Đoạn Đường Chiến Binh
RA ĐI… Về Phía Mặt trời Lặn - Yên Sơn
Không ai không biết là tình thế càng lúc càng xấu đi; địch quân đã tiến về sát vòng đai Saigon. Thời gian vài tuần trở lại đã có một số anh em xầm xì chuyện di tản chiến thuật… nào là tử thủ Vùng IV, nào là Côn Sơn,
Cứ mỗi lần ngồi vào máy tính muốn viết lại vài mẩu chuyện đời lính của mình là một lần cho trí nhớ chạy lang bang, chạy tung tăng trên những chiến trường khắp vòm trời Miền Nam Nước Việt. Những ngày tháng xa xưa đó như một cuộn phim hấp dẫn, rất dài, quay rất chậm rãi… khiến đầu óc lụ mụ với bao nỗi nhớ niềm thương. Đôi khi nước mắt trào dâng khi tưởng tượng những khuôn mặt bạn bè thân thương đã nằm xuống, đã ra đi với bao nỗi ngậm ngùi.
Hơn 38 năm qua mà tâm hồn tôi vẫn cứ vật vờ, vất vưởng như thế. Thời quân ngủ của tôi chẳng thấm thía gì so với 38 năm thăng trầm xa xứ; thế nhưng nó cứ sống thênh thang, sống bền bĩ và gặm nhấm hồn tôi ở trong buổi xế chiều. Vâng, chưa tròn 7 năm quân ngũ, đúng một phần ba chiều dài của cuộc chiến tranh tự vệ của quân dân Miền Nam… nhưng thương quá là thương!
Không ai không biết là tình thế càng lúc càng xấu đi; địch quân đã tiến về sát vòng đai Saigon. Thời gian vài tuần trở lại đã có một số anh em xầm xì chuyện di tản chiến thuật… nào là tử thủ Vùng IV, nào là Côn Sơn, nào là Phú Quốc, nào là Thái Lan, Bangkok… làm tôi bật cười! Vâng, chỉ xầm xì như chuyện bình thường rồi việc ai người đó lo, hồn ai người ấy giữ trong khi đó các cấp chỉ huy hoàn toàn không nói gì đến tình thế hiện tại. Họ vẫn tỉnh bơ điều động công việc bình thường như mọi ngày. Mọi người vẫn đi bay, vẫn cấm trại, vẫn điếu đóm với an ninh phi trường để chạy ra chạy vào giữa cảnh Saigon xôn xao, lo lắng chiến tranh tràn về thành phố.
Trưa 27 tháng 4 năm 1975, tôi còn ngồi ăn ở quán Huế (bán toàn đồ ăn xứ Huế) nằm trên đường Phan Thanh Giản. Quán này của gia đình Thu Dung, một cô bạn cùng hát hò trong Ca Đoàn Hương Xưa mà tôi có cảm tình đặc biệt. Nhân lúc Thu Dung tới ngồi chơi với tôi một lúc, tôi thật sự chỉ nói đùa với Thu Dung nhưng lại với giọng điệu nghiêm chỉnh, “tình hình đen tối quá, em có muốn đi tỵ nạn với anh không?” “Em là chị cả trong gia đình làm sao em có thể ra đi một mình được?” Và đó là câu nói đùa cuối cùng của tôi còn tồn đọng trong tâm tư từ ấy đến nay. Nếu tôi thật sự có ý định ra đi, chắc chắn Thu Dung không phải là ưu tiên đầu tiên mà là người vợ sắp cưới đang ở không xa dưới phố. Dù vậy, tôi cũng ghé đón chú em thứ Tám đang trọ học ngoài phố vào cư xá SQ độc thân ở cổng Phi Long, vì nghĩ rằng có hai anh em ở Saigon nên sống chết cần có nhau vì chúng tôi đã mất liên lạc với đại gia đình từ trước khi đi biệt phái Đà Nẵng và rồi theo Biệt Đội xính vính rời khỏi vùng hỏa tuyến địa đầu trưa ngày 27 tháng 3, năm 1975 để về lại Saigon.
Trưa 28/4, được tin từ một người thân quen ngoài phố, chú em trai thứ Bảy của tôi ở Bình Tuy chạy về tới Saigon bằng đường biển. Tôi vô cùng vui mừng, cấp tốc chạy ra đưa chú vào trại nhờ sự quen biết với an ninh và phòng thủ phi trường. (Tôi quen biết với họ qua Học Viện Võ Thuật Thần Phong, hoặc qua những lần tranh giải bóng chuyền hàng năm giữa các đội tuyển Không Quân, mà đội tuyển KD53CT bao giờ cũng giành chiến thắng sau cùng vào những năm cuối cùng của KQVNCH.) Trong khi đó, Đặng Phước bạn chí thân bay trực thăng ở Đà Nẵng di tản về Saigon ở tạm với tôi vài tuần lễ để đợi lệnh đi Cần Thơ, lại hộc tốc chạy ra phố chiều hôm trước để tìm kiếm vợ khi nghe tin nàng ở Đà Lạt chạy về (cái quyết định này được trả giá cho nhiều năm tù đày, vài lần vượt trại, chục lần vượt biển cho tới hơn 10 năm sau mới chạy thoát được thiên đường mù Cộng sản, hội ngộ với tôi ở bến bờ tự do)! Sau khi ăn trưa với hai chú em, mua ít đồ đạt cần dùng ở khu gia binh, đưa hai chú về phòng dặn dò “chỉ ở yên trong phòng dù bất cứ biến cố gì”. Tôi tất tả vào phi đoàn điểm danh và ứng trực để chờ phi vụ hành quân.
Đêm 28 tháng 4, năm 1975. Tôi vẫn bình thản nhận phi vụ hành quân như mọi lần. Tôi được cắt bay phi vụ Tinh Long 2 từ 8g tối đến 10g đêm. Tôi nhớ như in cảm giác hồi hộp tột độ đêm hôm đó. Mỗi lần nhớ đến lại rùng mình. Cất cánh bay về hướng Lộc Ninh nhưng vừa qua Thủ Dầu Một không bao lâu, chúng tôi đã nằm trên vùng trách nhiệm. Điều đó có nghĩa là chiến trường không còn xa thành phố bao nhiêu. Tôi nói “bình thản” vì không có chọn lựa nào khác và không tin Saigon có thể thất thủ nhanh chóng hơn Nam Vang được. Với đầu óc vô tư của tôi lúc đó, tôi vững tin vào tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân đội Miền Nam sau hơn 7 năm dài làm lính. Những chiến công hiển hách, lẫy lừng của quân đội Miền Nam, ngoài sức tưởng tượng của thế giới tự do cũng như cộng sản qua hai trận đánh long trời lỡ đất trong dịp Tết Mậu Thân và Mùa Hè Đỏ Lửa, cho tôi niềm kiêu hãnh và tin tưởng.
Chúng tôi bay ở cao độ 10 ngàn bộ trên đường tới vùng trách nhiệm. Vừa tới “đầu ngỏ”, địch quân đã dàn chào chúng tôi bằng đủ loại phòng không, thắp sáng rực trời như màn pháo bông ở lúc cuối cùng của cuộc lễ mừng Độc Lập ở Hoa Kỳ mỗi năm. Hai mươi con mắt mở banh để canh chừng “đóm lửa xanh SA7”. Dưới mặt đất từng đoàn xe vận tải đủ loại của địch quân, nối dài vô tận, mở đèn sáng choang một cách tự tin, nối đuôi nhau chạy về hướng Saigon. Có vài lần anh Trưởng Phi Cơ hỏi ý kiến anh em có chuẩn bị tinh thần để xung trận hay không. Dường như không có một ai trong 9 người còn lại trên tàu có chút ngần ngại nào khi trả lời YES! Ai cũng đang căng thẳng, hồi hộp tột bực nhưng cái chết dù có lởn vởn trong đầu mọi người mà không còn có sự chọn lựa nào khác là khai hỏa.
Tuy nhiên, cứ mỗi lần nhào xuống nhập trận là phòng không cứ như đan lưới, sáng rực trời lại phải vã mồ hôi bay lên cao khỏi tầm phòng không. Phải rất dè dặt sử dụng trái sáng MK24 chống SA7 nhưng cũng đã bắn ra hơn chục lần! Ôi! Không có nỗi khó chịu, hồi hộp nào bằng khi lâm trận mình chưa bắn được viên nào còn địch quân cứ bắn xối xả như mưa! Kinh nghiệm bao nhiêu lần đánh trận, chỉ khi nào mình khai hỏa thì lúc đó mới hết hồi hộp. Nhưng cả 2 tiếng đồng hồ trên vùng, 4 khẩu đại bác minigun 6 nòng và 2 con gà cồ đại pháo 20 ly 6 nòng hôm nay hoàn toàn im tiếng. Chúng tôi không có lấy một cơ hội để khai hỏa vì không thể bay lọt qua được màn lưới phòng không. Ai cũng hiểu đạn minigun không ăn nhằm gì ở cao độ quá 5 ngàn bộ và đại pháo cũng chẳng ăn nhập gì nếu trên 6 ngàn bộ. Tự nhiên tôi có cái mơ ước lạ lùng “Phải chi mình có đầy đủ đạn dược thì cũng bắn xả láng hù dọa địch quân và để cho mọi người bớt hồi hộp”. Chúng tôi rời vùng trong nỗi uất hận sau khi bàn giao vùng trách nhiệm cho Tinh Long 3.
Sau khi hoàn tất nhiệm vụ tôi hối hả chạy về cư xá. Chỉ hơn vài tiếng sau, đạn pháo kích của địch quân bắt đầu ầm vang khắp căn cứ. Vừa tờ mờ sáng, tôi ra khỏi phòng để quan sát chung quanh. Đối diện cư xá là trại huấn luyện binh sĩ KQ; thường ngày ra vào nhộn nhịp giờ đã vắng lặng khác thường. Tôi đảo qua một vòng thu nhặt những súng ống, đạn dược vất bừa bãi đem về phòng với ý nghĩ thừa sức cho ba anh em chiến đấu tới cùng. Xong tôi lấy xe chạy lên khu gia binh, đến ngay tiệm tạp hóa của Tr/S Ngọn (một nhân viên phi hành vừa bay tối qua với tôi) mua thêm nhiều gạo và nước mắm. Mặc dù dọc đường thấy người người ngược xuôi xuôi ngược, tiếng pháo kích ầm vang đây đó nhưng tôi vẫn không hề nghĩ tới là phải tìm phương tiện ra đi. Về tới nơi thấy hai chú em lo lắng hỏi tôi tính sao? Tôi thản nhiên nói rằng “anh em mình có đủ thực phẩm và súng đạn để tử chiến”. Hai chú nhỏ lần đầu tiên trong đời được rờ tới súng đạn nên có vẻ an tâm.
Bỗng nhiên tôi chợt nghĩ tới bạn bè các phòng bên cạnh, tôi đi gõ cửa từng phòng nhưng hoàn toàn vắng tanh. Trước cửa phòng của Nguyễn Đồng Khuyến (bạn cùng khóa C130) có nồi cơm và nồi thức ăn còn nguyên vẹn nhưng cửa khóa, then cài. Tôi mang về phòng nhưng lòng tôi nôn nóng kỳ lạ, vô cùng bất an. Tôi bảo hai chú nhỏ ăn cơm trước, ở kỹ trong phòng, tôi lấy xe chạy vào phi đoàn để xem sự thể ra sao. Chạy ngang qua khu cư xá của nữ quân nhân KQ thấy rộn rịp xe cứu thương, cứu hỏa. Tôi chạy một mạch vào phi đoàn… ôi cảnh tượng hoang tàn, vài quân nhân đang ngược xuôi, dớn dác không ai có cơ hội chào hỏi ai như thường lệ. Tôi chạy vụt về cư xá bốc hai chú em đèo nhau trên chiếc Lambrettit của tôi chạy ra khu đậu Tinh Long tìm kiếm. May mắn gặp một chú em làm ở Phi Đạo chạy theo tôi cùng tôi tìm máy bay. “Tìm được máy bay ông thầy cho em đi với nghe”. “Dĩ nhiên rồi”.
