Cà Kê Dê Ngỗng
Rửa tiền bằng nghệ thuật - thú tiêu khiển đang lên tại Trung Quốc
Tại Hồng Kông vào ngày 24/8 vừa qua diễn ra một buổi bán đấu giá chiếc huy chương của nhà độc tài Đài Loan Chiang Kai-sheik. Mặc dù theo Bộ Quốc phòng Đài Loan, đó là đồ giả, còn chiếc huy chương thực sự đã được chôn cất với người chủ của nó từ năm 1975, nhưng số lượng các doanh nhân Trung Quốc tham dự vẫn nườm nượp.
Đó chỉ là một trong vô số các sự kiện giao dịch bùng nổ trên thị trường nghệ thuật Trung Quốc, mà theo ước tính, quy mô 4,79 tỷ USD vào năm ngoái đã vượt cả Mỹ và Anh để trở thành thị trường lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, dưới con mắt của một số chuyên gia, sự phát triển đó chỉ để che mắt dư luận. Thực chất chúng là công cụ giúp tiêu thụ những đồng tiền bẩn do gian lận thương mại, tham nhũng và nhiều tệ nạn khác.
Theo ông Sergey Skaterschikov, người sáng lập công ty nghiên cứu thị trường nghệ thuật Skate, nhu cầu rửa tiền tại Trung Quốc là thực sự. Rất khó để xác định mức giá cho 1 sản phẩm nghệ thuật nên là 100 USD hay 10 triệu USD bởi những giá trị đó thuộc về cảm nhận. Bởi vậy, thị trường nghệ thuật đã vượt qua bất động sản, cổ phiếu, cờ bạc ở Macau và tài khoản đen tại ngân hàng ở nước ngoài để trở thành sự lựa chọn số 1 cho những quan chức tham nhũng Trung Quốc rửa tiền, che giấu những món lợi bất chính.
Đáng nói hơn, sự minh bạch trong thị trường này là một điều quá xa xỉ. Những kẻ muốn rửa tiền thì thậm chí dùng thủ đoạn mua chuộc để có được cơ hội sở hữu món đồ thông qua “cửa sau”, còn những kẻ thẩm định giá trị nghệ thuật thì nhận hối lộ để đưa ra những thông tin không chính xác. Năm ngoái, theo nguồn tin không chính thức, một doanh nhân Trung Quốc đã trả 375 triệu USD để có được một miếng ngọc cổ giả.
Số tiền trong những thương vụ giao dịch trên thị trường nghê thuật thông thường rất lớn, và nó là môi trường để một loại tội phạm xuyên quốc gia chuyên đánh cắp những tác phẩm nghệ thuật hoặc cung cấp những món đồ giả lộng hành.
Không ai biết chắc chắn bao nhiêu phần trăm các tác phẩm nghệ thuật đang giao dịch tại Trung Quốc là thật và giả. Nhưng có một điều chắc chắn, đó không phải chỉ là vấn đề của riêng Trung Quốc. Hiệp hội Nghiên cứu Tội ác chống Nghệ thuật thế giới ước tính doanh thu của tội phạm hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật lớn thứ 3 thế giới, chỉ sau ma túy và buôn bán vũ khí, mỗi năm đem lại khoảng 6 tỷ USD.
Nhu cầu rửa tiền của các đại gia Trung Quốc chính là mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng loại tội phạm này. Và họ không nhận thức được rằng thậm chí đôi khi chính họ đã trở thành nạn nhân của loại hình tội phạm do mình nuôi dưỡng.
Hồng Liên
Theo TTVN/Global Post
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Rửa tiền bằng nghệ thuật - thú tiêu khiển đang lên tại Trung Quốc
Tại Hồng Kông vào ngày 24/8 vừa qua diễn ra một buổi bán đấu giá chiếc huy chương của nhà độc tài Đài Loan Chiang Kai-sheik. Mặc dù theo Bộ Quốc phòng Đài Loan, đó là đồ giả, còn chiếc huy chương thực sự đã được chôn cất với người chủ của nó từ năm 1975, nhưng số lượng các doanh nhân Trung Quốc tham dự vẫn nườm nượp.
Đó chỉ là một trong vô số các sự kiện giao dịch bùng nổ trên thị trường nghệ thuật Trung Quốc, mà theo ước tính, quy mô 4,79 tỷ USD vào năm ngoái đã vượt cả Mỹ và Anh để trở thành thị trường lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, dưới con mắt của một số chuyên gia, sự phát triển đó chỉ để che mắt dư luận. Thực chất chúng là công cụ giúp tiêu thụ những đồng tiền bẩn do gian lận thương mại, tham nhũng và nhiều tệ nạn khác.
Theo ông Sergey Skaterschikov, người sáng lập công ty nghiên cứu thị trường nghệ thuật Skate, nhu cầu rửa tiền tại Trung Quốc là thực sự. Rất khó để xác định mức giá cho 1 sản phẩm nghệ thuật nên là 100 USD hay 10 triệu USD bởi những giá trị đó thuộc về cảm nhận. Bởi vậy, thị trường nghệ thuật đã vượt qua bất động sản, cổ phiếu, cờ bạc ở Macau và tài khoản đen tại ngân hàng ở nước ngoài để trở thành sự lựa chọn số 1 cho những quan chức tham nhũng Trung Quốc rửa tiền, che giấu những món lợi bất chính.
Đáng nói hơn, sự minh bạch trong thị trường này là một điều quá xa xỉ. Những kẻ muốn rửa tiền thì thậm chí dùng thủ đoạn mua chuộc để có được cơ hội sở hữu món đồ thông qua “cửa sau”, còn những kẻ thẩm định giá trị nghệ thuật thì nhận hối lộ để đưa ra những thông tin không chính xác. Năm ngoái, theo nguồn tin không chính thức, một doanh nhân Trung Quốc đã trả 375 triệu USD để có được một miếng ngọc cổ giả.
Số tiền trong những thương vụ giao dịch trên thị trường nghê thuật thông thường rất lớn, và nó là môi trường để một loại tội phạm xuyên quốc gia chuyên đánh cắp những tác phẩm nghệ thuật hoặc cung cấp những món đồ giả lộng hành.
Không ai biết chắc chắn bao nhiêu phần trăm các tác phẩm nghệ thuật đang giao dịch tại Trung Quốc là thật và giả. Nhưng có một điều chắc chắn, đó không phải chỉ là vấn đề của riêng Trung Quốc. Hiệp hội Nghiên cứu Tội ác chống Nghệ thuật thế giới ước tính doanh thu của tội phạm hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật lớn thứ 3 thế giới, chỉ sau ma túy và buôn bán vũ khí, mỗi năm đem lại khoảng 6 tỷ USD.
Nhu cầu rửa tiền của các đại gia Trung Quốc chính là mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng loại tội phạm này. Và họ không nhận thức được rằng thậm chí đôi khi chính họ đã trở thành nạn nhân của loại hình tội phạm do mình nuôi dưỡng.
Hồng Liên
Theo TTVN/Global Post