Di Sản Hồ Chí Minh
Rơi nước mắt nhìn học sinh tím tái lội sông đến trường
Để đến lớp học, hàng ngày hơn 80 em học sinh thuộc hai điểm trường A Vương và A Đăng, Trường Tiểu học Tà Rụt (xã Tà Rụt, Đakrông, Quảng Trị) phải lội qua sông Đakrông rộng chừng 100 mét. Nhiều học sinh lội sông đến trường bị té ngã, nước cuốn trôi và vô vàn nguy hiểm khác.
Trường Tiểu học Tà Rụt có 3 điểm trường nằm ven đường mòn Hồ Chí Minh, tổng số 490 học sinh. Trong đó, hai điểm trường A Vương và A Đăng có hơn 80 học sinh sống ở bên kia con sông Đakrông. Để đến lớp học, hàng ngày các em phải liều mình lội qua sông, đối diện với việc bị té ngã ướt hết quần áo, sách vở, thậm chí là nguy cơ bị nước cuốn trôi…
Hàng ngày, hơn 40 em học sinh điểm trường A Vương phải lội sông đến trường. Ảnh: Ngọc Vũ
Cô giáo Nguyễn Thị Vui, chủ nhiệm lớp 5, điểm trường A Vương cho biết, toàn điểm trường có 77 học sinh thì có trên 40 em ở thôn A Liêng, bên kia sông Đakrông rộng khoảng 100 mét.
Mùa nắng, mực nước sông hạ xuống cũng ngập ngang lưng quần các em. Mùa mưa, đặc biệt những ngày lũ lụt kéo dài, nước sông dâng cao, chảy siết các em phải nghỉ học kéo dài cả tuần.
Một học sinh nữ nhìn kỹ đáy sông đển tránh hố sâu, đá lởm chởm. Ảnh: Ngọc Vũ
Thường từ tháng 9 đến tháng 12 mưa lớn, nước sông chảy mạnh, phụ huynh học sinh phải bơm lốp xe ô tô làm phao, cho con ngồi lên rồi kéo qua sông đến trường. Các em bỏ quần áo đi học vào bao nilong, qua được sông mới mặc vào.
“Nhìn cảnh học sinh vượt sông ướt nhẻm, lạnh tái mặt mũi, đối diện với bao nguy hiểm giáo viên chúng tôi không cầm được nước mắt. Thương các em nhưng chỉ biết ngậm ngùi” – cô Vui nói.
Em Hồ Thị Thủy, học sinh lớp 1, điểm trường A Vương cho biết, nhà ở thôn A Liêng, mỗi ngày phải lội qua sông 2 lần để đi học. “Em sợ lắm. Cho chúng em xin một cây cầu để đi học với ạ” – Thủy nói.
Em Hồ Thị Nhên, học sinh lớp 4D, điểm trường A Vương cho hay, có một số bạn khi lội qua sông bị ngã, nước cuốn nhưng may được cứu kịp thời mới thoát nạn. “Mưa to thì bố dùng phao xi đưa qua sông, nếu lũ thì em phải nghỉ học” – Nhên cho hay.
Thương các em, giáo viên ở trường đi xin từng cái áo ấm, mũ len, đôi dép để học sinh bớt lạnh. Thế nhưng, về lâu dài mơ ước có một cây cầu bắc qua sông là điều cần nhất.
Quần áo ướt nhẻm. Mùa đông các em sẽ bị lạnh khi vượt sông như thế này. Ảnh: Ngọc Vũ
Dòng sông nước chảy khá xoáy, nguy hiểm với các em học sinh. Ảnh: Ngọc Vũ
Em Hồ Thị Thủy, học sinh lớp 1, điểm trường A Vương nói: “Mỗi lần qua sông em sợ lắm. Xin cho chúng em một cây cầu”. Ảnh: Ngọc Vũ
Hơn 40 năm cắm bản gieo chữ ở miền núi, thầy Nguyễn Văn Bình, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tà Rụt cho biết, bên kia sông Đakrông có hơn 80 học sinh sống ở 3 thôn A Liêng, A Đăng 1 và Vực Leng, dân cư đông đúc. Vì vậy, rất mong nhà nước, các nhà hảo tâm đầu tư cho một cây cầu, giúp học sinh đến trường an toàn hơn và để nhân dân phát triển kinh tế.
Theo Dân Việt
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Rơi nước mắt nhìn học sinh tím tái lội sông đến trường
Để đến lớp học, hàng ngày hơn 80 em học sinh thuộc hai điểm trường A Vương và A Đăng, Trường Tiểu học Tà Rụt (xã Tà Rụt, Đakrông, Quảng Trị) phải lội qua sông Đakrông rộng chừng 100 mét. Nhiều học sinh lội sông đến trường bị té ngã, nước cuốn trôi và vô vàn nguy hiểm khác.
Trường Tiểu học Tà Rụt có 3 điểm trường nằm ven đường mòn Hồ Chí Minh, tổng số 490 học sinh. Trong đó, hai điểm trường A Vương và A Đăng có hơn 80 học sinh sống ở bên kia con sông Đakrông. Để đến lớp học, hàng ngày các em phải liều mình lội qua sông, đối diện với việc bị té ngã ướt hết quần áo, sách vở, thậm chí là nguy cơ bị nước cuốn trôi…
Hàng ngày, hơn 40 em học sinh điểm trường A Vương phải lội sông đến trường. Ảnh: Ngọc Vũ
Cô giáo Nguyễn Thị Vui, chủ nhiệm lớp 5, điểm trường A Vương cho biết, toàn điểm trường có 77 học sinh thì có trên 40 em ở thôn A Liêng, bên kia sông Đakrông rộng khoảng 100 mét.
Mùa nắng, mực nước sông hạ xuống cũng ngập ngang lưng quần các em. Mùa mưa, đặc biệt những ngày lũ lụt kéo dài, nước sông dâng cao, chảy siết các em phải nghỉ học kéo dài cả tuần.
Một học sinh nữ nhìn kỹ đáy sông đển tránh hố sâu, đá lởm chởm. Ảnh: Ngọc Vũ
Thường từ tháng 9 đến tháng 12 mưa lớn, nước sông chảy mạnh, phụ huynh học sinh phải bơm lốp xe ô tô làm phao, cho con ngồi lên rồi kéo qua sông đến trường. Các em bỏ quần áo đi học vào bao nilong, qua được sông mới mặc vào.
“Nhìn cảnh học sinh vượt sông ướt nhẻm, lạnh tái mặt mũi, đối diện với bao nguy hiểm giáo viên chúng tôi không cầm được nước mắt. Thương các em nhưng chỉ biết ngậm ngùi” – cô Vui nói.
Em Hồ Thị Thủy, học sinh lớp 1, điểm trường A Vương cho biết, nhà ở thôn A Liêng, mỗi ngày phải lội qua sông 2 lần để đi học. “Em sợ lắm. Cho chúng em xin một cây cầu để đi học với ạ” – Thủy nói.
Em Hồ Thị Nhên, học sinh lớp 4D, điểm trường A Vương cho hay, có một số bạn khi lội qua sông bị ngã, nước cuốn nhưng may được cứu kịp thời mới thoát nạn. “Mưa to thì bố dùng phao xi đưa qua sông, nếu lũ thì em phải nghỉ học” – Nhên cho hay.
Thương các em, giáo viên ở trường đi xin từng cái áo ấm, mũ len, đôi dép để học sinh bớt lạnh. Thế nhưng, về lâu dài mơ ước có một cây cầu bắc qua sông là điều cần nhất.
Quần áo ướt nhẻm. Mùa đông các em sẽ bị lạnh khi vượt sông như thế này. Ảnh: Ngọc Vũ
Dòng sông nước chảy khá xoáy, nguy hiểm với các em học sinh. Ảnh: Ngọc Vũ
Em Hồ Thị Thủy, học sinh lớp 1, điểm trường A Vương nói: “Mỗi lần qua sông em sợ lắm. Xin cho chúng em một cây cầu”. Ảnh: Ngọc Vũ
Hơn 40 năm cắm bản gieo chữ ở miền núi, thầy Nguyễn Văn Bình, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tà Rụt cho biết, bên kia sông Đakrông có hơn 80 học sinh sống ở 3 thôn A Liêng, A Đăng 1 và Vực Leng, dân cư đông đúc. Vì vậy, rất mong nhà nước, các nhà hảo tâm đầu tư cho một cây cầu, giúp học sinh đến trường an toàn hơn và để nhân dân phát triển kinh tế.
Theo Dân Việt