Những nơi chú Phi Đạo hướng dẫn tới đều đã không còn máy bay. Hai xe bốn người chạy tiếp tục tìm hết bãi đậu này sang bãi đậu khác dưới những tiếng hú của đạn pháo kích của địch rót vào phi trường và kẻ chạy đông người chạy tây trong vô vọng…
Cuối cùng tìm được chiếc Tinh Long ở ngay sát Trạm Hàng Không Quân Sự còn khả dụng, mũi tàu đang hướng ra ngoài. Chú em Phi Đạo leo lên cánh cho biết 2 bình xăng đầy và cho biết chỉ một số đồng hồ không quan trọng hư hỏng mà thôi. Sau khi xem tình trạng chung bên ngoài, tất cả đều tốt. Tôi vào phòng lái quay máy… mừng quá, máy nổ ngon lành, một số đồng hồ không quan trọng lắm bị malfunction (kim nằm ở vệt đỏ). Tôi quyết định ra đi. Thò đầu ra cửa sổ phòng lái gọi chú Phi Đạo và hai em nhưng không thấy đâu. Tôi hoảng hốt tắt máy nhảy xuống đất thấy chú em Phi Đạo ngồi trên chiếc xe hơi màu trắng, mui trần đang nổ máy! Chú nói với tôi rằng “thôi anh em ông thầy đi trước, em lấy xe chạy về nhà rước gia đình rồi tìm cách đi sau, xong chạy biến ra phía cổng!” Tôi nghĩ chú ấy vừa lượm được chiếc xe này của ai đó đã bỏ lại nên muốn dùng làm phương tiện về đưa nhiều người thân cùng đi. Nhưng tình hình này nếu chú ấy ra khỏi cổng thì kể như không còn cơ hội ra đi được nữa; có lẽ tôi đang ngẩn ngơ, hốt hoảng nên cũng chẳng nói được lời nào! Hơn nữa, tôi lại đang bậng khuâng tìm kiếm hai chú em. Vừa lúc đó thấy vài người bạn chung phi đoàn xuất hiện bất ngờ, nhảy lên tàu quay máy, taxi ra khỏi bến đậu! Tôi kinh hoàng đứng ngay trước mũi tàu cố khoa tay cản tàu lại nhưng con tàu vẫn phom phom chạy tới làm tôi phải nhanh chân nhảy ra chỗ an toàn, con tàu vẫn tiếp tục đi về phía phi đạo.
Đang đứng lớ ngớ với nỗi lòng vô cùng tức bực thì thấy hai chú em đang chạy về phía tôi! Tôi hét lên “tại sao bỏ đi đâu vậy?” Chú lớn bình tĩnh nói “tụi em xin lỗi anh Tư, hai đứa em không muốn đi, tính chạy về Bình Tuy tìm Ba Mẹ và anh chị em nhưng ra cổng không được, đầy nghẹt người là người, la ó phản đối om sòm nhưng Quân Cảnh bắn chỉ thiên rất gắt, rồi bắn cả xuống đất làm mọi người hoảng sợ lui vào”. Nghe nó nói tôi chợt nhớ tới Ba Mẹ và các em muốn khóc! Chưa biết hành xử ra sao thì nghe thấy anh Phan Vũ Điện chạy xe pick up của KQ ngang qua vẫy gọi “Thuận, chạy theo anh nè, anh đang cần copilot”. Ba anh em vọt chạy theo. Lúc này pháo kích đã rất thưa. Chạy tới phía bắc của phi đạo gần khu Hàng Không Việt Nam, 3 anh em vọt ngay lên tàu cùng lúc với một số đông người ùa tới chen lấn nhau nhảy lên. Tôi và anh Điện làm việc như một chiếc máy, đưa tàu rời khỏi bến đậu hướng thẳng ra phi đạo cất cánh. Đường băng lổ chổ vì đạn pháo kích của địch quân, lấy hết ga cố tăng tốc độ thật nhanh để kéo tàu lên trước khi hết đường băng. Tàu rời khỏi mặt đất rung liên hồi vì chưa đủ tốc độ cần thiết. Anh Điện tăng cao độ thật chậm và tôi ngồi thầm cầu nguyện trong nỗi lo sợ tột cùng.
Tôi nghĩ trong đầu có thể chiếc tàu bị triệt nâng bất cứ lúc nào, tai nghe trên tần số mọi người nói với nhau “phải quẹo trái chỗ Trường Đua Phú Thọ về hướng biển để tránh phòng không của địch quân”. Chưa quân bình được tốc độ mà còn phải quẹo gấp… chết là cái chắc! Anh Điện với bao nhiêu kinh nghiệm trận mạc già dặn nên bình tĩnh hơn tôi rất nhiều. Anh từ từ đưa con tàu lên cao dần về phía Côn Sơn. Tôi thở phào và đổi tay lái cho anh Điện nghỉ xả hơi chút đỉnh trong khi con tàu vẫn chậm chạp tăng cao độ! Đến lúc này, bình tĩnh mới thấy một buồng lái đầy người, ít nhất 3-4 ông chức sắc cùng chạy với mình trong đó có ông Hoàng Nuôi, Trung tá PDT Tinh Long của tôi! Mỗi ông mỗi ý. Ông thì muốn đi Côn Sơn, ông muốn xuống Dương Đông Phú Quốc, ông muốn đi Bangkok, ông nói Utapao, có ông lại muốn đáp xuống nước (ditching) sát Hạm Đội 7 của Hoa Kỳ đang chờ ngoài khơi (?)… Cải nhau chí chóe làm anh Điện điên đầu quát lên “Các ông làm ơn im giùm, tôi là TPC của chiếc tàu này và tôi là người quyết định”! Tuy vậy vẫn không ngớt tiếng bàn tán xôn xao dù không còn lộn xộn như trước! Cuối cùng anh Điện quyết định đi Utapao. Tôi dò tần số để nghe ngóng tin tức của phe mình và tin tức phi trường…
Đáp xuống Utapao sau hơn hai tiếng bay. Tàu vừa vào chỗ đậu được quân nhân Mỹ hướng dẫn. Trước khi xuống tàu, chúng tôi buộc phải để lại tất cả vũ khí đạn dược. Có khám xét cẩn thận. Chúng tôi được hướng dẫn vào trạm và một đội quân nhân Mỹ túa tới chiếc tàu và sơn bỏ lá cờ VNCH! Chúng tôi hoang mang và đau buồn vô cùng nhưng cũng vừa lúc gặp lại rất đông bạn bè đã tới trước đang ồn ào tranh cãi về gia đình, vợ con đã được đem ra Côn Sơn sáng sớm hôm nay. Bây giờ tôi mới biết là bên C130 đã cho phép một số gia đình đi trước!
Ở Thái Lan vài hôm, khi những gia đình ở Côn Sơn tới nơi, gồm có các ông thần đã lấy máy bay của tôi ngày hôm trước; tôi rất quạu nhưng cũng phải cười trừ vì giờ đây ai cũng chung thân phận. Chúng tôi làm thủ tục kẻ trước người sau chuyển đi trại tạm cư Orote Point, Guam. Ở đây được khoảng tuần lễ, anh em tôi được chuyển lên căn cứ Anderson làm thủ tục đi trại tỵ nạn Eglin AFB.
Nhớ lại câu chuyện vui trong chuyến bay từ căn cứ Anderson tới Eglin AFB. Chúng tôi được di chuyển bằng loại máy bay vận tải không lồ C5 của Không Quân Mỹ nên chuyên chở rất đông người tỵ nạn, đủ mọi thành phần, nhiều binh chủng, kể cả dân sự. Trên đường bay bổng nhiên một số người trên tàu bị chứng đau mắt cấp tính. Các nhân viên phi hành đoàn người Mỹ thông báo trên hệ thống loa phóng thanh trang bị trong lòng tàu
- Chúng tôi cần một vị Bác Sĩ giúp phân phát thuốc men và chỉ dẫn cách giữ vệ sinh để chống lây nhiễm cho vài bệnh nhân trên tàu?Câu hỏi được lặp đi lặp lại vài lần nhưng vẫn chưa thấy ai lên tiếng, trong lúc tôi cần đi phòng vệ sinh nên đứng dậy tiến về restroom phía trước. Ai ngờ một nhân viên phi hành kéo tuột tôi lên phòng lái hỏi
- Ông là Bác Sĩ hả?
- Tôi không phải nhưng tôi trước có học trường y khoa vài năm
- Vậy thì được rồi, ông có thể giúp chúng tôi phân phát thuốc cho người đang bị đau mắt cấp tính và chỉ dẫn cách giữ vệ sinh chung cho mọi người.
Tôi chưa kịp phản ứng gì thì anh ta chỉ cho tôi một tủ thuốc tây, mở ra bảo tôi đọc instruction của mấy chai thuốc nhỏ mắt rồi nói lại cho bệnh nhân biết. Họ cũng đưa cho tôi một hộp đựng khăn dùng để cấp phát cho những người đau mắt. Tôi ú ớ không ra lời nhưng… lỡ rồi tới luôn vì cho đến lúc này vẫn chưa có ai lên tiếng. Tôi cầm mấy chai thuốc và xin một bình nước ấm để ngâm hết hộp khăn rồi tiến về những người đang mắc bệnh, đưa cho mỗi người một chai thuốc và một chiếc khăn, chỉ cách dùng theo lời chỉ dẫn in sẵn trên lọ sau khi lau mắt sạch sẽ bằng những chiếc khăn riêng biệt. Tôi đề nghị cho nhóm người này ngồi tách biệt ra một chỗ khác để giảm thiểu sự lây nhiễm. Một số hành khách thấy tôi loay hoay “làm Bác Sĩ” tưởng thật nên lại xin thuốc nhức đầu. Sẵn phân phát luôn một số thuốc nhức đầu, đau bụng cho những người có nhu cầu…
Tôi tưởng tôi cần đi phòng vệ sinh nhưng bị lôi kéo cả tiếng đồng hồ sau mới có giờ đi được (có lẽ ú ớ quá nên quên luôn việc cần làm). Khi tôi về lại chỗ ngồi thì ông thần bạn thân, Phát Volley (vua đánh bóng chuyền của SD5KQ), ngó tôi cười ha hả chế nhạo, “mầy là Bác sĩ hồi nào sao tao không biết”. Tôi ngượng đỏ mặt nhưng cũng cố đùa lại “mầy đừng để bị bệnh tao sẽ đè mấy ra chích vào mông nha con”.
Nhập trại Eglin được vài tuần thì hai gia đình chúng tôi gồm Phát Volley cùng vợ với một con nhỏ và tôi với hai chú em được bà già nuôi người Mỹ làm giấy tờ bảo lãnh về sống cùng gia đình bà ở San Antonio, Texas. Thứ Bảy, ngày 26 tháng 5, năm 1975 lũ chúng tôi xuất trại bằng phương tiện hàng không dân sự. Ngày Chủ Nhật 6 người chúng tôi được bà già đưa đi nhà thờ. Ngày thứ Hai tiếp theo, tôi và Phát đi làm thợ vịn bán thời gian cho một ông hội viên nhà thờ chuyên môn sửa chữa nhà cửa… Và kể từ hôm đó, chúng tôi bắt đầu tự lực cánh sinh, nếm thừa ứa mùi nhục vinh của đời sống tỵ nạn tha hương.
Mùa Hạ 2013
**********
Ghi chú thêm:
1. Phi Đoàn Tinh Long 821 có gần 300 nhân viên phi hành, bay loại Stinger AC119K là loại vận tải tác chiến tối tân nhất của KQ VNCH thời bấy giờ. Chuyên môn yểm trợ chiến trường ban đêm khắp 4 Vùng Chiến Thuật. Ngoài tổng hành dinh của phi đoàn nằm tại Không Đoàn 53 Chiến Thuật, thuộc Sư Đoàn 5 KQ, căn cứ Tân Sơn Nhất còn có 2 Biệt Đội, một ở Phù Cát, một ở Đà Nẵng. Biệt Đội luân chuyển mỗi 2 tuần tới 1 tháng tùy theo nhu cầu chiến trường. Giờ hoạt động của Tinh Long từ 6g chiều tới 6g sáng, gồm 6 phi vụ chính, mỗi phi vụ bao vùng ít nhất 2 tiếng đồng hồ và 2 phi vụ ứng chiến.
2. Vài nét về phi cơ AC119K Stinger.
Rất hữu hiệu trong chiến trường chống biển người, chống đoàn xe tăng. Hai động cơ hiệu Wright R-3350s với 3,500 mã lực mỗi máy. Và hai ống phản lực hiệu General Electric J85-GE-17 với lực đẩy 2850 lbs. mỗi chiếc. Hỏa lực trang bị gồm 4 khẩu đại liên 6 nòng, MXU-470/A 7.62 mm “miniguns”, với 21,500 viên đạn cho mỗi khẩu, và 2 khẩu đại pháo 20 mm, M61-A1, 6 nòng với 3,000 viên đạn mỗi khẩu. Tất cả được điều khiển bằng hệ thống điện tử tinh vi.
Nó cũng được trang bị 24 trái sáng hiệu MK 24 để chống hỏa tiễn tầm nhiệt và ống phóng hiệu LAU-74/A. Phi công có thể cho khai hỏa hoàn toàn tự động, bán tự động hoặc tự điều khiển. Chiếc Stinger cũng có một hệ thống radar hồng ngoại tuyến tối tân gồm các máy APQ-136, AAD-4 (FLIR), và hệ thống điện tử báo động APR-25/26 (ECM). Phi hành đoàn tiêu chuẩn có 10 nhân viên, gồm 5 Sĩ Quan (pilot, copilot, navigator, night observation sight (NOS) operator, radar/FLIR operator), và 5 HSQ (1 cơ khí phi hành, 1 nhân viên trái sáng và ba nhân viên vũ khí). Stinger có tốc độ chiến đấu 180 knots/g; thời gian bay khoảng 5 tiếng cộng thêm 30 phút dự trữ). Khả năng của Stinger rất hữu hiệu ở độ cao từ 3.500 – 5.500 ft trên mặt đất (AGL).
