Truyện Ngắn & Phóng Sự
SÀI GÒN & NỖI NHỚ - Anh Phương Trần Văn Ngà (Hồi Ức)
SÀI GÒN & NỖI NHỚ
Anh Phương Trần Văn Ngà (Hồi Ức)
Sài Gòn ơi! Ta chào mi!!
Sài Gòn mãi mãi nằm sâu trong ký ức kỷ niệm của tôi hay của những người từng sanh ra, lớn lên hoặc làm việc hay đi học ở Saìgon, làm sao quên được những ngày xa xưa thân ái đó cho hết cuộc đời phù du này tại hải ngoại.
Tôi không phải là một Saigonnais (dân Sài Gòn), nghĩa là không sanh trưởng và lớn lên từ thuở nhỏ ở Sài Gòn mà là người ở một tỉnh lẻ biên thùy. Nhưng, tôi may mắn có nhiều dịp lên Sài Gon từ nhỏ trên dưới 10 tuổi trong các chuyến đi theo ghe chở cá, chở heo bò lên Sài Gòn bán, những năm cuối thập niên 40.
Đặc biệt nhứt, từ năm 1957 đến năm 1962, tôi đi học, dạy học và những năm 70 trở về sau, tôi bám trụ hẳn ở Sài Gòn, trở thành một Saigonnais chánh hiệu, sống chết với Sài Gòn thân yêu hoa lệ năm xưa cho đến ngày ô nhục đau buồn mất nước - 30.4.1975.
Tôi đã lê lết sống đói khát khổ sai trong các trại tù cộng sản nghiệt ngã từ Nam (Thành Ông Năm - Hóc Môn và Suối Máu - Biên Hòa), bị lưu đày ra Bắc (Sơn La - Yên Bái - Vĩnh Phú) và trở về Rừng Lá - Hàm Tân, được thả về từ cuối năm 1984. Tiếp tục sống với gia đình tại Sài Gòn đổi chủ bằng các nghề tay làm hàm nhai cho đến năm 1993. May mắn, tôi được cất cánh bay về vùng đất hứa, qua diện tỵ nạn H.O, có nhiều cơ hội vươn lên mà trước kia, trong đời tôi chưa bao giờ nghĩ đến sẽ sống và chết với quê hương thứ hai Hoa Kỳ này.
Có dịp trở về thăm lại Sài Gòn cũ gần đây. Quả thật Sài Gòn thay đổi nhiều với các cao ốc sừng sững, khách sạn hào nhoáng nhiều sao, bên cạnh những vùng quê cùng kiệt nghèo đói, người ăn xin lang thang đầu đường xó chợ, xe cộ luôn đông nghẹt trên mọi ngã đường. không khí ô nhiễm ngột ngạt, khó thở...
Sài Gòn bây giờ, không có hồn, không còn lương thiện, đánh mất dáng vẽ văn minh thơ mộng, cái nôi văn hóa nghệ thuật và nền văn hóa ẩm thực sáng tạo an lành của miền Nam. Sài Gòn thời xưa nổi tiếng với thế giới là Hòn Ngọc Viễn Đông mà người dân Việt ai cũng mơ sống ở đó - Sài Gòn trong tôi đã mất hay sẽ chờ sự đổi thay...
******
Bây giờ hồi tưởng lại, 42 năm viễn xứ, của người Việt tha hương tỵ nạn cộng sản qua mốc thời gian xa xưa, từ năm 1975. Và cá nhân tôi lại xa Sài Gòn lần thứ 3 từ năm 1993 đến nay (2017), ôn lại những sự kiện khó quên trong đời tôi đối với Sài Gòn năm xưa:
* Năm 1953 từ tỉnh lên Sài Gòn thi Brevet Premier Cycle (tương đương với bằng Việt - Trung Học Đệ I Cấp) vào tháng 5. Một đêm trước ngày dự thi tại trường ChasseLoup Laubat (sau này đổi tên là trường Jean Jacques Rousseau - Lê Quý Đôn). Vừa đến 12 giờ khuya, tôi còn đang ngồi ôn bài thi, ở trọ trong nhà một người quen ở khu Bàn Cờ, gần chợ Vườn Chuối. Bổng nghe tiếng gõ cửa dồn dập, không những nhà tôi đang ở mà các nhà lân cận cũng bị đánh thức nữa, phú lít xét nhà. Người ta ra lệnh, thanh thiếu niên trai từ 15 tuổi trở lên - tất cả đàn ông, chỉ trừ những cụ già tóc bạc, lớn tuổi hoặc bệnh hoạn đi đứng không nổi, được ở lại nhà. Còn lại, mọi người "liền ông" - nhớ mang theo giấy tờ căn cước phải ra đường cái tập trung bằng cách ngồi chồm hổm 2 hàng dọc để kiểm tra xét giấy tờ tùy thân. Nói cách khác là để cho 2 người đang đứng có trồng vào đầu 1 cái bao bố xuống tới đầu gối, chỉ có khoét 2 lỗ vừa đủ cho 2 con mắt nhìn quan sát, cùng ở đó có một số lính mặc đồ trận và sắc phục cảnh sát đứng lố nhố gần 1 chiếc xe bít bùng.
Tôi trong số người đi ra tập trung chờ xét hỏi, bổng có một người mặc sắc phục cảnh sát như là cấp chỉ huy nói lớn: ai là công chức ra trình giấy tờ trước, kế đó là học sinh - sinh viên, các người còn lại chờ lệnh, ngồi yên tại chỗ, ông còn hăm dọa ai lộn xộn bị bắn bỏ.
Đến lượt tôi, trình thẻ học sinh và giấy gọi dự thi, được cho về ngay và các ông công chức trước đó cũng vậy. Tất cả mọi người được cho phép về nhà đều phải đi ngang qua 2 người có trùm bao bố, có thể 2 người này là Việt Minh (VC) hồi chánh hay là tù bị bắt ở khu vực này để nhìn mặt coi tên nào cùng phe phản động (bây giờ gọi là khủng bố), nếu một trong hai tên này gật đầu là bị đưa lên xe bít bùng ngay.
Tôi được cho về sớm để sáng mai đi thi, chiều về nghe thiên hạ bàn tán, cuộc bố ráp giữa khuya cũng mất hơn 2 tiếng và nhà chức trách cũng bắt được cả chục người gồm có những người thiếu giấy tờ tùy thân hay bị 2 tên trùm bao bố gật đầu điềm chỉ.
Đó là Sài Gòn năm xưa thời chiến tranh VN, giặc giã khắp cả nước và quân Liên Hiệp Pháp đang khốn đốn nhiều mặt trận ở Miền Bắc VN.
* Cũng đến tháng 5 năm sau, 1954, cứ điểm chiến lược của Pháp là Điện Biên Phủ đang bị siết chặt vòng vây. Điạ danh này ở tỉnh Sơn La mà tôi sau này bị tù cải tạo, lưu đày ra Bắc, sau năm 1975, ờ vùng Mường Cơi (gần huyện Phù Yên) cũng thuộc tỉnh Sơn La. (H: Dinh Độc Lập ngày 30.4.1975).
Một đêm cũng bị bố ráp, tôi tạm trú tại nhà một người bạn ở đường Yên Đổ, gần Tân Định, cảnh sát xét nhà và chúng tôi có giấy đi dự thi vào Không Quân - ngành Cơ Khí trường Rochefort bên Pháp. Nhân viên công lực thấy giấy tờ hợp lệ lại có giấy báo thi vào ngành Không Quân nên họ cho chúng tôi 3 đứa ở yên trong nhà, không phải ra đường tập trung như năm trước. Lần này, chúng tôi từ tỉnh Châu Đốc lên Sài Gòn 3 đứa ở chung nhà cùng đi dự thi khóa học này.
Trong hơn 1 tuần chờ xem kết quả, chúng tôi có dịp đi chơi đây đó bằng xe đạp, gần khắp hang cùng ngõ hẹp của Sài Gòn hoa lệ mà trong đầu óc tôi lúc bấy giờ chỉ biết có Thủ Đô Sài Gòn to đẹp nhứt nước, rộng gấp trăm ngàn lần hơn tỉnh lỵ quê mùa Châu Đốc của tôi.
Lần này ở Sài Gòn, tôi có dịp đạp xe lên tận Thủ Đức ăn nem chua, nem nướng và đi Lái Thiêu ăn sầu riêng, măng cụt... Hình ảnh thân thương Sài Gòn trong tôi quá lớn rộng, vĩ đại, cái gì cũng có, hơn xa ở tỉnh lỵ của tôi. Các cô thiếu nữ ăn diện đẹp thời trang, mặc đồ đầm hay áo dài đủ màu sắc tha thướt còn quê tôi thấy phụ nữ thường mặc"bà ba" không thôi. Ấn tượng mạnh nhứt trong tâm trí tôi là các cô thiếu nữ xinh đẹp, tà áo dài kẹp phía sau trên "bọt ba ga" các chiếc Vélo Solex xinh xinh làm tăng thêm vẽ đài các quý phái của các cô thiếu nữ xuân thì.
Một kỷ niệm khác, từ Sài Gòn trở về thăm quê hương gia đình, tôi mua hàng chục ổ bánh mì lớn về làm quà vì quê tôi làm gì có loại bánh mì ngon thơm và ổ lớn đặc biệt đó. Hay từ quê trở lên Sài gòn, tôi cũng mang theo những hủ mắm thái, mắm cá trèn của xứ mắm Châu Đốc cũng như tôi không quên mua chim rô ti Óc Cao, Chàng Nghịt, Mõ Nhác ở bắc Mỹ Thuận hay chuột rô ti tại bến bắc Vàm Cống, mang lên Sài Gòn làm quà cho người thân quen, những món ăn đặc sản của miền Tây (bến bắc còn gọi là bến phà).
Ở Sài Gòn dịp này, tôi đọc báo biết tin cứ điểm Điện Biên Phủ bị thất thủ, Thiếu Tướng De Castrie (Quân Đội Pháp), Tư Lệnh Cứ Điểm Điện Biên Phủ và toàn bộ Bộ Tham Mưu của ông Tướng và quân lính còn sống, bị thương đều bị Việt Minh (VC) bắt làm tù binh.
Ấn tượng Thủ Đô Sài Gòn đối với tôi chưa hết, hai kỷ niệm sâu đậm của đời tôi đối với Thủ Đô Sài Gòn là được sống tự do thoái mái qua mốc thời gian năm 1957 - 1962, từ 1970 đến năm 1993, có gián đoạn gần 10 năm tù khổ sai ở Bắc và sau ngày ra tù khổ cực.
Hình bóng và kỹ niệm của Sài Gòn năm xưa, như sống mãi trong suốt cuộc đời tôi cho mãi đến bây giờ đã qua tuổi 83, tôi vẫn ôm ấp cái kỷ niệm Sài Gòn Muôn Năm Cũ đó.
Đang dạy học ngon lành, lương cao hơn trường công, có lương tháng 13 và là Giám Học chương trình Việt Ngữ của Trung Học Phước Kiến (sau này đổi thành Phước Đức, số 266 đại lộ Khổng Tử - trường lớn nhứt của giới Hoa Kiều ở Sài Gòn Chợ Lớn. Dù là trường tiểu học và trung học đệ nhứt cấp mà Hiệu trưởng là giáo sư tiến sĩ luật khoa, có thời làm Tổng Trưởng Bộ Giáo Dục - TS Tăng Kim Đông), cuộc đời đang lên hương, có nhà, có xe Vespa mới, có nhiều thứ... Và Sài Gòn Muôn Năm Cũ đã thỏa mãn sự ham thích của tôi là được đi ăn tại các nhà sang trọng mới khai trương, xem phim chiếu xuất đầu tại Sài Gòn, tha hồ đọc sách báo trong thư viện hay tại các tiệm bán sách báo và mua báo tháng.
Đùng một cái, cuộc đời tôi rẽ sang bước ngoặt mới - thi hành lệnh tổng động viên nhập ngũ Khóa 13 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, từ tháng 3 năm 1962 cho đến cuối tháng 12 năm 1962. Tôi chọn đơn vị, xin về Sư Đoàn 21 Bộ Binh và được bổ nhiệm về phục vụ tại Trung Đoàn 33, đơn vị trú đóng tại quê hương tôi - Thị xã Châu Đốc, một thời gian vài tháng. Đây là dịp tôi "hồi hương" sau bao năm miệt mài học hay đi dạy học ở Sài Gòn và nhiều nơi khác như Biên Hòa, Thủ Đức, Dĩ An, Lái Thiêu... Về quê hương xứ mắm của dòng họ tôi, có dịp gần gũi ba má tôi đã già vì tôi là con trai út. Sau đó Trung Đoàn 33 di chuyển về đóng Bộ Chỉ Huy trong Thị Xã Sóc Trăng và tôi đi theo cuộc hành quân dài hạn vùng ven của Rừng U Minh Hạ - Cà Mau.
Đến tháng 4.1964, được thuyên chuyển về Bô Tư Lệnh Quân Đoàn 4 ở Cần Thơ chuyên về phát thanh, tôi thay thế nhà văn nhà thơ Nguyễn Triệu Nam được thuyên chuyển về Sài Gòn phục vụ tại Đài Phát Thanh Quân Đội.
Khi ngành Chiến Tranh Chính Trị ra đời thay thế ngành Chiến Tranh Tâm Lý cũ với tổ chức quy mô hơn rập khuôn theo mô hình tổ chức của Trung Hoa Dân Quốc - Đài Loan và có thêm ngành báo chí ở trong Khối Chiến Tranh Chính Trị, tôi được bổ nhiệm làm Trưởng Ban Thông Tin Báo Chí Quân Đoàn 4 kiêm nhiệm luôn Ban Phát Thanh.
Đời quân ngũ dù phục vụ ngoài chiến trường hay các tại đơn vị hậu phương yễm trợ cũng thường chuyển đổi luôn. Đầu năm 1970, tôi được thuyên chuyển về Sài Gòn - Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị cũng chuyên phục vụ về ngành truyền thông báo chí trong Khối Thông Tin Giao Tế Dân Sự - số 2 Ter Đại lộ Thống Nhất.
Sau đó, vì nhu cầu công vụ, tôi được Tổng Cục CTCT bổ nhiệm về giữ chức vụ Trưởng Phòng Tâm Lý Chiến Biệt Khu Thủ Đô, đầu năm 1974 cho đến ngày Quốc Hận 30.4.75.
Thời gian tôi sống ở Sài Gòn là thời gian vàng son, cuộc sống đang thăng tiến, ăn nên làm ra, ngoài nhiệm vụ là một quân nhân, tôi còn cộng tác với nhiều tờ báo Nhựt và đài phát thanh truyền hình NHK cũng của Nhựt và có viết lai rai với vài tờ nhựt báo Việt.
Cuộc sống đang được thăng hoa từng tháng năm, bổng ngày 30 tháng 4 năm 1975 ập mạnh đến nhanh quá, làm đảo lộn mọi thứ, từ chế độ, đất nước, xã hội cho đến cuộc sống riêng tư của tôi đều bị dìm sâu xuống bùn đen.
Tháng 3 năm 1975, khi Ban Mê Thuột bị cộng sản Bắc Việt (CSBV) xua quân chính quy vào đánh chiếm. Cả Quân Khu II đang bị vây khốn, còn Quân Khu I cũng đang trong tình trạng nguy kịch vì địch từ miền Bắc công khai vượt vĩ tuyến 17 vào, xua hàng chục sư đoàn chính quy, đang uy hiếp nặng nề trên toàn lãnh thổ của Quân Khu I. Trong lúc QLVNCH đang cùng kiệt tiếp liệu của Mỹ viện trợ cũng như mọi quân viện khác đều bị giới hạn hoặc bị cắt bớt nhiều. Lúc bấy giờ, chính quyền Mỹ nhẫn tâm quyết chặt tay chặt chân QLVNCH để không còn khả năng chiến đấu kiên cường trước làn sóng xâm lăng trắng trợn của CSBV, chà đạp thô bạo Hiệp Định Paris năm 1973. Trong khi đó viện trợ Mỹ từ xăng dầu. đạn dược... bị cắt mạnh và đến giữa tháng 4/1975, các nguồn tiếp liệu quân sự kể cả tài chánh bị cắt hoàn toàn. Chính thể Việt Nam Cộng Hòa đang đi vào cảnh sụp đổ, CSBV đang được cộng sản Nga Tàu hà hơi tiếp sức quyết chiếm trọn Miền Nam Việt Nam. (H: Cảnh di tản 29.4.75 tại số 22 đường Gia Long do CIA Mỹ tổ chức).
Các giới chức Mỹ và nhân viên các Tòa Đại Sứ ngoại quốc tại Thủ Đô Sài Gòn đã bắt đầu di tản từ tháng 3.1975 và cuộc di tản cao điểm nhứt là trước vài ngày đến ngày 30.4.975, hàng đàn trực thăng bay lượn ngày đêm từ ngoài khơi vào, đáp trên nóc bằng của Toà Đại Sứ Mỹ và nhiều địa điểm khác do CIA điều động ở rải rác nhiều nơi, bốc nhân viên của họ và những người Việt có trong danh sách ưu tiên đặc biệt được bốc đi.
Sài Gòn của tôi như nghẹn thở, tôi ở lại "tử thủ" tại Khối Chiến Tranh Chính Trị của Biệt Khu Thủ Đô. Vì lúc bấy giờ Trung Tá Hoàng Thọ Trưởng Khối Chiến Tranh Chính Trị và Thiếu Tá Trần Văn Thế Phụ Tá tôi đã đi xuống Nhà Bè dự định theo tàu của Đại Tá Cổ Tấn Tinh Châu - Đặc Khu Trưởng Rừng Sát - Đại Tá Châu từng là Tham Mưu Trưởng Biệt Khu Thủ Đô thời Phó Đô Đốc Chung Tấn Cang làm Tư Lệnh. Còn Thiếu Tá Nguyễn Đình Ngạc, Trưởng Phòng Chính Huấn BKTĐ cũng về nhà với vợ con, tôi tử thủ solo một mình với chú tài xế trung thành. Chuẩn Tướng Lý Bá Hỷ Tư Lệnh Phó cũng tử thủ solo và khen tôi có tinh thần phục vụ Tổ Quốc đến giờ phút nguy kịch nhứt của đất nước - Chuẩn Tướng Lý Bá Hỷ qua đời tại Paris ngày 28 Tết Ất Mùi 2016, sau Phó Đô Đốc Chung Tấn Cang và nối tiếp là Trung Tướng Nguyễn Văn Minh , và vị Tư Lệnh cuối cùng Thiếu Tướng Lâm Văn Phát, giữ chức Tư Lệnh chưa được 48 tiếng đồng hồ. Quý vị này cũng lần lượt qua đời trên 5 năm và Thiếu Tướng Phát trên 15 năm.
Trung Tướng Nguyễn Văn Minh rời Biệt Khu Thủ Đô sáng 29.4, tôi đứng từ trên lầu của phòng làm việc chứng kiến cảnh ra đi vội vã của Tướng Minh lên trực thăng với vài người sĩ quan thân tín hình như có Đại Tá Trần Duy Bính, Trung Tá Nguyễn Ngọc Ánh... tại sân cờ Biệt Khu Thủ Đô.
Trước đó - đầu tháng 4.75, tôi được biết tin là các giới chức cao cấp Biệt Khu Thủ Đô và Bộ Tổng Tham Mưu đã họp bàn, nếu Sài Gòn bị CSBV bao vây và tấn chiếm thì có kế hoạch rút quân về Miền Tây - Quân Khu 4 (với 16 tỉnh có 92 quận), tử thủ, cũng là nơi mà tôi khá rành địa hình địa vật, có dịp phục vụ hơn 8 năm ở Miền Tây.
