh nhau suốt cả tuổi thơ và sau này bị ảnh hưởng nghiêm trọng đối với cuộc đời chúng bởi hình ảnh đó đã trực tiếp hình thành cách hành xử, suy nghĩ, lối sống của đứa trẻ. Không có một hòa khí thực sự nào bên trong “mái ấm” giả dối đó. Tôi có một người bạn rất thân, gia đình bạn ly hôn, mẹ bạn kể khoảnh khắc mà bà nhận ra mình phải từ bỏ người đàn ông kia là khi con mình sẵn sàng cầm con dao mà chém bố. Nó kinh hoàng hơn việc bà phải đối mặt với xã hội ra sao, hơn việc bà phải bắt đầu cuộc sống độc thân của mình như thế nào. Và sau đó, bà luôn chỉnh nắn, dạy dỗ con mình về những hận thù mà chính cô và chồng cũ của mình đã gây nên bởi sự níu kéo mù quáng.
Đó là một câu chuyện có thật. Nếu xã hội với hệ thống luật chẳng thể bảo vệ được người phụ nữ, thì họ vẫn có quyền cơ bản như biết bao người khác, quyền được tôn trọng và mưu cầu hạnh phúc. Và ly hôn hoàn toàn là một hành động không chỉ đem lại hạnh phúc cho bản thân người phụ nữ, mà còn cho cả con cái mình, để nếu con thiếu đi người cha, vẫn có thể hưởng một tuổi thơ bình yên, một sự trưởng thành lành mạnh. Hãy tự cho mình một cái quyền, để bảo vệ chính cuộc đời của bản thân và con cái chúng ta.
* Blog 'Trong lòng Hà Nội' của Hoàng Giang là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Hoàng Giang
Hoàng Giang sinh ra và lớn lên tại thủ đô Hà Nội, từng đi du học ngành truyền thông tại Mỹ, là cây bút tự do cho nhiều tờ báo dành cho giới trẻ trong và ngoài nước. 'Trong lòng Hà Nội' là suy nghĩ về những đổi thay của đất nước trong giai đoạn chuyển tiếp dưới góc nhìn khách quan và mới mẻ.