Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
SỐNG VỚI ĐÀN ANH, KHÔNG PHẢI DỄ.. ! - Kiều Công Cự K22
Thôi thì quí vị “hung thần Khóa 21”, đang huấn luyện khóa 22, đổ cho đủ thứ tội như là các anh biểu tình chống đối, tà tà câu giờ, bạn bè các anh đang thi hành lịnh phạt còn các anh thì đang thảnh thơi..
Khóa 22 nhập học ngày 2/12/1965, nhưng phải đợi 5 ngày sau một phái đoàn gồm 52 “nhân tài” của 4 tỉnh Trị -Thiên - Nam – Ngãi, được một chiếc phi cơ quân sự đưa từ Đà Nẵng vào Liên Khương cho đủ túc số 274 người. Thôi thì quí vị “hung thần Khóa 21”, đang huấn luyện khóa 22, đổ cho đủ thứ tội như là các anh biểu tình chống đối, tà tà câu giờ, bạn bè các anh đang thi hành lịnh phạt còn các anh thì đang thảnh thơi.. .. Nhưng “Biệt đoàn B52” vẫn bình tĩnh chấp nhận mọi hình phạt, lắng nghe mọi lời nặng nhẹ..không có gì chống đối hay phản đối (nếu làm ngược lại là chết ngay)..Mà quả thật biệt đoàn này có nhiều nhân tài như Vua Lâm Viên Đỗ Văn Chánh (Quảng Ngãi), thủ khoa Rừng Núi Sình Lầy là Châu Văn Hiền tự Cóc (Huế), hai người thủ Quốc Quân kỳ (có chiều cao nhất khóa) là Trần Đình Thạnh và Phan An (Thừa Thiên). Tội nghiệp Thạnh đã chết trong đợt thảm sát tết Mậu Thân khi cùng người yêu tên Ly về Huế thăm nhà và xin mẹ làm phép cưới. Đặc biệt Huỳnh Văn Thảo (Huế), một trong những người trẻ nhất khóa, đã hy sinh trong khi đi giữ thùng phiếu tại Suối Vàng nhân bầu cử Tổng Thống đầu tiên của nền Đệ Nhị Cộng Hòa. Đúng là Thảo đã đến Suối Vàng và không bao giờ muốn trở lại Dương Thế và khóa 22A rất hãnh diện Ra trường năm 1967 với cái tên của người bạn mình, Khóa Huỳnh Văn Thảo, và thủ khoa khóa 22B Nguyễn Đức Phống (Huế) cũng là nhân tài của biệt đoàn B52. Phống Ra trường sau 4 năm học chọn về Thiết giáp và cũng đã “DA ngựa bọc thây” tại chiến trường Campuchia năm 1970. Khóa 23 Ra trường có tên gọi là Khóa Nguyễn Đức Phống. Và còn nhiều nữa kể Ra không hết.
Bước vào năm thứ nhất, Khóa 22 có những sự kiện đặc biệt :
- Đi giữ an ninh ở thành phố Đà Lạt trong vụ biến động Phật Giáo miền Trung (6/1966).
- Đóng phim: Một trang nhật ký quân trường.
- Về diễn hành ở Sài Gòn nhân ngày 1/11/1966.
- Chia làm hai: 173 SVSQ theo học hai năm ( 22A) và 94 SVSQ theo học 4 năm (22B), 5 SVSQ bị đưa Ra Hội Đồng Danh Dự và Ra trung sĩ và 1 giải ngũ vì mức độ tàn phế 30%.
Tháng 9 tập diễn hành tại đại lộ Trần Hưng Đạo, Đà Lạt, gần khu vực mà trong ngày xuất trại đầu tiên của K22 được đàn anh K21 nhắc nhở nhiều lần là không được đến những “cấm địa” theo những địa chỉ sau đây..Tập diễn hành hai tháng hơn, đi tới đi lui đi xuôi đi ngược. Hai cái giò mỏi nhừ nhưng nghĩ đến cái ngày về lại Sài Gòn là thấy trong người khỏe re. “Nắng Sài gòn anh đi mà chợt mát.” Truyền thống của Võ Bị là phải chiếm giải nhất trong cuộc diễn hành hằng năm, nhưng năm đó, Khóa 22 bị mấy chú Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu hạ đo ván khiến cho đàn anh Khóa 21 nổi giận đùng đùng, tập họp Khoá 22 trước sân cờ và quần cho một trận khờ người trước khi K21 lên đường đi thăm “ông tượng đồng đen BĐQ” ở Dục Mỹ. Cũng may toán kiếm làm hàng rào danh dự trước khán đài chính được Bộ TTM gởi giấy khen vì sự can đảm và tinh thần kỷ luật.
Sự việc là trong buổi sáng đó, VC đã đặt súng cối 82 trên một chiếc ghe tam bản di chuyển trên sông Sài Gòn và nã 3 quả đạn vào khu vực diễn hành trên đường Thống Nhất trước mặt Dinh Độc Lập, trong đó có một quả vào gần khán đài chính khiến SVSQ Nguyễn Xã Tắc (ĐĐC) bị thương nhẹ ở chân. Tuy không gây thương tích cho AI, nhưng cũng gây nên cảnh náo động của những người tham dự, chỉ có toán kiếm dàn chào của trường Võ Bị vẫn bình tĩnh đứng yên tại chỗ. Cũng may VC chỉ cốt gây tiếng vang .. và lúc đó còn sớm quá, quan khách chưa có một người nào có mặt tại khán đài.
Khóa 21 đi học Dục Mỹ về lo tập lễ mãn khóa, lo tập kịch “trận Đống Đa”. Vẻ mặt người nào cũng tươi tỉnh như cô gái sắp về nhà chồng. Ôi cái đường vào binh nghiệp có nhiều gian Lao, nguy hiểm, “có trăm lần vui, có vạn lần buồn” và luôn luôn thấp thoáng bóng dáng tử thần phía trước, Sao có nhiều người ham đến thế ! Hệ thống tự chỉ huy được giao lại cho K22 với SVSQ Nguyễn Như Lâm làm Liên Đoàn Trưởng, ban Tham Mưu: Nguyễn Ngọc Khai (B3), Lý Hải Vinh (B4), Phạm Đức Hùng (B5) . SVSQ/Tiểu Đoàn Trưởng TĐ1 là Tăng Văn Bé Bảy và TĐ2 là Nguyễn Văn An. Người sau này là Thủ khoa Khóa 22A. Nhìn vào bức ảnh của hệ thống tự chỉ huy của TĐ1 có 4 người thì 3 người đã âm thầm ra đi (Tăng Văn Bé Bảy, Nguyễn Đức Thiêm và Lâm Quang Tâm), chỉ có một mình tôi còn lại, ngồi đây và viết những dòng này cho bạn bè. Nhiều khi gặp lại NT Trần Mộng Di (K10) là Đại úy TĐT/TĐ1 lúc đó, tôi có nhắc lại và ông cũng cảm thấy ngậm ngùi.
Cuối năm đó chúng tôi nhận được cái tin khá “hồi hộp” là trường sẽ chọn khoảng 100 SVSQ theo học 4 năm dựa theo tổng số điểm của văn hóa, quân sự và lãnh đạo chỉ huy. Tin này làm cho một số người vui mà cũng lắm người buồn, còn tôi thì hơi lo lắng. Nếu xét về 3 loại điểm kể trên thì tôi không đến nỗi tệ, nhưng tôi lại không muốn kéo dài 4 năm ở quân trường. Tôi dự định rất nhiều ở tương lai của mình. Thái độ của tôi có vẽ nôn nóng thì đúng hơn. Hình như binh nghiệp như một ám ảnh theo suốt những ngày tôi còn mài đũng quần trên ghế nhà trường. Tôi đã nạp đơn vào Hải Quân và Võ Bị, và cuối cùng tôi đã chọn vào Khóa 22 Đà Lat. Bây giờ đối với tôi nếu được chọn học 4 năm quả là điều không hứng thú tí nào. Ý kiến của tôi có thể làm nhiều bạn 22B không bằng lòng nhưng sự chân thật của tôi là thế và việc các bạn chọn học 4 năm tôi hoàn toàn không có ý kiến. Ai cũng có lý do cho việc lựa chọn của mình. Tôi không hiểu ý của Đại Tá Đổ Ngọc Nhận, Chỉ Huy Trưởng, hay của Cục Quân Huấn cho phép chúng tôi được chọn theo học 4 năm hay 2 năm? Tất cả chúng tôi rất biết ơn về điều này. Vị chỉ huy trưởng đáng kính của chúng ta đã có một sự nhận định thật rõ ràng :
“ Có lẽ chỉ còn một điều đáng nói là khóa các anh là một khóa đặc biệt trong lịch sử quân trường này. Khi nhập học các anh những tưởng cùng nhau chung sống hai năm, rồi cùng nhau ra trường. Nhưng vừa được một năm, một biến cố quan trọng- một biến cố l ịch sử đánh dấu sự trưởng thành của Trường VBQGVN xảy đến cho khóa các anh: một nửa theo chương trình 2 năm, một nửa theo chương trình 4 năm. Cùng một khóa mà một lớp chấm dứt một thời kỳ huấn luyện cũ và một lớp mở đầu cho một thời kỳ chuyển hướng mới..”
Và cảm động hơn khi ông viết tiếp trong “ Lưu niệm của Khóa 22” :
“Một cây chia làm hai nhánh, mỗi nhánh nẩy nở theo một chiều hướng mà nhánh nào cũng cố gắng giữ lấy cái gốc của mình. Hỏi rằng một hành động nào khác thể hiện được trọn vẹn cái tình đồng đội, cái nghĩa huynh đệ giữa các anh? Đối với các anh chỉ có một khóa là KHÓA 22. Những danh từ 22A và 22B chỉ là một ước lệ tạm thời, tiện dụng về mặt điều hành của trường. Ước lệ này sẽ nhòa theo thời gian và trở thành vô nghĩa như toàn thể các anh đã bước ra khỏi ngưỡng cửa trường..”
Những nhận định mẩu mực của vị đàn anh Khóa 3 ĐL cũng là chỉ huy trưởng đáng kính của Khóa 22 làm chúng tôi rất nể trọng.
Mọi giao động đã đi qua, 22A thì học quân sự còn 22B thì học văn hóa. Hệ thống tự chỉ huy bây giờ giao lại cho 22B, còn 22A được giao nhiệm vụ huấn luyện Khóa 23. Cũng vẫn những thủ tục thường lệ, những truyền thống được truyền từ khóa này qua khóa khác. Nhưng có lẽ, theo tôi nghĩ, Khóa 23 lần này “thoải mái hơn tí” vì chính những người huấn luyện đang ở trong một tâm trạng rất thoải mái, nếu không có cái chết của SVSQ Trần Văn Như. Nhưng rồi mọi chuyện cũng đi qua.
Tôi vẫn còn ở trong ban phát thanh của Trường. Tr/U Nguyễn Hồng Điền vẫn hướng dẫn SVSQ Khóa 22 và có tăng cường nhiều người mới (K23) như Nguyễn Tiến Việt, Trần Văn Loan, Hoàng Văn Diên, Trần Ngọc Bửu, Nguyễn Thanh Hùng .. ra thu băng tại đài phát thanh Đà Lạt vào những chiều Thứ Sáu và chương trình được phát lại vào mỗi tối Thứ Bảy, vẫn viết bài cho báo Đa Hiệu của nhà trường, không ở trong hệ thống tự chỉ huy và được miễn trực gác. Đúng là những ngày hạnh phúc.. cho đến khi đi học khóa 32 Rừng Núi Sình Lầy ở TTHL/ BĐQ Dục Mỹ. Bốn mươi hai ngày liên tục, không có ngày nghỉ. Ngày mãn khóa thấy mình mạnh dạn và tự tin hơn. Xin cám ơn cái quân trường khá nổi tiếng này.
Ngày ra trường cũng vào những ngày đầu của tháng 12 năm 1967. Được có tên trong 15 người về một binh chủng mà người ta thường nói: “sống hùng, sống mạnh nhưng sống không lâu”. Cần gì! Miễn mình thích là được rồi. 15 người được sắp xếp về 6 Tiểu đoàn tác chiến trong Lữ đoàn TQLC :
- TĐ 1 ( Quái điểu) : Nguyễn Tri Nam + Nguyễn Định Ninh.
- TĐ 2 ( Trâu điên ) : Kiều Công Cự + Huỳnh Vinh Quang + Lê Văn Lệ.
- TĐ 3 ( Sói biển ) : Giang Văn Nhân + Đào Duy Chàng .
- TĐ 4 ( Kình ngư ) : Ngô Hữu Đức + Nguyễn Minh Trí + Nguyễn Văn Hào.
- TĐ 5 ( Hắc Long) : Đoàn Văn Tịnh + Dương Công Phó + Nguyễn Trúc Tuyền.
- TĐ6 ( Thần ưng cảm tử ) : Nguyễn Văn Bài + Võ Văn Xương.
Trong danh sách 3 người chúng tôi về TĐ2. TĐ đang nghỉ dưỡng quân tại hậu cứ Tam Hà, Thủ Đức trong dịp Lễ Giáng Sinh năm đó. TĐT là Th/tá Ngô Văn Định (K10 Phụ Cương Quyết), TĐP là Đ/U Nguyễn Kim Đễ (K16 ĐL), TB3 (Đ/U Trần Kim Hoàng (K17 ĐL). Quang về ĐĐ1 của Tr/U Tô Văn Cấp (K19 ĐL), Lệ về ĐĐ3 của Tr/U Trần Văn Thương (K12 TĐ), còn tôi về ĐĐ4 của Tr/U Trần Văn Hợp (K19 ĐL).
Anh TRẦN VĂN HỢP là người chỉ huy đầu tiên và cũng là cuối cùng trong cuộc đời binh nghiệp tám năm của tôi . Anh là người Bắc di cư vào ở Đà Lạt năm 1954, dáng cao và gầy (là thầy đủ thứ), anh chị Hợp có 3 đứa con. Thời gian sau này ( 3/1975 ), sau khi mãn khóa 5/74 Bộ binh cao cấp ở Long Thành, tôi nhận sự vụ lịnh về làm TB3 /TĐ2, nên có nhiều dịp gần gủi và ăn cơm chung với anh. Nhưng anh vẫn là người ít nói, ít cười. Có nói cũng chỉ ngắn gọn và nhiều khi nhát gừng, có cười cũng chỉ cười nửa miệng, nhưng anh rất được lòng những cấp chỉ huy trực tiếp. Trong số những sĩ quan K19 về TQLC, anh là người được thăng tiến nhanh nhất và vững vàng nhất. Có lẽ nhờ tài năng và sự khôn ngoan hiếm thấy của anh. Còn đối với thuộc cấp thì anh ít khi có những lời lẽ nặng nề với ai hết. Anh ít khi để lộ tình cảm của mình. Nhưng có một lần, khoảng 23/4/1975, sau khi ông Thiệu từ chức, khi TĐ2 đang đóng dọc bờ sông Sài Gòn, trong vùng Hố Nai, Biên Hòa, trong một bửa cơm chiều tôi nghe anh nói: -“Theo tình hình này, chắc mình phải đưa TĐ về Cần Giờ, rồi tùy cơ ứng biến..” Anh bỏ lững câu nói và tôi không biết câu kết luận của anh như thế nào. Thú thật hồi đó, sự nhận định về thời cuộc và ý thức về chính trị của tôi quá kém. Nhưng có một điều rất rõ ràng là trong tôi không có một ý niệm nào về việc bỏ ra nước ngoài. Tôi tôn trọng kỷ luật Quân Đội. Nhưng tôi còn gia đình và tương lai của tôi nữa chứ. Nhưng tôi không muốn bỏ nước mà đi, và tôi đã ở lại. Anh cũng thế. Để rồi khoảng cuối năm 1978, tôi nghe tin anh chết ở trại tù Sơn La vì ăn trúng độc. Lúc đó tôi đang ở trại Ba Khe, Văn Chấn, Hoàng Liên Sơn. Còn chị Hợp, sau 30/4/75, vẫn ở trong trại gia binh Cửu Long, bán các loại chè để nuôi 3 đứa con còn nhỏ dại và nuôi anh trong tù. Đời sống hết sức vất vả và khó khăn. Hiện chị và gia đình định cư tại Houston, Texas. Chị là người đàn bà xinh đẹp và giỏi giang.
Người đàn anh thứ hai của tôi là anh PHẠM VĂN TIỀN, Khóa 20 ĐL, là đại đội phó ĐĐ4 cho anh Hợp. Anh người Bình Dương, tánh tình đôn hậu, xuề xòa. Anh đóng trụ ở TĐ2 từ ngày mới ra trường (12/1965), được làm TĐ phó TĐ4 trước ngày ngưng bắn và chỉ huy trực tiếp những cánh quân TQLC thuộc các TĐ 4 +2 và 9 và Thiết Giáp trong một cuộc hành quân tốc chiến chiếm căn cứ Cửa Việt trong đêm 27 rạng ngày 28/1/1973. Sau đó anh về làm TĐT/ TĐ5 TQLC, bị b ắt trong ngày 27/3/1975 tại bãi biển Thuận An cùng với những đơn vị thuộc Lữ Đoàn 147/TQLC. Anh là người giúp đỡ tôi rất nhiều trong những ngày đầu binh nghiệp. Tôi có nhiều thời gian sống gần gủi với anh trong hầu hết những chiến trận trong dịp Tết Mậu thân, hành quân vượt biên sang Campuchia năm 1970 và Hành Quân Lam Sơn 1971. Sau đó tôi về TĐ9 tân lập, còn anh thì vẫn ở lại TĐ2.Thời gian trên đất Mỹ, tôi đọc được những bài viết về quân sử và những bài bình luận chính trị rất hay của anh. Hiện anh và Gia đình đang sống ở Arlington, Dallas, Texas.
Sau trận chiến dữ dội trong đêm Hưu Chiến 31/12/1967 tại kinh Cái Thia, Giáo Đức, Định Tường, TĐ2 ra nghỉ quân ở Cai Lậy, anh Hợp đi học basic Marine ở Quantico, Virginia, Anh Vũ Đoàn Dzoan (K19 ĐL), đang làm ĐĐ phó /ĐĐ2 cho Anh Đinh Xuân Lãm (K17 ĐL), về thay thế anh Hợp và anh Tiền vẫn là ĐĐP cho anh Doan. Anh Doan nhỏ con nhưng rất lanh lẹ, anh có cặp mắt rất sắc, mỗi lần giận ai thì nó long lên. Tánh ít nói nhưng cộc. Trong suốt những trận chiến trong thành phố Sài Gòn trong cả 3 đợt tấn công của VC, cái lối đánh đục tường từ nhà nhà này sang nhà khác là một “sáng kiến chiến thuật” của anh. Dùng súng SKZ 75 ly và đạn xuyên phá sập tường và xung phong vào chùa Ấn Quang, trên đường Sư Vạn Hạnh, là tác phẩm của anh. Bắt sống tên đặc công Nguyễn Văn Lém, tự Bảy Lớp, trên đường Nguyễn Duy Dương và Bà Hạt, là do cách bố trí khá chặt chẽ phía sau chùa Ấn Quang của anh. Khi đi hành quân tại Vùng IV chiến thuật, là vùng mà VC gài mìn dầy đặc, mỗi sáng bắt đầu di chuyển là thấy ớn rồi, nhất là những khinh binh đi đầu. Sáng kiến của anh là trong vùng nếu bắt được một người nào, bất kể đàn ông hay đàn bà, anh đều dùng dây vượt sông, cột vào hai khuỷu tay, và “ nhờ” họ dẫn đường đi trước. Anh khá đẹp trai, nhất là hàm râu quai nón. Nhiều cô gái Sài Gòn mê Anh điếu đổ. Anh bị thương, sau anh Cấp mấy ngày, tại Vùng IV, được đưa ra bịnh viện Phan Thanh Giản, Cần Thơ. Sau đó anh “giã từ vũ khí”.
Tôi làm phiền anh Doan không ít. Đánh đấm cũng được, nhưng bỏ trung đội đi chơi cũng nhiều. Hôm hành quân ở Mỹ Tho, từ căn cứ Đồng Tâm bỏ về Sài Gòn chơi, bị QC bắt ở Phú Lâm, bị đưa về nhốt ở BTL/SĐ/TQLC 15 Lê Thánh Tôn, được ông ĐĐT/QC là Trần Ngọc Toàn (K16), cho ăn cơm ở câu lạc bộ và gọi hậu cứ TĐ2 đem xe lên lãnh về. Năm 1968, TĐ chỉ lẩn quẩn ở Sài Gòn nên hành quân mà tôi còn đem theo chiếc xe Honda 67. Thật là bậy hết sức. Nhưng hình như anh không ghét tôi, nên mỗi lần qua Nam Cali anh đều tìm tôi.
Ngày 19/6/1968, tôi được đặc cách trung úy, anh Tiền đi học Basic School, tôi được anh Doan đề nghị là ĐĐ phó. Rồi TĐT bị thương, anh Phúc K16ĐL, đang làm TĐP/TĐ5, lại về làm TĐT/TĐ2, Anh Đễ vẫn TĐP, rồi sau đó về làm TĐT/TĐ9 tân lập đầu năm 1970.
Anh Nguyễn Xuân Phúc ra trường 11/1962 , về TĐ2, sau đó làm ĐĐT/ĐĐ4 .. và bây giờ là TĐT/TĐ2. Hình như đó là một sự sắp xếp có tính cách truyền thống. Ngày anh trở lại TĐ làm TĐT, tôi có một món quà nhỏ tặng anh. Lúc đó TĐ đang tăng cường cho Trung Đoàn 52 thuộc SĐ18/BB, mở những cuộc hành quân vào vùng mật khu Mây Tàu, Rừng Lá,.. Long Khánh. VC thường đem những dàn hỏa tiển về vùng Rạch Nước Trong, Long Thành, đặt trên những giàn phóng bằng tre để pháo vào căn cứ tiếp vận Long Bình của Mỹ. ĐĐ 4 của Anh Doan được đưa về đây. Ngày đầu tiên đến đóng quân trong khu đồn điền của bà Huỳnh Thị Ngà đã bị VC hỏi thăm bằng súng cối 82 ly. Anh Doan bực lắm, tôi đề nghị với anh cho tôi dẫn một toán phục kích, diệt cái đám “ cà chớn” này. Anh Doan báo lên TĐ và được anh Phúc đồng ý. Cuộc phục kích thành công và tôi đã lọt “ vào mắt xanh” của anh Phúc. Tháng 4/1969, Huỳnh Vinh Quang được tuyển chọn qua Không Quân, trước đó Lê Văn Lệ bị thương trong trận Cái Thia đã giải ngũ. Chỉ còn lại một mình tôi ở TĐ2. Có đợt đi học Basic school ở Mỹ, anh Phúc có đề nghị tên tôi nhưng không được chấp thuận vì còn nhiều đàn anh K21 và cả Khóa 20 nữa. Tôi cũng buồn và hơi bất mãn. Anh Phúc đã đưa tôi về Ban 3 TĐ để “ huấn luyện thêm” và cũng để gần gủi anh. Tôi vẫn còn cái tánh hay bốc đồng. Những ngày bên anh, tôi nhận xét là anh Phúc là người rất thông minh, rất quyền biến, có những quyết định rất nhanh và hợp lý, nhất là tài điều quân. Tôi không biết ở những đơn vị khác như thế nào, chứ ở TQLC, TB3 chưa phải là nhân vật số 3 trong TĐ, mà chỉ là một sĩ quan phụ trách những vấn đề hành quân, theo dõi, báo cáo và ghi chép nhật ký hành quân, là người phụ tá cho TĐT, “ sai đâu làm đó”. Giang Văn Nhân đã hiểu rất đúng cái “chức vụ” này nên không bao giờ khai là trưởng ban 3 mà là Sĩ Quan Hành Quân & Huấn Luyện. Những lần đóng quân, tôi và 3 người mang máy đều nằm sát anh, anh thích nằm võng hơn là nằm băng ca, ngay cả những băng ca còn mới, chưa dính máu thương binh. Anh có tật hay mớ và nói khi đang ngủ. Có lần vào nửa đêm, anh bảo tôi cho các ĐĐ dừng lại đóng quân, tôi giật mình nhưng những người lính mang máy thì biết và cười. Cố vấn Mỹ không được anh ưu ái lắm, thường nằm xa anh, khi nào cần thì anh mới gọi. Mặc dầu những anh chàng này thường mua bia, rượu từ P.X và đem cho anh trong những chuyến tiếp tế hay về hậu cứ. Anh Phúc nhỏ con, nghe nói chính vì vậy mà anh không là thù khoa K16.
Trong cuộc hành quân, tăng cường cho SĐ21/BB tháng 6/1969, tiến vào mật khu U Minh của VC, anh Cấp và anh Doan đều bị thương trên Kinh Thác Lác, gần dòng sông Trèm Trẹm. Tr/U Lâm Tài Thạnh (K17TĐ) đang ở ĐĐ2, được điều về ĐĐ1 thay thế anh Cấp và tôi cũng được anh Phúc đưa làm ĐĐT/ĐĐ4 thay cho anh Doan, anh Tiền làm ĐĐT/ĐĐ5. Anh Hợp đi học Mỹ về làm TĐP và anh Nguyễn Kim Thân (K21) từ TĐ1 về làm TB3. Tiểu Đoàn nghỉ dưỡng quân và ăn Tết tại Long Xuyên. Sau đó di chuyển lên Châu Đốc, xuống tàu của Hải Quân VN rồi ngược dòng sông Cửu Long, đổ quân lên bến phà Neak Luong và chính thức tham dự cuộc hành quân vượt biên gìới sang Campuchia (4/1970). . TĐ đóng quân ở Ba Nam và từ đây cùng với TĐ4 trực thăng vận vào giải tỏa thành phố Prey Veng đã bị VC chiếm hơn một nửa về phía Bắc. Tôi là “em mới” nên được anh Phúc nương tay, cho đổ quân sau cùng và đi chung với cánh A.
Khóa 22B ra trường ngày 12/12/1969 và có 5 người về SĐ/TQLC, gồm Vàng Huy Liễu TĐ1, Bùi Ngọc Dũng TĐ2, Nguyễn Kim Chung TĐ3, Lê Viết Đắc TĐ4), Tôn Hữu Hạnh TĐ5, Huỳnh Văn Đức TĐ6 và Lê Tấn Phương TĐ7. Như vậy K22 tình nguyện về Binh Chủng TQLC cả hai đợt là 22 người. Một con số dễ nhớ.
Lúc này tôi đã cưới vợ và không còn “ ham chơi” như trước nữa. Chiếc xe Honda 67 phải nằm ụ ở nhà bà già vợ. Tôi không có nhiều dịp ra quán Con Gà Quay hay quán 222 ở Thủ Đức để “ăn nhậu” với anh Phúc vì tôi dành nhiều thời giờ cho người vợ mới cưới. Có những giai thoại nói về tửu lượng rất cao của anh, và những câu chuyện “ tiếu lâm” và những bài hát được anh đổi lời rất độc đáo. Anh không say mê tiền bạc, nhất là những quyền lợi của lính. Anh là người hào sảng , đúng như nhà văn Đổ Quý Toàn đã nói NGUYỄN XUÂN PHÚC, bạn ta suốt một đời hào sảng, sống không màng cửa nhà, chết trên răng, dưới đạn.
Viết về Anh Phúc, tới đây chưa thể dứt, phải viết thêm nữa mới được.
Sau cuộc hành quân Campuchia, TĐ về nghỉ quân, rồi không vận ra Đà Nẵng, đổ lên vùng mỏ than Nông Sơn, từ đây trực thăng qua vùng ba biên giới Lào, Miên, Việt (Boloven), tiến sâu vào đất địch, đánh tan nhiều đơn vị địch và phá tan nhiều kho tàng trên đường mòn HCM. Có lẽ TĐ2 là đơn vị đầu tiên của QL/VNCH tiến vào tung hoành trên lãnh địa bất khả xâm phạm của CSBV. Đây là cuộc hành quân rất gian khổ và khó khăn, vùng lam sơn chướng khí, những ngọn đồi tiếp nối những ngọn đồi, muỗi độc và những con vắt hút máu người không thua gì bọn VC. Vấn đề tiếp tế, tản thương rất khó khăn. Những toán trinh sát của địch như những con chó heyna cứ bám sát lấy mình. Không có pháo binh yểm trợ. TĐ gần như phải tránh né những lần giao chiến. Đó là cái tài tình của anh Phúc. Hình như chưa có một bài viết nào về cuộc hành quân này trong Quân Sử của TQLC. Hơn một tháng sau, TĐ mới ra khỏi vùng hành quân, tôi mới được về nhìn mặt đứa con trai đầu lòng (8/1970). Nghỉ quân ở Sài Gòn rồi ra trấn đóng ở những căn cứ phía tây của tỉnh Quảng Trị, trên vòng đai điện tử Mac Namara. BCH/TĐ và 2 ĐĐ bảo vệ BCH/LĐ 258 và TĐ1/PB ở CCHL Mai Lộc, còn ĐĐ tôi thì lên trấn giữ căn cứ Holcomb. Đây là thời kỳ khó khăn nhất đối với tôi, vì chứng bịnh sốt rét quật ngã tôi ngay từ những ngày đầu. Có hôm nhiệt độ lên rất cao, hồng huyết cầu tuột xuống rất thấp. Anh Phúc đã nhiều lần gọi trực thăng đến tản thương cho tôi, mặc dầu thời tiết lúc bấy giờ rất xấu, trời mưa bão và trực thăng không đáp được. Cuối cùng , anh đã yêu cầu cố vấn Mỹ chuyển được tôi ra bịnh viện Dân Quân Y Quảng Trị, rồi được chuyển về BV Lê Hữu Sanh (Thủ Đức). Ở đây, mỗi ngày tôi đều được vô máu và nước biển. Hơn nửa lượng máu trong người tôi là của người khác cho. Lại có việc xô xát với một ông BS ở BV Nguyễn Tri Phương trên đường Tô Hiến Thành, tôi bị gọi về Phòng An Ninh SĐ gặp Tr/tá Nguyễn Văn Thinh và mang khăn gói ra vùng hành quân.
Anh Phúc rất buồn lòng, nhưng khi nhìn khuôn mặt xanh xao, gầy yếu của tôi, anh không nở nặng lời.
Đầu năm 1971, TĐ nghỉ dưỡng quân rồi được không vận ra Quảng Trị và tham dự vào cuộc Hành Quân Lam Sơn 719. Trước ngày đi, anh gọi tôi về Ban 3 và đưa Anh Nguyễn Kim Thân (K21) ra làm ĐĐT/ĐĐ2 và ĐĐ4 bây giờ giao lại Hành quân trực thăng vận cho Huỳnh Văn An, một sĩ quan đặc biệt, trước đây đã có thời làm Thường Vụ ĐĐ4. Anh không muốn giao một trách nhiệm nặng nề cho một đôi vai gầy yếu mà anh tiên đoán cuộc hành quân này rất cam go. Những người đã tham dự cuộc hành quân LS 719, đều nhận thấy một điều là pháo binh và phòng không của địch thật khủng khiếp, nếu không có sự yểm trợ một cách tích cực của Không Quân Hoa Kỳ, ta sẽ gặp nhiều khó khăn ngay từ đầu. TĐ2 bị tấn công liên tục bằng bộ binh, thiết giáp và toàn bộ hỏa lực pháo nhưng vẫn không tiến gần được chu vi phòng thủ của ta. Cho đến một ngày mà cường độ cuộc chiến gia tăng mãnh liệt, TĐ2 có 4 Sĩ quan ĐL cùng bị thương: Nguyễn Kim Thân, Kiều Công Cự, Bùi Ngọc Dũng, và Trần Văn Loan (K23). Tất cả vì đạn pháo của địch. Tôi không biết anh Phúc và anh Hợp đã làm thế nào để đưa 4 anh em chúng tôi ra khỏi vùng giao tranh khốc liệt đó. Khi đến bịnh viện dã chiến TQLC ở Khe Sanh thì Bùi Ngọc Dũng được chuyển tiếp ra Hạm Đội 7 và Dũng đã chết, được báo cáo là mất tích.
Sau này tôi nghe nói lại chính anh Phúc là người phụ tá cho LĐT (Đ/tá Hoàng Tích Thông) tổ chức một cuộc lui binh đưa cả LĐ 147 về Khe Sanh.
Tôi trị thương hơn 5 tháng ở BV Lê Hữu Sanh và tổng y viện Cộng Hòa. Lần này tưởng rằng giã từ vũ khí, nhưng đã mang cái nghiệp ..lính vào thân, nên vết thương vừa khép miệng lại mang ba lô về trình diện TĐ 9 tân lập. Th/tá Nguyễn Kim Đễ (K16 ĐL) là TĐT, TĐP là Đ/U Phạm Cang (K20). Các ĐĐT là Đ/U Lê Thắng (K21), Tr/U Đoàn Văn Tịnh và Tr/U Nguyễn Minh Trí (K22 A) và Tr/U Trương Công Gíáo (TĐ), cũng là anh em cả. TĐ đang thụ huấn tại TTHL Vạn Kiếp (Bà Rịa). Tôi ở với anh Đễ cũng khá lâu. Qua trọn một trận chiến trong mùa Hè đỏ lửa cho đến ngày anh về làm Trường Phòng 3 SĐ/TQLC. Anh Đễ có khuôn mặt rất ngầu, có danh hiệu truyền tin là Đà Lạt. TĐ9 là đơn vị đầu tiên thay TĐ6 Dù tiến vào thành phố Quảng Trị. Mặc dầu là TĐ em út nhưng cái giàn chỉ huy rất mạnh. Anh Đễ điều động đơn vị rất linh hoạt và tài tình. Sau này tôi có phần nào tu tĩnh nên cũng có chút điểm với anh, mặc dầu còn kém hai người bạn cùng khóa. Có lẽ cái tánh ương ngạnh vẫn còn. Sau này BTL gọi tôi về làm ĐĐT Đặc Công, tôi không chịu về mà yêu cầu cho tôi được học một khóa tham mưu, lần này tôi được toại nguyện. Khóa của tôi, ngoại trừ những người đã bị loại, chưa có ai được đi học Basic Marines School bên Mỹ, ngoại trừ Nguyễn Tri Nam là một biệt lệ, nhưng Nam đã chết ở bãi biển Thuận An ngày 27/3/1975. Anh Đễ nhìn bên ngoài có vẻ dữ tợn, nhưng là người có tấm lòng nhân hậu. Có một số người sợ anh, có một số không ưa Anh. Nhưng anh vẫn là người tốt, nhất là những người ở TĐ cũ của anh. Hiện anh cùng gia đình đang định cư tại Portland, Oregan.
Sau ngày ngưng bắn 27/1/1973, anh Đễ được thuyên chuyển về làm Trưởng Phòng 3 BTL/SĐ/TQLC và Anh Huỳnh Văn Lượm (K17 ĐL) từ LĐ258 về thay. Lúc đó TĐ đang đóng quân tại tuyến đầu ngăn cách với VC bởi một đường concertina, từ bờ biển phía Đông, băng qua đê Long Quang đến tận bờ Đông của sông Vĩnh Định. Theo Anh Huỳnh Văn Phú (K19 ĐL) là người bạn cùng quê Nha Trang, cùng lớp, nhưng đi lính sau anh Lượm 2 năm thì anh Lượm trầm tĩnh và hơi xuề xòa. Tuy anh ít nói nhưng có óc khôi hài.
Cuối năm 1980, tôi được chuyển trại từ Nam Hà B về trại Hàm Tân (Z30 D). Về đây tôi được nghe kể lại một cái chết đầy thương tâm của Tr/tá Huỳnh Văn Lượm, vị cựu tiểu đoàn trưởng TĐ9/TQLC mà có thời gian tôi là đại đội trưởng của anh . Trong tập truyện “Ở một nơi dễ tìm thấy thiên đàng” , tác giả là anh Huỳnh Văn Phú có viết: - “Không một ai có thể tin rằng Lượm đã vô ý ngã vào chảo nước sôi mà chính anh đã tự chọn cái chết hải hùng như thế. Suốt 10 năm đói khổ, tuyệt vọng, lê lết trong ngục tù CS, tôi đã từng chứng kiến nhiều cái chết của bạn bè, nhưng không có cái chết nào làm cho lòng tôi tan nát như cái chết của L..
Anh Lượm có nghệ sĩ tính đã hát và đã sáng tác: Chúa nói yêu ta, Mác nói yêu ta, Em cũng nói yêu ta Chúa hứa hẹn một Thiên đàng , Mác hứa hẹn một vườn hồng , Em thì hứa yêu ta suốt đời. Nhưng .. Thiên đàng chưa tới, Vườn hồng chẳng thấy, Chỉ có máu ,mồ hôi , nước mắt Những vòng kẽm gai và hận thù . Còn em thì mãi mãi .. Mãi mãi bỏ ta đi lấy chồng ..
Bài hát mang âm điệu của một bài thơ với nổi niềm xót xa, bi thảm và chán chường.
Suốt những năm sống và chiến đấu bên cạnh những đàn anh, cũng như những đàn em xuất thân từ Trường VBQGVN, tôi thấy họ có những điểm chung như sau: đó là tính nghiêm chỉnh của quân trường, tinh thần trách nhiệm của một sĩ quan và khí phách hiên ngang của một người lính VNCH.
Cho nên những tin đồn về cái chết của hai anh Phúc, Tùng của những người thiếu hiểu biết, có những nhận định sai lạc và được diễn tả trong những đầu óc tầm thường, làm cho nhiều người trong đó có tôi rất phẩn nộ.
Có thể tôi không đồng ý với Đ/u Đoàn Văn Tịnh, về trận đánh sau cùng của TĐ9, trong chức vụ TB3. Nhưng có một chi tiết mà tôi cho là rất chính xác. Đó là tiếng nổ “ầm”. Có thể Tịnh chỉ nghe tiếng nổ qua máy PRC25, còn tôi đã nhìn, đã thấy tiếng nổ của những quả đạn súng cối 82 hoặc 61 ly của VC bắn vào phi trường Non Nước trong buổi sáng ngày 29/3/1975 khi các TĐ2, TĐ6 và TĐ, đang sắp hàng chờ lên tàu. Sau những tiếng nổ, anh Phúc và anh Tùng đã trở lại và ra khẩu lịnh cho anh Hợp: “tàu không vào được.. người nào có khả năng thì bơi Ra”.
Sau đó, Anh Hợp và tôi cùng bơi ra tàu. Còn hai anh thì ở lại, lý do thật dễ hiểu: TĐ9 của Th/tá Lâm Tài Thạnh còn trên đường di chuyển đến điểm hẹn. Trách nhiệm còn đó, làm sao mà hai anh có thể bỏ đi được. Theo tôi, lý do đơn giản chỉ có vậy thôi. Thôi thì :
"Mô đất lạ chôn vùi thân bách chiến"
"Máu anh hùng nhuộm thắm lá cờ Nam."
Kiều Công Cự K22
Anaheim ngày 26/5/2013
quehuongngaymai.com
Sinh Tồn chuyển
Khóa 22 nhập học ngày 2/12/1965, nhưng phải đợi 5 ngày sau một phái đoàn gồm 52 “nhân tài” của 4 tỉnh Trị -Thiên - Nam – Ngãi, được một chiếc phi cơ quân sự đưa từ Đà Nẵng vào Liên Khương cho đủ túc số 274 người. Thôi thì quí vị “hung thần Khóa 21”, đang huấn luyện khóa 22, đổ cho đủ thứ tội như là các anh biểu tình chống đối, tà tà câu giờ, bạn bè các anh đang thi hành lịnh phạt còn các anh thì đang thảnh thơi.. .. Nhưng “Biệt đoàn B52” vẫn bình tĩnh chấp nhận mọi hình phạt, lắng nghe mọi lời nặng nhẹ..không có gì chống đối hay phản đối (nếu làm ngược lại là chết ngay)..Mà quả thật biệt đoàn này có nhiều nhân tài như Vua Lâm Viên Đỗ Văn Chánh (Quảng Ngãi), thủ khoa Rừng Núi Sình Lầy là Châu Văn Hiền tự Cóc (Huế), hai người thủ Quốc Quân kỳ (có chiều cao nhất khóa) là Trần Đình Thạnh và Phan An (Thừa Thiên). Tội nghiệp Thạnh đã chết trong đợt thảm sát tết Mậu Thân khi cùng người yêu tên Ly về Huế thăm nhà và xin mẹ làm phép cưới. Đặc biệt Huỳnh Văn Thảo (Huế), một trong những người trẻ nhất khóa, đã hy sinh trong khi đi giữ thùng phiếu tại Suối Vàng nhân bầu cử Tổng Thống đầu tiên của nền Đệ Nhị Cộng Hòa. Đúng là Thảo đã đến Suối Vàng và không bao giờ muốn trở lại Dương Thế và khóa 22A rất hãnh diện Ra trường năm 1967 với cái tên của người bạn mình, Khóa Huỳnh Văn Thảo, và thủ khoa khóa 22B Nguyễn Đức Phống (Huế) cũng là nhân tài của biệt đoàn B52. Phống Ra trường sau 4 năm học chọn về Thiết giáp và cũng đã “DA ngựa bọc thây” tại chiến trường Campuchia năm 1970. Khóa 23 Ra trường có tên gọi là Khóa Nguyễn Đức Phống. Và còn nhiều nữa kể Ra không hết.
Bước vào năm thứ nhất, Khóa 22 có những sự kiện đặc biệt :
- Đi giữ an ninh ở thành phố Đà Lạt trong vụ biến động Phật Giáo miền Trung (6/1966).
- Đóng phim: Một trang nhật ký quân trường.
- Về diễn hành ở Sài Gòn nhân ngày 1/11/1966.
- Chia làm hai: 173 SVSQ theo học hai năm ( 22A) và 94 SVSQ theo học 4 năm (22B), 5 SVSQ bị đưa Ra Hội Đồng Danh Dự và Ra trung sĩ và 1 giải ngũ vì mức độ tàn phế 30%.
Tháng 9 tập diễn hành tại đại lộ Trần Hưng Đạo, Đà Lạt, gần khu vực mà trong ngày xuất trại đầu tiên của K22 được đàn anh K21 nhắc nhở nhiều lần là không được đến những “cấm địa” theo những địa chỉ sau đây..Tập diễn hành hai tháng hơn, đi tới đi lui đi xuôi đi ngược. Hai cái giò mỏi nhừ nhưng nghĩ đến cái ngày về lại Sài Gòn là thấy trong người khỏe re. “Nắng Sài gòn anh đi mà chợt mát.” Truyền thống của Võ Bị là phải chiếm giải nhất trong cuộc diễn hành hằng năm, nhưng năm đó, Khóa 22 bị mấy chú Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu hạ đo ván khiến cho đàn anh Khóa 21 nổi giận đùng đùng, tập họp Khoá 22 trước sân cờ và quần cho một trận khờ người trước khi K21 lên đường đi thăm “ông tượng đồng đen BĐQ” ở Dục Mỹ. Cũng may toán kiếm làm hàng rào danh dự trước khán đài chính được Bộ TTM gởi giấy khen vì sự can đảm và tinh thần kỷ luật.
Sự việc là trong buổi sáng đó, VC đã đặt súng cối 82 trên một chiếc ghe tam bản di chuyển trên sông Sài Gòn và nã 3 quả đạn vào khu vực diễn hành trên đường Thống Nhất trước mặt Dinh Độc Lập, trong đó có một quả vào gần khán đài chính khiến SVSQ Nguyễn Xã Tắc (ĐĐC) bị thương nhẹ ở chân. Tuy không gây thương tích cho AI, nhưng cũng gây nên cảnh náo động của những người tham dự, chỉ có toán kiếm dàn chào của trường Võ Bị vẫn bình tĩnh đứng yên tại chỗ. Cũng may VC chỉ cốt gây tiếng vang .. và lúc đó còn sớm quá, quan khách chưa có một người nào có mặt tại khán đài.
Khóa 21 đi học Dục Mỹ về lo tập lễ mãn khóa, lo tập kịch “trận Đống Đa”. Vẻ mặt người nào cũng tươi tỉnh như cô gái sắp về nhà chồng. Ôi cái đường vào binh nghiệp có nhiều gian Lao, nguy hiểm, “có trăm lần vui, có vạn lần buồn” và luôn luôn thấp thoáng bóng dáng tử thần phía trước, Sao có nhiều người ham đến thế ! Hệ thống tự chỉ huy được giao lại cho K22 với SVSQ Nguyễn Như Lâm làm Liên Đoàn Trưởng, ban Tham Mưu: Nguyễn Ngọc Khai (B3), Lý Hải Vinh (B4), Phạm Đức Hùng (B5) . SVSQ/Tiểu Đoàn Trưởng TĐ1 là Tăng Văn Bé Bảy và TĐ2 là Nguyễn Văn An. Người sau này là Thủ khoa Khóa 22A. Nhìn vào bức ảnh của hệ thống tự chỉ huy của TĐ1 có 4 người thì 3 người đã âm thầm ra đi (Tăng Văn Bé Bảy, Nguyễn Đức Thiêm và Lâm Quang Tâm), chỉ có một mình tôi còn lại, ngồi đây và viết những dòng này cho bạn bè. Nhiều khi gặp lại NT Trần Mộng Di (K10) là Đại úy TĐT/TĐ1 lúc đó, tôi có nhắc lại và ông cũng cảm thấy ngậm ngùi.
Cuối năm đó chúng tôi nhận được cái tin khá “hồi hộp” là trường sẽ chọn khoảng 100 SVSQ theo học 4 năm dựa theo tổng số điểm của văn hóa, quân sự và lãnh đạo chỉ huy. Tin này làm cho một số người vui mà cũng lắm người buồn, còn tôi thì hơi lo lắng. Nếu xét về 3 loại điểm kể trên thì tôi không đến nỗi tệ, nhưng tôi lại không muốn kéo dài 4 năm ở quân trường. Tôi dự định rất nhiều ở tương lai của mình. Thái độ của tôi có vẽ nôn nóng thì đúng hơn. Hình như binh nghiệp như một ám ảnh theo suốt những ngày tôi còn mài đũng quần trên ghế nhà trường. Tôi đã nạp đơn vào Hải Quân và Võ Bị, và cuối cùng tôi đã chọn vào Khóa 22 Đà Lat. Bây giờ đối với tôi nếu được chọn học 4 năm quả là điều không hứng thú tí nào. Ý kiến của tôi có thể làm nhiều bạn 22B không bằng lòng nhưng sự chân thật của tôi là thế và việc các bạn chọn học 4 năm tôi hoàn toàn không có ý kiến. Ai cũng có lý do cho việc lựa chọn của mình. Tôi không hiểu ý của Đại Tá Đổ Ngọc Nhận, Chỉ Huy Trưởng, hay của Cục Quân Huấn cho phép chúng tôi được chọn theo học 4 năm hay 2 năm? Tất cả chúng tôi rất biết ơn về điều này. Vị chỉ huy trưởng đáng kính của chúng ta đã có một sự nhận định thật rõ ràng :
“ Có lẽ chỉ còn một điều đáng nói là khóa các anh là một khóa đặc biệt trong lịch sử quân trường này. Khi nhập học các anh những tưởng cùng nhau chung sống hai năm, rồi cùng nhau ra trường. Nhưng vừa được một năm, một biến cố quan trọng- một biến cố l ịch sử đánh dấu sự trưởng thành của Trường VBQGVN xảy đến cho khóa các anh: một nửa theo chương trình 2 năm, một nửa theo chương trình 4 năm. Cùng một khóa mà một lớp chấm dứt một thời kỳ huấn luyện cũ và một lớp mở đầu cho một thời kỳ chuyển hướng mới..”
Và cảm động hơn khi ông viết tiếp trong “ Lưu niệm của Khóa 22” :
“Một cây chia làm hai nhánh, mỗi nhánh nẩy nở theo một chiều hướng mà nhánh nào cũng cố gắng giữ lấy cái gốc của mình. Hỏi rằng một hành động nào khác thể hiện được trọn vẹn cái tình đồng đội, cái nghĩa huynh đệ giữa các anh? Đối với các anh chỉ có một khóa là KHÓA 22. Những danh từ 22A và 22B chỉ là một ước lệ tạm thời, tiện dụng về mặt điều hành của trường. Ước lệ này sẽ nhòa theo thời gian và trở thành vô nghĩa như toàn thể các anh đã bước ra khỏi ngưỡng cửa trường..”
Những nhận định mẩu mực của vị đàn anh Khóa 3 ĐL cũng là chỉ huy trưởng đáng kính của Khóa 22 làm chúng tôi rất nể trọng.
Mọi giao động đã đi qua, 22A thì học quân sự còn 22B thì học văn hóa. Hệ thống tự chỉ huy bây giờ giao lại cho 22B, còn 22A được giao nhiệm vụ huấn luyện Khóa 23. Cũng vẫn những thủ tục thường lệ, những truyền thống được truyền từ khóa này qua khóa khác. Nhưng có lẽ, theo tôi nghĩ, Khóa 23 lần này “thoải mái hơn tí” vì chính những người huấn luyện đang ở trong một tâm trạng rất thoải mái, nếu không có cái chết của SVSQ Trần Văn Như. Nhưng rồi mọi chuyện cũng đi qua.
Tôi vẫn còn ở trong ban phát thanh của Trường. Tr/U Nguyễn Hồng Điền vẫn hướng dẫn SVSQ Khóa 22 và có tăng cường nhiều người mới (K23) như Nguyễn Tiến Việt, Trần Văn Loan, Hoàng Văn Diên, Trần Ngọc Bửu, Nguyễn Thanh Hùng .. ra thu băng tại đài phát thanh Đà Lạt vào những chiều Thứ Sáu và chương trình được phát lại vào mỗi tối Thứ Bảy, vẫn viết bài cho báo Đa Hiệu của nhà trường, không ở trong hệ thống tự chỉ huy và được miễn trực gác. Đúng là những ngày hạnh phúc.. cho đến khi đi học khóa 32 Rừng Núi Sình Lầy ở TTHL/ BĐQ Dục Mỹ. Bốn mươi hai ngày liên tục, không có ngày nghỉ. Ngày mãn khóa thấy mình mạnh dạn và tự tin hơn. Xin cám ơn cái quân trường khá nổi tiếng này.
Ngày ra trường cũng vào những ngày đầu của tháng 12 năm 1967. Được có tên trong 15 người về một binh chủng mà người ta thường nói: “sống hùng, sống mạnh nhưng sống không lâu”. Cần gì! Miễn mình thích là được rồi. 15 người được sắp xếp về 6 Tiểu đoàn tác chiến trong Lữ đoàn TQLC :
- TĐ 1 ( Quái điểu) : Nguyễn Tri Nam + Nguyễn Định Ninh.
- TĐ 2 ( Trâu điên ) : Kiều Công Cự + Huỳnh Vinh Quang + Lê Văn Lệ.
- TĐ 3 ( Sói biển ) : Giang Văn Nhân + Đào Duy Chàng .
- TĐ 4 ( Kình ngư ) : Ngô Hữu Đức + Nguyễn Minh Trí + Nguyễn Văn Hào.
- TĐ 5 ( Hắc Long) : Đoàn Văn Tịnh + Dương Công Phó + Nguyễn Trúc Tuyền.
- TĐ6 ( Thần ưng cảm tử ) : Nguyễn Văn Bài + Võ Văn Xương.
Trong danh sách 3 người chúng tôi về TĐ2. TĐ đang nghỉ dưỡng quân tại hậu cứ Tam Hà, Thủ Đức trong dịp Lễ Giáng Sinh năm đó. TĐT là Th/tá Ngô Văn Định (K10 Phụ Cương Quyết), TĐP là Đ/U Nguyễn Kim Đễ (K16 ĐL), TB3 (Đ/U Trần Kim Hoàng (K17 ĐL). Quang về ĐĐ1 của Tr/U Tô Văn Cấp (K19 ĐL), Lệ về ĐĐ3 của Tr/U Trần Văn Thương (K12 TĐ), còn tôi về ĐĐ4 của Tr/U Trần Văn Hợp (K19 ĐL).
Anh TRẦN VĂN HỢP là người chỉ huy đầu tiên và cũng là cuối cùng trong cuộc đời binh nghiệp tám năm của tôi . Anh là người Bắc di cư vào ở Đà Lạt năm 1954, dáng cao và gầy (là thầy đủ thứ), anh chị Hợp có 3 đứa con. Thời gian sau này ( 3/1975 ), sau khi mãn khóa 5/74 Bộ binh cao cấp ở Long Thành, tôi nhận sự vụ lịnh về làm TB3 /TĐ2, nên có nhiều dịp gần gủi và ăn cơm chung với anh. Nhưng anh vẫn là người ít nói, ít cười. Có nói cũng chỉ ngắn gọn và nhiều khi nhát gừng, có cười cũng chỉ cười nửa miệng, nhưng anh rất được lòng những cấp chỉ huy trực tiếp. Trong số những sĩ quan K19 về TQLC, anh là người được thăng tiến nhanh nhất và vững vàng nhất. Có lẽ nhờ tài năng và sự khôn ngoan hiếm thấy của anh. Còn đối với thuộc cấp thì anh ít khi có những lời lẽ nặng nề với ai hết. Anh ít khi để lộ tình cảm của mình. Nhưng có một lần, khoảng 23/4/1975, sau khi ông Thiệu từ chức, khi TĐ2 đang đóng dọc bờ sông Sài Gòn, trong vùng Hố Nai, Biên Hòa, trong một bửa cơm chiều tôi nghe anh nói: -“Theo tình hình này, chắc mình phải đưa TĐ về Cần Giờ, rồi tùy cơ ứng biến..” Anh bỏ lững câu nói và tôi không biết câu kết luận của anh như thế nào. Thú thật hồi đó, sự nhận định về thời cuộc và ý thức về chính trị của tôi quá kém. Nhưng có một điều rất rõ ràng là trong tôi không có một ý niệm nào về việc bỏ ra nước ngoài. Tôi tôn trọng kỷ luật Quân Đội. Nhưng tôi còn gia đình và tương lai của tôi nữa chứ. Nhưng tôi không muốn bỏ nước mà đi, và tôi đã ở lại. Anh cũng thế. Để rồi khoảng cuối năm 1978, tôi nghe tin anh chết ở trại tù Sơn La vì ăn trúng độc. Lúc đó tôi đang ở trại Ba Khe, Văn Chấn, Hoàng Liên Sơn. Còn chị Hợp, sau 30/4/75, vẫn ở trong trại gia binh Cửu Long, bán các loại chè để nuôi 3 đứa con còn nhỏ dại và nuôi anh trong tù. Đời sống hết sức vất vả và khó khăn. Hiện chị và gia đình định cư tại Houston, Texas. Chị là người đàn bà xinh đẹp và giỏi giang.
Người đàn anh thứ hai của tôi là anh PHẠM VĂN TIỀN, Khóa 20 ĐL, là đại đội phó ĐĐ4 cho anh Hợp. Anh người Bình Dương, tánh tình đôn hậu, xuề xòa. Anh đóng trụ ở TĐ2 từ ngày mới ra trường (12/1965), được làm TĐ phó TĐ4 trước ngày ngưng bắn và chỉ huy trực tiếp những cánh quân TQLC thuộc các TĐ 4 +2 và 9 và Thiết Giáp trong một cuộc hành quân tốc chiến chiếm căn cứ Cửa Việt trong đêm 27 rạng ngày 28/1/1973. Sau đó anh về làm TĐT/ TĐ5 TQLC, bị b ắt trong ngày 27/3/1975 tại bãi biển Thuận An cùng với những đơn vị thuộc Lữ Đoàn 147/TQLC. Anh là người giúp đỡ tôi rất nhiều trong những ngày đầu binh nghiệp. Tôi có nhiều thời gian sống gần gủi với anh trong hầu hết những chiến trận trong dịp Tết Mậu thân, hành quân vượt biên sang Campuchia năm 1970 và Hành Quân Lam Sơn 1971. Sau đó tôi về TĐ9 tân lập, còn anh thì vẫn ở lại TĐ2.Thời gian trên đất Mỹ, tôi đọc được những bài viết về quân sử và những bài bình luận chính trị rất hay của anh. Hiện anh và Gia đình đang sống ở Arlington, Dallas, Texas.
Sau trận chiến dữ dội trong đêm Hưu Chiến 31/12/1967 tại kinh Cái Thia, Giáo Đức, Định Tường, TĐ2 ra nghỉ quân ở Cai Lậy, anh Hợp đi học basic Marine ở Quantico, Virginia, Anh Vũ Đoàn Dzoan (K19 ĐL), đang làm ĐĐ phó /ĐĐ2 cho Anh Đinh Xuân Lãm (K17 ĐL), về thay thế anh Hợp và anh Tiền vẫn là ĐĐP cho anh Doan. Anh Doan nhỏ con nhưng rất lanh lẹ, anh có cặp mắt rất sắc, mỗi lần giận ai thì nó long lên. Tánh ít nói nhưng cộc. Trong suốt những trận chiến trong thành phố Sài Gòn trong cả 3 đợt tấn công của VC, cái lối đánh đục tường từ nhà nhà này sang nhà khác là một “sáng kiến chiến thuật” của anh. Dùng súng SKZ 75 ly và đạn xuyên phá sập tường và xung phong vào chùa Ấn Quang, trên đường Sư Vạn Hạnh, là tác phẩm của anh. Bắt sống tên đặc công Nguyễn Văn Lém, tự Bảy Lớp, trên đường Nguyễn Duy Dương và Bà Hạt, là do cách bố trí khá chặt chẽ phía sau chùa Ấn Quang của anh. Khi đi hành quân tại Vùng IV chiến thuật, là vùng mà VC gài mìn dầy đặc, mỗi sáng bắt đầu di chuyển là thấy ớn rồi, nhất là những khinh binh đi đầu. Sáng kiến của anh là trong vùng nếu bắt được một người nào, bất kể đàn ông hay đàn bà, anh đều dùng dây vượt sông, cột vào hai khuỷu tay, và “ nhờ” họ dẫn đường đi trước. Anh khá đẹp trai, nhất là hàm râu quai nón. Nhiều cô gái Sài Gòn mê Anh điếu đổ. Anh bị thương, sau anh Cấp mấy ngày, tại Vùng IV, được đưa ra bịnh viện Phan Thanh Giản, Cần Thơ. Sau đó anh “giã từ vũ khí”.
Tôi làm phiền anh Doan không ít. Đánh đấm cũng được, nhưng bỏ trung đội đi chơi cũng nhiều. Hôm hành quân ở Mỹ Tho, từ căn cứ Đồng Tâm bỏ về Sài Gòn chơi, bị QC bắt ở Phú Lâm, bị đưa về nhốt ở BTL/SĐ/TQLC 15 Lê Thánh Tôn, được ông ĐĐT/QC là Trần Ngọc Toàn (K16), cho ăn cơm ở câu lạc bộ và gọi hậu cứ TĐ2 đem xe lên lãnh về. Năm 1968, TĐ chỉ lẩn quẩn ở Sài Gòn nên hành quân mà tôi còn đem theo chiếc xe Honda 67. Thật là bậy hết sức. Nhưng hình như anh không ghét tôi, nên mỗi lần qua Nam Cali anh đều tìm tôi.
Ngày 19/6/1968, tôi được đặc cách trung úy, anh Tiền đi học Basic School, tôi được anh Doan đề nghị là ĐĐ phó. Rồi TĐT bị thương, anh Phúc K16ĐL, đang làm TĐP/TĐ5, lại về làm TĐT/TĐ2, Anh Đễ vẫn TĐP, rồi sau đó về làm TĐT/TĐ9 tân lập đầu năm 1970.
Anh Nguyễn Xuân Phúc ra trường 11/1962 , về TĐ2, sau đó làm ĐĐT/ĐĐ4 .. và bây giờ là TĐT/TĐ2. Hình như đó là một sự sắp xếp có tính cách truyền thống. Ngày anh trở lại TĐ làm TĐT, tôi có một món quà nhỏ tặng anh. Lúc đó TĐ đang tăng cường cho Trung Đoàn 52 thuộc SĐ18/BB, mở những cuộc hành quân vào vùng mật khu Mây Tàu, Rừng Lá,.. Long Khánh. VC thường đem những dàn hỏa tiển về vùng Rạch Nước Trong, Long Thành, đặt trên những giàn phóng bằng tre để pháo vào căn cứ tiếp vận Long Bình của Mỹ. ĐĐ 4 của Anh Doan được đưa về đây. Ngày đầu tiên đến đóng quân trong khu đồn điền của bà Huỳnh Thị Ngà đã bị VC hỏi thăm bằng súng cối 82 ly. Anh Doan bực lắm, tôi đề nghị với anh cho tôi dẫn một toán phục kích, diệt cái đám “ cà chớn” này. Anh Doan báo lên TĐ và được anh Phúc đồng ý. Cuộc phục kích thành công và tôi đã lọt “ vào mắt xanh” của anh Phúc. Tháng 4/1969, Huỳnh Vinh Quang được tuyển chọn qua Không Quân, trước đó Lê Văn Lệ bị thương trong trận Cái Thia đã giải ngũ. Chỉ còn lại một mình tôi ở TĐ2. Có đợt đi học Basic school ở Mỹ, anh Phúc có đề nghị tên tôi nhưng không được chấp thuận vì còn nhiều đàn anh K21 và cả Khóa 20 nữa. Tôi cũng buồn và hơi bất mãn. Anh Phúc đã đưa tôi về Ban 3 TĐ để “ huấn luyện thêm” và cũng để gần gủi anh. Tôi vẫn còn cái tánh hay bốc đồng. Những ngày bên anh, tôi nhận xét là anh Phúc là người rất thông minh, rất quyền biến, có những quyết định rất nhanh và hợp lý, nhất là tài điều quân. Tôi không biết ở những đơn vị khác như thế nào, chứ ở TQLC, TB3 chưa phải là nhân vật số 3 trong TĐ, mà chỉ là một sĩ quan phụ trách những vấn đề hành quân, theo dõi, báo cáo và ghi chép nhật ký hành quân, là người phụ tá cho TĐT, “ sai đâu làm đó”. Giang Văn Nhân đã hiểu rất đúng cái “chức vụ” này nên không bao giờ khai là trưởng ban 3 mà là Sĩ Quan Hành Quân & Huấn Luyện. Những lần đóng quân, tôi và 3 người mang máy đều nằm sát anh, anh thích nằm võng hơn là nằm băng ca, ngay cả những băng ca còn mới, chưa dính máu thương binh. Anh có tật hay mớ và nói khi đang ngủ. Có lần vào nửa đêm, anh bảo tôi cho các ĐĐ dừng lại đóng quân, tôi giật mình nhưng những người lính mang máy thì biết và cười. Cố vấn Mỹ không được anh ưu ái lắm, thường nằm xa anh, khi nào cần thì anh mới gọi. Mặc dầu những anh chàng này thường mua bia, rượu từ P.X và đem cho anh trong những chuyến tiếp tế hay về hậu cứ. Anh Phúc nhỏ con, nghe nói chính vì vậy mà anh không là thù khoa K16.
Trong cuộc hành quân, tăng cường cho SĐ21/BB tháng 6/1969, tiến vào mật khu U Minh của VC, anh Cấp và anh Doan đều bị thương trên Kinh Thác Lác, gần dòng sông Trèm Trẹm. Tr/U Lâm Tài Thạnh (K17TĐ) đang ở ĐĐ2, được điều về ĐĐ1 thay thế anh Cấp và tôi cũng được anh Phúc đưa làm ĐĐT/ĐĐ4 thay cho anh Doan, anh Tiền làm ĐĐT/ĐĐ5. Anh Hợp đi học Mỹ về làm TĐP và anh Nguyễn Kim Thân (K21) từ TĐ1 về làm TB3. Tiểu Đoàn nghỉ dưỡng quân và ăn Tết tại Long Xuyên. Sau đó di chuyển lên Châu Đốc, xuống tàu của Hải Quân VN rồi ngược dòng sông Cửu Long, đổ quân lên bến phà Neak Luong và chính thức tham dự cuộc hành quân vượt biên gìới sang Campuchia (4/1970). . TĐ đóng quân ở Ba Nam và từ đây cùng với TĐ4 trực thăng vận vào giải tỏa thành phố Prey Veng đã bị VC chiếm hơn một nửa về phía Bắc. Tôi là “em mới” nên được anh Phúc nương tay, cho đổ quân sau cùng và đi chung với cánh A.
Khóa 22B ra trường ngày 12/12/1969 và có 5 người về SĐ/TQLC, gồm Vàng Huy Liễu TĐ1, Bùi Ngọc Dũng TĐ2, Nguyễn Kim Chung TĐ3, Lê Viết Đắc TĐ4), Tôn Hữu Hạnh TĐ5, Huỳnh Văn Đức TĐ6 và Lê Tấn Phương TĐ7. Như vậy K22 tình nguyện về Binh Chủng TQLC cả hai đợt là 22 người. Một con số dễ nhớ.
Lúc này tôi đã cưới vợ và không còn “ ham chơi” như trước nữa. Chiếc xe Honda 67 phải nằm ụ ở nhà bà già vợ. Tôi không có nhiều dịp ra quán Con Gà Quay hay quán 222 ở Thủ Đức để “ăn nhậu” với anh Phúc vì tôi dành nhiều thời giờ cho người vợ mới cưới. Có những giai thoại nói về tửu lượng rất cao của anh, và những câu chuyện “ tiếu lâm” và những bài hát được anh đổi lời rất độc đáo. Anh không say mê tiền bạc, nhất là những quyền lợi của lính. Anh là người hào sảng , đúng như nhà văn Đổ Quý Toàn đã nói NGUYỄN XUÂN PHÚC, bạn ta suốt một đời hào sảng, sống không màng cửa nhà, chết trên răng, dưới đạn.
Viết về Anh Phúc, tới đây chưa thể dứt, phải viết thêm nữa mới được.
Sau cuộc hành quân Campuchia, TĐ về nghỉ quân, rồi không vận ra Đà Nẵng, đổ lên vùng mỏ than Nông Sơn, từ đây trực thăng qua vùng ba biên giới Lào, Miên, Việt (Boloven), tiến sâu vào đất địch, đánh tan nhiều đơn vị địch và phá tan nhiều kho tàng trên đường mòn HCM. Có lẽ TĐ2 là đơn vị đầu tiên của QL/VNCH tiến vào tung hoành trên lãnh địa bất khả xâm phạm của CSBV. Đây là cuộc hành quân rất gian khổ và khó khăn, vùng lam sơn chướng khí, những ngọn đồi tiếp nối những ngọn đồi, muỗi độc và những con vắt hút máu người không thua gì bọn VC. Vấn đề tiếp tế, tản thương rất khó khăn. Những toán trinh sát của địch như những con chó heyna cứ bám sát lấy mình. Không có pháo binh yểm trợ. TĐ gần như phải tránh né những lần giao chiến. Đó là cái tài tình của anh Phúc. Hình như chưa có một bài viết nào về cuộc hành quân này trong Quân Sử của TQLC. Hơn một tháng sau, TĐ mới ra khỏi vùng hành quân, tôi mới được về nhìn mặt đứa con trai đầu lòng (8/1970). Nghỉ quân ở Sài Gòn rồi ra trấn đóng ở những căn cứ phía tây của tỉnh Quảng Trị, trên vòng đai điện tử Mac Namara. BCH/TĐ và 2 ĐĐ bảo vệ BCH/LĐ 258 và TĐ1/PB ở CCHL Mai Lộc, còn ĐĐ tôi thì lên trấn giữ căn cứ Holcomb. Đây là thời kỳ khó khăn nhất đối với tôi, vì chứng bịnh sốt rét quật ngã tôi ngay từ những ngày đầu. Có hôm nhiệt độ lên rất cao, hồng huyết cầu tuột xuống rất thấp. Anh Phúc đã nhiều lần gọi trực thăng đến tản thương cho tôi, mặc dầu thời tiết lúc bấy giờ rất xấu, trời mưa bão và trực thăng không đáp được. Cuối cùng , anh đã yêu cầu cố vấn Mỹ chuyển được tôi ra bịnh viện Dân Quân Y Quảng Trị, rồi được chuyển về BV Lê Hữu Sanh (Thủ Đức). Ở đây, mỗi ngày tôi đều được vô máu và nước biển. Hơn nửa lượng máu trong người tôi là của người khác cho. Lại có việc xô xát với một ông BS ở BV Nguyễn Tri Phương trên đường Tô Hiến Thành, tôi bị gọi về Phòng An Ninh SĐ gặp Tr/tá Nguyễn Văn Thinh và mang khăn gói ra vùng hành quân.
Anh Phúc rất buồn lòng, nhưng khi nhìn khuôn mặt xanh xao, gầy yếu của tôi, anh không nở nặng lời.
Đầu năm 1971, TĐ nghỉ dưỡng quân rồi được không vận ra Quảng Trị và tham dự vào cuộc Hành Quân Lam Sơn 719. Trước ngày đi, anh gọi tôi về Ban 3 và đưa Anh Nguyễn Kim Thân (K21) ra làm ĐĐT/ĐĐ2 và ĐĐ4 bây giờ giao lại Hành quân trực thăng vận cho Huỳnh Văn An, một sĩ quan đặc biệt, trước đây đã có thời làm Thường Vụ ĐĐ4. Anh không muốn giao một trách nhiệm nặng nề cho một đôi vai gầy yếu mà anh tiên đoán cuộc hành quân này rất cam go. Những người đã tham dự cuộc hành quân LS 719, đều nhận thấy một điều là pháo binh và phòng không của địch thật khủng khiếp, nếu không có sự yểm trợ một cách tích cực của Không Quân Hoa Kỳ, ta sẽ gặp nhiều khó khăn ngay từ đầu. TĐ2 bị tấn công liên tục bằng bộ binh, thiết giáp và toàn bộ hỏa lực pháo nhưng vẫn không tiến gần được chu vi phòng thủ của ta. Cho đến một ngày mà cường độ cuộc chiến gia tăng mãnh liệt, TĐ2 có 4 Sĩ quan ĐL cùng bị thương: Nguyễn Kim Thân, Kiều Công Cự, Bùi Ngọc Dũng, và Trần Văn Loan (K23). Tất cả vì đạn pháo của địch. Tôi không biết anh Phúc và anh Hợp đã làm thế nào để đưa 4 anh em chúng tôi ra khỏi vùng giao tranh khốc liệt đó. Khi đến bịnh viện dã chiến TQLC ở Khe Sanh thì Bùi Ngọc Dũng được chuyển tiếp ra Hạm Đội 7 và Dũng đã chết, được báo cáo là mất tích.
Sau này tôi nghe nói lại chính anh Phúc là người phụ tá cho LĐT (Đ/tá Hoàng Tích Thông) tổ chức một cuộc lui binh đưa cả LĐ 147 về Khe Sanh.
Tôi trị thương hơn 5 tháng ở BV Lê Hữu Sanh và tổng y viện Cộng Hòa. Lần này tưởng rằng giã từ vũ khí, nhưng đã mang cái nghiệp ..lính vào thân, nên vết thương vừa khép miệng lại mang ba lô về trình diện TĐ 9 tân lập. Th/tá Nguyễn Kim Đễ (K16 ĐL) là TĐT, TĐP là Đ/U Phạm Cang (K20). Các ĐĐT là Đ/U Lê Thắng (K21), Tr/U Đoàn Văn Tịnh và Tr/U Nguyễn Minh Trí (K22 A) và Tr/U Trương Công Gíáo (TĐ), cũng là anh em cả. TĐ đang thụ huấn tại TTHL Vạn Kiếp (Bà Rịa). Tôi ở với anh Đễ cũng khá lâu. Qua trọn một trận chiến trong mùa Hè đỏ lửa cho đến ngày anh về làm Trường Phòng 3 SĐ/TQLC. Anh Đễ có khuôn mặt rất ngầu, có danh hiệu truyền tin là Đà Lạt. TĐ9 là đơn vị đầu tiên thay TĐ6 Dù tiến vào thành phố Quảng Trị. Mặc dầu là TĐ em út nhưng cái giàn chỉ huy rất mạnh. Anh Đễ điều động đơn vị rất linh hoạt và tài tình. Sau này tôi có phần nào tu tĩnh nên cũng có chút điểm với anh, mặc dầu còn kém hai người bạn cùng khóa. Có lẽ cái tánh ương ngạnh vẫn còn. Sau này BTL gọi tôi về làm ĐĐT Đặc Công, tôi không chịu về mà yêu cầu cho tôi được học một khóa tham mưu, lần này tôi được toại nguyện. Khóa của tôi, ngoại trừ những người đã bị loại, chưa có ai được đi học Basic Marines School bên Mỹ, ngoại trừ Nguyễn Tri Nam là một biệt lệ, nhưng Nam đã chết ở bãi biển Thuận An ngày 27/3/1975. Anh Đễ nhìn bên ngoài có vẻ dữ tợn, nhưng là người có tấm lòng nhân hậu. Có một số người sợ anh, có một số không ưa Anh. Nhưng anh vẫn là người tốt, nhất là những người ở TĐ cũ của anh. Hiện anh cùng gia đình đang định cư tại Portland, Oregan.
Sau ngày ngưng bắn 27/1/1973, anh Đễ được thuyên chuyển về làm Trưởng Phòng 3 BTL/SĐ/TQLC và Anh Huỳnh Văn Lượm (K17 ĐL) từ LĐ258 về thay. Lúc đó TĐ đang đóng quân tại tuyến đầu ngăn cách với VC bởi một đường concertina, từ bờ biển phía Đông, băng qua đê Long Quang đến tận bờ Đông của sông Vĩnh Định. Theo Anh Huỳnh Văn Phú (K19 ĐL) là người bạn cùng quê Nha Trang, cùng lớp, nhưng đi lính sau anh Lượm 2 năm thì anh Lượm trầm tĩnh và hơi xuề xòa. Tuy anh ít nói nhưng có óc khôi hài.
Cuối năm 1980, tôi được chuyển trại từ Nam Hà B về trại Hàm Tân (Z30 D). Về đây tôi được nghe kể lại một cái chết đầy thương tâm của Tr/tá Huỳnh Văn Lượm, vị cựu tiểu đoàn trưởng TĐ9/TQLC mà có thời gian tôi là đại đội trưởng của anh . Trong tập truyện “Ở một nơi dễ tìm thấy thiên đàng” , tác giả là anh Huỳnh Văn Phú có viết: - “Không một ai có thể tin rằng Lượm đã vô ý ngã vào chảo nước sôi mà chính anh đã tự chọn cái chết hải hùng như thế. Suốt 10 năm đói khổ, tuyệt vọng, lê lết trong ngục tù CS, tôi đã từng chứng kiến nhiều cái chết của bạn bè, nhưng không có cái chết nào làm cho lòng tôi tan nát như cái chết của L..
Anh Lượm có nghệ sĩ tính đã hát và đã sáng tác: Chúa nói yêu ta, Mác nói yêu ta, Em cũng nói yêu ta Chúa hứa hẹn một Thiên đàng , Mác hứa hẹn một vườn hồng , Em thì hứa yêu ta suốt đời. Nhưng .. Thiên đàng chưa tới, Vườn hồng chẳng thấy, Chỉ có máu ,mồ hôi , nước mắt Những vòng kẽm gai và hận thù . Còn em thì mãi mãi .. Mãi mãi bỏ ta đi lấy chồng ..
Bài hát mang âm điệu của một bài thơ với nổi niềm xót xa, bi thảm và chán chường.
Suốt những năm sống và chiến đấu bên cạnh những đàn anh, cũng như những đàn em xuất thân từ Trường VBQGVN, tôi thấy họ có những điểm chung như sau: đó là tính nghiêm chỉnh của quân trường, tinh thần trách nhiệm của một sĩ quan và khí phách hiên ngang của một người lính VNCH.
Cho nên những tin đồn về cái chết của hai anh Phúc, Tùng của những người thiếu hiểu biết, có những nhận định sai lạc và được diễn tả trong những đầu óc tầm thường, làm cho nhiều người trong đó có tôi rất phẩn nộ.
Có thể tôi không đồng ý với Đ/u Đoàn Văn Tịnh, về trận đánh sau cùng của TĐ9, trong chức vụ TB3. Nhưng có một chi tiết mà tôi cho là rất chính xác. Đó là tiếng nổ “ầm”. Có thể Tịnh chỉ nghe tiếng nổ qua máy PRC25, còn tôi đã nhìn, đã thấy tiếng nổ của những quả đạn súng cối 82 hoặc 61 ly của VC bắn vào phi trường Non Nước trong buổi sáng ngày 29/3/1975 khi các TĐ2, TĐ6 và TĐ, đang sắp hàng chờ lên tàu. Sau những tiếng nổ, anh Phúc và anh Tùng đã trở lại và ra khẩu lịnh cho anh Hợp: “tàu không vào được.. người nào có khả năng thì bơi Ra”.
Sau đó, Anh Hợp và tôi cùng bơi ra tàu. Còn hai anh thì ở lại, lý do thật dễ hiểu: TĐ9 của Th/tá Lâm Tài Thạnh còn trên đường di chuyển đến điểm hẹn. Trách nhiệm còn đó, làm sao mà hai anh có thể bỏ đi được. Theo tôi, lý do đơn giản chỉ có vậy thôi. Thôi thì :
"Mô đất lạ chôn vùi thân bách chiến"
"Máu anh hùng nhuộm thắm lá cờ Nam."
Kiều Công Cự K22
Anaheim ngày 26/5/2013
quehuongngaymai.com
Sinh Tồn chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
SỐNG VỚI ĐÀN ANH, KHÔNG PHẢI DỄ.. ! - Kiều Công Cự K22
Thôi thì quí vị “hung thần Khóa 21”, đang huấn luyện khóa 22, đổ cho đủ thứ tội như là các anh biểu tình chống đối, tà tà câu giờ, bạn bè các anh đang thi hành lịnh phạt còn các anh thì đang thảnh thơi..
Khóa 22 nhập học ngày 2/12/1965, nhưng phải đợi 5 ngày sau một phái đoàn gồm 52 “nhân tài” của 4 tỉnh Trị -Thiên - Nam – Ngãi, được một chiếc phi cơ quân sự đưa từ Đà Nẵng vào Liên Khương cho đủ túc số 274 người. Thôi thì quí vị “hung thần Khóa 21”, đang huấn luyện khóa 22, đổ cho đủ thứ tội như là các anh biểu tình chống đối, tà tà câu giờ, bạn bè các anh đang thi hành lịnh phạt còn các anh thì đang thảnh thơi.. .. Nhưng “Biệt đoàn B52” vẫn bình tĩnh chấp nhận mọi hình phạt, lắng nghe mọi lời nặng nhẹ..không có gì chống đối hay phản đối (nếu làm ngược lại là chết ngay)..Mà quả thật biệt đoàn này có nhiều nhân tài như Vua Lâm Viên Đỗ Văn Chánh (Quảng Ngãi), thủ khoa Rừng Núi Sình Lầy là Châu Văn Hiền tự Cóc (Huế), hai người thủ Quốc Quân kỳ (có chiều cao nhất khóa) là Trần Đình Thạnh và Phan An (Thừa Thiên). Tội nghiệp Thạnh đã chết trong đợt thảm sát tết Mậu Thân khi cùng người yêu tên Ly về Huế thăm nhà và xin mẹ làm phép cưới. Đặc biệt Huỳnh Văn Thảo (Huế), một trong những người trẻ nhất khóa, đã hy sinh trong khi đi giữ thùng phiếu tại Suối Vàng nhân bầu cử Tổng Thống đầu tiên của nền Đệ Nhị Cộng Hòa. Đúng là Thảo đã đến Suối Vàng và không bao giờ muốn trở lại Dương Thế và khóa 22A rất hãnh diện Ra trường năm 1967 với cái tên của người bạn mình, Khóa Huỳnh Văn Thảo, và thủ khoa khóa 22B Nguyễn Đức Phống (Huế) cũng là nhân tài của biệt đoàn B52. Phống Ra trường sau 4 năm học chọn về Thiết giáp và cũng đã “DA ngựa bọc thây” tại chiến trường Campuchia năm 1970. Khóa 23 Ra trường có tên gọi là Khóa Nguyễn Đức Phống. Và còn nhiều nữa kể Ra không hết.
Bước vào năm thứ nhất, Khóa 22 có những sự kiện đặc biệt :
- Đi giữ an ninh ở thành phố Đà Lạt trong vụ biến động Phật Giáo miền Trung (6/1966).
- Đóng phim: Một trang nhật ký quân trường.
- Về diễn hành ở Sài Gòn nhân ngày 1/11/1966.
- Chia làm hai: 173 SVSQ theo học hai năm ( 22A) và 94 SVSQ theo học 4 năm (22B), 5 SVSQ bị đưa Ra Hội Đồng Danh Dự và Ra trung sĩ và 1 giải ngũ vì mức độ tàn phế 30%.
Tháng 9 tập diễn hành tại đại lộ Trần Hưng Đạo, Đà Lạt, gần khu vực mà trong ngày xuất trại đầu tiên của K22 được đàn anh K21 nhắc nhở nhiều lần là không được đến những “cấm địa” theo những địa chỉ sau đây..Tập diễn hành hai tháng hơn, đi tới đi lui đi xuôi đi ngược. Hai cái giò mỏi nhừ nhưng nghĩ đến cái ngày về lại Sài Gòn là thấy trong người khỏe re. “Nắng Sài gòn anh đi mà chợt mát.” Truyền thống của Võ Bị là phải chiếm giải nhất trong cuộc diễn hành hằng năm, nhưng năm đó, Khóa 22 bị mấy chú Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu hạ đo ván khiến cho đàn anh Khóa 21 nổi giận đùng đùng, tập họp Khoá 22 trước sân cờ và quần cho một trận khờ người trước khi K21 lên đường đi thăm “ông tượng đồng đen BĐQ” ở Dục Mỹ. Cũng may toán kiếm làm hàng rào danh dự trước khán đài chính được Bộ TTM gởi giấy khen vì sự can đảm và tinh thần kỷ luật.
Sự việc là trong buổi sáng đó, VC đã đặt súng cối 82 trên một chiếc ghe tam bản di chuyển trên sông Sài Gòn và nã 3 quả đạn vào khu vực diễn hành trên đường Thống Nhất trước mặt Dinh Độc Lập, trong đó có một quả vào gần khán đài chính khiến SVSQ Nguyễn Xã Tắc (ĐĐC) bị thương nhẹ ở chân. Tuy không gây thương tích cho AI, nhưng cũng gây nên cảnh náo động của những người tham dự, chỉ có toán kiếm dàn chào của trường Võ Bị vẫn bình tĩnh đứng yên tại chỗ. Cũng may VC chỉ cốt gây tiếng vang .. và lúc đó còn sớm quá, quan khách chưa có một người nào có mặt tại khán đài.
Khóa 21 đi học Dục Mỹ về lo tập lễ mãn khóa, lo tập kịch “trận Đống Đa”. Vẻ mặt người nào cũng tươi tỉnh như cô gái sắp về nhà chồng. Ôi cái đường vào binh nghiệp có nhiều gian Lao, nguy hiểm, “có trăm lần vui, có vạn lần buồn” và luôn luôn thấp thoáng bóng dáng tử thần phía trước, Sao có nhiều người ham đến thế ! Hệ thống tự chỉ huy được giao lại cho K22 với SVSQ Nguyễn Như Lâm làm Liên Đoàn Trưởng, ban Tham Mưu: Nguyễn Ngọc Khai (B3), Lý Hải Vinh (B4), Phạm Đức Hùng (B5) . SVSQ/Tiểu Đoàn Trưởng TĐ1 là Tăng Văn Bé Bảy và TĐ2 là Nguyễn Văn An. Người sau này là Thủ khoa Khóa 22A. Nhìn vào bức ảnh của hệ thống tự chỉ huy của TĐ1 có 4 người thì 3 người đã âm thầm ra đi (Tăng Văn Bé Bảy, Nguyễn Đức Thiêm và Lâm Quang Tâm), chỉ có một mình tôi còn lại, ngồi đây và viết những dòng này cho bạn bè. Nhiều khi gặp lại NT Trần Mộng Di (K10) là Đại úy TĐT/TĐ1 lúc đó, tôi có nhắc lại và ông cũng cảm thấy ngậm ngùi.
Cuối năm đó chúng tôi nhận được cái tin khá “hồi hộp” là trường sẽ chọn khoảng 100 SVSQ theo học 4 năm dựa theo tổng số điểm của văn hóa, quân sự và lãnh đạo chỉ huy. Tin này làm cho một số người vui mà cũng lắm người buồn, còn tôi thì hơi lo lắng. Nếu xét về 3 loại điểm kể trên thì tôi không đến nỗi tệ, nhưng tôi lại không muốn kéo dài 4 năm ở quân trường. Tôi dự định rất nhiều ở tương lai của mình. Thái độ của tôi có vẽ nôn nóng thì đúng hơn. Hình như binh nghiệp như một ám ảnh theo suốt những ngày tôi còn mài đũng quần trên ghế nhà trường. Tôi đã nạp đơn vào Hải Quân và Võ Bị, và cuối cùng tôi đã chọn vào Khóa 22 Đà Lat. Bây giờ đối với tôi nếu được chọn học 4 năm quả là điều không hứng thú tí nào. Ý kiến của tôi có thể làm nhiều bạn 22B không bằng lòng nhưng sự chân thật của tôi là thế và việc các bạn chọn học 4 năm tôi hoàn toàn không có ý kiến. Ai cũng có lý do cho việc lựa chọn của mình. Tôi không hiểu ý của Đại Tá Đổ Ngọc Nhận, Chỉ Huy Trưởng, hay của Cục Quân Huấn cho phép chúng tôi được chọn theo học 4 năm hay 2 năm? Tất cả chúng tôi rất biết ơn về điều này. Vị chỉ huy trưởng đáng kính của chúng ta đã có một sự nhận định thật rõ ràng :
“ Có lẽ chỉ còn một điều đáng nói là khóa các anh là một khóa đặc biệt trong lịch sử quân trường này. Khi nhập học các anh những tưởng cùng nhau chung sống hai năm, rồi cùng nhau ra trường. Nhưng vừa được một năm, một biến cố quan trọng- một biến cố l ịch sử đánh dấu sự trưởng thành của Trường VBQGVN xảy đến cho khóa các anh: một nửa theo chương trình 2 năm, một nửa theo chương trình 4 năm. Cùng một khóa mà một lớp chấm dứt một thời kỳ huấn luyện cũ và một lớp mở đầu cho một thời kỳ chuyển hướng mới..”
Và cảm động hơn khi ông viết tiếp trong “ Lưu niệm của Khóa 22” :
“Một cây chia làm hai nhánh, mỗi nhánh nẩy nở theo một chiều hướng mà nhánh nào cũng cố gắng giữ lấy cái gốc của mình. Hỏi rằng một hành động nào khác thể hiện được trọn vẹn cái tình đồng đội, cái nghĩa huynh đệ giữa các anh? Đối với các anh chỉ có một khóa là KHÓA 22. Những danh từ 22A và 22B chỉ là một ước lệ tạm thời, tiện dụng về mặt điều hành của trường. Ước lệ này sẽ nhòa theo thời gian và trở thành vô nghĩa như toàn thể các anh đã bước ra khỏi ngưỡng cửa trường..”
Những nhận định mẩu mực của vị đàn anh Khóa 3 ĐL cũng là chỉ huy trưởng đáng kính của Khóa 22 làm chúng tôi rất nể trọng.
Mọi giao động đã đi qua, 22A thì học quân sự còn 22B thì học văn hóa. Hệ thống tự chỉ huy bây giờ giao lại cho 22B, còn 22A được giao nhiệm vụ huấn luyện Khóa 23. Cũng vẫn những thủ tục thường lệ, những truyền thống được truyền từ khóa này qua khóa khác. Nhưng có lẽ, theo tôi nghĩ, Khóa 23 lần này “thoải mái hơn tí” vì chính những người huấn luyện đang ở trong một tâm trạng rất thoải mái, nếu không có cái chết của SVSQ Trần Văn Như. Nhưng rồi mọi chuyện cũng đi qua.
Tôi vẫn còn ở trong ban phát thanh của Trường. Tr/U Nguyễn Hồng Điền vẫn hướng dẫn SVSQ Khóa 22 và có tăng cường nhiều người mới (K23) như Nguyễn Tiến Việt, Trần Văn Loan, Hoàng Văn Diên, Trần Ngọc Bửu, Nguyễn Thanh Hùng .. ra thu băng tại đài phát thanh Đà Lạt vào những chiều Thứ Sáu và chương trình được phát lại vào mỗi tối Thứ Bảy, vẫn viết bài cho báo Đa Hiệu của nhà trường, không ở trong hệ thống tự chỉ huy và được miễn trực gác. Đúng là những ngày hạnh phúc.. cho đến khi đi học khóa 32 Rừng Núi Sình Lầy ở TTHL/ BĐQ Dục Mỹ. Bốn mươi hai ngày liên tục, không có ngày nghỉ. Ngày mãn khóa thấy mình mạnh dạn và tự tin hơn. Xin cám ơn cái quân trường khá nổi tiếng này.
Ngày ra trường cũng vào những ngày đầu của tháng 12 năm 1967. Được có tên trong 15 người về một binh chủng mà người ta thường nói: “sống hùng, sống mạnh nhưng sống không lâu”. Cần gì! Miễn mình thích là được rồi. 15 người được sắp xếp về 6 Tiểu đoàn tác chiến trong Lữ đoàn TQLC :
- TĐ 1 ( Quái điểu) : Nguyễn Tri Nam + Nguyễn Định Ninh.
- TĐ 2 ( Trâu điên ) : Kiều Công Cự + Huỳnh Vinh Quang + Lê Văn Lệ.
- TĐ 3 ( Sói biển ) : Giang Văn Nhân + Đào Duy Chàng .
- TĐ 4 ( Kình ngư ) : Ngô Hữu Đức + Nguyễn Minh Trí + Nguyễn Văn Hào.
- TĐ 5 ( Hắc Long) : Đoàn Văn Tịnh + Dương Công Phó + Nguyễn Trúc Tuyền.
- TĐ6 ( Thần ưng cảm tử ) : Nguyễn Văn Bài + Võ Văn Xương.
Trong danh sách 3 người chúng tôi về TĐ2. TĐ đang nghỉ dưỡng quân tại hậu cứ Tam Hà, Thủ Đức trong dịp Lễ Giáng Sinh năm đó. TĐT là Th/tá Ngô Văn Định (K10 Phụ Cương Quyết), TĐP là Đ/U Nguyễn Kim Đễ (K16 ĐL), TB3 (Đ/U Trần Kim Hoàng (K17 ĐL). Quang về ĐĐ1 của Tr/U Tô Văn Cấp (K19 ĐL), Lệ về ĐĐ3 của Tr/U Trần Văn Thương (K12 TĐ), còn tôi về ĐĐ4 của Tr/U Trần Văn Hợp (K19 ĐL).
Anh TRẦN VĂN HỢP là người chỉ huy đầu tiên và cũng là cuối cùng trong cuộc đời binh nghiệp tám năm của tôi . Anh là người Bắc di cư vào ở Đà Lạt năm 1954, dáng cao và gầy (là thầy đủ thứ), anh chị Hợp có 3 đứa con. Thời gian sau này ( 3/1975 ), sau khi mãn khóa 5/74 Bộ binh cao cấp ở Long Thành, tôi nhận sự vụ lịnh về làm TB3 /TĐ2, nên có nhiều dịp gần gủi và ăn cơm chung với anh. Nhưng anh vẫn là người ít nói, ít cười. Có nói cũng chỉ ngắn gọn và nhiều khi nhát gừng, có cười cũng chỉ cười nửa miệng, nhưng anh rất được lòng những cấp chỉ huy trực tiếp. Trong số những sĩ quan K19 về TQLC, anh là người được thăng tiến nhanh nhất và vững vàng nhất. Có lẽ nhờ tài năng và sự khôn ngoan hiếm thấy của anh. Còn đối với thuộc cấp thì anh ít khi có những lời lẽ nặng nề với ai hết. Anh ít khi để lộ tình cảm của mình. Nhưng có một lần, khoảng 23/4/1975, sau khi ông Thiệu từ chức, khi TĐ2 đang đóng dọc bờ sông Sài Gòn, trong vùng Hố Nai, Biên Hòa, trong một bửa cơm chiều tôi nghe anh nói: -“Theo tình hình này, chắc mình phải đưa TĐ về Cần Giờ, rồi tùy cơ ứng biến..” Anh bỏ lững câu nói và tôi không biết câu kết luận của anh như thế nào. Thú thật hồi đó, sự nhận định về thời cuộc và ý thức về chính trị của tôi quá kém. Nhưng có một điều rất rõ ràng là trong tôi không có một ý niệm nào về việc bỏ ra nước ngoài. Tôi tôn trọng kỷ luật Quân Đội. Nhưng tôi còn gia đình và tương lai của tôi nữa chứ. Nhưng tôi không muốn bỏ nước mà đi, và tôi đã ở lại. Anh cũng thế. Để rồi khoảng cuối năm 1978, tôi nghe tin anh chết ở trại tù Sơn La vì ăn trúng độc. Lúc đó tôi đang ở trại Ba Khe, Văn Chấn, Hoàng Liên Sơn. Còn chị Hợp, sau 30/4/75, vẫn ở trong trại gia binh Cửu Long, bán các loại chè để nuôi 3 đứa con còn nhỏ dại và nuôi anh trong tù. Đời sống hết sức vất vả và khó khăn. Hiện chị và gia đình định cư tại Houston, Texas. Chị là người đàn bà xinh đẹp và giỏi giang.
Người đàn anh thứ hai của tôi là anh PHẠM VĂN TIỀN, Khóa 20 ĐL, là đại đội phó ĐĐ4 cho anh Hợp. Anh người Bình Dương, tánh tình đôn hậu, xuề xòa. Anh đóng trụ ở TĐ2 từ ngày mới ra trường (12/1965), được làm TĐ phó TĐ4 trước ngày ngưng bắn và chỉ huy trực tiếp những cánh quân TQLC thuộc các TĐ 4 +2 và 9 và Thiết Giáp trong một cuộc hành quân tốc chiến chiếm căn cứ Cửa Việt trong đêm 27 rạng ngày 28/1/1973. Sau đó anh về làm TĐT/ TĐ5 TQLC, bị b ắt trong ngày 27/3/1975 tại bãi biển Thuận An cùng với những đơn vị thuộc Lữ Đoàn 147/TQLC. Anh là người giúp đỡ tôi rất nhiều trong những ngày đầu binh nghiệp. Tôi có nhiều thời gian sống gần gủi với anh trong hầu hết những chiến trận trong dịp Tết Mậu thân, hành quân vượt biên sang Campuchia năm 1970 và Hành Quân Lam Sơn 1971. Sau đó tôi về TĐ9 tân lập, còn anh thì vẫn ở lại TĐ2.Thời gian trên đất Mỹ, tôi đọc được những bài viết về quân sử và những bài bình luận chính trị rất hay của anh. Hiện anh và Gia đình đang sống ở Arlington, Dallas, Texas.
Sau trận chiến dữ dội trong đêm Hưu Chiến 31/12/1967 tại kinh Cái Thia, Giáo Đức, Định Tường, TĐ2 ra nghỉ quân ở Cai Lậy, anh Hợp đi học basic Marine ở Quantico, Virginia, Anh Vũ Đoàn Dzoan (K19 ĐL), đang làm ĐĐ phó /ĐĐ2 cho Anh Đinh Xuân Lãm (K17 ĐL), về thay thế anh Hợp và anh Tiền vẫn là ĐĐP cho anh Doan. Anh Doan nhỏ con nhưng rất lanh lẹ, anh có cặp mắt rất sắc, mỗi lần giận ai thì nó long lên. Tánh ít nói nhưng cộc. Trong suốt những trận chiến trong thành phố Sài Gòn trong cả 3 đợt tấn công của VC, cái lối đánh đục tường từ nhà nhà này sang nhà khác là một “sáng kiến chiến thuật” của anh. Dùng súng SKZ 75 ly và đạn xuyên phá sập tường và xung phong vào chùa Ấn Quang, trên đường Sư Vạn Hạnh, là tác phẩm của anh. Bắt sống tên đặc công Nguyễn Văn Lém, tự Bảy Lớp, trên đường Nguyễn Duy Dương và Bà Hạt, là do cách bố trí khá chặt chẽ phía sau chùa Ấn Quang của anh. Khi đi hành quân tại Vùng IV chiến thuật, là vùng mà VC gài mìn dầy đặc, mỗi sáng bắt đầu di chuyển là thấy ớn rồi, nhất là những khinh binh đi đầu. Sáng kiến của anh là trong vùng nếu bắt được một người nào, bất kể đàn ông hay đàn bà, anh đều dùng dây vượt sông, cột vào hai khuỷu tay, và “ nhờ” họ dẫn đường đi trước. Anh khá đẹp trai, nhất là hàm râu quai nón. Nhiều cô gái Sài Gòn mê Anh điếu đổ. Anh bị thương, sau anh Cấp mấy ngày, tại Vùng IV, được đưa ra bịnh viện Phan Thanh Giản, Cần Thơ. Sau đó anh “giã từ vũ khí”.
Tôi làm phiền anh Doan không ít. Đánh đấm cũng được, nhưng bỏ trung đội đi chơi cũng nhiều. Hôm hành quân ở Mỹ Tho, từ căn cứ Đồng Tâm bỏ về Sài Gòn chơi, bị QC bắt ở Phú Lâm, bị đưa về nhốt ở BTL/SĐ/TQLC 15 Lê Thánh Tôn, được ông ĐĐT/QC là Trần Ngọc Toàn (K16), cho ăn cơm ở câu lạc bộ và gọi hậu cứ TĐ2 đem xe lên lãnh về. Năm 1968, TĐ chỉ lẩn quẩn ở Sài Gòn nên hành quân mà tôi còn đem theo chiếc xe Honda 67. Thật là bậy hết sức. Nhưng hình như anh không ghét tôi, nên mỗi lần qua Nam Cali anh đều tìm tôi.
Ngày 19/6/1968, tôi được đặc cách trung úy, anh Tiền đi học Basic School, tôi được anh Doan đề nghị là ĐĐ phó. Rồi TĐT bị thương, anh Phúc K16ĐL, đang làm TĐP/TĐ5, lại về làm TĐT/TĐ2, Anh Đễ vẫn TĐP, rồi sau đó về làm TĐT/TĐ9 tân lập đầu năm 1970.
Anh Nguyễn Xuân Phúc ra trường 11/1962 , về TĐ2, sau đó làm ĐĐT/ĐĐ4 .. và bây giờ là TĐT/TĐ2. Hình như đó là một sự sắp xếp có tính cách truyền thống. Ngày anh trở lại TĐ làm TĐT, tôi có một món quà nhỏ tặng anh. Lúc đó TĐ đang tăng cường cho Trung Đoàn 52 thuộc SĐ18/BB, mở những cuộc hành quân vào vùng mật khu Mây Tàu, Rừng Lá,.. Long Khánh. VC thường đem những dàn hỏa tiển về vùng Rạch Nước Trong, Long Thành, đặt trên những giàn phóng bằng tre để pháo vào căn cứ tiếp vận Long Bình của Mỹ. ĐĐ 4 của Anh Doan được đưa về đây. Ngày đầu tiên đến đóng quân trong khu đồn điền của bà Huỳnh Thị Ngà đã bị VC hỏi thăm bằng súng cối 82 ly. Anh Doan bực lắm, tôi đề nghị với anh cho tôi dẫn một toán phục kích, diệt cái đám “ cà chớn” này. Anh Doan báo lên TĐ và được anh Phúc đồng ý. Cuộc phục kích thành công và tôi đã lọt “ vào mắt xanh” của anh Phúc. Tháng 4/1969, Huỳnh Vinh Quang được tuyển chọn qua Không Quân, trước đó Lê Văn Lệ bị thương trong trận Cái Thia đã giải ngũ. Chỉ còn lại một mình tôi ở TĐ2. Có đợt đi học Basic school ở Mỹ, anh Phúc có đề nghị tên tôi nhưng không được chấp thuận vì còn nhiều đàn anh K21 và cả Khóa 20 nữa. Tôi cũng buồn và hơi bất mãn. Anh Phúc đã đưa tôi về Ban 3 TĐ để “ huấn luyện thêm” và cũng để gần gủi anh. Tôi vẫn còn cái tánh hay bốc đồng. Những ngày bên anh, tôi nhận xét là anh Phúc là người rất thông minh, rất quyền biến, có những quyết định rất nhanh và hợp lý, nhất là tài điều quân. Tôi không biết ở những đơn vị khác như thế nào, chứ ở TQLC, TB3 chưa phải là nhân vật số 3 trong TĐ, mà chỉ là một sĩ quan phụ trách những vấn đề hành quân, theo dõi, báo cáo và ghi chép nhật ký hành quân, là người phụ tá cho TĐT, “ sai đâu làm đó”. Giang Văn Nhân đã hiểu rất đúng cái “chức vụ” này nên không bao giờ khai là trưởng ban 3 mà là Sĩ Quan Hành Quân & Huấn Luyện. Những lần đóng quân, tôi và 3 người mang máy đều nằm sát anh, anh thích nằm võng hơn là nằm băng ca, ngay cả những băng ca còn mới, chưa dính máu thương binh. Anh có tật hay mớ và nói khi đang ngủ. Có lần vào nửa đêm, anh bảo tôi cho các ĐĐ dừng lại đóng quân, tôi giật mình nhưng những người lính mang máy thì biết và cười. Cố vấn Mỹ không được anh ưu ái lắm, thường nằm xa anh, khi nào cần thì anh mới gọi. Mặc dầu những anh chàng này thường mua bia, rượu từ P.X và đem cho anh trong những chuyến tiếp tế hay về hậu cứ. Anh Phúc nhỏ con, nghe nói chính vì vậy mà anh không là thù khoa K16.
Trong cuộc hành quân, tăng cường cho SĐ21/BB tháng 6/1969, tiến vào mật khu U Minh của VC, anh Cấp và anh Doan đều bị thương trên Kinh Thác Lác, gần dòng sông Trèm Trẹm. Tr/U Lâm Tài Thạnh (K17TĐ) đang ở ĐĐ2, được điều về ĐĐ1 thay thế anh Cấp và tôi cũng được anh Phúc đưa làm ĐĐT/ĐĐ4 thay cho anh Doan, anh Tiền làm ĐĐT/ĐĐ5. Anh Hợp đi học Mỹ về làm TĐP và anh Nguyễn Kim Thân (K21) từ TĐ1 về làm TB3. Tiểu Đoàn nghỉ dưỡng quân và ăn Tết tại Long Xuyên. Sau đó di chuyển lên Châu Đốc, xuống tàu của Hải Quân VN rồi ngược dòng sông Cửu Long, đổ quân lên bến phà Neak Luong và chính thức tham dự cuộc hành quân vượt biên gìới sang Campuchia (4/1970). . TĐ đóng quân ở Ba Nam và từ đây cùng với TĐ4 trực thăng vận vào giải tỏa thành phố Prey Veng đã bị VC chiếm hơn một nửa về phía Bắc. Tôi là “em mới” nên được anh Phúc nương tay, cho đổ quân sau cùng và đi chung với cánh A.
Khóa 22B ra trường ngày 12/12/1969 và có 5 người về SĐ/TQLC, gồm Vàng Huy Liễu TĐ1, Bùi Ngọc Dũng TĐ2, Nguyễn Kim Chung TĐ3, Lê Viết Đắc TĐ4), Tôn Hữu Hạnh TĐ5, Huỳnh Văn Đức TĐ6 và Lê Tấn Phương TĐ7. Như vậy K22 tình nguyện về Binh Chủng TQLC cả hai đợt là 22 người. Một con số dễ nhớ.
Lúc này tôi đã cưới vợ và không còn “ ham chơi” như trước nữa. Chiếc xe Honda 67 phải nằm ụ ở nhà bà già vợ. Tôi không có nhiều dịp ra quán Con Gà Quay hay quán 222 ở Thủ Đức để “ăn nhậu” với anh Phúc vì tôi dành nhiều thời giờ cho người vợ mới cưới. Có những giai thoại nói về tửu lượng rất cao của anh, và những câu chuyện “ tiếu lâm” và những bài hát được anh đổi lời rất độc đáo. Anh không say mê tiền bạc, nhất là những quyền lợi của lính. Anh là người hào sảng , đúng như nhà văn Đổ Quý Toàn đã nói NGUYỄN XUÂN PHÚC, bạn ta suốt một đời hào sảng, sống không màng cửa nhà, chết trên răng, dưới đạn.
Viết về Anh Phúc, tới đây chưa thể dứt, phải viết thêm nữa mới được.
Sau cuộc hành quân Campuchia, TĐ về nghỉ quân, rồi không vận ra Đà Nẵng, đổ lên vùng mỏ than Nông Sơn, từ đây trực thăng qua vùng ba biên giới Lào, Miên, Việt (Boloven), tiến sâu vào đất địch, đánh tan nhiều đơn vị địch và phá tan nhiều kho tàng trên đường mòn HCM. Có lẽ TĐ2 là đơn vị đầu tiên của QL/VNCH tiến vào tung hoành trên lãnh địa bất khả xâm phạm của CSBV. Đây là cuộc hành quân rất gian khổ và khó khăn, vùng lam sơn chướng khí, những ngọn đồi tiếp nối những ngọn đồi, muỗi độc và những con vắt hút máu người không thua gì bọn VC. Vấn đề tiếp tế, tản thương rất khó khăn. Những toán trinh sát của địch như những con chó heyna cứ bám sát lấy mình. Không có pháo binh yểm trợ. TĐ gần như phải tránh né những lần giao chiến. Đó là cái tài tình của anh Phúc. Hình như chưa có một bài viết nào về cuộc hành quân này trong Quân Sử của TQLC. Hơn một tháng sau, TĐ mới ra khỏi vùng hành quân, tôi mới được về nhìn mặt đứa con trai đầu lòng (8/1970). Nghỉ quân ở Sài Gòn rồi ra trấn đóng ở những căn cứ phía tây của tỉnh Quảng Trị, trên vòng đai điện tử Mac Namara. BCH/TĐ và 2 ĐĐ bảo vệ BCH/LĐ 258 và TĐ1/PB ở CCHL Mai Lộc, còn ĐĐ tôi thì lên trấn giữ căn cứ Holcomb. Đây là thời kỳ khó khăn nhất đối với tôi, vì chứng bịnh sốt rét quật ngã tôi ngay từ những ngày đầu. Có hôm nhiệt độ lên rất cao, hồng huyết cầu tuột xuống rất thấp. Anh Phúc đã nhiều lần gọi trực thăng đến tản thương cho tôi, mặc dầu thời tiết lúc bấy giờ rất xấu, trời mưa bão và trực thăng không đáp được. Cuối cùng , anh đã yêu cầu cố vấn Mỹ chuyển được tôi ra bịnh viện Dân Quân Y Quảng Trị, rồi được chuyển về BV Lê Hữu Sanh (Thủ Đức). Ở đây, mỗi ngày tôi đều được vô máu và nước biển. Hơn nửa lượng máu trong người tôi là của người khác cho. Lại có việc xô xát với một ông BS ở BV Nguyễn Tri Phương trên đường Tô Hiến Thành, tôi bị gọi về Phòng An Ninh SĐ gặp Tr/tá Nguyễn Văn Thinh và mang khăn gói ra vùng hành quân.
Anh Phúc rất buồn lòng, nhưng khi nhìn khuôn mặt xanh xao, gầy yếu của tôi, anh không nở nặng lời.
Đầu năm 1971, TĐ nghỉ dưỡng quân rồi được không vận ra Quảng Trị và tham dự vào cuộc Hành Quân Lam Sơn 719. Trước ngày đi, anh gọi tôi về Ban 3 và đưa Anh Nguyễn Kim Thân (K21) ra làm ĐĐT/ĐĐ2 và ĐĐ4 bây giờ giao lại Hành quân trực thăng vận cho Huỳnh Văn An, một sĩ quan đặc biệt, trước đây đã có thời làm Thường Vụ ĐĐ4. Anh không muốn giao một trách nhiệm nặng nề cho một đôi vai gầy yếu mà anh tiên đoán cuộc hành quân này rất cam go. Những người đã tham dự cuộc hành quân LS 719, đều nhận thấy một điều là pháo binh và phòng không của địch thật khủng khiếp, nếu không có sự yểm trợ một cách tích cực của Không Quân Hoa Kỳ, ta sẽ gặp nhiều khó khăn ngay từ đầu. TĐ2 bị tấn công liên tục bằng bộ binh, thiết giáp và toàn bộ hỏa lực pháo nhưng vẫn không tiến gần được chu vi phòng thủ của ta. Cho đến một ngày mà cường độ cuộc chiến gia tăng mãnh liệt, TĐ2 có 4 Sĩ quan ĐL cùng bị thương: Nguyễn Kim Thân, Kiều Công Cự, Bùi Ngọc Dũng, và Trần Văn Loan (K23). Tất cả vì đạn pháo của địch. Tôi không biết anh Phúc và anh Hợp đã làm thế nào để đưa 4 anh em chúng tôi ra khỏi vùng giao tranh khốc liệt đó. Khi đến bịnh viện dã chiến TQLC ở Khe Sanh thì Bùi Ngọc Dũng được chuyển tiếp ra Hạm Đội 7 và Dũng đã chết, được báo cáo là mất tích.
Sau này tôi nghe nói lại chính anh Phúc là người phụ tá cho LĐT (Đ/tá Hoàng Tích Thông) tổ chức một cuộc lui binh đưa cả LĐ 147 về Khe Sanh.
Tôi trị thương hơn 5 tháng ở BV Lê Hữu Sanh và tổng y viện Cộng Hòa. Lần này tưởng rằng giã từ vũ khí, nhưng đã mang cái nghiệp ..lính vào thân, nên vết thương vừa khép miệng lại mang ba lô về trình diện TĐ 9 tân lập. Th/tá Nguyễn Kim Đễ (K16 ĐL) là TĐT, TĐP là Đ/U Phạm Cang (K20). Các ĐĐT là Đ/U Lê Thắng (K21), Tr/U Đoàn Văn Tịnh và Tr/U Nguyễn Minh Trí (K22 A) và Tr/U Trương Công Gíáo (TĐ), cũng là anh em cả. TĐ đang thụ huấn tại TTHL Vạn Kiếp (Bà Rịa). Tôi ở với anh Đễ cũng khá lâu. Qua trọn một trận chiến trong mùa Hè đỏ lửa cho đến ngày anh về làm Trường Phòng 3 SĐ/TQLC. Anh Đễ có khuôn mặt rất ngầu, có danh hiệu truyền tin là Đà Lạt. TĐ9 là đơn vị đầu tiên thay TĐ6 Dù tiến vào thành phố Quảng Trị. Mặc dầu là TĐ em út nhưng cái giàn chỉ huy rất mạnh. Anh Đễ điều động đơn vị rất linh hoạt và tài tình. Sau này tôi có phần nào tu tĩnh nên cũng có chút điểm với anh, mặc dầu còn kém hai người bạn cùng khóa. Có lẽ cái tánh ương ngạnh vẫn còn. Sau này BTL gọi tôi về làm ĐĐT Đặc Công, tôi không chịu về mà yêu cầu cho tôi được học một khóa tham mưu, lần này tôi được toại nguyện. Khóa của tôi, ngoại trừ những người đã bị loại, chưa có ai được đi học Basic Marines School bên Mỹ, ngoại trừ Nguyễn Tri Nam là một biệt lệ, nhưng Nam đã chết ở bãi biển Thuận An ngày 27/3/1975. Anh Đễ nhìn bên ngoài có vẻ dữ tợn, nhưng là người có tấm lòng nhân hậu. Có một số người sợ anh, có một số không ưa Anh. Nhưng anh vẫn là người tốt, nhất là những người ở TĐ cũ của anh. Hiện anh cùng gia đình đang định cư tại Portland, Oregan.
Sau ngày ngưng bắn 27/1/1973, anh Đễ được thuyên chuyển về làm Trưởng Phòng 3 BTL/SĐ/TQLC và Anh Huỳnh Văn Lượm (K17 ĐL) từ LĐ258 về thay. Lúc đó TĐ đang đóng quân tại tuyến đầu ngăn cách với VC bởi một đường concertina, từ bờ biển phía Đông, băng qua đê Long Quang đến tận bờ Đông của sông Vĩnh Định. Theo Anh Huỳnh Văn Phú (K19 ĐL) là người bạn cùng quê Nha Trang, cùng lớp, nhưng đi lính sau anh Lượm 2 năm thì anh Lượm trầm tĩnh và hơi xuề xòa. Tuy anh ít nói nhưng có óc khôi hài.
Cuối năm 1980, tôi được chuyển trại từ Nam Hà B về trại Hàm Tân (Z30 D). Về đây tôi được nghe kể lại một cái chết đầy thương tâm của Tr/tá Huỳnh Văn Lượm, vị cựu tiểu đoàn trưởng TĐ9/TQLC mà có thời gian tôi là đại đội trưởng của anh . Trong tập truyện “Ở một nơi dễ tìm thấy thiên đàng” , tác giả là anh Huỳnh Văn Phú có viết: - “Không một ai có thể tin rằng Lượm đã vô ý ngã vào chảo nước sôi mà chính anh đã tự chọn cái chết hải hùng như thế. Suốt 10 năm đói khổ, tuyệt vọng, lê lết trong ngục tù CS, tôi đã từng chứng kiến nhiều cái chết của bạn bè, nhưng không có cái chết nào làm cho lòng tôi tan nát như cái chết của L..
Anh Lượm có nghệ sĩ tính đã hát và đã sáng tác: Chúa nói yêu ta, Mác nói yêu ta, Em cũng nói yêu ta Chúa hứa hẹn một Thiên đàng , Mác hứa hẹn một vườn hồng , Em thì hứa yêu ta suốt đời. Nhưng .. Thiên đàng chưa tới, Vườn hồng chẳng thấy, Chỉ có máu ,mồ hôi , nước mắt Những vòng kẽm gai và hận thù . Còn em thì mãi mãi .. Mãi mãi bỏ ta đi lấy chồng ..
Bài hát mang âm điệu của một bài thơ với nổi niềm xót xa, bi thảm và chán chường.
Suốt những năm sống và chiến đấu bên cạnh những đàn anh, cũng như những đàn em xuất thân từ Trường VBQGVN, tôi thấy họ có những điểm chung như sau: đó là tính nghiêm chỉnh của quân trường, tinh thần trách nhiệm của một sĩ quan và khí phách hiên ngang của một người lính VNCH.
Cho nên những tin đồn về cái chết của hai anh Phúc, Tùng của những người thiếu hiểu biết, có những nhận định sai lạc và được diễn tả trong những đầu óc tầm thường, làm cho nhiều người trong đó có tôi rất phẩn nộ.
Có thể tôi không đồng ý với Đ/u Đoàn Văn Tịnh, về trận đánh sau cùng của TĐ9, trong chức vụ TB3. Nhưng có một chi tiết mà tôi cho là rất chính xác. Đó là tiếng nổ “ầm”. Có thể Tịnh chỉ nghe tiếng nổ qua máy PRC25, còn tôi đã nhìn, đã thấy tiếng nổ của những quả đạn súng cối 82 hoặc 61 ly của VC bắn vào phi trường Non Nước trong buổi sáng ngày 29/3/1975 khi các TĐ2, TĐ6 và TĐ, đang sắp hàng chờ lên tàu. Sau những tiếng nổ, anh Phúc và anh Tùng đã trở lại và ra khẩu lịnh cho anh Hợp: “tàu không vào được.. người nào có khả năng thì bơi Ra”.
Sau đó, Anh Hợp và tôi cùng bơi ra tàu. Còn hai anh thì ở lại, lý do thật dễ hiểu: TĐ9 của Th/tá Lâm Tài Thạnh còn trên đường di chuyển đến điểm hẹn. Trách nhiệm còn đó, làm sao mà hai anh có thể bỏ đi được. Theo tôi, lý do đơn giản chỉ có vậy thôi. Thôi thì :
"Mô đất lạ chôn vùi thân bách chiến"
"Máu anh hùng nhuộm thắm lá cờ Nam."
Kiều Công Cự K22
Anaheim ngày 26/5/2013
quehuongngaymai.com
Sinh Tồn chuyển