Vì tin này, có nhiều quân nhân, có điều kiện đi ra ngoại quốc lại chần chờ, trong đó có tôi vì tôi tin khi Sài Gòn có chính phủ liên hiệp 3 thành phần và đại quân ở Miền Tây tử thủ thì quân CSBV cũng khó đánh chiếm nhanh và thời gian này, chuyện vượt biên bằng tàu bằng ghe từ Miền Tây sang Thái Lan hay các nước khác, không phải là chuyện khó...
*****
Từ cuối tháng 2 năm 1975, tình hình chiến sự càng ngày càng leo thang, Đô Đốc Chung Tấn Cang Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô kiêm Tổng Trấn Sài Gòn Gia Định, gọi tôi (Trưởng Phòng Tâm Lý Chiến Biệt Khu Thủ Đô) lên văn phòng Tư Lệnh. Đô Đốc ra lệnh tôi đến các thư viện ở Sài Gòn tìm đọc sách viết về Đông Âu, các nước Âu Châu sau cuộc đại chiến Thế Giới II, tóm lược và tường trình cho Đô Đốc.
Thi hành lệnh cấp chỉ huy, tôi mặc thường phục, tài xế đưa tôi đến vài thư viện như thư viện Quốc Gia, thư viện của Pháp và thư viện của Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến...nhứt là loại sách chính trị, thư viện Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến, tôi thấy dễ tìm mà lại có nhiều nữa,. Tôi đóng đô ở đó vài ngày, đọc nhiều thứ sách viết về Đông Âu. Hầu hết, các nước bị chủ nghĩa cộng sản quốc tế do Nga Sô chỉ huy ngự trị, đều có một thời gian ngắn hoặc dài trải qua giai đoạn có chính phủ liên hiệp các đảng phái, nhưng sau đó chính phủ liên hiệp và quốc gia đó bị nhuộm đỏ luôn. Đó là đa số các nước Đông Âu sau Đệ Nhị Thế Chiến (1939 - 1945).
Chúng ta thấy ở Á Châu, bị ảnh hưởng Tàu Cộng thì có khác, ở Hoa Lục, trước khi cộng sản Tàu chiếm trọn lãnh thổ này năm 1949, có nhiều chánh khách Tàu và quốc tế cũng muốn có chánh phủ liên hiệp trước khi nhuộm đỏ hoàn toàn, tránh bớt đổ máu, nhưng cộng sản Tàu tham lam chỉ muốn nuốt trọn đại lục Trung Hoa ngay tức thì, dù chết bao nhiêu người Tàu cũng mặc kệ.
CS Tàu gian xảo đẻ ra 2 đứa con u mê là cộng sản Cam Bốt và cộng sản Việt Nam cũng rập khuôn như vậy. Nghĩa là khi có cơ hội chiếm chánh quyền thì không cần có chánh phủ liên hiệp 3 thành phần như các phe đối lập và Phật Giáo Ấn Quang thân cộng muốn như vậy. Nhưng, CSBV chỉ muốn tiêu diệt ngay đối thủ bất chấp dư luận quốc tế hay có hòa ước như trường hợp VNCH cũng bị CSBV xé luôn Hiệp Định Paris năm 1973. Các nước đặt bút ký Hiệp định này kể cả cái ông khổng lồ Mỹ cũng hoàn toàn "ngậm miệng ăn tiền", nín thinh, không có ý kiến phản đối gì hết đối với CSBV và CS quốc tế.
Ba nước Đông Dương chỉ có Lào là có thời kỳ chuyển giao từ thể chế chính phủ quốc gia qua chính phủ liên hiệp Quốc cộng và thời gian ngắn sau, Lào bị cưỡng bức sang chính thể Lào cộng... tương đối ít đổ máu hơn 2 nước anh em Việt Nam và Cam Bốt.
Khi Đại Tướng Dương Văn Minh, Tổng Thống VNCH giờ thứ 25 tuyên bố đầu hàng tại Dinh Độc Lập, lúc 10 giờ sáng ngày thứ tư 30.4.1975 nhằm ngày 19 tháng 3 Ất Mão.
Từ phòng làm việc Biệt Khu Thủ Đô, tôi đeo vội khẩu súng colt vào nách, vẫn còn mặc quân phục, gọi anh tài xế chở tôi đến văn phòng của nhựt báo Asahi Shimbun, xe jeep chạy ra cửa chánh Trại Lê Văn Duyệt, đường Lê Văn Duyệt. Lúc bấy giờ, tôi còn đề cao cảnh giác vì cửa sau của Biệt Khu Thủ Đô ra đường Trần Quốc Toản, có 1 ngôi chùa có nhiều VC nằm vùng xuất hiện, ngôi chùa này là Việt Nam Quốc Tự và tôi sợ Phật tử nằm vùng cho VC làm bậy.
Văn phòng nhựt báo Asahi trên đại lô Nguyễn Huệ, trong khu nhà cao tầng của Dân Biểu Trần Quý Phong, cho nhiều cơ quan báo chí ngoại quốc thuê mướn (Cựu DB Trần Quý Phong sang Mỹ diện HO, đang sanh sống ở Atlanta - Georgia, tôi có dịp gặp nhiều lần với DB Phong khi tôi sang đó thăm ông bà Trung Tướng Đặng Văn Quang và dự Hội Ngộ Đồng Hương Châu Đốc).
Đến văn phòng báo Asahi được bình an, dù trên đường phố Sài Gòn đang nhốn nháo, có cướp giựt... các khu có các đơn vị Quân Đội hoặc Cảnh Sát trú đóng, thiên hạ tràn vào "hôi của" vì chẳng còn ai canh gác như trước kia.
Trên đường Lê Văn Duyệt trực chỉ ra chợ Sài Gòn, vừa qua đường Trần Quốc Toản và đến đưởng Phan Thanh Giản, xe chạy ngang qua Bộ Chỉ Cảnh Sát Quận 3, tôi chứng kiến, nơi đây, áo quần cảnh sát Dã Chiến và Quân Đội rải rác khắp nơi chung quanh ty cảnh sát này kể cả nón sắt súng đạn nữa mà chẳng có ai dòm ngó đến. Người dân lao động cứ xồng xộc chạy vào bên trong Ty Cảnh Sát để lấy cái gì có thể mang vác được đem ra ngoài. Trong lúc chiếc xe jeep của tôi đang chạy đến khu vực đó, chứng kiến cảnh các chiến hữu phe ta, trút bỏ bộ quân phục, vội thay áo quần dân sự, có anh chỉ mặc xà lỏn và áo may ô đi chân đất, ra khỏi khu vực này làm cho xe cộ đi ngang qua phải chạy chậm lại. (H: Cảnh ngày tàn cuộc chiến). Cái may của tôi, là anh tài xế rất lém, anh cũng bắt chước nhiều chiếc xe Jeep khác cũng có miếng vải đỏ buộc trên đầu xe, giống như đám Việt cộng "ăn theo" gọi là VC 30 tháng tư. Đám VC ăn theo này lấy xe jeep bỏ ngoài đường hay tại các cơ quan công quyền, chúng lấy cả súng đạn và chúng quấn vải đỏ vào cổ và buộc vải đỏ trên xe trên súng tha hồ chạy lung tung và bắn loạn xạ... Lúc này lính cộng sản chính quy đa phần còn ờ ngoại thành chưa đột nhập vào thành phố Sài Gòn nên các tay VC 30 tháng tư tha hồ mà làm càn, giựt le với những người vứt súng và quân phục đang hớt hải tìm đường về nhà, về quê...
Xe của tôi chạy đến đường Nguyễn Huệ, gần Kỹ Thương Ngân Hàng của Quỹ Tiết Kiệm Quân Đội, có văn phòng của tờ nhựt báo Asahi Shimbun của Nhựt gần đó được bình an. Tôi nói với chú tài xế, chạy xe ra khỏi khu vực này, đậu đâu cũng được, bỏ xe về nhà.
Tôi phờ phạc bước vào văn phòng của nhựt báo Asahi, gặp một nhân viên người Việt, ông Trưởng văn phòng Asahi và người nhiếp ảnh cũng người Nhựt. Tôi xin phép đi toa lết, thay bộ thường phục, mang giép vì tôi đã có mang theo cái túi có sẵn 2 thứ này khi cần thiết. Khẩu súng lục thân thương của tôi vẫn đeo dưới nách vì có mặc jacket khoác ngoài nên dấu khẩu súng rất dễ dàng đề phòng khi bị VC bắt làm nhục, tôi có thể tự xử được. Chính khẩu súng này và vài khẩu súng khác, tôi để trong nhà, tối 30 tháng tư, tôi ném hết xuống sông sau nhà tôi, ở đường Hưng Phú, Phường Chánh Hưng - Quận 8 - ở ngay dốc cầu chữ Y.
Khi đến gặp 2 người Nhật mà tôi cộng tác với họ khá thân. Ông Bureau Chief an ủi tôi vài câu và ông đã biết trước cuộc đời của tôi sẽ gặp nhiều nguy khốn khi CSBV chiếm được Miền Nam VN. Ông trao tặng 1 tờ giấy xanh $100 đô la và ông còn trao tặng cho tôi 2 túi thuốc cứu thương của các phóng viên ngoại quốc ở Việt Nam trong thời chiến.
Tình người, tình đồng nghiệp của ông Bureau Chief Nhựt Bổn này làm tôi xúc động muốn rơi nước mắt, ông ân cần an ủi và nói rằng tôi phải giữ tiền và túi thuốc cứu thương sẽ rất hữu dụng cho các ngày sắp tới.
Ông còn nói với tôi, cùng đi với ông ra Dinh Độc Lập chứng kiến nhiều cảnh lạ bất ngờ lắm. Ông đưa tôi 1 tấm vải có hình cờ Nhựt gọi là tấm "ba sa - brassard" để đính vào tay áo và trên túi áo có cái biển nhỏ đề Japanese Press. Thế là tôi, trở thành một ký giả Nhựt. Cả ba anh em chúng tôi do ông Sếp lái xe đến thẳng Dinh Độc Lập mất chưa tới 10 phút. Người ta bu quanh ngoài hàng rào Dinh Độc Lập và hàng hàng lớp lớp xe tăng T54 và xe molotova chở đầy lính chính quy CSBV đậu dọc theo Đại Lộ Độc Lập (Thống Nhất), xe đậu 2 bên vệ đường cho tới Nhà Thờ Đức Bà. Đi bộ đến gần hàng rào Dinh Độc Lập nhìn thấy 1 bờ tường gần cánh cửa chính Dinh Độc Lập đã mở toang sẵn, bị 1 chiếc xe tăng T54 húc sập. Tôi bàng hoàng, xúc động rơi nước mắt và nói với ông Trưởng Văn Phòng Asahi, tôi không thể nào có can đảm vào Dinh Độc Lập chứng kiến cảnh bi thương nào nữa vì Dinh Độc Lập đã đổi chủ.
