Cà Kê Dê Ngỗng

SÀI GÒN CHIỆN NHỎ!

Sài Gòn là một mảnh đất lạ kỳ. Nó kỳ lạ đến nỗi người ta luôn nghĩ về Sài Gòn mà lại chẳng biết viết gì về nó. Nó lạ kỳ đến nỗi người ta luôn nhớ về nó khi đang ở trong lòng nó.

Những ai đã từng sống ở Sài Gòn chắc cũng từng quen thuộc với câu cửa miệng "chiện nhỏ". 

1.

Ông là cựu binh sĩ chế độ cũ. Sau "giải phóng" ông làm nhiều nghề lặt vặt để sinh sống và để nuôi ba đứa con ăn học. Rồi ông gặp may, được một chủ nhà hàng dân rặt Sài Gòn mướn làm quản lý.

Vào một buổi tối, khi nhà hàng chuẩn bị đóng cửa, thì có một nhóm người hung dữ cầm mã tấu xông vào nhà hàng truy bức người chủ để cướp tiền. Ông thế cô, tuy biết mình khó chống cự nhưng vẫn cố đổi mạng để cứu chủ. Ông vừa chống đỡ vừa la cầu cứu khiến bốn tên cướp hoảng sợ bỏ chạy.

Kết quả, ông chủ chỉ bị thương nhẹ, còn ông thì bị hai nhát chém nặng khiến suốt đời không thể cử động cánh tay phải.

Vậy mà vào lúc đó, khi người chủ thoát nạn ngỏ lời cám ơn, ông chỉ bảo: "Chiện nhỏ, ăn cây nào, rào cây nấy mà!”

Mặc ông từ chối, người chủ nhà hàng vẫn mua cho ông một căn nhà, chu cấp hằng tháng đủ nuôi cả gia đình ông kể cả lo cho ba đứa con ông ăn học.

2.

Ở một showroom sang trọng của một hãng xe hơi nổi tiếng mà giá của một chiếc xe nằm ngoài khả năng đếm của nhiều người, vào một buổi trưa trời nắng gắt bên ngoài nhưng bên trong vách kính thì mát lạnh. Anh nhân viên bán hàng mặc đồ vest với cà vạt và giày da bóng lộn đang ngồi xem tivi.

Có một cụ ông đi bộ ngoài đường mở cửa vào showroom. Trông ông có vẻ không được khá giả lắm, chỉ vận áo sơ mi ngắn tay cũ và chiếc quần ka-ki ngả màu. Ông cụ bước vào, đảo mắt nhìn một lượt rồi chắp tay sau lưng đi đến những chiếc xe trưng bày và bắt đầu xem xét. Anh nhân viên bán hàng bật dậy đi theo cụ. Anh gọi cụ là ngoại: Ngoại ơi, ngoại à. Mỗi lần cụ dừng lại ở một bộ phận, anh lại đề nghị được cho cụ xem rõ hơn, anh mở cửa trước, cửa sau, mở nắp capo để cho cụ xem xét. Khi cụ nêu thắc mắc, anh giải thích lịch sự, vui vẻ.

Khi đi hết tour, anh bán hàng mời cụ già lại sofa có cái bàn kiếng sạch bóng và mời cụ dùng café. Mãi sau cụ già nói với anh: "Qua thấy chỗ bán xe hơi này sang trọng quá, nên qua vô xem chơi, chứ qua có muốn mua xe cũng không mua nổi. Thật đã làm phiền cháu quá nhiều". 
Anh nhân viên vẫn rất lịch sự: "Chiện nhỏ mà ngoại, thực tình đâu phải ai vô coi xe cũng đều mua xe. Nhiệm vụ cháu là giới thiệu xe, còn quyết định là của khách hàng." Noí xong anh cười, nụ cười hiền khô.

3.

Một lần, anh xe ôm chở tôi xin phép tấp vô lề uống ly trà đá, tôi mới biết là Sài Gòn có trà đá miễn phí. Và thùng trà đá miễn phí tôi thấy đầu tiên hôm đó là gần bệnh viện 115.

Inline image

Tôi hỏi anh xe ôm, trà đá miễn phí kiểu vầy có nhiều không. Anh nói : "Chiện nhỏ!". Rồi anh cười: "Thật biết ơn tấm lòng người dân Sài Gòn. Trời nắng như vầy, chạy xe ôm, hoặc làm lao công mệt và khát, có ngay ly trà đá uống đã lắm." 

4.

“Cho nhiêu cũng được” – Câu này ai ở Sài Gòn chắc là biết, chắc thỉnh thoảng có nghe, nhất là khi đi taxi, xe ôm, xích lô… nếu là khách đi quen rồi hoặc quãng đường gần quá khó trả giá thì bác tài sẽ nói vậy: chú (cô) cho nhiêu cũng được. Nói vậy chứ ai đành lòng cho ít, ví như đúng ra bảy ngàn thì khách sẽ đưa mười ngàn cho chẵn tiền.

Đó cũng không hẳn vì ít tiền quá mà nói vậy, cũng có khi nhiều thứ giá trị hơn người bán cũng nói: cho nhiêu cũng được. ví dụ như chuyện có cô giáo nọ dạy văn ở một trường cấp hai, cô nổi tiếng là thương học trò như con. Mỗi buổi sáng cô hay đi chợ ở gần nhà để tiện việc cơm nước. Trong chợ có rất nhiều người biết cô là cô giáo, và họ thường gọi luôn là “cô giáo”. Nhiều khi cô giáo cũng khó xử với các bà, các chị trong chợ, họ cứ bỏ vô giỏ cô khi thì con cá, khi thì bó rau, khi thì ký thịt… khi cô đòi trả tiền thì họ không chịu lấy hoặc nói: cô giáo cho nhiêu cũng được.

Nguồn: Đọc báo

Báo Anh tiếc nuối những di sản và bản sắc 'đang mất dần' của thành phố Sài Gòn

Tuyết Mai

Theo báo Guardian của Anh, tốc độ phá hủy nhanh chóng các công trình lịch sử của thành phố Sài Gòn có thể khiến đầu tàu kinh tế của Việt Nam dần đánh mất bản sắc.

"Người ta không nhận ra những gì họ đánh mất. Nhiều người thậm chí còn không biết đến những gì từng tồn tại ở đây", Candy Nguyen nói với Guardian khi nhìn qua cánh cổng bị khóa của xưởng đóng tàu Ba Son lịch sử.

Khu di sản hàng hải lâu đời nhất và quan trọng nhất của Sài Gòn bị che khuất khỏi đường phố bởi những tấm bảng lớn màu xanh với dòng chữ như "Tái tạo đường chân trời". Đây hiện là dự án bất động sản lớn nhất khu trung tâm quận 1 của thành phố với cụm chung cư cao 50 tầng đang mọc lên.

Các tình nguyện viên của Đài Quan sát Di sản Sài Gòn không được phép vào khu vực thi công. Họ tin rằng kiến trúc công nghiệp độc đáo của xưởng đóng tàu được thành lập từ thế kỷ 18 đã bị phá hủy hoàn toàn. Thay thế cho nó là những dãy nhà cao cấp cùng bến du thuyền trên sông Sài Gòn để phục vụ cuộc sống xa hoa của người giàu.

Inline image

Bộ mặt thành phố thay đổi chóng mặt

"TP. Sài Gòn từ lâu đã nổi tiếng về tính quốc tế và sự đa dạng", nhà báo Nicky Van Mead của Guardian viết.

Đầu tàu kinh tế của Việt Nam luôn là nơi tạo ra của cải. Tuy nhiên, với dân số 8,1 triệu người, dự kiến tăng lên trên 10 triệu người vào năm 2026 theo ước tính của Liên Hợp Quốc, tốc độ thay đổi của thành phố năng động này càng thêm hối hả.

Các chuyên gia di sản cho biết hầu như không có tòa nhà lịch sử nào thoát khỏi cảnh bị phá dỡ. Ba Son được chuyển đổi thành Golden River, khu bất động sản thượng lưu được quảng bá là "thành phố trong lòng thành phố". Đây là dự án của Vinhomes thuộc tập đoàn khổng lồ Vingroup. 

Theo Guardian, Vingroup có mặt ở khắp nơi, từ bất động sản, bán lẻ, khách sạn đến chăm sóc sức khỏe. Chủ tịch Phạm Nhật Vượng, người thành lập công ty khi còn là nhà sản xuất mì ăn liền ở Ukraine vào những năm 1990, là tỷ phú đầu tiên của Việt Nam và hiện vẫn là người giàu nhất.

Trong số các biệt thự, hàng rào vàng và cây cọ của một phần gần hoàn thiện tại Golden River, bảng quảng cáo về công trình trường học và cửa hàng tiện lợi đã được dựng lên. Tất cả những gì còn lại của xưởng đóng tàu cũ là cặp mỏ neo rỉ sét, một khẩu súng đại bác và một số ván gỗ lâu năm hiện được dùng để trang trí cho khách sạn Myst.

"Ba Son từng có lịch sử phong phú nhưng họ đã phá hủy tất cả. Đặc trưng của thành phố đang mất dần", Nguyen nói.

Inline image
Xưởng đóng tàu Ba Son lịch sử ở phía dưới bên phải bức ảnh. 

Cách đó 1,6 km về phía đông bắc là một công trình khác của Vingroup. Công viên Trung tâm, với tòa nhà chọc trời Landmark 81, được 17 tòa tháp căn hộ bao quanh. Công trình này đã trở thành tòa nhà cao nhất ở Việt Nam và cao thứ 14 trên thế giới khi được hoàn thành vào năm 2018.

Khi bước vào trung tâm thương mại Vincom, các khách hàng sẽ choáng ngợp trước phòng trưng bày với siêu xe Lamborghini Huracán màu vàng kim và ba mẫu xe khác nhau của Bentley. Ở đây còn có bệnh viện Vinmec, cửa hàng điện tử Vinpro và đại lý điện thoại Vinsmart.

Trong khi Công viên Trung tâm phần lớn được xây dựng trên khu đất khai hoang và các khu đất trống, việc xây dựng hầu hết công trình khác ở khu trung tâm đều đòi hỏi phá hủy các tòa nhà lịch sử để lấy mặt bằng.

Theo ước tính, 1/3 các tòa nhà lịch sử của thành phố đã bị phá hủy trong 20 năm qua.

Năm 1993, Trung tâm Nghiên cứu Đô thị và Triển vọng, một cơ quan nghiên cứu đô thị Pháp - Việt, đã phân loại 377 tòa nhà ở quận 1 và quận 3 thuộc khu trung tâm vào công trình di sản. Năm 2014, 207 tòa nhà trong số đó đã bị phá hủy hoặc sửa đổi. 

Khoảng 1.000 tòa nhà lịch sử được chia thành ba loại. Loại 1 là các công trình được bảo vệ; loại 2 là nơi chủ sở hữu có thể xây dựng trên lô đất nhưng không được phá hủy tòa nhà cũ; loại 3 có thể bị phá hủy.

Chủ sở hữu của các công trình loại 3 là những người có lợi nhất. "Nhìn chung, họ theo đuổi lợi nhuận trước mắt. Mọi người muốn sự hiện đại, sạch sẽ và tiện nghi. Họ không quan tâm đến việc bảo tồn các bức tường cũ. 

Họ thấy chủ sở hữu bên cạnh đã phá hủy tòa nhà để xây dựng tháp văn phòng 32 tầng với nhà hàng và căn hộ cao cấp và họ nghĩ, tại sao mình lại không thể?", một nhà quy hoạch nói với Guardian.

Tiềm năng kinh tế của các di sản

Khu vực đường Đồng Khởi cũng trải qua những thay đổi lớn. Nhà báo của Guardian tiếc rẻ các công trình nghệ thuật và tòa nhà hiện đại đầu thế kỷ 20 đã biến mất sau chiến tranh, thay vào đó, nó được "hồi sinh" trong bộ dạng các cửa hiệu sang trọng của Gucci, Dior và Louis Vuitton.

Tuy nhiên, việc phá hủy vẫn tiếp diễn. Tòa nhà chung cư phong cách art deco ở 213 Đồng Khởi, công trình từng được đề cập trong tiểu thuyết Người Mỹ trầm lặng của Graham Greene, đã bị phá hủy cho văn phòng chính phủ mới.

Cách đó một dãy nhà về phía tây, cửa hàng bách hóa Charner năm 1924 (sau này là Thương xá Tax) đã bị đánh sập để nhường chỗ cho tuyến metro bị trì hoãn từ lâu của thành phố. Các nhóm di sản tin rằng cầu thang lớn kiểu Marocco và các viên gạch họa tiết của nó không được gỡ bỏ và bảo tồn như lời hứa.

Bên cạnh Khách sạn Continental có từ thế kỷ 19, Tòa nhà Eden sáu tầng, nơi từng là trung tâm báo chí trong Chiến tranh Việt Nam, đã bị phá hủy vào năm 2009 để nhường chỗ cho trung tâm thương mại Vincom. Đường Đồng Khởi hiện chỉ còn một chung cư phong cách art deco duy nhất nhưng công trình cũ kỹ này cũng sắp bị phá hủy.

Theo nhà sử học kiến trúc Mel Schenck, các công trình hiện đại của thành phố có thể là mục tiêu phá hủy tiếp theo.

Schenck ước tính 70-80% công trình của thành phố được xây dựng theo phong cách hiện đại, phần lớn là của các kiến trúc sư Việt Nam nổi tiếng như Ngô Viết Thụ, người đã thiết kế Dinh Độc Lập.

Tuy nhiên, ngay cả các công trình được chính Ngô Viết Thụ thiết kế cũng không được bảo đảm. Một biệt thự của ông ở quận 3 đang bị bỏ trống. "Đó là một khu phố sầm uất. Mặt bằng của nó lại lớn. Tòa nhà này sẽ phải ra đi thôi", Schenck nói.

Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, con trai của Ngô Viết Thụ, hiện sống và làm việc ở Sài Gòn, Mỹ và Canada. Ông tin rằng thành phố cần học hỏi từ sai lầm của các thành phố châu Á khác trước khi quá muộn.

"Ở Ba Son, người ta có thể tạo ra một khu vực đẹp đẽ, một không gian văn hóa và không gian xanh cho thành phố, giống như Pier 59 ở New York hay Bến Ngư phủ ở San Francisco, nhưng thay vào đó, họ lại phá hủy nó", ông nói.

"Khi phá hủy các tòa nhà lịch sử, họ đang đánh mất lợi ích kinh tế tiềm năng. Nếu xét về mặt du lịch thì mọi người muốn nhìn thấy lịch sử của thành phố để cảm nhận về nó. Việc bảo tồn có thể mang lại giá trị kinh tế", ông nhận xét.

Với điều kiện tương đồng, Thượng Hải đã bảo tồn được phần lớn trung tâm lịch sử với vùng đầm lầy Phố Đông ở phía đông dòng sông được phát triển thành khu tài chính.

"Chúng tôi nên giữ gìn quận 1 như trung tâm thành phố cũ với một số tòa nhà mới nhưng ưu tiên hàng đầu là bảo tồn. Còn khu vực Thủ Thiêm phía bên kia sông ở quận 2 có thể là khu tài chính quốc tế", ông nói.

nguồn: news.zing.com

TYROS 5 - VIENNA WALTZ MEDLEY : Le Beau Danube bleu - Dmitri Shostakovich - Waltz No. 2


VVB chuyen

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

SÀI GÒN CHIỆN NHỎ!

Sài Gòn là một mảnh đất lạ kỳ. Nó kỳ lạ đến nỗi người ta luôn nghĩ về Sài Gòn mà lại chẳng biết viết gì về nó. Nó lạ kỳ đến nỗi người ta luôn nhớ về nó khi đang ở trong lòng nó.

Những ai đã từng sống ở Sài Gòn chắc cũng từng quen thuộc với câu cửa miệng "chiện nhỏ". 

1.

Ông là cựu binh sĩ chế độ cũ. Sau "giải phóng" ông làm nhiều nghề lặt vặt để sinh sống và để nuôi ba đứa con ăn học. Rồi ông gặp may, được một chủ nhà hàng dân rặt Sài Gòn mướn làm quản lý.

Vào một buổi tối, khi nhà hàng chuẩn bị đóng cửa, thì có một nhóm người hung dữ cầm mã tấu xông vào nhà hàng truy bức người chủ để cướp tiền. Ông thế cô, tuy biết mình khó chống cự nhưng vẫn cố đổi mạng để cứu chủ. Ông vừa chống đỡ vừa la cầu cứu khiến bốn tên cướp hoảng sợ bỏ chạy.

Kết quả, ông chủ chỉ bị thương nhẹ, còn ông thì bị hai nhát chém nặng khiến suốt đời không thể cử động cánh tay phải.

Vậy mà vào lúc đó, khi người chủ thoát nạn ngỏ lời cám ơn, ông chỉ bảo: "Chiện nhỏ, ăn cây nào, rào cây nấy mà!”

Mặc ông từ chối, người chủ nhà hàng vẫn mua cho ông một căn nhà, chu cấp hằng tháng đủ nuôi cả gia đình ông kể cả lo cho ba đứa con ông ăn học.

2.

Ở một showroom sang trọng của một hãng xe hơi nổi tiếng mà giá của một chiếc xe nằm ngoài khả năng đếm của nhiều người, vào một buổi trưa trời nắng gắt bên ngoài nhưng bên trong vách kính thì mát lạnh. Anh nhân viên bán hàng mặc đồ vest với cà vạt và giày da bóng lộn đang ngồi xem tivi.

Có một cụ ông đi bộ ngoài đường mở cửa vào showroom. Trông ông có vẻ không được khá giả lắm, chỉ vận áo sơ mi ngắn tay cũ và chiếc quần ka-ki ngả màu. Ông cụ bước vào, đảo mắt nhìn một lượt rồi chắp tay sau lưng đi đến những chiếc xe trưng bày và bắt đầu xem xét. Anh nhân viên bán hàng bật dậy đi theo cụ. Anh gọi cụ là ngoại: Ngoại ơi, ngoại à. Mỗi lần cụ dừng lại ở một bộ phận, anh lại đề nghị được cho cụ xem rõ hơn, anh mở cửa trước, cửa sau, mở nắp capo để cho cụ xem xét. Khi cụ nêu thắc mắc, anh giải thích lịch sự, vui vẻ.

Khi đi hết tour, anh bán hàng mời cụ già lại sofa có cái bàn kiếng sạch bóng và mời cụ dùng café. Mãi sau cụ già nói với anh: "Qua thấy chỗ bán xe hơi này sang trọng quá, nên qua vô xem chơi, chứ qua có muốn mua xe cũng không mua nổi. Thật đã làm phiền cháu quá nhiều". 
Anh nhân viên vẫn rất lịch sự: "Chiện nhỏ mà ngoại, thực tình đâu phải ai vô coi xe cũng đều mua xe. Nhiệm vụ cháu là giới thiệu xe, còn quyết định là của khách hàng." Noí xong anh cười, nụ cười hiền khô.

3.

Một lần, anh xe ôm chở tôi xin phép tấp vô lề uống ly trà đá, tôi mới biết là Sài Gòn có trà đá miễn phí. Và thùng trà đá miễn phí tôi thấy đầu tiên hôm đó là gần bệnh viện 115.

Inline image

Tôi hỏi anh xe ôm, trà đá miễn phí kiểu vầy có nhiều không. Anh nói : "Chiện nhỏ!". Rồi anh cười: "Thật biết ơn tấm lòng người dân Sài Gòn. Trời nắng như vầy, chạy xe ôm, hoặc làm lao công mệt và khát, có ngay ly trà đá uống đã lắm." 

4.

“Cho nhiêu cũng được” – Câu này ai ở Sài Gòn chắc là biết, chắc thỉnh thoảng có nghe, nhất là khi đi taxi, xe ôm, xích lô… nếu là khách đi quen rồi hoặc quãng đường gần quá khó trả giá thì bác tài sẽ nói vậy: chú (cô) cho nhiêu cũng được. Nói vậy chứ ai đành lòng cho ít, ví như đúng ra bảy ngàn thì khách sẽ đưa mười ngàn cho chẵn tiền.

Đó cũng không hẳn vì ít tiền quá mà nói vậy, cũng có khi nhiều thứ giá trị hơn người bán cũng nói: cho nhiêu cũng được. ví dụ như chuyện có cô giáo nọ dạy văn ở một trường cấp hai, cô nổi tiếng là thương học trò như con. Mỗi buổi sáng cô hay đi chợ ở gần nhà để tiện việc cơm nước. Trong chợ có rất nhiều người biết cô là cô giáo, và họ thường gọi luôn là “cô giáo”. Nhiều khi cô giáo cũng khó xử với các bà, các chị trong chợ, họ cứ bỏ vô giỏ cô khi thì con cá, khi thì bó rau, khi thì ký thịt… khi cô đòi trả tiền thì họ không chịu lấy hoặc nói: cô giáo cho nhiêu cũng được.

Nguồn: Đọc báo

Báo Anh tiếc nuối những di sản và bản sắc 'đang mất dần' của thành phố Sài Gòn

Tuyết Mai

Theo báo Guardian của Anh, tốc độ phá hủy nhanh chóng các công trình lịch sử của thành phố Sài Gòn có thể khiến đầu tàu kinh tế của Việt Nam dần đánh mất bản sắc.

"Người ta không nhận ra những gì họ đánh mất. Nhiều người thậm chí còn không biết đến những gì từng tồn tại ở đây", Candy Nguyen nói với Guardian khi nhìn qua cánh cổng bị khóa của xưởng đóng tàu Ba Son lịch sử.

Khu di sản hàng hải lâu đời nhất và quan trọng nhất của Sài Gòn bị che khuất khỏi đường phố bởi những tấm bảng lớn màu xanh với dòng chữ như "Tái tạo đường chân trời". Đây hiện là dự án bất động sản lớn nhất khu trung tâm quận 1 của thành phố với cụm chung cư cao 50 tầng đang mọc lên.

Các tình nguyện viên của Đài Quan sát Di sản Sài Gòn không được phép vào khu vực thi công. Họ tin rằng kiến trúc công nghiệp độc đáo của xưởng đóng tàu được thành lập từ thế kỷ 18 đã bị phá hủy hoàn toàn. Thay thế cho nó là những dãy nhà cao cấp cùng bến du thuyền trên sông Sài Gòn để phục vụ cuộc sống xa hoa của người giàu.

Inline image

Bộ mặt thành phố thay đổi chóng mặt

"TP. Sài Gòn từ lâu đã nổi tiếng về tính quốc tế và sự đa dạng", nhà báo Nicky Van Mead của Guardian viết.

Đầu tàu kinh tế của Việt Nam luôn là nơi tạo ra của cải. Tuy nhiên, với dân số 8,1 triệu người, dự kiến tăng lên trên 10 triệu người vào năm 2026 theo ước tính của Liên Hợp Quốc, tốc độ thay đổi của thành phố năng động này càng thêm hối hả.

Các chuyên gia di sản cho biết hầu như không có tòa nhà lịch sử nào thoát khỏi cảnh bị phá dỡ. Ba Son được chuyển đổi thành Golden River, khu bất động sản thượng lưu được quảng bá là "thành phố trong lòng thành phố". Đây là dự án của Vinhomes thuộc tập đoàn khổng lồ Vingroup. 

Theo Guardian, Vingroup có mặt ở khắp nơi, từ bất động sản, bán lẻ, khách sạn đến chăm sóc sức khỏe. Chủ tịch Phạm Nhật Vượng, người thành lập công ty khi còn là nhà sản xuất mì ăn liền ở Ukraine vào những năm 1990, là tỷ phú đầu tiên của Việt Nam và hiện vẫn là người giàu nhất.

Trong số các biệt thự, hàng rào vàng và cây cọ của một phần gần hoàn thiện tại Golden River, bảng quảng cáo về công trình trường học và cửa hàng tiện lợi đã được dựng lên. Tất cả những gì còn lại của xưởng đóng tàu cũ là cặp mỏ neo rỉ sét, một khẩu súng đại bác và một số ván gỗ lâu năm hiện được dùng để trang trí cho khách sạn Myst.

"Ba Son từng có lịch sử phong phú nhưng họ đã phá hủy tất cả. Đặc trưng của thành phố đang mất dần", Nguyen nói.

Inline image
Xưởng đóng tàu Ba Son lịch sử ở phía dưới bên phải bức ảnh. 

Cách đó 1,6 km về phía đông bắc là một công trình khác của Vingroup. Công viên Trung tâm, với tòa nhà chọc trời Landmark 81, được 17 tòa tháp căn hộ bao quanh. Công trình này đã trở thành tòa nhà cao nhất ở Việt Nam và cao thứ 14 trên thế giới khi được hoàn thành vào năm 2018.

Khi bước vào trung tâm thương mại Vincom, các khách hàng sẽ choáng ngợp trước phòng trưng bày với siêu xe Lamborghini Huracán màu vàng kim và ba mẫu xe khác nhau của Bentley. Ở đây còn có bệnh viện Vinmec, cửa hàng điện tử Vinpro và đại lý điện thoại Vinsmart.

Trong khi Công viên Trung tâm phần lớn được xây dựng trên khu đất khai hoang và các khu đất trống, việc xây dựng hầu hết công trình khác ở khu trung tâm đều đòi hỏi phá hủy các tòa nhà lịch sử để lấy mặt bằng.

Theo ước tính, 1/3 các tòa nhà lịch sử của thành phố đã bị phá hủy trong 20 năm qua.

Năm 1993, Trung tâm Nghiên cứu Đô thị và Triển vọng, một cơ quan nghiên cứu đô thị Pháp - Việt, đã phân loại 377 tòa nhà ở quận 1 và quận 3 thuộc khu trung tâm vào công trình di sản. Năm 2014, 207 tòa nhà trong số đó đã bị phá hủy hoặc sửa đổi. 

Khoảng 1.000 tòa nhà lịch sử được chia thành ba loại. Loại 1 là các công trình được bảo vệ; loại 2 là nơi chủ sở hữu có thể xây dựng trên lô đất nhưng không được phá hủy tòa nhà cũ; loại 3 có thể bị phá hủy.

Chủ sở hữu của các công trình loại 3 là những người có lợi nhất. "Nhìn chung, họ theo đuổi lợi nhuận trước mắt. Mọi người muốn sự hiện đại, sạch sẽ và tiện nghi. Họ không quan tâm đến việc bảo tồn các bức tường cũ. 

Họ thấy chủ sở hữu bên cạnh đã phá hủy tòa nhà để xây dựng tháp văn phòng 32 tầng với nhà hàng và căn hộ cao cấp và họ nghĩ, tại sao mình lại không thể?", một nhà quy hoạch nói với Guardian.

Tiềm năng kinh tế của các di sản

Khu vực đường Đồng Khởi cũng trải qua những thay đổi lớn. Nhà báo của Guardian tiếc rẻ các công trình nghệ thuật và tòa nhà hiện đại đầu thế kỷ 20 đã biến mất sau chiến tranh, thay vào đó, nó được "hồi sinh" trong bộ dạng các cửa hiệu sang trọng của Gucci, Dior và Louis Vuitton.

Tuy nhiên, việc phá hủy vẫn tiếp diễn. Tòa nhà chung cư phong cách art deco ở 213 Đồng Khởi, công trình từng được đề cập trong tiểu thuyết Người Mỹ trầm lặng của Graham Greene, đã bị phá hủy cho văn phòng chính phủ mới.

Cách đó một dãy nhà về phía tây, cửa hàng bách hóa Charner năm 1924 (sau này là Thương xá Tax) đã bị đánh sập để nhường chỗ cho tuyến metro bị trì hoãn từ lâu của thành phố. Các nhóm di sản tin rằng cầu thang lớn kiểu Marocco và các viên gạch họa tiết của nó không được gỡ bỏ và bảo tồn như lời hứa.

Bên cạnh Khách sạn Continental có từ thế kỷ 19, Tòa nhà Eden sáu tầng, nơi từng là trung tâm báo chí trong Chiến tranh Việt Nam, đã bị phá hủy vào năm 2009 để nhường chỗ cho trung tâm thương mại Vincom. Đường Đồng Khởi hiện chỉ còn một chung cư phong cách art deco duy nhất nhưng công trình cũ kỹ này cũng sắp bị phá hủy.

Theo nhà sử học kiến trúc Mel Schenck, các công trình hiện đại của thành phố có thể là mục tiêu phá hủy tiếp theo.

Schenck ước tính 70-80% công trình của thành phố được xây dựng theo phong cách hiện đại, phần lớn là của các kiến trúc sư Việt Nam nổi tiếng như Ngô Viết Thụ, người đã thiết kế Dinh Độc Lập.

Tuy nhiên, ngay cả các công trình được chính Ngô Viết Thụ thiết kế cũng không được bảo đảm. Một biệt thự của ông ở quận 3 đang bị bỏ trống. "Đó là một khu phố sầm uất. Mặt bằng của nó lại lớn. Tòa nhà này sẽ phải ra đi thôi", Schenck nói.

Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, con trai của Ngô Viết Thụ, hiện sống và làm việc ở Sài Gòn, Mỹ và Canada. Ông tin rằng thành phố cần học hỏi từ sai lầm của các thành phố châu Á khác trước khi quá muộn.

"Ở Ba Son, người ta có thể tạo ra một khu vực đẹp đẽ, một không gian văn hóa và không gian xanh cho thành phố, giống như Pier 59 ở New York hay Bến Ngư phủ ở San Francisco, nhưng thay vào đó, họ lại phá hủy nó", ông nói.

"Khi phá hủy các tòa nhà lịch sử, họ đang đánh mất lợi ích kinh tế tiềm năng. Nếu xét về mặt du lịch thì mọi người muốn nhìn thấy lịch sử của thành phố để cảm nhận về nó. Việc bảo tồn có thể mang lại giá trị kinh tế", ông nhận xét.

Với điều kiện tương đồng, Thượng Hải đã bảo tồn được phần lớn trung tâm lịch sử với vùng đầm lầy Phố Đông ở phía đông dòng sông được phát triển thành khu tài chính.

"Chúng tôi nên giữ gìn quận 1 như trung tâm thành phố cũ với một số tòa nhà mới nhưng ưu tiên hàng đầu là bảo tồn. Còn khu vực Thủ Thiêm phía bên kia sông ở quận 2 có thể là khu tài chính quốc tế", ông nói.

nguồn: news.zing.com

TYROS 5 - VIENNA WALTZ MEDLEY : Le Beau Danube bleu - Dmitri Shostakovich - Waltz No. 2


VVB chuyen

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm