Mỗi Ngày Một Chuyện
Rùng mình khám phá khu chợ nguy hiểm nhất thế giới .
Quả không ngoa khi gọi Maeklong là “chợ nguy hiểm nhất thế giới”, bởi ở đây, sự sống và cái chết cách nhau đúng 1 gang tay.
Các đồng nghiệp sang Thái Lan tác nghiệp AFF Cup dịp này, vào những ngày nghỉ thường tranh thủ tới những trung tâm mua sắm, đi thăm thú cảnh đẹp của Bangkok hay xa hơn là thiên đường du lịch Pattaya.
Riêng chúng tôi – nhóm phóng viên VTC News – lại quyết định đi tìm cảm giác mạnh ở ngôi chợ được coi là nguy hiểm nhất thế giới. Đó là khu chợ họp trên đường tàu có tên Maeklong, thuộc tỉnh Samut Songkhram, cách Bangkok 120km về phía Tây Nam. Chờ tàu trong cơn mưa Chúng tôi tới chợ Maeklong vào buổi trưa và không lâu sau thì một cơn mưa rào ập xuống. Đứng thu mình trong sạp hàng bán thịt lợn của một chị có tên là Thein, chúng tôi nhờ anh hướng dẫn viên có tên tiếng Việt là Tiệp, hỏi dùm xem, chuyến tàu tiếp theo đi qua chợ là mấy giờ. “14h30” - chị Thein nói. Như vậy chúng tôi còn 1 giờ để chờ xem khoảnh khắc nguy hiểm nhất ở khu chợ - khoảnh khắc cả đoàn tàu lao qua hàng ngàn sạp hàng hóa mà không một hàng rào bảo vệ, không một lối thoát hiểm. Cả những khay đựng rau, củ, quả… làm bằng tôn kia nữa, người bán hàng luôn xếp các món hàng theo một diện trải rộng chứ không bao giờ xếp cao. Loại khay hàng để dưới đất như thế này đôi khi nhỡ nhàng không kéo vào kịp, tàu có đi qua cũng không lôi theo chúng đi được. Thảo nào, khi nhìn đồng hồ đã nhảy sang 14h25, tức là khoảng 5 phút nữa tàu sẽ qua, vậy mà các chủ hộ ở chợ Maeklong vẫn bình chân như vại! Tàu qua chợ sai giờ Đã đến 14h30, giờ tàu về ga mà cả khu chợ họp trên đường ray tàu vẫn nhẩn nha người mua, kẻ bán. “Có lẽ tàu về trễ” – anh Tiệp nói với chúng tôi khi anh đứng ra mép đường ray thả lỏng. Còn chúng tôi vẫn đang trong trạng thái nép sát người vào một gian hàng, trực chờ giây phút tàu lướt qua. “Tàu về đúng giờ, những người bán hàng còn căn được thời gian để tránh, sai giờ thế này, biết lối nào mà lần? Bất thình lình tàu tới, chết cả chợ chứ đừng”. – Tôi nói với anh Tiệp. Anh Tiệp lại cười và bảo, khi nào có tàu, sẽ có một người của nhà ga đi dọc chợ thông báo, rồi khi tàu tiến gần chợ hơn, lại có tiếng chuông ở đầu nhà ga đánh lên, rồi tiếng loa thông báo nữa, cả chợ biết ngay. Ào ào như cơn mưa rào Tàu chạy với một tốc độ chậm vì đang trên đường vào ga. Khi nó ló đầu ở khúc cong cuối chợ cũng là lúc người bán hàng duy nhất còn lại trong chợ đã ôm được thanh chống bạt, gập vào trong. Đúng là chỉ trong tích tắc, cả một khu chợ dài 300m, lúc trước còn như một đường hầm len lỏi ánh sáng, ngổn ngang các sạp hàng, giờ sáng bừng và dẹp gọn tăm tắp vào hai bên đường ray. “Ở chợ Maeklong đã có khách du lịch mất mạng vì mải mê chụp ảnh. Lần gần đây nhất là một du khách người Bồ Đào Nha. Du khách này đứng giữa đường ray lúc tàu lao tới, người dân đã cố gắng hô hào tránh tàu nhưng lại không hiểu tiếng để tránh kịp” – Anh Tiệp cho tôi biết. Lời anh Tiệp vừa dứt, cũng là lúc con tàu lao qua chúng tôi với khoảng cách tính bằng gang tay. Tôi hú hồn bất động, không còn nghĩ tới chuyện chụp ảnh con tàu nữa. Đã hơn 100 năm nay, mọi thứ vẫn thế. Bây giờ mỗi ngày chợ Maeklong tránh tàu 8 lần, nhưng với hàng ngàn con người đã bao đời mưu sinh trên ray tàu này, chẳng có gì đáng sợ cả, mặc kệ ai “phong” chợ Mae Klong là ngôi chợ nguy hiểm nhất thế giới! ( Song Phương chuyển )
Những mái bạt chìa ra hai bên đường ray, biến cả khu chợ thành một đường hầm.
Cơn mưa rào vẫn chưa ngừng trút nước, song nhờ hệ thống mái bạt của các sạp hàng chìa ra san sát, nối vào nhau dài tới chừng 300m, bịt kín khoảng không phía trên, chúng tôi vẫn có thể đi dọc khu chợ mà không lo bị ướt.
Đi dưới những mái bạt, phóng tầm mắt về phía xa hun hút, có cảm tưởng như đang đi trong một cái hầm. Và thực sự không hiểu, khi tàu tới, làm thế nào “cái hầm” chỉ trong tích tắc lại biến thành một đường tàu lộ thiên?
Mang câu hỏi này đặt ra cho anh Tiệp, thì được anh giải thích: “Các thanh chống mái bạt đều không buộc cố định, nó chỉ được chống tạm. Khi nào tàu tới, người bán hàng chỉ việc chạy ra cầm thanh chống gập vào là xong. Còn các sạp hàng, bạn hãy quan sát mà xem, chân của chúng luôn có những bánh xe, đặt trên những thanh ray đã được khóa điểm ngoài cùng (không để sạp hàng trượt ra ngoài mép đường ray tàu), và chỉ một cái kéo nhẹ, sạp hàng lùi vào trong tức khắc.
Những sạp hàng luôn có bánh xe dưới chân, trượt trên một đường ray để dễ bề dịch chuyển khi tàu tới.
Tất cả những người bán hàng ở đây đều rất kinh nghiệm, và họ thực hiện các thao tác dọn hàng khi tàu sắp tới không quá 10 giây”.
Lời giải thích của anh Tiệp chỉ được kiểm chứng khi vào lúc 15h30, một nhân viên mặc đồng phục của nhà ga Maeklong đi dọc chợ ra hiệu để các tiểu thương dọn hàng. Tiếp đến là tiếng chuông, tiếng loa oang oang thông báo ở đầu nhà ga, lẫn vào tiếng của anh Tiệp: “Nó đến rồi…”.
Anh Tiệp kéo mạnh cánh tay tôi từ phía sau, khi quan sát thấy tôi hơi nghiêng người ra phía đường ray để chụp ảnh. Trong khi đó, những người bán hàng dọc chợ, đứng nép vào bên trong như chào cờ, ai nấy đều dựng đứng trong tay những thanh chống của mái bạt.
Tàu vào chợ Maeklong chỉ có 5 khoang, tàu ào ào lướt qua những gian hàng, lướt qua những khay rau, củ, quả… nằm dưới mặt đất, tưởng như nuốt tất cả vào gầm của nó cho đến khi khoang cuối vượt qua, mọi thứ mới lại được nhả ra.
Đuôi tàu dần khuất bóng ở đầu chợ cũng là lúc những gian hàng ở cuối chợ đã trở lại vị trí cũ như chưa hề có điều gì xảy ra. Những người bán hàng ở chợ Maeklong coi những chuyến tàu lao qua chợ thường nhật giống như những cơn mưa rào, ào ào rồi lại tạnh.
Con tàu vào chợ, đi qua những sạp hàng với khoảng cách tính bằng gang tay.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Rùng mình khám phá khu chợ nguy hiểm nhất thế giới .
Quả không ngoa khi gọi Maeklong là “chợ nguy hiểm nhất thế giới”, bởi ở đây, sự sống và cái chết cách nhau đúng 1 gang tay.
Các đồng nghiệp sang Thái Lan tác nghiệp AFF Cup dịp này, vào những ngày nghỉ thường tranh thủ tới những trung tâm mua sắm, đi thăm thú cảnh đẹp của Bangkok hay xa hơn là thiên đường du lịch Pattaya.
Riêng chúng tôi – nhóm phóng viên VTC News – lại quyết định đi tìm cảm giác mạnh ở ngôi chợ được coi là nguy hiểm nhất thế giới. Đó là khu chợ họp trên đường tàu có tên Maeklong, thuộc tỉnh Samut Songkhram, cách Bangkok 120km về phía Tây Nam. Chờ tàu trong cơn mưa Chúng tôi tới chợ Maeklong vào buổi trưa và không lâu sau thì một cơn mưa rào ập xuống. Đứng thu mình trong sạp hàng bán thịt lợn của một chị có tên là Thein, chúng tôi nhờ anh hướng dẫn viên có tên tiếng Việt là Tiệp, hỏi dùm xem, chuyến tàu tiếp theo đi qua chợ là mấy giờ. “14h30” - chị Thein nói. Như vậy chúng tôi còn 1 giờ để chờ xem khoảnh khắc nguy hiểm nhất ở khu chợ - khoảnh khắc cả đoàn tàu lao qua hàng ngàn sạp hàng hóa mà không một hàng rào bảo vệ, không một lối thoát hiểm. Cả những khay đựng rau, củ, quả… làm bằng tôn kia nữa, người bán hàng luôn xếp các món hàng theo một diện trải rộng chứ không bao giờ xếp cao. Loại khay hàng để dưới đất như thế này đôi khi nhỡ nhàng không kéo vào kịp, tàu có đi qua cũng không lôi theo chúng đi được. Thảo nào, khi nhìn đồng hồ đã nhảy sang 14h25, tức là khoảng 5 phút nữa tàu sẽ qua, vậy mà các chủ hộ ở chợ Maeklong vẫn bình chân như vại! Tàu qua chợ sai giờ Đã đến 14h30, giờ tàu về ga mà cả khu chợ họp trên đường ray tàu vẫn nhẩn nha người mua, kẻ bán. “Có lẽ tàu về trễ” – anh Tiệp nói với chúng tôi khi anh đứng ra mép đường ray thả lỏng. Còn chúng tôi vẫn đang trong trạng thái nép sát người vào một gian hàng, trực chờ giây phút tàu lướt qua. “Tàu về đúng giờ, những người bán hàng còn căn được thời gian để tránh, sai giờ thế này, biết lối nào mà lần? Bất thình lình tàu tới, chết cả chợ chứ đừng”. – Tôi nói với anh Tiệp. Anh Tiệp lại cười và bảo, khi nào có tàu, sẽ có một người của nhà ga đi dọc chợ thông báo, rồi khi tàu tiến gần chợ hơn, lại có tiếng chuông ở đầu nhà ga đánh lên, rồi tiếng loa thông báo nữa, cả chợ biết ngay. Ào ào như cơn mưa rào Tàu chạy với một tốc độ chậm vì đang trên đường vào ga. Khi nó ló đầu ở khúc cong cuối chợ cũng là lúc người bán hàng duy nhất còn lại trong chợ đã ôm được thanh chống bạt, gập vào trong. Đúng là chỉ trong tích tắc, cả một khu chợ dài 300m, lúc trước còn như một đường hầm len lỏi ánh sáng, ngổn ngang các sạp hàng, giờ sáng bừng và dẹp gọn tăm tắp vào hai bên đường ray. “Ở chợ Maeklong đã có khách du lịch mất mạng vì mải mê chụp ảnh. Lần gần đây nhất là một du khách người Bồ Đào Nha. Du khách này đứng giữa đường ray lúc tàu lao tới, người dân đã cố gắng hô hào tránh tàu nhưng lại không hiểu tiếng để tránh kịp” – Anh Tiệp cho tôi biết. Lời anh Tiệp vừa dứt, cũng là lúc con tàu lao qua chúng tôi với khoảng cách tính bằng gang tay. Tôi hú hồn bất động, không còn nghĩ tới chuyện chụp ảnh con tàu nữa. Đã hơn 100 năm nay, mọi thứ vẫn thế. Bây giờ mỗi ngày chợ Maeklong tránh tàu 8 lần, nhưng với hàng ngàn con người đã bao đời mưu sinh trên ray tàu này, chẳng có gì đáng sợ cả, mặc kệ ai “phong” chợ Mae Klong là ngôi chợ nguy hiểm nhất thế giới! ( Song Phương chuyển )
Những mái bạt chìa ra hai bên đường ray, biến cả khu chợ thành một đường hầm.
Cơn mưa rào vẫn chưa ngừng trút nước, song nhờ hệ thống mái bạt của các sạp hàng chìa ra san sát, nối vào nhau dài tới chừng 300m, bịt kín khoảng không phía trên, chúng tôi vẫn có thể đi dọc khu chợ mà không lo bị ướt.
Đi dưới những mái bạt, phóng tầm mắt về phía xa hun hút, có cảm tưởng như đang đi trong một cái hầm. Và thực sự không hiểu, khi tàu tới, làm thế nào “cái hầm” chỉ trong tích tắc lại biến thành một đường tàu lộ thiên?
Mang câu hỏi này đặt ra cho anh Tiệp, thì được anh giải thích: “Các thanh chống mái bạt đều không buộc cố định, nó chỉ được chống tạm. Khi nào tàu tới, người bán hàng chỉ việc chạy ra cầm thanh chống gập vào là xong. Còn các sạp hàng, bạn hãy quan sát mà xem, chân của chúng luôn có những bánh xe, đặt trên những thanh ray đã được khóa điểm ngoài cùng (không để sạp hàng trượt ra ngoài mép đường ray tàu), và chỉ một cái kéo nhẹ, sạp hàng lùi vào trong tức khắc.
Những sạp hàng luôn có bánh xe dưới chân, trượt trên một đường ray để dễ bề dịch chuyển khi tàu tới.
Tất cả những người bán hàng ở đây đều rất kinh nghiệm, và họ thực hiện các thao tác dọn hàng khi tàu sắp tới không quá 10 giây”.
Lời giải thích của anh Tiệp chỉ được kiểm chứng khi vào lúc 15h30, một nhân viên mặc đồng phục của nhà ga Maeklong đi dọc chợ ra hiệu để các tiểu thương dọn hàng. Tiếp đến là tiếng chuông, tiếng loa oang oang thông báo ở đầu nhà ga, lẫn vào tiếng của anh Tiệp: “Nó đến rồi…”.
Anh Tiệp kéo mạnh cánh tay tôi từ phía sau, khi quan sát thấy tôi hơi nghiêng người ra phía đường ray để chụp ảnh. Trong khi đó, những người bán hàng dọc chợ, đứng nép vào bên trong như chào cờ, ai nấy đều dựng đứng trong tay những thanh chống của mái bạt.
Tàu vào chợ Maeklong chỉ có 5 khoang, tàu ào ào lướt qua những gian hàng, lướt qua những khay rau, củ, quả… nằm dưới mặt đất, tưởng như nuốt tất cả vào gầm của nó cho đến khi khoang cuối vượt qua, mọi thứ mới lại được nhả ra.
Đuôi tàu dần khuất bóng ở đầu chợ cũng là lúc những gian hàng ở cuối chợ đã trở lại vị trí cũ như chưa hề có điều gì xảy ra. Những người bán hàng ở chợ Maeklong coi những chuyến tàu lao qua chợ thường nhật giống như những cơn mưa rào, ào ào rồi lại tạnh.
Con tàu vào chợ, đi qua những sạp hàng với khoảng cách tính bằng gang tay.