Tôi bắt tay giã từ 2 người bạn Nhựt đó từ ngày lịch sử 30.4.1975 khoảng sau 11 giờ sáng và đến nay hơn 42 năm, tôi chưa gặp 2 người bạn Nhựt này nói lời cám ơn nhờ 2 túi thuốc cấp cứu của 2 anh nhà báo Nhựt tặng mà tôi mới còn sống trong các trại tù cải tạo.
Từ Dinh Độc Lập, tôi đi bộ đến đường Tự Do để còn đến Chợ Bến Thành lấy xe buýt về nhà. Trước Tượng Đài Thủy Quân Lục Chiến, nhìn sang Hạ Nghị Viện, 1 thi thể được ai đó xếp nằm ngay ngắn, mũ Cảnh Sát được để trên bụng, đầu quay ra Đại lộ Tự Do và bên kia đường là Trụ Sở Hạ Nghị Viện, chân giũi thẳng ra chân Tượng Đài Thủy Quân Lục Chiến. Trên bộ cảnh phục Cảnh Sát Quốc Gia, có tên và cấp bực Trung Tá - Trung Tá Cảnh Sát Nguyễn Văn Long đã tự sát tại đây sau khi Đại Tướng Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng sáng thứ tư 30.4.1975, nghĩa là trước khi tôi đến đây trên 1 tiếng.
Tôi cũng như nhiều người VN khác, có thể cũng là quân nhân hay cảnh sát chỉ dám nhìn qua rồi vội vã ra đi vì sợ đám VC 30 tháng tư "chụp", chỉ có vài người ngoại quốc mũi lõ, hoặc là phe thân cộng mới dám đứng xem lâu cũng như chụp hình.
Sau này, chúng ta có hình một Trung Tá Cảnh Sát - Nguyễn Văn Long - đã anh dũng hiên ngang tuẫn tiết và nằm ngay trước chỗ "thiêng" có Tượng Đài Thủy Quân Lục Chiến và Quốc Hội - Hạ Nghị Viện VNCH chứng giám. Trong lúc 5 vị tướng lãnh Sinh Vi Tướng Tử Vi Thần, hình như không có 1 tấm hình nào được chụp trong tư thế chết can trường như TT Long để lại hậu thế. Trong tình thế khẩn trương của đất nước, không có thì giờ và cũng có thể sợ cộng sản làm khó dễ, bắt bớ nên không có ai ghi được tấm hình nào về sự tuẫn tiết kiêu hùng bất khuất đó của 5 vị Tướng Quân và các chiến sĩ khác cũng tuẫn tiết cho ngày đau thương oan nghiệt 30.4.1975. (H: Trung Tá Nguyễn Văn Long)
Chỉ có Trung Tá Nguyễn Văn Long để lại hậu thế tấm hình lịch sử do một ký giả Pháp chứng kiến và chụp được tấm hình bất hủ này. Đây là tấm hình có một không hai của ngày 30.4.75 đầy oan nghiệt đau thương của những người ngã ngựa, thua cuộc.
Vì vậy, với tấm hình Trung Tá Cảnh Sát Nguyễn Văn Long tuẫn tiết nằm giữa trời trước Tượng Đài Thủy Quân Lục Chiến để lại cho các thế hệ hậu duệ kế thừa học được bài học quý báu về sự anh dũng hy sinh của các anh hùng dân tộc năm 1975.
Tôi đến chợ Bến Thành đi xe buýt về nhà, cả gia đình tôi vô cùng mừng rỡ, tưởng tôi chạy thoát đi ngoại quốc rồi, 3 - 4 ngày tôi ở miết trong Bộ Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô không về nhà để theo dõi tình hình, vì công vụ cũng có và đợi lệnh coi xem có chuyển quân về miền Tây, tôi đi ngay. Tại nhà tôi ở Cầu Chữ Y có sẵn chiếc xe Jeep của bà xã cũng sẵn sàng chay theo xe tôi khi tôi gọi... Đến giờ phút lịch sử, có lệnh đầu hàng buông súng , thế là hết.!!!
Khi về đến nhà, tôi ngỡ ngàng sao có nhiều người quá, các cô đang học ở Trường Xã Hội Quân Đội, gốc Miền Trung, khi nghe Đại Tướng Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, vội chạy ra khỏi trường Xã Hội Quân Đội (do bà xã tôi làm Chỉ Huy Trưởng) không biết đi đâu, chạy đến nhà cấp huy mình xin tá túc và có cô còn xin tiền vì chưa kịp lãnh lương để mua vé xe đò, hơn 10 cô, để một hai ngày sau về quê. Lúc này, chúng tôi không còn lo sợ là gì vì kể như mình đã chết. Cũng may, cả chục người đều là phụ nữ mặc thường phục như người dân "chạy giặc" nên cũng không bị dòm ngó như mấy ngày sau này.
Chính đêm 30.4.1975, tôi gom hết quần áo nhà binh, súng dài có ngắn có, 1 thùng lựu đạn, tất cả cái gì có liên quan đến Quân Đội đều được ném xuống sông sau nhà.
Thế là, sau 13 năm trong quân ngũ, giờ đây, tôi chỉ còn là một người "thua cuộc", không bại trận, như cá nằm trong rọ chờ xem ngày mai (tương lai) sẽ ra sao?
Sài Gòn ơi! tôi xa Sài Gòn hay Sài Gòn xa tôi từ ngày 13 tháng 6 năm 1975, hai vợ chồng đèo trên 1 chiếc xe đạp mang theo đồ đoàng đi trình diện "học tập cải tạo" tại trường trung học Pétrus Trương Vĩnh Ký. Chạy theo chúng tôi, có chú tài xế trung tín của bà xã tôi đạp xe theo hộ tống và lấy xe đạp của vợ chồng tôi đưa về nhà. Đó là gia tài còn lại của vợ chồng tôi để lại cho 4 đứa con từ 3 đến 9 tuổi. Đứa con gái út Quỳnh Ngọc, nay đang làm thiện nguyện giữ chức Hiệu Trưởng Trung Tâm Việt Ngữ Lạc Hồng Sacramento và cháu cũng nối nghiệp cha viết lai rai với bút hiệu Cánh Quỳnh.(H: Saigon bây giờ)
Mới ngày nào, con gái út tôi 3 tuổi nay 45 tuổi, có con đang học Đại học. Hơn 42 năm từ ngày 30.4.75, trôi qua nhanh và mang theo nhiều đau khổ cay đắng của chế độ CS tàn độc. Lúc bấy giờ tôi 40 tuổi, tương lai rực sáng bổng bị chìm lịm hiu hắt trong các trại tù cải tạo khổ sai, tưởng đâu đã bỏ xác tại trại tù cải tạo như nhiều người bạn của tôi đã ra đi.
Với tuổi 83, tôi còn được bao năm tháng nữa để chôn chặt giữ mãi biết bao kỹ niệm thân thương buồn vui của Sài Gòn Muôn Năm Cũ trong tim trong đầu tôi.
Hình bóng của Thủ Đô Sài Gòn hoa lệ năm xưa - Hòn Ngọc Viễn Đông mãi trong tim và tôi hy vọng sẽ gặp lại Sài Gòn Muôn Năm Cũ một ngày không xa trước khi về Vùng 5 Chiến Thuật.
Khi đáo nhậm đơn vị mới - Vùng 5 Chiến Thuật - tôi cũng sẽ trình diện với các ông thầy cũ từng là Tư Lệnh Quân Đoàn 4 và Biệt Khu Thủ Đô mà tôi từng làm việc dưới quyền: Trung Tướng Nguyễn Hữu Có, Trung Tướng Dương Văn Đức, Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, Trung Tướng Đặng Văn Quang, Trung Tướng Nguyễn Văn Mạnh, Trung Tướng Nguyễn Viết Thanh , quý vị Tướng lãnh giữ chức Tư Lệnh Quân Đoàn Quân 4 & Quân Khu 4 (Vùng 4 Chiến Thuật), nay về phục vụ tại Vùng 5 Chiến Thuật chỉ còn duy nhứt một Trung Tướng còn ở lại với chúng ta là Trung Tướng Nguyễn Đức Thắng.
Các vị Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô mà tôi có dịp phục vụ dưới quyền nay cũng từ giã vũ khí như Đô Đốc Chung Tấn Cang, Trung Tướng Nguyễn Văn Minh (Minh đờn), Thiếu Tướng Lâm Văn Phát (Tư Lệnh giờ thứ 25 cùng xuồng với Đại Tướng Dương Văn Minh) và vị Tư Lệnh Phó của 3 ông Tư Lệnh Cang, Minh, Phát là Chuẩn Tướng Lý Bá Hỷ vừa qua đời tại Paris - Pháp quốc đầu năm 2016, thọ 92 tuổi. Đây cũng là ông thầy của tôi trong những giờ phút cuối cùng của Sài Gòn đang hấp hối. Ông Tướng Hỷ luôn gần gũi với tôi và làm việc chung giúp các đơn vị từ Biên Hòa, Quân Khu 3 lui quân "di tản chiến thuật" về đóng chốt trong vòng rào Biệt Khu Thủ Đô và các nơi trong Thủ Đô Sài Gòn.
Sài Gòn thân yêu của tôi - Nỗi nhớ khôn nguôi - Bây giờ đang ở đâu? Ta chào mi!@
Anh PhươngTrần Văn Ngà (HNPD)
(SVSQ K.13 Ấp Chiến Lược Thủ Đức - 19.12.2017)
SÀI GÒN & NỖI NHỚ - Anh Phương Trần Văn Ngà (Hồi Ức)
SÀI GÒN & NỖI NHỚ
Anh Phương Trần Văn Ngà (Hồi Ức)
Sài Gòn ơi! Ta chào mi!!
Sài Gòn mãi mãi nằm sâu trong ký ức kỷ niệm của tôi hay của những người từng sanh ra, lớn lên hoặc làm việc hay đi học ở Saìgon, làm sao quên được những ngày xa xưa thân ái đó cho hết cuộc đời phù du này tại hải ngoại.
Tôi không phải là một Saigonnais (dân Sài Gòn), nghĩa là không sanh trưởng và lớn lên từ thuở nhỏ ở Sài Gòn mà là người ở một tỉnh lẻ biên thùy. Nhưng, tôi may mắn có nhiều dịp lên Sài Gon từ nhỏ trên dưới 10 tuổi trong các chuyến đi theo ghe chở cá, chở heo bò lên Sài Gòn bán, những năm cuối thập niên 40.
Đặc biệt nhứt, từ năm 1957 đến năm 1962, tôi đi học, dạy học và những năm 70 trở về sau, tôi bám trụ hẳn ở Sài Gòn, trở thành một Saigonnais chánh hiệu, sống chết với Sài Gòn thân yêu hoa lệ năm xưa cho đến ngày ô nhục đau buồn mất nước - 30.4.1975.
Tôi đã lê lết sống đói khát khổ sai trong các trại tù cộng sản nghiệt ngã từ Nam (Thành Ông Năm - Hóc Môn và Suối Máu - Biên Hòa), bị lưu đày ra Bắc (Sơn La - Yên Bái - Vĩnh Phú) và trở về Rừng Lá - Hàm Tân, được thả về từ cuối năm 1984. Tiếp tục sống với gia đình tại Sài Gòn đổi chủ bằng các nghề tay làm hàm nhai cho đến năm 1993. May mắn, tôi được cất cánh bay về vùng đất hứa, qua diện tỵ nạn H.O, có nhiều cơ hội vươn lên mà trước kia, trong đời tôi chưa bao giờ nghĩ đến sẽ sống và chết với quê hương thứ hai Hoa Kỳ này.
Có dịp trở về thăm lại Sài Gòn cũ gần đây. Quả thật Sài Gòn thay đổi nhiều với các cao ốc sừng sững, khách sạn hào nhoáng nhiều sao, bên cạnh những vùng quê cùng kiệt nghèo đói, người ăn xin lang thang đầu đường xó chợ, xe cộ luôn đông nghẹt trên mọi ngã đường. không khí ô nhiễm ngột ngạt, khó thở...
Sài Gòn bây giờ, không có hồn, không còn lương thiện, đánh mất dáng vẽ văn minh thơ mộng, cái nôi văn hóa nghệ thuật và nền văn hóa ẩm thực sáng tạo an lành của miền Nam. Sài Gòn thời xưa nổi tiếng với thế giới là Hòn Ngọc Viễn Đông mà người dân Việt ai cũng mơ sống ở đó - Sài Gòn trong tôi đã mất hay sẽ chờ sự đổi thay...
******
Bây giờ hồi tưởng lại, 42 năm viễn xứ, của người Việt tha hương tỵ nạn cộng sản qua mốc thời gian xa xưa, từ năm 1975. Và cá nhân tôi lại xa Sài Gòn lần thứ 3 từ năm 1993 đến nay (2017), ôn lại những sự kiện khó quên trong đời tôi đối với Sài Gòn năm xưa:
* Năm 1953 từ tỉnh lên Sài Gòn thi Brevet Premier Cycle (tương đương với bằng Việt - Trung Học Đệ I Cấp) vào tháng 5. Một đêm trước ngày dự thi tại trường ChasseLoup Laubat (sau này đổi tên là trường Jean Jacques Rousseau - Lê Quý Đôn). Vừa đến 12 giờ khuya, tôi còn đang ngồi ôn bài thi, ở trọ trong nhà một người quen ở khu Bàn Cờ, gần chợ Vườn Chuối. Bổng nghe tiếng gõ cửa dồn dập, không những nhà tôi đang ở mà các nhà lân cận cũng bị đánh thức nữa, phú lít xét nhà. Người ta ra lệnh, thanh thiếu niên trai từ 15 tuổi trở lên - tất cả đàn ông, chỉ trừ những cụ già tóc bạc, lớn tuổi hoặc bệnh hoạn đi đứng không nổi, được ở lại nhà. Còn lại, mọi người "liền ông" - nhớ mang theo giấy tờ căn cước phải ra đường cái tập trung bằng cách ngồi chồm hổm 2 hàng dọc để kiểm tra xét giấy tờ tùy thân. Nói cách khác là để cho 2 người đang đứng có trồng vào đầu 1 cái bao bố xuống tới đầu gối, chỉ có khoét 2 lỗ vừa đủ cho 2 con mắt nhìn quan sát, cùng ở đó có một số lính mặc đồ trận và sắc phục cảnh sát đứng lố nhố gần 1 chiếc xe bít bùng.
Tôi trong số người đi ra tập trung chờ xét hỏi, bổng có một người mặc sắc phục cảnh sát như là cấp chỉ huy nói lớn: ai là công chức ra trình giấy tờ trước, kế đó là học sinh - sinh viên, các người còn lại chờ lệnh, ngồi yên tại chỗ, ông còn hăm dọa ai lộn xộn bị bắn bỏ.
Đến lượt tôi, trình thẻ học sinh và giấy gọi dự thi, được cho về ngay và các ông công chức trước đó cũng vậy. Tất cả mọi người được cho phép về nhà đều phải đi ngang qua 2 người có trùm bao bố, có thể 2 người này là Việt Minh (VC) hồi chánh hay là tù bị bắt ở khu vực này để nhìn mặt coi tên nào cùng phe phản động (bây giờ gọi là khủng bố), nếu một trong hai tên này gật đầu là bị đưa lên xe bít bùng ngay.
Tôi được cho về sớm để sáng mai đi thi, chiều về nghe thiên hạ bàn tán, cuộc bố ráp giữa khuya cũng mất hơn 2 tiếng và nhà chức trách cũng bắt được cả chục người gồm có những người thiếu giấy tờ tùy thân hay bị 2 tên trùm bao bố gật đầu điềm chỉ.
Đó là Sài Gòn năm xưa thời chiến tranh VN, giặc giã khắp cả nước và quân Liên Hiệp Pháp đang khốn đốn nhiều mặt trận ở Miền Bắc VN.
* Cũng đến tháng 5 năm sau, 1954, cứ điểm chiến lược của Pháp là Điện Biên Phủ đang bị siết chặt vòng vây. Điạ danh này ở tỉnh Sơn La mà tôi sau này bị tù cải tạo, lưu đày ra Bắc, sau năm 1975, ờ vùng Mường Cơi (gần huyện Phù Yên) cũng thuộc tỉnh Sơn La. (H: Dinh Độc Lập ngày 30.4.1975).
Một đêm cũng bị bố ráp, tôi tạm trú tại nhà một người bạn ở đường Yên Đổ, gần Tân Định, cảnh sát xét nhà và chúng tôi có giấy đi dự thi vào Không Quân - ngành Cơ Khí trường Rochefort bên Pháp. Nhân viên công lực thấy giấy tờ hợp lệ lại có giấy báo thi vào ngành Không Quân nên họ cho chúng tôi 3 đứa ở yên trong nhà, không phải ra đường tập trung như năm trước. Lần này, chúng tôi từ tỉnh Châu Đốc lên Sài Gòn 3 đứa ở chung nhà cùng đi dự thi khóa học này.
Trong hơn 1 tuần chờ xem kết quả, chúng tôi có dịp đi chơi đây đó bằng xe đạp, gần khắp hang cùng ngõ hẹp của Sài Gòn hoa lệ mà trong đầu óc tôi lúc bấy giờ chỉ biết có Thủ Đô Sài Gòn to đẹp nhứt nước, rộng gấp trăm ngàn lần hơn tỉnh lỵ quê mùa Châu Đốc của tôi.
Lần này ở Sài Gòn, tôi có dịp đạp xe lên tận Thủ Đức ăn nem chua, nem nướng và đi Lái Thiêu ăn sầu riêng, măng cụt... Hình ảnh thân thương Sài Gòn trong tôi quá lớn rộng, vĩ đại, cái gì cũng có, hơn xa ở tỉnh lỵ của tôi. Các cô thiếu nữ ăn diện đẹp thời trang, mặc đồ đầm hay áo dài đủ màu sắc tha thướt còn quê tôi thấy phụ nữ thường mặc"bà ba" không thôi. Ấn tượng mạnh nhứt trong tâm trí tôi là các cô thiếu nữ xinh đẹp, tà áo dài kẹp phía sau trên "bọt ba ga" các chiếc Vélo Solex xinh xinh làm tăng thêm vẽ đài các quý phái của các cô thiếu nữ xuân thì.
Một kỷ niệm khác, từ Sài Gòn trở về thăm quê hương gia đình, tôi mua hàng chục ổ bánh mì lớn về làm quà vì quê tôi làm gì có loại bánh mì ngon thơm và ổ lớn đặc biệt đó. Hay từ quê trở lên Sài gòn, tôi cũng mang theo những hủ mắm thái, mắm cá trèn của xứ mắm Châu Đốc cũng như tôi không quên mua chim rô ti Óc Cao, Chàng Nghịt, Mõ Nhác ở bắc Mỹ Thuận hay chuột rô ti tại bến bắc Vàm Cống, mang lên Sài Gòn làm quà cho người thân quen, những món ăn đặc sản của miền Tây (bến bắc còn gọi là bến phà).
Ở Sài Gòn dịp này, tôi đọc báo biết tin cứ điểm Điện Biên Phủ bị thất thủ, Thiếu Tướng De Castrie (Quân Đội Pháp), Tư Lệnh Cứ Điểm Điện Biên Phủ và toàn bộ Bộ Tham Mưu của ông Tướng và quân lính còn sống, bị thương đều bị Việt Minh (VC) bắt làm tù binh.
Ấn tượng Thủ Đô Sài Gòn đối với tôi chưa hết, hai kỷ niệm sâu đậm của đời tôi đối với Thủ Đô Sài Gòn là được sống tự do thoái mái qua mốc thời gian năm 1957 - 1962, từ 1970 đến năm 1993, có gián đoạn gần 10 năm tù khổ sai ở Bắc và sau ngày ra tù khổ cực.
Hình bóng và kỹ niệm của Sài Gòn năm xưa, như sống mãi trong suốt cuộc đời tôi cho mãi đến bây giờ đã qua tuổi 83, tôi vẫn ôm ấp cái kỷ niệm Sài Gòn Muôn Năm Cũ đó.
Đang dạy học ngon lành, lương cao hơn trường công, có lương tháng 13 và là Giám Học chương trình Việt Ngữ của Trung Học Phước Kiến (sau này đổi thành Phước Đức, số 266 đại lộ Khổng Tử - trường lớn nhứt của giới Hoa Kiều ở Sài Gòn Chợ Lớn. Dù là trường tiểu học và trung học đệ nhứt cấp mà Hiệu trưởng là giáo sư tiến sĩ luật khoa, có thời làm Tổng Trưởng Bộ Giáo Dục - TS Tăng Kim Đông), cuộc đời đang lên hương, có nhà, có xe Vespa mới, có nhiều thứ... Và Sài Gòn Muôn Năm Cũ đã thỏa mãn sự ham thích của tôi là được đi ăn tại các nhà sang trọng mới khai trương, xem phim chiếu xuất đầu tại Sài Gòn, tha hồ đọc sách báo trong thư viện hay tại các tiệm bán sách báo và mua báo tháng.
Đùng một cái, cuộc đời tôi rẽ sang bước ngoặt mới - thi hành lệnh tổng động viên nhập ngũ Khóa 13 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, từ tháng 3 năm 1962 cho đến cuối tháng 12 năm 1962. Tôi chọn đơn vị, xin về Sư Đoàn 21 Bộ Binh và được bổ nhiệm về phục vụ tại Trung Đoàn 33, đơn vị trú đóng tại quê hương tôi - Thị xã Châu Đốc, một thời gian vài tháng. Đây là dịp tôi "hồi hương" sau bao năm miệt mài học hay đi dạy học ở Sài Gòn và nhiều nơi khác như Biên Hòa, Thủ Đức, Dĩ An, Lái Thiêu... Về quê hương xứ mắm của dòng họ tôi, có dịp gần gũi ba má tôi đã già vì tôi là con trai út. Sau đó Trung Đoàn 33 di chuyển về đóng Bộ Chỉ Huy trong Thị Xã Sóc Trăng và tôi đi theo cuộc hành quân dài hạn vùng ven của Rừng U Minh Hạ - Cà Mau.
Đến tháng 4.1964, được thuyên chuyển về Bô Tư Lệnh Quân Đoàn 4 ở Cần Thơ chuyên về phát thanh, tôi thay thế nhà văn nhà thơ Nguyễn Triệu Nam được thuyên chuyển về Sài Gòn phục vụ tại Đài Phát Thanh Quân Đội.
Khi ngành Chiến Tranh Chính Trị ra đời thay thế ngành Chiến Tranh Tâm Lý cũ với tổ chức quy mô hơn rập khuôn theo mô hình tổ chức của Trung Hoa Dân Quốc - Đài Loan và có thêm ngành báo chí ở trong Khối Chiến Tranh Chính Trị, tôi được bổ nhiệm làm Trưởng Ban Thông Tin Báo Chí Quân Đoàn 4 kiêm nhiệm luôn Ban Phát Thanh.
Đời quân ngũ dù phục vụ ngoài chiến trường hay các tại đơn vị hậu phương yễm trợ cũng thường chuyển đổi luôn. Đầu năm 1970, tôi được thuyên chuyển về Sài Gòn - Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị cũng chuyên phục vụ về ngành truyền thông báo chí trong Khối Thông Tin Giao Tế Dân Sự - số 2 Ter Đại lộ Thống Nhất.
Sau đó, vì nhu cầu công vụ, tôi được Tổng Cục CTCT bổ nhiệm về giữ chức vụ Trưởng Phòng Tâm Lý Chiến Biệt Khu Thủ Đô, đầu năm 1974 cho đến ngày Quốc Hận 30.4.75.
Thời gian tôi sống ở Sài Gòn là thời gian vàng son, cuộc sống đang thăng tiến, ăn nên làm ra, ngoài nhiệm vụ là một quân nhân, tôi còn cộng tác với nhiều tờ báo Nhựt và đài phát thanh truyền hình NHK cũng của Nhựt và có viết lai rai với vài tờ nhựt báo Việt.
Cuộc sống đang được thăng hoa từng tháng năm, bổng ngày 30 tháng 4 năm 1975 ập mạnh đến nhanh quá, làm đảo lộn mọi thứ, từ chế độ, đất nước, xã hội cho đến cuộc sống riêng tư của tôi đều bị dìm sâu xuống bùn đen.
Tháng 3 năm 1975, khi Ban Mê Thuột bị cộng sản Bắc Việt (CSBV) xua quân chính quy vào đánh chiếm. Cả Quân Khu II đang bị vây khốn, còn Quân Khu I cũng đang trong tình trạng nguy kịch vì địch từ miền Bắc công khai vượt vĩ tuyến 17 vào, xua hàng chục sư đoàn chính quy, đang uy hiếp nặng nề trên toàn lãnh thổ của Quân Khu I. Trong lúc QLVNCH đang cùng kiệt tiếp liệu của Mỹ viện trợ cũng như mọi quân viện khác đều bị giới hạn hoặc bị cắt bớt nhiều. Lúc bấy giờ, chính quyền Mỹ nhẫn tâm quyết chặt tay chặt chân QLVNCH để không còn khả năng chiến đấu kiên cường trước làn sóng xâm lăng trắng trợn của CSBV, chà đạp thô bạo Hiệp Định Paris năm 1973. Trong khi đó viện trợ Mỹ từ xăng dầu. đạn dược... bị cắt mạnh và đến giữa tháng 4/1975, các nguồn tiếp liệu quân sự kể cả tài chánh bị cắt hoàn toàn. Chính thể Việt Nam Cộng Hòa đang đi vào cảnh sụp đổ, CSBV đang được cộng sản Nga Tàu hà hơi tiếp sức quyết chiếm trọn Miền Nam Việt Nam. (H: Cảnh di tản 29.4.75 tại số 22 đường Gia Long do CIA Mỹ tổ chức).
Các giới chức Mỹ và nhân viên các Tòa Đại Sứ ngoại quốc tại Thủ Đô Sài Gòn đã bắt đầu di tản từ tháng 3.1975 và cuộc di tản cao điểm nhứt là trước vài ngày đến ngày 30.4.975, hàng đàn trực thăng bay lượn ngày đêm từ ngoài khơi vào, đáp trên nóc bằng của Toà Đại Sứ Mỹ và nhiều địa điểm khác do CIA điều động ở rải rác nhiều nơi, bốc nhân viên của họ và những người Việt có trong danh sách ưu tiên đặc biệt được bốc đi.
Sài Gòn của tôi như nghẹn thở, tôi ở lại "tử thủ" tại Khối Chiến Tranh Chính Trị của Biệt Khu Thủ Đô. Vì lúc bấy giờ Trung Tá Hoàng Thọ Trưởng Khối Chiến Tranh Chính Trị và Thiếu Tá Trần Văn Thế Phụ Tá tôi đã đi xuống Nhà Bè dự định theo tàu của Đại Tá Cổ Tấn Tinh Châu - Đặc Khu Trưởng Rừng Sát - Đại Tá Châu từng là Tham Mưu Trưởng Biệt Khu Thủ Đô thời Phó Đô Đốc Chung Tấn Cang làm Tư Lệnh. Còn Thiếu Tá Nguyễn Đình Ngạc, Trưởng Phòng Chính Huấn BKTĐ cũng về nhà với vợ con, tôi tử thủ solo một mình với chú tài xế trung thành. Chuẩn Tướng Lý Bá Hỷ Tư Lệnh Phó cũng tử thủ solo và khen tôi có tinh thần phục vụ Tổ Quốc đến giờ phút nguy kịch nhứt của đất nước - Chuẩn Tướng Lý Bá Hỷ qua đời tại Paris ngày 28 Tết Ất Mùi 2016, sau Phó Đô Đốc Chung Tấn Cang và nối tiếp là Trung Tướng Nguyễn Văn Minh , và vị Tư Lệnh cuối cùng Thiếu Tướng Lâm Văn Phát, giữ chức Tư Lệnh chưa được 48 tiếng đồng hồ. Quý vị này cũng lần lượt qua đời trên 5 năm và Thiếu Tướng Phát trên 15 năm.
Trung Tướng Nguyễn Văn Minh rời Biệt Khu Thủ Đô sáng 29.4, tôi đứng từ trên lầu của phòng làm việc chứng kiến cảnh ra đi vội vã của Tướng Minh lên trực thăng với vài người sĩ quan thân tín hình như có Đại Tá Trần Duy Bính, Trung Tá Nguyễn Ngọc Ánh... tại sân cờ Biệt Khu Thủ Đô.
Trước đó - đầu tháng 4.75, tôi được biết tin là các giới chức cao cấp Biệt Khu Thủ Đô và Bộ Tổng Tham Mưu đã họp bàn, nếu Sài Gòn bị CSBV bao vây và tấn chiếm thì có kế hoạch rút quân về Miền Tây - Quân Khu 4 (với 16 tỉnh có 92 quận), tử thủ, cũng là nơi mà tôi khá rành địa hình địa vật, có dịp phục vụ hơn 8 năm ở Miền Tây.
Vì tin này, có nhiều quân nhân, có điều kiện đi ra ngoại quốc lại chần chờ, trong đó có tôi vì tôi tin khi Sài Gòn có chính phủ liên hiệp 3 thành phần và đại quân ở Miền Tây tử thủ thì quân CSBV cũng khó đánh chiếm nhanh và thời gian này, chuyện vượt biên bằng tàu bằng ghe từ Miền Tây sang Thái Lan hay các nước khác, không phải là chuyện khó...
*****
Từ cuối tháng 2 năm 1975, tình hình chiến sự càng ngày càng leo thang, Đô Đốc Chung Tấn Cang Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô kiêm Tổng Trấn Sài Gòn Gia Định, gọi tôi (Trưởng Phòng Tâm Lý Chiến Biệt Khu Thủ Đô) lên văn phòng Tư Lệnh. Đô Đốc ra lệnh tôi đến các thư viện ở Sài Gòn tìm đọc sách viết về Đông Âu, các nước Âu Châu sau cuộc đại chiến Thế Giới II, tóm lược và tường trình cho Đô Đốc.
Thi hành lệnh cấp chỉ huy, tôi mặc thường phục, tài xế đưa tôi đến vài thư viện như thư viện Quốc Gia, thư viện của Pháp và thư viện của Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến...nhứt là loại sách chính trị, thư viện Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến, tôi thấy dễ tìm mà lại có nhiều nữa,. Tôi đóng đô ở đó vài ngày, đọc nhiều thứ sách viết về Đông Âu. Hầu hết, các nước bị chủ nghĩa cộng sản quốc tế do Nga Sô chỉ huy ngự trị, đều có một thời gian ngắn hoặc dài trải qua giai đoạn có chính phủ liên hiệp các đảng phái, nhưng sau đó chính phủ liên hiệp và quốc gia đó bị nhuộm đỏ luôn. Đó là đa số các nước Đông Âu sau Đệ Nhị Thế Chiến (1939 - 1945).
Chúng ta thấy ở Á Châu, bị ảnh hưởng Tàu Cộng thì có khác, ở Hoa Lục, trước khi cộng sản Tàu chiếm trọn lãnh thổ này năm 1949, có nhiều chánh khách Tàu và quốc tế cũng muốn có chánh phủ liên hiệp trước khi nhuộm đỏ hoàn toàn, tránh bớt đổ máu, nhưng cộng sản Tàu tham lam chỉ muốn nuốt trọn đại lục Trung Hoa ngay tức thì, dù chết bao nhiêu người Tàu cũng mặc kệ.
CS Tàu gian xảo đẻ ra 2 đứa con u mê là cộng sản Cam Bốt và cộng sản Việt Nam cũng rập khuôn như vậy. Nghĩa là khi có cơ hội chiếm chánh quyền thì không cần có chánh phủ liên hiệp 3 thành phần như các phe đối lập và Phật Giáo Ấn Quang thân cộng muốn như vậy. Nhưng, CSBV chỉ muốn tiêu diệt ngay đối thủ bất chấp dư luận quốc tế hay có hòa ước như trường hợp VNCH cũng bị CSBV xé luôn Hiệp Định Paris năm 1973. Các nước đặt bút ký Hiệp định này kể cả cái ông khổng lồ Mỹ cũng hoàn toàn "ngậm miệng ăn tiền", nín thinh, không có ý kiến phản đối gì hết đối với CSBV và CS quốc tế.
Ba nước Đông Dương chỉ có Lào là có thời kỳ chuyển giao từ thể chế chính phủ quốc gia qua chính phủ liên hiệp Quốc cộng và thời gian ngắn sau, Lào bị cưỡng bức sang chính thể Lào cộng... tương đối ít đổ máu hơn 2 nước anh em Việt Nam và Cam Bốt.
Khi Đại Tướng Dương Văn Minh, Tổng Thống VNCH giờ thứ 25 tuyên bố đầu hàng tại Dinh Độc Lập, lúc 10 giờ sáng ngày thứ tư 30.4.1975 nhằm ngày 19 tháng 3 Ất Mão.
Từ phòng làm việc Biệt Khu Thủ Đô, tôi đeo vội khẩu súng colt vào nách, vẫn còn mặc quân phục, gọi anh tài xế chở tôi đến văn phòng của nhựt báo Asahi Shimbun, xe jeep chạy ra cửa chánh Trại Lê Văn Duyệt, đường Lê Văn Duyệt. Lúc bấy giờ, tôi còn đề cao cảnh giác vì cửa sau của Biệt Khu Thủ Đô ra đường Trần Quốc Toản, có 1 ngôi chùa có nhiều VC nằm vùng xuất hiện, ngôi chùa này là Việt Nam Quốc Tự và tôi sợ Phật tử nằm vùng cho VC làm bậy.
Văn phòng nhựt báo Asahi trên đại lô Nguyễn Huệ, trong khu nhà cao tầng của Dân Biểu Trần Quý Phong, cho nhiều cơ quan báo chí ngoại quốc thuê mướn (Cựu DB Trần Quý Phong sang Mỹ diện HO, đang sanh sống ở Atlanta - Georgia, tôi có dịp gặp nhiều lần với DB Phong khi tôi sang đó thăm ông bà Trung Tướng Đặng Văn Quang và dự Hội Ngộ Đồng Hương Châu Đốc).
Đến văn phòng báo Asahi được bình an, dù trên đường phố Sài Gòn đang nhốn nháo, có cướp giựt... các khu có các đơn vị Quân Đội hoặc Cảnh Sát trú đóng, thiên hạ tràn vào "hôi của" vì chẳng còn ai canh gác như trước kia.
Trên đường Lê Văn Duyệt trực chỉ ra chợ Sài Gòn, vừa qua đường Trần Quốc Toản và đến đưởng Phan Thanh Giản, xe chạy ngang qua Bộ Chỉ Cảnh Sát Quận 3, tôi chứng kiến, nơi đây, áo quần cảnh sát Dã Chiến và Quân Đội rải rác khắp nơi chung quanh ty cảnh sát này kể cả nón sắt súng đạn nữa mà chẳng có ai dòm ngó đến. Người dân lao động cứ xồng xộc chạy vào bên trong Ty Cảnh Sát để lấy cái gì có thể mang vác được đem ra ngoài. Trong lúc chiếc xe jeep của tôi đang chạy đến khu vực đó, chứng kiến cảnh các chiến hữu phe ta, trút bỏ bộ quân phục, vội thay áo quần dân sự, có anh chỉ mặc xà lỏn và áo may ô đi chân đất, ra khỏi khu vực này làm cho xe cộ đi ngang qua phải chạy chậm lại. (H: Cảnh ngày tàn cuộc chiến). Cái may của tôi, là anh tài xế rất lém, anh cũng bắt chước nhiều chiếc xe Jeep khác cũng có miếng vải đỏ buộc trên đầu xe, giống như đám Việt cộng "ăn theo" gọi là VC 30 tháng tư. Đám VC ăn theo này lấy xe jeep bỏ ngoài đường hay tại các cơ quan công quyền, chúng lấy cả súng đạn và chúng quấn vải đỏ vào cổ và buộc vải đỏ trên xe trên súng tha hồ chạy lung tung và bắn loạn xạ... Lúc này lính cộng sản chính quy đa phần còn ờ ngoại thành chưa đột nhập vào thành phố Sài Gòn nên các tay VC 30 tháng tư tha hồ mà làm càn, giựt le với những người vứt súng và quân phục đang hớt hải tìm đường về nhà, về quê...
Xe của tôi chạy đến đường Nguyễn Huệ, gần Kỹ Thương Ngân Hàng của Quỹ Tiết Kiệm Quân Đội, có văn phòng của tờ nhựt báo Asahi Shimbun của Nhựt gần đó được bình an. Tôi nói với chú tài xế, chạy xe ra khỏi khu vực này, đậu đâu cũng được, bỏ xe về nhà.
Tôi phờ phạc bước vào văn phòng của nhựt báo Asahi, gặp một nhân viên người Việt, ông Trưởng văn phòng Asahi và người nhiếp ảnh cũng người Nhựt. Tôi xin phép đi toa lết, thay bộ thường phục, mang giép vì tôi đã có mang theo cái túi có sẵn 2 thứ này khi cần thiết. Khẩu súng lục thân thương của tôi vẫn đeo dưới nách vì có mặc jacket khoác ngoài nên dấu khẩu súng rất dễ dàng đề phòng khi bị VC bắt làm nhục, tôi có thể tự xử được. Chính khẩu súng này và vài khẩu súng khác, tôi để trong nhà, tối 30 tháng tư, tôi ném hết xuống sông sau nhà tôi, ở đường Hưng Phú, Phường Chánh Hưng - Quận 8 - ở ngay dốc cầu chữ Y.
Khi đến gặp 2 người Nhật mà tôi cộng tác với họ khá thân. Ông Bureau Chief an ủi tôi vài câu và ông đã biết trước cuộc đời của tôi sẽ gặp nhiều nguy khốn khi CSBV chiếm được Miền Nam VN. Ông trao tặng 1 tờ giấy xanh $100 đô la và ông còn trao tặng cho tôi 2 túi thuốc cứu thương của các phóng viên ngoại quốc ở Việt Nam trong thời chiến.
Tình người, tình đồng nghiệp của ông Bureau Chief Nhựt Bổn này làm tôi xúc động muốn rơi nước mắt, ông ân cần an ủi và nói rằng tôi phải giữ tiền và túi thuốc cứu thương sẽ rất hữu dụng cho các ngày sắp tới.
Ông còn nói với tôi, cùng đi với ông ra Dinh Độc Lập chứng kiến nhiều cảnh lạ bất ngờ lắm. Ông đưa tôi 1 tấm vải có hình cờ Nhựt gọi là tấm "ba sa - brassard" để đính vào tay áo và trên túi áo có cái biển nhỏ đề Japanese Press. Thế là tôi, trở thành một ký giả Nhựt. Cả ba anh em chúng tôi do ông Sếp lái xe đến thẳng Dinh Độc Lập mất chưa tới 10 phút. Người ta bu quanh ngoài hàng rào Dinh Độc Lập và hàng hàng lớp lớp xe tăng T54 và xe molotova chở đầy lính chính quy CSBV đậu dọc theo Đại Lộ Độc Lập (Thống Nhất), xe đậu 2 bên vệ đường cho tới Nhà Thờ Đức Bà. Đi bộ đến gần hàng rào Dinh Độc Lập nhìn thấy 1 bờ tường gần cánh cửa chính Dinh Độc Lập đã mở toang sẵn, bị 1 chiếc xe tăng T54 húc sập. Tôi bàng hoàng, xúc động rơi nước mắt và nói với ông Trưởng Văn Phòng Asahi, tôi không thể nào có can đảm vào Dinh Độc Lập chứng kiến cảnh bi thương nào nữa vì Dinh Độc Lập đã đổi chủ.
Tôi bắt tay giã từ 2 người bạn Nhựt đó từ ngày lịch sử 30.4.1975 khoảng sau 11 giờ sáng và đến nay hơn 42 năm, tôi chưa gặp 2 người bạn Nhựt này nói lời cám ơn nhờ 2 túi thuốc cấp cứu của 2 anh nhà báo Nhựt tặng mà tôi mới còn sống trong các trại tù cải tạo.
Từ Dinh Độc Lập, tôi đi bộ đến đường Tự Do để còn đến Chợ Bến Thành lấy xe buýt về nhà. Trước Tượng Đài Thủy Quân Lục Chiến, nhìn sang Hạ Nghị Viện, 1 thi thể được ai đó xếp nằm ngay ngắn, mũ Cảnh Sát được để trên bụng, đầu quay ra Đại lộ Tự Do và bên kia đường là Trụ Sở Hạ Nghị Viện, chân giũi thẳng ra chân Tượng Đài Thủy Quân Lục Chiến. Trên bộ cảnh phục Cảnh Sát Quốc Gia, có tên và cấp bực Trung Tá - Trung Tá Cảnh Sát Nguyễn Văn Long đã tự sát tại đây sau khi Đại Tướng Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng sáng thứ tư 30.4.1975, nghĩa là trước khi tôi đến đây trên 1 tiếng.
Tôi cũng như nhiều người VN khác, có thể cũng là quân nhân hay cảnh sát chỉ dám nhìn qua rồi vội vã ra đi vì sợ đám VC 30 tháng tư "chụp", chỉ có vài người ngoại quốc mũi lõ, hoặc là phe thân cộng mới dám đứng xem lâu cũng như chụp hình.
Sau này, chúng ta có hình một Trung Tá Cảnh Sát - Nguyễn Văn Long - đã anh dũng hiên ngang tuẫn tiết và nằm ngay trước chỗ "thiêng" có Tượng Đài Thủy Quân Lục Chiến và Quốc Hội - Hạ Nghị Viện VNCH chứng giám. Trong lúc 5 vị tướng lãnh Sinh Vi Tướng Tử Vi Thần, hình như không có 1 tấm hình nào được chụp trong tư thế chết can trường như TT Long để lại hậu thế. Trong tình thế khẩn trương của đất nước, không có thì giờ và cũng có thể sợ cộng sản làm khó dễ, bắt bớ nên không có ai ghi được tấm hình nào về sự tuẫn tiết kiêu hùng bất khuất đó của 5 vị Tướng Quân và các chiến sĩ khác cũng tuẫn tiết cho ngày đau thương oan nghiệt 30.4.1975. (H: Trung Tá Nguyễn Văn Long)
Chỉ có Trung Tá Nguyễn Văn Long để lại hậu thế tấm hình lịch sử do một ký giả Pháp chứng kiến và chụp được tấm hình bất hủ này. Đây là tấm hình có một không hai của ngày 30.4.75 đầy oan nghiệt đau thương của những người ngã ngựa, thua cuộc.
Vì vậy, với tấm hình Trung Tá Cảnh Sát Nguyễn Văn Long tuẫn tiết nằm giữa trời trước Tượng Đài Thủy Quân Lục Chiến để lại cho các thế hệ hậu duệ kế thừa học được bài học quý báu về sự anh dũng hy sinh của các anh hùng dân tộc năm 1975.
Tôi đến chợ Bến Thành đi xe buýt về nhà, cả gia đình tôi vô cùng mừng rỡ, tưởng tôi chạy thoát đi ngoại quốc rồi, 3 - 4 ngày tôi ở miết trong Bộ Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô không về nhà để theo dõi tình hình, vì công vụ cũng có và đợi lệnh coi xem có chuyển quân về miền Tây, tôi đi ngay. Tại nhà tôi ở Cầu Chữ Y có sẵn chiếc xe Jeep của bà xã cũng sẵn sàng chay theo xe tôi khi tôi gọi... Đến giờ phút lịch sử, có lệnh đầu hàng buông súng , thế là hết.!!!
Khi về đến nhà, tôi ngỡ ngàng sao có nhiều người quá, các cô đang học ở Trường Xã Hội Quân Đội, gốc Miền Trung, khi nghe Đại Tướng Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, vội chạy ra khỏi trường Xã Hội Quân Đội (do bà xã tôi làm Chỉ Huy Trưởng) không biết đi đâu, chạy đến nhà cấp huy mình xin tá túc và có cô còn xin tiền vì chưa kịp lãnh lương để mua vé xe đò, hơn 10 cô, để một hai ngày sau về quê. Lúc này, chúng tôi không còn lo sợ là gì vì kể như mình đã chết. Cũng may, cả chục người đều là phụ nữ mặc thường phục như người dân "chạy giặc" nên cũng không bị dòm ngó như mấy ngày sau này.
Chính đêm 30.4.1975, tôi gom hết quần áo nhà binh, súng dài có ngắn có, 1 thùng lựu đạn, tất cả cái gì có liên quan đến Quân Đội đều được ném xuống sông sau nhà.
Thế là, sau 13 năm trong quân ngũ, giờ đây, tôi chỉ còn là một người "thua cuộc", không bại trận, như cá nằm trong rọ chờ xem ngày mai (tương lai) sẽ ra sao?
Sài Gòn ơi! tôi xa Sài Gòn hay Sài Gòn xa tôi từ ngày 13 tháng 6 năm 1975, hai vợ chồng đèo trên 1 chiếc xe đạp mang theo đồ đoàng đi trình diện "học tập cải tạo" tại trường trung học Pétrus Trương Vĩnh Ký. Chạy theo chúng tôi, có chú tài xế trung tín của bà xã tôi đạp xe theo hộ tống và lấy xe đạp của vợ chồng tôi đưa về nhà. Đó là gia tài còn lại của vợ chồng tôi để lại cho 4 đứa con từ 3 đến 9 tuổi. Đứa con gái út Quỳnh Ngọc, nay đang làm thiện nguyện giữ chức Hiệu Trưởng Trung Tâm Việt Ngữ Lạc Hồng Sacramento và cháu cũng nối nghiệp cha viết lai rai với bút hiệu Cánh Quỳnh.(H: Saigon bây giờ)
Mới ngày nào, con gái út tôi 3 tuổi nay 45 tuổi, có con đang học Đại học. Hơn 42 năm từ ngày 30.4.75, trôi qua nhanh và mang theo nhiều đau khổ cay đắng của chế độ CS tàn độc. Lúc bấy giờ tôi 40 tuổi, tương lai rực sáng bổng bị chìm lịm hiu hắt trong các trại tù cải tạo khổ sai, tưởng đâu đã bỏ xác tại trại tù cải tạo như nhiều người bạn của tôi đã ra đi.
Với tuổi 83, tôi còn được bao năm tháng nữa để chôn chặt giữ mãi biết bao kỹ niệm thân thương buồn vui của Sài Gòn Muôn Năm Cũ trong tim trong đầu tôi.
Hình bóng của Thủ Đô Sài Gòn hoa lệ năm xưa - Hòn Ngọc Viễn Đông mãi trong tim và tôi hy vọng sẽ gặp lại Sài Gòn Muôn Năm Cũ một ngày không xa trước khi về Vùng 5 Chiến Thuật.
Khi đáo nhậm đơn vị mới - Vùng 5 Chiến Thuật - tôi cũng sẽ trình diện với các ông thầy cũ từng là Tư Lệnh Quân Đoàn 4 và Biệt Khu Thủ Đô mà tôi từng làm việc dưới quyền: Trung Tướng Nguyễn Hữu Có, Trung Tướng Dương Văn Đức, Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, Trung Tướng Đặng Văn Quang, Trung Tướng Nguyễn Văn Mạnh, Trung Tướng Nguyễn Viết Thanh , quý vị Tướng lãnh giữ chức Tư Lệnh Quân Đoàn Quân 4 & Quân Khu 4 (Vùng 4 Chiến Thuật), nay về phục vụ tại Vùng 5 Chiến Thuật chỉ còn duy nhứt một Trung Tướng còn ở lại với chúng ta là Trung Tướng Nguyễn Đức Thắng.
Các vị Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô mà tôi có dịp phục vụ dưới quyền nay cũng từ giã vũ khí như Đô Đốc Chung Tấn Cang, Trung Tướng Nguyễn Văn Minh (Minh đờn), Thiếu Tướng Lâm Văn Phát (Tư Lệnh giờ thứ 25 cùng xuồng với Đại Tướng Dương Văn Minh) và vị Tư Lệnh Phó của 3 ông Tư Lệnh Cang, Minh, Phát là Chuẩn Tướng Lý Bá Hỷ vừa qua đời tại Paris - Pháp quốc đầu năm 2016, thọ 92 tuổi. Đây cũng là ông thầy của tôi trong những giờ phút cuối cùng của Sài Gòn đang hấp hối. Ông Tướng Hỷ luôn gần gũi với tôi và làm việc chung giúp các đơn vị từ Biên Hòa, Quân Khu 3 lui quân "di tản chiến thuật" về đóng chốt trong vòng rào Biệt Khu Thủ Đô và các nơi trong Thủ Đô Sài Gòn.
Sài Gòn thân yêu của tôi - Nỗi nhớ khôn nguôi - Bây giờ đang ở đâu? Ta chào mi!@
Anh PhươngTrần Văn Ngà (HNPD)
(SVSQ K.13 Ấp Chiến Lược Thủ Đức - 19.12.2017)