Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
SỬ KÝ THỜI VONG NÔ - Việt Nhân (Repost)
(HNPĐ) Học trò trung học ngày nay, và ngay cả thầy giáo xã nghĩa, hay những sinh viên, cùng những giáo sư đại học, có mấy người biết được câu nói sau là của ai, con nít thời mỗ tôi, khi hiểu được nghĩa những câu này là gì, thì khoái vô cùng, nhắc lại luôn miệng, như thể hãnh diện mình được là dân Nam.
Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn...
Trong trí bọn nhỏ chúng tôi, bốn câu gom lại dứt khoát cái nghĩa chỉ gói gọn một câu –Đánh để giữ cội nguồn răng đen, tóc dài, đánh cho giặc phải tan tành! Khoái lắm, khoái không khác ngày nào còn tiểu học, mê lời của thái sư Trần Thủ Độ nói với vua Trần Thái Tông, lúc đời Trần chống Nguyên Mông lần thứ nhất 1258, câu “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”. Bốn câu hịch tướng sĩ nêu bên trên hôm nay được cho là “nhạy cảm”, nên sử thời xã nghĩa vong nô không thấy dạy, mỗ tôi không dám đùa cái ưu việt hay khinh thị trình độ giáo dục của xứ An Nam xã nghĩa, một khi đã có cô giáo sư đại học sư phạm tỉnh Thái Bình, nói rằng Nhất Linh là một anh kép hát, và Tự Lực Văn Đoàn là một gánh cải lương.
Nghe chuyện như thế người ta cho rằng những con người mang danh trí thức xã nghĩa, chỉ có một hộp sọ rỗng, vì rỗng nên mới có thể miệng nói đến hai chữ văn đoàn, mà lại nghĩ ra đó là một đoàn cải lương được. Có những người như thế đứng trên bục giảng, truyền kiến thức cho các thầy giáo tương lai, để sau này đi bốn phương “trồng người” cho đảng, thì quả đáng sợ thật cho cái chính sách làm ngu dân của bọn An Nam cộng đảng. Trước cái đáng buồn cho tương lai nước nhà như thế, với trình độ dân trí tuột dốc đến mức thê thảm, thì chắc chắn không một ai còn sức để mà cười cho cái ngu dốt đó. Trong lòng mọi người đang chung một nỗi lo mất nước!
Tin giáo dục trong nước ngày 28/02/2014 - GS hiệu trưởng trường trung học Lương Thế Vinh, Hà Nội, cho biết trường ông cũng như rất nhiều trường khác, trong 6 môn tự chọn: lý, hóa, sinh, sử, địa, ngoại ngữ, hoàn toàn không có lấy được một em lớp 12 nào, chọn môn sử trong kỳ thi tốt nghiệp. Chuyện kết quả lựa chọn 0% cho môn sử, cùng sự việc ngày 29/03/13 trường trung học Nguyễn Hiền, quận 11 thành Hồ đã ăn mừng chuyện không phải thi tốt nghiệp môn sử, bằng cách xé đề cương môn sử rải trắng sân trường. Vậy những người làm giáo dục xứ xã nghĩa nghĩ gì, khi học trò không muốn biết lịch sử dân tộc, và nhà nước xã nghĩa thì không muốn vì một môn học nhạy cảm làm xấu đi tình thầy trò 4 tốt, 16 vàng.
Ông cụ Fugitive già nay đã chín mươi, xem xong bản tin buông tiếng thở dài mà nói, rồi đây chúng sẽ dẹp sử Việt mà dạy sử Tầu, thôi thế cũng xong! Và không cần đợi ít lâu, mà ngay bây giờ nếu có ai hỏi đến 4 câu trên, trong bài hịch tướng sĩ của vua Quang Trung, không chừng sẽ có cháu ngoan của bác thấy mấy chữ chích luân bất phản, phiến giáp bất hoàn, mà cho là câu nói của Mao vĩ đại… Sau đây xin phép cho mỗ tôi được repost, lại một đoạn câu chuyện ngày “Lễ Đống Đa”, đã đăng trên HNPĐ hơn hai năm trước vào ngày mùng 05 tết Nhâm Thìn – Để nhớ lại một thời chúng gọi là Ngụy, mà môn Sử được thày dạy và trò học ra sao.
***
LỄ ĐỐNG ĐA - Hôm nay là ngày mùng năm tết, chúng tôi vẫn thích quen gọi như thời còn học trò, đây là ngày lễ Đống Đa, ngày lễ này là ngày lễ lớn, sau mấy ngày nghĩ tết nguyên đán, học trò chúng tôi trở lại trường học ngày mùng 4, để rồi lại được nghĩ ngày mùng 05. Thuở đó đất nước mình đã chấm dứt không còn người Pháp, và đã bắt đầu thời đệ nhất Cộng Hoà của Cụ Diệm, thì những ngày đánh dấu sự kiện lịch sử quan trọng hay danh nhân đất nước, học trò đều được nghĩ.
Lễ Đống Đa là để tưởng nhớ đến chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, của người anh hùng dân tộc Vua Quang Trung Nguyễn Huệ, ngày này năm xưa đã đánh bại quân Thanh, vào ngày mùng 05 tết Kỷ Dậu 1789. Trận đánh lịch sử này là trận tổng tấn công Ngọc Hồi, quân Thanh thua bị giết hàng vạn, tướng Tàu là Tôn Sĩ Nghị tháo chạy không kịp cả mặc áo giáp. Lịch sử còn ghi lại là Tôn Sĩ Nghị hãi sợ quân Nam đến mức lúc vượt được qua sông Nhị Hà rồi, sợ quân Nam đuổi bắt kịp mà hạ lệnh cắt cầu, khiến quân Thanh phía sau rơi xuống sông chết thảm, xác quân Tầu làm nghẽn cả dòng chảy.
Trưa mồng 05 tết vua Quang Trung chiến thắng kéo quân vào thành Thăng Long cho quân Nam ăn tết - Đó là những gì chúng tôi còn nhớ qua những giờ môn sử, chúng ta ai cũng biết môn Sử thường khô khan, nên các vị giáo sư trong lúc giảng chính sử, thường kể thêm đôi chuyện ngoại sử bên lề, để buổi học thêm phần sinh động. Thật lòng mà nói bọn học trò chúng tôi vào giờ sử, bên cạnh bài sử chính vẫn luôn mong được Thầy hay Cô kể chuyện ngoại sử mà nghe, những câu chuyện kể này gây cho trò dễ nhớ đến bài. Thường thì như thế, nhưng cũng có cái ngoại lệ, với những bài sử nào mà có đánh bọn quân Tầu xâm lăng, như các bài nói về Trần Hưng Đạo, Ngô Quyền, Lê Lợi, Lý Thường Kiệt…thì lại khác.
Trở lại chuyện ngày mùng 05 tết, tất cả lủ học trò chúng tôi, không cần thêm mắm muối vào chuyện Vua Quang Trung, cứ giảng “chay” chuyện vua điều quân từ Phú Xuân ra Bắc Hà đánh quân Tầu, là dư sức lôi cuốn mấy đứa nhóc chúng tôi rồi. Vua Quang Trung diệt căn cứ Giáng khẩu, bức hàng căn cứ Hà Hồi đêm 30 tết thế nào, bao vây Ngọc Hồi và hai tướng Hứa Thế Hanh, Trương Sĩ Long chết thảm dưới tay quân Nam dài tóc. Trong khi đó trận tập kích Khương Thượng đánh để cho đen răng ra sao, mà lính Tầu chết như rạ, tướng Sầm Nghi Đống phải khóc, khi thấy hàng vạn quân Mãn Thanh tan tác, cuối cùng phải treo cổ tự vận.
Từ ngày mùng 05 Tết Kỷ Dậu 1789, đến nay mới 223 năm, với chiều dài lịch sử một dân tộc như Tầu, nó như còn mới đây thôi, vết thương còn tươi rói, cái đau có thể đã bớt, nhưng cái nhục thì ràng ràng. Một nước lớn như thế đã bao phen cất binh mà vẫn chưa bao giờ thỏa được ý đồ thôn tính nước Nam nhỏ bé. Nghe nói chính vì cái nhục luôn thua trận, mà hai thầy trò 16 chữ vàng, 4 tốt đã bỏ ra cả mấy tỷ bạc, để in lại tất cả sách giáo khoa, xóa đi những gì sử sách ghi, mà chúng không muốn để vậy sau này hậu thế cười chê.
Chuyện bôi sửa sách sử nước Nam thì mặc xác bọn Tầu sợ nhục, có trị tội chăng là bọn xã nghĩa cam tâm phù trợ ngoại xâm, người dân báo rằng chúng đã cho thay bia tại Đền thờ Vua Quang Trung trên núi Dũng Quyết thành phố Vinh – Nghệ An. Tấm bia bị thay chỉ vì có lời đề công trạng chống Tầu của Vua Quang Trung, và ở đây có một điểm cho thấy sự giả trá, phản thùng nơi bọn chúng với nhau, đó là tấm bia cũ bị thay chính là bia khắc lời của họ Hồ, điều này nói lên bọn An Nam xã nghĩa hiện nay vì sợ Tầu cộng, mà sẵn sàng đục bỏ luôn cả lời Hồ.
Chủ tớ chúng sợ những anh hùng của nước Nam là phải - Chuyện truyền rằng Đại Đế Quang Trung, trước khi mất ông đã tính chuyện cất binh sang Tầu đánh chiếm lại vùng Lưỡng Quảng, mà bọn giặc phương Bắc đã chiếm của dân Việt. Đó là cái tự hào của chúng ta về vị anh hùng dân tộc Quang Trung. Các đứa trẻ hôm nay trong xứ xã nghĩa, liệu có biết rằng dân Việt từ Âu Lạc Việt kết nên, thuộc giòng trăm bộ tộc giống Việt cổ, trong vùng đất Quảng Đông, Quảng Tây phía nam sông Dương Tử, sử sách Việt còn ghi: “Âu Lạc tự ngàn xưa hiền hòa, nhưng là một dân tộc kiên cường, bất khuất”.
Hôm nay lớp trẻ trong nước, nơi trường lớp chúng cũng được dạy đôi điều về Vua Quang Trung, nhưng cái hiểu biết của chúng được giới hạn để không mếch lòng quan thầy, và lịch sử nước nhà được đưa ra dạy đã cắt bỏ những phần chúng gọi là “nhạy cảm”. Và chính những cái vẻ vang, oai hùng của dân tộc trong dựng nước, giữ nước chống quân xâm lược phương bắc, đều được cho là nhạy cảm, vậy thử hỏi, những đứa trẻ Việt còn được dạy những gì để có thể tự hào về dân tộc, hay chỉ là những thứ anh hùng như Lê Văn Tám của cái đảng bán nước An Nam cộng?
Việt Nhân ( HNPĐ)
SỬ KÝ THỜI VONG NÔ - Việt Nhân (Repost)
(HNPĐ) Học trò trung học ngày nay, và ngay cả thầy giáo xã nghĩa, hay những sinh viên, cùng những giáo sư đại học, có mấy người biết được câu nói sau là của ai, con nít thời mỗ tôi, khi hiểu được nghĩa những câu này là gì, thì khoái vô cùng, nhắc lại luôn miệng, như thể hãnh diện mình được là dân Nam.
Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn...
Trong trí bọn nhỏ chúng tôi, bốn câu gom lại dứt khoát cái nghĩa chỉ gói gọn một câu –Đánh để giữ cội nguồn răng đen, tóc dài, đánh cho giặc phải tan tành! Khoái lắm, khoái không khác ngày nào còn tiểu học, mê lời của thái sư Trần Thủ Độ nói với vua Trần Thái Tông, lúc đời Trần chống Nguyên Mông lần thứ nhất 1258, câu “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”. Bốn câu hịch tướng sĩ nêu bên trên hôm nay được cho là “nhạy cảm”, nên sử thời xã nghĩa vong nô không thấy dạy, mỗ tôi không dám đùa cái ưu việt hay khinh thị trình độ giáo dục của xứ An Nam xã nghĩa, một khi đã có cô giáo sư đại học sư phạm tỉnh Thái Bình, nói rằng Nhất Linh là một anh kép hát, và Tự Lực Văn Đoàn là một gánh cải lương.
Nghe chuyện như thế người ta cho rằng những con người mang danh trí thức xã nghĩa, chỉ có một hộp sọ rỗng, vì rỗng nên mới có thể miệng nói đến hai chữ văn đoàn, mà lại nghĩ ra đó là một đoàn cải lương được. Có những người như thế đứng trên bục giảng, truyền kiến thức cho các thầy giáo tương lai, để sau này đi bốn phương “trồng người” cho đảng, thì quả đáng sợ thật cho cái chính sách làm ngu dân của bọn An Nam cộng đảng. Trước cái đáng buồn cho tương lai nước nhà như thế, với trình độ dân trí tuột dốc đến mức thê thảm, thì chắc chắn không một ai còn sức để mà cười cho cái ngu dốt đó. Trong lòng mọi người đang chung một nỗi lo mất nước!
Tin giáo dục trong nước ngày 28/02/2014 - GS hiệu trưởng trường trung học Lương Thế Vinh, Hà Nội, cho biết trường ông cũng như rất nhiều trường khác, trong 6 môn tự chọn: lý, hóa, sinh, sử, địa, ngoại ngữ, hoàn toàn không có lấy được một em lớp 12 nào, chọn môn sử trong kỳ thi tốt nghiệp. Chuyện kết quả lựa chọn 0% cho môn sử, cùng sự việc ngày 29/03/13 trường trung học Nguyễn Hiền, quận 11 thành Hồ đã ăn mừng chuyện không phải thi tốt nghiệp môn sử, bằng cách xé đề cương môn sử rải trắng sân trường. Vậy những người làm giáo dục xứ xã nghĩa nghĩ gì, khi học trò không muốn biết lịch sử dân tộc, và nhà nước xã nghĩa thì không muốn vì một môn học nhạy cảm làm xấu đi tình thầy trò 4 tốt, 16 vàng.
Ông cụ Fugitive già nay đã chín mươi, xem xong bản tin buông tiếng thở dài mà nói, rồi đây chúng sẽ dẹp sử Việt mà dạy sử Tầu, thôi thế cũng xong! Và không cần đợi ít lâu, mà ngay bây giờ nếu có ai hỏi đến 4 câu trên, trong bài hịch tướng sĩ của vua Quang Trung, không chừng sẽ có cháu ngoan của bác thấy mấy chữ chích luân bất phản, phiến giáp bất hoàn, mà cho là câu nói của Mao vĩ đại… Sau đây xin phép cho mỗ tôi được repost, lại một đoạn câu chuyện ngày “Lễ Đống Đa”, đã đăng trên HNPĐ hơn hai năm trước vào ngày mùng 05 tết Nhâm Thìn – Để nhớ lại một thời chúng gọi là Ngụy, mà môn Sử được thày dạy và trò học ra sao.
***
LỄ ĐỐNG ĐA - Hôm nay là ngày mùng năm tết, chúng tôi vẫn thích quen gọi như thời còn học trò, đây là ngày lễ Đống Đa, ngày lễ này là ngày lễ lớn, sau mấy ngày nghĩ tết nguyên đán, học trò chúng tôi trở lại trường học ngày mùng 4, để rồi lại được nghĩ ngày mùng 05. Thuở đó đất nước mình đã chấm dứt không còn người Pháp, và đã bắt đầu thời đệ nhất Cộng Hoà của Cụ Diệm, thì những ngày đánh dấu sự kiện lịch sử quan trọng hay danh nhân đất nước, học trò đều được nghĩ.
Lễ Đống Đa là để tưởng nhớ đến chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, của người anh hùng dân tộc Vua Quang Trung Nguyễn Huệ, ngày này năm xưa đã đánh bại quân Thanh, vào ngày mùng 05 tết Kỷ Dậu 1789. Trận đánh lịch sử này là trận tổng tấn công Ngọc Hồi, quân Thanh thua bị giết hàng vạn, tướng Tàu là Tôn Sĩ Nghị tháo chạy không kịp cả mặc áo giáp. Lịch sử còn ghi lại là Tôn Sĩ Nghị hãi sợ quân Nam đến mức lúc vượt được qua sông Nhị Hà rồi, sợ quân Nam đuổi bắt kịp mà hạ lệnh cắt cầu, khiến quân Thanh phía sau rơi xuống sông chết thảm, xác quân Tầu làm nghẽn cả dòng chảy.
Trưa mồng 05 tết vua Quang Trung chiến thắng kéo quân vào thành Thăng Long cho quân Nam ăn tết - Đó là những gì chúng tôi còn nhớ qua những giờ môn sử, chúng ta ai cũng biết môn Sử thường khô khan, nên các vị giáo sư trong lúc giảng chính sử, thường kể thêm đôi chuyện ngoại sử bên lề, để buổi học thêm phần sinh động. Thật lòng mà nói bọn học trò chúng tôi vào giờ sử, bên cạnh bài sử chính vẫn luôn mong được Thầy hay Cô kể chuyện ngoại sử mà nghe, những câu chuyện kể này gây cho trò dễ nhớ đến bài. Thường thì như thế, nhưng cũng có cái ngoại lệ, với những bài sử nào mà có đánh bọn quân Tầu xâm lăng, như các bài nói về Trần Hưng Đạo, Ngô Quyền, Lê Lợi, Lý Thường Kiệt…thì lại khác.
Trở lại chuyện ngày mùng 05 tết, tất cả lủ học trò chúng tôi, không cần thêm mắm muối vào chuyện Vua Quang Trung, cứ giảng “chay” chuyện vua điều quân từ Phú Xuân ra Bắc Hà đánh quân Tầu, là dư sức lôi cuốn mấy đứa nhóc chúng tôi rồi. Vua Quang Trung diệt căn cứ Giáng khẩu, bức hàng căn cứ Hà Hồi đêm 30 tết thế nào, bao vây Ngọc Hồi và hai tướng Hứa Thế Hanh, Trương Sĩ Long chết thảm dưới tay quân Nam dài tóc. Trong khi đó trận tập kích Khương Thượng đánh để cho đen răng ra sao, mà lính Tầu chết như rạ, tướng Sầm Nghi Đống phải khóc, khi thấy hàng vạn quân Mãn Thanh tan tác, cuối cùng phải treo cổ tự vận.
Từ ngày mùng 05 Tết Kỷ Dậu 1789, đến nay mới 223 năm, với chiều dài lịch sử một dân tộc như Tầu, nó như còn mới đây thôi, vết thương còn tươi rói, cái đau có thể đã bớt, nhưng cái nhục thì ràng ràng. Một nước lớn như thế đã bao phen cất binh mà vẫn chưa bao giờ thỏa được ý đồ thôn tính nước Nam nhỏ bé. Nghe nói chính vì cái nhục luôn thua trận, mà hai thầy trò 16 chữ vàng, 4 tốt đã bỏ ra cả mấy tỷ bạc, để in lại tất cả sách giáo khoa, xóa đi những gì sử sách ghi, mà chúng không muốn để vậy sau này hậu thế cười chê.
Chuyện bôi sửa sách sử nước Nam thì mặc xác bọn Tầu sợ nhục, có trị tội chăng là bọn xã nghĩa cam tâm phù trợ ngoại xâm, người dân báo rằng chúng đã cho thay bia tại Đền thờ Vua Quang Trung trên núi Dũng Quyết thành phố Vinh – Nghệ An. Tấm bia bị thay chỉ vì có lời đề công trạng chống Tầu của Vua Quang Trung, và ở đây có một điểm cho thấy sự giả trá, phản thùng nơi bọn chúng với nhau, đó là tấm bia cũ bị thay chính là bia khắc lời của họ Hồ, điều này nói lên bọn An Nam xã nghĩa hiện nay vì sợ Tầu cộng, mà sẵn sàng đục bỏ luôn cả lời Hồ.
Chủ tớ chúng sợ những anh hùng của nước Nam là phải - Chuyện truyền rằng Đại Đế Quang Trung, trước khi mất ông đã tính chuyện cất binh sang Tầu đánh chiếm lại vùng Lưỡng Quảng, mà bọn giặc phương Bắc đã chiếm của dân Việt. Đó là cái tự hào của chúng ta về vị anh hùng dân tộc Quang Trung. Các đứa trẻ hôm nay trong xứ xã nghĩa, liệu có biết rằng dân Việt từ Âu Lạc Việt kết nên, thuộc giòng trăm bộ tộc giống Việt cổ, trong vùng đất Quảng Đông, Quảng Tây phía nam sông Dương Tử, sử sách Việt còn ghi: “Âu Lạc tự ngàn xưa hiền hòa, nhưng là một dân tộc kiên cường, bất khuất”.
Hôm nay lớp trẻ trong nước, nơi trường lớp chúng cũng được dạy đôi điều về Vua Quang Trung, nhưng cái hiểu biết của chúng được giới hạn để không mếch lòng quan thầy, và lịch sử nước nhà được đưa ra dạy đã cắt bỏ những phần chúng gọi là “nhạy cảm”. Và chính những cái vẻ vang, oai hùng của dân tộc trong dựng nước, giữ nước chống quân xâm lược phương bắc, đều được cho là nhạy cảm, vậy thử hỏi, những đứa trẻ Việt còn được dạy những gì để có thể tự hào về dân tộc, hay chỉ là những thứ anh hùng như Lê Văn Tám của cái đảng bán nước An Nam cộng?
Việt Nhân ( HNPĐ)