Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

SÚNG & HOA ĐÀO (Chiến sự 17-2-1979 qua lời kể của những nhân chứng đặc biệt)

Trên đường từ Thanh Hóa ra, sau một cuộc điện thoại, nhà thơ Nguyễn Duy quyết định, “Mai đi Lạng Sơn”; rồi từ đó, ông cứ nói một mình, “Chẳng còn dịp nào nữa đâu. Chẳng còn dịp nào nữa đâu”.

Huy Đức


Trên đường từ Thanh Hóa ra, sau một cuộc điện thoại, nhà thơ Nguyễn Duy quyết định, “Mai đi Lạng Sơn”; rồi từ đó, ông cứ nói một mình, “Chẳng còn dịp nào nữa đâu. Chẳng còn dịp nào nữa đâu”.

Người ở đầu dây bên kia, người khiến Nguyễn Duy đưa ra quyết định đó là Hoàng Thị Tú: một trong bốn “tự vệ” giáo viên của trường Đông Kinh Phố; là “Em, hoa đào muộn”; là một trong những “thường dân” cuối cùng cùng nhà thơ Nguyễn Duy rút khỏi Lạng Sơn vào ngày 24-2-1979.

Từ 1990, chị Tú định cư ở Mascova và vừa trở về thăm nhà. Nguyễn Duy gọi thêm hai cuộc điện thoại cho thầy Trương Hùng Anh và thầy Bạch Tiến Hạnh. Hai người đã nghỉ hưu, rất may, đang có mặt ở Lạng Sơn. Sáng 15-2-2017, khi gặp lại nhau ở Lạng Sơn, cả bốn người lần lượt ôm nhau, lặng đi. Trong cái đêm 23-2-1979, khi giặc Trung Quốc đã tới Tam Lung, khi tiếng pháo vẫn liên tục dội về từ Chóp Chài, khi Lạng Sơn sắp mất, họ thức trắng đêm với nhau trong thị xã.

Ngày 17-2-1979, ngay sau khi đài tiếng nói Việt Nam loan tin, “Trung Quốc đã nổ súng xâm lược nước ta trên toàn tuyến Biên giới”, báo Văn Nghệ lập ngay một tổ “phóng viên chiến trường” gồm 5 người, cả 5 vốn xuất thân từ lính, kể cả lái xe Đào Ngọc Chi. Nguyễn Duy vừa cùng gia đình từ Thanh Hóa ra Hà Nội chờ máy bay về lại Sài Gòn được bổ sung vào tổ. Năm ấy, ông 32 tuổi, vừa từ cuộc chiến Campuchia trở về.

Nguyễn Duy nhớ lại: “Chiếc Command car Rumani tòng tọc của chúng tôi hòa vào đoàn xe chở lính lên phía Bắc. Tối 18-2, tới thị trấn Đồng Mỏ, nhà ga đặc kín thương binh và đồng bào chạy giặc. Đường số Một tắc nghẽn… Đêm ấy, chúng tôi ngủ ở chợ Đồng Mỏ cùng với đồng bào. Tôi và Phạm Tiến Duật nằm chung cái bạt võng, trước vỉa hè nhà bưu điện. Anh Hoài An ngủ trên xe với Đào Ngọc Chi. Anh Hồng Phi cùng với Đỗ Chu leo lên cái bàn bán thịt trong lều chợ không có mái. Tiếng đại pháo từ Lạng Sơn vọng về ùng ình suốt đêm…”

Họ lên tới Lạng Sơn vào ngày 19-2: “Thị xã vắng ngắt. Trời se lạnh. Hoa đào phai thấp thoáng trong sương mù. Đại pháo đội sang từ phía Bằng Tường, tiếng đạn rít veo véo, tiếng nổ lộng óc. Xe chúng tôi băng qua cầu Kỳ Lừa, lao về hướng Đồng Đăng”.

Trung đoàn An Lão đang chặn giặc ở nam Đồng Đăng. Một chiến sĩ liên lạc của trung đoàn dẫn các nhà báo lên thẳng đó. “Ga Tam Lung hiện ra trước mặt. Chiếc xe hồng thập tự của bệnh viện Lạng Sơn vừa bị bắn lật, nữ bác sĩ Thủy tử thương. Tiếp theo, chiếc xe của xưởng phim quân đội trúng đạn, chiến sĩ Như Đạt, quay phim, hy sinh tại chỗ. Cối 81 của địch nhằm vào xe chúng tôi. Nhanh như cắt, Đào Ngọc Chi quặt xe vào con đường rẽ. Quân Trung Quốc từ các cao điểm gần đó nã cối theo tới tấp…”

Hầm chỉ huy trung đoàn An Lão nằm trêm sườn cao điểm 417. Vừa gặp, anh Biền, chính ủy trung đoàn đã đề nghị: “Các nhà văn trở về Lạng Sơn ngay cho. Chiến sự đang ác liệt, đơn vị không thể bảo đảm an toàn cho các anh được…”. Các nhà văn, nhà thơ đưa mắt nhìn nhau. Đỗ Chu nói, “Tôi viết về chiến lược chứ không phải chiến thuật”. Phạm Tiến Duật “đồng ý với anh Đỗ Chu”. Hai người quay lại Lạng Sơn.

Hồng Phi nói với Chính ủy trung đoàn An Lão, “Chúng tôi đều con nhà lính, quen thuộc súng đạn cả. Chúng tôi sẽ ở đây theo dõi các trận đánh, và nếu có thể, xin các anh phát vũ khí…”

Chính ủy Biền, nói vắn tắt về tình hình chiến sự. Đêm ấy, trung đoàn An Lão đổi quân ở cao điểm 611, lấy lại được đồi Chậu Cảnh. Căng thẳng quá, sáng 20-2, Nguyễn Duy và Hồng Phi cho lái xe Đào Ngọc Chi xuống nhà khách Giao tế Lạng Sơn, nơi Đỗ Chu và Phạm Tiến Duật đang trú đóng.

Cuối giờ sáng 20-2, Nguyễn Duy lên chốt 417, Trung đoàn cho Tuyến, liên lạc dẫn đường. Tuyến dặn, “Đoạn này ta gài đầy mìn. Anh phải đi sau em 10m, để nhỡ mìn có nổ thì anh cũng không sao”. Gần trưa lên tới chốt, Nguyễn Duy nhanh nhảu cầm máy ảnh nhảy ra khỏi công sự chụp khẩu đội 12,7ly. Những người lính hét lên rồi kéo giật anh xuống hầm. Chỉ trong chưa đầy một phút, cối địch từ tứ phía bắn sang. Hai mảnh đạn cối văng xuống hầm, cắm ngay bên cạnh.

Giặc bắt đầu tổ chức tái chiếm 611. Nguyễn Duy viết: “Từ đỉnh đồi 417, dùng ống nhòm quan sát, thấy quân địch bò lên, đen kín cả sườn đồi, có súng cối và pháo tầm gần yểm trợ. Trên chốt, quân ta chỉ có chưa đầy ba chục chiến sĩ, đêm trước trung đoàn An Lão vừa bàn giao trận địa cho quân địa phương. Đúng giữa trưa thì giặc chiếm được ngọn đồi, chúng dồn hàng đống xác chết lại rải lên từng lớp xăng đặc đựng trong bình vải sơn, và đốt. Trời im ắng, cái im ắng ghê rợn sau trận đánh. Không một gợn gió. Ngọn lửa đốt xác đỏ lòm. Từ đỉnh cao 611, cột khói dựng thẳng đứng lên trời, tỏa ra thành hình cái nấm khổng lồ, đen kịt giữa bầu trời trắng bạc”(Văn Nghệ 2-1983).

Chiều muộn, Tuyến dẫn Nguyễn Duy trở lại sở chỉ huy Trung đoàn. Đêm ấy giặc lấy lại đồi Chậu Cảnh. Sáng 21-2-1979, trung đoàn An Lão được lệnh rút khỏi Tam Lung. Chính ủy Bên nói, “Các anh phải về thôi”. Nấn ná đến trưa, Hồng Phi và Nguyễn Duy vẫn phải men theo đường sắt. Họ lầm lũi bước giữa rải rác xác người và xác trâu, bò.

Trên đường từ Quán Hồ về thị xã, khoảng 6km, họ gặp 4 người lính xơ xác chui từ trong rừng ra. “Bọn em vừa lên thay quân ở 611 thì Tàu đánh lên. Như kiến. Anh em hy sinh hết chỉ còn mấy thằng em, hết đạn phải vất súng lăn xuống núi”. Trong số 4 người lính có một người đứng tuổi, đeo khẩu CKC không còn đạn. Anh nói, “Khẩu này theo tôi từ hơn 10 năm trước khi đánh nhau với quân Park Chunghee ở Bình Định. Không bỏ được”.

Nguyễn Duy và Hồng Phi vét túi còn mấy gói thuốc đưa hết cho họ rồi tiếp tục đi. Không chỉ có 4 người lính ở 611, thầy giáo Bạch Tiến Hạnh nhớ lại, “Thỉnh thoảng lại có những tốp bộ đội ta ngồi khóc hu hu, uất ức; quân giặc tràn lên như kiến mà súng không còn đạn”.

Năm ấy gần như toàn bộ quân chủ lực được dồn hết sang Campuchia. Quân đoàn II chỉ ra tới Bắc Giang, Quân đoàn III chỉ ra tới Thái Nguyên khi giặc Trung Quốc đã rút về bên kia Biên giới. Lực lượng tại chỗ thì bất ngờ. Chị Hoàng Thị Tú nói, “Dù xung đột đã ngấm ngầm xảy ra trước đó. Chúng tôi từng lên Đồng Đăng coi những cuộc chọi nhau bằng đá (vì cấm nổ súng) của cả hai bên. Chiều hôm trước Lạng Sơn vẫn sinh hoạt bình thường, Vậy mà, tờ mờ sáng đã chiến tranh. Chúng tôi được giao ở lại bảo vệ trường, được phát một khẩu K44, 10 viên đạn khi chưa được ai chỉ cho cách sử dụng”.

Nguyễn Duy và Hồng Phi qua cầu Kỳ Lừa thì gặp một thanh niên đi xe Mobylette, anh dẫn hai người về nhà khách giao tế, nơi 3 người còn lại của đoàn đang chờ.

Họ ở lại ba đêm. Ngay trong đêm 21-2-1979, Nguyễn Duy hoàn thành trang thơ Chiến tranh Biên giới cho tuần báo Văn Nghệ. Ông nhớ lại, “Chúng tôi không ngủ, trong nhà khách còn mấy két rượu táo. Chúng tôi uống và vào hang Phai Vệ đọc thơ. Người thanh niên đi xe Mobylette (Hắc Mô Đia, người Tây Nguyên, theo vợ là một cô giáo học chung trường sư phạm về Lạng Sơn) cũng đang dạy ở trường Đông Kinh Phố. Các nhà văn, nhà thơ gặp “tổ tự vệ trường”.

Thầy giáo Bạch Tiến Hạnh nói, “Tôi dạy văn sử, thật không ngờ trong tình huống như vậy, chúng tôi gặp được những người mà mình ngưỡng mộ”. Trong sổ tay của thầy Hạnh vẫn còn giữ bản tốc ký bài thơ ngắn làm tại mặt trận của Nguyễn Duy: ĐÊM Ở CHỐT 417, Thâm lũng, Tam lung… chìm nghỉm trong đen/ Bất chợt lại xanh lè đạn nổ/ Lửa đốt lòng ta những đêm không ngủ/ Là ánh đèn đã tắt dưới làng dân [Lạng Sơn, 22-2-1979].

“Ánh đèn đã tắt dưới làng dân…”

Thầy Hạnh nói, “Mặc dù nhà thơ Phạm Tiến Duật vẫn chép vào sổ tay của tôi bài Ý NGHĨ TRƯỚC TRẬN ĐẦU ĐÁNH THẮNG, với các câu thơ: “Đồng đội ơi, các anh đánh rất tài/ Nếu chúng chưa thật kinh hoàng, hãy cho thêm trận nữa/ Đến bằng lửa, chúng phải đi bằng lửa/ Lần này đến ống đồng chúng cũng chẳng kịp chui”; Nhưng, ông vẫn thừa nhận là ‘vội’, và nhấn mạnh, bài thơ được ông viết đêm 17, 18-2-1979 khi đang ở Hà Nội, khi chưa chứng kiến những gì diễn ra trên mặt trận Lạng Sơn” (đây hình như là bài thơ duy nhất của Phạm Tiến Duật về 17-2).

Do thiếu sự chuẩn bị, và do quân giặc quá đông, mặc dù những người lính và dân quân tự vệ đã chiến đấu vô cùng anh dũng, theo thầy Hạnh, “dùng từ chính xác là chạy chứ không phải rút”.

Khi vừa LÊN MẶT TRẬN, Nguyễn Duy đã thừa nhận: “Quân giặc tràn qua đèo Hữu Nghị/ Đồng Đăng thất thủ rồi/ pháo Bằng Tường dội sang xối xả/ dằng dặc dòng người sơ tán đổ về xuôi…” Ông nhìn thấy trong dòng người đấy, “Hiển hiện những ngày xưa loạn lạc/ Biên ải xưa giặc giã mới tràn vào/ Những gương mặt nghìn năm đanh sắt lại/ Máu lửa ngỡ cũ rồi mà vẫn mới/ Vẫn mới cả nón mê cả áo vá chân trần…” Đặc biệt là những đôi “Mắt trẻ con cứ tròn thao láo/ Như hòn sỏi ném theo đoàn quân đi”. Sáng 15-2-1979, khi đọc lại bài thơ này, Nguyễn Duy khóc, “Nó oán trách, nó giận hờn, phỉ báng (chúng ta) lắm”.

Năm 1979 ở Lạng Sơn hoa đào nở muộn, nào bạch, nào phai… nở rộ vô tư, vô tư như những thầy cô trong “tổ tự vệ” của trường Đông Kinh Phố. Năm ấy họ chỉ mới 23 tuổi. “Chúng tôi hoàn toàn không biết điều gì đang chờ mình”, thầy giáo Trương Hùng Anh nói.