Stinger có rất nhiều ưu điểm nhưng có một khuyết điểm quá lớn là to xác và chậm chạp, dễ làm mồi cho cao xạ, phòng không, và hỏa tiễn tầm nhiệt của địch quân. Chúng tôi thường gọi đùa Stinger là “quan tài bay”! Các loại chiến đấu cơ nhanh như chớp còn bị dính chấu huống gì 180 knots/giờ… nhưng thực sự có ai bao giờ bay tới tốc độ đó ở chiến trận đâu!
hoiquanphidung.com
Biên Hùng chuyển
Cứ mỗi lần ngồi vào máy tính muốn viết lại vài mẩu chuyện đời lính của mình là một lần cho trí nhớ chạy lang bang, chạy tung tăng trên những chiến trường khắp vòm trời Miền Nam Nước Việt. Những ngày tháng xa xưa đó như một cuộn phim hấp dẫn, rất dài, quay rất chậm rãi… khiến đầu óc lụ mụ với bao nỗi nhớ niềm thương. Đôi khi nước mắt trào dâng khi tưởng tượng những khuôn mặt bạn bè thân thương đã nằm xuống, đã ra đi với bao nỗi ngậm ngùi.
Hơn 38 năm qua mà tâm hồn tôi vẫn cứ vật vờ, vất vưởng như thế. Thời quân ngủ của tôi chẳng thấm thía gì so với 38 năm thăng trầm xa xứ; thế nhưng nó cứ sống thênh thang, sống bền bĩ và gặm nhấm hồn tôi ở trong buổi xế chiều. Vâng, chưa tròn 7 năm quân ngũ, đúng một phần ba chiều dài của cuộc chiến tranh tự vệ của quân dân Miền Nam… nhưng thương quá là thương!
******
Không ai không biết là tình thế càng lúc càng xấu đi; địch quân đã tiến về sát vòng đai Saigon. Thời gian vài tuần trở lại đã có một số anh em xầm xì chuyện di tản chiến thuật… nào là tử thủ Vùng IV, nào là Côn Sơn, nào là Phú Quốc, nào là Thái Lan, Bangkok… làm tôi bật cười! Vâng, chỉ xầm xì như chuyện bình thường rồi việc ai người đó lo, hồn ai người ấy giữ trong khi đó các cấp chỉ huy hoàn toàn không nói gì đến tình thế hiện tại. Họ vẫn tỉnh bơ điều động công việc bình thường như mọi ngày. Mọi người vẫn đi bay, vẫn cấm trại, vẫn điếu đóm với an ninh phi trường để chạy ra chạy vào giữa cảnh Saigon xôn xao, lo lắng chiến tranh tràn về thành phố.
Trưa 27 tháng 4 năm 1975, tôi còn ngồi ăn ở quán Huế (bán toàn đồ ăn xứ Huế) nằm trên đường Phan Thanh Giản. Quán này của gia đình Thu Dung, một cô bạn cùng hát hò trong Ca Đoàn Hương Xưa mà tôi có cảm tình đặc biệt. Nhân lúc Thu Dung tới ngồi chơi với tôi một lúc, tôi thật sự chỉ nói đùa với Thu Dung nhưng lại với giọng điệu nghiêm chỉnh, “tình hình đen tối quá, em có muốn đi tỵ nạn với anh không?” “Em là chị cả trong gia đình làm sao em có thể ra đi một mình được?” Và đó là câu nói đùa cuối cùng của tôi còn tồn đọng trong tâm tư từ ấy đến nay. Nếu tôi thật sự có ý định ra đi, chắc chắn Thu Dung không phải là ưu tiên đầu tiên mà là người vợ sắp cưới đang ở không xa dưới phố. Dù vậy, tôi cũng ghé đón chú em thứ Tám đang trọ học ngoài phố vào cư xá SQ độc thân ở cổng Phi Long, vì nghĩ rằng có hai anh em ở Saigon nên sống chết cần có nhau vì chúng tôi đã mất liên lạc với đại gia đình từ trước khi đi biệt phái Đà Nẵng và rồi theo Biệt Đội xính vính rời khỏi vùng hỏa tuyến địa đầu trưa ngày 27 tháng 3, năm 1975 để về lại Saigon.
Trưa 28/4, được tin từ một người thân quen ngoài phố, chú em trai thứ Bảy của tôi ở Bình Tuy chạy về tới Saigon bằng đường biển. Tôi vô cùng vui mừng, cấp tốc chạy ra đưa chú vào trại nhờ sự quen biết với an ninh và phòng thủ phi trường. (Tôi quen biết với họ qua Học Viện Võ Thuật Thần Phong, hoặc qua những lần tranh giải bóng chuyền hàng năm giữa các đội tuyển Không Quân, mà đội tuyển KD53CT bao giờ cũng giành chiến thắng sau cùng vào những năm cuối cùng của KQVNCH.) Trong khi đó, Đặng Phước bạn chí thân bay trực thăng ở Đà Nẵng di tản về Saigon ở tạm với tôi vài tuần lễ để đợi lệnh đi Cần Thơ, lại hộc tốc chạy ra phố chiều hôm trước để tìm kiếm vợ khi nghe tin nàng ở Đà Lạt chạy về (cái quyết định này được trả giá cho nhiều năm tù đày, vài lần vượt trại, chục lần vượt biển cho tới hơn 10 năm sau mới chạy thoát được thiên đường mù Cộng sản, hội ngộ với tôi ở bến bờ tự do)! Sau khi ăn trưa với hai chú em, mua ít đồ đạt cần dùng ở khu gia binh, đưa hai chú về phòng dặn dò “chỉ ở yên trong phòng dù bất cứ biến cố gì”. Tôi tất tả vào phi đoàn điểm danh và ứng trực để chờ phi vụ hành quân.
Đêm 28 tháng 4, năm 1975. Tôi vẫn bình thản nhận phi vụ hành quân như mọi lần. Tôi được cắt bay phi vụ Tinh Long 2 từ 8g tối đến 10g đêm. Tôi nhớ như in cảm giác hồi hộp tột độ đêm hôm đó. Mỗi lần nhớ đến lại rùng mình. Cất cánh bay về hướng Lộc Ninh nhưng vừa qua Thủ Dầu Một không bao lâu, chúng tôi đã nằm trên vùng trách nhiệm. Điều đó có nghĩa là chiến trường không còn xa thành phố bao nhiêu. Tôi nói “bình thản” vì không có chọn lựa nào khác và không tin Saigon có thể thất thủ nhanh chóng hơn Nam Vang được. Với đầu óc vô tư của tôi lúc đó, tôi vững tin vào tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân đội Miền Nam sau hơn 7 năm dài làm lính. Những chiến công hiển hách, lẫy lừng của quân đội Miền Nam, ngoài sức tưởng tượng của thế giới tự do cũng như cộng sản qua hai trận đánh long trời lỡ đất trong dịp Tết Mậu Thân và Mùa Hè Đỏ Lửa, cho tôi niềm kiêu hãnh và tin tưởng.
Chúng tôi bay ở cao độ 10 ngàn bộ trên đường tới vùng trách nhiệm. Vừa tới “đầu ngỏ”, địch quân đã dàn chào chúng tôi bằng đủ loại phòng không, thắp sáng rực trời như màn pháo bông ở lúc cuối cùng của cuộc lễ mừng Độc Lập ở Hoa Kỳ mỗi năm. Hai mươi con mắt mở banh để canh chừng “đóm lửa xanh SA7”. Dưới mặt đất từng đoàn xe vận tải đủ loại của địch quân, nối dài vô tận, mở đèn sáng choang một cách tự tin, nối đuôi nhau chạy về hướng Saigon. Có vài lần anh Trưởng Phi Cơ hỏi ý kiến anh em có chuẩn bị tinh thần để xung trận hay không. Dường như không có một ai trong 9 người còn lại trên tàu có chút ngần ngại nào khi trả lời YES! Ai cũng đang căng thẳng, hồi hộp tột bực nhưng cái chết dù có lởn vởn trong đầu mọi người mà không còn có sự chọn lựa nào khác là khai hỏa.
Tuy nhiên, cứ mỗi lần nhào xuống nhập trận là phòng không cứ như đan lưới, sáng rực trời lại phải vã mồ hôi bay lên cao khỏi tầm phòng không. Phải rất dè dặt sử dụng trái sáng MK24 chống SA7 nhưng cũng đã bắn ra hơn chục lần! Ôi! Không có nỗi khó chịu, hồi hộp nào bằng khi lâm trận mình chưa bắn được viên nào còn địch quân cứ bắn xối xả như mưa! Kinh nghiệm bao nhiêu lần đánh trận, chỉ khi nào mình khai hỏa thì lúc đó mới hết hồi hộp. Nhưng cả 2 tiếng đồng hồ trên vùng, 4 khẩu đại bác minigun 6 nòng và 2 con gà cồ đại pháo 20 ly 6 nòng hôm nay hoàn toàn im tiếng. Chúng tôi không có lấy một cơ hội để khai hỏa vì không thể bay lọt qua được màn lưới phòng không. Ai cũng hiểu đạn minigun không ăn nhằm gì ở cao độ quá 5 ngàn bộ và đại pháo cũng chẳng ăn nhập gì nếu trên 6 ngàn bộ. Tự nhiên tôi có cái mơ ước lạ lùng “Phải chi mình có đầy đủ đạn dược thì cũng bắn xả láng hù dọa địch quân và để cho mọi người bớt hồi hộp”. Chúng tôi rời vùng trong nỗi uất hận sau khi bàn giao vùng trách nhiệm cho Tinh Long 3.
Sau khi hoàn tất nhiệm vụ tôi hối hả chạy về cư xá. Chỉ hơn vài tiếng sau, đạn pháo kích của địch quân bắt đầu ầm vang khắp căn cứ. Vừa tờ mờ sáng, tôi ra khỏi phòng để quan sát chung quanh. Đối diện cư xá là trại huấn luyện binh sĩ KQ; thường ngày ra vào nhộn nhịp giờ đã vắng lặng khác thường. Tôi đảo qua một vòng thu nhặt những súng ống, đạn dược vất bừa bãi đem về phòng với ý nghĩ thừa sức cho ba anh em chiến đấu tới cùng. Xong tôi lấy xe chạy lên khu gia binh, đến ngay tiệm tạp hóa của Tr/S Ngọn (một nhân viên phi hành vừa bay tối qua với tôi) mua thêm nhiều gạo và nước mắm. Mặc dù dọc đường thấy người người ngược xuôi xuôi ngược, tiếng pháo kích ầm vang đây đó nhưng tôi vẫn không hề nghĩ tới là phải tìm phương tiện ra đi. Về tới nơi thấy hai chú em lo lắng hỏi tôi tính sao? Tôi thản nhiên nói rằng “anh em mình có đủ thực phẩm và súng đạn để tử chiến”. Hai chú nhỏ lần đầu tiên trong đời được rờ tới súng đạn nên có vẻ an tâm.
Bỗng nhiên tôi chợt nghĩ tới bạn bè các phòng bên cạnh, tôi đi gõ cửa từng phòng nhưng hoàn toàn vắng tanh. Trước cửa phòng của Nguyễn Đồng Khuyến (bạn cùng khóa C130) có nồi cơm và nồi thức ăn còn nguyên vẹn nhưng cửa khóa, then cài. Tôi mang về phòng nhưng lòng tôi nôn nóng kỳ lạ, vô cùng bất an. Tôi bảo hai chú nhỏ ăn cơm trước, ở kỹ trong phòng, tôi lấy xe chạy vào phi đoàn để xem sự thể ra sao. Chạy ngang qua khu cư xá của nữ quân nhân KQ thấy rộn rịp xe cứu thương, cứu hỏa. Tôi chạy một mạch vào phi đoàn… ôi cảnh tượng hoang tàn, vài quân nhân đang ngược xuôi, dớn dác không ai có cơ hội chào hỏi ai như thường lệ. Tôi chạy vụt về cư xá bốc hai chú em đèo nhau trên chiếc Lambrettit của tôi chạy ra khu đậu Tinh Long tìm kiếm. May mắn gặp một chú em làm ở Phi Đạo chạy theo tôi cùng tôi tìm máy bay. “Tìm được máy bay ông thầy cho em đi với nghe”. “Dĩ nhiên rồi”.
Những nơi chú Phi Đạo hướng dẫn tới đều đã không còn máy bay. Hai xe bốn người chạy tiếp tục tìm hết bãi đậu này sang bãi đậu khác dưới những tiếng hú của đạn pháo kích của địch rót vào phi trường và kẻ chạy đông người chạy tây trong vô vọng…
Cuối cùng tìm được chiếc Tinh Long ở ngay sát Trạm Hàng Không Quân Sự còn khả dụng, mũi tàu đang hướng ra ngoài. Chú em Phi Đạo leo lên cánh cho biết 2 bình xăng đầy và cho biết chỉ một số đồng hồ không quan trọng hư hỏng mà thôi. Sau khi xem tình trạng chung bên ngoài, tất cả đều tốt. Tôi vào phòng lái quay máy… mừng quá, máy nổ ngon lành, một số đồng hồ không quan trọng lắm bị malfunction (kim nằm ở vệt đỏ). Tôi quyết định ra đi. Thò đầu ra cửa sổ phòng lái gọi chú Phi Đạo và hai em nhưng không thấy đâu. Tôi hoảng hốt tắt máy nhảy xuống đất thấy chú em Phi Đạo ngồi trên chiếc xe hơi màu trắng, mui trần đang nổ máy! Chú nói với tôi rằng “thôi anh em ông thầy đi trước, em lấy xe chạy về nhà rước gia đình rồi tìm cách đi sau, xong chạy biến ra phía cổng!” Tôi nghĩ chú ấy vừa lượm được chiếc xe này của ai đó đã bỏ lại nên muốn dùng làm phương tiện về đưa nhiều người thân cùng đi. Nhưng tình hình này nếu chú ấy ra khỏi cổng thì kể như không còn cơ hội ra đi được nữa; có lẽ tôi đang ngẩn ngơ, hốt hoảng nên cũng chẳng nói được lời nào! Hơn nữa, tôi lại đang bậng khuâng tìm kiếm hai chú em. Vừa lúc đó thấy vài người bạn chung phi đoàn xuất hiện bất ngờ, nhảy lên tàu quay máy, taxi ra khỏi bến đậu! Tôi kinh hoàng đứng ngay trước mũi tàu cố khoa tay cản tàu lại nhưng con tàu vẫn phom phom chạy tới làm tôi phải nhanh chân nhảy ra chỗ an toàn, con tàu vẫn tiếp tục đi về phía phi đạo.
Đang đứng lớ ngớ với nỗi lòng vô cùng tức bực thì thấy hai chú em đang chạy về phía tôi! Tôi hét lên “tại sao bỏ đi đâu vậy?” Chú lớn bình tĩnh nói “tụi em xin lỗi anh Tư, hai đứa em không muốn đi, tính chạy về Bình Tuy tìm Ba Mẹ và anh chị em nhưng ra cổng không được, đầy nghẹt người là người, la ó phản đối om sòm nhưng Quân Cảnh bắn chỉ thiên rất gắt, rồi bắn cả xuống đất làm mọi người hoảng sợ lui vào”. Nghe nó nói tôi chợt nhớ tới Ba Mẹ và các em muốn khóc! Chưa biết hành xử ra sao thì nghe thấy anh Phan Vũ Điện chạy xe pick up của KQ ngang qua vẫy gọi “Thuận, chạy theo anh nè, anh đang cần copilot”. Ba anh em vọt chạy theo. Lúc này pháo kích đã rất thưa. Chạy tới phía bắc của phi đạo gần khu Hàng Không Việt Nam, 3 anh em vọt ngay lên tàu cùng lúc với một số đông người ùa tới chen lấn nhau nhảy lên. Tôi và anh Điện làm việc như một chiếc máy, đưa tàu rời khỏi bến đậu hướng thẳng ra phi đạo cất cánh. Đường băng lổ chổ vì đạn pháo kích của địch quân, lấy hết ga cố tăng tốc độ thật nhanh để kéo tàu lên trước khi hết đường băng. Tàu rời khỏi mặt đất rung liên hồi vì chưa đủ tốc độ cần thiết. Anh Điện tăng cao độ thật chậm và tôi ngồi thầm cầu nguyện trong nỗi lo sợ tột cùng.
Tôi nghĩ trong đầu có thể chiếc tàu bị triệt nâng bất cứ lúc nào, tai nghe trên tần số mọi người nói với nhau “phải quẹo trái chỗ Trường Đua Phú Thọ về hướng biển để tránh phòng không của địch quân”. Chưa quân bình được tốc độ mà còn phải quẹo gấp… chết là cái chắc! Anh Điện với bao nhiêu kinh nghiệm trận mạc già dặn nên bình tĩnh hơn tôi rất nhiều. Anh từ từ đưa con tàu lên cao dần về phía Côn Sơn. Tôi thở phào và đổi tay lái cho anh Điện nghỉ xả hơi chút đỉnh trong khi con tàu vẫn chậm chạp tăng cao độ! Đến lúc này, bình tĩnh mới thấy một buồng lái đầy người, ít nhất 3-4 ông chức sắc cùng chạy với mình trong đó có ông Hoàng Nuôi, Trung tá PDT Tinh Long của tôi! Mỗi ông mỗi ý. Ông thì muốn đi Côn Sơn, ông muốn xuống Dương Đông Phú Quốc, ông muốn đi Bangkok, ông nói Utapao, có ông lại muốn đáp xuống nước (ditching) sát Hạm Đội 7 của Hoa Kỳ đang chờ ngoài khơi (?)… Cải nhau chí chóe làm anh Điện điên đầu quát lên “Các ông làm ơn im giùm, tôi là TPC của chiếc tàu này và tôi là người quyết định”! Tuy vậy vẫn không ngớt tiếng bàn tán xôn xao dù không còn lộn xộn như trước! Cuối cùng anh Điện quyết định đi Utapao. Tôi dò tần số để nghe ngóng tin tức của phe mình và tin tức phi trường…
Đáp xuống Utapao sau hơn hai tiếng bay. Tàu vừa vào chỗ đậu được quân nhân Mỹ hướng dẫn. Trước khi xuống tàu, chúng tôi buộc phải để lại tất cả vũ khí đạn dược. Có khám xét cẩn thận. Chúng tôi được hướng dẫn vào trạm và một đội quân nhân Mỹ túa tới chiếc tàu và sơn bỏ lá cờ VNCH! Chúng tôi hoang mang và đau buồn vô cùng nhưng cũng vừa lúc gặp lại rất đông bạn bè đã tới trước đang ồn ào tranh cãi về gia đình, vợ con đã được đem ra Côn Sơn sáng sớm hôm nay. Bây giờ tôi mới biết là bên C130 đã cho phép một số gia đình đi trước!
Ở Thái Lan vài hôm, khi những gia đình ở Côn Sơn tới nơi, gồm có các ông thần đã lấy máy bay của tôi ngày hôm trước; tôi rất quạu nhưng cũng phải cười trừ vì giờ đây ai cũng chung thân phận. Chúng tôi làm thủ tục kẻ trước người sau chuyển đi trại tạm cư Orote Point, Guam. Ở đây được khoảng tuần lễ, anh em tôi được chuyển lên căn cứ Anderson làm thủ tục đi trại tỵ nạn Eglin AFB.
Nhớ lại câu chuyện vui trong chuyến bay từ căn cứ Anderson tới Eglin AFB. Chúng tôi được di chuyển bằng loại máy bay vận tải không lồ C5 của Không Quân Mỹ nên chuyên chở rất đông người tỵ nạn, đủ mọi thành phần, nhiều binh chủng, kể cả dân sự. Trên đường bay bổng nhiên một số người trên tàu bị chứng đau mắt cấp tính. Các nhân viên phi hành đoàn người Mỹ thông báo trên hệ thống loa phóng thanh trang bị trong lòng tàu
- Chúng tôi cần một vị Bác Sĩ giúp phân phát thuốc men và chỉ dẫn cách giữ vệ sinh để chống lây nhiễm cho vài bệnh nhân trên tàu?Câu hỏi được lặp đi lặp lại vài lần nhưng vẫn chưa thấy ai lên tiếng, trong lúc tôi cần đi phòng vệ sinh nên đứng dậy tiến về restroom phía trước. Ai ngờ một nhân viên phi hành kéo tuột tôi lên phòng lái hỏi
- Ông là Bác Sĩ hả?
- Tôi không phải nhưng tôi trước có học trường y khoa vài năm
- Vậy thì được rồi, ông có thể giúp chúng tôi phân phát thuốc cho người đang bị đau mắt cấp tính và chỉ dẫn cách giữ vệ sinh chung cho mọi người.
Tôi chưa kịp phản ứng gì thì anh ta chỉ cho tôi một tủ thuốc tây, mở ra bảo tôi đọc instruction của mấy chai thuốc nhỏ mắt rồi nói lại cho bệnh nhân biết. Họ cũng đưa cho tôi một hộp đựng khăn dùng để cấp phát cho những người đau mắt. Tôi ú ớ không ra lời nhưng… lỡ rồi tới luôn vì cho đến lúc này vẫn chưa có ai lên tiếng. Tôi cầm mấy chai thuốc và xin một bình nước ấm để ngâm hết hộp khăn rồi tiến về những người đang mắc bệnh, đưa cho mỗi người một chai thuốc và một chiếc khăn, chỉ cách dùng theo lời chỉ dẫn in sẵn trên lọ sau khi lau mắt sạch sẽ bằng những chiếc khăn riêng biệt. Tôi đề nghị cho nhóm người này ngồi tách biệt ra một chỗ khác để giảm thiểu sự lây nhiễm. Một số hành khách thấy tôi loay hoay “làm Bác Sĩ” tưởng thật nên lại xin thuốc nhức đầu. Sẵn phân phát luôn một số thuốc nhức đầu, đau bụng cho những người có nhu cầu…
Tôi tưởng tôi cần đi phòng vệ sinh nhưng bị lôi kéo cả tiếng đồng hồ sau mới có giờ đi được (có lẽ ú ớ quá nên quên luôn việc cần làm). Khi tôi về lại chỗ ngồi thì ông thần bạn thân, Phát Volley (vua đánh bóng chuyền của SD5KQ), ngó tôi cười ha hả chế nhạo, “mầy là Bác sĩ hồi nào sao tao không biết”. Tôi ngượng đỏ mặt nhưng cũng cố đùa lại “mầy đừng để bị bệnh tao sẽ đè mấy ra chích vào mông nha con”.
Nhập trại Eglin được vài tuần thì hai gia đình chúng tôi gồm Phát Volley cùng vợ với một con nhỏ và tôi với hai chú em được bà già nuôi người Mỹ làm giấy tờ bảo lãnh về sống cùng gia đình bà ở San Antonio, Texas. Thứ Bảy, ngày 26 tháng 5, năm 1975 lũ chúng tôi xuất trại bằng phương tiện hàng không dân sự. Ngày Chủ Nhật 6 người chúng tôi được bà già đưa đi nhà thờ. Ngày thứ Hai tiếp theo, tôi và Phát đi làm thợ vịn bán thời gian cho một ông hội viên nhà thờ chuyên môn sửa chữa nhà cửa… Và kể từ hôm đó, chúng tôi bắt đầu tự lực cánh sinh, nếm thừa ứa mùi nhục vinh của đời sống tỵ nạn tha hương.
Mùa Hạ 2013
**********
Ghi chú thêm:
1. Phi Đoàn Tinh Long 821 có gần 300 nhân viên phi hành, bay loại Stinger AC119K là loại vận tải tác chiến tối tân nhất của KQ VNCH thời bấy giờ. Chuyên môn yểm trợ chiến trường ban đêm khắp 4 Vùng Chiến Thuật. Ngoài tổng hành dinh của phi đoàn nằm tại Không Đoàn 53 Chiến Thuật, thuộc Sư Đoàn 5 KQ, căn cứ Tân Sơn Nhất còn có 2 Biệt Đội, một ở Phù Cát, một ở Đà Nẵng. Biệt Đội luân chuyển mỗi 2 tuần tới 1 tháng tùy theo nhu cầu chiến trường. Giờ hoạt động của Tinh Long từ 6g chiều tới 6g sáng, gồm 6 phi vụ chính, mỗi phi vụ bao vùng ít nhất 2 tiếng đồng hồ và 2 phi vụ ứng chiến.
2. Vài nét về phi cơ AC119K Stinger.
Rất hữu hiệu trong chiến trường chống biển người, chống đoàn xe tăng. Hai động cơ hiệu Wright R-3350s với 3,500 mã lực mỗi máy. Và hai ống phản lực hiệu General Electric J85-GE-17 với lực đẩy 2850 lbs. mỗi chiếc. Hỏa lực trang bị gồm 4 khẩu đại liên 6 nòng, MXU-470/A 7.62 mm “miniguns”, với 21,500 viên đạn cho mỗi khẩu, và 2 khẩu đại pháo 20 mm, M61-A1, 6 nòng với 3,000 viên đạn mỗi khẩu. Tất cả được điều khiển bằng hệ thống điện tử tinh vi.
Nó cũng được trang bị 24 trái sáng hiệu MK 24 để chống hỏa tiễn tầm nhiệt và ống phóng hiệu LAU-74/A. Phi công có thể cho khai hỏa hoàn toàn tự động, bán tự động hoặc tự điều khiển. Chiếc Stinger cũng có một hệ thống radar hồng ngoại tuyến tối tân gồm các máy APQ-136, AAD-4 (FLIR), và hệ thống điện tử báo động APR-25/26 (ECM). Phi hành đoàn tiêu chuẩn có 10 nhân viên, gồm 5 Sĩ Quan (pilot, copilot, navigator, night observation sight (NOS) operator, radar/FLIR operator), và 5 HSQ (1 cơ khí phi hành, 1 nhân viên trái sáng và ba nhân viên vũ khí). Stinger có tốc độ chiến đấu 180 knots/g; thời gian bay khoảng 5 tiếng cộng thêm 30 phút dự trữ). Khả năng của Stinger rất hữu hiệu ở độ cao từ 3.500 – 5.500 ft trên mặt đất (AGL).
Stinger có rất nhiều ưu điểm nhưng có một khuyết điểm quá lớn là to xác và chậm chạp, dễ làm mồi cho cao xạ, phòng không, và hỏa tiễn tầm nhiệt của địch quân. Chúng tôi thường gọi đùa Stinger là “quan tài bay”! Các loại chiến đấu cơ nhanh như chớp còn bị dính chấu huống gì 180 knots/giờ… nhưng thực sự có ai bao giờ bay tới tốc độ đó ở chiến trận đâu!
hoiquanphidung.com
Biên Hùng chuyển
Bàn ra tán vào (0)
RA ĐI… Về Phía Mặt trời Lặn - Yên Sơn
Không ai không biết là tình thế càng lúc càng xấu đi; địch quân đã tiến về sát vòng đai Saigon. Thời gian vài tuần trở lại đã có một số anh em xầm xì chuyện di tản chiến thuật… nào là tử thủ Vùng IV, nào là Côn Sơn,
Cứ
mỗi lần ngồi vào máy tính muốn viết lại vài mẩu chuyện đời lính của
mình là một lần cho trí nhớ chạy lang bang, chạy tung tăng trên những
chiến trường khắp vòm trời Miền Nam Nước Việt. Những ngày tháng xa xưa
đó như một cuộn phim hấp dẫn, rất dài, quay rất chậm rãi… khiến đầu óc
lụ mụ với bao nỗi nhớ niềm thương. Đôi khi nước mắt trào dâng khi tưởng
tượng những khuôn mặt bạn bè thân thương đã nằm xuống, đã ra đi với bao
nỗi ngậm ngùi.
Hơn 38 năm qua mà tâm hồn tôi vẫn cứ vật vờ, vất vưởng như thế. Thời quân ngủ của tôi chẳng thấm thía gì so với 38 năm thăng trầm xa xứ; thế nhưng nó cứ sống thênh thang, sống bền bĩ và gặm nhấm hồn tôi ở trong buổi xế chiều. Vâng, chưa tròn 7 năm quân ngũ, đúng một phần ba chiều dài của cuộc chiến tranh tự vệ của quân dân Miền Nam… nhưng thương quá là thương!
Không ai không biết là tình thế càng lúc càng xấu đi; địch quân đã tiến về sát vòng đai Saigon. Thời gian vài tuần trở lại đã có một số anh em xầm xì chuyện di tản chiến thuật… nào là tử thủ Vùng IV, nào là Côn Sơn, nào là Phú Quốc, nào là Thái Lan, Bangkok… làm tôi bật cười! Vâng, chỉ xầm xì như chuyện bình thường rồi việc ai người đó lo, hồn ai người ấy giữ trong khi đó các cấp chỉ huy hoàn toàn không nói gì đến tình thế hiện tại. Họ vẫn tỉnh bơ điều động công việc bình thường như mọi ngày. Mọi người vẫn đi bay, vẫn cấm trại, vẫn điếu đóm với an ninh phi trường để chạy ra chạy vào giữa cảnh Saigon xôn xao, lo lắng chiến tranh tràn về thành phố.
Trưa 27 tháng 4 năm 1975, tôi còn ngồi ăn ở quán Huế (bán toàn đồ ăn xứ Huế) nằm trên đường Phan Thanh Giản. Quán này của gia đình Thu Dung, một cô bạn cùng hát hò trong Ca Đoàn Hương Xưa mà tôi có cảm tình đặc biệt. Nhân lúc Thu Dung tới ngồi chơi với tôi một lúc, tôi thật sự chỉ nói đùa với Thu Dung nhưng lại với giọng điệu nghiêm chỉnh, “tình hình đen tối quá, em có muốn đi tỵ nạn với anh không?” “Em là chị cả trong gia đình làm sao em có thể ra đi một mình được?” Và đó là câu nói đùa cuối cùng của tôi còn tồn đọng trong tâm tư từ ấy đến nay. Nếu tôi thật sự có ý định ra đi, chắc chắn Thu Dung không phải là ưu tiên đầu tiên mà là người vợ sắp cưới đang ở không xa dưới phố. Dù vậy, tôi cũng ghé đón chú em thứ Tám đang trọ học ngoài phố vào cư xá SQ độc thân ở cổng Phi Long, vì nghĩ rằng có hai anh em ở Saigon nên sống chết cần có nhau vì chúng tôi đã mất liên lạc với đại gia đình từ trước khi đi biệt phái Đà Nẵng và rồi theo Biệt Đội xính vính rời khỏi vùng hỏa tuyến địa đầu trưa ngày 27 tháng 3, năm 1975 để về lại Saigon.
Trưa 28/4, được tin từ một người thân quen ngoài phố, chú em trai thứ Bảy của tôi ở Bình Tuy chạy về tới Saigon bằng đường biển. Tôi vô cùng vui mừng, cấp tốc chạy ra đưa chú vào trại nhờ sự quen biết với an ninh và phòng thủ phi trường. (Tôi quen biết với họ qua Học Viện Võ Thuật Thần Phong, hoặc qua những lần tranh giải bóng chuyền hàng năm giữa các đội tuyển Không Quân, mà đội tuyển KD53CT bao giờ cũng giành chiến thắng sau cùng vào những năm cuối cùng của KQVNCH.) Trong khi đó, Đặng Phước bạn chí thân bay trực thăng ở Đà Nẵng di tản về Saigon ở tạm với tôi vài tuần lễ để đợi lệnh đi Cần Thơ, lại hộc tốc chạy ra phố chiều hôm trước để tìm kiếm vợ khi nghe tin nàng ở Đà Lạt chạy về (cái quyết định này được trả giá cho nhiều năm tù đày, vài lần vượt trại, chục lần vượt biển cho tới hơn 10 năm sau mới chạy thoát được thiên đường mù Cộng sản, hội ngộ với tôi ở bến bờ tự do)! Sau khi ăn trưa với hai chú em, mua ít đồ đạt cần dùng ở khu gia binh, đưa hai chú về phòng dặn dò “chỉ ở yên trong phòng dù bất cứ biến cố gì”. Tôi tất tả vào phi đoàn điểm danh và ứng trực để chờ phi vụ hành quân.
Đêm 28 tháng 4, năm 1975. Tôi vẫn bình thản nhận phi vụ hành quân như mọi lần. Tôi được cắt bay phi vụ Tinh Long 2 từ 8g tối đến 10g đêm. Tôi nhớ như in cảm giác hồi hộp tột độ đêm hôm đó. Mỗi lần nhớ đến lại rùng mình. Cất cánh bay về hướng Lộc Ninh nhưng vừa qua Thủ Dầu Một không bao lâu, chúng tôi đã nằm trên vùng trách nhiệm. Điều đó có nghĩa là chiến trường không còn xa thành phố bao nhiêu. Tôi nói “bình thản” vì không có chọn lựa nào khác và không tin Saigon có thể thất thủ nhanh chóng hơn Nam Vang được. Với đầu óc vô tư của tôi lúc đó, tôi vững tin vào tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân đội Miền Nam sau hơn 7 năm dài làm lính. Những chiến công hiển hách, lẫy lừng của quân đội Miền Nam, ngoài sức tưởng tượng của thế giới tự do cũng như cộng sản qua hai trận đánh long trời lỡ đất trong dịp Tết Mậu Thân và Mùa Hè Đỏ Lửa, cho tôi niềm kiêu hãnh và tin tưởng.
Chúng tôi bay ở cao độ 10 ngàn bộ trên đường tới vùng trách nhiệm. Vừa tới “đầu ngỏ”, địch quân đã dàn chào chúng tôi bằng đủ loại phòng không, thắp sáng rực trời như màn pháo bông ở lúc cuối cùng của cuộc lễ mừng Độc Lập ở Hoa Kỳ mỗi năm. Hai mươi con mắt mở banh để canh chừng “đóm lửa xanh SA7”. Dưới mặt đất từng đoàn xe vận tải đủ loại của địch quân, nối dài vô tận, mở đèn sáng choang một cách tự tin, nối đuôi nhau chạy về hướng Saigon. Có vài lần anh Trưởng Phi Cơ hỏi ý kiến anh em có chuẩn bị tinh thần để xung trận hay không. Dường như không có một ai trong 9 người còn lại trên tàu có chút ngần ngại nào khi trả lời YES! Ai cũng đang căng thẳng, hồi hộp tột bực nhưng cái chết dù có lởn vởn trong đầu mọi người mà không còn có sự chọn lựa nào khác là khai hỏa.
Tuy nhiên, cứ mỗi lần nhào xuống nhập trận là phòng không cứ như đan lưới, sáng rực trời lại phải vã mồ hôi bay lên cao khỏi tầm phòng không. Phải rất dè dặt sử dụng trái sáng MK24 chống SA7 nhưng cũng đã bắn ra hơn chục lần! Ôi! Không có nỗi khó chịu, hồi hộp nào bằng khi lâm trận mình chưa bắn được viên nào còn địch quân cứ bắn xối xả như mưa! Kinh nghiệm bao nhiêu lần đánh trận, chỉ khi nào mình khai hỏa thì lúc đó mới hết hồi hộp. Nhưng cả 2 tiếng đồng hồ trên vùng, 4 khẩu đại bác minigun 6 nòng và 2 con gà cồ đại pháo 20 ly 6 nòng hôm nay hoàn toàn im tiếng. Chúng tôi không có lấy một cơ hội để khai hỏa vì không thể bay lọt qua được màn lưới phòng không. Ai cũng hiểu đạn minigun không ăn nhằm gì ở cao độ quá 5 ngàn bộ và đại pháo cũng chẳng ăn nhập gì nếu trên 6 ngàn bộ. Tự nhiên tôi có cái mơ ước lạ lùng “Phải chi mình có đầy đủ đạn dược thì cũng bắn xả láng hù dọa địch quân và để cho mọi người bớt hồi hộp”. Chúng tôi rời vùng trong nỗi uất hận sau khi bàn giao vùng trách nhiệm cho Tinh Long 3.
Sau khi hoàn tất nhiệm vụ tôi hối hả chạy về cư xá. Chỉ hơn vài tiếng sau, đạn pháo kích của địch quân bắt đầu ầm vang khắp căn cứ. Vừa tờ mờ sáng, tôi ra khỏi phòng để quan sát chung quanh. Đối diện cư xá là trại huấn luyện binh sĩ KQ; thường ngày ra vào nhộn nhịp giờ đã vắng lặng khác thường. Tôi đảo qua một vòng thu nhặt những súng ống, đạn dược vất bừa bãi đem về phòng với ý nghĩ thừa sức cho ba anh em chiến đấu tới cùng. Xong tôi lấy xe chạy lên khu gia binh, đến ngay tiệm tạp hóa của Tr/S Ngọn (một nhân viên phi hành vừa bay tối qua với tôi) mua thêm nhiều gạo và nước mắm. Mặc dù dọc đường thấy người người ngược xuôi xuôi ngược, tiếng pháo kích ầm vang đây đó nhưng tôi vẫn không hề nghĩ tới là phải tìm phương tiện ra đi. Về tới nơi thấy hai chú em lo lắng hỏi tôi tính sao? Tôi thản nhiên nói rằng “anh em mình có đủ thực phẩm và súng đạn để tử chiến”. Hai chú nhỏ lần đầu tiên trong đời được rờ tới súng đạn nên có vẻ an tâm.
Bỗng nhiên tôi chợt nghĩ tới bạn bè các phòng bên cạnh, tôi đi gõ cửa từng phòng nhưng hoàn toàn vắng tanh. Trước cửa phòng của Nguyễn Đồng Khuyến (bạn cùng khóa C130) có nồi cơm và nồi thức ăn còn nguyên vẹn nhưng cửa khóa, then cài. Tôi mang về phòng nhưng lòng tôi nôn nóng kỳ lạ, vô cùng bất an. Tôi bảo hai chú nhỏ ăn cơm trước, ở kỹ trong phòng, tôi lấy xe chạy vào phi đoàn để xem sự thể ra sao. Chạy ngang qua khu cư xá của nữ quân nhân KQ thấy rộn rịp xe cứu thương, cứu hỏa. Tôi chạy một mạch vào phi đoàn… ôi cảnh tượng hoang tàn, vài quân nhân đang ngược xuôi, dớn dác không ai có cơ hội chào hỏi ai như thường lệ. Tôi chạy vụt về cư xá bốc hai chú em đèo nhau trên chiếc Lambrettit của tôi chạy ra khu đậu Tinh Long tìm kiếm. May mắn gặp một chú em làm ở Phi Đạo chạy theo tôi cùng tôi tìm máy bay. “Tìm được máy bay ông thầy cho em đi với nghe”. “Dĩ nhiên rồi”.
Những nơi chú Phi Đạo hướng dẫn tới đều đã không còn máy bay. Hai xe bốn người chạy tiếp tục tìm hết bãi đậu này sang bãi đậu khác dưới những tiếng hú của đạn pháo kích của địch rót vào phi trường và kẻ chạy đông người chạy tây trong vô vọng…
Cuối cùng tìm được chiếc Tinh Long ở ngay sát Trạm Hàng Không Quân Sự còn khả dụng, mũi tàu đang hướng ra ngoài. Chú em Phi Đạo leo lên cánh cho biết 2 bình xăng đầy và cho biết chỉ một số đồng hồ không quan trọng hư hỏng mà thôi. Sau khi xem tình trạng chung bên ngoài, tất cả đều tốt. Tôi vào phòng lái quay máy… mừng quá, máy nổ ngon lành, một số đồng hồ không quan trọng lắm bị malfunction (kim nằm ở vệt đỏ). Tôi quyết định ra đi. Thò đầu ra cửa sổ phòng lái gọi chú Phi Đạo và hai em nhưng không thấy đâu. Tôi hoảng hốt tắt máy nhảy xuống đất thấy chú em Phi Đạo ngồi trên chiếc xe hơi màu trắng, mui trần đang nổ máy! Chú nói với tôi rằng “thôi anh em ông thầy đi trước, em lấy xe chạy về nhà rước gia đình rồi tìm cách đi sau, xong chạy biến ra phía cổng!” Tôi nghĩ chú ấy vừa lượm được chiếc xe này của ai đó đã bỏ lại nên muốn dùng làm phương tiện về đưa nhiều người thân cùng đi. Nhưng tình hình này nếu chú ấy ra khỏi cổng thì kể như không còn cơ hội ra đi được nữa; có lẽ tôi đang ngẩn ngơ, hốt hoảng nên cũng chẳng nói được lời nào! Hơn nữa, tôi lại đang bậng khuâng tìm kiếm hai chú em. Vừa lúc đó thấy vài người bạn chung phi đoàn xuất hiện bất ngờ, nhảy lên tàu quay máy, taxi ra khỏi bến đậu! Tôi kinh hoàng đứng ngay trước mũi tàu cố khoa tay cản tàu lại nhưng con tàu vẫn phom phom chạy tới làm tôi phải nhanh chân nhảy ra chỗ an toàn, con tàu vẫn tiếp tục đi về phía phi đạo.
Đang đứng lớ ngớ với nỗi lòng vô cùng tức bực thì thấy hai chú em đang chạy về phía tôi! Tôi hét lên “tại sao bỏ đi đâu vậy?” Chú lớn bình tĩnh nói “tụi em xin lỗi anh Tư, hai đứa em không muốn đi, tính chạy về Bình Tuy tìm Ba Mẹ và anh chị em nhưng ra cổng không được, đầy nghẹt người là người, la ó phản đối om sòm nhưng Quân Cảnh bắn chỉ thiên rất gắt, rồi bắn cả xuống đất làm mọi người hoảng sợ lui vào”. Nghe nó nói tôi chợt nhớ tới Ba Mẹ và các em muốn khóc! Chưa biết hành xử ra sao thì nghe thấy anh Phan Vũ Điện chạy xe pick up của KQ ngang qua vẫy gọi “Thuận, chạy theo anh nè, anh đang cần copilot”. Ba anh em vọt chạy theo. Lúc này pháo kích đã rất thưa. Chạy tới phía bắc của phi đạo gần khu Hàng Không Việt Nam, 3 anh em vọt ngay lên tàu cùng lúc với một số đông người ùa tới chen lấn nhau nhảy lên. Tôi và anh Điện làm việc như một chiếc máy, đưa tàu rời khỏi bến đậu hướng thẳng ra phi đạo cất cánh. Đường băng lổ chổ vì đạn pháo kích của địch quân, lấy hết ga cố tăng tốc độ thật nhanh để kéo tàu lên trước khi hết đường băng. Tàu rời khỏi mặt đất rung liên hồi vì chưa đủ tốc độ cần thiết. Anh Điện tăng cao độ thật chậm và tôi ngồi thầm cầu nguyện trong nỗi lo sợ tột cùng.
Tôi nghĩ trong đầu có thể chiếc tàu bị triệt nâng bất cứ lúc nào, tai nghe trên tần số mọi người nói với nhau “phải quẹo trái chỗ Trường Đua Phú Thọ về hướng biển để tránh phòng không của địch quân”. Chưa quân bình được tốc độ mà còn phải quẹo gấp… chết là cái chắc! Anh Điện với bao nhiêu kinh nghiệm trận mạc già dặn nên bình tĩnh hơn tôi rất nhiều. Anh từ từ đưa con tàu lên cao dần về phía Côn Sơn. Tôi thở phào và đổi tay lái cho anh Điện nghỉ xả hơi chút đỉnh trong khi con tàu vẫn chậm chạp tăng cao độ! Đến lúc này, bình tĩnh mới thấy một buồng lái đầy người, ít nhất 3-4 ông chức sắc cùng chạy với mình trong đó có ông Hoàng Nuôi, Trung tá PDT Tinh Long của tôi! Mỗi ông mỗi ý. Ông thì muốn đi Côn Sơn, ông muốn xuống Dương Đông Phú Quốc, ông muốn đi Bangkok, ông nói Utapao, có ông lại muốn đáp xuống nước (ditching) sát Hạm Đội 7 của Hoa Kỳ đang chờ ngoài khơi (?)… Cải nhau chí chóe làm anh Điện điên đầu quát lên “Các ông làm ơn im giùm, tôi là TPC của chiếc tàu này và tôi là người quyết định”! Tuy vậy vẫn không ngớt tiếng bàn tán xôn xao dù không còn lộn xộn như trước! Cuối cùng anh Điện quyết định đi Utapao. Tôi dò tần số để nghe ngóng tin tức của phe mình và tin tức phi trường…
Đáp xuống Utapao sau hơn hai tiếng bay. Tàu vừa vào chỗ đậu được quân nhân Mỹ hướng dẫn. Trước khi xuống tàu, chúng tôi buộc phải để lại tất cả vũ khí đạn dược. Có khám xét cẩn thận. Chúng tôi được hướng dẫn vào trạm và một đội quân nhân Mỹ túa tới chiếc tàu và sơn bỏ lá cờ VNCH! Chúng tôi hoang mang và đau buồn vô cùng nhưng cũng vừa lúc gặp lại rất đông bạn bè đã tới trước đang ồn ào tranh cãi về gia đình, vợ con đã được đem ra Côn Sơn sáng sớm hôm nay. Bây giờ tôi mới biết là bên C130 đã cho phép một số gia đình đi trước!
Ở Thái Lan vài hôm, khi những gia đình ở Côn Sơn tới nơi, gồm có các ông thần đã lấy máy bay của tôi ngày hôm trước; tôi rất quạu nhưng cũng phải cười trừ vì giờ đây ai cũng chung thân phận. Chúng tôi làm thủ tục kẻ trước người sau chuyển đi trại tạm cư Orote Point, Guam. Ở đây được khoảng tuần lễ, anh em tôi được chuyển lên căn cứ Anderson làm thủ tục đi trại tỵ nạn Eglin AFB.
Nhớ lại câu chuyện vui trong chuyến bay từ căn cứ Anderson tới Eglin AFB. Chúng tôi được di chuyển bằng loại máy bay vận tải không lồ C5 của Không Quân Mỹ nên chuyên chở rất đông người tỵ nạn, đủ mọi thành phần, nhiều binh chủng, kể cả dân sự. Trên đường bay bổng nhiên một số người trên tàu bị chứng đau mắt cấp tính. Các nhân viên phi hành đoàn người Mỹ thông báo trên hệ thống loa phóng thanh trang bị trong lòng tàu
- Chúng tôi cần một vị Bác Sĩ giúp phân phát thuốc men và chỉ dẫn cách giữ vệ sinh để chống lây nhiễm cho vài bệnh nhân trên tàu?Câu hỏi được lặp đi lặp lại vài lần nhưng vẫn chưa thấy ai lên tiếng, trong lúc tôi cần đi phòng vệ sinh nên đứng dậy tiến về restroom phía trước. Ai ngờ một nhân viên phi hành kéo tuột tôi lên phòng lái hỏi
- Ông là Bác Sĩ hả?
- Tôi không phải nhưng tôi trước có học trường y khoa vài năm
- Vậy thì được rồi, ông có thể giúp chúng tôi phân phát thuốc cho người đang bị đau mắt cấp tính và chỉ dẫn cách giữ vệ sinh chung cho mọi người.
Tôi chưa kịp phản ứng gì thì anh ta chỉ cho tôi một tủ thuốc tây, mở ra bảo tôi đọc instruction của mấy chai thuốc nhỏ mắt rồi nói lại cho bệnh nhân biết. Họ cũng đưa cho tôi một hộp đựng khăn dùng để cấp phát cho những người đau mắt. Tôi ú ớ không ra lời nhưng… lỡ rồi tới luôn vì cho đến lúc này vẫn chưa có ai lên tiếng. Tôi cầm mấy chai thuốc và xin một bình nước ấm để ngâm hết hộp khăn rồi tiến về những người đang mắc bệnh, đưa cho mỗi người một chai thuốc và một chiếc khăn, chỉ cách dùng theo lời chỉ dẫn in sẵn trên lọ sau khi lau mắt sạch sẽ bằng những chiếc khăn riêng biệt. Tôi đề nghị cho nhóm người này ngồi tách biệt ra một chỗ khác để giảm thiểu sự lây nhiễm. Một số hành khách thấy tôi loay hoay “làm Bác Sĩ” tưởng thật nên lại xin thuốc nhức đầu. Sẵn phân phát luôn một số thuốc nhức đầu, đau bụng cho những người có nhu cầu…
Tôi tưởng tôi cần đi phòng vệ sinh nhưng bị lôi kéo cả tiếng đồng hồ sau mới có giờ đi được (có lẽ ú ớ quá nên quên luôn việc cần làm). Khi tôi về lại chỗ ngồi thì ông thần bạn thân, Phát Volley (vua đánh bóng chuyền của SD5KQ), ngó tôi cười ha hả chế nhạo, “mầy là Bác sĩ hồi nào sao tao không biết”. Tôi ngượng đỏ mặt nhưng cũng cố đùa lại “mầy đừng để bị bệnh tao sẽ đè mấy ra chích vào mông nha con”.
Nhập trại Eglin được vài tuần thì hai gia đình chúng tôi gồm Phát Volley cùng vợ với một con nhỏ và tôi với hai chú em được bà già nuôi người Mỹ làm giấy tờ bảo lãnh về sống cùng gia đình bà ở San Antonio, Texas. Thứ Bảy, ngày 26 tháng 5, năm 1975 lũ chúng tôi xuất trại bằng phương tiện hàng không dân sự. Ngày Chủ Nhật 6 người chúng tôi được bà già đưa đi nhà thờ. Ngày thứ Hai tiếp theo, tôi và Phát đi làm thợ vịn bán thời gian cho một ông hội viên nhà thờ chuyên môn sửa chữa nhà cửa… Và kể từ hôm đó, chúng tôi bắt đầu tự lực cánh sinh, nếm thừa ứa mùi nhục vinh của đời sống tỵ nạn tha hương.
Mùa Hạ 2013
**********
Ghi chú thêm:
1. Phi Đoàn Tinh Long 821 có gần 300 nhân viên phi hành, bay loại Stinger AC119K là loại vận tải tác chiến tối tân nhất của KQ VNCH thời bấy giờ. Chuyên môn yểm trợ chiến trường ban đêm khắp 4 Vùng Chiến Thuật. Ngoài tổng hành dinh của phi đoàn nằm tại Không Đoàn 53 Chiến Thuật, thuộc Sư Đoàn 5 KQ, căn cứ Tân Sơn Nhất còn có 2 Biệt Đội, một ở Phù Cát, một ở Đà Nẵng. Biệt Đội luân chuyển mỗi 2 tuần tới 1 tháng tùy theo nhu cầu chiến trường. Giờ hoạt động của Tinh Long từ 6g chiều tới 6g sáng, gồm 6 phi vụ chính, mỗi phi vụ bao vùng ít nhất 2 tiếng đồng hồ và 2 phi vụ ứng chiến.
2. Vài nét về phi cơ AC119K Stinger.
Rất hữu hiệu trong chiến trường chống biển người, chống đoàn xe tăng. Hai động cơ hiệu Wright R-3350s với 3,500 mã lực mỗi máy. Và hai ống phản lực hiệu General Electric J85-GE-17 với lực đẩy 2850 lbs. mỗi chiếc. Hỏa lực trang bị gồm 4 khẩu đại liên 6 nòng, MXU-470/A 7.62 mm “miniguns”, với 21,500 viên đạn cho mỗi khẩu, và 2 khẩu đại pháo 20 mm, M61-A1, 6 nòng với 3,000 viên đạn mỗi khẩu. Tất cả được điều khiển bằng hệ thống điện tử tinh vi.
Nó cũng được trang bị 24 trái sáng hiệu MK 24 để chống hỏa tiễn tầm nhiệt và ống phóng hiệu LAU-74/A. Phi công có thể cho khai hỏa hoàn toàn tự động, bán tự động hoặc tự điều khiển. Chiếc Stinger cũng có một hệ thống radar hồng ngoại tuyến tối tân gồm các máy APQ-136, AAD-4 (FLIR), và hệ thống điện tử báo động APR-25/26 (ECM). Phi hành đoàn tiêu chuẩn có 10 nhân viên, gồm 5 Sĩ Quan (pilot, copilot, navigator, night observation sight (NOS) operator, radar/FLIR operator), và 5 HSQ (1 cơ khí phi hành, 1 nhân viên trái sáng và ba nhân viên vũ khí). Stinger có tốc độ chiến đấu 180 knots/g; thời gian bay khoảng 5 tiếng cộng thêm 30 phút dự trữ). Khả năng của Stinger rất hữu hiệu ở độ cao từ 3.500 – 5.500 ft trên mặt đất (AGL).
Stinger có rất nhiều ưu điểm nhưng có một khuyết điểm quá lớn là to xác và chậm chạp, dễ làm mồi cho cao xạ, phòng không, và hỏa tiễn tầm nhiệt của địch quân. Chúng tôi thường gọi đùa Stinger là “quan tài bay”! Các loại chiến đấu cơ nhanh như chớp còn bị dính chấu huống gì 180 knots/giờ… nhưng thực sự có ai bao giờ bay tới tốc độ đó ở chiến trận đâu!
hoiquanphidung.com
Biên Hùng chuyển
Hơn 38 năm qua mà tâm hồn tôi vẫn cứ vật vờ, vất vưởng như thế. Thời quân ngủ của tôi chẳng thấm thía gì so với 38 năm thăng trầm xa xứ; thế nhưng nó cứ sống thênh thang, sống bền bĩ và gặm nhấm hồn tôi ở trong buổi xế chiều. Vâng, chưa tròn 7 năm quân ngũ, đúng một phần ba chiều dài của cuộc chiến tranh tự vệ của quân dân Miền Nam… nhưng thương quá là thương!
******
Không ai không biết là tình thế càng lúc càng xấu đi; địch quân đã tiến về sát vòng đai Saigon. Thời gian vài tuần trở lại đã có một số anh em xầm xì chuyện di tản chiến thuật… nào là tử thủ Vùng IV, nào là Côn Sơn, nào là Phú Quốc, nào là Thái Lan, Bangkok… làm tôi bật cười! Vâng, chỉ xầm xì như chuyện bình thường rồi việc ai người đó lo, hồn ai người ấy giữ trong khi đó các cấp chỉ huy hoàn toàn không nói gì đến tình thế hiện tại. Họ vẫn tỉnh bơ điều động công việc bình thường như mọi ngày. Mọi người vẫn đi bay, vẫn cấm trại, vẫn điếu đóm với an ninh phi trường để chạy ra chạy vào giữa cảnh Saigon xôn xao, lo lắng chiến tranh tràn về thành phố.
Trưa 27 tháng 4 năm 1975, tôi còn ngồi ăn ở quán Huế (bán toàn đồ ăn xứ Huế) nằm trên đường Phan Thanh Giản. Quán này của gia đình Thu Dung, một cô bạn cùng hát hò trong Ca Đoàn Hương Xưa mà tôi có cảm tình đặc biệt. Nhân lúc Thu Dung tới ngồi chơi với tôi một lúc, tôi thật sự chỉ nói đùa với Thu Dung nhưng lại với giọng điệu nghiêm chỉnh, “tình hình đen tối quá, em có muốn đi tỵ nạn với anh không?” “Em là chị cả trong gia đình làm sao em có thể ra đi một mình được?” Và đó là câu nói đùa cuối cùng của tôi còn tồn đọng trong tâm tư từ ấy đến nay. Nếu tôi thật sự có ý định ra đi, chắc chắn Thu Dung không phải là ưu tiên đầu tiên mà là người vợ sắp cưới đang ở không xa dưới phố. Dù vậy, tôi cũng ghé đón chú em thứ Tám đang trọ học ngoài phố vào cư xá SQ độc thân ở cổng Phi Long, vì nghĩ rằng có hai anh em ở Saigon nên sống chết cần có nhau vì chúng tôi đã mất liên lạc với đại gia đình từ trước khi đi biệt phái Đà Nẵng và rồi theo Biệt Đội xính vính rời khỏi vùng hỏa tuyến địa đầu trưa ngày 27 tháng 3, năm 1975 để về lại Saigon.
Trưa 28/4, được tin từ một người thân quen ngoài phố, chú em trai thứ Bảy của tôi ở Bình Tuy chạy về tới Saigon bằng đường biển. Tôi vô cùng vui mừng, cấp tốc chạy ra đưa chú vào trại nhờ sự quen biết với an ninh và phòng thủ phi trường. (Tôi quen biết với họ qua Học Viện Võ Thuật Thần Phong, hoặc qua những lần tranh giải bóng chuyền hàng năm giữa các đội tuyển Không Quân, mà đội tuyển KD53CT bao giờ cũng giành chiến thắng sau cùng vào những năm cuối cùng của KQVNCH.) Trong khi đó, Đặng Phước bạn chí thân bay trực thăng ở Đà Nẵng di tản về Saigon ở tạm với tôi vài tuần lễ để đợi lệnh đi Cần Thơ, lại hộc tốc chạy ra phố chiều hôm trước để tìm kiếm vợ khi nghe tin nàng ở Đà Lạt chạy về (cái quyết định này được trả giá cho nhiều năm tù đày, vài lần vượt trại, chục lần vượt biển cho tới hơn 10 năm sau mới chạy thoát được thiên đường mù Cộng sản, hội ngộ với tôi ở bến bờ tự do)! Sau khi ăn trưa với hai chú em, mua ít đồ đạt cần dùng ở khu gia binh, đưa hai chú về phòng dặn dò “chỉ ở yên trong phòng dù bất cứ biến cố gì”. Tôi tất tả vào phi đoàn điểm danh và ứng trực để chờ phi vụ hành quân.
Đêm 28 tháng 4, năm 1975. Tôi vẫn bình thản nhận phi vụ hành quân như mọi lần. Tôi được cắt bay phi vụ Tinh Long 2 từ 8g tối đến 10g đêm. Tôi nhớ như in cảm giác hồi hộp tột độ đêm hôm đó. Mỗi lần nhớ đến lại rùng mình. Cất cánh bay về hướng Lộc Ninh nhưng vừa qua Thủ Dầu Một không bao lâu, chúng tôi đã nằm trên vùng trách nhiệm. Điều đó có nghĩa là chiến trường không còn xa thành phố bao nhiêu. Tôi nói “bình thản” vì không có chọn lựa nào khác và không tin Saigon có thể thất thủ nhanh chóng hơn Nam Vang được. Với đầu óc vô tư của tôi lúc đó, tôi vững tin vào tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân đội Miền Nam sau hơn 7 năm dài làm lính. Những chiến công hiển hách, lẫy lừng của quân đội Miền Nam, ngoài sức tưởng tượng của thế giới tự do cũng như cộng sản qua hai trận đánh long trời lỡ đất trong dịp Tết Mậu Thân và Mùa Hè Đỏ Lửa, cho tôi niềm kiêu hãnh và tin tưởng.
Chúng tôi bay ở cao độ 10 ngàn bộ trên đường tới vùng trách nhiệm. Vừa tới “đầu ngỏ”, địch quân đã dàn chào chúng tôi bằng đủ loại phòng không, thắp sáng rực trời như màn pháo bông ở lúc cuối cùng của cuộc lễ mừng Độc Lập ở Hoa Kỳ mỗi năm. Hai mươi con mắt mở banh để canh chừng “đóm lửa xanh SA7”. Dưới mặt đất từng đoàn xe vận tải đủ loại của địch quân, nối dài vô tận, mở đèn sáng choang một cách tự tin, nối đuôi nhau chạy về hướng Saigon. Có vài lần anh Trưởng Phi Cơ hỏi ý kiến anh em có chuẩn bị tinh thần để xung trận hay không. Dường như không có một ai trong 9 người còn lại trên tàu có chút ngần ngại nào khi trả lời YES! Ai cũng đang căng thẳng, hồi hộp tột bực nhưng cái chết dù có lởn vởn trong đầu mọi người mà không còn có sự chọn lựa nào khác là khai hỏa.
Tuy nhiên, cứ mỗi lần nhào xuống nhập trận là phòng không cứ như đan lưới, sáng rực trời lại phải vã mồ hôi bay lên cao khỏi tầm phòng không. Phải rất dè dặt sử dụng trái sáng MK24 chống SA7 nhưng cũng đã bắn ra hơn chục lần! Ôi! Không có nỗi khó chịu, hồi hộp nào bằng khi lâm trận mình chưa bắn được viên nào còn địch quân cứ bắn xối xả như mưa! Kinh nghiệm bao nhiêu lần đánh trận, chỉ khi nào mình khai hỏa thì lúc đó mới hết hồi hộp. Nhưng cả 2 tiếng đồng hồ trên vùng, 4 khẩu đại bác minigun 6 nòng và 2 con gà cồ đại pháo 20 ly 6 nòng hôm nay hoàn toàn im tiếng. Chúng tôi không có lấy một cơ hội để khai hỏa vì không thể bay lọt qua được màn lưới phòng không. Ai cũng hiểu đạn minigun không ăn nhằm gì ở cao độ quá 5 ngàn bộ và đại pháo cũng chẳng ăn nhập gì nếu trên 6 ngàn bộ. Tự nhiên tôi có cái mơ ước lạ lùng “Phải chi mình có đầy đủ đạn dược thì cũng bắn xả láng hù dọa địch quân và để cho mọi người bớt hồi hộp”. Chúng tôi rời vùng trong nỗi uất hận sau khi bàn giao vùng trách nhiệm cho Tinh Long 3.
Sau khi hoàn tất nhiệm vụ tôi hối hả chạy về cư xá. Chỉ hơn vài tiếng sau, đạn pháo kích của địch quân bắt đầu ầm vang khắp căn cứ. Vừa tờ mờ sáng, tôi ra khỏi phòng để quan sát chung quanh. Đối diện cư xá là trại huấn luyện binh sĩ KQ; thường ngày ra vào nhộn nhịp giờ đã vắng lặng khác thường. Tôi đảo qua một vòng thu nhặt những súng ống, đạn dược vất bừa bãi đem về phòng với ý nghĩ thừa sức cho ba anh em chiến đấu tới cùng. Xong tôi lấy xe chạy lên khu gia binh, đến ngay tiệm tạp hóa của Tr/S Ngọn (một nhân viên phi hành vừa bay tối qua với tôi) mua thêm nhiều gạo và nước mắm. Mặc dù dọc đường thấy người người ngược xuôi xuôi ngược, tiếng pháo kích ầm vang đây đó nhưng tôi vẫn không hề nghĩ tới là phải tìm phương tiện ra đi. Về tới nơi thấy hai chú em lo lắng hỏi tôi tính sao? Tôi thản nhiên nói rằng “anh em mình có đủ thực phẩm và súng đạn để tử chiến”. Hai chú nhỏ lần đầu tiên trong đời được rờ tới súng đạn nên có vẻ an tâm.
Bỗng nhiên tôi chợt nghĩ tới bạn bè các phòng bên cạnh, tôi đi gõ cửa từng phòng nhưng hoàn toàn vắng tanh. Trước cửa phòng của Nguyễn Đồng Khuyến (bạn cùng khóa C130) có nồi cơm và nồi thức ăn còn nguyên vẹn nhưng cửa khóa, then cài. Tôi mang về phòng nhưng lòng tôi nôn nóng kỳ lạ, vô cùng bất an. Tôi bảo hai chú nhỏ ăn cơm trước, ở kỹ trong phòng, tôi lấy xe chạy vào phi đoàn để xem sự thể ra sao. Chạy ngang qua khu cư xá của nữ quân nhân KQ thấy rộn rịp xe cứu thương, cứu hỏa. Tôi chạy một mạch vào phi đoàn… ôi cảnh tượng hoang tàn, vài quân nhân đang ngược xuôi, dớn dác không ai có cơ hội chào hỏi ai như thường lệ. Tôi chạy vụt về cư xá bốc hai chú em đèo nhau trên chiếc Lambrettit của tôi chạy ra khu đậu Tinh Long tìm kiếm. May mắn gặp một chú em làm ở Phi Đạo chạy theo tôi cùng tôi tìm máy bay. “Tìm được máy bay ông thầy cho em đi với nghe”. “Dĩ nhiên rồi”.
Những nơi chú Phi Đạo hướng dẫn tới đều đã không còn máy bay. Hai xe bốn người chạy tiếp tục tìm hết bãi đậu này sang bãi đậu khác dưới những tiếng hú của đạn pháo kích của địch rót vào phi trường và kẻ chạy đông người chạy tây trong vô vọng…
Cuối cùng tìm được chiếc Tinh Long ở ngay sát Trạm Hàng Không Quân Sự còn khả dụng, mũi tàu đang hướng ra ngoài. Chú em Phi Đạo leo lên cánh cho biết 2 bình xăng đầy và cho biết chỉ một số đồng hồ không quan trọng hư hỏng mà thôi. Sau khi xem tình trạng chung bên ngoài, tất cả đều tốt. Tôi vào phòng lái quay máy… mừng quá, máy nổ ngon lành, một số đồng hồ không quan trọng lắm bị malfunction (kim nằm ở vệt đỏ). Tôi quyết định ra đi. Thò đầu ra cửa sổ phòng lái gọi chú Phi Đạo và hai em nhưng không thấy đâu. Tôi hoảng hốt tắt máy nhảy xuống đất thấy chú em Phi Đạo ngồi trên chiếc xe hơi màu trắng, mui trần đang nổ máy! Chú nói với tôi rằng “thôi anh em ông thầy đi trước, em lấy xe chạy về nhà rước gia đình rồi tìm cách đi sau, xong chạy biến ra phía cổng!” Tôi nghĩ chú ấy vừa lượm được chiếc xe này của ai đó đã bỏ lại nên muốn dùng làm phương tiện về đưa nhiều người thân cùng đi. Nhưng tình hình này nếu chú ấy ra khỏi cổng thì kể như không còn cơ hội ra đi được nữa; có lẽ tôi đang ngẩn ngơ, hốt hoảng nên cũng chẳng nói được lời nào! Hơn nữa, tôi lại đang bậng khuâng tìm kiếm hai chú em. Vừa lúc đó thấy vài người bạn chung phi đoàn xuất hiện bất ngờ, nhảy lên tàu quay máy, taxi ra khỏi bến đậu! Tôi kinh hoàng đứng ngay trước mũi tàu cố khoa tay cản tàu lại nhưng con tàu vẫn phom phom chạy tới làm tôi phải nhanh chân nhảy ra chỗ an toàn, con tàu vẫn tiếp tục đi về phía phi đạo.
Đang đứng lớ ngớ với nỗi lòng vô cùng tức bực thì thấy hai chú em đang chạy về phía tôi! Tôi hét lên “tại sao bỏ đi đâu vậy?” Chú lớn bình tĩnh nói “tụi em xin lỗi anh Tư, hai đứa em không muốn đi, tính chạy về Bình Tuy tìm Ba Mẹ và anh chị em nhưng ra cổng không được, đầy nghẹt người là người, la ó phản đối om sòm nhưng Quân Cảnh bắn chỉ thiên rất gắt, rồi bắn cả xuống đất làm mọi người hoảng sợ lui vào”. Nghe nó nói tôi chợt nhớ tới Ba Mẹ và các em muốn khóc! Chưa biết hành xử ra sao thì nghe thấy anh Phan Vũ Điện chạy xe pick up của KQ ngang qua vẫy gọi “Thuận, chạy theo anh nè, anh đang cần copilot”. Ba anh em vọt chạy theo. Lúc này pháo kích đã rất thưa. Chạy tới phía bắc của phi đạo gần khu Hàng Không Việt Nam, 3 anh em vọt ngay lên tàu cùng lúc với một số đông người ùa tới chen lấn nhau nhảy lên. Tôi và anh Điện làm việc như một chiếc máy, đưa tàu rời khỏi bến đậu hướng thẳng ra phi đạo cất cánh. Đường băng lổ chổ vì đạn pháo kích của địch quân, lấy hết ga cố tăng tốc độ thật nhanh để kéo tàu lên trước khi hết đường băng. Tàu rời khỏi mặt đất rung liên hồi vì chưa đủ tốc độ cần thiết. Anh Điện tăng cao độ thật chậm và tôi ngồi thầm cầu nguyện trong nỗi lo sợ tột cùng.
Tôi nghĩ trong đầu có thể chiếc tàu bị triệt nâng bất cứ lúc nào, tai nghe trên tần số mọi người nói với nhau “phải quẹo trái chỗ Trường Đua Phú Thọ về hướng biển để tránh phòng không của địch quân”. Chưa quân bình được tốc độ mà còn phải quẹo gấp… chết là cái chắc! Anh Điện với bao nhiêu kinh nghiệm trận mạc già dặn nên bình tĩnh hơn tôi rất nhiều. Anh từ từ đưa con tàu lên cao dần về phía Côn Sơn. Tôi thở phào và đổi tay lái cho anh Điện nghỉ xả hơi chút đỉnh trong khi con tàu vẫn chậm chạp tăng cao độ! Đến lúc này, bình tĩnh mới thấy một buồng lái đầy người, ít nhất 3-4 ông chức sắc cùng chạy với mình trong đó có ông Hoàng Nuôi, Trung tá PDT Tinh Long của tôi! Mỗi ông mỗi ý. Ông thì muốn đi Côn Sơn, ông muốn xuống Dương Đông Phú Quốc, ông muốn đi Bangkok, ông nói Utapao, có ông lại muốn đáp xuống nước (ditching) sát Hạm Đội 7 của Hoa Kỳ đang chờ ngoài khơi (?)… Cải nhau chí chóe làm anh Điện điên đầu quát lên “Các ông làm ơn im giùm, tôi là TPC của chiếc tàu này và tôi là người quyết định”! Tuy vậy vẫn không ngớt tiếng bàn tán xôn xao dù không còn lộn xộn như trước! Cuối cùng anh Điện quyết định đi Utapao. Tôi dò tần số để nghe ngóng tin tức của phe mình và tin tức phi trường…
Đáp xuống Utapao sau hơn hai tiếng bay. Tàu vừa vào chỗ đậu được quân nhân Mỹ hướng dẫn. Trước khi xuống tàu, chúng tôi buộc phải để lại tất cả vũ khí đạn dược. Có khám xét cẩn thận. Chúng tôi được hướng dẫn vào trạm và một đội quân nhân Mỹ túa tới chiếc tàu và sơn bỏ lá cờ VNCH! Chúng tôi hoang mang và đau buồn vô cùng nhưng cũng vừa lúc gặp lại rất đông bạn bè đã tới trước đang ồn ào tranh cãi về gia đình, vợ con đã được đem ra Côn Sơn sáng sớm hôm nay. Bây giờ tôi mới biết là bên C130 đã cho phép một số gia đình đi trước!
Ở Thái Lan vài hôm, khi những gia đình ở Côn Sơn tới nơi, gồm có các ông thần đã lấy máy bay của tôi ngày hôm trước; tôi rất quạu nhưng cũng phải cười trừ vì giờ đây ai cũng chung thân phận. Chúng tôi làm thủ tục kẻ trước người sau chuyển đi trại tạm cư Orote Point, Guam. Ở đây được khoảng tuần lễ, anh em tôi được chuyển lên căn cứ Anderson làm thủ tục đi trại tỵ nạn Eglin AFB.
Nhớ lại câu chuyện vui trong chuyến bay từ căn cứ Anderson tới Eglin AFB. Chúng tôi được di chuyển bằng loại máy bay vận tải không lồ C5 của Không Quân Mỹ nên chuyên chở rất đông người tỵ nạn, đủ mọi thành phần, nhiều binh chủng, kể cả dân sự. Trên đường bay bổng nhiên một số người trên tàu bị chứng đau mắt cấp tính. Các nhân viên phi hành đoàn người Mỹ thông báo trên hệ thống loa phóng thanh trang bị trong lòng tàu
- Chúng tôi cần một vị Bác Sĩ giúp phân phát thuốc men và chỉ dẫn cách giữ vệ sinh để chống lây nhiễm cho vài bệnh nhân trên tàu?Câu hỏi được lặp đi lặp lại vài lần nhưng vẫn chưa thấy ai lên tiếng, trong lúc tôi cần đi phòng vệ sinh nên đứng dậy tiến về restroom phía trước. Ai ngờ một nhân viên phi hành kéo tuột tôi lên phòng lái hỏi
- Ông là Bác Sĩ hả?
- Tôi không phải nhưng tôi trước có học trường y khoa vài năm
- Vậy thì được rồi, ông có thể giúp chúng tôi phân phát thuốc cho người đang bị đau mắt cấp tính và chỉ dẫn cách giữ vệ sinh chung cho mọi người.
Tôi chưa kịp phản ứng gì thì anh ta chỉ cho tôi một tủ thuốc tây, mở ra bảo tôi đọc instruction của mấy chai thuốc nhỏ mắt rồi nói lại cho bệnh nhân biết. Họ cũng đưa cho tôi một hộp đựng khăn dùng để cấp phát cho những người đau mắt. Tôi ú ớ không ra lời nhưng… lỡ rồi tới luôn vì cho đến lúc này vẫn chưa có ai lên tiếng. Tôi cầm mấy chai thuốc và xin một bình nước ấm để ngâm hết hộp khăn rồi tiến về những người đang mắc bệnh, đưa cho mỗi người một chai thuốc và một chiếc khăn, chỉ cách dùng theo lời chỉ dẫn in sẵn trên lọ sau khi lau mắt sạch sẽ bằng những chiếc khăn riêng biệt. Tôi đề nghị cho nhóm người này ngồi tách biệt ra một chỗ khác để giảm thiểu sự lây nhiễm. Một số hành khách thấy tôi loay hoay “làm Bác Sĩ” tưởng thật nên lại xin thuốc nhức đầu. Sẵn phân phát luôn một số thuốc nhức đầu, đau bụng cho những người có nhu cầu…
Tôi tưởng tôi cần đi phòng vệ sinh nhưng bị lôi kéo cả tiếng đồng hồ sau mới có giờ đi được (có lẽ ú ớ quá nên quên luôn việc cần làm). Khi tôi về lại chỗ ngồi thì ông thần bạn thân, Phát Volley (vua đánh bóng chuyền của SD5KQ), ngó tôi cười ha hả chế nhạo, “mầy là Bác sĩ hồi nào sao tao không biết”. Tôi ngượng đỏ mặt nhưng cũng cố đùa lại “mầy đừng để bị bệnh tao sẽ đè mấy ra chích vào mông nha con”.
Nhập trại Eglin được vài tuần thì hai gia đình chúng tôi gồm Phát Volley cùng vợ với một con nhỏ và tôi với hai chú em được bà già nuôi người Mỹ làm giấy tờ bảo lãnh về sống cùng gia đình bà ở San Antonio, Texas. Thứ Bảy, ngày 26 tháng 5, năm 1975 lũ chúng tôi xuất trại bằng phương tiện hàng không dân sự. Ngày Chủ Nhật 6 người chúng tôi được bà già đưa đi nhà thờ. Ngày thứ Hai tiếp theo, tôi và Phát đi làm thợ vịn bán thời gian cho một ông hội viên nhà thờ chuyên môn sửa chữa nhà cửa… Và kể từ hôm đó, chúng tôi bắt đầu tự lực cánh sinh, nếm thừa ứa mùi nhục vinh của đời sống tỵ nạn tha hương.
Mùa Hạ 2013
**********
Ghi chú thêm:
1. Phi Đoàn Tinh Long 821 có gần 300 nhân viên phi hành, bay loại Stinger AC119K là loại vận tải tác chiến tối tân nhất của KQ VNCH thời bấy giờ. Chuyên môn yểm trợ chiến trường ban đêm khắp 4 Vùng Chiến Thuật. Ngoài tổng hành dinh của phi đoàn nằm tại Không Đoàn 53 Chiến Thuật, thuộc Sư Đoàn 5 KQ, căn cứ Tân Sơn Nhất còn có 2 Biệt Đội, một ở Phù Cát, một ở Đà Nẵng. Biệt Đội luân chuyển mỗi 2 tuần tới 1 tháng tùy theo nhu cầu chiến trường. Giờ hoạt động của Tinh Long từ 6g chiều tới 6g sáng, gồm 6 phi vụ chính, mỗi phi vụ bao vùng ít nhất 2 tiếng đồng hồ và 2 phi vụ ứng chiến.
2. Vài nét về phi cơ AC119K Stinger.
Rất hữu hiệu trong chiến trường chống biển người, chống đoàn xe tăng. Hai động cơ hiệu Wright R-3350s với 3,500 mã lực mỗi máy. Và hai ống phản lực hiệu General Electric J85-GE-17 với lực đẩy 2850 lbs. mỗi chiếc. Hỏa lực trang bị gồm 4 khẩu đại liên 6 nòng, MXU-470/A 7.62 mm “miniguns”, với 21,500 viên đạn cho mỗi khẩu, và 2 khẩu đại pháo 20 mm, M61-A1, 6 nòng với 3,000 viên đạn mỗi khẩu. Tất cả được điều khiển bằng hệ thống điện tử tinh vi.
Nó cũng được trang bị 24 trái sáng hiệu MK 24 để chống hỏa tiễn tầm nhiệt và ống phóng hiệu LAU-74/A. Phi công có thể cho khai hỏa hoàn toàn tự động, bán tự động hoặc tự điều khiển. Chiếc Stinger cũng có một hệ thống radar hồng ngoại tuyến tối tân gồm các máy APQ-136, AAD-4 (FLIR), và hệ thống điện tử báo động APR-25/26 (ECM). Phi hành đoàn tiêu chuẩn có 10 nhân viên, gồm 5 Sĩ Quan (pilot, copilot, navigator, night observation sight (NOS) operator, radar/FLIR operator), và 5 HSQ (1 cơ khí phi hành, 1 nhân viên trái sáng và ba nhân viên vũ khí). Stinger có tốc độ chiến đấu 180 knots/g; thời gian bay khoảng 5 tiếng cộng thêm 30 phút dự trữ). Khả năng của Stinger rất hữu hiệu ở độ cao từ 3.500 – 5.500 ft trên mặt đất (AGL).
Stinger có rất nhiều ưu điểm nhưng có một khuyết điểm quá lớn là to xác và chậm chạp, dễ làm mồi cho cao xạ, phòng không, và hỏa tiễn tầm nhiệt của địch quân. Chúng tôi thường gọi đùa Stinger là “quan tài bay”! Các loại chiến đấu cơ nhanh như chớp còn bị dính chấu huống gì 180 knots/giờ… nhưng thực sự có ai bao giờ bay tới tốc độ đó ở chiến trận đâu!
hoiquanphidung.com
Biên Hùng chuyển