Văn Học & Nghệ Thuật

SAU CƠN BÃO CẠN - CAO MỴ NHÂN

( HNPĐ ) Lúc đó, cậu bé kia đã 18 tuổi, vừa lên đại học ở miền trung nam Hoa Kỳ, cậu ta đi ngắm hoa anh đào với mẹ cậu trong một nhóm bạn cũ, năm 1998,




( HNPĐ )
 Lúc đó, cậu bé kia đã 18 tuổi, vừa lên đại học ở miền trung nam Hoa Kỳ, cậu ta đi ngắm hoa anh đào với mẹ cậu trong một nhóm bạn cũ, năm 1998, mà rất lâu sau 30-4-1975, mọi người mới gặp lại nhau, tôi vô tình được đoàn du lịch chia vô cái tổ có mẹ con cậu bé đó.

Người mẹ nửa vui vẻ trẻ trung, nửa nói năng chua chát, một chút khôi hài, và rất ẩn ức mỗi lần bà phán cho cậu bé con bà làm một việc gì.

Tôi cảm thấy bất nhẫn, bèn khẽ hỏi bà ta:

- Sao bà nghiêm khắc thế, con trai lớn rồi, nên dịu dàng với cháu chứ, tội quá!

Bà chẳng cần biết thiện chí của tôi thật hay giả, khốn nạn bà với tôi cùng gốc Bắc di cư năm 1954, nhưng bà nhỏ hơn tôi khoảng nửa giáp, bà trả lời đốp chát, không cần giữ gìn ý tứ:

- Không nghiêm khắc mới xảy ra chuyện lớn đó. Thằng này mai mốt sợ đi ăn cướp quá, có dòng, có giống cả rồi.

Biết người đàn bà đó mang nỗi căm hận cuộc đời sao đó, tôi lảng ra chỗ khác, để mẹ con bà... thuận thảo với nhau... nhưng tôi còn kịp thấy giọt nước mắt tròn to vừa rơi xuống tay bà, còn cậu bé thì ngơ ngác, vẻ ngượng ngùng.

Cậu bé lặng yên, nhìn ra sông nước, trên sông Potomac mà chúng tôi đang ở trong chiếc du thuyền, đi từ bến đầu tiên, để tới dinh thự gì đó không gọi là xa lắm.

Một bà khác, cũng quen biết chung từ xưa, nói nhỏ vào tai tôi:

- Thằng bé là con... hải tặc Thái Lan.

Tôi sững vững, cũng thoáng một chút tò mò, nên cũng nói nhỏ như người vừa phát ngôn:

- Tại sao lại nói thế?

- Thì tụi nó, tức là nhóm bạn quen biết, nói lâu rồi.

- Có lẽ mọi người tưởng tượng thôi.

- Tưởng tượng gì, mẹ nó chết đi, sống lại nhiều lần, rút cục, cũng phải nuôi nó lớn lên.

Vâng chẳng lẽ đã sanh con ra, dù quý tử của vua quan, hay nghịch tặc của kẻ đâm thuê, chém mướn, mà người mẹ oan khiên, khốn khổ lại bỏ con sao. Bất giác tôi ngó lại chỗ mẹ con bà ta đang trầm ngâm nhìn sóng nước, chắc là người mẹ đang bị giằng co bởi lẽ đời tốt xấu mà bà phải gánh chịu, còn cậu bé, con bà, thì chưa thật hiểu tại sao mẹ cậu lại không ôn nhu, hòa dịu như các bà mẹ khác mà ít nhiều cậu đã gặp trên đường đời, dù bình minh cuộc sống mới chỉ ló dạng có 1/5 thế kỷ, vì cậu mới 18 tuổi như lời mẹ cậu giới thiệu.

Đã từng làm công tác xã hội khá lâu, từ thủa mới trưởng thành, tôi mau chóng gạt ngang những tạp niệm, thành kiến đã in sâu vào tiềm thức về các thứ sự việc éo le, ngang trái ở đời. Tôi lững thững bước trở lại dãy ghế mẹ con cậu bé đang ngồi.

Cậu bé da không đen lắm, tóc thì đen nhẫy và hơi to sợi, một chút loăn xoăn quanh cổ và 2 bên thái dương, tôi giả vờ ngạc nhiên:

- Hoa đào bên sông đẹp quá nhỉ?

Người mẹ nhìn tôi đã bớt vẻ càu nhàu, hơi mỉm cười bắt chuyện:

- Ồ, đã quá lâu chúng mình mới gặp lại nhau hả? Tôi nghe nói hồi đó ra trường, bà đã thi đậu vào trường Nữ Hộ Sinh Quốc Gia, sao bà không học, mà lại... đi lính?

- Đi lính cũng vui lắm chứ.

- Biết thế, tôi cũng đi lính cho xong.

- Sao lại "cho xong", trước khi mặc quân phục, chúng tôi cũng đã học 3 năm ở trường Cán Sự Xã Hội Caritas, để biết phần nào những khó khăn, mâu thuẫn, những trái ngang, bất trắc, và nhất là trang bị cho mình một lý tưởng vượt lên, ngõ hầu đúng với phương châm Cán Sự Xã Hội là người đứng ở ngã tư đường để chỉ dẫn cho những ai cần giúp đỡ.

Hơi có vẻ bước vào "chiến tranh chính trị", tôi bắt đầu thao thao bất tuyệt. Làm công tác xã hội trước nhất phải vững tâm, bền chí, để sẵn sàng đối phó với bất trắc, bất bình ở đời.

Người phụ nữ như giãn hẳn dung nhan bà nói với tôi rằng: Đôi khi bà không thể tha thứ được cho chính bà, dù có thể sự việc nào đó không đến nỗi trầm trọng như quan niệm, bảo thủ, nhưng cũng không thể dễ dãi hơn, để buông xuôi cho vấn đề muốn ra sao thì ra.

Tôi trả lời: Chúng ta cần suy xét sự việc cho đúng, quanh cái mốc 30-4-1975, biết bao điều đáng tiếc, và đáng nguyền rủa cho mỗi cá nhân. Bên cạnh đó biết bao điều đáng ngợi ca.

Ánh mắt bà sáng hẳn lên:

- Thế nào chẳng hạn?

Thôi thế là trận chiến tâm lý mở ra, tôi điềm nhiên thí dụ:

- Ngày xưa chúng mình học sử, đã ngưỡng mộ những vị tướng phải chết theo thành khi thất trận. Song song với sự việc đó, thì có những bậc tiết hạnh khả phong, lỡ rủi ra, phải kết liễu đời mình chẳng hạn. Nhưng nay thì phải... khác rồi, đôi khi dòng máu của mình, cũng phải pha trộn, như là trường hợp tiếp máu cho thương binh hay phụ nữ bị băng huyết.

- Tôi muốn có dịp được trò chuyện với bà lâu hơn, ở chỗ khác, bà nói.

Tôi vui vẻ nhận lời. Mẹ con bà đã dọn từ tả ngạn sông Mississippi về thủ đô tị nạn Bolsa đón thiên niên kỷ mới, để tất cả mọi chuyện được mài mòn theo tháng năm biến chuyển từng giờ, thế giới bây giờ từ thực tế bước vào hư không, và từ chân phương lui vô giả tưởng, một thế giới huyễn ảo thu trong chiếc máy computer, sau mạng lưới, không sao cân, đo, đong, đếm làm gì cho... lạc hậu nữa. Ôi thiên niên kỷ đã cải tạo hoàn sinh cuộc đời, phức tạp của bà bạn tôi tức mẹ cậu bé, thêm vào đó là học thuyết chân như đã gạt phăng những váng vết trầm luân.

5 năm sau đó, cậu bé đã đến thẳng trường dành cho thần học, rồi 5 năm sau nữa, cậu bé mặc áo mục sư, tức đã 28 tuổi. 5 năm hiện đại, cậu đang hành hiệp ở... quê nhà.

Tôi hỏi tại sao lại phải về quê nhà, mà không hành hiệp ở xứ sở văn minh này. Người mẹ nhìn ra xa tít biển khơi:

- Cháu đã 33 tuổi rồi, nó không còn là cái nhọt sắp vỡ như hồi mới lớn lên, bà gặp chúng tôi ở Virgina, mà nay, X. là tôi tớ của Chúa Trời, bà cũng biết rằng tất cả các đấng giáo chủ xa xưa đều liễu cuộc ở tuổi quanh 30, có thể nay mai nó sẽ tìm ra cha nó, để buộc tội hay để thứ tha, chẳng biết. Còn tôi, bà mẹ cậu bé, không bao giờ quên chuyện hải tặc trên vùng vịnh Thái Lan năm 1979, nhưng cũng không còn mặc cảm phải trốn lánh thế nhân, và hằn học với chung quanh, nhất là với đứa con vô tội (mà bà phải cưu mang sau chuyến hải hành oan nghiệt).

Thực sự, tôi muốn an ủi bà ta như vầy:

Những cái nhục ở đời không có cái nhục nào giống cái nhục nào, nhưng những vị tướng tá bỏ đồn, bỏ chốt, tức thành quách đấy, vẫn có vẻ được trọng hơn một phụ nữ, một thiếu nữ bị vẩn đục tiết trinh.

Nếu bà ta không gặp nạn cướp biển, không có cậu bé đương nêu, thì cuộc sống có danh giá, bình thường không?

Cũng chưa đoan chắc được, biết bao hoàn cảnh khác, cũng có giữ được nét trong sáng, nguyên lành đâu.

Thế nên trong cuộc tổng di tản vượt biển đông, đi tìm lẽ sống trong sự chết của dân chúng miền Nam sau 30-4-1975 quả là bi thảm, có người đi không tốt, có người tới không lành lặn, có nhà không còn nguyên vẹn, vân vân và vv... thì thôi, cơn bão thời đại cũng đã qua rồi, hãy... "quên đi mà sống" như lời nhạc của Vũ Thành An, để có chút gì tin tưởng, chút gì trông chờ Thượng Đế ân sủng cho kiếp sau nếu vẫn được làm người... Việt Nam khổ sở vô vàn.

Mục sư X. đã và đang ở Thái Lan, lang thang tìm kiếm những dấu chân bất hạnh, hốt hoảng nhìn những chớp lửa khi hư, khi thực, báo hiệu từng cơn bão cạn cuồng loạn, đập vỡ tan hoang những mảnh đời trôi nổi, dập vùi, từ nhiều năm về trước. Ngài, cậu bé nay là mục sư lâu lâu viết thư gởi người mẹ cầu xin an bình, tha thứ cho tha nhân... (trong đó có cha cậu, đám thú hoang phá rối loài người).

Hawthorne 17-4-2013
Cao Mỵ Nhân ( HNPĐ )

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

SAU CƠN BÃO CẠN - CAO MỴ NHÂN

( HNPĐ ) Lúc đó, cậu bé kia đã 18 tuổi, vừa lên đại học ở miền trung nam Hoa Kỳ, cậu ta đi ngắm hoa anh đào với mẹ cậu trong một nhóm bạn cũ, năm 1998,




( HNPĐ )
 Lúc đó, cậu bé kia đã 18 tuổi, vừa lên đại học ở miền trung nam Hoa Kỳ, cậu ta đi ngắm hoa anh đào với mẹ cậu trong một nhóm bạn cũ, năm 1998, mà rất lâu sau 30-4-1975, mọi người mới gặp lại nhau, tôi vô tình được đoàn du lịch chia vô cái tổ có mẹ con cậu bé đó.

Người mẹ nửa vui vẻ trẻ trung, nửa nói năng chua chát, một chút khôi hài, và rất ẩn ức mỗi lần bà phán cho cậu bé con bà làm một việc gì.

Tôi cảm thấy bất nhẫn, bèn khẽ hỏi bà ta:

- Sao bà nghiêm khắc thế, con trai lớn rồi, nên dịu dàng với cháu chứ, tội quá!

Bà chẳng cần biết thiện chí của tôi thật hay giả, khốn nạn bà với tôi cùng gốc Bắc di cư năm 1954, nhưng bà nhỏ hơn tôi khoảng nửa giáp, bà trả lời đốp chát, không cần giữ gìn ý tứ:

- Không nghiêm khắc mới xảy ra chuyện lớn đó. Thằng này mai mốt sợ đi ăn cướp quá, có dòng, có giống cả rồi.

Biết người đàn bà đó mang nỗi căm hận cuộc đời sao đó, tôi lảng ra chỗ khác, để mẹ con bà... thuận thảo với nhau... nhưng tôi còn kịp thấy giọt nước mắt tròn to vừa rơi xuống tay bà, còn cậu bé thì ngơ ngác, vẻ ngượng ngùng.

Cậu bé lặng yên, nhìn ra sông nước, trên sông Potomac mà chúng tôi đang ở trong chiếc du thuyền, đi từ bến đầu tiên, để tới dinh thự gì đó không gọi là xa lắm.

Một bà khác, cũng quen biết chung từ xưa, nói nhỏ vào tai tôi:

- Thằng bé là con... hải tặc Thái Lan.

Tôi sững vững, cũng thoáng một chút tò mò, nên cũng nói nhỏ như người vừa phát ngôn:

- Tại sao lại nói thế?

- Thì tụi nó, tức là nhóm bạn quen biết, nói lâu rồi.

- Có lẽ mọi người tưởng tượng thôi.

- Tưởng tượng gì, mẹ nó chết đi, sống lại nhiều lần, rút cục, cũng phải nuôi nó lớn lên.

Vâng chẳng lẽ đã sanh con ra, dù quý tử của vua quan, hay nghịch tặc của kẻ đâm thuê, chém mướn, mà người mẹ oan khiên, khốn khổ lại bỏ con sao. Bất giác tôi ngó lại chỗ mẹ con bà ta đang trầm ngâm nhìn sóng nước, chắc là người mẹ đang bị giằng co bởi lẽ đời tốt xấu mà bà phải gánh chịu, còn cậu bé, con bà, thì chưa thật hiểu tại sao mẹ cậu lại không ôn nhu, hòa dịu như các bà mẹ khác mà ít nhiều cậu đã gặp trên đường đời, dù bình minh cuộc sống mới chỉ ló dạng có 1/5 thế kỷ, vì cậu mới 18 tuổi như lời mẹ cậu giới thiệu.

Đã từng làm công tác xã hội khá lâu, từ thủa mới trưởng thành, tôi mau chóng gạt ngang những tạp niệm, thành kiến đã in sâu vào tiềm thức về các thứ sự việc éo le, ngang trái ở đời. Tôi lững thững bước trở lại dãy ghế mẹ con cậu bé đang ngồi.

Cậu bé da không đen lắm, tóc thì đen nhẫy và hơi to sợi, một chút loăn xoăn quanh cổ và 2 bên thái dương, tôi giả vờ ngạc nhiên:

- Hoa đào bên sông đẹp quá nhỉ?

Người mẹ nhìn tôi đã bớt vẻ càu nhàu, hơi mỉm cười bắt chuyện:

- Ồ, đã quá lâu chúng mình mới gặp lại nhau hả? Tôi nghe nói hồi đó ra trường, bà đã thi đậu vào trường Nữ Hộ Sinh Quốc Gia, sao bà không học, mà lại... đi lính?

- Đi lính cũng vui lắm chứ.

- Biết thế, tôi cũng đi lính cho xong.

- Sao lại "cho xong", trước khi mặc quân phục, chúng tôi cũng đã học 3 năm ở trường Cán Sự Xã Hội Caritas, để biết phần nào những khó khăn, mâu thuẫn, những trái ngang, bất trắc, và nhất là trang bị cho mình một lý tưởng vượt lên, ngõ hầu đúng với phương châm Cán Sự Xã Hội là người đứng ở ngã tư đường để chỉ dẫn cho những ai cần giúp đỡ.

Hơi có vẻ bước vào "chiến tranh chính trị", tôi bắt đầu thao thao bất tuyệt. Làm công tác xã hội trước nhất phải vững tâm, bền chí, để sẵn sàng đối phó với bất trắc, bất bình ở đời.

Người phụ nữ như giãn hẳn dung nhan bà nói với tôi rằng: Đôi khi bà không thể tha thứ được cho chính bà, dù có thể sự việc nào đó không đến nỗi trầm trọng như quan niệm, bảo thủ, nhưng cũng không thể dễ dãi hơn, để buông xuôi cho vấn đề muốn ra sao thì ra.

Tôi trả lời: Chúng ta cần suy xét sự việc cho đúng, quanh cái mốc 30-4-1975, biết bao điều đáng tiếc, và đáng nguyền rủa cho mỗi cá nhân. Bên cạnh đó biết bao điều đáng ngợi ca.

Ánh mắt bà sáng hẳn lên:

- Thế nào chẳng hạn?

Thôi thế là trận chiến tâm lý mở ra, tôi điềm nhiên thí dụ:

- Ngày xưa chúng mình học sử, đã ngưỡng mộ những vị tướng phải chết theo thành khi thất trận. Song song với sự việc đó, thì có những bậc tiết hạnh khả phong, lỡ rủi ra, phải kết liễu đời mình chẳng hạn. Nhưng nay thì phải... khác rồi, đôi khi dòng máu của mình, cũng phải pha trộn, như là trường hợp tiếp máu cho thương binh hay phụ nữ bị băng huyết.

- Tôi muốn có dịp được trò chuyện với bà lâu hơn, ở chỗ khác, bà nói.

Tôi vui vẻ nhận lời. Mẹ con bà đã dọn từ tả ngạn sông Mississippi về thủ đô tị nạn Bolsa đón thiên niên kỷ mới, để tất cả mọi chuyện được mài mòn theo tháng năm biến chuyển từng giờ, thế giới bây giờ từ thực tế bước vào hư không, và từ chân phương lui vô giả tưởng, một thế giới huyễn ảo thu trong chiếc máy computer, sau mạng lưới, không sao cân, đo, đong, đếm làm gì cho... lạc hậu nữa. Ôi thiên niên kỷ đã cải tạo hoàn sinh cuộc đời, phức tạp của bà bạn tôi tức mẹ cậu bé, thêm vào đó là học thuyết chân như đã gạt phăng những váng vết trầm luân.

5 năm sau đó, cậu bé đã đến thẳng trường dành cho thần học, rồi 5 năm sau nữa, cậu bé mặc áo mục sư, tức đã 28 tuổi. 5 năm hiện đại, cậu đang hành hiệp ở... quê nhà.

Tôi hỏi tại sao lại phải về quê nhà, mà không hành hiệp ở xứ sở văn minh này. Người mẹ nhìn ra xa tít biển khơi:

- Cháu đã 33 tuổi rồi, nó không còn là cái nhọt sắp vỡ như hồi mới lớn lên, bà gặp chúng tôi ở Virgina, mà nay, X. là tôi tớ của Chúa Trời, bà cũng biết rằng tất cả các đấng giáo chủ xa xưa đều liễu cuộc ở tuổi quanh 30, có thể nay mai nó sẽ tìm ra cha nó, để buộc tội hay để thứ tha, chẳng biết. Còn tôi, bà mẹ cậu bé, không bao giờ quên chuyện hải tặc trên vùng vịnh Thái Lan năm 1979, nhưng cũng không còn mặc cảm phải trốn lánh thế nhân, và hằn học với chung quanh, nhất là với đứa con vô tội (mà bà phải cưu mang sau chuyến hải hành oan nghiệt).

Thực sự, tôi muốn an ủi bà ta như vầy:

Những cái nhục ở đời không có cái nhục nào giống cái nhục nào, nhưng những vị tướng tá bỏ đồn, bỏ chốt, tức thành quách đấy, vẫn có vẻ được trọng hơn một phụ nữ, một thiếu nữ bị vẩn đục tiết trinh.

Nếu bà ta không gặp nạn cướp biển, không có cậu bé đương nêu, thì cuộc sống có danh giá, bình thường không?

Cũng chưa đoan chắc được, biết bao hoàn cảnh khác, cũng có giữ được nét trong sáng, nguyên lành đâu.

Thế nên trong cuộc tổng di tản vượt biển đông, đi tìm lẽ sống trong sự chết của dân chúng miền Nam sau 30-4-1975 quả là bi thảm, có người đi không tốt, có người tới không lành lặn, có nhà không còn nguyên vẹn, vân vân và vv... thì thôi, cơn bão thời đại cũng đã qua rồi, hãy... "quên đi mà sống" như lời nhạc của Vũ Thành An, để có chút gì tin tưởng, chút gì trông chờ Thượng Đế ân sủng cho kiếp sau nếu vẫn được làm người... Việt Nam khổ sở vô vàn.

Mục sư X. đã và đang ở Thái Lan, lang thang tìm kiếm những dấu chân bất hạnh, hốt hoảng nhìn những chớp lửa khi hư, khi thực, báo hiệu từng cơn bão cạn cuồng loạn, đập vỡ tan hoang những mảnh đời trôi nổi, dập vùi, từ nhiều năm về trước. Ngài, cậu bé nay là mục sư lâu lâu viết thư gởi người mẹ cầu xin an bình, tha thứ cho tha nhân... (trong đó có cha cậu, đám thú hoang phá rối loài người).

Hawthorne 17-4-2013
Cao Mỵ Nhân ( HNPĐ )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm