Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Rạp chiếu bóng ở Hà Nội thời xưa

Ngày xưa, trò chơi ở Hà Nội đơn giản lắm: Lấy đá mài thành bi, đẽo gỗ thành con quay hoặc con gái thì chơi rồng rắn lên mây, thả đỉa ba ba, chơi chuyền,

Ngày xưa, trò chơi ở Hà Nội đơn giản lắm: Lấy đá mài thành bi, đẽo gỗ thành con quay hoặc con gái thì chơi rồng rắn lên mây, thả đỉa ba ba, chơi chuyền, nhảy dây, chọi chua me, ra bãi cỏ dùng hai cỏ gà chọi nhau. Con trai thích nhất chặt cành ổi làm súng cao su đi bắn chim. Nhưng có lẽ thú vui hấp dẫn nhất là được xem chiếu bóng - cinéma. 


Đơn giản nhất là xem cinéma chổng mông: Đặt một chiếc máy chiếu hình rồi lấy chăn trùm lên đầu, mông chổng ra ngoài. Hình ảnh trong phim không có âm thanh chỉ là những chiếc ảnh bất động, người quay phim phải tự thuyết minh. Nhưng cũng sướng tới củ tỉ. Cho nên trẻ con ngày xưa được vào rạp xem chiếu bóng sướng hơn được lên thiên đường. Nhưng khốn nỗi những gia đình trung lưu như Tôi cũng không đủ tiền để thường xuyên được đi xem chiếu bóng. Tôi đành tìm đủ mọi cách để lẻn vào rạp xem phim.

Cách lẻn vào rạp không khó lắm. Cứ thấy lúc nào khách vào đông là mình lẻn vào phía bên kia người soát vé. Nếu người xé vé lại tiếp tên lính chào mào, mũ xanh tua đỏ là lúc lẻn vào rạp dễ nhất. Vào rạp thì không khó, nhưng vào trong rạp thì ngồi đâu mới là nan giải. Người xé vé đầy kinh nghiệm, cứ thấy chú nhóc là tôi khi ấy là hỏi vé rồi xách cổ áo tống ra đường, không cho mấy cái bạt tai là may. Nhưng cũng có lúc gặp dịp may, tôi khéo léo xin khách nhận là con, dắt vào xem là ổn.

Nhà hát lớn Hà Nội xưa.

Thời xưa trẻ con khoảng 10 tuổi đi với người lớn không phải mất vé. Nhưng lâu dần nhân viên soát vé cũng phát hiện ra. Họ không có quyền đuổi tôi ra khỏi rạp chiếu bóng khi có người lớn đi kèm, họ tìm cách đuổi tôi ngay từ ngoài cửa rạp. Tôi đành phải đón khách xin đi nhờ từ xa. Còn nếu hôm nào không tìm được khách, tôi đành phải lẻn bừa vào rạp.

Nhưng khốn nỗi người soát vé đều nhẵn mặt tôi nên khi trốn được vào rạp, tôi phải chui vào toilet, chắc chắn không bao giờ người soát vé lại dám mở cửa nhà vệ sinh kiểm soát. Chờ khi đèn tắt, rạp bắt đầu chiếu độ 15 phút, tôi mới mở cửa nhà vệ sinh, căng mắt trong bóng tối tìm chiếc ghế nào bỏ trống thì ngồi vào. Nhưng cũng có hôm chẳng may người đi xem muộn lại tìm đến đúng ghế tôi ngồi thì chắc chắn bị đuổi thẳng ra và bị mấy cái bạt tai nhẹ để dọa chứ không ai đánh ác cả. Khi từ toilet đi ra, tôi phải cúi thật thấp để tránh soát vé lia đèn pin thấy là toi. Khi tìm ghế trống để ngồi, tôi phải tìm chỗ trống mà hai bên đều đã có người thì soát vé hầu như không phát hiện ra được. Dạo đầu tôi thường sợ hãi, hay ngồi ở hàng ghế trống trên đầu nên rất nhiều lần bị phát hiện.

Rút kinh nghiệm, tôi lại tìm ra cách lẻn vào rạp tuyệt chiêu. Ngày xưa ta gặp lính Tây là sợ tè ra quần, nhất là các lính thất trận ở chiến trường về, tay còn băng bó vết thương thì không ai dám đến gần. Lính Tây thất trận vào ăn ở bất cứ cửa hàng nào đều không phải trả tiền. Ra đường lính Tây thất trận say xỉn có thể ôm chầm lấy cô gái Việt, hôn và sờ ti bừa bãi. Nhưng cũng không dám hiếp dâm hoặc cướp bóc vì lúc đó vẫn có hiến binh pháp - Police militaire - Bây giờ gọi là kiểm soát quân nhân. Còn cảnh sát ngụy trông thấy lính Tây say thất trận, mặt đỏ như gà chọi, súng tiểu liên lăm lăm trên tay, lựu đạn giắt ngang hông thì run như cầy sấy. Chỉ có Police militaire mới đủ sức thu gom những tên này về doanh trại.

Nên muốn lẻn vào rạp chiếu bóng mà họ đã nhẵn mặt tôi, một số rạp chiếu bóng Hà Nội còn dán ảnh tôi để ngoài cửa cảnh cáo và để nhân viên soát vé dễ nhận mặt mà đuổi từ xa, tôi phải nghĩ ra cách mới. Tôi học một số câu tiếng Pháp phổ thông xin lính Tây cho mình theo vào trong rạp thì đến bố tụi xé vé ức đến tận cổ cũng đành bó tay chấm com. Nhưng lại phải nhớ rạp Majestic- rạp Tháng Tám hiện nay - có rất nhiều người Pháp đến xem. Rạp này sang trọng nhất của Hà Nội nằm ở phố Hàng Bài. Rạp này duy nhất ở Hà Nội có hai cửa soát vé, cửa người Việt và một cửa người Pháp. Người Việt xé vé người Việt. Người Pháp xé vé người Pháp.

Rạp này nghiêm lắm, cho nên các loại lính Pháp say rượu cũng phải kiêng nể. Nếu tôi nhờ lính Pháp cho đi kèm thì thằng Tây soát vé không khách khí giải thích cho tên Tây và đuổi thẳng tôi ra ngoài. Có lần nó còn gọi cảnh sát bắt tôi lên đồn. Cảnh sát Việt nhìn tôi biết ngay là loại trẻ con nhà lành nên cũng không đánh đập gì, chỉ giam cho đủ lệ, bắt dọn vệ sinh nhà cửa, lau xe đạp... rồi cho về. Nhưng nếu thiểu âm đức, khi bị bắt có đứa bạn nào trông thấy về mách gia đình thì cả nhà náo loạn, tưởng là việc nghiêm trọng vừa đi vừa khóc, chân tay rụng rời. Thời ấy, dân sợ cảnh sát, sợ pháp luật lắm chứ không nhờn như ngày nay đâu.

Ở Hà Nội, có một nơi tôi thấy thiêng liêng nhất, nếu được vào xem biểu diễn thì sướng đến hơn cả lên thiên đường, đó là Nhà hát Lớn. Lẻn vào Nhà hát Lớn không khó nhưng khó vì tôi cứ bước gần đến là run, thấy nhà hát đồ sộ, nguy nga quá. Đúng là đường đi không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Tôi đành tìm cách đến phía hông của Nhà hát Lớn. Nơi này rất vắng vẻ, chỗ góc tường lại có ống máng. Thế là tôi tìm cách trèo đường ống máng lên rạp vào xem võ sư Vương Bang Phu từ bên Tầu sang biểu diễn.

Nhiều lần trèo thoát vào trong xem ngon ơ. Đi đêm lắm có ngày gặp ma. Một lần, vừa trèo đến tầng 2 thì cảnh sát phát hiện, thổi còi bắn súng chỉ thiên, tôi ngã nhào, may mà áo còn vướng vào ống máng. Đội xếp phải mang chăn căng phía dưới để tôi ngã vào. Tôi bị bắt và nhốt vào đồn cảnh sát. Gia đình phải bảo lãnh mới được tha. Từ đấy tôi cũng cạch đến già. Phòng nhì Pháp nghi tôi định vào gài mìn hoặc đặt thuốc nổ Nhà hát Lớn. Nhưng khi đi truy xét các nơi, thấy các rạp chiếu bóng đều dán ảnh tôi nên chúng cũng bỏ qua.

Cinéma Palace - rạp chiếu bóng sang trọng nhất Hà Nội xưa (nay là rạp công nhân)

Thời ấy, tôi thích nhất những bộ phim về cao bồi - những người anh hùng Mỹ chiến đấu với người da đỏ để mở mang bờ cõi, phim Tắczăng- người rừng, phim Tây Du Ký, phim tâm lý xã hội, thích nhất phim “Cầm bằng theo gió đưa đi” nay dịch là “Cuốn theo chiều gió”. Còn phim “Kiếp Hoa” của Việt Nam thì lúc đó tôi bé quá nên không hiểu gì. Phim Việt Nam thời đó cũng gây được tiếng vang chứ không như phim Việt Nam thời bây giờ.

Hình ảnh cao bồi và Tắczăng còn ảnh hưởng đến xã hội Việt Nam hàng bao năm.

Nhạc sĩ Nguyễn Cường là hình ảnh nguyên mẫu của cao bồi Hà Nội. Nguyễn Cường tuổi ngoài 70, người nhạc sĩ huyền thoại của Việt Nam về nhạc Tây Nguyên.

Ông thân sinh Nguyễn Cường là phi công được hưởng lương hưu của chính quyền Pháp. Nguyễn Cường cũng cao to như cao bồi Mỹ. Anh ăn mặc, để râu, đi đứng làm tôi cứ ngỡ anh vừa phi ngựa từ Mỹ về, nhưng thực ra anh chỉ vừa từ rừng núi Tây Nguyên quê hương anh hùng Núp đến. Nguyễn Cường vừa có cốt cách người Mỹ pha tính chất u mua, lãng mạn của người Pháp, tính hoang dại của núi rừng Tây Nguyên. Nên gặp anh một lần không ai quên được. Có lẽ anh là biểu tượng của người Việt Nam đầu thế kỉ 21 mang tính toàn cầu.

Thường ngày, đi bộ quanh Hồ Gươm, anh đi mà ngang với người chạy nhưng nếu gặp người bạn quen thì anh dừng phắt ngay lại như người đi xe máy phanh gấp. Anh sẵn sàng ngồi xuống ghế đá bên hồ, tâm sự với bạn một cách say sưa. Anh là người chuyển động trong tĩnh tại. Khi tâm sự xong cùng bạn, anh lại đứng phắt dậy và ra đi như một cơn gió, nhưng tôi biết anh vẫn không hề bỏ sót một nét đẹp nào khi đi bát phố quanh Hồ Gươm.

Nguyễn Cường đi nhanh và mạnh mẽ bao nhiêu thì nhạc sĩ Hoàng Giác lại đi chậm rãi, thanh thản như một thiền sư, lại pha chút hào hoa phong nhã của một thái gia đất Kinh kỳ lộng lẫy. Nguyễn Cường và Hoàng Giác ở cùng phố Hàng Bạc. Hoàng Giác nay tuổi đã ngoài 90, là nhạc sĩ cây cao bóng cả loại nhất của Việt Nam còn tồn tại. Dạo này, chắc quá yếu nên nhạc sĩ Hoàng Giác đã mua nhà và về ở khu Đầm Trấu, tạm biệt hay vĩnh biệt Hồ Gươm?

Nguyễn Bảo Sinh

MM chuyển


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Rạp chiếu bóng ở Hà Nội thời xưa

Ngày xưa, trò chơi ở Hà Nội đơn giản lắm: Lấy đá mài thành bi, đẽo gỗ thành con quay hoặc con gái thì chơi rồng rắn lên mây, thả đỉa ba ba, chơi chuyền,

Ngày xưa, trò chơi ở Hà Nội đơn giản lắm: Lấy đá mài thành bi, đẽo gỗ thành con quay hoặc con gái thì chơi rồng rắn lên mây, thả đỉa ba ba, chơi chuyền, nhảy dây, chọi chua me, ra bãi cỏ dùng hai cỏ gà chọi nhau. Con trai thích nhất chặt cành ổi làm súng cao su đi bắn chim. Nhưng có lẽ thú vui hấp dẫn nhất là được xem chiếu bóng - cinéma. 


Đơn giản nhất là xem cinéma chổng mông: Đặt một chiếc máy chiếu hình rồi lấy chăn trùm lên đầu, mông chổng ra ngoài. Hình ảnh trong phim không có âm thanh chỉ là những chiếc ảnh bất động, người quay phim phải tự thuyết minh. Nhưng cũng sướng tới củ tỉ. Cho nên trẻ con ngày xưa được vào rạp xem chiếu bóng sướng hơn được lên thiên đường. Nhưng khốn nỗi những gia đình trung lưu như Tôi cũng không đủ tiền để thường xuyên được đi xem chiếu bóng. Tôi đành tìm đủ mọi cách để lẻn vào rạp xem phim.

Cách lẻn vào rạp không khó lắm. Cứ thấy lúc nào khách vào đông là mình lẻn vào phía bên kia người soát vé. Nếu người xé vé lại tiếp tên lính chào mào, mũ xanh tua đỏ là lúc lẻn vào rạp dễ nhất. Vào rạp thì không khó, nhưng vào trong rạp thì ngồi đâu mới là nan giải. Người xé vé đầy kinh nghiệm, cứ thấy chú nhóc là tôi khi ấy là hỏi vé rồi xách cổ áo tống ra đường, không cho mấy cái bạt tai là may. Nhưng cũng có lúc gặp dịp may, tôi khéo léo xin khách nhận là con, dắt vào xem là ổn.

Nhà hát lớn Hà Nội xưa.

Thời xưa trẻ con khoảng 10 tuổi đi với người lớn không phải mất vé. Nhưng lâu dần nhân viên soát vé cũng phát hiện ra. Họ không có quyền đuổi tôi ra khỏi rạp chiếu bóng khi có người lớn đi kèm, họ tìm cách đuổi tôi ngay từ ngoài cửa rạp. Tôi đành phải đón khách xin đi nhờ từ xa. Còn nếu hôm nào không tìm được khách, tôi đành phải lẻn bừa vào rạp.

Nhưng khốn nỗi người soát vé đều nhẵn mặt tôi nên khi trốn được vào rạp, tôi phải chui vào toilet, chắc chắn không bao giờ người soát vé lại dám mở cửa nhà vệ sinh kiểm soát. Chờ khi đèn tắt, rạp bắt đầu chiếu độ 15 phút, tôi mới mở cửa nhà vệ sinh, căng mắt trong bóng tối tìm chiếc ghế nào bỏ trống thì ngồi vào. Nhưng cũng có hôm chẳng may người đi xem muộn lại tìm đến đúng ghế tôi ngồi thì chắc chắn bị đuổi thẳng ra và bị mấy cái bạt tai nhẹ để dọa chứ không ai đánh ác cả. Khi từ toilet đi ra, tôi phải cúi thật thấp để tránh soát vé lia đèn pin thấy là toi. Khi tìm ghế trống để ngồi, tôi phải tìm chỗ trống mà hai bên đều đã có người thì soát vé hầu như không phát hiện ra được. Dạo đầu tôi thường sợ hãi, hay ngồi ở hàng ghế trống trên đầu nên rất nhiều lần bị phát hiện.

Rút kinh nghiệm, tôi lại tìm ra cách lẻn vào rạp tuyệt chiêu. Ngày xưa ta gặp lính Tây là sợ tè ra quần, nhất là các lính thất trận ở chiến trường về, tay còn băng bó vết thương thì không ai dám đến gần. Lính Tây thất trận vào ăn ở bất cứ cửa hàng nào đều không phải trả tiền. Ra đường lính Tây thất trận say xỉn có thể ôm chầm lấy cô gái Việt, hôn và sờ ti bừa bãi. Nhưng cũng không dám hiếp dâm hoặc cướp bóc vì lúc đó vẫn có hiến binh pháp - Police militaire - Bây giờ gọi là kiểm soát quân nhân. Còn cảnh sát ngụy trông thấy lính Tây say thất trận, mặt đỏ như gà chọi, súng tiểu liên lăm lăm trên tay, lựu đạn giắt ngang hông thì run như cầy sấy. Chỉ có Police militaire mới đủ sức thu gom những tên này về doanh trại.

Nên muốn lẻn vào rạp chiếu bóng mà họ đã nhẵn mặt tôi, một số rạp chiếu bóng Hà Nội còn dán ảnh tôi để ngoài cửa cảnh cáo và để nhân viên soát vé dễ nhận mặt mà đuổi từ xa, tôi phải nghĩ ra cách mới. Tôi học một số câu tiếng Pháp phổ thông xin lính Tây cho mình theo vào trong rạp thì đến bố tụi xé vé ức đến tận cổ cũng đành bó tay chấm com. Nhưng lại phải nhớ rạp Majestic- rạp Tháng Tám hiện nay - có rất nhiều người Pháp đến xem. Rạp này sang trọng nhất của Hà Nội nằm ở phố Hàng Bài. Rạp này duy nhất ở Hà Nội có hai cửa soát vé, cửa người Việt và một cửa người Pháp. Người Việt xé vé người Việt. Người Pháp xé vé người Pháp.

Rạp này nghiêm lắm, cho nên các loại lính Pháp say rượu cũng phải kiêng nể. Nếu tôi nhờ lính Pháp cho đi kèm thì thằng Tây soát vé không khách khí giải thích cho tên Tây và đuổi thẳng tôi ra ngoài. Có lần nó còn gọi cảnh sát bắt tôi lên đồn. Cảnh sát Việt nhìn tôi biết ngay là loại trẻ con nhà lành nên cũng không đánh đập gì, chỉ giam cho đủ lệ, bắt dọn vệ sinh nhà cửa, lau xe đạp... rồi cho về. Nhưng nếu thiểu âm đức, khi bị bắt có đứa bạn nào trông thấy về mách gia đình thì cả nhà náo loạn, tưởng là việc nghiêm trọng vừa đi vừa khóc, chân tay rụng rời. Thời ấy, dân sợ cảnh sát, sợ pháp luật lắm chứ không nhờn như ngày nay đâu.

Ở Hà Nội, có một nơi tôi thấy thiêng liêng nhất, nếu được vào xem biểu diễn thì sướng đến hơn cả lên thiên đường, đó là Nhà hát Lớn. Lẻn vào Nhà hát Lớn không khó nhưng khó vì tôi cứ bước gần đến là run, thấy nhà hát đồ sộ, nguy nga quá. Đúng là đường đi không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Tôi đành tìm cách đến phía hông của Nhà hát Lớn. Nơi này rất vắng vẻ, chỗ góc tường lại có ống máng. Thế là tôi tìm cách trèo đường ống máng lên rạp vào xem võ sư Vương Bang Phu từ bên Tầu sang biểu diễn.

Nhiều lần trèo thoát vào trong xem ngon ơ. Đi đêm lắm có ngày gặp ma. Một lần, vừa trèo đến tầng 2 thì cảnh sát phát hiện, thổi còi bắn súng chỉ thiên, tôi ngã nhào, may mà áo còn vướng vào ống máng. Đội xếp phải mang chăn căng phía dưới để tôi ngã vào. Tôi bị bắt và nhốt vào đồn cảnh sát. Gia đình phải bảo lãnh mới được tha. Từ đấy tôi cũng cạch đến già. Phòng nhì Pháp nghi tôi định vào gài mìn hoặc đặt thuốc nổ Nhà hát Lớn. Nhưng khi đi truy xét các nơi, thấy các rạp chiếu bóng đều dán ảnh tôi nên chúng cũng bỏ qua.

Cinéma Palace - rạp chiếu bóng sang trọng nhất Hà Nội xưa (nay là rạp công nhân)

Thời ấy, tôi thích nhất những bộ phim về cao bồi - những người anh hùng Mỹ chiến đấu với người da đỏ để mở mang bờ cõi, phim Tắczăng- người rừng, phim Tây Du Ký, phim tâm lý xã hội, thích nhất phim “Cầm bằng theo gió đưa đi” nay dịch là “Cuốn theo chiều gió”. Còn phim “Kiếp Hoa” của Việt Nam thì lúc đó tôi bé quá nên không hiểu gì. Phim Việt Nam thời đó cũng gây được tiếng vang chứ không như phim Việt Nam thời bây giờ.

Hình ảnh cao bồi và Tắczăng còn ảnh hưởng đến xã hội Việt Nam hàng bao năm.

Nhạc sĩ Nguyễn Cường là hình ảnh nguyên mẫu của cao bồi Hà Nội. Nguyễn Cường tuổi ngoài 70, người nhạc sĩ huyền thoại của Việt Nam về nhạc Tây Nguyên.

Ông thân sinh Nguyễn Cường là phi công được hưởng lương hưu của chính quyền Pháp. Nguyễn Cường cũng cao to như cao bồi Mỹ. Anh ăn mặc, để râu, đi đứng làm tôi cứ ngỡ anh vừa phi ngựa từ Mỹ về, nhưng thực ra anh chỉ vừa từ rừng núi Tây Nguyên quê hương anh hùng Núp đến. Nguyễn Cường vừa có cốt cách người Mỹ pha tính chất u mua, lãng mạn của người Pháp, tính hoang dại của núi rừng Tây Nguyên. Nên gặp anh một lần không ai quên được. Có lẽ anh là biểu tượng của người Việt Nam đầu thế kỉ 21 mang tính toàn cầu.

Thường ngày, đi bộ quanh Hồ Gươm, anh đi mà ngang với người chạy nhưng nếu gặp người bạn quen thì anh dừng phắt ngay lại như người đi xe máy phanh gấp. Anh sẵn sàng ngồi xuống ghế đá bên hồ, tâm sự với bạn một cách say sưa. Anh là người chuyển động trong tĩnh tại. Khi tâm sự xong cùng bạn, anh lại đứng phắt dậy và ra đi như một cơn gió, nhưng tôi biết anh vẫn không hề bỏ sót một nét đẹp nào khi đi bát phố quanh Hồ Gươm.

Nguyễn Cường đi nhanh và mạnh mẽ bao nhiêu thì nhạc sĩ Hoàng Giác lại đi chậm rãi, thanh thản như một thiền sư, lại pha chút hào hoa phong nhã của một thái gia đất Kinh kỳ lộng lẫy. Nguyễn Cường và Hoàng Giác ở cùng phố Hàng Bạc. Hoàng Giác nay tuổi đã ngoài 90, là nhạc sĩ cây cao bóng cả loại nhất của Việt Nam còn tồn tại. Dạo này, chắc quá yếu nên nhạc sĩ Hoàng Giác đã mua nhà và về ở khu Đầm Trấu, tạm biệt hay vĩnh biệt Hồ Gươm?

Nguyễn Bảo Sinh

MM chuyển


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm