Di Sản Hồ Chí Minh
SỰ NHẠY CẢM CỦA CON NGƯỜI DƯỚI CHẾ ĐỘ TOÀN TRỊ
6-8-2016
Nói thế chắc nhiều người cười, vì theo cách hiểu thông thường, chế độ toàn trị chỉ tạo ra thói vô cảm thôi. Tất nhiên là như thế, nhưng mặt khác, con người trong hế độ này cũng rất nhạy cảm: nhạy cảm trước đồng tiền, nhạy cảm trước lợi ích (không tranh cướp là mất ngay), và đặc biệt là nhạy cảm trước nguy hiểm. Trước một người, nếu nhà nước đã chấm vào “sổ đen” thì dù thấy anh ta đúng mấy, họ cũng tìm cách tránh. Thậm chí không liên quan gì thì cũng tránh. Tránh để tránh những liên lụy không thể đoán trước.
Ở chung cư mình có gia đình cô cậu trẻ là hàng xóm rất gần. Cậu ấy lại nhận ra mình là thầy cũ (đã từng dạy ở trường nọ khi cậu là HS, dù mình dạy cậu rất ít), cho nên ban đầu khá thân thiết, có gì lạ cũng mời nhau. Ấy thế mà rồi thấy cậu ta xa lánh dần, giáp mặt chỉ chào qua quýt. Thế cũng chưa bất ngờ bằng hôm nay khi cả hai vợ chồng cậu ta đi qua mặt mình mà coi như không quen biết!
Nhưng rồi mình thấy cũng chẳng có gì lạ khi cậu ấy biết mình là ai. Trong “Đêm giữa ban ngày”, Vũ Thư Hiên có kể lúc bố ông (Vũ Đình Huỳnh) bị bắt, Nguyên Hồng gặp ông cũng chỉ dám chắp tay “xá” ra hiệu chào chứ không dám chào. Mình lại còn nghe chuyện này nữa (anh Trần Kim Bằng, đạo diễn, con trai Trần Huyền Trân kể trực tiếp với mình): Một đêm nọ, Nguyễn Hữu Đang vừa ra tù, tìm về nhà Trần Huyền Trân là bạn cũ để tá túc, nhờ vả, thế nhưng Trần Huyền Trân hoảng sợ, vội xúc mấy bơ gạo biếu bạn rồi đuổi bạn đi ngay đang đêm.
Nếu trong chế độ dân chủ, nhà nước kêu gọi lòng ái quốc, tinh thần hợp quần của người dân thì ngược lại, chế độ toàn trị tìm mọi cách làm sao mỗi con người là một cá thể cô độc, yếu đuối và người nọ nghi ngờ, theo dõi người kia. Khi đó, chỉ còn biết tin, và buộc phải tin nhà nước. Tất cả đã có nhà nước lo và nhà nước có sức mạnh tuyệt đối. Tuy nhiên, cũng vì thế, cái nhà nước này vô cùng yếu đuối. Với ngoại xâm, nó luôn sợ sệt, lúng túng, tìm cách lùi dần cho “êm chuyện”. Bởi nó không biết dựa vào ai để chống ngoại xâm.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
SỰ NHẠY CẢM CỦA CON NGƯỜI DƯỚI CHẾ ĐỘ TOÀN TRỊ
6-8-2016
Nói thế chắc nhiều người cười, vì theo cách hiểu thông thường, chế độ toàn trị chỉ tạo ra thói vô cảm thôi. Tất nhiên là như thế, nhưng mặt khác, con người trong hế độ này cũng rất nhạy cảm: nhạy cảm trước đồng tiền, nhạy cảm trước lợi ích (không tranh cướp là mất ngay), và đặc biệt là nhạy cảm trước nguy hiểm. Trước một người, nếu nhà nước đã chấm vào “sổ đen” thì dù thấy anh ta đúng mấy, họ cũng tìm cách tránh. Thậm chí không liên quan gì thì cũng tránh. Tránh để tránh những liên lụy không thể đoán trước.
Ở chung cư mình có gia đình cô cậu trẻ là hàng xóm rất gần. Cậu ấy lại nhận ra mình là thầy cũ (đã từng dạy ở trường nọ khi cậu là HS, dù mình dạy cậu rất ít), cho nên ban đầu khá thân thiết, có gì lạ cũng mời nhau. Ấy thế mà rồi thấy cậu ta xa lánh dần, giáp mặt chỉ chào qua quýt. Thế cũng chưa bất ngờ bằng hôm nay khi cả hai vợ chồng cậu ta đi qua mặt mình mà coi như không quen biết!
Nhưng rồi mình thấy cũng chẳng có gì lạ khi cậu ấy biết mình là ai. Trong “Đêm giữa ban ngày”, Vũ Thư Hiên có kể lúc bố ông (Vũ Đình Huỳnh) bị bắt, Nguyên Hồng gặp ông cũng chỉ dám chắp tay “xá” ra hiệu chào chứ không dám chào. Mình lại còn nghe chuyện này nữa (anh Trần Kim Bằng, đạo diễn, con trai Trần Huyền Trân kể trực tiếp với mình): Một đêm nọ, Nguyễn Hữu Đang vừa ra tù, tìm về nhà Trần Huyền Trân là bạn cũ để tá túc, nhờ vả, thế nhưng Trần Huyền Trân hoảng sợ, vội xúc mấy bơ gạo biếu bạn rồi đuổi bạn đi ngay đang đêm.
Nếu trong chế độ dân chủ, nhà nước kêu gọi lòng ái quốc, tinh thần hợp quần của người dân thì ngược lại, chế độ toàn trị tìm mọi cách làm sao mỗi con người là một cá thể cô độc, yếu đuối và người nọ nghi ngờ, theo dõi người kia. Khi đó, chỉ còn biết tin, và buộc phải tin nhà nước. Tất cả đã có nhà nước lo và nhà nước có sức mạnh tuyệt đối. Tuy nhiên, cũng vì thế, cái nhà nước này vô cùng yếu đuối. Với ngoại xâm, nó luôn sợ sệt, lúng túng, tìm cách lùi dần cho “êm chuyện”. Bởi nó không biết dựa vào ai để chống ngoại xâm.