Đêm 23-2-1979, ngoài “tổ tự vệ” còn có tổ công an vũ trang bảo vệ cơ quan Tỉnh ủy, nghỉ đổi ca. Nguyễn Duy, Phạm Tiến Duật chép thơ tặng, các chiến sỹ công an vũ trang của đoàn Thanh Xuyên ghi những dòng lưu bút thiết tha. Đêm, trưởng đoàn Thanh Xuyên cho biết, “Trung Quốc đã tràn qua Tam Lung, yêu cầu các nhà báo và các thầy cô giáo rút lui”. Thầy Hùng Anh kể, “Tổ tự vệ” đòi ở lại, Trưởng đoàn Thanh Xuyên quát, “Chúng mày nghĩ, với 10 viên đạn và khẩu K44 này chúng mày có thể làm được gì à, chưa kể không biết có mấy viên đạn lép. Đừng liều lĩnh một cách ngu ngốc”.

Thầy Hùng Anh nói, “Nếu không có nhóm anh Nguyễn Duy thì họ sẽ không đến chỗ khu Giao tế, không gặp các chiến sỹ công an vũ trang đoàn Thanh Xuyên và không được nhóm anh Duy thuyết phục thêm, có thể chúng tôi đã ở lại. Khi đó chúng tôi chỉ là những thanh niên”. Thầy Hạnh nói thêm, “Sau này nhớ lại, nghĩ, nhỡ khi đó mình chết, mọi người sẽ nghĩ mình là gì, một chiến sỹ tự vệ hay một kẻ quay lại hôi của. Tất cả đều có thể. Nhưng, chỉ nghĩ đến chuyện giặc nó sắp đến nhà mà phải bỏ chạy thì đau lắm”.

Sáng hôm sau, 24-2, mọi người quyết định rút. Người phụ trách nhà khách nói, “Còn nhiều thuốc, nhiều chè lắm các anh ạ”. Nhưng theo Nguyễn Duy, họ chỉ lấy một ít, dành chiếc command car để chở đào. Những cây đào trong khu giao tế đã sống hàng trăm tuổi bắt đầu bị chặt. Nguyễn Duy rất tiếc. Cô giáo Hoàng Thị Tú khóc, ngăn lại. Đỗ Chu nói, “Mảnh đất này sắp mất còn tiếc gì mấy cành đào”.

Hoàng Thị Tú là con gái Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trường Minh. Cô đã không về Đồng Mỏ sơ tán ngay trong sáng 17-2 cùng gia đình, cùng với những người dân thị xã. Cô chốt giữ trường và “chốt lại” mãi trong DẠ HƯƠNG: “Sẽ rất nhớ dáng người vừa thoáng gặp/ Chiều Lạng Sơn súng nổ rụng hoa đào/ Những giọt máu của vườn cây vung vãi/ Trường sơ tán rồi, cô giáo còn chốt lại/ Khẩu súng thép chéo lưng con gái/ Ôi tấm lưng kia ngỡ sinh ra để mà mềm mại… [Nguyễn Duy, Lạng Sơn 22-2-1979].

Khi Nguyễn Duy đã về đến Hà Nội, Dạ Hương đã được đăng lên báo Văn Nghệ, cô giáo Hoàng Thị Tú còn có một hành động vô cùng bồng bột và quả cảm.

Chị Tú nhớ lại, “Khi ngồi trên xe quay về Đồng Mỏ, dù thị xã Lạng Sơn gần như không một bóng người, tôi vẫn luôn tự vấn, luôn có cảm giác như là mình đang bỏ chạy”. Gặp gia đình rồi mới chợt nhớ, toàn bộ hồ sơ của nhà trường, đặc biệt là học bạ, được “tổ tự vệ” mang vào giấu trong hang Phai Vệ vẫn còn đó. “Tôi chỉ nghĩ đơn giản, khi các em quay lại trường mà hồ sơ học bạ không còn thì sao. Tôi nhờ mấy người nhưng không ai đồng ý cùng quay trở lại. Chỉ có anh Chu, lái xe của ba tôi, sẵn sàng cùng đi. Hai anh em chạy chiếc xe Volga đen quay lại Lạng Sơn khi chiều bắt đầu xuống, không biết đó là một hành động cực kỳ nguy hiểm; pháo bắn đuổi theo xe ngay sau khi chúng tôi quay về, qua khỏi cầu Kỳ Cùng”. Toàn bộ hồ sơ, học bạ của trường Đông Kinh Phố đã được cô giáo Tú đem về Đồng Mỏ. Mấy ngày sau đó giặc cho nổ bộc phá phá hang Phai Vệ.

Ngày 5-3-1979, Trung Quốc tuyên bố rút quân.

Công thự mà gia đình Tú ở trong khu Tỉnh ủy bị bộc phá giật sập. Thầy Bạch Tiến Hạnh kể, “Khi chúng tôi về lại thị xã, vẫn còn nhìn thấy bộc phá gài trong hàng loạt ngôi nhà, lính Trung Quốc rút đi mà chưa kịp giật nổ”. Thầy Trương Hùng Anh nói, “Quân Trung Quốc biết từng địa chỉ trong thị xã này, tất cả nhà cán bộ đều bị giật sập, tất cả các cột điện đều bị cho nổ bằng bộc phá”.

Tháng 7-1979, nhà thơ Nguyễn Duy quay lại Lạng Sơn. Đường lên Lạng Sơn lúc đó không còn bị bỏ ngỏ như thời 17-2. Nhiều công sự đã được lập với những cái tên như “phòng tuyến sông Như Nguyệt; phòng tuyến sông Cầu…”

Ở Lạng Sơn, ông kể: “Tôi ngơ ngẩn trước cảnh đổ nát. Cả vườn đào cũng bị đánh bằng thuốc nổ, không còn một nhánh, những cục nhựa đào đông lại nơi gốc đào cụt trông như những cục máu bầm chưa khô. Các khu nhà sang trọng chỉ còn là cái đống gạch vụn. Vô vàn mảnh thủy tinh ruột phích nước rải lấp lánh dưới mặt đất. Vòm hang đá núi Phai vệ sập hẳn, có lẽ quân giặc đã phải dùng ít nhất là mười tấn thuốc nổ. Động Tam Thanh nổi tiếng bao đời nay cũng đen ngòm khói thuốc bộc phá, một cái hố rộng hoác, khét lẹt choán hết cả lòng động… Phố nhà, vườn tược, cỏ hoa cho đến cả hang động đều chung một số phận thảm sát”.

Lúc này, Nguyễn Duy chia tay Lạng Sơn, chia tay “tổ tự vệ”, chia tay cô giáo Tú không còn nhẹ nhàng như một thoáng dạ hương. Ông đã “gửi lại đây cái buồn vô cớ “. Còn cô giáo Tú thì “đưa tiễn” ông với “bước chân (vẫn) gìn giữ lắm/ hạt mưa dùng dằng ngọn cỏ ven đê” [Nguyễn Duy thú nhận, chỉ vì đây là một trạng thái “không rành mạch”; chỉ vì sông Kỳ Cùng thì không có đê mà bài thơ của ông được chính ông đổi thành Sông Thao dù “nỗi nhớ bâng quơ” mà ông mang về là từ sông Kỳ Cùng].

Năm 1985, Nguyễn Duy được đưa sang viện Puskin. Ở Nội Bài khi vào trong máy bay thì gặp Tú đã ngồi trong đó, cô cũng được đưa sang Puskin tập huấn về tiếng Nga…

Năm 1989, Nguyễn Duy ra Hà Nội đúng dịp kỷ niệm 10 năm chiến tranh Biên giới, tình cờ gặp, Tú nói, “Lạng Sơn mời chúng ta về, anh đã ra đây thì đi cùng nhé”. Rồi Tú lo xoay vé, 10 giờ đêm, cô tìm tới nhà em gái Nguyễn Duy ở khu tập thể Điện Lực, nói, 3 giờ sáng phải có mặt ở bến xe Gia Lâm.

Nguyễn Duy nhớ lại, trên xe hai người ngồi thu lu, dưới gầm là đồng, là chì… trên nóc xe là mèo, là lợn giống… Đường lên Lạng Sơn không còn nghe danh những phòng tuyến hào hùng, xe chạy qua những Phố Tráng, những Mủng, Mẹt… bắt đầu bị làm luật. “Lần đầu tiên tôi nghe từ làm luật”, Nguyễn Duy nhớ lại.

Cuộc chiến Biên giới kéo dài gần 10 năm, ở những khu vực như “Bình Độ 400…” của Lạng Sơn hay Vị Xuyên của Hà Giang, chiến sự xảy ra trong giai đoạn 1984-1987 là vô cùng khốc liệt.

Lúc ấy, chiến tranh cũng chưa phải là hoàn toàn kết thúc, nhưng Lạng Sơn, bên cạnh những đống gạch nát bắt đầu xuất hiện quán xá. Nông thổ sản, phế liệu được bán sang Trung Quốc, bia Vạn Lực được gùi về. Ở chợ Kỳ Lừa, cửu vạn Việt Nam, ngồi bên cửu vạn Trung Quốc cùng say túy lúy. “Giá như không có chiến tranh”, Nguyễn Duy viết, “Chợ trời bán bán buôn buôn tít mù/ Ta đầy một bị ưu tư/ Giá như cũng bán được như bán hàng/ Trớ trêu nỗi Hữu Nghị Quan/ Giá như máu chẳng luênh loang mặt đèo/ A. Q. túm tóc Chí Phèo/ Để hai bác lính nhà nghèo cùng thua…”

“Ta về thăm chiến trường xưa/ em – hoa đào muộn Kỳ Lừa mùa xuân/ gió đi để lạnh mưa dầm/ người đi để buốt dấu chân trên đường…” Hai người lang thang suốt hai ngày ở Lạng Sơn. “Tổ tự vệ” lúc đó còn có Bình. Trừ tổ cảnh vệ đoàn Thanh Xuyên, những người có mặt ở Lạng Sơn trong cái đêm 23-2-1979 về sau đều trở thành thân thiết.

Riêng Nguyễn Duy thì không thể nào nguôi nỗi lòng Tô Thị: “Giá như đừng biết ngày xưa làm gì/ Giá như đá chả vô tri/ Để ta hỏi lối trở về thiên nhiên/ Giá như ta chớ gặp em/ Để không mắc nợ cái duyên Kỳ Cùng/ Giá như em đã có chồng/ Để bòng bong khỏi rối lòng người dưng”.

Lạng Sơn 1989 là cuộc hội ngộ “sau cùng” của hai người. Năm 1990, Hoàng Thị Tú sang Liên Xô làm nghiên cứu sinh. Năm 1993, “để bòng bong khỏi rối lòng người dưng”, chị lấy chồng.

“Chẳng còn dịp nào nữa đâu. Chẳng còn dịp nào nữa đâu”. Tối khuya, về tới Hà Nội, chị, giờ đã bước qua tuổi 60, “đưa tiễn” anh vẫn với “bước chân gìn giữ lắm”. Trước đó, khi chị đòi trả tiền cơm, anh nói to, “Tú ơi, đừng trả, hôm nay em là khách của bọn anh”; chị trả lời rất khẽ, “Em biết, em lúc nào cũng là khách”.

PS: Ý NGHĨ TRƯỚC TRẬN ĐẦU ĐÁNH THẮNG: I. Tội ác chúng nghìn xưa ta những muốn quyên đi/ Nhưng giặc Tàu ngày nào lại hiện hình dáng cũ/ Sự độc ác và hợm hĩnh cổ truyền/ Đã dẫn xác đến đây nhờ ta đắp mộ/ II. Chút danh dự cuối cùng cũng tự vùi chôn/ Máu Đại Hán hồi này lại lên cơ huyết áp/ Ta đập nát bọn bá quyền xâm lược/ Cũng một phần vì hoa Biên giới mai sau/ III. Đồng đội ơi, các anh đánh rất tài/ Nếu chúng chưa thật kinh hoàng, hãy cho thêm trận nữa/ Đến bằng lửa, chúng phải đi bằng lửa/ Lần này đến ống đồng chúng cũng chẳng kịp chui [Phạm Tiến Duật, Hà Nội đêm 17, 18-2-1979. Kỷ niệm những ngày chung sống với các bạn ở lại thị xã Lạng Sơn trong tầm pháp bắn].

MM chuyển

Bàn ra tán vào (2)

quang dinh
CƯỚP KHÔNG NHẬN CƯỚP * Tô Lâm Tháu Chẩu khước từ cướp Điều bốn hiến pháp thừa nhận hiếp Huynh đệ tương tàn đã đang giết Việt Trung biên giới cướp hiếp giết * Giết giết nữa thí nhân ca Tố Hữu lục cẩu quan đại Ka ngặc Mỹ Tầu Bầy ruồi trâu tìm cọc bám Pín trâu Ngựa Quý Ngọ la hầu sao quả tạ Tạ Phong Tần Tạ Thu Thâu phản xạ Đàm Vĩnh Hưng đại hoạ sỹ Hoài Linh * Chế Lan viên viên phẩn vượn Chế Linh Mỹ Linh Linh Nga chê lính Ba Đình Chế Bồng Nga Phương Nga Cao Toàn Mỹ Quyền Linh Ủn Ngọc Trinh đi đánh đĩ * Tôn Ngộ Không hầu vương vương người khỉ khỉ Ba Đình chấm mút Mút Cu Ba Hoàng Trường Sa Bành Lệ Viện Cát Bà Phi công thử Tập Cận Bình ôn Ké Đỗ Mười lé Lê Đức Anh chột ghẻ Phú Trọng mù chó đẻ Đặng Xuân Khu * TÂM THANH

----------------------------------------------------------------------------------

quang dinh
TRƯỜNG CHINH SÁT THỦ * Quan hệ ân huệ nhân dân tệ=quốc tế đế chế mặc kệ hệ đô la Phăng xoa rúp hét Cát Bà Formosa ngã Casa lái đầm già Tây Sa bắc Trỗi đông tà An Nam Các Chú Kê Gà Mafia Lê Văn Luyện võ giả Bảo Thoa=Vuơng Hy Phượng hý hỷ trước toà * Cướp hiếp giết Việt Trung Tố Hữu kiếp=cây Da Xà liếp xẻo bướm xẻo chim Thiên thời lông nổi đá chìm Triều Tiên Vũng Áng bìm bìm vượt tường vy Thuỷ Hoàng Tần Lã Bất Vy Kinh Kha liệt vị một đi không trở về Năm trăm triệu Mỹ Kim mê Kim Ngân Kim Tiến không ghê hội đồng bề * Chín điều răn Đỗ Mười chục thề=Lê Đức Anh chị Khả Phiêu Lê Mỹ nhân kế âṃ môn hồ thối lỗ Chế Bồng Nga Châu Rí nị Ô rê Tô Lâm Đại Ngọc phủ tê bảy trăm tỷ tệ ô kê lộn bốn lề Bàn tay năm ngón hả hê bần khinh Phú Trọng không chê nửa tạ xề * Cũng cùng một cõi đi về vào ba ra bảy vai kề chó má bê Hoàng Kiều bịt mắt bắt dê Ngọc Trinh nội tạng ngoại mề T.P.P Cổ chiên dương cước mã đề viễn chinh sát thủ chuyên nghề Lê Hồng Phong Tam Tòng Thị Phóng cóc phòng phòng không nhận diện lợn lòng Mao Trạch Đông * TÂM THANH

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

SÚNG & HOA ĐÀO (Chiến sự 17-2-1979 qua lời kể của những nhân chứng đặc biệt)

Trên đường từ Thanh Hóa ra, sau một cuộc điện thoại, nhà thơ Nguyễn Duy quyết định, “Mai đi Lạng Sơn”; rồi từ đó, ông cứ nói một mình, “Chẳng còn dịp nào nữa đâu. Chẳng còn dịp nào nữa đâu”.

Huy Đức


Trên đường từ Thanh Hóa ra, sau một cuộc điện thoại, nhà thơ Nguyễn Duy quyết định, “Mai đi Lạng Sơn”; rồi từ đó, ông cứ nói một mình, “Chẳng còn dịp nào nữa đâu. Chẳng còn dịp nào nữa đâu”.

Người ở đầu dây bên kia, người khiến Nguyễn Duy đưa ra quyết định đó là Hoàng Thị Tú: một trong bốn “tự vệ” giáo viên của trường Đông Kinh Phố; là “Em, hoa đào muộn”; là một trong những “thường dân” cuối cùng cùng nhà thơ Nguyễn Duy rút khỏi Lạng Sơn vào ngày 24-2-1979.

Từ 1990, chị Tú định cư ở Mascova và vừa trở về thăm nhà. Nguyễn Duy gọi thêm hai cuộc điện thoại cho thầy Trương Hùng Anh và thầy Bạch Tiến Hạnh. Hai người đã nghỉ hưu, rất may, đang có mặt ở Lạng Sơn. Sáng 15-2-2017, khi gặp lại nhau ở Lạng Sơn, cả bốn người lần lượt ôm nhau, lặng đi. Trong cái đêm 23-2-1979, khi giặc Trung Quốc đã tới Tam Lung, khi tiếng pháo vẫn liên tục dội về từ Chóp Chài, khi Lạng Sơn sắp mất, họ thức trắng đêm với nhau trong thị xã.

Ngày 17-2-1979, ngay sau khi đài tiếng nói Việt Nam loan tin, “Trung Quốc đã nổ súng xâm lược nước ta trên toàn tuyến Biên giới”, báo Văn Nghệ lập ngay một tổ “phóng viên chiến trường” gồm 5 người, cả 5 vốn xuất thân từ lính, kể cả lái xe Đào Ngọc Chi. Nguyễn Duy vừa cùng gia đình từ Thanh Hóa ra Hà Nội chờ máy bay về lại Sài Gòn được bổ sung vào tổ. Năm ấy, ông 32 tuổi, vừa từ cuộc chiến Campuchia trở về.

Nguyễn Duy nhớ lại: “Chiếc Command car Rumani tòng tọc của chúng tôi hòa vào đoàn xe chở lính lên phía Bắc. Tối 18-2, tới thị trấn Đồng Mỏ, nhà ga đặc kín thương binh và đồng bào chạy giặc. Đường số Một tắc nghẽn… Đêm ấy, chúng tôi ngủ ở chợ Đồng Mỏ cùng với đồng bào. Tôi và Phạm Tiến Duật nằm chung cái bạt võng, trước vỉa hè nhà bưu điện. Anh Hoài An ngủ trên xe với Đào Ngọc Chi. Anh Hồng Phi cùng với Đỗ Chu leo lên cái bàn bán thịt trong lều chợ không có mái. Tiếng đại pháo từ Lạng Sơn vọng về ùng ình suốt đêm…”

Họ lên tới Lạng Sơn vào ngày 19-2: “Thị xã vắng ngắt. Trời se lạnh. Hoa đào phai thấp thoáng trong sương mù. Đại pháo đội sang từ phía Bằng Tường, tiếng đạn rít veo véo, tiếng nổ lộng óc. Xe chúng tôi băng qua cầu Kỳ Lừa, lao về hướng Đồng Đăng”.

Trung đoàn An Lão đang chặn giặc ở nam Đồng Đăng. Một chiến sĩ liên lạc của trung đoàn dẫn các nhà báo lên thẳng đó. “Ga Tam Lung hiện ra trước mặt. Chiếc xe hồng thập tự của bệnh viện Lạng Sơn vừa bị bắn lật, nữ bác sĩ Thủy tử thương. Tiếp theo, chiếc xe của xưởng phim quân đội trúng đạn, chiến sĩ Như Đạt, quay phim, hy sinh tại chỗ. Cối 81 của địch nhằm vào xe chúng tôi. Nhanh như cắt, Đào Ngọc Chi quặt xe vào con đường rẽ. Quân Trung Quốc từ các cao điểm gần đó nã cối theo tới tấp…”

Hầm chỉ huy trung đoàn An Lão nằm trêm sườn cao điểm 417. Vừa gặp, anh Biền, chính ủy trung đoàn đã đề nghị: “Các nhà văn trở về Lạng Sơn ngay cho. Chiến sự đang ác liệt, đơn vị không thể bảo đảm an toàn cho các anh được…”. Các nhà văn, nhà thơ đưa mắt nhìn nhau. Đỗ Chu nói, “Tôi viết về chiến lược chứ không phải chiến thuật”. Phạm Tiến Duật “đồng ý với anh Đỗ Chu”. Hai người quay lại Lạng Sơn.

Hồng Phi nói với Chính ủy trung đoàn An Lão, “Chúng tôi đều con nhà lính, quen thuộc súng đạn cả. Chúng tôi sẽ ở đây theo dõi các trận đánh, và nếu có thể, xin các anh phát vũ khí…”

Chính ủy Biền, nói vắn tắt về tình hình chiến sự. Đêm ấy, trung đoàn An Lão đổi quân ở cao điểm 611, lấy lại được đồi Chậu Cảnh. Căng thẳng quá, sáng 20-2, Nguyễn Duy và Hồng Phi cho lái xe Đào Ngọc Chi xuống nhà khách Giao tế Lạng Sơn, nơi Đỗ Chu và Phạm Tiến Duật đang trú đóng.

Cuối giờ sáng 20-2, Nguyễn Duy lên chốt 417, Trung đoàn cho Tuyến, liên lạc dẫn đường. Tuyến dặn, “Đoạn này ta gài đầy mìn. Anh phải đi sau em 10m, để nhỡ mìn có nổ thì anh cũng không sao”. Gần trưa lên tới chốt, Nguyễn Duy nhanh nhảu cầm máy ảnh nhảy ra khỏi công sự chụp khẩu đội 12,7ly. Những người lính hét lên rồi kéo giật anh xuống hầm. Chỉ trong chưa đầy một phút, cối địch từ tứ phía bắn sang. Hai mảnh đạn cối văng xuống hầm, cắm ngay bên cạnh.

Giặc bắt đầu tổ chức tái chiếm 611. Nguyễn Duy viết: “Từ đỉnh đồi 417, dùng ống nhòm quan sát, thấy quân địch bò lên, đen kín cả sườn đồi, có súng cối và pháo tầm gần yểm trợ. Trên chốt, quân ta chỉ có chưa đầy ba chục chiến sĩ, đêm trước trung đoàn An Lão vừa bàn giao trận địa cho quân địa phương. Đúng giữa trưa thì giặc chiếm được ngọn đồi, chúng dồn hàng đống xác chết lại rải lên từng lớp xăng đặc đựng trong bình vải sơn, và đốt. Trời im ắng, cái im ắng ghê rợn sau trận đánh. Không một gợn gió. Ngọn lửa đốt xác đỏ lòm. Từ đỉnh cao 611, cột khói dựng thẳng đứng lên trời, tỏa ra thành hình cái nấm khổng lồ, đen kịt giữa bầu trời trắng bạc”(Văn Nghệ 2-1983).

Chiều muộn, Tuyến dẫn Nguyễn Duy trở lại sở chỉ huy Trung đoàn. Đêm ấy giặc lấy lại đồi Chậu Cảnh. Sáng 21-2-1979, trung đoàn An Lão được lệnh rút khỏi Tam Lung. Chính ủy Bên nói, “Các anh phải về thôi”. Nấn ná đến trưa, Hồng Phi và Nguyễn Duy vẫn phải men theo đường sắt. Họ lầm lũi bước giữa rải rác xác người và xác trâu, bò.

Trên đường từ Quán Hồ về thị xã, khoảng 6km, họ gặp 4 người lính xơ xác chui từ trong rừng ra. “Bọn em vừa lên thay quân ở 611 thì Tàu đánh lên. Như kiến. Anh em hy sinh hết chỉ còn mấy thằng em, hết đạn phải vất súng lăn xuống núi”. Trong số 4 người lính có một người đứng tuổi, đeo khẩu CKC không còn đạn. Anh nói, “Khẩu này theo tôi từ hơn 10 năm trước khi đánh nhau với quân Park Chunghee ở Bình Định. Không bỏ được”.

Nguyễn Duy và Hồng Phi vét túi còn mấy gói thuốc đưa hết cho họ rồi tiếp tục đi. Không chỉ có 4 người lính ở 611, thầy giáo Bạch Tiến Hạnh nhớ lại, “Thỉnh thoảng lại có những tốp bộ đội ta ngồi khóc hu hu, uất ức; quân giặc tràn lên như kiến mà súng không còn đạn”.

Năm ấy gần như toàn bộ quân chủ lực được dồn hết sang Campuchia. Quân đoàn II chỉ ra tới Bắc Giang, Quân đoàn III chỉ ra tới Thái Nguyên khi giặc Trung Quốc đã rút về bên kia Biên giới. Lực lượng tại chỗ thì bất ngờ. Chị Hoàng Thị Tú nói, “Dù xung đột đã ngấm ngầm xảy ra trước đó. Chúng tôi từng lên Đồng Đăng coi những cuộc chọi nhau bằng đá (vì cấm nổ súng) của cả hai bên. Chiều hôm trước Lạng Sơn vẫn sinh hoạt bình thường, Vậy mà, tờ mờ sáng đã chiến tranh. Chúng tôi được giao ở lại bảo vệ trường, được phát một khẩu K44, 10 viên đạn khi chưa được ai chỉ cho cách sử dụng”.

Nguyễn Duy và Hồng Phi qua cầu Kỳ Lừa thì gặp một thanh niên đi xe Mobylette, anh dẫn hai người về nhà khách giao tế, nơi 3 người còn lại của đoàn đang chờ.

Họ ở lại ba đêm. Ngay trong đêm 21-2-1979, Nguyễn Duy hoàn thành trang thơ Chiến tranh Biên giới cho tuần báo Văn Nghệ. Ông nhớ lại, “Chúng tôi không ngủ, trong nhà khách còn mấy két rượu táo. Chúng tôi uống và vào hang Phai Vệ đọc thơ. Người thanh niên đi xe Mobylette (Hắc Mô Đia, người Tây Nguyên, theo vợ là một cô giáo học chung trường sư phạm về Lạng Sơn) cũng đang dạy ở trường Đông Kinh Phố. Các nhà văn, nhà thơ gặp “tổ tự vệ trường”.

Thầy giáo Bạch Tiến Hạnh nói, “Tôi dạy văn sử, thật không ngờ trong tình huống như vậy, chúng tôi gặp được những người mà mình ngưỡng mộ”. Trong sổ tay của thầy Hạnh vẫn còn giữ bản tốc ký bài thơ ngắn làm tại mặt trận của Nguyễn Duy: ĐÊM Ở CHỐT 417, Thâm lũng, Tam lung… chìm nghỉm trong đen/ Bất chợt lại xanh lè đạn nổ/ Lửa đốt lòng ta những đêm không ngủ/ Là ánh đèn đã tắt dưới làng dân [Lạng Sơn, 22-2-1979].

“Ánh đèn đã tắt dưới làng dân…”

Thầy Hạnh nói, “Mặc dù nhà thơ Phạm Tiến Duật vẫn chép vào sổ tay của tôi bài Ý NGHĨ TRƯỚC TRẬN ĐẦU ĐÁNH THẮNG, với các câu thơ: “Đồng đội ơi, các anh đánh rất tài/ Nếu chúng chưa thật kinh hoàng, hãy cho thêm trận nữa/ Đến bằng lửa, chúng phải đi bằng lửa/ Lần này đến ống đồng chúng cũng chẳng kịp chui”; Nhưng, ông vẫn thừa nhận là ‘vội’, và nhấn mạnh, bài thơ được ông viết đêm 17, 18-2-1979 khi đang ở Hà Nội, khi chưa chứng kiến những gì diễn ra trên mặt trận Lạng Sơn” (đây hình như là bài thơ duy nhất của Phạm Tiến Duật về 17-2).

Do thiếu sự chuẩn bị, và do quân giặc quá đông, mặc dù những người lính và dân quân tự vệ đã chiến đấu vô cùng anh dũng, theo thầy Hạnh, “dùng từ chính xác là chạy chứ không phải rút”.

Khi vừa LÊN MẶT TRẬN, Nguyễn Duy đã thừa nhận: “Quân giặc tràn qua đèo Hữu Nghị/ Đồng Đăng thất thủ rồi/ pháo Bằng Tường dội sang xối xả/ dằng dặc dòng người sơ tán đổ về xuôi…” Ông nhìn thấy trong dòng người đấy, “Hiển hiện những ngày xưa loạn lạc/ Biên ải xưa giặc giã mới tràn vào/ Những gương mặt nghìn năm đanh sắt lại/ Máu lửa ngỡ cũ rồi mà vẫn mới/ Vẫn mới cả nón mê cả áo vá chân trần…” Đặc biệt là những đôi “Mắt trẻ con cứ tròn thao láo/ Như hòn sỏi ném theo đoàn quân đi”. Sáng 15-2-1979, khi đọc lại bài thơ này, Nguyễn Duy khóc, “Nó oán trách, nó giận hờn, phỉ báng (chúng ta) lắm”.

Năm 1979 ở Lạng Sơn hoa đào nở muộn, nào bạch, nào phai… nở rộ vô tư, vô tư như những thầy cô trong “tổ tự vệ” của trường Đông Kinh Phố. Năm ấy họ chỉ mới 23 tuổi. “Chúng tôi hoàn toàn không biết điều gì đang chờ mình”, thầy giáo Trương Hùng Anh nói.

Đêm 23-2-1979, ngoài “tổ tự vệ” còn có tổ công an vũ trang bảo vệ cơ quan Tỉnh ủy, nghỉ đổi ca. Nguyễn Duy, Phạm Tiến Duật chép thơ tặng, các chiến sỹ công an vũ trang của đoàn Thanh Xuyên ghi những dòng lưu bút thiết tha. Đêm, trưởng đoàn Thanh Xuyên cho biết, “Trung Quốc đã tràn qua Tam Lung, yêu cầu các nhà báo và các thầy cô giáo rút lui”. Thầy Hùng Anh kể, “Tổ tự vệ” đòi ở lại, Trưởng đoàn Thanh Xuyên quát, “Chúng mày nghĩ, với 10 viên đạn và khẩu K44 này chúng mày có thể làm được gì à, chưa kể không biết có mấy viên đạn lép. Đừng liều lĩnh một cách ngu ngốc”.

Thầy Hùng Anh nói, “Nếu không có nhóm anh Nguyễn Duy thì họ sẽ không đến chỗ khu Giao tế, không gặp các chiến sỹ công an vũ trang đoàn Thanh Xuyên và không được nhóm anh Duy thuyết phục thêm, có thể chúng tôi đã ở lại. Khi đó chúng tôi chỉ là những thanh niên”. Thầy Hạnh nói thêm, “Sau này nhớ lại, nghĩ, nhỡ khi đó mình chết, mọi người sẽ nghĩ mình là gì, một chiến sỹ tự vệ hay một kẻ quay lại hôi của. Tất cả đều có thể. Nhưng, chỉ nghĩ đến chuyện giặc nó sắp đến nhà mà phải bỏ chạy thì đau lắm”.

Sáng hôm sau, 24-2, mọi người quyết định rút. Người phụ trách nhà khách nói, “Còn nhiều thuốc, nhiều chè lắm các anh ạ”. Nhưng theo Nguyễn Duy, họ chỉ lấy một ít, dành chiếc command car để chở đào. Những cây đào trong khu giao tế đã sống hàng trăm tuổi bắt đầu bị chặt. Nguyễn Duy rất tiếc. Cô giáo Hoàng Thị Tú khóc, ngăn lại. Đỗ Chu nói, “Mảnh đất này sắp mất còn tiếc gì mấy cành đào”.

Hoàng Thị Tú là con gái Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trường Minh. Cô đã không về Đồng Mỏ sơ tán ngay trong sáng 17-2 cùng gia đình, cùng với những người dân thị xã. Cô chốt giữ trường và “chốt lại” mãi trong DẠ HƯƠNG: “Sẽ rất nhớ dáng người vừa thoáng gặp/ Chiều Lạng Sơn súng nổ rụng hoa đào/ Những giọt máu của vườn cây vung vãi/ Trường sơ tán rồi, cô giáo còn chốt lại/ Khẩu súng thép chéo lưng con gái/ Ôi tấm lưng kia ngỡ sinh ra để mà mềm mại… [Nguyễn Duy, Lạng Sơn 22-2-1979].

Khi Nguyễn Duy đã về đến Hà Nội, Dạ Hương đã được đăng lên báo Văn Nghệ, cô giáo Hoàng Thị Tú còn có một hành động vô cùng bồng bột và quả cảm.

Chị Tú nhớ lại, “Khi ngồi trên xe quay về Đồng Mỏ, dù thị xã Lạng Sơn gần như không một bóng người, tôi vẫn luôn tự vấn, luôn có cảm giác như là mình đang bỏ chạy”. Gặp gia đình rồi mới chợt nhớ, toàn bộ hồ sơ của nhà trường, đặc biệt là học bạ, được “tổ tự vệ” mang vào giấu trong hang Phai Vệ vẫn còn đó. “Tôi chỉ nghĩ đơn giản, khi các em quay lại trường mà hồ sơ học bạ không còn thì sao. Tôi nhờ mấy người nhưng không ai đồng ý cùng quay trở lại. Chỉ có anh Chu, lái xe của ba tôi, sẵn sàng cùng đi. Hai anh em chạy chiếc xe Volga đen quay lại Lạng Sơn khi chiều bắt đầu xuống, không biết đó là một hành động cực kỳ nguy hiểm; pháo bắn đuổi theo xe ngay sau khi chúng tôi quay về, qua khỏi cầu Kỳ Cùng”. Toàn bộ hồ sơ, học bạ của trường Đông Kinh Phố đã được cô giáo Tú đem về Đồng Mỏ. Mấy ngày sau đó giặc cho nổ bộc phá phá hang Phai Vệ.

Ngày 5-3-1979, Trung Quốc tuyên bố rút quân.

Công thự mà gia đình Tú ở trong khu Tỉnh ủy bị bộc phá giật sập. Thầy Bạch Tiến Hạnh kể, “Khi chúng tôi về lại thị xã, vẫn còn nhìn thấy bộc phá gài trong hàng loạt ngôi nhà, lính Trung Quốc rút đi mà chưa kịp giật nổ”. Thầy Trương Hùng Anh nói, “Quân Trung Quốc biết từng địa chỉ trong thị xã này, tất cả nhà cán bộ đều bị giật sập, tất cả các cột điện đều bị cho nổ bằng bộc phá”.

Tháng 7-1979, nhà thơ Nguyễn Duy quay lại Lạng Sơn. Đường lên Lạng Sơn lúc đó không còn bị bỏ ngỏ như thời 17-2. Nhiều công sự đã được lập với những cái tên như “phòng tuyến sông Như Nguyệt; phòng tuyến sông Cầu…”

Ở Lạng Sơn, ông kể: “Tôi ngơ ngẩn trước cảnh đổ nát. Cả vườn đào cũng bị đánh bằng thuốc nổ, không còn một nhánh, những cục nhựa đào đông lại nơi gốc đào cụt trông như những cục máu bầm chưa khô. Các khu nhà sang trọng chỉ còn là cái đống gạch vụn. Vô vàn mảnh thủy tinh ruột phích nước rải lấp lánh dưới mặt đất. Vòm hang đá núi Phai vệ sập hẳn, có lẽ quân giặc đã phải dùng ít nhất là mười tấn thuốc nổ. Động Tam Thanh nổi tiếng bao đời nay cũng đen ngòm khói thuốc bộc phá, một cái hố rộng hoác, khét lẹt choán hết cả lòng động… Phố nhà, vườn tược, cỏ hoa cho đến cả hang động đều chung một số phận thảm sát”.

Lúc này, Nguyễn Duy chia tay Lạng Sơn, chia tay “tổ tự vệ”, chia tay cô giáo Tú không còn nhẹ nhàng như một thoáng dạ hương. Ông đã “gửi lại đây cái buồn vô cớ “. Còn cô giáo Tú thì “đưa tiễn” ông với “bước chân (vẫn) gìn giữ lắm/ hạt mưa dùng dằng ngọn cỏ ven đê” [Nguyễn Duy thú nhận, chỉ vì đây là một trạng thái “không rành mạch”; chỉ vì sông Kỳ Cùng thì không có đê mà bài thơ của ông được chính ông đổi thành Sông Thao dù “nỗi nhớ bâng quơ” mà ông mang về là từ sông Kỳ Cùng].

Năm 1985, Nguyễn Duy được đưa sang viện Puskin. Ở Nội Bài khi vào trong máy bay thì gặp Tú đã ngồi trong đó, cô cũng được đưa sang Puskin tập huấn về tiếng Nga…

Năm 1989, Nguyễn Duy ra Hà Nội đúng dịp kỷ niệm 10 năm chiến tranh Biên giới, tình cờ gặp, Tú nói, “Lạng Sơn mời chúng ta về, anh đã ra đây thì đi cùng nhé”. Rồi Tú lo xoay vé, 10 giờ đêm, cô tìm tới nhà em gái Nguyễn Duy ở khu tập thể Điện Lực, nói, 3 giờ sáng phải có mặt ở bến xe Gia Lâm.

Nguyễn Duy nhớ lại, trên xe hai người ngồi thu lu, dưới gầm là đồng, là chì… trên nóc xe là mèo, là lợn giống… Đường lên Lạng Sơn không còn nghe danh những phòng tuyến hào hùng, xe chạy qua những Phố Tráng, những Mủng, Mẹt… bắt đầu bị làm luật. “Lần đầu tiên tôi nghe từ làm luật”, Nguyễn Duy nhớ lại.

Cuộc chiến Biên giới kéo dài gần 10 năm, ở những khu vực như “Bình Độ 400…” của Lạng Sơn hay Vị Xuyên của Hà Giang, chiến sự xảy ra trong giai đoạn 1984-1987 là vô cùng khốc liệt.

Lúc ấy, chiến tranh cũng chưa phải là hoàn toàn kết thúc, nhưng Lạng Sơn, bên cạnh những đống gạch nát bắt đầu xuất hiện quán xá. Nông thổ sản, phế liệu được bán sang Trung Quốc, bia Vạn Lực được gùi về. Ở chợ Kỳ Lừa, cửu vạn Việt Nam, ngồi bên cửu vạn Trung Quốc cùng say túy lúy. “Giá như không có chiến tranh”, Nguyễn Duy viết, “Chợ trời bán bán buôn buôn tít mù/ Ta đầy một bị ưu tư/ Giá như cũng bán được như bán hàng/ Trớ trêu nỗi Hữu Nghị Quan/ Giá như máu chẳng luênh loang mặt đèo/ A. Q. túm tóc Chí Phèo/ Để hai bác lính nhà nghèo cùng thua…”

“Ta về thăm chiến trường xưa/ em – hoa đào muộn Kỳ Lừa mùa xuân/ gió đi để lạnh mưa dầm/ người đi để buốt dấu chân trên đường…” Hai người lang thang suốt hai ngày ở Lạng Sơn. “Tổ tự vệ” lúc đó còn có Bình. Trừ tổ cảnh vệ đoàn Thanh Xuyên, những người có mặt ở Lạng Sơn trong cái đêm 23-2-1979 về sau đều trở thành thân thiết.

Riêng Nguyễn Duy thì không thể nào nguôi nỗi lòng Tô Thị: “Giá như đừng biết ngày xưa làm gì/ Giá như đá chả vô tri/ Để ta hỏi lối trở về thiên nhiên/ Giá như ta chớ gặp em/ Để không mắc nợ cái duyên Kỳ Cùng/ Giá như em đã có chồng/ Để bòng bong khỏi rối lòng người dưng”.

Lạng Sơn 1989 là cuộc hội ngộ “sau cùng” của hai người. Năm 1990, Hoàng Thị Tú sang Liên Xô làm nghiên cứu sinh. Năm 1993, “để bòng bong khỏi rối lòng người dưng”, chị lấy chồng.

“Chẳng còn dịp nào nữa đâu. Chẳng còn dịp nào nữa đâu”. Tối khuya, về tới Hà Nội, chị, giờ đã bước qua tuổi 60, “đưa tiễn” anh vẫn với “bước chân gìn giữ lắm”. Trước đó, khi chị đòi trả tiền cơm, anh nói to, “Tú ơi, đừng trả, hôm nay em là khách của bọn anh”; chị trả lời rất khẽ, “Em biết, em lúc nào cũng là khách”.

PS: Ý NGHĨ TRƯỚC TRẬN ĐẦU ĐÁNH THẮNG: I. Tội ác chúng nghìn xưa ta những muốn quyên đi/ Nhưng giặc Tàu ngày nào lại hiện hình dáng cũ/ Sự độc ác và hợm hĩnh cổ truyền/ Đã dẫn xác đến đây nhờ ta đắp mộ/ II. Chút danh dự cuối cùng cũng tự vùi chôn/ Máu Đại Hán hồi này lại lên cơ huyết áp/ Ta đập nát bọn bá quyền xâm lược/ Cũng một phần vì hoa Biên giới mai sau/ III. Đồng đội ơi, các anh đánh rất tài/ Nếu chúng chưa thật kinh hoàng, hãy cho thêm trận nữa/ Đến bằng lửa, chúng phải đi bằng lửa/ Lần này đến ống đồng chúng cũng chẳng kịp chui [Phạm Tiến Duật, Hà Nội đêm 17, 18-2-1979. Kỷ niệm những ngày chung sống với các bạn ở lại thị xã Lạng Sơn trong tầm pháp bắn].

MM chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm