Mỗi Ngày Một Chuyện
Răng Đen Mã Tấu - Khuất Đẩu
Khuất Đẩu
Mẹ tôi, nhuộm răng đen. Như cô tôi, bà tôi. Một màu đen như tóc mọc trên đầu, như áo quần họ mặc. Chính hàm răng ấy đã nhai những hạt cơm trắng đầu đời mớm vào miệng tôi. Như chim cánh cụt mớm mồi cho con của nó. Nhớ về mẹ, tôi nhớ nhất hàm răng đen của bà.
Tôi nhớ me tôi, thuở thiếu thời
Lúc người còn sống tôi lên mười;
Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,
Áo đỏ người đưa trước dậu phơi.
Hình dáng me tôi chửa xóa mờ
Hãy còn mường tượng lúc vào ra:
Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè trước dậu thưa.
Những
câu thơ hiền hậu nói trên là của Lưu Trọng Lư, ra đời cùng lúc với "con
nai vàng ngơ ngác"*. Những câu thơ không đẹp như trong bài Tiếng Thu,
nhưng hình dáng mẹ trong bài Nắng Mới thì đẹp xiết bao. Nét cười đen
nhánh sau tay áo ấy còn được nhà thơ của "Lá Diêu Bông" làm cho nó trở
nên rực rỡ hơn:
Những cô hàng xén răng đen
Cười như mùa thu tỏa nắng
Trước
đó hơn hai trăm năm, Nguyễn Huệ, không là nhà thơ nên không thấy mùa
thu tỏa nắng, nhưng ông thấy hồn dân tộc sáng ngời trong chính màu đen
từ thủa Hùng Vương cho đến đời anh em ông. Và giữ độc lập cũng chính là
giữ cái quyền được để răng đen, được ăn trầu và để tóc dài, đánh cho nó
biết nước Nam anh hùng tri hữu chủ, là để nó biết hữu chủ ngay từ chuyện
nhỏ nhặt như thế..
Có thể nói, răng đen là hình ảnh tượng trưng bình dị nhất của dân tộc ta, cho dù chưa được văn minh như người nhưng không thể nói là man rợ. Lại càng không phải là ác độc, tàn bạo, nhất là với chính cha mẹ, anh em, xóm giềng, làng nước.
Vậy mà, sau 1945, cái màu đen ấy bỗng thêm một cái đuôi đáng sợ. Không còn đen nhánh sau tay áo, không còn mùa thu tỏa nắng, mà là răng đen mã tấu!
Tự đâu mà có bốn tiếng xa lạ dường ấy trong tiếng nước tôi, nghe lịch kịch xủng xoẻng như tiếng khảo tra?
Phải trở lại những năm sau cuộc cướp
chính quyền, những năm mà xác chết cụt đầu nổi đầy sông. Chính những
người cộng sản đầu tiên, thời ấy hãy còn nhuộm răng đen, đêm đêm vác mã
tấu đi chặt đầu những ai không cùng đảng với họ, những ai làm việc cho
Pháp, Nhật. Chỉ
cần gắn cho hai tiếng Việt gian là đi đứt sinh mệnh của một con người.
Rồi cũng chính họ, mười năm sau, nhảy lên xác bà Nguyễn Thị Năm đạp cho
lọt vào hòm, mở đầu cho những cuộc đấu tố kinh hoàng đến cả mấy chục vạn
người chết vì hai tiếng địa chủ.
Bốn
tiếng "răng đen mã tấu" chắc là do thân nhân của những nạn nhân oan ức
kia kêu lên trong kinh hoàng và khinh miệt. Nó gọi đúng tên một giai cấp
mới, gồm những kẻ mông muội, chỉ biết tin theo Đảng.
Đến nay, họ cũng rơi rụng gần hết theo quy luật thời gian, dăm ba kẻ còn
lại thì nghễnh ngãng tuy được tôn là tiền bối cách mạng.
Nhưng
con cháu họ, đương nhiên răng trắng bóng, không mặc áo bà ba đen mà
veste đen, không xách mã tấu mà xách cặp vi vu bay lượn khắp nơi. Giờ,
họ văn minh không thua gì ai, nhưng cái bản năng răng đen mã tấu vẫn
còn trong những đạo luật và nghị định mà họ đặt ra, làm chết dần chết
mòn một thứ có màu đen muôn thủa là dân đen.
Khuất Đẩu
Tháng tư, 2015
* Sau
75, Lưu Trọng Lư vào thăm chơi miền nam. Có người hỏi ông về con nai
vàng trong bài Tiếng Thu, ông bảo nó không còn ngơ ngác nữa vì đã có
Đảng lãnh đạo.
http://www.yeunuocvietnam.org/DirectDetails.aspx?pageid=1605&Category=BaiMoi&GroupName=B%C3%A0i%20M%E1%BB%9Bi%20Nh%E1%BA%A5t
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
Răng Đen Mã Tấu - Khuất Đẩu
Khuất Đẩu
Mẹ tôi, nhuộm răng đen. Như cô tôi, bà tôi. Một màu đen như tóc mọc trên đầu, như áo quần họ mặc. Chính hàm răng ấy đã nhai những hạt cơm trắng đầu đời mớm vào miệng tôi. Như chim cánh cụt mớm mồi cho con của nó. Nhớ về mẹ, tôi nhớ nhất hàm răng đen của bà.
Tôi nhớ me tôi, thuở thiếu thời
Lúc người còn sống tôi lên mười;
Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,
Áo đỏ người đưa trước dậu phơi.
Hình dáng me tôi chửa xóa mờ
Hãy còn mường tượng lúc vào ra:
Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè trước dậu thưa.
Những
câu thơ hiền hậu nói trên là của Lưu Trọng Lư, ra đời cùng lúc với "con
nai vàng ngơ ngác"*. Những câu thơ không đẹp như trong bài Tiếng Thu,
nhưng hình dáng mẹ trong bài Nắng Mới thì đẹp xiết bao. Nét cười đen
nhánh sau tay áo ấy còn được nhà thơ của "Lá Diêu Bông" làm cho nó trở
nên rực rỡ hơn:
Những cô hàng xén răng đen
Cười như mùa thu tỏa nắng
Trước
đó hơn hai trăm năm, Nguyễn Huệ, không là nhà thơ nên không thấy mùa
thu tỏa nắng, nhưng ông thấy hồn dân tộc sáng ngời trong chính màu đen
từ thủa Hùng Vương cho đến đời anh em ông. Và giữ độc lập cũng chính là
giữ cái quyền được để răng đen, được ăn trầu và để tóc dài, đánh cho nó
biết nước Nam anh hùng tri hữu chủ, là để nó biết hữu chủ ngay từ chuyện
nhỏ nhặt như thế..
Có thể nói, răng đen là hình ảnh tượng trưng bình dị nhất của dân tộc ta, cho dù chưa được văn minh như người nhưng không thể nói là man rợ. Lại càng không phải là ác độc, tàn bạo, nhất là với chính cha mẹ, anh em, xóm giềng, làng nước.
Vậy mà, sau 1945, cái màu đen ấy bỗng thêm một cái đuôi đáng sợ. Không còn đen nhánh sau tay áo, không còn mùa thu tỏa nắng, mà là răng đen mã tấu!
Tự đâu mà có bốn tiếng xa lạ dường ấy trong tiếng nước tôi, nghe lịch kịch xủng xoẻng như tiếng khảo tra?
Phải trở lại những năm sau cuộc cướp
chính quyền, những năm mà xác chết cụt đầu nổi đầy sông. Chính những
người cộng sản đầu tiên, thời ấy hãy còn nhuộm răng đen, đêm đêm vác mã
tấu đi chặt đầu những ai không cùng đảng với họ, những ai làm việc cho
Pháp, Nhật. Chỉ
cần gắn cho hai tiếng Việt gian là đi đứt sinh mệnh của một con người.
Rồi cũng chính họ, mười năm sau, nhảy lên xác bà Nguyễn Thị Năm đạp cho
lọt vào hòm, mở đầu cho những cuộc đấu tố kinh hoàng đến cả mấy chục vạn
người chết vì hai tiếng địa chủ.
Bốn
tiếng "răng đen mã tấu" chắc là do thân nhân của những nạn nhân oan ức
kia kêu lên trong kinh hoàng và khinh miệt. Nó gọi đúng tên một giai cấp
mới, gồm những kẻ mông muội, chỉ biết tin theo Đảng.
Đến nay, họ cũng rơi rụng gần hết theo quy luật thời gian, dăm ba kẻ còn
lại thì nghễnh ngãng tuy được tôn là tiền bối cách mạng.
Nhưng
con cháu họ, đương nhiên răng trắng bóng, không mặc áo bà ba đen mà
veste đen, không xách mã tấu mà xách cặp vi vu bay lượn khắp nơi. Giờ,
họ văn minh không thua gì ai, nhưng cái bản năng răng đen mã tấu vẫn
còn trong những đạo luật và nghị định mà họ đặt ra, làm chết dần chết
mòn một thứ có màu đen muôn thủa là dân đen.
Khuất Đẩu
Tháng tư, 2015
* Sau
75, Lưu Trọng Lư vào thăm chơi miền nam. Có người hỏi ông về con nai
vàng trong bài Tiếng Thu, ông bảo nó không còn ngơ ngác nữa vì đã có
Đảng lãnh đạo.
http://www.yeunuocvietnam.org/DirectDetails.aspx?pageid=1605&Category=BaiMoi&GroupName=B%C3%A0i%20M%E1%BB%9Bi%20Nh%E1%BA%A5t