Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...

SAIGON MƯA ĐÊM - Việt Nhân

(HNPĐ) Lắm lúc chỉ cần đọc đâu đó một câu vài chữ thôi, cũng đủ làm ta như nghẹn, vì nó mang những gì một thời quá khứ trở về, sắc như dao, xoáy vào vết thương cũ làm ta đau

(HNPĐ) Lắm lúc chỉ cần đọc đâu đó một câu vài chữ thôi, cũng đủ làm ta như nghẹn, vì nó mang những gì một thời quá khứ trở về, sắc như dao, xoáy vào vết thương cũ làm ta đau - Ông Đồ Ngu hỏi trong khi ông đang sống chết với quân giặc, thì những đứa cùng thời, ngồi mát ăn bát vàng như Lê Hiếu Đằng, Huỳnh Tấn Mẫm lại nối giáo cho kẻ thù, thì có bất công lắm không? Câu hỏi của ông, nhắc mỗ tôi cái thời bọn chúng nhi nhô chơi trò đi làm vi xi, và cái thời tuổi trẻ chúng tôi con đường trước mặt chát chúa đạn bom, tôi hiểu ông bực mà nhắc đến chúng, chứ chúng có đáng chi để ta nhắc tới, lúc chúng quậy mỗ tôi cũng đã mặc áo lính rồi, và lúc ấy mỗi khi về lại cái chốn thân thương của mình, đã nghe Saigon như dần xa lạ.

Sàigòn với chúng ta mỗi người mang trong tâm trí mình một hình ảnh riêng, có người nó là những phố xá rực rỡ ánh đèn, có người thì nó là cái nhộn nhịp của dân phố thị, còn có người nó là những con hẻm dọc ngang như vạch kẻ ô bàn cờ. Với mỗ tôi nó là những cơn mưa đêm bên ngoài song cửa bàn học, cái thời tiếng súng còn xa lạ với người thành phố, rồi nó là những ồn ào của lũ nhân danh này nọ xuống đường đấu tranh, để cho những thằng lính xa về phép như mỗ tôi, nghe xót phận mình. Và cuối cùng lại là những cơn mưa đêm làm ướt sũng những mảnh đời cơ cực sau cái ngày gọi là được giải phóng, cứ thế những cơn mưa cứ đến, và Sàigòn như trôi dần đi cái hạnh phúc, những giọt mưa càng sau này giống lắm những giọt nước mắt sụt sùi.

Thuở chúng tôi, lũ bạn cùng lớp hơn kém nhau vài tuổi là thường, vì tản cư mà đi học đứa sớm đứa muộn, có đứa giấy tờ tuổi nhỏ mà mặt mũi ngó già chát, các dãy bàn phía cuối là nơi những anh già chát đó tụ hội. Và cái xóm nhà lá này sau mỗi kỳ thi lại vắng đi một ít, chúng đã đi xa trường lớp, cái vắng dần những khuôn mặt thân quen ấy, cho thấy chiến tranh đã đến gần với chúng tôi, nó như thôi thúc nhiều đứa thức đêm bên bài vở với đôi mắt thiếu ngủ trũng sâu, và cũng không ít những đứa như buông lơi việc học. Chuyện lính tráng không còn là những cái gì xa lạ, những thằng thân cùng lứa, chuyền tay nhau những tờ đơn xin gia nhập quân chủng này nọ, và có cả những thằng vắng mặt ít lâu, nay trong bộ áo lính về thăm anh em.

Cái quán ngay cổng trường Khoa học, bé tí như cái hộp diêm lúc nào cũng chật như nêm, chỉ cách dăm bước chân từ giảng đường một, nó là điểm hẹn của những đứa ngày đi gần kề, tìm đến đây ngồi như luyến tiếc cái không khí của thời sách vở. Cái quán núp dưới tàng cây điệp già sát ngay con đường Cộng Hòa này, cũng là nơi đón bước chân những thằng bạn cũ về thành phố tìm lại nhau, cái khác bây giờ chúng không có cuốn vở ghi dắt sau túi, mà là những chiếc bê rê xanh đỏ trong những bộ đồ dù đồ cọp. Ngày tôi đi cũng tại cái quán này, anh em ngồi quanh nhau không nói, những điếu thuốc cháy liên tục... nói gì khi biết rằng hôm nay là đứa này, ngày mai tới phiên đứa khác, dần rồi cũng đi hết, có khác chăng thằng đi trước được đông bạn tiễn.

Đêm đó tôi về nhà Khúc trong khu cư xá có trường học Lê Bảo Tịnh, mưa suốt chiều kéo đến tận đêm, hai đứa không ngủ được, con đường Trương Tấn Bửu trước nhà chìm trong mưa, loang loáng ánh đèn đường. Khúc bạn tôi, anh trẻ hơn và vẫn còn tuổi hoãn, nhưng rồi sau đó anh có thêm một hai chứng chỉ cũng không đi xa hơn được nữa, đành chui vào Hải Quân Nha Trang, Sài gòn hôm anh đi là lúc bọn Huỳnh Tấn Mẫm chơi trò biểu tình trên đường Duy Tân. Tôi tìm về tiễn anh nhưng đã trễ nên không gặp, may duyên định khiến xui được gặp Phong Dù lần cuối tại LaPagode, đễ rôi tháng sau tiếc thương cho nó gục ngã khi tuổi đời chưa tới 25 - Sau này gặp lại, Khúc có nhắc lại ngày tôi đi hai đứa chia tay, đang lúc Sàigòn mưa đêm.

Ngoài hiên mưa rơi mưa lạnh xuyên qua áo ai
Lạnh dài nghe bùi ngùi
Mưa len phố nhỏ có một người vừa ra đi đêm nay
Để bao nhiêu luyến thương lại...

Cái thời chúng tôi lúc đó nó như là Trúc Phương đã kể, bạn bè tiễn nhau đi, rồi cũng bạn bè khóc cho nhau! Câu chuyện hôm nay, vài hàng ghi lại câu chuyên của cả một thế hệ anh em chúng tôi, mà nhân thân theo ông Đồ Ngu gọi là một bọn học hành dang dở, đến khi thất thế sa cơ, lại nếm đủ các nhục nhằn khổ ải. Hơn chục năm tù cộng sản, thì đâu thiếu cái tận cùng đắng cay của kiếp người, vậy mà trong trí tôi cứ hằn ghi mãi những đêm Sàigòn, đầm trong mưa với chiếc xe thồ trên con dốc cầu chữ Y, khi đó người ta đã gọi nó là thành Hồ, nhưng với mỗ tôi nó vẫn là Sàigòn. Nhớ quá Sàigòn ơi! Với những cơn mưa đêm loang loáng ánh đèn đường, những đêm mưa của nhạc sĩ Văn Phụng

Đêm khuya mưa rơi, mưa rơi tầm tả
Đôi chân bâng khuâng, tâm tư sầu lắng
Hạt mưa reo rắt nỗi buồn, cho thế gian sầu
Cho kiếp ai nghèo... đội mưa, mà đi... Ơ hớ ơ hờ... ơ hớ ơ hờ...

Việt Nhân (HNPĐ)

Bàn ra tán vào (2)

Cantho
Cho thằng chó NPH về VN ra Ba đình ở với ông nội của nó đi

----------------------------------------------------------------------------------

BT
Tôi đọc bài này mà không hiểu gì ráo trọi. Ông Hùng mà được trang HNPD chiếu cố nó mừng hết lớn. Vì sao? Vì nó thèm được ai đó nhắc nhở đến tên hắn ta. Hắn làm trò đủ cách để mong được nổi tiếng và lấy điểm với Hà Nội. Thí dụ như: Tụi nhà báo hải ngoại coi vậy mà vẫn nhẹ da hay tin . Và cứ nhử mồi để kéo virus vào. Quí vị coi chừng máy mình bị lấy tin tức và bị sập máy. Nếu không thì hãy chửi mình cũng ngu và sập bẩy. Thôi cảnh báo cho quí vị. Tin tui hay không thì tuỳ. BT

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

SAIGON MƯA ĐÊM - Việt Nhân

(HNPĐ) Lắm lúc chỉ cần đọc đâu đó một câu vài chữ thôi, cũng đủ làm ta như nghẹn, vì nó mang những gì một thời quá khứ trở về, sắc như dao, xoáy vào vết thương cũ làm ta đau

(HNPĐ) Lắm lúc chỉ cần đọc đâu đó một câu vài chữ thôi, cũng đủ làm ta như nghẹn, vì nó mang những gì một thời quá khứ trở về, sắc như dao, xoáy vào vết thương cũ làm ta đau - Ông Đồ Ngu hỏi trong khi ông đang sống chết với quân giặc, thì những đứa cùng thời, ngồi mát ăn bát vàng như Lê Hiếu Đằng, Huỳnh Tấn Mẫm lại nối giáo cho kẻ thù, thì có bất công lắm không? Câu hỏi của ông, nhắc mỗ tôi cái thời bọn chúng nhi nhô chơi trò đi làm vi xi, và cái thời tuổi trẻ chúng tôi con đường trước mặt chát chúa đạn bom, tôi hiểu ông bực mà nhắc đến chúng, chứ chúng có đáng chi để ta nhắc tới, lúc chúng quậy mỗ tôi cũng đã mặc áo lính rồi, và lúc ấy mỗi khi về lại cái chốn thân thương của mình, đã nghe Saigon như dần xa lạ.

Sàigòn với chúng ta mỗi người mang trong tâm trí mình một hình ảnh riêng, có người nó là những phố xá rực rỡ ánh đèn, có người thì nó là cái nhộn nhịp của dân phố thị, còn có người nó là những con hẻm dọc ngang như vạch kẻ ô bàn cờ. Với mỗ tôi nó là những cơn mưa đêm bên ngoài song cửa bàn học, cái thời tiếng súng còn xa lạ với người thành phố, rồi nó là những ồn ào của lũ nhân danh này nọ xuống đường đấu tranh, để cho những thằng lính xa về phép như mỗ tôi, nghe xót phận mình. Và cuối cùng lại là những cơn mưa đêm làm ướt sũng những mảnh đời cơ cực sau cái ngày gọi là được giải phóng, cứ thế những cơn mưa cứ đến, và Sàigòn như trôi dần đi cái hạnh phúc, những giọt mưa càng sau này giống lắm những giọt nước mắt sụt sùi.

Thuở chúng tôi, lũ bạn cùng lớp hơn kém nhau vài tuổi là thường, vì tản cư mà đi học đứa sớm đứa muộn, có đứa giấy tờ tuổi nhỏ mà mặt mũi ngó già chát, các dãy bàn phía cuối là nơi những anh già chát đó tụ hội. Và cái xóm nhà lá này sau mỗi kỳ thi lại vắng đi một ít, chúng đã đi xa trường lớp, cái vắng dần những khuôn mặt thân quen ấy, cho thấy chiến tranh đã đến gần với chúng tôi, nó như thôi thúc nhiều đứa thức đêm bên bài vở với đôi mắt thiếu ngủ trũng sâu, và cũng không ít những đứa như buông lơi việc học. Chuyện lính tráng không còn là những cái gì xa lạ, những thằng thân cùng lứa, chuyền tay nhau những tờ đơn xin gia nhập quân chủng này nọ, và có cả những thằng vắng mặt ít lâu, nay trong bộ áo lính về thăm anh em.

Cái quán ngay cổng trường Khoa học, bé tí như cái hộp diêm lúc nào cũng chật như nêm, chỉ cách dăm bước chân từ giảng đường một, nó là điểm hẹn của những đứa ngày đi gần kề, tìm đến đây ngồi như luyến tiếc cái không khí của thời sách vở. Cái quán núp dưới tàng cây điệp già sát ngay con đường Cộng Hòa này, cũng là nơi đón bước chân những thằng bạn cũ về thành phố tìm lại nhau, cái khác bây giờ chúng không có cuốn vở ghi dắt sau túi, mà là những chiếc bê rê xanh đỏ trong những bộ đồ dù đồ cọp. Ngày tôi đi cũng tại cái quán này, anh em ngồi quanh nhau không nói, những điếu thuốc cháy liên tục... nói gì khi biết rằng hôm nay là đứa này, ngày mai tới phiên đứa khác, dần rồi cũng đi hết, có khác chăng thằng đi trước được đông bạn tiễn.

Đêm đó tôi về nhà Khúc trong khu cư xá có trường học Lê Bảo Tịnh, mưa suốt chiều kéo đến tận đêm, hai đứa không ngủ được, con đường Trương Tấn Bửu trước nhà chìm trong mưa, loang loáng ánh đèn đường. Khúc bạn tôi, anh trẻ hơn và vẫn còn tuổi hoãn, nhưng rồi sau đó anh có thêm một hai chứng chỉ cũng không đi xa hơn được nữa, đành chui vào Hải Quân Nha Trang, Sài gòn hôm anh đi là lúc bọn Huỳnh Tấn Mẫm chơi trò biểu tình trên đường Duy Tân. Tôi tìm về tiễn anh nhưng đã trễ nên không gặp, may duyên định khiến xui được gặp Phong Dù lần cuối tại LaPagode, đễ rôi tháng sau tiếc thương cho nó gục ngã khi tuổi đời chưa tới 25 - Sau này gặp lại, Khúc có nhắc lại ngày tôi đi hai đứa chia tay, đang lúc Sàigòn mưa đêm.

Ngoài hiên mưa rơi mưa lạnh xuyên qua áo ai
Lạnh dài nghe bùi ngùi
Mưa len phố nhỏ có một người vừa ra đi đêm nay
Để bao nhiêu luyến thương lại...

Cái thời chúng tôi lúc đó nó như là Trúc Phương đã kể, bạn bè tiễn nhau đi, rồi cũng bạn bè khóc cho nhau! Câu chuyện hôm nay, vài hàng ghi lại câu chuyên của cả một thế hệ anh em chúng tôi, mà nhân thân theo ông Đồ Ngu gọi là một bọn học hành dang dở, đến khi thất thế sa cơ, lại nếm đủ các nhục nhằn khổ ải. Hơn chục năm tù cộng sản, thì đâu thiếu cái tận cùng đắng cay của kiếp người, vậy mà trong trí tôi cứ hằn ghi mãi những đêm Sàigòn, đầm trong mưa với chiếc xe thồ trên con dốc cầu chữ Y, khi đó người ta đã gọi nó là thành Hồ, nhưng với mỗ tôi nó vẫn là Sàigòn. Nhớ quá Sàigòn ơi! Với những cơn mưa đêm loang loáng ánh đèn đường, những đêm mưa của nhạc sĩ Văn Phụng

Đêm khuya mưa rơi, mưa rơi tầm tả
Đôi chân bâng khuâng, tâm tư sầu lắng
Hạt mưa reo rắt nỗi buồn, cho thế gian sầu
Cho kiếp ai nghèo... đội mưa, mà đi... Ơ hớ ơ hờ... ơ hớ ơ hờ...

Việt Nhân (HNPĐ)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm