Kinh Đời

Sán lãi Lữ Giang giận cá chém thớt, ghét Trump nhưng lại đi miệt thị cộng đồng tỵ nạn cộng sản - NGÔ KỶ (cập nhật)

(HNPD) Chuyện không ngờ là có rất nhiều “người Việt đấu tranh” rất thích ông Donald Trump do “bắt đúng tần số”. Có người đã nói với chúng tôi rằng phải có một người như Donald Trump mới “trị” được Cộng Sản và Trung Quốc.



Sán lãi Lữ Giang giận cá chém thớt, 
ghét Trump nhưng lại đi miệt thị cộng đồng tỵ nạn cộng sản



Little Saigon ngày 17 tháng 11 năm 2016

Kính thưa Quý Đồng Hương,

Từ ngày tôi liệt tên nhà báo Lữ Giang, tức Tú Gàn, tức cựu thẩm phán Nguyễn Cần là con sán lãi, là đồng loại với con sán lãi cựu thiếu úy Biệt Động Quân Nguyễn Phương Hùng, con sán lãi cựu Thiếu úy Thủy Quân Lục Chiến Nguyễn Ngọc Lập, thì tôi chẳng còn quan tâm gì đến mấy con sán lãi này nữa, nhưng hôm nay tình cờ thấy bài "Kịch bản chỉ mới bắt đầu" của con sán lãi Lữ Giang, khiến tôi không thể làm ngơ được, tôi không muốn thấy con sán lãi Lữ Giang "mục hạ vô nhân" khinh thường trí tuệ của độc giả, đó là lý do tôi viết bài này.

Thật sự đã từ lâu rồi, trước khi bà chủ nhiệm Hoàng Dược Thảo tống cổ con sán lãi Lữ Giang ra khỏi tờ báo, thì con sán lãi Lữ Giang đã xử dụng tuần báo Saigon Nhỏ để nhục mạ tôi từ năm này qua năm nọ. Trong báo Saigon Nhỏ số 116 phát hành ngày 5 tháng 3 năm 1999, khi Việt gian Trần Trường treo hình Hồ Chí Minh và lá cờ máu màu đỏ sao vàng CSVN, thì con sán lãi Lữ Giang này lên tiếng binh vực, và dạy dỗ cộng đồng rằng "Trần Trường có quyền tự do hiến định ở xứ sở này, sẽ không ai làm được gì hắn," và trong một bài đề cập đến việc cộng sản Hà Nội cắt đất dâng biển cho Tàu cộng, thì con sán lãi Lữ Giang này lại bảo vệ Tàu công mà lên giọng rằng "Ải Nam Quan là của Tàu, cộng sản Hà Nội làm rất đúng. Đất của Tàu thì trả lại cho Tàu, đâu có gì là sai?" v.v..Tôi đưa vài trường hợp điển hình trong muôn số trường hợp, để quý vị nhận chân được con sán lãi Lữ Giang này là tên tội đồ phản bội lại công cuộc đấu tranh của cộng đồng, đất nước.

Điều mà tôi bất mãn và phẫn nộ đối với con sán lãi Lữ Giang này là trong mỗi một bài viết, hắn luôn tìm cách móc méo, xỉa xói, mỉa mai, đâm thọc tập thể người Việt tỵ nạn, hắn cố tìnhnhục mạ tư cách của cộng đồng chống cộng, mà điển hình qua bài "Một thoáng suy tư," con sán lãi Lữ Giang đã viết: 

".....Đặc biệt, trong những năm gần đây, đã có một chiến dịch nhằm làm cho cộng đồng người Việt hải ngoại ngày càng tan rã dần. Mỗi ngày mở email ra, gần nhưng lúc nào cũng có người này hay nhóm nọ tố người kia hay nhóm kia là “tay sai cộng sản” hoặc “đặc công cộng sản nằm vùng”. Cứ hể ai nói, viết hay làm cái gì khác với định kiến, sự suy nghĩ hay việc làm của họ đều bị tố cáo là “tay sai cộng sản” hay “đặc công cộng sản nằm vùng”....Tiếp đến là nạn “sáng tác” những chuyện bịa đặt để vu khống. Một số người hể thấy ai có những quan điểm khác với họ hay làm được việc gì nổi bật hơn họ, là bịa ra những chuyện vớ vẫn rồi đưa lên các diễn đàn hay websites lá cải để bôi nhọ...." (ngưng trích)

Và cũng cùng một văn phong mất dạy, hổn láo, xấc xược, đểu cáng trong bài viết "Nón cối đã hết thời rồi? - Tình trạng Nón Cối trong 40 năm qua," con sán lãi Lữ Giang này đã viết: 

"...Trong 40 năm qua, một số người Việt tỵ nạn khi bỏ nước ra đi, đã mang theo vô số Nón Cối mà Việt Cộng đã loại bỏ, rồi dùng nó để tạo ra những cảnh “mưa sa trên đầu nón cối” tại những nơi có nhiều người Việt định cư và sinh hoạt. Bất cứ ai có chính kiến khác họ, không suy nghĩ và hành động như họ, không đứng về phe họ, có thể tranh giàng quyền lợi hay địa vị của họ trong cộng đồng… đều được chụp Nón Cối lên đầu.

Hiện nay, Nón Cối vẫn tiếp tục bay bay trên các báo và website lá cải, trên các diễn đàn Internet… hằng tuần và có khi hằng ngày, khiến đi đâu người ta cũng thấy “tay sai cộng sản” hay “đặc công cộng sản nằm vùng”!
Nón Cối không chừa bất cứ tổ chức hay cá nhân nào: Từ các tổ chức chính trị đến các tổ chức từ thiện, văn hóa, ái hữu hay tôn giáo; từ những người đi làm công tác cộng đồng hay xã hội, làm văn hóa hay thông tin, hoạt động chính trị… đến các nhà chức sắc tôn giáo đều có Nón Cối trên đầu!...." (ngưng trích)
Phần trên tôi trích dẫn lượt qua một vài bằng chứng điển hình về việc con sán lãi Lữ Giang xúc phạm đến tinh thần đấu tranh và lý tưởng chống cộng của tập thể người Việt tỵ nạn cộng sản trong cộng đồng, phần dưới đây tôi sẽ trình bày qua cái trình độ "dỏm" và "láu cá" của con sán lãi Lữ Giang này.
Cái bản chất của con sán lãi Lữ Giang này là chuyên trò bán hàng "giả," luôn lợi dụng cái "mác" cựu thẩm phán với mớ kiến thức bầy nhầy luật pháp góp nhặt được trước 1975, hắn đã tròng tréo, pha trộn giữa 1 phần sự thật với 9 phần "giả trá" để "nổ sảng" lừa lọc thiên hạ. Con sán lãi Lữ Giang này liên tục đưa ra "bình luận," "phân tích," "nhận định," "quan điểm" lung tung, đặc biệt xía mỏ vào lãnh vực chính trị Hoa Kỳ trong khi đầu óc chỉ chứa toàn đậu hũ và IQ thì nhỏ như hạt tấm. 
Trong khi tình hình bầu cử Hoa Kỳ 2016 sôi động giữ hai đảng Cộng Hòa, Dân Chủ, còn cử tri Mỹ thì đang theo dõi diễn tiến vận động tranh cử sát nút của 2 ứng cử viên tổng thống Donald Trump và Hillary Clinton để quyết định lá phiếu bầu của mình, thì con sán lãi Lữ Giang lại lên mặt "dạy đời," thao thao bất tuyệt tung lên net một mớ lý thuyết vụn, một số tư tưởng ngông cuồng, lố bịch. Con sán lãi Lữ Giang này cứ khư khư, đinh ninh và quả quyết là "ứng cử viên Hillary Clinton" chắc chắn đắc cử tổng thống vì đã được "Siêu Quyền Lực Bilderberg Group" quyết định. "Nói có sách mách có chứng," mời quý vị đọc một phần bài "Siêu quyền lực và bầu cử Tổng Thống Mỹ (Bilderberg Group) - KHI SIÊU QUYỀN LỰC RA TAY" dưới đây của con sán lãi Lữ Giang viết ngày 25 tháng 8 năm 2016, để quý vị thấy điều tôi nói không sai về sự ngu xuẩn, lố bịch, hàm hồ, trơ trẻn của con sán lãi Lữ Giang này.
"....Chuyện không ngờ là có rất nhiều “người Việt đấu tranh” rất thích ông Donald Trump do “bắt đúng tần số”. Có người đã nói với chúng tôi rằng phải có một người như Donald Trump mới “trị” được Cộng Sản và Trung Quốc. Obama hay Haillary Clinton quá yếu! Họ vẫn tin tưởng “chống cộng” là mục tiêu hàng đầu của thế giới ngày nay, nằm trên cả kinh tế, an ninh, quốc phòng, khủng bố, môi trường…! Họ cũng như ông Donald Trump đã lầm tưởng rằng Tổng Thống Mỹ là “đấng toàn năng”, muốn làm gì trên đất nước này thì làm!

 Website chính thức của nhóm Siêu Quyền Lực Bilderberg Group tiết lộ rằng từ 11 đến 14.6.2015, 140 đại diện cao cấp của nhóm thuộc 22 quốc gia đã họp tại khách sạn Interalpen-Hotel Tyrol ở Telfs-Buchen, Áo quốc, để bàn về những vấn đề của thế giới trong năm 2016, trong đó có những vấn đề chính sau đây: Các vấn đề kinh tế hiện tại, chiến lược Châu Âu, toàn cầu hóa, Hy lạp, Iran, Trung Đông, NATO, Nga, khủng bố, Anh quốc, Hoa Kỳ, bầu cử Hoa Kỳ.

Trong bản tin ngày 8.6.2015 của InfoWars có đầu đề “Bilderberg Backs Hillary For 2016 Presidency (Bilderberg ủng hộ Hillary ứng cử Tổng Thống năm 2016), ký giả Steve Watson cho biết tại cuộc họp nói trên, có bà Jim Messina thuộc nhóm Messina Group, cố vấn của bà Hillary Clinton tham dự. Bà cũng là người đã đứng đầu trong cuộc vận động tranh cử cho Tổng Thống Obama 2012. Vào năm 2008, Bilderberg Group cũng đã từng bí mật gặp ông Obama và bà Hillary Clinton tại Bắc Virginia và đã chọn ông Obama làm tổng thống Hoa Kỳ......

Bản tin nói rằng bà Hillary Clinton phát xuất từ giới ưu tú của Bilderberg, còn ông Clinton đã từng tham dự hội nghị Bilderberg tại Đức năm 1991 trước khi làm Tổng Thống Mỹ, và ông ta đã trở lại tham gia hội nghị này năm 1999 tại Sintra, Bồ Đào Nha. Còn bà Clinton được nói đã tham dự hội nghị Bilderberg vào năm 2006 tại Ottawa, Canada.

Như vậy cả ông lẫn bà Clinton đều là thành viên ưu tú của tổ chức Siêu Quyền Lực Bilderberg Group......

Hội nghi Bilderberg năm 2008 tại Westfields Marriott hotel ở Chantilly, Virginia, từ ngày 05 đến 08.6.2008, đã cử ông Obama làm Tổng Thống Mỹ và giao cho tiếp tục thi hành kế hoạch “Một Trung Đông Mới” (New Middle East) được Tổng Thống Bush cho công bố ngày 17.8.2006, và chuyển từ “chiến lược can thiệp bằng quân sự” (military intervention strategy) qua “chiến lược chiến tranh ủy nhiệm” (proxy war strategy) để có thể bán được nhiều vũ khí hơn.

Tài liệu cho biết cả ông Obama lẫn bà Hillary có đến gặp một số nhân vật trong hội nghị nói trên, nhưng không phải gặp tại hội nghị mà gặp sau đó ở Northern Virginia. Bà Hillary trong nhiệm kỳ tới cũng chỉ là người nối tiếp công tác của ông Obama.

Nước Mỹ đã có 44 đời Tổng Tống, nhưng chỉ có hai Tổng Thống không do Siêu Quyền Lực chỉ định, đó là Tổng Thống Abraham Lincoln (1861-1865) và Tổng Thống Kennedy (1961- 1963). Cả hai đều đã bị ám sát chết. Chỗ nào dành cho Donald Trump “chống cộng”?

Mạnh Tử bảo: Nhất ẩm nhất trác giai do tiền định, vạn sự phận dĩ định”, có nghĩa là từ cái ăn cái uống đều do Trời định trước, mọi việc đều đã được số phận an bài. Nhưng trong các cuộc “bầu cử dân chủ” Tổng Thống ở Mỹ, “tiền định” không phải là ông Trời mà là Siêu Quyền Lực!
Ngày 25.8.2016" (ngưng trích)

Kính thưa Quý Đồng Hương,

Tôi không biết là sau khi ứng cử viên Donald Trump đắc cử, bây giờ con sán lãi Lữ Giang này có bỏ xứ Mỹ mà về Việt Nam hay qua Canada sống hay không? Con sán lãi Lữ Giang này có nộp đơn kiện cái nhóm "Siêu Quyền Lực Bilderberg Group" hay không?, vì nhóm này đã dám cho con sán lãi Lữ Giang "ăn bánh vẽ,"  khiến con sán lãi Lữ Giang này bị "hố" nặng, và "quê một cục" với độc giả người Việt Nam, khiến bây giờ đi tới đâu bị thiên hạ khinh khi, chửi bới tới đó. 

Thật là buồn cười, ngày bầu cử chính thức được ấn định là ngày 8 tháng 11 năm 2016, thế mà trong bài viết "Người Việt bầu cho Clinton hay Trump?" được con sán lãi Lữ Giang viết trước đó vào ngày 20 tháng 10 năm 2016, tức trước ngày bầu cử 18 ngày, con sán lãi Lữ Giang đã "hùng hổ" công bố kết quả là tính vào ngày 15 tháng 10 năm 2016 thì Bà Hillary Clinton đã đạt được 250 phiếu cử tri đoàn, và Ông Donald Trump chỉ mới đạt được 163 phiếu cử tri đoàn, trong khi đó thì ngày bầu cử chính thức chưa xảy ra. Quả thật đầu óc của con sán lãi Lữ Giang này ngu si, đần độn, vô liêm sỉ chưa từng có trong lịch sử.



Người Việt bầu cho Clinton hay Trump?
 Lữ Giang
Cho đến hôm Chúa Nhật 15.10.2016, bà Clinton đã được 250 phiếu cử tri đoàn, còn ông Trump chỉ mới được 163 phiếu.

Với tỷ lệ quá nhỏ bé (0,54%, 0,78% hay 1,51%), dù người Việt có bỏ phiếu cho Clinton, Trump hay chẳng bỏ phiếu cho ai cả, kết quả cuộc bầu cử tại tiểu bang họ cư ngụ cũng chẳng thay đổi gì cả. Ngay cả khi họ bỏ nón cối xuống và vác mã tấu đi đâm chém nhau để bênh vực cho Trump hay Clinton, tình trạng cũng vẫn thế thôi.
Mặc dầu đã ở Mỹ trên đất Mỹ 40 năm, ĐA SỐ NGƯỜI VIỆT VẪN CHƯA BỎ ĐƯỢC TẬP QUÁN SUY NGHĨ VÀ HÀNH ĐỘNG THEO CẢM TÍNH với tầm nhìn ngắn, tức suy nghĩ, nói, viết và làm theo mình muốn, bất chấp thực tế như thế nào. Ai nói khác, làm khác hay có thể tranh chỗ đứng của họ đều có thể bị coi là tay sai cộng sản hay đặc công cộng sản nằm vùng. Họ đã tự biến từ người "CHỐNG CỘNG” thành người “GIỐNG CỘNG”!........

Trước 30.4.1975, miền Nam có chính phủ, có quân đội thiện chiến và có tinh thần chiến đấu rất cao, nhưng người lãnh đạo là Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu lại luôn suy nghĩ và hành động theo cảm tính, bất chấp “Đồng Minh” và “Địch” đang làm gì, nên Miền Nam đã mất chỉ trong 40 ngày. Bây giờ qua Mỹ, với tỷ số 0,54% dân số Hoa Kỳ, một số người Việt đấu tranh lại tin rằng trong cuộc bầu cử tổng thống sắp đến, họ có thể lật ngược thế cờ, đưa Donald Trump lên cầm quyền để dẫn quân đi đánh Trung Quốc và điệt CSVN! Ai bầu cho bên kia đều là “địch”.

Nhưng “Que sera, sera”. Việc gì sẽ đến thì sẽ đến, bất chấp người Việt nghĩ gì và muốn gì.

Ngày 20.10.2016

Lữ Giang (ngưng trích)

Kính thưa Quý Đồng Hương,
Mới đây nhất, khi thấy Ông Donald Trump đắc cử, con sán lãi Lữ Giang viết trong bài "Kịch bản chỉ mới bắt đầu" với giọng lưỡi hậm hực, ấm ức, bực dọc, thất vọng vì kết quả thắng cử của Ông Donald Trump đi ngược lại sự trông đợi của đảng cộng sản Việt Nam, kể cả của con sán lãi Lữ Giang. Là người sống hài hòa và thực tế, tôi rất thông cảm hoàn cảnh những ai đang mang nặng nỗi buồn về việc "thần tượng" Hillary Clinton bị ngã ngựa, tôi sẵn sàng chia sẻ những tiếng khóc nghẹn ngào, tức tưởi, tiếc nối của những "môn đồ" Bà Hillary Clinton, tôi sẵn sáng lắng nghe những tiếng than oán, trách móc, ngay cả lời khinh miệt, chửi bới thậm tệ, lên án gắt gao Ông Donald Trump của những ai đang "căm tức" ông, muốn "ăn tươi nuốt sống" ông, vì lý do rất đơn giản là giữa tôi và Ông Donald Trump chẳng có quan hệ, "dây mơ rễ má" gì cả, ông làm tổng thống thì ông và gia đình ông được vinh quang, sáng lạng chứ tôi vẫn là "homeless" vẫn là "phó thường dân" mà thôi. Ông Donald Trump có đắc cử tổng thống thì rồi ông cũng sẽ phải phục vụ cho quyền lợi nước Mỹ và cho chính bản thân ông, gia đình ông ta mà thôi. 

Còn phần tôi và nhân dân Việt Nam thì chúng tôi vẫn phải đứng bằng cái chân của chính mình, phải tự lực, tự túc, tự cường trong công cuộc đấu tranh chống cộng sản Việt Nam, vì chẳng có vị tổng thống Mỹ nào dù là Cộng Hòa hay Dân Chủ, dù là Trump hay Clinton lại đi quan tâm và thương yêu, lo lắng cho dân tộc Việt Nam, họ chẳng bào giờ đi lật đổ bọn bạo quyền cộng sản Việt Nam dùm cho nhân dân Việt Nam cả, chính vì vậy tôi không hề cảm thấy một chút nào buồn phiền nào về việc con sán lãi Lữ Giang hay bất cứ ai đi xúc phạm đến ông tổng thống đắc Cử Donald Trump cả, vì đó là quyền tự do ngôn luận của họ, đó là chuyện giữa họ với Ông Trump, tuy nhiên tôi vô cùng phẫn nộ và bất mãn khi con sán lãi Lữ Giang "giận cá chém thớt," giận hờn, tức tối Donald Trump nhưng lại đi miệt thị cộng đồng người Việt Nam tỵ nạn cộng sản, lại mỉa mai lôi kéo "người Việt đấu tranh ở hải ngoại" và "Tổng thống Bolsa" vào trong bài viết duới đây:

Trích: "Kịch bản chỉ mới bắt đầu"

"....Với tính cách có phần tự mãn và đề cao cái tôi bản thânDonald Trump sẽ bỏ ngoài tai những gì mà ông cho là trái ý mình. Nhưng nguy cơ lớn nhất phải kể đến là việc Donald Trump sẽ không quá quan tâm đến các quy định pháp luật. Những quyết sách sẽ được ông đưa ra dựa trên cảm tính trước tiên, rồi sau đó mới đến quyền và luật pháp (rất giống người Việt đấu tranh ở hải ngoại).
........
Đọc kế hoạch 100 ngày của ông ta, chúng tôi cảm tưởng như ông ta đang làm Tổng Thống Bolsa, ở đó chẳng có luật pháp gì, chỉ có nón cối và miệng tao là luật. Ai nói hay làm khác ta hoặc có thể tranh giành chỗ đứng của ta đều là tay sai cộng sản hay đặc công cộng sản nằm vùng. Donald Trump đang muốn lãnh đạo nước Mỹ giống như thế..."(ngưng trích)

Kính thưa Quý Đồng Hương,

Tốn nhiều thì giờ để viết về con sán lãi Lữ Giang này quả thật là một "chuyện chẳng đặng đừng," mong quý vị thông cảm. Tôi có cái tật xấu, cứ làm gì, nói gì, viết gì thì phải có bằng cớ hẳn hoi, phải "nói có sách mách có chứng," do đó tốn khá nhiều thì giờ tra cứu,  và khiến bài viết dài lê thê, tuy nhiên sự dẫn chứng là điều cần thiết để khỏi bị mang tiếng hồ đò, là đi "vu oan giá họa" hay "chụp mũ" kẻ khác. 

Tôi xin đính kèm theo dưới đây một bài viết cũ trong số những bài viết tôi đề cập đến con sán lãi Lữ Giang trong quá khứ. Bài viết "Mồm mép Lữ Giang đối chiếu với miệng lưỡi Lữ Giang" dưới đây không những viết riêng về con sán lãi Lữ Giang, mà còn gói ghém những chia sẻ về quan niệm xử thế trong cuộc sống. Khi nào rảnh rang, xin mời quý vị thưởng lãm.

Trân trọng,

Ngô Kỷ (HNPD)

Bài cũ:

 
Mồm mép Lữ Giang đối chiếu với miệng lưỡi Lữ Giang 

 
            z1ky.gif picture by lekietlam         z11-1.gif picture by lekietlam 
                                 Ngô Kỷ                     Lữ Giang (Tú Gàn, Nguyễn Cần)

z222.gif picture by lekietlam 

 

Little Saigon ngày 15 tháng 8 năm 2010

Kính thưa Quý Đồng Hương,
 
Trong thời gian qua có một số cơ quan truyền thông, báo chí Việt ngữ tại Little Saigon như báo Người Việt, báo Việt Herald…đi phổ biến và làm một số hành động phản quốc, nhục mạ chính nghĩa Việt Nam Cộng Hòa, đâm sau lưng cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản, nên tôi đã lên tiếng, biểu tình, viết bài phản đối.
 
Khi viết bài phản ứng, tôi thường trích dẫn các gương tích Tây Đông kim cổ, hay những danh ngôn để giúp cho ý tứ được thêm phần xúc tích, dồi dào, mà bớt đi khô khan, cục mịch. Ralph Waldo cũng thừa nhận: “Những ý tưởng hay nhất của chúng ta đến từ những người khác.”
 
Chuyện trái đất quay quanh mặt trời hằng triệu năm trước, đến thế kỷ 16, nhà thiên văn học Galileo Galilei ở Ý chỉ nói lại mà  thôi. Ông Khổng Tử bảo “Thuật nhi bất tác” là như vậy. Còn La Bruyère thì cho rằng “Thảy đều đã được nói ra hết cả rồi, và ta đã đến rất muộn hơn bảy ngàn năm, từ khi có loài người…Người ta chỉ còn lượm lặt lại của người xưa và của những bậc tài giỏi ngày nay mà thôi.”
 
Vào năm 1927, trong phần Dẫn Ngôn của sách Cao Đẳng Quốc Dân kê “toa thuốc” trị 10 tệ bệnh của quốc dân, nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu tức cụ Sào Nam đã viết: “…Tôi viết quyển sách này, chẳng qua dâng một phần nghĩa vụ với Quốc dân, hay dở, đúng không, hoặc có công hiệu gì không, thì quyền ở người đọc sách. Khổng Tử nói: “Tri ngã giả, kỳ duy Xuân Thu hồ, tội ngã giả, kỳ duy Xuân Thu hồ”, nghĩa là ai biết lòng ta tất ở sách Xuân Thu, ai bắt tội ta tất cũng ở sách Xuân Thu. Quyển sách tôi viết ra đây cũng nói như vậy.”
 
Sau bài viết “Chữ nghĩa Lữ Giang đối chiếu với chữ nghĩa Lữ Giang”, tôi tưởng là đủ và không cần tốn thì giờ thêm nữa về con “ký sinh trùng” này, thế nhưng “Cây muốn lặng mà gió chẳng chịu ngừng”, trong mấy tháng gần đây Trần Văn Chi tức Trần Văn Nam Sơn, cựu Chủ Nhiệm nhật báo Việt Herald, và đương kim là phó Tổng Giám Đốc công ty Việt Media Group Inc., tức công ty “mẹ” của nhật báo Việt Herald đã liên tục đưa Lữ Giang lên hội luận trong chương trình “Meet The Press - Gặp Gỡ Báo Chí” dưới nhãn hiệu Việt Herald, và được chiếu thường xuyên trên đài truyền hình “VAN TV băng tần 18.7” để bào chữa, "thanh minh thanh nga," mỉa mai, xỉa xói, nhục mạ lý tưởng những người Việt Quốc Gia, và khinh rẻ, nhạo báng cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản.
 
 
  z111.gif picture by lekietlam
Trần Văn Chi (tức Trần Văn Nam Sơn) trên đài truyền hình VAN-18.7 z1111.gif picture by lekietlam
  
  Lữ Giang và Trần Văn Chi đang hội luận trên truyền hình VAN-18.7

Nhà ái quốc Nguyễn Trường Tộ có đề cập đến lời của Hàn Dũ trong Thiên Hạ Đại Thế Luận rằng: “Biết mà không nói là bất nhân. Nói mà không nói hết là bất nghĩa”. Và Văn sĩ Georges Duhamel cũng có khuyên: “Không nên nuôi oán hờn trong lòng, vì đó là tình cảm xấu, có hại cho kẻ khác và cho chính mình. Nhưng phải biết công phẫn đối với bất công, bạo lực. Kẻ nào dững dưng trước một sự bất công, oan ức là hèn nhát, ích kỷ, đáng khinh,” do đó tôi không lấy làm ngại ngùng khi viết bài viết này vì tôi chỉ muốn nói lên lời công đạo, liêm chính và bảo vệ sự thật, chứ không phải như tên Lữ Giang (Tú Gàn, Nguyễn Cần) ác độc, ngậm máu phun người "Hàm huyết phún nhân, tiên ô tự khẩu."
 
Dù rằng Lữ Giang và nhật báo Việt Herald nhục mạ Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu chứ không phải nhắm vào tôi, nhưng vì bổn phận thiêng liêng, vì muốn chống cái ác, vì muốn bảo vệ sự thật, lẽ phải và sự công bằng nên tôi thấy cần lên tiếng. “Kiến nghĩa bất vi, vô dũng giả” tức “Thấy việc nghĩa mà không làm là không có dũng”, Khổng Tử nói như vậy.
 
Điều mà tôi đang tranh đấu đòi hỏi công ty nhật báo Việt Herald phải trả lại sự công bằng và danh dự cho Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã bị bồi bút Lữ Giang và nhật báo Việt Herald xúc phạm. Scarron nói: “Người vắng mặt bị ám sát bằng những nhát lưỡi”, và Destouches đồng ý: “Kẻ vắng mặt lúc nào cũng bị thiệt thòi.”
 
Tôi chủ trương “Nói có sách, mách có chứng”, do đó trong bài viết này tôi sẽ lần lượt chứng minh Lữ Giang cố tình nhục mạ cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và Quân Dân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa. Bên cạnh đó y còn thọc gậy bánh xe nhằm chia rẽ cộng đồng, theo đúng đường lối Nghị Quyết 36 của Bắc Bộ Phủ. Đây quả thật là một sự khiêu khích và phản bội trắng trợn của Lữ Giang và tập đoàn nhật báo Việt Herald.
 
Tôi xin cáo lỗi và lưu ý trước, là bài viết này khá dài vì có nhiều sự kiện liên hệ đến đề tài. Để quý độc giả tiện việc theo dõi, tôi xin chia bài viết ra nhiều mục, được đánh theo số thứ tự. Bài viết này mang nội dung tài liệu đấu tranh chứ không phải là áng văn chương, thơ phú để tiêu khiển giải trí nên có phần khô khan và phức tạp. Tôi đặt riêng cho mình phương pháp và lề luật mỗi khi viết bài cần phải có bằng chứng khả tín và trưng dẫn đầy đủ dữ kiện cần thiết để chứng minh. Các cáo buộc mơ hồ, các suy diễn lung tung, các lý luận bằng cảm tính, các trích dẫn thiếu cơ sở đều không phải là chủ trương của tôi.
 
Tôi muốn minh xác là tôi không bào chữa, không binh vực, không đánh bóng cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu vì đó không phải là bổn phận của tôi. Việc làm của tôi là bảo vệ sự thật mà thôi.
 
Mục đích bài viết này, tôi muốn chứng minh Lữ Giang là tên bịa đặt, điêu ngoa, láo khoét, gian manh, xấc xược. Tôi sẽ mời quý vị đọc và nghe cuốn băng của Tổng Thống Lyndon Johnson có nói câu “a goddamn bunch of thugs” (cứ tạm dịch là “bọn ác ôn côn đồ” như ý của Lữ Giang), tuy nhiên Tổng Thống Lyndon Johnson không hề ám chỉ đến cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu như lời Lữ Giang xuyên tạc, bịa đặt nhằm cố tình nhục mạ, phỉ báng Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, và được nhật báo Việt Herald tiếp tay đăng tải và phổ biến.
 
Cái thủ đoạn thâm độc và đê hèn của Lữ Giang là Lữ Giang cố tình nhục mạ, mạt sát Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu nhằm tạo ảnh hưởng và kiếm cảm tình từ những người trong khối ủng hộ cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Lữ Giang muốn ly gián và tạo sự chia rẽ giữa khối ủng hộ cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và khối ủng hộ Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Đây chính là chủ trương phá hoại của cộng sản nhằm gây phân hóa cộng đồng, và làm tiêu hao sức mạnh chống cộng của tập thể người Việt Quốc Gia, và chính Lữ Giang là tên phản quốc đang thực hiện Nghị Quyết 36 của cộng sản. Những người Quốc Gia chân chính, khôn ngoan, sáng suốt và tĩnh táo, không bao giờ lọt vào cái mưu mô xảo quyệt và lưu manh của cộng sản và Lữ Giang.
 
Trong bài viết này, tôi phân tích và chứng minh sự thật nhằm đòi hỏi nhật báo Việt Herald phải chính thức xin lỗi vong linh Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, cùng gia đình và chiến hữu của cố Tổng Thống, và Quân Dân Cán Chính VNCH vì nhật báo Việt Herald đã đăng tải và phổ biến bài “Kẻ phản bội” của Lữ Giang.
 
Và cũng ở mục cuối của phần Phụ Đính, tôi xin phép trích đăng phần trình bày của ông Bùi Bỉnh Bân cả về “Link AUDIO” cũng như bài viết liên quan đến việc ông Lữ Giang tức Nguyễn Cần phải đọc lời xin lỗi trên đài phát thanh VOV ngày 3 tháng 8 năm 2000 để “xin lỗi” ông Bùi Bỉnh Bân theo lệnh tòa, vì Lữ Giang đã bịa đặt nhục mạ ông Bùi Bỉnh Bân. Nhắc lại sự kiện này, để chứng minh bản chất láo khoét, lưu manh, xảo trá là chứng bịnh bẩm sinh của Lữ Giang, chớ không phải việc vu cáo, mạ lỵ cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu là lần đầu tiên của y.
 
Chỉ trừ một thiểu số tay chân, bộ hạ của công ty báo Người Việt, công ty báo Việt Herald… cố tình nhục mạ, trách móc, lên án cuộc đấu tranh, biểu tình của chúng tôi, chứ đa số đồng hương đều thấu hiểu lý do biểu tình chống đối là chính đáng. Nếu có ai còn mù mờ, tôi hy vọng sau khi đọc và tham khảo các tài liệu dẫn chứng này, quý vị sẽ không còn thắc mắc gì nữa cả.

1
 
Trên nhật báo Việt Herald số 102, Thứ Ba ngày 13 tháng 10 năm 2009, có đăng bài “Kẻ phản bội” ký tên biên tập viên Lữ Giang/Việt Herald, trong đó Lữ Giang viết là Tổng Thống Johnson gọi Ông Trần Thiện Khiêm và Ông Nguyễn Văn Thiệu là “bọn ác ôn côn đồ”. Và chính đích thân Lữ Giang cũng gọi Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu là “tên ác ôn côn đồ”, khi Lữ Giang viết như sau:

Trích:
 
“...Nhóm tay sai của CIA Mỹ làm đảo chánh và giết ông Diệm, trong đó Trần Thiện Khiêm và Nguyễn Văn Thiệu đóng vai trò chủ chốt, đã bị Tổng Thống Johnson gọi là “một bọn ác ôn côn đồ” (a goddamn bunch of thugs). Nay một số người lại mưu toan tôn một tên “ác ôn côn đồ” đã làm sụp đổ miền Nam Việt Nam lên làm anh hùng! Đó là một sự nhục nhã đối với VNCH. Chúng tôi biết có rất nhiều người lúc còn VNCH đã mang ơn ông Thiệu, nên họ nghĩ rằng phải làm “một cái gì đó” cho ông. Nhưng họ không thể làm sỉ nhục VNCH được.”(ngưng trích)

z11111111111.gif picture by lekietlam
 z111111111111.gif picture by lekietlam
Bài báo “Kẻ phản bội” do Biên tập viên Lữ Giang/Việt Herald nhục mạ 
...

Bài báo “Kẻ phản bội” do Biên tập viên Lữ Giang/Việt Herald nhục mạ 
Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu là tên “ác ôn côn đồ” được đăng 
trên nhật báo Việt Herald ngày 13 tháng 10 năm 2009

 
Thế mà sau đó, bào Việt Herald đăng thêm một bài “Bản Lên Tiếng Phản Đối Nhật Báo Việt Herald," thì Lữ Giang lại chối là không có nói, được viết trong bài Chuyện kẻ phản bội” (khác với bài Kẻ phản bội) như sau:
 
“Nói rằng, chúng tôi “vô lễ” với ông Thiệu cũng không đúng, mặc dầu nếu phải phê phán ông Thiệu, chúng tôi sẽ không ngần ngại. Nhưng trong trường hợp này, chúng tôi chỉ trích lại lời phê phán của Tổng Thống Johnson mà thôi. Nếu bảo “vô lễ”, chính Tổng Thống Johnson mới là người “vô lễ.” Tuy nhiên, khi đi làm lính đánh thuê bất tài làm hỏng việc bị chủ la mắng hay nguyền rủa như thế là chuyện bình thường, không có gì là “vô lễ” cả.” (ngưng trích)
 

Lữ Giang quả là một tên lộng ngôn, ngu ngốc và xuẩn động. Hơn ba trăm ngàn chiến sĩ đã hy sinh mạng sống, và hàng triệu người lính chiến Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu anh dũng hào hùng để bảo vệ lãnh thổ và sự oan toàn cho Thẩm phán Nguyễn Cần “sáng vác ô đi tối vác về”, thế mà Nguyễn Cần, tức Lữ Giang, tức Tú Gàn lại đi nhục mạ những người chiến sĩ này là thứ “lính đánh thuê”.
 
Thử hỏi tiền lương Thẩm phán Nguyễn Cần lãnh hàng tháng do ai trả nếu không phải là từ chính phủ Việt Nam Cộng Hòa? Như vậy Nguyễn Cần có phải là “thẩm phán cãi thuê” không? Thật là một tên vô loại, vong ân bạc nghĩa, qua cầu rút ván, ăn cháo đái bát. Ngạn ngữ Á-rập cho rằng: “Một con chó trung tín còn giá trị hơn một kẻ vong ân”, và Le Talmud cảnh cáo: “Đừng vứt đá xuống dòng suối mà anh đã uống nước.”
 
Để khoe mớ kiến thức “cóc ngồi đáy giếng” của mình, nên Lữ Giang luôn dùng đến tên tuổi của Cố Tổng Thống Johnson để bào chữa và bảo vệ cái trò “lộng ngôn” của y. Chính vì vậy, đây là dịp tôi muốn giải quyết và làm sáng tỏ vấn đề này một cách thẳng thắng và rốt ráo với tên vô liêm sĩ Lữ Giang này.
 
Trước hết tôi xin mời quý vị đang xử dụng internet bấm cái Link sau đây để nghe chính tiếng nói của Tổng Thống Lyndon Johnson khi ông nói chuyện điện thoại với Thượng Nghị Sĩ Eugene McCarthy về âm mưu ám sát Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Trong cuộc đối thoại này, Tổng Thống Lyndon Johnson không hề ám chỉ và cũng không nêu tên ông Nguyễn Văn Thiệu, thế mà Lữ Giang viết trong bài “Kẻ phản bội” và đăng trên báo Việt Herald là Tổng Thống Johnson gọi ông Nguyễn Văn Thiệu là tên “ác ôn côn đồ” (a goddamn bunch of thugs). Mời quý vị vừa nghe vừa đọc bản văn cuộc nói chuyện được viết lại từ cuốn băng ghi âm.


Learn more about the Presidential Recordings →

LBJ and Eugene McCarthy on the Assassination of Dgo Dinh Diem

The extent of the Kennedy administration's advance knowledge or even participation in the November 1, 1963, coup in South Vietnam and assassination of president Ngo Dinh Diem has been a hotly debated political and historical issue for many years. In this conversation, Presidnet Johnson offers his own interpretation of events to Senator Eugene McCarthy
In the days prior to this telephone call, McCarthy had been widely quoted in the press for his criticism of the recent resumption of bombing. In this call, Johnson tried to convince McCarthy to tone down his criticism and had offered a special briefing from Chairman of the Joint Chiefs of Staff Maxwell Taylor, reason that, "I thought that if you had the information I had, that you might be assuaged somewhat, and relieved somewhat, and at least, maybe you could suggest a better alternative or something else."
Date:  Feb 01, 1966
Participants:  Lyndon Johnson, Eugene McCarthy
Conversation Number:  WH6602.01
Full Screen Mode

Xin bấm vào hàng Link màu xanh này: Full Screen Mode hay Link ở trên góc trái, để nghe Tổng Thống Johnson nói.

Xin bấm vào Link này để nghe và đọc chữ Tổng Thống Johnson nói:


Sau khi bấm vào cái Link dưới đây, khi thấy trang nhà White House Tapes, và cái khung màu đen chữ vàng “President Johnson & Eugene McCarthy February 1, 1966”, xin quý vị bấm vào chỗ mũi tên có chữ “Press Play to Continue gần cái khung màu đỏđể quý vị có thể đọc và nghe toàn bộ phần nói chuyện của Tổng Thống Lyndon Johnson:



z11111111.gif picture by lekietlam
  z111111111.gif picture by lekietlam
  z1111111111.gif picture by lekietlam

 
White House Tapes . Presidential Recordings Program
 
LBJ and Eugene McCarthy on the Assassination of Ngo Dinh Diem The extent of the Kennedy administration's advance knowledge or even participation in the November 1, 1963, coup in South Vietnam and assassination of president Ngo Dinh Diem ∇ has been a hotly debated political and historical issue for many years. In this conversation, Presidnet Johnson offers his own interpretation of events to Senator Eugene McCarthy In the days prior to this telephone call, McCarthy had been widely quoted in the press for his criticism of the recent resumption of bombing. In this call, Johnson tried to convince McCarthy to tone down his criticism and had offered a special briefing from Chairman of the Joint Chiefs of Staff Maxwell Taylor, reason that, "I thought that if you had the information I had, that you might be assuaged somewhat, and relieved somewhat, and at least, maybe you could suggest a better alternative or something else." Date: 02/01/1966 Participants: Lyndon Johnson, Eugene McCarthy Conversation Number: WH6602.01

 
  z111111.gif picture by lekietlam
Picture courtesy of the National Archives and Records Administration.)
President Nguyen Van Thieu ( South Vietnam ) and President Lyndon B. Johnson. (July 19, 1968)

Tổng Thống Lyndon B. Johnson và Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu
 
  z1111111.gif picture by lekietlam
(Picture courtesy of the National Archives and Records Administration.)
President Lyndon B. Johnson in Vietnam : With General William Westmoreland, Lieutenant General Nguyen Van Thieu ( South Vietnam ). (October 26, 1966) 
1966 Manila Philippines - Nguyen Van Thieu, and Pres. Lyndon B. Johnson at summit conference.

 
Kính thưa Quý Đồng Hương,

Quý vị vừa đọc và nghe nguyên văn cuộc nói chuyện và chính tiếng nói của Tổng Thống Lyndon Johnson do Tòa Bạch Ốc thực hiện. Xin hỏi quý vị có nghe và đọc thấy chỗ nào Tổng Thống Lyndon Johnson nhắc đến tên hai ông Trần Thiện Khiêm và ông Nguyễn Văn Thiệu không? Thế mà Lữ Giang quả quyết là Tổng Thống Lyndon Johnson chửi ông Trần Thiện Khiêm và ông Nguyễn Văn Thiệu là “một bọn ác ôn côn đồ”. Quả thật Lữ Giang là một tên “đại nói láo”.
 
Lữ Giang tưởng rằng không ai biết gì nên lâu nay cứ “mục hạ vô nhân”, nói gì cũng được, bây giờ lại bị phát giác nên y lấp liếm chối quanh quẩn.
 
Tôi không phủ nhận việc Tổng Thống Johnson có nói đến chữ “a goddamn bunch of thugs”, nhưng Tổng Thống Johnson không hề nhắc đến tên ông Trần Thiện Khiêm và ông Nguyễn Văn Thiệu. Tổng Thống Johnson chỉ nói chung chung về một “bọn người đảo chánh” mà thôi. Và ai cũng biết là Hội Đồng Tướng Lãnh mới đóng vai trò chủ động, chính yếu và quan trọng trong cuộc đảo chánh. Nhóm này được lãnh đạo bởi các tướng Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính v.v…, trong lúc đó thì ông Nguyễn Văn Thiệu chỉ  mới ở cấp Đại Tá mà thôi. 
 
Lữ Giang và tờ báo Việt Herald hãy chứng minh cho đồng hương thấy chỗ nào mà Tổng Thống Johnson đề cập đến tên hai ông Trần Thiện Khiêm và ông Nguyễn Văn Thiệu? Thật là một bọn vô liêm sỉ.

 
Kính thưa Quý Đồng Hương,
 
Lữ Giang cứ giở trò múa gậy vườn hoang, lập lờ đánh lận con đen. Y tưởng rằng sẽ qua mặt được mọi người, nhưng trên thực tế thì y bị người ta “lật tẩy” là một tên dối trá trơ trẻn. Cây kim trong túi rồi cũng lòi ra. Lữ Giang luôn huyênh hoang tự đắc, nhưng thực sự xã hội nhìn hành động của Lữ Giang chẳng khác nào Don Quixote dồn hết sức đâm mũi giáo vào cối xay gió mà cứ tưởng như đã hạ được một địch thủ khổng lồ.
 
Newton nói: “Sự hiểu biết của con người chỉ là một giọt nước trong đại dương mênh mông, và là hột cát trong sa mạc bao la”, thế mà Lữ Giang cứ tưởng mình là cái rốn của vũ trụ. Lữ Giang chính là con gà trống mà George Eliot cho rằng: “Nó cứ tưởng mặt trời mọc lên để nghe nó gáy.” Đầu óc thiển cận, hẹp hòi, ích kỷ của Lữ Giang giống như con ếch ngồi đáy giếng hay chỉ là người mù sờ voi không hơn không kém.
 
Đức độ cao như Khổng Tử kia mà ông còn khuyên “nên yểm tài bằng không vong mạng”. Lẽ ra Lữ Giang phải vâng theo lời dạy của Tôn Thúc Ngô: “Chức càng cao tôi càng khiêm nhường”, và Chúa Giêsu thánh hóa tư tưởng ấy bằng câu trong Bài Phúc: “Phước cho kẻ khiêm tốn vì họ sẽ được cất lên.”
 
Nhân đây tôi xin kể về một câu chuyện mà ông Tô Đông Pha thời xưa có một phần “tự cao, tự đại” giông giống Lữ Giang thời nay, dù rằng tài đức của Lữ Giang chưa xứng để xách dép cho ông Tô Đông Pha. Câu chuyện được in trong sách Quân Tử Trung Hoa do Đại Lân biên soạn như sau:
 
“Tô Đông Pha là một danh sĩ học rộng hiểu cao, nhưng tính tình phóng túng, cao ngạo nên thường châm chọc người khác, kể cả từ vua tới quan. Vì thế bước đường hoạn lộ của ông thăng trầm nhiều nỗi và không ít người oán ghét.
 
 Khi ấy Vương An Thạch giữ chức Tễ tướng, cũng là một danh gia hiền sĩ nổi tiếng nhưng tính tình trầm tĩnh khác hẳn Tô Đông Pha. Với tính tình ấy, địa vị ấy đương nhiên Vương An Thạch được nhiều người mến mộ và ca tụng. Tô Đông Pha lấy làm tức giận, nhân cơ hội đọc được hai câu thơ của Vương An Thạch liền “ra tay” chỉ trích. Nguyên trong một bài thơ vịnh cảnh, Vương An Thạch có viết hai câu:
 
Minh nguyệt sơn đầu khiếu
 
Hoàng khuyển ngọa hoa tâm.
 
Tô Đông Pha cho rằng trăng sáng (minh nguyệt) chỉ có mọc trên đồi núi và chiếu sáng xuống trần gian chứ làm sao hót (khiếu) được nên sửa câu thơ thành:
 
Minh nguyệt sơn đầu chiếu
 
Hoàng khuyển ngọa hoa tâm.
 
Còn con chó vàng (hoàng khuyển) nằm giữa đóa hoa thì càng chê cười hơn, cho rằng không thể hiểu nổi. Vương An Thạch nghe những lời phê bình ấy chỉ cười mà không nói nhưng đột ngột sau đó xuống lệnh biếm Tô Đông Pha đi Hải Châu, một vùng đất đai xa nhất thời đó, còn rất “man di mọi rợ”. Tô Đông Pha hết sức uất ức nhưng vẫn phải thi hành.
 
Được một thời gian ở đất khách quê người, Tô Đông Pha mới vỡ lẽ ra là nơi đây có một loài chim tên Minh Nguyệt và còn lạ hơn nữa là có một loại sâu tên Hoàng Khuyển.
 
Khi ấy Tô Đông Pha mới biết Vương An Thạch kiến thức hơn mình rất nhiều và hai câu thơ hoàn toàn có ý nghĩa rất rõ ràng: “Chim Minh Nguyệt hót trên đầu núi, con sâu Hoàng Khuyển nằm giữa đóa hoa.” Tô Đông Pha hết sức hỗ thẹn, lặn lội trở về xin vào tạ lỗi. Vương An Thạch tươi cười không nhận và xuống lệnh phục chức cho Tô Đông Pha như cũ.” (ngưng trích)


Kính thưa Quý Đồng Hương,

Đọc câu chuyện trên, tôi thấy thương hại cho “cái tôi” quá lớn của ông Tô Đông Pha, chứ chẳng chê trách gì nhiều ông ta, vì dù sao thì ông Tô Đông Pha cũng đã bày tỏ sự hối lỗi, ân hận. Cicéron từng nói: “Sai lầm là cái tự nhiên của con người; chỉ có những kẻ vô ý thức mới ở mãi trong lầm lỗi”, và St Jean Chrysostone nói: “Lầm lỗi là bản chất con người; ở mãi trong lỗi lầm là của yêu quái.”
 
Nhân vô thập toàn, người đời có mấy ai tránh được lỗi lầm. Nhưng khi nhận thức được sự sai trái mà biết nhận lỗi và sửa chữa là điều đáng quý. Nhờ vậy mà con người mới trở nên tiến bộ trong việc tự tu và trở thành con người tốt để có thể sống hài hòa với xã hội. Trừ Chúa, trừ Phật, chứ đã là con người tức phải có khuyết điểm. Chính vì vậy Napoléon II đã nói: “Chúng ta sống với các khuyết điểm như mồ hôi của ta, chúng ta không hay biết gì hết. Nó chỉ làm cho người khác khó chịu thôi.”
 
Ông Tô Đông Pha đã tỏ ra biết ăn năn hối lỗi, đó là hành động đáng khen và đáng được tha thứ. Séneque từng tuyên bố: “Khi người ta ăn năn, người ta gần như vô tội.” Trong khi đó thì Lữ Giang và nhật báo Việt Herald lại tiếp tục ngoan cố và không bày tỏ sự hối lỗi, ăn năn dù sự sai trái đã được chứng minh và phơi bày  rành rành ra đó.
 
Tôi vô cùng ngạc nhiên là làm sao Lữ Giang còn có thể can đảm sống tiếp tục trên cõi đời này khi cái tâm địa và bộ mặt thật của y đã bị lột trần trụi ra như vậy. Ông Lưu Cơ nói về cái loại người Lữ Giang như sau: “Hựu hà vãng nhi bất kim ngọc kỳ ngoại, bại nhứ kỳ trung dã tai”, tức “Có những kẻ bề ngoài cho là ngọc là vàng mà ở trong như bông nát mà thôi.”
 
Trên đời này không ai không nói dối, ngay cả những vĩ nhân. Nhưng có những cái nói dối có thể tha thứ được hoặc chấp nhận được.
 
Ông Phêrô từng chối Chúa 3 lần trước khi mặt trời mọc thế mà được phong Thánh và giữ chìa khóa cửa Thiên Đàng.
 
Thánh Gandhi là nhà lãnh đạo xuất chúng, tranh đấu bất bạo động chống thực dân Anh để mang độc lập cho Ấn Độ.
 
Lúc thiếu thời ông cũng từng nói dối với mẹ, đến nỗi bà mẹ phải nói: “Mẹ thà thấy con chết còn hơn thấy con nói dối. Vì nói dối là hèn nhát, là khiếp nhược. Có con như thế là một cái nhục cho mẹ, mẹ không muốn sống nữa.”
 
Gandhi đứng lên, đi thẳng vào bếp, lấy cục than đỏ bỏ trên bàn tay và nói: “Con thề với mẹ, suốt đời, con không bao giờ nói dối nữa.”
 
Bà mẹ phủi cục than xuống, ôm con vào lòng, nói: “Như vậy mẹ mới đủ can đảm sống với con.”
 
Từ đó về sau, Gandhi luôn luôn giữ lời hứa. Ông thường đưa bàn tay nói với những người thân cận: “Vết sẹo trên bàn tay tôi là hình hài của mẹ tôi, luôn luôn ở trong tôi. Đây là thiên thần phù hộ tôi sống trong chân thật và danh dự.” (ngưng trích)
 
Còn “Cha Già” nước Mỹ George Washington, người từng đặt nền móng xây dựng Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, và là vị Tổng Thống Mỹ đầu tiên. Ông từng lãnh đạo thành công cuộc đấu tranh giành độc lập nước Mỹ. Hồi còn nhỏ ông cũng từng nói dối.
 
Một lần, Washington đang chơi trong hoa viên, thấy bên cạnh có một cái rìu, bèn muốn thử xem cái rìu này có sắc không. Nhưng lấy gì làm vật thử nghiệm đây? Washington nhìn xung quanh, chọn được một cây anh đào nhỏ, thế là ông giơ rìu, chặt đổ cây. Sau đó, việc này bị cha ông phát hiện, đó chính là cây anh đào mà người cha thích nhất, nên cha ông rất tức giận, nói nhất định sẽ tìm ra hung thủ.
 
Washington biết rằng mình đã gây ra đại họa, sợ cha trách mắng người khác, nên chủ động đứng ra nhận lỗi và chịu sự trừng phạt của cha. Không ngờ cha ông lại rất vui mừng, còn khen ngợi tinh thần dám nhận sai lầm của ông. Từ đó, Washington luôn ghi nhớ chuyện này trong lòng, nhắc nhở bản thân phải chính trực thật thà. (ngưng trích)

Kính thưa Quý Đồng Hương,

Kể ra vài câu chuyện trên không hề có ý khuyến khích nói dối, nhưng nếu sự nói dối ấy do vô tình, không ác ý, hoặc không gây ảnh hưởng to lớn hay tạo thiệt hại nặng nề cho người khác, thì chẳng ai đi khắt khe bắt bẽ hay trừng trị nặng nề, mà còn được tha thứ, xí xóa, thông cảm. Người nói dối mà biết nhận lỗi, biết hối hận, ăn năn, biết phục thiện thì đó là điều đáng quý và đáng ca ngợi.
 
Để bày tỏ sự thông cảm và tha thứ, Nữ sĩ Dale Carnegie phát biểu: “Không nên đòi hỏi rằng mọi người, kể cả chúng ta, lúc nào cũng hoàn toàn không khuyết điểm. Trông đợi sự thánh thiện ở người khác là bất công, trông đợi ở mình là một sự điên rồ.”
 
Khổng Tử thế gia cũng có ghi:
 
“Quân tử hữu quá tắc tạ dĩ chất, tiểu nhân hữu quá tắc tạ dĩ văn.”
 
Tức: “Người quân tử có lỗi thì thành thật nhận lỗi, kẻ tiểu nhân thì chối quanh.”
 
Còn Thông thư - Hạnh thì chép:
 
“Nhân chi sinh, bất hạnh bất văn quá; đại bất hạnh vô sỉ.
 
 Tất hữu sỉ, tắc khả kính; văn quá tắc khả hiền.”
 
Tức: “Trong đời người, không nghe người khác vạch lỗi là điều bất
 
hạnh, mà điều bất hạnh lớn nhất là không biết hổ thẹn.
 
Có biết hổ thẹn mới đáng kính; có chịu nghe vạch lỗi, mới nên người
 
hiền.”
 
Còn Sách Tả truyện thì chép: “Người ta ai mà không có lỗi, nhưng lỗi mà biết lỗi, thì còn gi bằng.”
 
Và Lacordaire cho rằng: “Sự hối hận mở đầu cho đức hạnh như bình minh mở đầu cho ngày.”
 
Tuy nhiên riêng trường hợp Lữ Giang thì khác. Tất cả lời nói dối, nói hành, dèm pha, nhục mạ, phỉ báng, mạ lỵ do Lữ Giang gây ra đều là cố ý, có tính toán, và tâm địa chứa đầy độc ác muốn hại người. Hành vi bẩn thỉu đó không thể tha thứ được. Bacon nói về lời nói dối của Lữ Giang là: “Tố cáo một tâm hồn bạc nhược”, còn Fénelon quả quyết mạnh hơn: “Ai nói láo không đáng được tính vào sổ con người”, và theo Malesherbes thì: “Vu khống hiểu ngầm một tâm hồn hư đốn và một quả tim khiếp nhược.”
 
Nếu Hoàng đế Théodose còn sống, thì có lẽ Lữ Giang đã bị tử hình lâu rồi, vì theo Hoàng đế Théodose, ông phán án tử hình cho ai đã vu khống kẻ khác quá ba lần. Chỉ cần căn cứ các bằng chứng mà tôi đưa ra trong bài viết này thì Lữ Giang phạm ít nhất 5 tội nói dối: nói dối về ông Bùi Bỉnh Bân, nói dối về bà Hoàng Dược Thảo báo Saigon Nhỏ, nói dối về cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, nói dối về Giáo sư Trần Gia Phụng, nói dối về Diễn Đàn Phố Nắng.
 
Cả nhân loại đều nguyền rủa, lên án, phỉ nhổ về cái tội nói dối ác độc kiểu Lữ Giang. Điển hình một số câu như sau:
 
“Người ta chẳng bao giờ tin một tên nói láo dù nó có nói thật chăng nữa” (Ciero)
 
“Hãy chỉ cho tôi một tên nói láo, tôi sẽ chỉ cho anh một tên ăn trộm” (Herbert)
 
“Cái hình phạt đối với một tên nói dối, thật ra không những là hắn  chẳng được ai tin mà chính hắn không dám tin một ai khác” (George Bernard Shaw)
 
“Láo xược luôn luôn phá hoại” (G.Sand)
 
“Sự dối trá không những chỉ mâu thuẫn với sự thật, mà thường tự    nó mâu thuẫn lẫn nhau” (Daniel Webstewr)
 
“Tội lỗi có rất nhiều nguyên động lực, nhưng sự nói dối là cái giềng mối chắc chắn nhất của nó” (O.W.Holmes)
 
“Dối trá là nọc độc của rắn, là dáng dấp khôn ngoan của loài bò sát” (Đông Phong)
 
“Lợi khẩu ngụy ngôn, chúng cộng ở số”
 
tức: “Lém miệng dối trá, ai nấy đều ghét” (Âu Dương Tu)
 
Học giả Hoàng Xuân Việt nói về con người dối trá của Lữ Giang trong sách “Dụng Nhân Như Dụng Mộc” như sau:
 
“…Người dối tự chà đạp nhân vị của mình. Họ làm cho tha nhân coi thường nếu không phải là bất mãn tinh thần xử thế của họ. Người ta cũng không chịu đựng thái độ khinh ngu của họ khi họ dối. Họ tưởng dối là qua mặt được mà không dè giấu đầu lòi đuôi. Sau cùng ai cũng gớm họ như cùi.
 
Dối có khi làm cho con người dua nịnh, khi tráo trở lời nói để bom thóp, khi thay đổi giọng để vút ve. Không ít người dối tự bản chất, nên hễ hở miệng là dối. Thường kẻ dối lại già hàm. Họ gạt rồi tía lia đính chính, rồi đay đảy chối, rồi khóc nữa.”
 
Lữ Giang là tên bất trị. Y chính là yêu quái, là kẻ vô ý thức ở mãi trong lầm lỗi mà chẳng bao giờ chịu hối hận, ăn năn. Chẳng những thế, y còn tự ái vặt, bướng bĩnh, kèn cựa, kiêu ngạo, ngoan cố, hỗn xược khi đưa ra những lập luận tào lao, những phản biện phi lý nhằm che đậy, bảo vệ cái lầm lỗi, sai trái của mình.
 
Luận Ngữ có chép lời Tử Hạ: “Tiểu nhân chi quá dã tất văn”, tức “Kẻ tiểu nhân phạm lỗi thường đem những lời đẹp đẽ để che giấu”, và Ligou lên án: “Người phạm lỗi mà không biết, thì cũng như kẻ vô tri; biết mà không sửa đổi, thì quả là thằng hèn.”
 
Vì thừa biết cái bản chất cao ngạo và chân tướng háo thắng của Lữ Giang, nên tôi không bao giờ trông đợi sự thức tỉnh hối lỗi của y. Tôi chẳng hề quan tâm đến việc Lữ Giang xin lỗi, vì dưới mắt tôi thì Lữ Giang không có giá trị gì cả. Aristophanes có dặn: “Chúng ta không thể dạy cho một con cua bò thẳng được”, và Apostolius diễn tả mạnh mẽ hơn: “Con sói có thể đổi da chứ không thể đổi bản chất.”
 
Lữ Giang là một con chó sói ác độc và nham hiểm, y sẵn sàng cắn lại bất kỳ ai cho dù là họ có đối xử với y tử tế thế nào chăng nữa. Chính vì vậy mà Ivan Tourgueniev đã dặn dò: “Đừng ai uổng công nuôi chó sói vì lúc nào nó cũng hướng về phía rừng.”
 
2

z1111111111111.gif picture by lekietlam
Bà Hoàng dược Thảo, chủ nhân Báo Saigon Nhỏ
                                             
Hãy nhìn việc Lữ Giang phản bội bà Hoàng Dược Thảo báo Saigon Nhỏ thì đủ biết cái bản mặt vô liêm sỉ và hèn mọn của y. Lữ Giang chịu ơn mưa móc của bà Hoàng Dược Thảo trong suốt 15 năm trời, thế mà y còn tán tận lương tâm phản bội, thì thử hỏi làm sao y có thể “tha” cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu được. Tôi từng có dịp đề cập đến vấn đề này trong bài “Chữ nghĩa Lữ Giang đối chiếu với chữ nghĩa Lữ Giang”, nhưng tôi vẫn thấy cần thiết trình bày lại lần nữa để mọi người có cơ hội nhìn “rõ hơn” về chân tướng bẩn thỉu, xấu xa của Lữ Giang.
 
Trong mục “Những Điều Nên Nói” của báo Saigon Nhỏ, Thứ Bảy, 03 tháng Giêng, 2009 có đăng bài “Về Lá Thư Ký Tên Lữ Giang” do bà Hoàng Dược Thảo, Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút hệ thống Saigon Nhỏ viết. Nội dung bài viết này, bà Hoàng Dược Thảo trích đăng lá thư mà Lữ Giang “chụp mũ” báo Saigon Nhỏ được diễn đàn điện tử Ánh Dương phổ biến, có đoạn  như sau:
 
“…Các bạn thân mến,
 
Bắt đầu tuần này tôi ngưng đăng bài trên Saigon Nhỏ vì khám phá ra bọn tình báo VC giả FBI đã xâm nhập vào tòa báo và hướng dẫn đường lối của tờ báo. Tuy nhiên, tôi vẫn đưa bài lên Internet hàng tuần vì có quá nhiều báo và website cần đăng.
Một tên tình báo VC đã đem đến cho bà Hoàng Dược Thảo một xấp hồ sơ nói là do một nữ điệp viên FBI người Mỹ viết bằng tiếng Việt và lấy tên là Triệu Lan.[….] Tôi thấy bà ta vẫn bị chi phối bởi tên này nên tôi ngưng viết và làm tờ trình cho FBI rồi. [….]  Vài hàng tin cho nhau biết,
 
Lữ Giang” (ngưng trích)
 
Và cũng trong bài viết này, bà Hoàng Dược Thảo có trưng ra bức điện thư của Lữ Giang xin lỗi bà  Hoàng Dược Thảo về việc Lữ Giang đã “chụp mũ” báo Saigon Nhỏ, như sau:
 
“…Bà Thảo,
 
Tôi thành thật xin lỗi về chuyện này. Tôi tin rằng vận hạn nó đến thì nó xui ra như vậy…Tôi cộng tác với bà đã 15 năm. Người ta bảo “Sông có khúc, đời người có lúc”. Khi vận hạn nó đến, tốt hay xấu, đều do Trời định sẵn, mình chỉ chuẩn bị để đón nhận thôi.
 
Tôi mong vận tốt đang đến với bà.
 
Nguyễn Cần” (ngưng trích)
 
Và cũng trong bài viết này, bà Hoàng Dược Thảo đã lột mặt nạ Lữ Giang, tức Tú Gàn, tức Nguyễn Cần, bà viết như sau:
 
 “…Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của đa số đại diện SGN địa phương, là ông Tú Gàn đặt quyền lợi của ông lên trên quyền lợi của báo SGN và hứa với họ là tôi sẽ vô cùng cẩn thận về bài viết của ông Tú Gàn. Từ khi bài viết của ông Tú Gàn bị kiểm duyệt, ông đã nghi kỵ nhiều người trong Ban Biên tập SGN. Nhưng ông Tú Gàn vẫn gửi bài đều đặn hàng tuần, dù tôi có cắt xén và đôi khi quyết định không đăng. SGN có nhân viên phụ trách gửi bài ông Tú Gàn cho người đọc trước khi tôi đọc, rồi có người lo việc trình bày.” […]
 
“Trong thư này, ông Tú Gàn đã xin lỗi thì vì tình nghĩa của 15 năm cộng tác, tôi tha thứ cho ông. Từ nay, ông không còn là thành viên trong đại gia đình Saigon Nhỏ nữa. Tôi có viết thư trả lời ông Tú Gàn như thế và tôi chúc ông bình an trong những ngày sắp tới.” […]
 
“Mấy tháng gần đây, tôi đã phải quyết định bỏ bài của ông Tú Gàn nhiều lần. Sau cơn bạo bệnh năm ngoái, trí óc ông không còn minh mẫn nữa.
Tôi khuyên ông dành thì giờ viết sách thay vì viết báo hàng ngày, nhưng
quyền lợi của ông không hề sụt giảm. Điều này thì ông Tú Gàn không thể không công nhận.” […]
 
“Chấm dứt bài này, tôi bâng khuâng tự hỏi trong 15 năm qua, đã có bao nhiêu lần ông Nguyễn Cần - Tú Gàn trên diễn đàn Saigon Nhỏ vì lý do cảm tính như vậy. Đối với tôi và hệ thống báo Saigon Nhỏ với 15 năm cộng tác, ông Tú Gàn còn có thể hành xử như vậy thì…Trong hoàn cảnh đất nước hiện nay, sự phối kiểm tài liệu hay tin tức thật quá khó khăn, nhất là lịch sử chính trị Việt Nam. Giá trị bài viết thường được đặt trên uy tín và lương tâm của người viết, hơn là tài liệu giấy trắng mực đen. Tôi xin chân thành tạ lỗi những vị đã bị xúc phạm qua những bài viết của ông Nguyễn Cần – Tú Gàn trên diễn đàn Saigon Nhỏ trong 15 năm qua. Với cương vị chủ bút, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những bài viết đã đăng trên Saigon Nhỏ và xin hứa là sẽ thận trọng hơn, sẽ không tin người, không để ai “xâm nhập” vào hệ thống báo Saigon Nhỏ, như tôi vì vô tình và thiển cận đã gây ra trong 15 năm qua.
 
Sau cùng, tôi xin hứa sẽ không phụ lòng người Việt hải ngoại khắp nơi trông đợi về chủ trương bất biến trong vấn đề đấu tranh chống chế độ cộng sản tại Việt Nam của hệ thống báo Saigon Nhỏ.
 
Hoàng Dược Thảo
 
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút hệ thống Saigon Nhỏ” (ngưng trích)


Kính thưa Quý Đồng Hương,
 
Bà Hoàng Dược Thảo nhân danh Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút báo Saigon Nhỏ lên tiếng lột bộ mặt “phản phúc” của Lữ Giang và phủ nhận giá trị các bài viết của Lữ Giang trong quá khứ, cũng như công khai xin lỗi đồng hương và độc giả, hành động can đảm và đứng đắn đó của bà Hoàng Dược Thảo đáng được khen ngợi và xiển dương.
 
Tôi hy vọng bà Bùi Bích Hà, Chủ Nhiệm nhật báo Việt Herald cũng theo gương này mà hành xử cho đúng với chức năng và đạo đức của mình, bằng cách bà Bùi Bích Hà với tư cách Chủ Nhiệm nhật báo Việt Herald phải lên tiếng nhận trách nhiệm về hành động sai trái của nhân viên mình, tức biên tâp viên Lữ Giang, và công khai xin lỗi vong linh Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, gia đình và các chiến hữu của Ông, cùng những người Dân Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa.

Trong Thái Công Binh Pháp có câu: “Dụng nhân bất đắc chính giả đãi”, tức “Dùng người không được chính đáng là điều nguy.”
 
Do đó nhật báo Việt Herald nên khôn khéo mà chọn người cộng tác kẻo chuốc lấy tai vạ. Khổng Tử có nói: “Cùng ở với người thiện, thì giống như vào nhà hoa thơm cỏ lạ, lâu ngày không nghe mùi thơm vì mình đã hóa thơm như vậy. Cùng ở với người bất thiện, thì giống như vào tiệm cá ươn, lâu ngày không nghe mùi hôi vì mình đã hóa hôi như vậy. Son vốn màu đỏ, sơn vốn màu đen, vì vậy quân tử muốn ở cùng với ai thì phải thận trọng vậy.”
 
Sophocle khuyên: “Lìa xa bọn độc ác thì tránh khỏi cái hổ thẹn giống họ”, còn Thái Công Binh Pháp dạy: “Thân sàm viễn trung giả vong. Đàn ác, xích đàm sở dĩ chỉ loạn”, tức “Gần gũi kẻ gièm pha, xa cách người trung trực thì bị diệt vong. Ghét kẻ độc ác, đuổi bỏ kẻ gièm pha để ngừa loạn.”
 
Từ trước tới nay giữa cá nhân tôi và công ty nhật báo Việt Herald chẳng có ân oán, thù hằn gì cả, mà trái lại tôi từng dành nhiều thiện cảm khi tờ báo này mới ra đời. Chính tôi là người đã viết bài chào mừng “100 ngày đầu tiên của Việt Herald” đăng trang bìa ngày 11 tháng 10 năm 2009. Kể ra vậy để chứng minh tôi chẳng hề có ác ý đánh phá nhật báo Việt Herald. Thấy đúng tôi khen, thấy sai tôi góp ý xây dựng. Chờ mãi không thấy công ty nhật báo Việt Herald thể hiện thiện chí và không đáp ứng lại yêu cầu chính đáng của tôi và đồng hương, tôi buộc lòng xử dụng đến cái quyền tự do ngôn luận trong luật định mà Tu Chính Án số 1 cho phép và bảo vệ.
 
Mọi người, trong đó có tôi, có Lữ Giang, có nhật báo Việt Herald đều có quyền tự do. “Ánh sáng đối với mắt như thế nào, không khí đối với phổi người như thế nào, tình yêu đối với lòng người như thế nào, thì tự do đối với tâm hồn con người cũng thế ấy”, Shri Aurobindo đã phát biểu như vậy. Thật lý tưởng và tuyệt vời!
 
Trong bài viết này tôi không chủ trương đi tranh luận về giá trị và sự “giới hạn” của tự do. Cái định nghĩa đơn giản nhất mà tôi thích là của O. Salazar: “Không thể có tự do nào trái ngược với sự thật, không có tự do nào trái ngược với lợi ích chung.” Với định nghĩa giản dị như vậy, tôi có thể kết luận Lữ Giang và nhật báo Việt Herald đã “hiếp dâm” tự do, vì Lữ Giang và nhật báo Việt Herald đã không tôn trọng sự thật khi đăng rằng Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu là một tên “ác ôn côn đồ” mà không trưng dẫn được bằng chứng cụ thể và chính xác.
 
J.B. Say nói: “Không có con đê pháp luật án ngữ thì sự tự do chỉ còn là một giòng suối phá hoại.” Riêng cá nhân tôi, tôi cũng tự xây một con đê để chận lại giòng suối nhơ nhớp của Lữ Giang và nhật báo Việt Herald. Khi tôi lên tiếng phản đối bất cứ ai hay vấn đề gì, tôi tự đòi hỏi chính tôi phải đứng một cách vô tư và khách quan. Tôi phải rời xa bản ngã của mình trước, vì tôi biết bất cứ ai, trong đó có tôi cũng đều có đủ loại cảm giác hỉ nộ ái ố, thương ghét vui buồn, và cả tánh tự cao tự đại nữa. Trong khi nhận xét và phê phán về sự sai lầm của người nào, hay của cơ quan truyền thông báo chí nào, tôi luôn đứng vô tư và dựa trên sự công bình, chứ không chen lẫn những thương ghét, ân oán của cá nhân mình vào đó.
 
Ban lãnh đạo nhật báo Việt Herald cần bình tĩnh, khách quan, khoa học và đừng tự ái để ngồi lại mổ xẻ, nghiên cứu và đưa ra một quyết định sáng suốt nhất, hợp lý nhất, hợp tình nhất, mau sớm nhất để giải quyết vấn đề “một lần cho xong – once and for all.”
 
Trên thế giới, mỗi ngày có hàng triệu lời xin lỗi. Lời xin lỗi nói lên sự văn minh và hiếu hòa của con người. Từ Đức Giáo Hoàng, tới Đức Đạt Lai Lạt Ma, đến các vị nguyên thủ quốc gia, các quốc hội, các cơ quan báo chí truyền thông lớn nhỏ đều sẵn sàng và thành thật nói lên lời xin lỗi khi họ nhận ra mình có lỗi. Ông Dân biểu Wilson phải lên tiếng xin lỗi Tổng Thống Barack Obama ngay lập tức chỉ vì tại quốc hội ông Wilson thốt lời bất nhã với Tổng Thống Obama rằng: “Ông là kẻ nói láo”, vì ông Wilson không tin lời hứa của Tổng Thống Obama là chính phủ ông sẽ không chi cấp tiền y tế cho di dân “bất hợp pháp.”
 
Nếu so sánh giữa hai câu “ông là kẻ nói láo” của Dân Biểu Wilson với “tên ác ôn côn đồ” của Lữ Giang thì câu nào nặng hơn? Đó là chưa kể theo đạo lý Á Đông, người quá cố càng cần phải được kính trọng.
 
Đã đến lúc nhật báo Việt Herald cần trực diện với thực tế. Đừng nên lầm lẫn cho rằng sự phản đối nhật báo Việt Herald chỉ là một hành động đơn lẻ của cá nhân Ngô Kỷ. Không phải vậy, trái lại sự phản ứng của tôi đối với nhật báo Việt Herald là phản ảnh ý kiến của đại đa số đồng hương, đặc biệt của các vị Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa. 
 
Hình thức phản đối êm dịu, có tính cách “tiền lễ hậu binh” đang được tôi áp dụng trong việc đương đầu với nhật báo Việt Herald trong lúc này, nhìn có vẻ nhẹ nhàng, tuy nhiên Quan Tử có nói: “Chớ nên coi thường việc nhỏ: đóm lửa con đủ cháy nhà, lỗ hổng nhỏ đủ đắm thuyền, con sâu đủ hại người.”
 
Nhật báo Việt Herald đã đuổi việc Lữ Giang từ mấy tháng qua, nhưng lại muốn giữ “bí mật” và không muốn ai biết tới sự kiện này, vì nhiều lý do:
 
1) Ban lãnh đạo nhật báo Việt Herald không muốn bị mang tiếng “cạn tàu ráo máng”, và vì không muốn làm bẽ mặt Lữ Giang, ngại rằng Lữ Giang trả thù.
 
2) Ban lãnh đạo nhật báo Việt Herald “mắc cỡ” và sợ “quê” với bá tánh. Họ ngại sẽ bị dị nghị là chẳng lẽ chỉ vì Ngô Kỷ biểu tình phản đối mà cả công ty đồ sộ với biết bao “đỉnh cao trí tuệ” như vậy lại phải đi đáp ứng đòi hỏi sao.
 
3) Ban lãnh đạo nhật báo Việt Herald luôn tự hào bảo vệ “tự do”, việc đuổi Lữ Giang e rằng bị mang tiếng là bóp chết sự tự do của ký giả và trở thành tiền lệ.
 
4) Ngay sau khi nhật báo Việt Herald bị rắc rối về bài “Kẻ phản bội” của Lữ Giang, thì nội bộ báo Việt Herald bắt đầu lủng củng và phân hóa. Nhân sự lãnh đạo trong tòa báo Việt Herald  đang bị chia rẽ.
 



Một mình Ngô Kỷ phải đối đầu cả tập đoàn lãnh đạo báo Việt Herald đầy thế lực tiền bạc, phe đảng

  
  


                                                              Bùi Bích Hà, Đỗ Việt Anh, Trần Văn Chi, Vũ Ánh, Đỗ Dzũng, Ngọc Hoài Phương                                                                
 
Nếu nhật báo Việt Herald vẫn tiếp tục cứng đầu, ngoan cố không lên tiếng "Xin Lỗi," thì sẽ lãnh những hậu quả tệ hại trong tương lai không lường được. Trong Tống sử có ghi: “Kim nhân hữu quá, bất hỹ văn tri, do húy tật kỵ, tốt diệt kỳ thân nhi vô quái giả”, tức “Nay người có lỗi không muốn người ta nghe biết, cũng như người đau dấu bệnh, sợ thầy thuốc, sợ thầy thuốc thì phải chết không lạ gì cả.”
 
Nhật báo Việt Herald cần phải có một cái tâm trong sáng và thiện chí. Nếu còn muốn che đậy, tránh né sự lầm lẫn, sai trái của mình thì khó mà giải quyết vấn đề một cách nghiêm túc và đứng đắn được. Cố Tổng Thư  Ký Liên Hiệp Quốc Hammarskjold trong cuốn nhật ký có để lại một câu nói bất hủ: “Bạn không thể đùa với con thú trong người bạn mà không trở nên cầm thú, đùa với sự dối trá mà không phản lại chân lý, đùa với sự thô lỗ mà không làm tổn thương tâm hồn thanh nhã của bạn. Ai muốn giữ cho khu vườn của mình sạch sẽ thì không nên để cho một góc vườn nào đó còn cỏ dại.”
 
  z22.gif picture by lekietlam
Xe Vàng với biểu ngữ đậu thường trực trước tòa soạn báo Việt Herald kể từ 16 tháng 10 năm 2009

3

Kính thưa Quý Đồng Hương,
 
Thật ra thì nhật báo Việt Herald có đồng ý xin lỗi hay không, tôi cũng chẳng có được lợi lộc gì. Tôi cũng không được giàu hơn hay bị nghèo xuống, mà cũng chẳng có mập lên hay ốm bớt, nhưng tôi biết một điều là nếu nhật báo Việt Herald đồng ý nói lời xin lỗi như sự đòi hỏi chính đáng của tôi và đồng hương, thì có lẽ là tôi vui lắm, coi đó như một an ủi tinh thần. Đó là khi đứng trước di ảnh và vong linh cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, tôi sẽ hãnh diện thưa với Ông rằng: “Thưa Tổng Thống, lúc còn sống Ông đã lãnh đạo để bảo vệ đất nước và cho cá nhân tôi được sống còn đến ngày hôm nay, bây giờ Ông đã ra người thiên cổ tôi quyết tâm bảo vệ danh dự cho Ông.”
 
Cố Tổng Thống đã yên giấc ngàn thu dưới lòng đất lạnh, chắc Ông cũng chẳng quan tâm gì đến lời phạm thượng của Lữ Giang và nhật báo Việt Herald. Cũng giống như Chúa Giêsu là Thiên Chúa cao cả, nhân từ, nên trước khi chết vì bị bọn ngu muội đóng đinh, Ngài nói: “Lạy Cha xin tha cho chúng vì chúng lầm không biết việc chúng làm.” Nhưng những công dân của Tổng Thống đang còn sống trên trần thế này thì làm sao có thể tha thứ cho cái bọn bất nhân khả ố này được. Chính vì vậy tôi phải có nhiệm vụ bảo vệ sự thật và không cho bất cứ kẻ nào, tờ báo nào được phép xúc phạm và mạ lỵ người quá cố một cách vô lý, bất công.
 
Lữ Giang bị báo Saigon Nhỏ “công khai” sa thải, và bị nhật báo Việt Herald “âm thầm” đuổi cổ. Lữ Giang không còn nơi nương tựa, nên mới bám víu và ẩn núp dưới “cái dù” Trần Văn Chi. Chính vì vậy mà Trần Văn Chi “hồ hởi” đánh bóng Lữ Giang trên chương trình “Meet The Press - Gặp Gỡ Báo Chí”. Lữ Giang có được cơ hội ngồi “nổ” lung tung, um sùm trên truyền hình, làm ra vẽ nhà “thông thái” nhằm vớt vát lại chút đỉnh danh dự. Hai “thầy trò” Trần Văn Chi - Lữ Giang phải nương tựa nhau mà sống, như câu chuyện “Rắn ở đầm cạn” của Hàn Phi Tử sau đây:
 
“Đầm nước khô cạn, rắn ở trong đầm phải rời chỗ ở đi nơi khác. Có một con rắn nhỏ nói với con rắn to: Anh đi trước, tôi theo sau, người ta sẽ biết là rắn thường bò đi tìm chỗ ở, nhất định sẽ bắt giết anh trước, chi bằng để tôi ngậm vào anh, anh cõng tôi đi, người ta nhìn thấy tưởng là rắn thần không dám đụng đến.
 
Thế là hai con rắn ngậm vào nhau, rắn lớn cõng rắn nhỏ trên lưng bò ngang qua đường cái, mọi người trông thấy đều sợ tránh ra bảo nhau: Đó là rắn thần.” (ngưng trích)
 
Và câu chuyện “Chuột ở trong miếu” của Án Tử Xuân Thu cũng tờ tợ trường hợp trên:
 
“Miếu thờ thần đất được làm bằng gỗ, thoa một lớp bùn bên ngoài. Con chuột sống ở trong đó. Người ta nếu dùng khói xông nó thì sợ cháy gỗ; nếu dùng nước giội thì sợ hư lớp bùn bên ngoài. Con chuột ấy sỡ dĩ không bị giết chết, là vì con người sợ bị hư miếu.” (ngưng trích)
 
Không ai, không đài, không báo nào có thể che chở, cứu vớt được Lữ Giang. Dù có chải chuốt, đánh bóng cho Lữ Giang cách mấy chăng nữa thì cũng bằng thừa. Vở tuồng nào rồi cũng đến hồi kết thúc, sau hậu trường cái mặt nạ “nhà báo, sử gia” Lữ Giang cũng bị rớt xuống một cách thê thảm, chỉ còn hiện nguyên hình một con ác quỷ đội Iớp người. “Không có gì có thể che đậy được dưới ánh sáng mặt trời.”
 
Pháp Ngôn chép lời Dương Hùng: “Dương chất hổ bì, kiến thảo nhi duyệt, kiến sài nhi chiến, vong kỳ bì chi hổ dã.” Lữ Giang cũng chỉ thuộc loại mình dê lốt hổ, thấy cỏ thì thích, thấy sói thì run, quên mất cái cốt hổ mình mang mà thôi.
 
Câu chuyện “Con cú mèo và con chim gáy” trong “Cổ Học Tinh Hoa” của ÔN NHƯ Nguyễn Văn Ngọc và TỪ AN Trần Lê Nhân là bài học cho Lữ Giang:
 
“Con cú mèo gặp con chim gáy.
 
Chim gáy hỏi: Bác sắp đi đâu đấy?
 
Cú mèo nói: Tôi sắp sang ở bên phương đông.
 
- Tại sao làm như thế?
 
- Ở đây người ta nghe tôi kêu người ta ghét, cho nên tôi phải đi chỗ khác.
 
Chim gáy nói: Bác có thể nào đổi tiếng kêu đi mới được. Chớ không đổi tiếng kêu, thì sang phương đông, người ta nghe tiếng, cũng lại ghét bác thôi, vì nhân tình đâu mà chả thế. Cứ như ý tôi, thì không gì bằng bác phải rụt cổ, thu cánh suốt đời không kêu nữa là hơn.” (ngưng trích)
 
Tuân Tử khuyên: “Phàm lưu ngôn, lưu thuyết, lưu sự, lưu mưu, lưu tố, bất quan nhi hoành chí giả, quân tử thận chi”, tức “Phàm những lời nói lông bông, những câu mách lẻo, những việc bắt bóng bắt gió, những âm mưu hãm hại, những lời gièm pha, những chuyện ngang ngược bất công, người quân tử đều phải thận trọng.”
 
4
 
Có nhiều giả thuyết khác nhau được đưa ra để giải thích lý do khiến Lữ Giang điên cuồng viết bài nhục mạ Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Riêng tôi nghĩ thì lý do đơn giản là chỉ vì Lữ Giang ganh tị và muốn “nổi” mà thôi, chứ y chẳng có yêu nước thương nòi gì, mà y cũng chẳng có thiết tha chi đến sự trung thực của lịch sử cả.
 
“Yến tước an tri hồng hộc chí”, Lữ Giang là chim yến, chim sẻ làm sao biết được chí chim hồng, chim hộc (chim trời lớn).

Bằng chứng là trong chương trình Ngụy Vũ Show của đài Little Saigon TV, thứ Năm ngày 12 tháng 11 năm 2009 liên quan bài viết của Lữ Giang nhục mạ cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, tạo cho dư luận sôi nổi, thì Lữ Giang xác nhận như sau“Đúng vậy. Bài viết controversy, gây tranh luận. Kỹ thuật làm báo, khi học họ chỉ cho mình như vậy. Một bài viết không gây tranh luận là bỏ đi. Tức là, chẳng ai đọc đâu. Bắt buộc lối viết là như vậy.” (ngưng trích)

z22222.gif picture by lekietlam
Ngụy Vũ phỏng vấn Lữ Giang
 
Căn cứ vào câu trả lời của Lữ Giang khiến tôi không còn nghi ngờ gì nữa về gian ý của Lữ Giang là muốn bài viết mình được nổi tiếng mà bất chấp sự thật. Phải nói là tôi vô cùng sửng sốt và ngạc nhiên khi nghe Lữ Giang trả lời một câu “xanh dờn” như vậy. Chẳng biết Lữ Giang học trường nào mà lại dạy kỹ thuật làm báo như thế?
 
Khi viết bài “Kẻ phản bội” đăng trên nhật báo Việt Herald, Lữ Giang tự nhận là sử gia kiêm nhà báo, do đó tôi tìm đọc phần “Biên Niên Sử” (Les Annales historiques) trong quyển sách “Lịch Sử Báo Chí Việt Nam” ấn hành vào năm 1973 và được biên soạn bởi ông Huỳnh Văn Tòng, Tiến sĩ Báo chí Sorbonne - Paris, Giáo sư Báo chí Viện Đại Học Vạn Hạnh và Đà Lạt, mà trong đó ông có đề cập đến trách nhiệm người viết sử như sau:
 
“Dưới các triều vua thường lập ra giám sử biên chuyên ghi chép các sử liệu. Ở Việt Nam , vào các thời kỳ tự chủ, các vua chúa thường đặt ra các vị quan chuyên viết sử và ghi chép tất cả những biến cố quan trọng xảy ra trong nước.
 
Một quan đại thần là Lê Quí Đôn, đã xác nhận điểm này như sau: “Một phương pháp hay để viết sử là các biến cố phải được ghi chép một cách đúng đắn và khách quan để cho độc giả có thể hiểu những biến cố ấy như là chính họ trông thấy.” (ngưng trích)
 
Còn trong cuốn “Để Trở Thành Nhà Văn” do nhà sách Khai Trí xuất bản năm 1968, trong phần nói về một số nguyên tắc có thể viết được một bài phê bình đứng đắn, tác giả Nguyễn Duy Cần phân tích:
 
“Bài phê bình đứng đắn, xứng đáng với danh từ tốt đẹp của nó, trước hết, phải có một giọng tao nhã, dễ thương và hoạt bát.
 
Lễ độ là tinh túy của văn minh, dù ở bất cứ trường hợp nào. Nhất là văn chương, theo cái nghĩa của danh từ, thì trước hết phải là thanh lịch. Lời mà thô lỗ, cộc cằn, mất dạy không còn phải là văn chương nữa. Joubert nói: “Một ít hiền lành nhã nhặn cũng phải có, dù là trong bài phê bình công kích; nếu tuyệt nhiên thiếu nó, thì không còn phải là văn chương nữa (…) Ở đâu không có sự thanh nhã gì cả, là không có văn chương (…) Không phải muốn chửi mắng là chửi mắng, muốn bôi lọ là bôi lọ, muốn xuyên tạc là xuyên tạc, muốn vu cáo là vu cáo cho hả cái lòng oán ghét ganh tị của mình.” (ngưng trích)
 
Đọc cuốn “Cuộc đời viết văn làm báo TAM LANG - TÔI KÉO XE” của Thế Phong nói về nhà báo Vũ Đình Chí bút hiệu Tam Lang sinh năm 1900, bước vào làng báo từ thuở báo giới Việt Nam còn phôi thai, bước đi chập chững. Nhà báo Tam Lang thuyết trình với sinh viên Văn Khoa về đề  tài “Cuộc Đời Viết Văn Làm Báo” vào năm 1971, mà lúc đó ông tuy đã 71 tuổi mà có tới 50 tuổi nghề làm văn, viết báo, có một đoạn như sau:
 
“Tuy nhiên, định giá trị của một người làm báo, nhất là nhật báo, người ta không thể chỉ căn cứ vào học lực của người ấy, mà căn cứ vào lương tâm nghề nghiệp (conscience professionnelle) mới là điều tối cần.
 
Có học mà viết báo, nói dỡ thành hay, hay thành dỡ, đen ra trắng, trắng ra đen, thì vẫn đáng khinh không bằng người thất học mà vẫn đáng kính, đáng trọng vì biết kính trọng sự thật, khi cầm bút viết cho công lợi công ích. (…)
 
Hầu hết người làm văn, viết báo dù là báo thông tin, báo nghị luận, hay báo trào phúng; đều ôm ấp một hoài bão, một lý tưởng: cải tạo xã hội với một cuộc cách mạng bằng giấy bút, đả phá mọi áp bức, bất công. (…)
 
Văn hào Victor Hugo, một nhà văn, nhà báo trứ danh của Pháp, đã từng tham dự cuộc cách mạng khắc diệt bạo quyền, bằng những bài báo hiệu triệu toàn dân vùng lên, đã từng viết: On ne peut faire la Révolution avec une mauvaise littérature. (Người ta không thể làm một cuộc cách mạng với thứ văn chương bá láp)
 
Nghề báo, do tinh thần cầu tiến của người viết đã được nâng cao từ địa vị thấp kém: nhặt tin chó chết lên địa vị cao cấp, đệ tứ quyền. (…)
 
Người làm báo, muốn đạt được thiên chức của mình, trước hết phải biết nói sự thật, dám nói sự thật để thực hiện cái quyền thứ tư mà dân chúng đã trao cho và tín nhiệm.
 
Họ chỉ đáng quý, đáng trọng khi phụng sự được sự thật trong tinh thần tự do, bác ái, công bằng
 
Ngược lại, họ sẽ thành bẩn thỉu, tai hại nếu họ chỉ gieo rắc những sai lầm, những xuyên tạc do đó, gây ra trong xã hội sự rối loạn, hoang mang, tờ báo nếu người làm báo biết sử dụng nó đúng mức, thì đó là một lợi khí cải tạo xã hội có sức mạnh vạn năng.
 
Người không biết dùng nó phải đường, thì đó là con dao nhọn đâm ngay chính mình trước nhất.” (ngưng trích)
 
Phần trích dẫn trên gồm cả kim lẫn cổ, tôi muốn chứng minh rằng chính những vị “sư huynh, sư phụ, sư tổ” báo chí này nói lên cái trách nhiệm, tư cách, đạo đức của báo chí là phải tôn trọng sự thật, trung thực, minh bạch và công bằng, chứ không như quan niệm “mất dạy” của Lữ Giang là viết báo chỉ cần làm sao bài viết “gây được chú ý, tranh luận, controversy” là được.
 
Phần trên là ý kiến của các sử gia, nhà báo Việt Nam , còn các nhà báo Mỹ thì quan niệm ra sao? Mời quý vị đọc tiếp phần dưới đây, mà phần này tôi đã có dịp trình bày trong bài viết trước “Lại chuyện Việt Herald.”
 
Trong quyển sách gối đầu giường của nhà báo là “The Professional Journalist” tức Ký Giả Chuyên Nghiệp do ông John Hohenberg, Giáo sư Báo chí học tại Viện Đại Học Columbia viết, trong chương 4, phần “Sử Dụng Ngôn Ngữ”, ông viết mở đầu như sau:
 
“Không thể cẩu thả trong việc sử dụng ngôn ngữ ở các ngành truyền thông được. Ngôn ngữ ở đây phải chuyển được tin tức, ý kiến và tư tưởng tới quần chúng càng hữu hiệu càng tốt. Cũng không hạ giá văn phạm. Trình độ văn phạm của báo chí ít ra cũng phải cao bằng trình độ của những độc giả hoặc khán thính giả có học thức, nếu không báo chí mất ngay sự kính trọng của quần chúng.” (ngưng trích)
 
Và trong đề tài “Tiêu Chuẩn Nghề Nghiệp hay Những Giáo Điều Của Làng Báo” thì Hiệp Hội các Chủ Bút Nhật Báo Hoa Kỳ (American Society of Newspaper Editors) đã đưa ra như sau:
 
“Nhiệm vụ đầu tiên của báo chí là truyền đạt tin tức cho nhân loại về những cái gì mà con người làm, cảm thấy và nghĩ đến. Do đó, báo chí đòi hỏi những người hành nghề (practitioners) phải có một trình độ hiểu biết, kiến văn và kinh nghiệm sâu rộng nhất cũng như những khả năng do thiên phú hoặc do huấn luyện về quan sát và suy luận. Thêm vào tư cách là một biên niên ký, báo chí có những nghĩa vụ (obligations) không thể tách rời được là giáo huấn và dẫn giải/
 
Muốn làm tròn nhiệm vụ, phải có một số tiêu chuẩn hành nghề và đó cũng là những ước nguyện của báo chí Hoa Kỳ. Những giáo điều (canons) đó đã được đặt ra như sau:
 
I
 
Trách nhiệm. Quyền của một tờ báo để lôi cuốn và duy trì độc giả không thể bị hạn chế vì bất cứ lý do nào ngoài lý do phúc lợi công cộng. Việc sử dụng một tờ báo để gây sự chú ý của công chúng cũng phải dùng để định rõ ý thức trách nhiệm mà mỗi nhân viên trong tòa soạn đều phải chia xẻ gánh vác. Một ký giả dùng quyền lực của mình cho lợi riêng hoặc nói một cách khác cho mục tiêu thấp hèn thì không xứng đáng với một kỳ vọng cao cả nào.
 
 
II
 
Tự do báo chí. Tự do báo chí được coi như là một quyền sống còn của nhân loại. Đó là quyền không thể chối cãi được về việc thảo luận bất cứ cái gì không bị luật pháp cấm chỉ minh bạch, kể cả sự thận trọng của bất cứ điều lệ hạn chế nào.
 
III
 
Độc lập. Không bị gò bó bởi bất cứ sự ràng buộc  nào trừ lòng trung thành với lợi ích công cộng là điều thiết yếu.
 
1) Ủng hộ bất cứ quyền lợi riêng tư nào ngược lại với phúc lợi chung dù với bất cứ lý do nào đều không tương hợp với nền báo chí liêm chính. Những cái gọi là truyền đạt tin tức từ các nguồn tin riêng tư không được phổ biến nếu không công bố nguồn tin hoặc không chứng minh được là có giá trị của tin tức, cả về hình thức lẫn nội dung.
 
2) Óc bè phái, trong bài bình luận xa rời sự thật một cách rõ ràng, làm tổn thương cho tinh thần cao cả của nền báo chí Hoa Kỳ; trong tin tức, nó làm hại cho  nguyên tắc căn bản của nghề nghiệp.
 
IV
 
Thành thật, sự thật, chính xác. Giữ tín nhiệm với độc giả là nền tảng của tất cả các ngành báo chí xứng đáng với danh nghĩa đó.
 
1) Qua mọi khía cạnh của sự tín nhiệm, một tờ báo bắt buộc phải nói lên sự thật. Nó không thể nào được tha thứ vì thiếu sự đầy đủ hoặc thiếu chính xác trong phạm vi kiểm soát của nó, hoặc thất bại trong việc thực thi những đức tính đó.
 
2) Những đề mục (tít) phải được hoàn toàn bảo đảm bởi nội dung của những bài báo mà chúng chế ngự.
 
Vô tư. Cách thức làm việc chắc chắn cho thấy có sự phân biệt rõ ràng giữa tường thuật tin tức và bày tỏ ý kiến. Tường thuật tin tức phải không bị gò bó bởi ý kiến hoặc bất cứ sự thiên lệch nào.
 
Qui tắc này không nên đem áp dụng cho cái gọi là bài đặc biệt chỉ dùng để biện minh hoặc có chữ ký cho phép có những kết luận hoặc dẫn giải của người viết.
 
Công bình. Một tờ báo không được đăng những lời buộc tội không chính thức làm hại danh giá và đạo đức mà không cho bị cáo có cơ hội bào chữa; cách thức làm việc đứng đắn đòi hỏi phải cho có cơ hội như vậy trong tất cả trường hợp tố cáo nghiêm trọng ngoài những biên bản của tư pháp.
 
1) Một tờ báo không được xâm phạm những quyền riêng tư hoặc những cảm nghĩ (của con người) nếu không chắc chắn trong việc phân biệt quyền của công chúng với sự hiếu kỳ của công chúng.
 
2) Đặc quyền cũng như bổn phận của một tờ báo là phải sửa chữa ngay và đầy đủ những lỗi lầm về sự kiện và ý kiến của báo đó bất cứ phát xuất từ đâu.
 
Đứng đắn. Một tờ báo không thể tránh khỏi tội thiếu thành thật nếu trong khi đề cao tinh thần nghề nghiệp lại đi cung cấp những yếu tố có tính cách kích thích để làm căn bản cho cách thức cư xử như đã thấy những chi tiết về tội ác và tật xấu; phổ biến những điều như vậy rõ ràng không có gì cho ích lợi chung. Vì thiếu uy quyền để bắt buộc thi hành những giáo điều của mình, báo chí có đại diện ở đây chỉ có thể bày tỏ hy vọng rằng sự phó mặc cố ý cho những bản năng xấu xa sẽ bị công chúng không tán thành hoặc bị đồng nghiệp kết án…” (ngưng trích)
 
Đề cập về vấn đề người làm báo viết quá trớn sẽ bị mang tội “phỉ báng”, sách viết:
 
 “Theo định nghĩa của Tiểu Bang New York về phỉ báng (Khoản 1340, Hình Luật Tiểu Bang N.Y.) là một trong những định nghĩa rộng rãi nhất và hữu dụng nhất ở Hoa Kỳ:
 
“Một xuất bản phẩm có ác ý được viết ra, in ra, bằng hình ảnh, hình khắc, dấu hiệu hoặc cái gì khác hơn là lời nói, làm cho một người còn sống hoặc vong linh của một người quá cố bị ghét bỏ, khinh miệt, chê cười, ô nhục, hoặc xuất bản phẩm đó gây ra hoặc có ý làm cho bất cứ người nào bị xa lánh hoặc ghét bỏ, hoặc nữa có khuynh hướng mạ lỵ người nào, đoàn thể nào hiệp hội nào, trong công việc hoặc trong chức vụ của người ấy, của đoàn thể ấy và hiệp hội ấy, là phỉ báng…” (ngưng trích)
 
Những nguyên tắc và tiêu chuẩn mà Hiệp Hội Chủ Bút Nhật Báo Hoa Kỳ nêu ở trên, được coi như là kim chỉ nam cho nghề báo. Và dựa theo đó, tôi quả quyết và kết luận rằng Lữ Giang không hội đủ tiêu chuẩn, hay nói đúng hơn là không xứng đáng và không có đủ trình độ, tư cách, tác phong, đạo đức để được công nhận là một nhà báo đúng nghĩa. Lữ Giang chỉ là một tên viết mướn, viết theo “đơn đặt hàng” hay viết theo “chỉ thị” mà thôi. Ngôn ngữ đẹp là biểu hiện cụ thể của tâm hồn đẹp. “Có thiện tâm mới có thiện ngôn”. Một người như Lữ Giang chỉ có tâm địa xấu xa, đố kỵ, bỉ ổi, thấp hèn và điêu ngoa mà thôi, do đó y không thể nói hoặc viết ra được điều êm ái, tốt lành được.
 
Chính A. Vincent đã đặt nặng trách nhiệm và giá trị của ngòi bút: “Hãy cân 3 lần lời bạn nói và 7 lần điều bạn viết”.
 
Như tôi đã đã xác định ở trên, Lữ Giang nhục mạ cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu chỉ vì muốn “nổi”. Trong quyển “How to stop worrying”, ông Dale Carnegie kể một câu chuyện có ý nghĩa tương tự:
 
“Ông Hoàng xứ Galles, bây giờ là công tước Windsor…khoảng 14 tuổi, đang học trường Hải quân Datmouth ở Devonshire. Một hôm, các sĩ quan thấy ông khóc, liền hỏi duyên cớ. Mới đầu ông giấu, sau ông thú rằng bị các bạn học đá đít. Sĩ quan hiệu trưởng bèn quở rầy bọn kia và bảo họ rằng Hoàng tử không mách, nhưng ông muốn hiểu tại sao họ không đá đít những học sinh khác mà nhè Hoàng tử mà xử như vậy?...Họ thú rằng họ làm vậy là để sau nầy giữ chức Thuyền trưởng trong Hải quân của Hoàng gia, họ có thể khoe rằng hồi nhỏ đã đá đít Hoàng đế.” (ngưng trích)
 
Theo thói đời, địa vị càng cao bao nhiêu, thì đời càng thích mạt sát bấy nhiêu. Schopenhauer trước kia đã viết: “Những kẻ hèn kém thấy thỏa thích vô cùng khi họ vạch ra được những lỗi lầm cùng những tật nhỏ của hạng người xuất chúng.” Do đó muốn trở thành một nhà phê bình đứng đắn, cần nên tránh xa lối phê bình ganh tị nầy do “tự ti mặc cảm” gây ra.
 
Vì đầu óc Lữ Giang quá hẹp hòi, nhỏ mọn, thiển cận, ích kỷ, nên y thường thích suy diễn, lý luận “hai xu” nhằm chứng tỏ ta đây là nhà thông thái, uyên bác. Hãy nghe Học giả Hoàng Xuân Việt kể câu chuyện “Lý luận hai xu” trong sách Nghệ Thuật Trồng Người như sau:
         
“Có một ông giáo dạy Pháp văn ở một trường trung học nọ, rất say mê trong lý luận bá xàm. Học sinh của ông bị sình ruột, phóng uế khí, ông nghe ông cũng “lý luận” nào ăn uống phải điều độ, nào nên giữ phép lịch sự, nào uế khí cấu thành bởi những yếu tố gì. Thấy một vài trò ngồi rung đùi, ông cũng “thuyết” nào hút thuốc nên thần kinh hệ bị kích thích, nào phải tự chủ, nào con những người uống ruợu thường có tính nóng nảy nên hay giật gân. Thấy phụ nữ có đầu tóc quăn ông cũng không quên bàn sắc đẹp phụ nữ. Nói tắt: Ông là một người đa ngôn. Mới đầu, lớp học tưởng ông là người đa kiến đa văn, là người hoạt bát, nên kính trọng. Sau một thời gian họ nhàm chán ông vì ông hay liền mép lý luận những chuyện lăng nhăng. Uy tín và uy quyền ông dần tan đi như mây khói.” (ngưng trích)


Kính thưa Quý Đồng Hương,

Lữ Giang luôn cho rằng y mới là nhà báo đang nắm giữ vai trò lớn lao và quan trọng, y mới có tư cách và khả năng hướng dẫn dư luận. Đây là một tưởng tượng ngu xuẩn và xấc láo vô cùng. Lữ Giang làm gì có tư cách và trình độ để hướng dẫn dư luận.
 
Trong thời kỳ thông tin đại chúng bùng nổ này, internet đến tận mọi nhà, công chúng có đủ phương tiện để nắm bắt mọi tin tức một cách mau chóng, cập nhật và đầy đủ. Người Việt đang sống tại hải ngoại, đặc biệt tại Mỹ bây giờ dân trí rất cao, nên họ đủ sáng suốt để tự nhận định và đưa ra quan điểm về một sự kiện hay tin tức nào, chứ không phải sống trong một chế độ cộng sản độc tài mà tin tức bị bưng bít, một chiều như ở Việt Nam.
 
Bổn phận của báo chí là thông tin, chứ không phải để đóng vai trò tuyên truyền hay áp đặt quan điểm của mình lên trên độc giả được, mà trái lại cần phải tôn trọng quyền tự do tư tưởng và óc phán đoán của độc giả. Báo chí có quyền đưa ra quan điểm và nhận định của tờ báo, tuy nhiên không thể đòi hỏi độc giả phải tin tưởng vào cái “khuôn vàng thước ngọc” của mình. John Heywood có nói: “Một người có thể dắt một con ngựa đến nơi có nước nhưng không bắt con ngựa ấy uống nước được, khi nó không muốn.”

Lữ Giang, chỉ biết ‘bi bô” cho sướng miệng mà không biết là mình nói “tiền hậu bất nhất” và hoàn toàn “mâu thuẫn” giống như câu chuyện “Mâu thuẫn” của Hàn Phi Tử được kể sau đây. Nói lên cái ngu xuẩn và lố bịch, lộng ngôn, mâu thuẫn của Lữ Giang:
 
“Nước Sở có người đi bán mâu và thuẫn, anh ta khoe cái thuẫn của mình rằng: “cái thuẫn của tôi rất chắc, không có vật gì nó đâm không thủng.”
 
Có người hỏi ngược lại anh ta: “nếu lấy cái mâu của anh đâm vào cái thuẫn của anh thì sẽ thế nào? Anh ta ngậm ngự không trả lời được.
 
Nên biết rằng, cái thuẫn đâm không thủng và cái mâu không có gì đâm không thủng, hai cái đó không thể cùng tồn tại.” (ngưng trích)

5

Kính thưa Quý Đồng Hương,


Như tôi đã minh xác nhiều lần, tôi không phải là bà con, họ hàng thân thuộc gì với cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Tôi cũng chẳng phải là người Ninh Thuận để được hưởng lây tiếng đồng hương. Tôi lại không phải là thuộc cấp, chiến hữu, hay là ông tướng, tá, bộ trưởng, thứ trưởng, thượng nghị sĩ, dân biểu, giám sát viện, chánh án, Quốc Gia Hành Chánh, Võ Bị Đà Lạt, Sĩ Quan Thủ Đức, Chiến Tranh Chính Trị, đại thương gia v.v.. đã từng phục vụ hay hưởng ơn mưa móc, bổng lộc từ Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu hay của chính phủ Đệ Nhị Cộng Hòa. Tôi cũng không phải là mấy ông tư lệnh vùng hay quý ngài thị trưởng, tỉnh trưởng.
 
Tôi rất thông cảm cho hoàn cảnh và tâm trạng những người đang câm lặng, không dám lên tiếng phản đối Lữ Giang và nhật báo Việt Herald về việc nhục mạ Cố Tổng Thống Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, một vị  từng lãnh đạo và có thể từng ban ơn mưa móc cho họ. Họ câm nín mà không dám nói lên lời công đạo vì “lực bất tòng tâm”, vì sợ bứt dây động rừng, vì sợ mang họa vào thân, và vì sợ Lữ Giang và nhật báo Việt Herald trả thù, chửi lây tới họ. Dù sao thì tôi cũng mừng là ít ra họ không a dua theo Lữ Giang và nhật báo Việt Herald để mà phản bội lại Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, như thế thì cũng là quý hóa lắm rồi. “Gia bần tri hiếu tử. Quốc loạn thức trung thần.”
 
Tôi chỉ là một người công dân bé nhỏ tầm thường trong khối 25 triệu người miền Nam Việt Nam yêu chuộng tự do, nên lúc nào tôi cũng kính trọng và biết ơn các vị lãnh đạo đất nước mình, mà trong đó có Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Tôi không được phép coi bên nào trọng bên nào khinh, mà chỉ biết chu toàn bổn phận công dân một cách công bình, phải đạo. Còn công tội, phải trái, đúng sai, hãy để dành cho lịch sử.
 
Từ lúc tôi quyết định lên tiếng phản đối bài viết “Kẻ phản bội” của Lữ Giang cho đến nay, tôi không hề liên lạc với gia đình Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, và cũng không hề thảo luận hay hội ý bất cứ điều gì với Ban Tổ Chức Lễ Tưởng Niệm hay các hội đoàn, cá nhân ủng hộ Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Tôi không có nhu cầu hay sự cần thiết nào để làm việc đó cả.
 
Lúc mất nước tôi chỉ là một sinh viên trẻ thì đâu có gì liên hệ sâu rộng với Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, ngoài cái ơn tôi đã mang là nhờ Ông lãnh đạo đất nước mà người dân hậu phương như tôi mới được sống còn tới ngày hôm nay. Và cũng bởi chịu cái ơn nghĩa lớn lao đó, vì cái bổn phận thiêng liêng đó mà tôi quyết tâm bảo vệ danh dự cho Ông để coi như là một sự đền đáp của một người còn biết liêm sỉ là gì.
 
Kể từ ngày tôi biểu tình, lên tiếng phản đối nhật báo Người Việt xúc phạm lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ trong chậu rửa chân, và việc Chủ Nhiệm Đỗ Ngọc Yến ngồi họp với phó Thủ Tướng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Tổng Lãnh Sự Nguyễn Xuân Phong một cách bí mật tại San Francisco vào năm 1998, cũng như việc tôi đòi hỏi nhật báo Việt Herald phải trả lại danh dự và sự công bình cho Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, gia đình, chiến hữu của ông, và Dân Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa vì nhật báo Việt Herald in bài “Kẻ phản bội” của Lữ Giang, thì tôi bị ban lãnh đạo hai tờ báo này và tay chân, bộ hạ, phe đảng của họ, kể cả của Cộng Sản Việt Nam trong nước như tờ “Công An Thành Phố Hồ Chí Minh” lên tiếng nhục mạ, công kích, chửi rủa, bỉ thử cá nhân tôi.
 
Oscar Wilde nói một câu thâm thúy như sau: “Người ta nói về anh, thật là kinh khủng! Nhưng có một điều rất tệ: Người ta không nói đến anh.” Chính vì vậy tôi không hề lấy làm bực tức, buồn phiền hay khó chịu. Khi đấu tranh là phải biết tiên đoán, chấp nhận đương đầu, và hứng chịu những tiếng bấc tiếng chì, tiếng ong tiếng ve của xã hội. Điều quan trọng là phải biết nhận định. Marie d’Agooli phát biểu: “Có những lời nói bốc lên như ánh lửa và những lời nói như trời mưa.”
 
Đang sống trong một đất nước dân chủ, tự do, tôi thấu hiểu được giá trị cao cả của quyền tự do ngôn luận mà triết gia Voltaire từng phát biểu: “Tôi không đồng ý quan điểm của anh, tuy nhiên tôi tranh đấu cho đến chết để bảo vệ cho anh được có tiếng nói.” Điều quan trọng nhất là phải tôn trọng sự thật. Không được phép lợi dụng quyền tự do ngôn luận để bịa đặt, vu oan giá họa, chụp mũ nhằm cố tình nhục mạ, phỉ báng, mạt sát danh dự kẻ khác nhằm thỏa mãn thú tính, và chất chứa đầy tâm địa độc ác, thiên kiến, võ đoán, ích kỷ, hỗn xược và thấp hèn.
 
Dù rằng tôi bị bọn Việt gian và một số người hèn hạ, đố kỵ, tị hiềm cố tình bôi bẩn, nhục mạ, phỉ báng, nói xấu, dè bỉu, bỉ thử, chụp mũ, ném bùn tôi,nhưng tôi vẫn cố gắng nhẫn nhục chịu đựng để có thể tiếp tục chu toàn con đường lý tưởng  mình đã chọn. Tôi cũng tự an ủi tiếp, nhớ lời của Noel-Noel: “Nhân vô thập toàn. Người ta không thể là thánh cũng như chẳng thể sống không có vi trùng.”
 
Phật Thích Ca có khuyên: “Oán không diệt được oán, lửa không dập tắt được lửa, chỉ có tình thương mới diệt được nó thôi.” Chúa Giêsu thì dạy: “Kẻ nào dùng gươm sẽ phải chết vì gươm.”
 
Và cố Tổng Thống Lincoln để lại lời khuyên: “Người nào muốn tu thân tự tiến thì không phí thì giờ cãi vã nhau. Những cuộc gây lộn đó làm cho tinh thần hóa ra khó chịu và làm mất sự tự chủ đi. Thỉnh thoảng phải biết nhịn người. Thà nhường lối cho một con chó còn hơn là tranh nhau với nó để nó cắn cho. Vì dù giết được nó thì vết cắn cũng không lành ngay được.”
 
Nói đến chó thì Phật Tâm Tuệ Ngữ cũng có chép: “Ta không cần quay đầu lại coi xem ai chửi mắng mình. Nếu con chó cắn bạn một cái thì chẳng lẽ bạn cũng nằm rạp xuống để cắn nó sao? Còn C.H. Spurgeos có nói: “Một lời mắng chửi như một đồng bạc giả, không thể cấm người ta trao cho mình, nhưng mình có thể từ chối được.”
 
Trên cõi đời ô trọc này ai mà không có lỗi, ai mà không có sai trái. Chỉ có thằng điên mới nói rằng “vô tội” mà thôi. Chúa Ki Tô phán: “Đừng xét đoán để khỏi bị xét đoán. Các người xét đoán cách nào thì sẽ bị xét đoán cách ấy, các người đong bằng đấu nào thì người ta sẽ đong cho các người bằng đấu ấy. Sao? Người thấy mảnh dằm nơi mắt anh em người, còn cái xà nơi mắt mình thì không để ý.”
 
Còn Sénèque cũng nói tương tự: “Chúng ta có những tật xấu của kẻ khác trong mắt và tật xấu của mình sau lưng. Và Khổng Tử nói: “Khi bực cửa nhà ta dơ thì đừng chê nóc nhà bên sao đầy tuyết.”
 
Có cơ hội đọc được chút ít sách Thánh Hiền cũng như hiểu được triết lý sống và đạo làm người, do đó tôi luôn cố gắng sống một cách hài hòa, nhẫn nhục. Dù nghèo nhưng tôi sống bằng sự lương thiện và rất quý trọng cái danh dự của mình. Tôi lấy làm hãnh diện bảo vệ chính nghĩa Quốc Gia, bảo vệ lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ thiêng liêng cao quý, bảo vệ lẽ công bằng và sự thật cho Cố Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu, do đó tôi muốn nhắn gởi câu chuyện ngắn sau đây cho bất cứ kẻ nào có tâm địa thấp hèn, hổn hàoxấc xược quá đáng với tôi:
 
“Năm 1976, Chính phủ Pháp quyết định triển khai hành động quân sự tích cực, đánh bại triệt để liên minh chống Pháp lần đầu tiên tại châu Âu. Napoléon được cử đến cứ địa Nisi của quân đoàn Ý với nhiệt tình rất lớn, để xây dựng bộ tư lệnh. Lúc đó Napoléon mới có 27 tuổi nên quan quân thuộc hạ ở đây rất ngang ngược, khinh thường ông vì cho rằng ông quá còn trẻ và nhỏ con.
 
Họ thường cãi nhau với Napoléon. Một lần Napoléon từng ngẫng đầu lên nhìn tướng quân Augereau rất cao nói: “Thưa tướng quân, thân hình của ngài cao hơn tôi đúng một cái đầu, nhưng nếu ngài vô lễ với tôi, tôi sẽ san bằng sự chênh lệch này đấy.”
 
Đã là con người phàm phu tục tử, dù là vua chúa hay cùng đinh, đại tướng hay binh nhì, tỷ phú hay homeless, tiến sĩ hay “lớp ba trường làng” v.v..đều có lỗi lầm, sai trái. Nếu Lữ Giang chỉ nhận định, phê bình, chỉ trích Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu một cách khách quan, trong sáng, chính xác, trung thực và công bình thì tôi nghĩ rằng không ai lại xía vào hay đi xâm phạm cái quyền tự do ngôn luận của y làm chi. Tuy nhiên Lữ Giang đã đi qua xa, đã vượt quá cái lằn ranh của đạo đức và lẽ công bằng. Lữ Giang đã biến cái quyền tự do cao đẹp trở thành một sự bịa đặt, mạ lỵ, phỉ báng, nhục mạ, mạt sát người khác. Vấn đề khác nhau là ở chỗ đó.
 
Có hậu quả thì phải có nguyên nhân. Lữ Giang cần chứng minh cái lẽ phải, phải trưng dẫn bằng chứng xác đáng để bảo vệ lời cáo buộc của mình. Và Lữ Giang đã thất bại. Lữ Giang quả là một tên bán hàng "giả" và một kẻ “đại nói láo.”
 
Tôi cũng hiểu rằng Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cũng là con người “nhân vô thập toàn” nên có thể Ông có một số lỗi lầm, khuyết điểm nào đó, như lời Shakespeare nói: “Anh có thể nào tinh khiết như nước đá và trong sạch như tuyết trắng, anh không thể tránh khỏi sự nói xấu,” do đó tôi chấp nhận sự chỉ trích, phê bình, nhận xét, phê phán một cách vô tư và công bằng, tuy nhiên tôi không chấp nhận việc bịa đặt, nhục mạ, phỉ báng, mạ lỵ, mạt sát mà Lữ Giang đã dành cho Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu một cách vô lý, bất công. Và tôi cũng rất bất mãn và phẫn nộ về việc nhật báo Việt Herald đã tiếp tay đăng tải và phổ biến bài viết sai trái của Lữ Giang, do đó nhật báo Việt Herald cũng phải chịu trách nhiệm liên đới.
 
Thủy tổ phong trào Hướng Đạo Quốc Tế là ông Baden Powel nói: “Trong bất cứ người nào, kể cả tên ăn cướp đều có 5% cái tốt”, chính vì vậy mà tôi đắn đo và suy nghĩ kỹ trước khi viết bài này. Tên ăn cướp khi bị bắt quả tang, nếu không bày tỏ ân hận thì ít ra chúng cũng biết mình đã làm điều sai quấy. Còn đối với công ty báo Người Việt, công ty báo Việt Herald và Lữ Giang thì mặc dù bị trưng dẫn chứng cớ “tội lỗi” tày trời rành rành ra như vậy, thế mà họ vẫn ngoan cố, ù lì và không biết phục thiện, nên buộc lòng tôi phải tốn công sức, thì giờ để mà biểu tình, phản đối và viết ra những điều bất mãn như thế này.
 
Tôi tự biết rằng sức lực, khả năng, hoàn cảnh, phương tiện vô cùng giới hạn của một cá nhân nhỏ bé tầm thường như tôi sẽ rất khó khăn để phải đương đầu với cả tập đoàn Việt gian giàu có, lắm phe đảng và nhiều thế lực, tuy nhiên “còn nước còn tát”, “tận nhân lực tri thiên mệnh”. Lịch sử nước nhà đã chứng minh bao cảnh “Nực cười châu chấu đá xe. Tưởng rằng chấu ngã ai ngờ xe nghiêng.” Còn nếu tôi ngã quỵ và cuộc đấu tranh của tôi không thành công như ý nguyện thì tôi cũng đã cố gắng và hết lòng vì “Lực bất tòng tâm”.
 
Tôi không chủ trương ném bùn vào ai cả. Bài viết này chỉ với mục đích duy nhất là trình bày sự thật và chỉ có sự thật mà thôi.
 
Tóm lại, tôi đòi hỏi báo Việt Herald phải trả lại danh dự và sự công bằng cho Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, bằng cách báo Việt Herald công khai lên tiếng xin lỗi vong linh Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, cùng gia đình, chiến hữu của Ông, và Quân Dân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa là những người đã bị Lữ Giang và nhật báo Việt Herald nhục mạ một cách vô lý và bất công.

Thái Sử Quí nói: “Chép đúng sự thật là chức phận của người làm sử. Nếu làm không đúng chức phận để cầu mạng sống thì thà chết còn hơn.” Tôi khuyên Lữ Giang nên đi sắm cho mình cái hòm gấp, vì ông Thái Sử Quí “xỏ lá” muốn nhắn nhủ cho chính Lữ Giang đó.
                                                                                                                                                                                                                    Ngô Kỷ




z3333.gif picture by lekietlam
z55.gif picture by lekietlam
Ngô Kỷ dự Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu vào trưa thứ Bảy ngày 3 tháng 10 năm 2009 tại Cali.

 20 tháng 10 năm 2009, ngày đầu tiên Ngô Kỷ đem xe Vàng Ba Sọc Đỏ đậu trước báo Việt Herald 
để biểu tình phản đối báo này đăng bài viết Lữ Giang xúc phạm Cố T.T. Nguyễn Văn Thiệu:
 
 1e-92-1.jpg picture by ngoky2009 
alt

zs25.gif
 
alt
 
alt

alt
 
alt


Ngô Kỷ chống báo Việt Herald tới cùng, cho đến khi báo phải đóng cửa
vh1.gif


vh1.gif

Lữ Giang xin lỗi Ông Bùi Bỉnh Bân vì bị kiện tội nói láo, vu cáo
 
  z7.gif picture by lekietlam
   
             Ông Bùi Bỉnh Bân
         
Ông Bùi Bỉnh Bân đích thân tường trình diễn tiến vụ kiện tụng. Tòa Án ra lệnh ông Nguyễn Cần, bút hiệu Tú Gàn tức Lữ Giang đọc lời xin lỗi ông Bùi Bỉnh Bân trên đài phát thanh.
 
Mời nghe AUDIO: Lữ Giang xin lỗi ông Bùi Bỉnh Bân:
 
Kính thưa quý vị thính giả,
 
Lại thêm một lần nữa, chúng tôi xin được tường trình vụ tranh tụng giữa chúng tôi là Bùi Bỉnh Bân với các ông nhà báo của mục thường xuyên: “Nói chuyện với nhà báo” trên chương trình phát thanh Voice of Vietnamese, viết tắt là VOV của Đỗ Sơn.
 
Theo chúng tôi, đây là một vấn nạn chung của Cộng Đồng Tỵ Nạn Cộng Sản của chúng ta tại hải ngoại, chứ không phải riêng gì cho chúng tôi, nên xin được mạo muội trình bày vấn đề này với quý vị.
 
Thưa quý vị, như đã cam kết và thông báo đúng 10 giờ 30 tối thứ Năm ngày 3 tháng 8 năm 2000 là thời điểm đáng lẽ ra là bắt đầu của tiết mục “Nói chuyện với nhà báo” hàng tuần của chương trình phát thanh Voice of Vietnamese, viết tắt là VOV do ông Đỗ Sơn làm chủ đài và điều hợp với sự góp tiếng thường trực của các ký giả Hà Tường Cát, ký giả Phạm Minh và luật gia, thẩm phán, kiêm nhà văn, nhà báo, nhà bình luận Nguyễn Cần, bút hiệu Tú Gàn, bút hiệu khác là Lữ Giang đã phát thanh lời của chính ông Nguyễn Cần như sau:
 
Đây là lời tuyên bố của ông Nguyễn Cần, tức Tú Gàn, tức Lữ Giang:
 
“Ngày 15 tháng 10 năm 1998, trên chương trình “Nói chuyện với nhà báo” do Đỗ Sơn điều hợp, với sự hiện diện của Phạm Minh và Hà Tường Cát, tôi, Nguyễn Cần, cũng còn được biết qua là Tú Gàn, Lữ Giang, đã trình bày nhiều điều về vụ Bùi Bỉnh Bân ra tòa làm chứng trong vụ kiện Hồ Anh Tuấn kiện Saigon Today và những người khác. Đặc biệt tôi đã nói rằng Thẩm phán Robert Gardner đã biểu thị đặc điểm Bùi Bỉnh Bân như là “một người bất lương” và ra lệnh cho Bùi Bỉnh Bân rời khỏi tòa và không được làm chứng nữa. Thật ra, ông Chánh án Gardner không bao giờ nói những lời đó, và lời tường thuật đó “không đúng sự thật”. Tôi xin lỗi Bùi Bỉnh Bân về những lời tường thuật không đúng đó và rất lấy làm tiếc về bất cứ sự tổn thương và phiền phức nào có thể đã gây ra cho ông ta.”
 
Kính thưa quý vị,
 
Nội dung sự kiện này như sau:
 
Trong vụ kiện mang số 75-72-80 do ông Hồ Anh Tuấn thắng kiện các ông Duy Sinh Nguyễn Đức Phúc Khôi chủ báo Việt Nam Tự Do, ông Lê Tử Hùng báo Diễn Đàn Bolsa, ông Nguyễn Kim Long báo Saigon Today, và miễn tố cho ông Duy Linh chủ báo Công Luận vì đã đồng ý xin lỗi ông Hồ Anh Tuấn, chúng tôi là Bùi Bỉnh Bân được mời ra Tòa làm nhân chứng vào ngày 8 tháng 9 năm 1999.
 
Trong buổi hội luận trên mục “Nói chuyện với nhà báo” của chương trình phát thanh VOV do ông chủ đài Đỗ Sơn đứng ra điều hợp với sự góp tiếng của các ông Hà Tường Cát, Phạm Minh và luật gia, thẩm phán kiêm bình luận gia, nhà văn và nhà báo Nguyễn Cần, bút hiệu Tú Gàn, còn bút hiệu khác nữa là Lữ Giang, cây viết chủ lực, thường trực của báo Saigon Nhỏ (The Little Saigon News) của bà Hoàng Dược Thảo và nhiều báo, nhiều đài phát thanh chuyên chửi bậy người Quốc Gia tại hải ngoại.
 
Cuộc hội luận có những trích đoạn như sau:
 
“- Ông Đỗ Sơn:
 Kính thưa quý vị, ông Tòa Gardner không phải chỉ dạy dỗ trong bản án không đâu, ông ta còn dạy dỗ ngay trước phiên tòa mà tôi nghĩ rằng nhà báo Nguyễn Cần có thể kể cho quý vị nghe các việc mà ông ta dạy dỗ như thế nào: “Ê, các anh đừng nghĩ rằng!!! Họ nói các anh là vì họ đâu có biết ai là ai, nhưng mà họ nghe, họ biết hết đó, thì họ dạy dỗ ngay trong phiên tòa. Xin mời ông Nguyễn Cần.
 
- Ông Nguyễn Cần:
 
Dạ, kính thưa quý vị. Trong cái phiên tòa, bởi quý vị biết rằng nó kéo dài ba năm. Và cứ ba tháng ra một lần hay hai tháng ra một lần, thì nó rất là nhiều chuyện. Ở trong cái đó có rất là nhiều chuyện. Nhưng có một câu chuyện là như thế này liên hệ đến ông Bân. Ông Hồ Anh Tuấn muốn đưa ông Bân ra làm nhân chứng, nói rằng mấy anh làm báo này chuyên môn đi làm áp lực người ta, với đòi cái này cái kia tầm bậy tầm bạ mà thôi. Thì ông Bân ra, thì ông ta lên khai, ông nói rằng: “…có một lần tôi với anh Tuấn định gài cái ông Duy Sinh, gài cái anh Duy Sinh này…
 
- Ông Đỗ Sơn: (cười)  Gài?
 
- Ông Nguyễn Cần:
 
“…là tôi đã vô ngân hàng, tôi lãnh ra mười ngàn rồi tôi định đưa cho cảnh sát ghi số…”
 
- Ông Đỗ Sơn:
 
Tiền có nhiều không?
 
- Ông Nguyễn Cần:
 
“…rồi tôi kêu Duy Sinh để tôi gài cho ông ta lấy để cho, ờ, cảnh sát bắt.”  Thì ông Tòa nói liền: “Anh, anh là một cái người bất lương” (cười). “Anh không xứng đáng để ra làm nhân chứng trước tòa này. Bắt đầu từ ngày mai, anh đừng có ra nữa.” (cười) Và ổng đuổi xuống liền.
 
- Ông Đỗ Sơn:
 
Vậy à? Ông Tòa Gardner ổng có đủ quyền ổng đuổi một ông Tổng Thống (cười) của Cộng Đồng Vũ Trụ à?
 
- Ông Nguyễn Cần:
 
Thì ổng đuổi, ổng đuổi ông Bân đi luôn. Thành ra từ đó Bùi Bỉnh Bân không còn được quyền ra tòa để mà làm chứng nữa. Thì quý vị thấy là chuyện nhỏ như vậy. Ổng tưởng ổng ra khai như vậy là ngon lắm.
 
- Ông Đỗ Sơn:
 
Thưa quý thính giả. Chúng tôi có những nụ cười trong đây, mà những nụ cười là ngậm đắng nuốt cay. Những nụ cười rất là nhục nhã. Nếu mà quý vị nghe từ đầu đến cuối của những việc ra tòa như thế này. Mà không phải cái vụ án này không, mà nó có nhiều vụ án trước. Và chúng tôi có thể hứa với thính giả như thế này. Anh em chúng tôi, bốn anh em ngồi đây, chúng tôi sẽ bớt công việc, ráng bớt công việc, chúng tôi sẽ ngồi lại, chúng tôi sẽ  chỉ cần dịch lại hết tất cả những gì xảy ra  trong một loạt các vụ tòa án. Mà cuối cùng để làm gì? Là để vùi dập truyền thông ở hải ngoại, để đừng bao giờ có tiếng nói đấu tranh để mà hướng về trong nước nữa. Thì chỉ nội cái dịch không, chúng tôi đưa ra, chúng tôi bảo đảm với quý vị, quý vị đọc xong những chuyện này, quý vị có thể, có thể những người có tình cảm một chút có thể khóc vài tiếng đồng hồ cho cái thân phận của mình. Và những người có mộng lớn hơn có thể gọi là đau đầu trong nhiều ngày trong vấn đề nghĩ về vấn đề tranh đấu.
 
- Ông Nguyễn Cần:
 
Thưa quý vị, khi ra tòa ông Chánh án ấy xài những danh từ nặng lắm. Chẳng hạn như khi mà Nguyễn Kim Long nói về cái vụ  bà  Kim Thanh, mà coi như  người tình của Hồ Anh Tuấn. Sau khi ông nghe câu chuyện xong rồi, thì ông chỉ Hồ Anh Tuấn mà bảo rằng: “Anh này là big liar, immoral” “là một cái anh vô luân”. Ông nói, ông dùng những tiếng nặng lắm. Nói dối, vô luân, big liar   
 
- Ông Đỗ Sơn và ông Nguyễn Cần:
 
Tất cả những cái này, kính thưa quý vị, chúng tôi không có đặt điều gì cả.  Nó nằm trong tài liệu của Tòa.
 
- Ông Nguyễn Cần:
 
Chúng tôi sẽ cho đăng những đoạn đó, nó nằm trong tờ document của tòa. Những cái bản án đó bây giờ coi là public record, tất cả những cái đó chúng ta ai cũng có thể lấy được và có thể đăng lên báo, không có trách nhiệm. Mình có quyền đăng lên báo, bởi vì cái đó là phải đưa ra public để cho dân chúng hiểu rằng tại sao Tòa xử như vậy.
 
Thì chúng tôi trong một vài tuần nữa, chúng tôi sẽ dịch lần lần và sẽ gởi đăng lên báo để cho quý vị đọc để thấy Tòa, ông đã đánh giá giới truyền thông và đồng bào Việt Nam mình như thế nào. Đó là một sự ngộ nhận, chúng ta phải nói như thế. Bởi vì ông Tòa nhìn qua những cái hình ảnh như Hồ Anh Tuấn mà ông ấy coi là cộng đồng người Việt. Như vậy là một ngộ nhận, là một sự tủi nhục cho cộng đồng chúng ta.
 
Chúng ta đừng nghĩ là hành động của một cá nhân nó không ảnh hưởng gì đến cộng đồng cả. Hành động cá nhân, chẳng hạn như của Hồ Anh Tuấn, khi mà đưa vụ ra tòa như vậy, nó làm sỉ nhục cho cả cộng đồng, và những cái bản án này khi mà đăng lên báo, báo chí Mỹ họ lấy để họ đem ra họ trích dẫn họ phê bình, và sau này người ta coi cái này như là một cái án lệ mà người ta đem ra để mà phê bình về báo chí Việt ngữ. Người ta sẽ nghĩ như thế nào về cộng đồng của chúng ta?”
 
Kính thưa quý vị,
 
Trong suốt các ngày xử vụ ông Hồ Anh Tuấn thắng kiện các nhà báo xấu, không hề có mặt của bất cứ ký giả nào trong số bốn ký giả Đỗ Sơn, Hà Tường Cát, Phạm Minh và nhất là luật gia thẩm phán kiêm nhà báo Nguyễn Cần, thế mà quý vị này dựng chuyện đặt điều như là thật, lại còn cả gan dẫn chứng tên ông Chánh án là Robert Gardner, một vị chánh án khả kính sắp về hưu được Tòa Thượng Thẩm Santa Ana đúc tượng trưng tại pháp đình để vinh danh sự đóng góp to lớn vào nền Tư Pháp của Hoa Kỳ.
 
Bạo phổi hơn nữa dám đồng thanh rêu rao là “chúng tôi không đặt điều gì cả, nó nằm trong tài liệu của Tòa” và hứa hẹn sẽ dịch ra tiếng Việt để in thành sách. Đến nay thì tác phẩm dựng chuyện đặt điều trắng trợn này chưa thấy xuất hiện.
 
Trước sự dựng chuyện đặt điều sống sượng để phỉ báng chúng tôi quá đáng như vậy, chúng tôi đã xin biên bản của Tòa Thượng Thẩm California tại Santa Ana để phối kiểm thì thấy hoàn toàn sai sự thật.
 
Tội mạ lỵ phỉ báng chúng tôi sẽ do các thành phần sau đây chịu trách nhiệm:
 
- Thành phần thứ nhất: Nhóm chủ chốt vụ phỉ báng là bốn ký giả của mục “Nói chuyện với nhà báo” của chương trình phát thanh VOV gồm có:
 
1) Ông Đỗ Sơn, Chủ trương chương trình phát thanh VOV, người điều hợp mục “Nói chuyện với nhà báo” và đã toa rập với ông Nguyễn Cần như đã biết trước sự việc mà yêu cầu ông Nguyễn Cần kể lại cho thính giả câu chuyện đặt điều trước, là ông Tòa “dạy dỗ Bùi Bỉnh Bân trước tòa” như thế nào, chứ không phải như lời khai trước tòa là ông ta không biết gì về những điều ông Nguyễn Cần sẽ nói trong cuộc hội luận.
 
2) Tác giả chính của câu chuyện giả tưởng “Bùi Bỉnh Bân bị ông Tòa mắng và đuổi khỏi pháp đình” là luật gia thẩm phán kiêm học giả, kiêm nhà báo Nguyễn Cần bút hiệu Tú Gàn.
 
3) Nhóm người đồng lõa vỗ tay, góp tiếng là ký giả Hà Tường Cát, nhân viên của nhật báo Người Việt và Phạm Minh.
 
- Thành phần thứ hai: Cơ quan cho thuê phương tiện để chuyên chở lời mạ lỵ phỉ báng là đài phát thanh KVNR 1480 AM Santa Ana .
 
- Thành phần thứ ba: Cơ quan có trách nhiệm kiểm soát và điều hợp việc xử dụng làn sóng phát thanh liên Bang dựa trên nguyên tắc bảo vệ quyền phát biểu đồng đều cho mọi người và tôn trọng Đệ Nhất Tu Chánh Án Hiệp Chủng Quốc.
 
- Thành phần thứ tư: Cơ quan kiểm soát giấy phép hành nghề phát thanh liên bang, tiểu bang và thành phố.
 
Ngày 2 tháng 11 năm 1998, chúng tôi đã nhờ Luật sư Stuart Parker nhiệm cách, đầu tiên gởi văn thư chính thức đến các giới chức liên hệ yêu cầu đính chính.
 
Ngày 17 tháng 11 năm 1998, ông Đỗ Sơn có gởi văn thư đến luật sư nhiệm cách của chúng tôi để được phát thanh lời đính chính, nhưng vì không làm đúng thủ tục và không biết rõ ngày tháng sẽ phát thanh lời đính chính, cũng như chưa thực hiện lời đính chính trên chương trình phát thanh VOV.
 
Riêng đài phát thanh KVNR 1480 AM Santa Ana đã nhờ một tổ hợp luật sư danh tiếng, đứng đắn thương thảo với luật sư nhiệm cách của chúng tôi để xin được đính chính chỉ riêng cho phần vụ trách nhiệm của đài KVNR 1480 AM Santa Ana mà thôi, không dính dáng gì đến các nhân sự đã dựng chuyện đặt điều để mạ lỵ chúng tôi trên làn sóng 1480 AM vào đêm 15 tháng 10 năm 1998.
 
Vào đúng 10 giờ đêm thứ Năm ngày 1 tháng 7 năm 1999, ngay trong chương trình phát thanh VOV, cũng đúng vào thời gian mục “Nói chuyện với nhà báo”, Tổng đài đã tự động tạm ngưng phát thanh chương trình của VOV để đọc thông báo của Tổng Đài KVNR 1480 AM Santa Ana, xin đính chính vụ mạ lỵ phỉ báng chúng tôi do bốn ký giả của VOV đã vi phạm bằng Anh ngữ, tạm dịch ra Việt ngữ như sau:
 
“Sau đây là thông báo quan trọng của Tổng Đài Phát Thanh KNVR:
 
Vào ngày 15 tháng 10 năm 1998, trong tiết mục “Nói chuyện với nhà báo” của Chương trình Phát thanh VOV (Voice of Vietnamese) đã có những lời phát biểu của ông Nguyễn Cần (CAN) được biết qua bút hiệu Tú Gàn (GAN) và cũng còn được biết qua bút hiệu nữa là Lữ Giang (GIANG), là một trong những người đã tham dự trong chương trình phát thanh liên quan đến vụ ông Hồ Anh Tuấn kiện báo Saigon Today, và cũng liên quan đến ông Bùi Bỉnh Bân. Tổng đài phát thanh KVNR được biết là những lời phát biểu này hoàn toàn không đúng sự thật và muốn được đính chính lại cho đúng với những điều đã được ghi trong Biên Bản của Tòa án.
 
- Thứ nhất, liên quan đến ông BÙI BỈNH BÂN, ông Nguyễn Cần, bút hiệu là Tú Gàn cũng có bút hiệu khác là Lữ Giang đã kể rằng ông Chánh án Robert Gardner đã nói với ông Bùi Bỉnh Bân rằng “ông là kẻ BẤT LƯƠNG, không xứng đáng làm chứng trước Tòa, có lỗi và không thể trở lại làm chứng trước Tòa.” Lời phát biểu này hoàn toàn không đúng sự thực, và không hề có những lời nói nào của vị Chánh án đã phán quyết như vậy!
 
- Thứ hai, liên quan đến ông HỒ ANH TUẤN, ông Nguyễn Cần, bút hiệu là Tú Gàn và còn được biết qua bút hiệu Lữ Giang đã phát biểu rằng: “Ông Chánh án Robert Gardner đã bảo ông Hồ Anh Tuấn rằng ông là một kẻ ĐẠI NÓI LÁO và VÔ LUÂN.” Lời phát biểu này hoàn toàn không đúng sự thật và không hề có lời nói nào của vị Chánh án đã phán quyết như vậy.”
 
Kính thưa quý vị thính giả,
 
Sự kiện này làm kinh ngạc bốn ông nhà báo đang thao thao mải mê bôi bẩn chúng tôi trên đài VOV, bằng chứng là ông Nguyễn Cần tức Tú Gàn đã phải đầy ngạc nhiên nhận xét: “Tiếng ai như tiếng Luật sư Stuart Parker, mà sao lại bằng Anh ngữ?”. Còn ông Đỗ Sơn thì thắc mắc “Tại sao lại là Stuart Parker đọc lời đính chính mà không phải là tui !!! Vì tui là người có lỗi mà, tại sao lại không bằng tiếng Việt?”
 
Tội nghiệp cho quý ông phải ngơ ngác như vậy. Thực ra vì muốn bảo vệ cho đài KVNR AM 1480 Santa Ana nên Ban Giám Đốc có lẽ đã xữ dụng ngân khoản đặt cọc của các thân chủ thuê làn sóng để mướn các tổ hợp luật sư Mỹ thượng thặng hầu bảo vệ cho đài khỏi bị chúng tôi kiện, vì sau khi nghiên cứu hồ sơ họ biết chắc là sẽ thua nếu đối đầu với chúng tôi do chứng cớ mạ lỵ phỉ báng quá rõ ràng. Chi phí về luật sư không biết rõ là bao nhiêu mà chỉ biết mấy ngày sau, ông Đỗ Sơn đã cay đắng thổ lộ cho thính giả của VOV biết là “quá lớn so với sức chịu đựng của VOV”.
 
Còn lý do tại sao lại là giọng của Luật sư Stuart Parker bằng Anh ngữ là vì đài KVNR không tin tưởng sự đứng đắn của bản văn xin đính chính nếu giao cho nhóm VOV thực hiện và đồng ý cho chúng tôi tự ý xử dụng miễn sao họ được miễn tố là được.
 
Riêng về phần bốn ông nhà báo Đỗ Sơn, Hà Tường Cát, Phạm Minh và Nguyễn Cần tức Tú Gàn, bút hiệu khác là Lữ Giang đã chọn con đường riêng cho họ, tóm gọn như sau: Đây là xứ tự do, quyền phát biểu được Hiến Pháp Hoa Kỳ công nhận, nhấ là quyền Tự Do Ngôn Luận của các vị hành nghề truyền thông báo chí, muốn chửi ai thì chửi thoải mái, nếu có ra tòa thì hô hoán lên là bị bọn Cộng Sản Việt Nam thuê mướn bọn thân Cộng vùi dập báo chí để triệt hạ không cho họ chống Cộng cứu Quốc nữa! Nếu có bị xử thì khai là tứ cố vô thân, kiện củ khoai, họ viện cớ nghèo, không có lợi tức nên được xã hội Hoa Kỳ cung cấp luật sư miễn phí, miễn tiền lệ phí tại tòa và được cung cấp chi phí thông dịch cho họ, chỉ có bên nguyên đơn là phải chịu thiệt thòi mà thôi.
 
Kính thưa quý vị thính giả,
 
Thực ra không phải như vậy. Nguy hiểm hơn nữa là cái công việc họ đang làm đã vô tình hay cố ý thực thi sách lược: “Chà hắc ín để bôi bẩn hàng ngũ người Quốc Gia” khiến ngày càng hiếm hoi có người hy sinh vác ngà voi phục vụ Cộng Đồng Tỵ Nạn Cộng Sản, họ mở đường cho sự xâm nhập lũng đoạn hàng ngũ đấu tranh của người Việt chống Cộng tại hải ngoại.
 
Hiện nay Cộng Sản Việt Nam, ngoài việc xử dụng phương tiện tối tân nhất để bắn thông tin tuyên truyền qua vệ tinh ra hải ngoại, chúng còn mua chuộc các báo, các đài phát thanh làm việc cho chúng, thậm chí chúng mua đài, thuê mướn “cò mồi” để thóa mạ bất cứ ai là mục tiêu của chúng trên đài, trên báo để thực hiện kế sách “chia để trị” làm phân hóa, xé nát tập thể Người Tỵ Nạn Cộng Sản tại hải ngoại.
 
Sau đây, chúng tôi xin đan cử một vài việc do bốn nhà báo VOV đã làm để chứng minh rõ con đường họ đã chọn để đối đầu với mọi sự đề kháng của bất cứ ai mà họ không chấp nhận. Con đường của họ là: “dựng chuyện đặt điều, thêu dệt đủ thứ để bôi bẩn không những cá nhân người đó mà còn lôi kéo cả gia đình, vợ con của họ vào trong cuộc”, không những để mạ lỵ phỉ báng mà còn hù dọa, dằn mặt người khác nữa. (ngưng trích)
 
AUDIO: Lữ Giang hứa s ẽ trình bày về tội phỉ bang, trong khi y là tên luôn phỉ báng ng ư ời kh ác:
 
Ông Đỗ Sơn:
 
“Cái đề tài mà chúng tôi sẽ nói về cái việc phỉ báng mạ lỵ, thưa ông Nguyễn Cần.
 
Kính thưa quý thính giả, ông Cần là một cựu luật gia của Việt Nam, là một cựu biện lý, một cựu thẩm phán của Việt Nam thành thử ra trong kỳ sắp tới đây chúng tôi sẽ mời ông Cần để nói về các vấn đề mạ lỵ, phỉ báng.”
 
Ông Nguyễn Cần:
 
“Chốc nữa nếu có rảnh, chúng tôi sẽ trình bày với quý vị một vài nét về mạ lỵ và phỉ báng bằng báo chí và bằng đài phát thanh trên luật pháp của Hoa Kỳ như thế nào.” (ngưng trích)
 
Kính thưa quý vị thính giả,
 
Để trở lại vụ kiện giữa chúng tôi với bốn nhà báo VOV, khi các nhà báo đã chọn con đường tiếp tục khủng bố, hù dọa, chửi bới hết đêm này tháng nọ ở bất cứ diễn đàn nào mà họ có cơ hội, trên báo, trên đài, giữa đám đông từ đó đến nay.
 
Về vụ kiện các ông, chúng tôi không cò biện pháp nào khác là nhờ pháp luật bảo vệ.
 
Ngày 14 tháng 6 năm 2000 đã có một phiên tòa giải quyết vụ này mà kết quả như sau:
 
Vì “bên bị đơn” tức Nguyễn Cần, bút hiệu Tú Gàn, Lữ Giang yếu kém lợi tức nên chúng tôi không xin tòa bắt đương sự bồi thường tiền bạc mà chỉ yêu cầu tòa bảo vệ danh dự cho chúng tôi và gia đình vợ con là đủ. Kết quả như sau:
 
Ông Chánh án soạn văn bản bằng tiếng Anh để ông Nguyễn Cần đích thân đọc xin lỗi chúng tôi trước công luận, bản dịch Việt ngữ do ông Nguyễn Cần làm nhưng phải được chúng tôi chấp thuận trước khi ông Nguyễn Cần đọc vào băng cassett. Ông Nguyễn Cần phải nộp băng cassett cho chúng tôi nghe trước và chấp thuận trước khi cho phát thanh vào đúng chương trình “Nói chuyện với nhà báo” của đài VOV và thông báo cho chúng tôi ba ngày trước khi nghiêm chỉnh phát thanh.
 
Đột nhiên vào lúc 9 giờ 52 phút đêm thứ Năm ngày 22 tháng 6 năm 2000, đài VOV đã phát đi lời xin lỗi của ông Nguyễn Cần như sau:
 
AUDIO: Lu Giang xin loi ông Bùi Bỉnh Bân 2 lần (phần 2)
 
Đây là lời tuyên bố của ông Nguyễn Cần, tức Tú Gàn, tức Lữ Giang:
 
“Ngày 15 tháng 10 năm 1998, trên chương trình “Nói chuyện với nhà báo” do Đỗ Sơn điều hợp, với sự hiện diện của Phạm Minh và Hà Tường Cát, tôi, Nguyễn Cần, cũng còn được biết qua là Tú Gàn, Lữ Giang, đã trình bày nhiều điều về vụ Bùi Bỉnh Bân ra tòa làm chứng trong vụ kiện Hồ Anh Tuấn kiện Saigon Today và những người khác. Đặc biệt tôi đã nói rằng Thẩm phán Robert Gardner đã biểu thị đặc điểm Bùi Bỉnh Bân như là “một người bất lương” và ra lệnh cho Bùi Bỉnh Bân rời khỏi tòa và không được làm chứng nữa. Thật ra, ông Chánh án Gardner không bao giờ nói những lời đó, và lời tường thuật đó “không đúng sự thật”.
 
 Tôi xin lỗi Bùi Bỉnh Bân về những lời tường thuật không đúng đó và rất lấy làm tiếc về bất cứ sự lo lắng và phiền phức nào có thể đã gây ra cho ông ta. Xin kính chào quý vị”
 
Nhóm VOV và ông Nguyễn Cần thực hiện sai lời Tòa dạy, có thể là vì:
 
1.- Ông thẩm phán, biện lý, luật gia, học giả, nhà sử học kiêm ký giả Nguyễn Cần không hiểu biết hết những lời Tòa dạy bằng tiếng Anh nên hành động sai lời ông Chánh án đã phán.
 
2.- Có thể là nhóm VOV và Nguyễn Cần chơi trò láu cá vặt, phát cho có lệ để thoát hiểm, ít người nghe.
Vấn đề được chúng tôi đưa lại ra Tòa và ông Chánh án đã lưu ý các đương sự phải nghiêm chỉnh thi hành theo lời Tòa dạy, nên đêm 3 tháng 8 năm 2000, VOV đã phát thanh lần thứ hai lời xin lỗi ông Bùi Bỉnh Bân của ông Nguyễn Cần như sau:
         
Đây là lời tuyên bố của ông Nguyễn Cần, tức Tú Gàn, tức Lữ Giang:
 
“Ngày 15 tháng 10 năm 1998, trên chương trình “Nói chuyện với nhà báo” do Đỗ Sơn điều hợp, với sự hiện diện của Phạm Minh và Hà Tường Cát, tôi, Nguyễn Cần, cũng còn được biết qua là Tú Gàn, Lữ Giang, đã trình bày nhiều điều về vụ Bùi Bỉnh Bân ra tòa làm chứng trong vụ kiện Hồ Anh Tuấn kiện Saigon Today và những người khác. Đặc biệt tôi đã nói rằng Thẩm phán Robert Gardner đã biểu thị đặc điểm Bùi Bỉnh Bân như là “một người bất lương” và ra lệnh cho Bùi Bỉnh Bân rời khỏi tòa và không được làm chứng nữa. Thật ra, ông Chánh án Gardner không bao giờ nói những lời đó, và lời tường thuật đó “không đúng sự thật”. Tôi xin lỗi Bùi Bỉnh Bân về những lời tường thuật không đúng đó và rất lấy làm tiếc về bất cứ sự tổn thương và phiền phức nào có thể đã gây ra cho ông ta.”
 
Chúng tôi hy vọng lời xin lỗi của thẩm phán kiêm biện lý, nhà sử học, nhà bình luận kiêm ký giả Nguyễn Cần có các ý nghĩa sau đây:
 
1.- Hóa giải được tất cả những ngộ nhận mà nhóm VOV, Nguyễn Cần là con chim đầu đàn đã thóa mạ chúng tôi, gia đình vợ con tôi và mọi người Việt Quốc Gia chân chính tại hải ngoại trong quá khứ đã bị bọn này đánh phá thâm độc, tàn tệ.
 
2.- Răn đe bọn truyền thông xấu bớt lộng hành vì đây là xứ trọng pháp, không phải có báo, có đài muốn chửi ai thì chửi, muốn làm gì thì làm.
 
3.- Đất nước đang chuyển mình cần anh em truyền thông nhập cuộc để giải phóng đất nước, giải thể chế độ Cộng Sản chứ không nên hèn nhát để bọn “kên kên truyền thông” lãnh đạo, vì cả hai tổ chức truyền thông bất xứng khống chế mà chưa thấy ai đứng lên có thái độ với họ.
 
Tỉnh dậy đi các anh em báo chí, lúc nào tôi cũng quý mến và tôn trọng các vị truyền thông đứng đắn, hãy hướng dẫn đồng bào quang phục quê hương.

(trích từ buổi tường trình của Ông Bùi Bỉnh Bân)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Sán lãi Lữ Giang giận cá chém thớt, ghét Trump nhưng lại đi miệt thị cộng đồng tỵ nạn cộng sản - NGÔ KỶ (cập nhật)

(HNPD) Chuyện không ngờ là có rất nhiều “người Việt đấu tranh” rất thích ông Donald Trump do “bắt đúng tần số”. Có người đã nói với chúng tôi rằng phải có một người như Donald Trump mới “trị” được Cộng Sản và Trung Quốc.



Sán lãi Lữ Giang giận cá chém thớt, 
ghét Trump nhưng lại đi miệt thị cộng đồng tỵ nạn cộng sản



Little Saigon ngày 17 tháng 11 năm 2016

Kính thưa Quý Đồng Hương,

Từ ngày tôi liệt tên nhà báo Lữ Giang, tức Tú Gàn, tức cựu thẩm phán Nguyễn Cần là con sán lãi, là đồng loại với con sán lãi cựu thiếu úy Biệt Động Quân Nguyễn Phương Hùng, con sán lãi cựu Thiếu úy Thủy Quân Lục Chiến Nguyễn Ngọc Lập, thì tôi chẳng còn quan tâm gì đến mấy con sán lãi này nữa, nhưng hôm nay tình cờ thấy bài "Kịch bản chỉ mới bắt đầu" của con sán lãi Lữ Giang, khiến tôi không thể làm ngơ được, tôi không muốn thấy con sán lãi Lữ Giang "mục hạ vô nhân" khinh thường trí tuệ của độc giả, đó là lý do tôi viết bài này.

Thật sự đã từ lâu rồi, trước khi bà chủ nhiệm Hoàng Dược Thảo tống cổ con sán lãi Lữ Giang ra khỏi tờ báo, thì con sán lãi Lữ Giang đã xử dụng tuần báo Saigon Nhỏ để nhục mạ tôi từ năm này qua năm nọ. Trong báo Saigon Nhỏ số 116 phát hành ngày 5 tháng 3 năm 1999, khi Việt gian Trần Trường treo hình Hồ Chí Minh và lá cờ máu màu đỏ sao vàng CSVN, thì con sán lãi Lữ Giang này lên tiếng binh vực, và dạy dỗ cộng đồng rằng "Trần Trường có quyền tự do hiến định ở xứ sở này, sẽ không ai làm được gì hắn," và trong một bài đề cập đến việc cộng sản Hà Nội cắt đất dâng biển cho Tàu cộng, thì con sán lãi Lữ Giang này lại bảo vệ Tàu công mà lên giọng rằng "Ải Nam Quan là của Tàu, cộng sản Hà Nội làm rất đúng. Đất của Tàu thì trả lại cho Tàu, đâu có gì là sai?" v.v..Tôi đưa vài trường hợp điển hình trong muôn số trường hợp, để quý vị nhận chân được con sán lãi Lữ Giang này là tên tội đồ phản bội lại công cuộc đấu tranh của cộng đồng, đất nước.

Điều mà tôi bất mãn và phẫn nộ đối với con sán lãi Lữ Giang này là trong mỗi một bài viết, hắn luôn tìm cách móc méo, xỉa xói, mỉa mai, đâm thọc tập thể người Việt tỵ nạn, hắn cố tìnhnhục mạ tư cách của cộng đồng chống cộng, mà điển hình qua bài "Một thoáng suy tư," con sán lãi Lữ Giang đã viết: 

".....Đặc biệt, trong những năm gần đây, đã có một chiến dịch nhằm làm cho cộng đồng người Việt hải ngoại ngày càng tan rã dần. Mỗi ngày mở email ra, gần nhưng lúc nào cũng có người này hay nhóm nọ tố người kia hay nhóm kia là “tay sai cộng sản” hoặc “đặc công cộng sản nằm vùng”. Cứ hể ai nói, viết hay làm cái gì khác với định kiến, sự suy nghĩ hay việc làm của họ đều bị tố cáo là “tay sai cộng sản” hay “đặc công cộng sản nằm vùng”....Tiếp đến là nạn “sáng tác” những chuyện bịa đặt để vu khống. Một số người hể thấy ai có những quan điểm khác với họ hay làm được việc gì nổi bật hơn họ, là bịa ra những chuyện vớ vẫn rồi đưa lên các diễn đàn hay websites lá cải để bôi nhọ...." (ngưng trích)

Và cũng cùng một văn phong mất dạy, hổn láo, xấc xược, đểu cáng trong bài viết "Nón cối đã hết thời rồi? - Tình trạng Nón Cối trong 40 năm qua," con sán lãi Lữ Giang này đã viết: 

"...Trong 40 năm qua, một số người Việt tỵ nạn khi bỏ nước ra đi, đã mang theo vô số Nón Cối mà Việt Cộng đã loại bỏ, rồi dùng nó để tạo ra những cảnh “mưa sa trên đầu nón cối” tại những nơi có nhiều người Việt định cư và sinh hoạt. Bất cứ ai có chính kiến khác họ, không suy nghĩ và hành động như họ, không đứng về phe họ, có thể tranh giàng quyền lợi hay địa vị của họ trong cộng đồng… đều được chụp Nón Cối lên đầu.

Hiện nay, Nón Cối vẫn tiếp tục bay bay trên các báo và website lá cải, trên các diễn đàn Internet… hằng tuần và có khi hằng ngày, khiến đi đâu người ta cũng thấy “tay sai cộng sản” hay “đặc công cộng sản nằm vùng”!
Nón Cối không chừa bất cứ tổ chức hay cá nhân nào: Từ các tổ chức chính trị đến các tổ chức từ thiện, văn hóa, ái hữu hay tôn giáo; từ những người đi làm công tác cộng đồng hay xã hội, làm văn hóa hay thông tin, hoạt động chính trị… đến các nhà chức sắc tôn giáo đều có Nón Cối trên đầu!...." (ngưng trích)
Phần trên tôi trích dẫn lượt qua một vài bằng chứng điển hình về việc con sán lãi Lữ Giang xúc phạm đến tinh thần đấu tranh và lý tưởng chống cộng của tập thể người Việt tỵ nạn cộng sản trong cộng đồng, phần dưới đây tôi sẽ trình bày qua cái trình độ "dỏm" và "láu cá" của con sán lãi Lữ Giang này.
Cái bản chất của con sán lãi Lữ Giang này là chuyên trò bán hàng "giả," luôn lợi dụng cái "mác" cựu thẩm phán với mớ kiến thức bầy nhầy luật pháp góp nhặt được trước 1975, hắn đã tròng tréo, pha trộn giữa 1 phần sự thật với 9 phần "giả trá" để "nổ sảng" lừa lọc thiên hạ. Con sán lãi Lữ Giang này liên tục đưa ra "bình luận," "phân tích," "nhận định," "quan điểm" lung tung, đặc biệt xía mỏ vào lãnh vực chính trị Hoa Kỳ trong khi đầu óc chỉ chứa toàn đậu hũ và IQ thì nhỏ như hạt tấm. 
Trong khi tình hình bầu cử Hoa Kỳ 2016 sôi động giữ hai đảng Cộng Hòa, Dân Chủ, còn cử tri Mỹ thì đang theo dõi diễn tiến vận động tranh cử sát nút của 2 ứng cử viên tổng thống Donald Trump và Hillary Clinton để quyết định lá phiếu bầu của mình, thì con sán lãi Lữ Giang lại lên mặt "dạy đời," thao thao bất tuyệt tung lên net một mớ lý thuyết vụn, một số tư tưởng ngông cuồng, lố bịch. Con sán lãi Lữ Giang này cứ khư khư, đinh ninh và quả quyết là "ứng cử viên Hillary Clinton" chắc chắn đắc cử tổng thống vì đã được "Siêu Quyền Lực Bilderberg Group" quyết định. "Nói có sách mách có chứng," mời quý vị đọc một phần bài "Siêu quyền lực và bầu cử Tổng Thống Mỹ (Bilderberg Group) - KHI SIÊU QUYỀN LỰC RA TAY" dưới đây của con sán lãi Lữ Giang viết ngày 25 tháng 8 năm 2016, để quý vị thấy điều tôi nói không sai về sự ngu xuẩn, lố bịch, hàm hồ, trơ trẻn của con sán lãi Lữ Giang này.
"....Chuyện không ngờ là có rất nhiều “người Việt đấu tranh” rất thích ông Donald Trump do “bắt đúng tần số”. Có người đã nói với chúng tôi rằng phải có một người như Donald Trump mới “trị” được Cộng Sản và Trung Quốc. Obama hay Haillary Clinton quá yếu! Họ vẫn tin tưởng “chống cộng” là mục tiêu hàng đầu của thế giới ngày nay, nằm trên cả kinh tế, an ninh, quốc phòng, khủng bố, môi trường…! Họ cũng như ông Donald Trump đã lầm tưởng rằng Tổng Thống Mỹ là “đấng toàn năng”, muốn làm gì trên đất nước này thì làm!

 Website chính thức của nhóm Siêu Quyền Lực Bilderberg Group tiết lộ rằng từ 11 đến 14.6.2015, 140 đại diện cao cấp của nhóm thuộc 22 quốc gia đã họp tại khách sạn Interalpen-Hotel Tyrol ở Telfs-Buchen, Áo quốc, để bàn về những vấn đề của thế giới trong năm 2016, trong đó có những vấn đề chính sau đây: Các vấn đề kinh tế hiện tại, chiến lược Châu Âu, toàn cầu hóa, Hy lạp, Iran, Trung Đông, NATO, Nga, khủng bố, Anh quốc, Hoa Kỳ, bầu cử Hoa Kỳ.

Trong bản tin ngày 8.6.2015 của InfoWars có đầu đề “Bilderberg Backs Hillary For 2016 Presidency (Bilderberg ủng hộ Hillary ứng cử Tổng Thống năm 2016), ký giả Steve Watson cho biết tại cuộc họp nói trên, có bà Jim Messina thuộc nhóm Messina Group, cố vấn của bà Hillary Clinton tham dự. Bà cũng là người đã đứng đầu trong cuộc vận động tranh cử cho Tổng Thống Obama 2012. Vào năm 2008, Bilderberg Group cũng đã từng bí mật gặp ông Obama và bà Hillary Clinton tại Bắc Virginia và đã chọn ông Obama làm tổng thống Hoa Kỳ......

Bản tin nói rằng bà Hillary Clinton phát xuất từ giới ưu tú của Bilderberg, còn ông Clinton đã từng tham dự hội nghị Bilderberg tại Đức năm 1991 trước khi làm Tổng Thống Mỹ, và ông ta đã trở lại tham gia hội nghị này năm 1999 tại Sintra, Bồ Đào Nha. Còn bà Clinton được nói đã tham dự hội nghị Bilderberg vào năm 2006 tại Ottawa, Canada.

Như vậy cả ông lẫn bà Clinton đều là thành viên ưu tú của tổ chức Siêu Quyền Lực Bilderberg Group......

Hội nghi Bilderberg năm 2008 tại Westfields Marriott hotel ở Chantilly, Virginia, từ ngày 05 đến 08.6.2008, đã cử ông Obama làm Tổng Thống Mỹ và giao cho tiếp tục thi hành kế hoạch “Một Trung Đông Mới” (New Middle East) được Tổng Thống Bush cho công bố ngày 17.8.2006, và chuyển từ “chiến lược can thiệp bằng quân sự” (military intervention strategy) qua “chiến lược chiến tranh ủy nhiệm” (proxy war strategy) để có thể bán được nhiều vũ khí hơn.

Tài liệu cho biết cả ông Obama lẫn bà Hillary có đến gặp một số nhân vật trong hội nghị nói trên, nhưng không phải gặp tại hội nghị mà gặp sau đó ở Northern Virginia. Bà Hillary trong nhiệm kỳ tới cũng chỉ là người nối tiếp công tác của ông Obama.

Nước Mỹ đã có 44 đời Tổng Tống, nhưng chỉ có hai Tổng Thống không do Siêu Quyền Lực chỉ định, đó là Tổng Thống Abraham Lincoln (1861-1865) và Tổng Thống Kennedy (1961- 1963). Cả hai đều đã bị ám sát chết. Chỗ nào dành cho Donald Trump “chống cộng”?

Mạnh Tử bảo: Nhất ẩm nhất trác giai do tiền định, vạn sự phận dĩ định”, có nghĩa là từ cái ăn cái uống đều do Trời định trước, mọi việc đều đã được số phận an bài. Nhưng trong các cuộc “bầu cử dân chủ” Tổng Thống ở Mỹ, “tiền định” không phải là ông Trời mà là Siêu Quyền Lực!
Ngày 25.8.2016" (ngưng trích)

Kính thưa Quý Đồng Hương,

Tôi không biết là sau khi ứng cử viên Donald Trump đắc cử, bây giờ con sán lãi Lữ Giang này có bỏ xứ Mỹ mà về Việt Nam hay qua Canada sống hay không? Con sán lãi Lữ Giang này có nộp đơn kiện cái nhóm "Siêu Quyền Lực Bilderberg Group" hay không?, vì nhóm này đã dám cho con sán lãi Lữ Giang "ăn bánh vẽ,"  khiến con sán lãi Lữ Giang này bị "hố" nặng, và "quê một cục" với độc giả người Việt Nam, khiến bây giờ đi tới đâu bị thiên hạ khinh khi, chửi bới tới đó. 

Thật là buồn cười, ngày bầu cử chính thức được ấn định là ngày 8 tháng 11 năm 2016, thế mà trong bài viết "Người Việt bầu cho Clinton hay Trump?" được con sán lãi Lữ Giang viết trước đó vào ngày 20 tháng 10 năm 2016, tức trước ngày bầu cử 18 ngày, con sán lãi Lữ Giang đã "hùng hổ" công bố kết quả là tính vào ngày 15 tháng 10 năm 2016 thì Bà Hillary Clinton đã đạt được 250 phiếu cử tri đoàn, và Ông Donald Trump chỉ mới đạt được 163 phiếu cử tri đoàn, trong khi đó thì ngày bầu cử chính thức chưa xảy ra. Quả thật đầu óc của con sán lãi Lữ Giang này ngu si, đần độn, vô liêm sỉ chưa từng có trong lịch sử.



Người Việt bầu cho Clinton hay Trump?
 Lữ Giang
Cho đến hôm Chúa Nhật 15.10.2016, bà Clinton đã được 250 phiếu cử tri đoàn, còn ông Trump chỉ mới được 163 phiếu.

Với tỷ lệ quá nhỏ bé (0,54%, 0,78% hay 1,51%), dù người Việt có bỏ phiếu cho Clinton, Trump hay chẳng bỏ phiếu cho ai cả, kết quả cuộc bầu cử tại tiểu bang họ cư ngụ cũng chẳng thay đổi gì cả. Ngay cả khi họ bỏ nón cối xuống và vác mã tấu đi đâm chém nhau để bênh vực cho Trump hay Clinton, tình trạng cũng vẫn thế thôi.
Mặc dầu đã ở Mỹ trên đất Mỹ 40 năm, ĐA SỐ NGƯỜI VIỆT VẪN CHƯA BỎ ĐƯỢC TẬP QUÁN SUY NGHĨ VÀ HÀNH ĐỘNG THEO CẢM TÍNH với tầm nhìn ngắn, tức suy nghĩ, nói, viết và làm theo mình muốn, bất chấp thực tế như thế nào. Ai nói khác, làm khác hay có thể tranh chỗ đứng của họ đều có thể bị coi là tay sai cộng sản hay đặc công cộng sản nằm vùng. Họ đã tự biến từ người "CHỐNG CỘNG” thành người “GIỐNG CỘNG”!........

Trước 30.4.1975, miền Nam có chính phủ, có quân đội thiện chiến và có tinh thần chiến đấu rất cao, nhưng người lãnh đạo là Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu lại luôn suy nghĩ và hành động theo cảm tính, bất chấp “Đồng Minh” và “Địch” đang làm gì, nên Miền Nam đã mất chỉ trong 40 ngày. Bây giờ qua Mỹ, với tỷ số 0,54% dân số Hoa Kỳ, một số người Việt đấu tranh lại tin rằng trong cuộc bầu cử tổng thống sắp đến, họ có thể lật ngược thế cờ, đưa Donald Trump lên cầm quyền để dẫn quân đi đánh Trung Quốc và điệt CSVN! Ai bầu cho bên kia đều là “địch”.

Nhưng “Que sera, sera”. Việc gì sẽ đến thì sẽ đến, bất chấp người Việt nghĩ gì và muốn gì.

Ngày 20.10.2016

Lữ Giang (ngưng trích)

Kính thưa Quý Đồng Hương,
Mới đây nhất, khi thấy Ông Donald Trump đắc cử, con sán lãi Lữ Giang viết trong bài "Kịch bản chỉ mới bắt đầu" với giọng lưỡi hậm hực, ấm ức, bực dọc, thất vọng vì kết quả thắng cử của Ông Donald Trump đi ngược lại sự trông đợi của đảng cộng sản Việt Nam, kể cả của con sán lãi Lữ Giang. Là người sống hài hòa và thực tế, tôi rất thông cảm hoàn cảnh những ai đang mang nặng nỗi buồn về việc "thần tượng" Hillary Clinton bị ngã ngựa, tôi sẵn sàng chia sẻ những tiếng khóc nghẹn ngào, tức tưởi, tiếc nối của những "môn đồ" Bà Hillary Clinton, tôi sẵn sáng lắng nghe những tiếng than oán, trách móc, ngay cả lời khinh miệt, chửi bới thậm tệ, lên án gắt gao Ông Donald Trump của những ai đang "căm tức" ông, muốn "ăn tươi nuốt sống" ông, vì lý do rất đơn giản là giữa tôi và Ông Donald Trump chẳng có quan hệ, "dây mơ rễ má" gì cả, ông làm tổng thống thì ông và gia đình ông được vinh quang, sáng lạng chứ tôi vẫn là "homeless" vẫn là "phó thường dân" mà thôi. Ông Donald Trump có đắc cử tổng thống thì rồi ông cũng sẽ phải phục vụ cho quyền lợi nước Mỹ và cho chính bản thân ông, gia đình ông ta mà thôi. 

Còn phần tôi và nhân dân Việt Nam thì chúng tôi vẫn phải đứng bằng cái chân của chính mình, phải tự lực, tự túc, tự cường trong công cuộc đấu tranh chống cộng sản Việt Nam, vì chẳng có vị tổng thống Mỹ nào dù là Cộng Hòa hay Dân Chủ, dù là Trump hay Clinton lại đi quan tâm và thương yêu, lo lắng cho dân tộc Việt Nam, họ chẳng bào giờ đi lật đổ bọn bạo quyền cộng sản Việt Nam dùm cho nhân dân Việt Nam cả, chính vì vậy tôi không hề cảm thấy một chút nào buồn phiền nào về việc con sán lãi Lữ Giang hay bất cứ ai đi xúc phạm đến ông tổng thống đắc Cử Donald Trump cả, vì đó là quyền tự do ngôn luận của họ, đó là chuyện giữa họ với Ông Trump, tuy nhiên tôi vô cùng phẫn nộ và bất mãn khi con sán lãi Lữ Giang "giận cá chém thớt," giận hờn, tức tối Donald Trump nhưng lại đi miệt thị cộng đồng người Việt Nam tỵ nạn cộng sản, lại mỉa mai lôi kéo "người Việt đấu tranh ở hải ngoại" và "Tổng thống Bolsa" vào trong bài viết duới đây:

Trích: "Kịch bản chỉ mới bắt đầu"

"....Với tính cách có phần tự mãn và đề cao cái tôi bản thânDonald Trump sẽ bỏ ngoài tai những gì mà ông cho là trái ý mình. Nhưng nguy cơ lớn nhất phải kể đến là việc Donald Trump sẽ không quá quan tâm đến các quy định pháp luật. Những quyết sách sẽ được ông đưa ra dựa trên cảm tính trước tiên, rồi sau đó mới đến quyền và luật pháp (rất giống người Việt đấu tranh ở hải ngoại).
........
Đọc kế hoạch 100 ngày của ông ta, chúng tôi cảm tưởng như ông ta đang làm Tổng Thống Bolsa, ở đó chẳng có luật pháp gì, chỉ có nón cối và miệng tao là luật. Ai nói hay làm khác ta hoặc có thể tranh giành chỗ đứng của ta đều là tay sai cộng sản hay đặc công cộng sản nằm vùng. Donald Trump đang muốn lãnh đạo nước Mỹ giống như thế..."(ngưng trích)

Kính thưa Quý Đồng Hương,

Tốn nhiều thì giờ để viết về con sán lãi Lữ Giang này quả thật là một "chuyện chẳng đặng đừng," mong quý vị thông cảm. Tôi có cái tật xấu, cứ làm gì, nói gì, viết gì thì phải có bằng cớ hẳn hoi, phải "nói có sách mách có chứng," do đó tốn khá nhiều thì giờ tra cứu,  và khiến bài viết dài lê thê, tuy nhiên sự dẫn chứng là điều cần thiết để khỏi bị mang tiếng hồ đò, là đi "vu oan giá họa" hay "chụp mũ" kẻ khác. 

Tôi xin đính kèm theo dưới đây một bài viết cũ trong số những bài viết tôi đề cập đến con sán lãi Lữ Giang trong quá khứ. Bài viết "Mồm mép Lữ Giang đối chiếu với miệng lưỡi Lữ Giang" dưới đây không những viết riêng về con sán lãi Lữ Giang, mà còn gói ghém những chia sẻ về quan niệm xử thế trong cuộc sống. Khi nào rảnh rang, xin mời quý vị thưởng lãm.

Trân trọng,

Ngô Kỷ (HNPD)

Bài cũ:

 
Mồm mép Lữ Giang đối chiếu với miệng lưỡi Lữ Giang 

 
            z1ky.gif picture by lekietlam         z11-1.gif picture by lekietlam 
                                 Ngô Kỷ                     Lữ Giang (Tú Gàn, Nguyễn Cần)

z222.gif picture by lekietlam 

 

Little Saigon ngày 15 tháng 8 năm 2010

Kính thưa Quý Đồng Hương,
 
Trong thời gian qua có một số cơ quan truyền thông, báo chí Việt ngữ tại Little Saigon như báo Người Việt, báo Việt Herald…đi phổ biến và làm một số hành động phản quốc, nhục mạ chính nghĩa Việt Nam Cộng Hòa, đâm sau lưng cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản, nên tôi đã lên tiếng, biểu tình, viết bài phản đối.
 
Khi viết bài phản ứng, tôi thường trích dẫn các gương tích Tây Đông kim cổ, hay những danh ngôn để giúp cho ý tứ được thêm phần xúc tích, dồi dào, mà bớt đi khô khan, cục mịch. Ralph Waldo cũng thừa nhận: “Những ý tưởng hay nhất của chúng ta đến từ những người khác.”
 
Chuyện trái đất quay quanh mặt trời hằng triệu năm trước, đến thế kỷ 16, nhà thiên văn học Galileo Galilei ở Ý chỉ nói lại mà  thôi. Ông Khổng Tử bảo “Thuật nhi bất tác” là như vậy. Còn La Bruyère thì cho rằng “Thảy đều đã được nói ra hết cả rồi, và ta đã đến rất muộn hơn bảy ngàn năm, từ khi có loài người…Người ta chỉ còn lượm lặt lại của người xưa và của những bậc tài giỏi ngày nay mà thôi.”
 
Vào năm 1927, trong phần Dẫn Ngôn của sách Cao Đẳng Quốc Dân kê “toa thuốc” trị 10 tệ bệnh của quốc dân, nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu tức cụ Sào Nam đã viết: “…Tôi viết quyển sách này, chẳng qua dâng một phần nghĩa vụ với Quốc dân, hay dở, đúng không, hoặc có công hiệu gì không, thì quyền ở người đọc sách. Khổng Tử nói: “Tri ngã giả, kỳ duy Xuân Thu hồ, tội ngã giả, kỳ duy Xuân Thu hồ”, nghĩa là ai biết lòng ta tất ở sách Xuân Thu, ai bắt tội ta tất cũng ở sách Xuân Thu. Quyển sách tôi viết ra đây cũng nói như vậy.”
 
Sau bài viết “Chữ nghĩa Lữ Giang đối chiếu với chữ nghĩa Lữ Giang”, tôi tưởng là đủ và không cần tốn thì giờ thêm nữa về con “ký sinh trùng” này, thế nhưng “Cây muốn lặng mà gió chẳng chịu ngừng”, trong mấy tháng gần đây Trần Văn Chi tức Trần Văn Nam Sơn, cựu Chủ Nhiệm nhật báo Việt Herald, và đương kim là phó Tổng Giám Đốc công ty Việt Media Group Inc., tức công ty “mẹ” của nhật báo Việt Herald đã liên tục đưa Lữ Giang lên hội luận trong chương trình “Meet The Press - Gặp Gỡ Báo Chí” dưới nhãn hiệu Việt Herald, và được chiếu thường xuyên trên đài truyền hình “VAN TV băng tần 18.7” để bào chữa, "thanh minh thanh nga," mỉa mai, xỉa xói, nhục mạ lý tưởng những người Việt Quốc Gia, và khinh rẻ, nhạo báng cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản.
 
 
  z111.gif picture by lekietlam
Trần Văn Chi (tức Trần Văn Nam Sơn) trên đài truyền hình VAN-18.7 z1111.gif picture by lekietlam
  
  Lữ Giang và Trần Văn Chi đang hội luận trên truyền hình VAN-18.7

Nhà ái quốc Nguyễn Trường Tộ có đề cập đến lời của Hàn Dũ trong Thiên Hạ Đại Thế Luận rằng: “Biết mà không nói là bất nhân. Nói mà không nói hết là bất nghĩa”. Và Văn sĩ Georges Duhamel cũng có khuyên: “Không nên nuôi oán hờn trong lòng, vì đó là tình cảm xấu, có hại cho kẻ khác và cho chính mình. Nhưng phải biết công phẫn đối với bất công, bạo lực. Kẻ nào dững dưng trước một sự bất công, oan ức là hèn nhát, ích kỷ, đáng khinh,” do đó tôi không lấy làm ngại ngùng khi viết bài viết này vì tôi chỉ muốn nói lên lời công đạo, liêm chính và bảo vệ sự thật, chứ không phải như tên Lữ Giang (Tú Gàn, Nguyễn Cần) ác độc, ngậm máu phun người "Hàm huyết phún nhân, tiên ô tự khẩu."
 
Dù rằng Lữ Giang và nhật báo Việt Herald nhục mạ Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu chứ không phải nhắm vào tôi, nhưng vì bổn phận thiêng liêng, vì muốn chống cái ác, vì muốn bảo vệ sự thật, lẽ phải và sự công bằng nên tôi thấy cần lên tiếng. “Kiến nghĩa bất vi, vô dũng giả” tức “Thấy việc nghĩa mà không làm là không có dũng”, Khổng Tử nói như vậy.
 
Điều mà tôi đang tranh đấu đòi hỏi công ty nhật báo Việt Herald phải trả lại sự công bằng và danh dự cho Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã bị bồi bút Lữ Giang và nhật báo Việt Herald xúc phạm. Scarron nói: “Người vắng mặt bị ám sát bằng những nhát lưỡi”, và Destouches đồng ý: “Kẻ vắng mặt lúc nào cũng bị thiệt thòi.”
 
Tôi chủ trương “Nói có sách, mách có chứng”, do đó trong bài viết này tôi sẽ lần lượt chứng minh Lữ Giang cố tình nhục mạ cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và Quân Dân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa. Bên cạnh đó y còn thọc gậy bánh xe nhằm chia rẽ cộng đồng, theo đúng đường lối Nghị Quyết 36 của Bắc Bộ Phủ. Đây quả thật là một sự khiêu khích và phản bội trắng trợn của Lữ Giang và tập đoàn nhật báo Việt Herald.
 
Tôi xin cáo lỗi và lưu ý trước, là bài viết này khá dài vì có nhiều sự kiện liên hệ đến đề tài. Để quý độc giả tiện việc theo dõi, tôi xin chia bài viết ra nhiều mục, được đánh theo số thứ tự. Bài viết này mang nội dung tài liệu đấu tranh chứ không phải là áng văn chương, thơ phú để tiêu khiển giải trí nên có phần khô khan và phức tạp. Tôi đặt riêng cho mình phương pháp và lề luật mỗi khi viết bài cần phải có bằng chứng khả tín và trưng dẫn đầy đủ dữ kiện cần thiết để chứng minh. Các cáo buộc mơ hồ, các suy diễn lung tung, các lý luận bằng cảm tính, các trích dẫn thiếu cơ sở đều không phải là chủ trương của tôi.
 
Tôi muốn minh xác là tôi không bào chữa, không binh vực, không đánh bóng cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu vì đó không phải là bổn phận của tôi. Việc làm của tôi là bảo vệ sự thật mà thôi.
 
Mục đích bài viết này, tôi muốn chứng minh Lữ Giang là tên bịa đặt, điêu ngoa, láo khoét, gian manh, xấc xược. Tôi sẽ mời quý vị đọc và nghe cuốn băng của Tổng Thống Lyndon Johnson có nói câu “a goddamn bunch of thugs” (cứ tạm dịch là “bọn ác ôn côn đồ” như ý của Lữ Giang), tuy nhiên Tổng Thống Lyndon Johnson không hề ám chỉ đến cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu như lời Lữ Giang xuyên tạc, bịa đặt nhằm cố tình nhục mạ, phỉ báng Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, và được nhật báo Việt Herald tiếp tay đăng tải và phổ biến.
 
Cái thủ đoạn thâm độc và đê hèn của Lữ Giang là Lữ Giang cố tình nhục mạ, mạt sát Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu nhằm tạo ảnh hưởng và kiếm cảm tình từ những người trong khối ủng hộ cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Lữ Giang muốn ly gián và tạo sự chia rẽ giữa khối ủng hộ cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và khối ủng hộ Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Đây chính là chủ trương phá hoại của cộng sản nhằm gây phân hóa cộng đồng, và làm tiêu hao sức mạnh chống cộng của tập thể người Việt Quốc Gia, và chính Lữ Giang là tên phản quốc đang thực hiện Nghị Quyết 36 của cộng sản. Những người Quốc Gia chân chính, khôn ngoan, sáng suốt và tĩnh táo, không bao giờ lọt vào cái mưu mô xảo quyệt và lưu manh của cộng sản và Lữ Giang.
 
Trong bài viết này, tôi phân tích và chứng minh sự thật nhằm đòi hỏi nhật báo Việt Herald phải chính thức xin lỗi vong linh Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, cùng gia đình và chiến hữu của cố Tổng Thống, và Quân Dân Cán Chính VNCH vì nhật báo Việt Herald đã đăng tải và phổ biến bài “Kẻ phản bội” của Lữ Giang.
 
Và cũng ở mục cuối của phần Phụ Đính, tôi xin phép trích đăng phần trình bày của ông Bùi Bỉnh Bân cả về “Link AUDIO” cũng như bài viết liên quan đến việc ông Lữ Giang tức Nguyễn Cần phải đọc lời xin lỗi trên đài phát thanh VOV ngày 3 tháng 8 năm 2000 để “xin lỗi” ông Bùi Bỉnh Bân theo lệnh tòa, vì Lữ Giang đã bịa đặt nhục mạ ông Bùi Bỉnh Bân. Nhắc lại sự kiện này, để chứng minh bản chất láo khoét, lưu manh, xảo trá là chứng bịnh bẩm sinh của Lữ Giang, chớ không phải việc vu cáo, mạ lỵ cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu là lần đầu tiên của y.
 
Chỉ trừ một thiểu số tay chân, bộ hạ của công ty báo Người Việt, công ty báo Việt Herald… cố tình nhục mạ, trách móc, lên án cuộc đấu tranh, biểu tình của chúng tôi, chứ đa số đồng hương đều thấu hiểu lý do biểu tình chống đối là chính đáng. Nếu có ai còn mù mờ, tôi hy vọng sau khi đọc và tham khảo các tài liệu dẫn chứng này, quý vị sẽ không còn thắc mắc gì nữa cả.

1
 
Trên nhật báo Việt Herald số 102, Thứ Ba ngày 13 tháng 10 năm 2009, có đăng bài “Kẻ phản bội” ký tên biên tập viên Lữ Giang/Việt Herald, trong đó Lữ Giang viết là Tổng Thống Johnson gọi Ông Trần Thiện Khiêm và Ông Nguyễn Văn Thiệu là “bọn ác ôn côn đồ”. Và chính đích thân Lữ Giang cũng gọi Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu là “tên ác ôn côn đồ”, khi Lữ Giang viết như sau:

Trích:
 
“...Nhóm tay sai của CIA Mỹ làm đảo chánh và giết ông Diệm, trong đó Trần Thiện Khiêm và Nguyễn Văn Thiệu đóng vai trò chủ chốt, đã bị Tổng Thống Johnson gọi là “một bọn ác ôn côn đồ” (a goddamn bunch of thugs). Nay một số người lại mưu toan tôn một tên “ác ôn côn đồ” đã làm sụp đổ miền Nam Việt Nam lên làm anh hùng! Đó là một sự nhục nhã đối với VNCH. Chúng tôi biết có rất nhiều người lúc còn VNCH đã mang ơn ông Thiệu, nên họ nghĩ rằng phải làm “một cái gì đó” cho ông. Nhưng họ không thể làm sỉ nhục VNCH được.”(ngưng trích)

z11111111111.gif picture by lekietlam
 z111111111111.gif picture by lekietlam
Bài báo “Kẻ phản bội” do Biên tập viên Lữ Giang/Việt Herald nhục mạ 
...

Bài báo “Kẻ phản bội” do Biên tập viên Lữ Giang/Việt Herald nhục mạ 
Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu là tên “ác ôn côn đồ” được đăng 
trên nhật báo Việt Herald ngày 13 tháng 10 năm 2009

 
Thế mà sau đó, bào Việt Herald đăng thêm một bài “Bản Lên Tiếng Phản Đối Nhật Báo Việt Herald," thì Lữ Giang lại chối là không có nói, được viết trong bài Chuyện kẻ phản bội” (khác với bài Kẻ phản bội) như sau:
 
“Nói rằng, chúng tôi “vô lễ” với ông Thiệu cũng không đúng, mặc dầu nếu phải phê phán ông Thiệu, chúng tôi sẽ không ngần ngại. Nhưng trong trường hợp này, chúng tôi chỉ trích lại lời phê phán của Tổng Thống Johnson mà thôi. Nếu bảo “vô lễ”, chính Tổng Thống Johnson mới là người “vô lễ.” Tuy nhiên, khi đi làm lính đánh thuê bất tài làm hỏng việc bị chủ la mắng hay nguyền rủa như thế là chuyện bình thường, không có gì là “vô lễ” cả.” (ngưng trích)
 

Lữ Giang quả là một tên lộng ngôn, ngu ngốc và xuẩn động. Hơn ba trăm ngàn chiến sĩ đã hy sinh mạng sống, và hàng triệu người lính chiến Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu anh dũng hào hùng để bảo vệ lãnh thổ và sự oan toàn cho Thẩm phán Nguyễn Cần “sáng vác ô đi tối vác về”, thế mà Nguyễn Cần, tức Lữ Giang, tức Tú Gàn lại đi nhục mạ những người chiến sĩ này là thứ “lính đánh thuê”.
 
Thử hỏi tiền lương Thẩm phán Nguyễn Cần lãnh hàng tháng do ai trả nếu không phải là từ chính phủ Việt Nam Cộng Hòa? Như vậy Nguyễn Cần có phải là “thẩm phán cãi thuê” không? Thật là một tên vô loại, vong ân bạc nghĩa, qua cầu rút ván, ăn cháo đái bát. Ngạn ngữ Á-rập cho rằng: “Một con chó trung tín còn giá trị hơn một kẻ vong ân”, và Le Talmud cảnh cáo: “Đừng vứt đá xuống dòng suối mà anh đã uống nước.”
 
Để khoe mớ kiến thức “cóc ngồi đáy giếng” của mình, nên Lữ Giang luôn dùng đến tên tuổi của Cố Tổng Thống Johnson để bào chữa và bảo vệ cái trò “lộng ngôn” của y. Chính vì vậy, đây là dịp tôi muốn giải quyết và làm sáng tỏ vấn đề này một cách thẳng thắng và rốt ráo với tên vô liêm sĩ Lữ Giang này.
 
Trước hết tôi xin mời quý vị đang xử dụng internet bấm cái Link sau đây để nghe chính tiếng nói của Tổng Thống Lyndon Johnson khi ông nói chuyện điện thoại với Thượng Nghị Sĩ Eugene McCarthy về âm mưu ám sát Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Trong cuộc đối thoại này, Tổng Thống Lyndon Johnson không hề ám chỉ và cũng không nêu tên ông Nguyễn Văn Thiệu, thế mà Lữ Giang viết trong bài “Kẻ phản bội” và đăng trên báo Việt Herald là Tổng Thống Johnson gọi ông Nguyễn Văn Thiệu là tên “ác ôn côn đồ” (a goddamn bunch of thugs). Mời quý vị vừa nghe vừa đọc bản văn cuộc nói chuyện được viết lại từ cuốn băng ghi âm.


Learn more about the Presidential Recordings →

LBJ and Eugene McCarthy on the Assassination of Dgo Dinh Diem

The extent of the Kennedy administration's advance knowledge or even participation in the November 1, 1963, coup in South Vietnam and assassination of president Ngo Dinh Diem has been a hotly debated political and historical issue for many years. In this conversation, Presidnet Johnson offers his own interpretation of events to Senator Eugene McCarthy
In the days prior to this telephone call, McCarthy had been widely quoted in the press for his criticism of the recent resumption of bombing. In this call, Johnson tried to convince McCarthy to tone down his criticism and had offered a special briefing from Chairman of the Joint Chiefs of Staff Maxwell Taylor, reason that, "I thought that if you had the information I had, that you might be assuaged somewhat, and relieved somewhat, and at least, maybe you could suggest a better alternative or something else."
Date:  Feb 01, 1966
Participants:  Lyndon Johnson, Eugene McCarthy
Conversation Number:  WH6602.01
Full Screen Mode

Xin bấm vào hàng Link màu xanh này: Full Screen Mode hay Link ở trên góc trái, để nghe Tổng Thống Johnson nói.

Xin bấm vào Link này để nghe và đọc chữ Tổng Thống Johnson nói:


Sau khi bấm vào cái Link dưới đây, khi thấy trang nhà White House Tapes, và cái khung màu đen chữ vàng “President Johnson & Eugene McCarthy February 1, 1966”, xin quý vị bấm vào chỗ mũi tên có chữ “Press Play to Continue gần cái khung màu đỏđể quý vị có thể đọc và nghe toàn bộ phần nói chuyện của Tổng Thống Lyndon Johnson:



z11111111.gif picture by lekietlam
  z111111111.gif picture by lekietlam
  z1111111111.gif picture by lekietlam

 
White House Tapes . Presidential Recordings Program
 
LBJ and Eugene McCarthy on the Assassination of Ngo Dinh Diem The extent of the Kennedy administration's advance knowledge or even participation in the November 1, 1963, coup in South Vietnam and assassination of president Ngo Dinh Diem ∇ has been a hotly debated political and historical issue for many years. In this conversation, Presidnet Johnson offers his own interpretation of events to Senator Eugene McCarthy In the days prior to this telephone call, McCarthy had been widely quoted in the press for his criticism of the recent resumption of bombing. In this call, Johnson tried to convince McCarthy to tone down his criticism and had offered a special briefing from Chairman of the Joint Chiefs of Staff Maxwell Taylor, reason that, "I thought that if you had the information I had, that you might be assuaged somewhat, and relieved somewhat, and at least, maybe you could suggest a better alternative or something else." Date: 02/01/1966 Participants: Lyndon Johnson, Eugene McCarthy Conversation Number: WH6602.01

 
  z111111.gif picture by lekietlam
Picture courtesy of the National Archives and Records Administration.)
President Nguyen Van Thieu ( South Vietnam ) and President Lyndon B. Johnson. (July 19, 1968)

Tổng Thống Lyndon B. Johnson và Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu
 
  z1111111.gif picture by lekietlam
(Picture courtesy of the National Archives and Records Administration.)
President Lyndon B. Johnson in Vietnam : With General William Westmoreland, Lieutenant General Nguyen Van Thieu ( South Vietnam ). (October 26, 1966) 
1966 Manila Philippines - Nguyen Van Thieu, and Pres. Lyndon B. Johnson at summit conference.

 
Kính thưa Quý Đồng Hương,

Quý vị vừa đọc và nghe nguyên văn cuộc nói chuyện và chính tiếng nói của Tổng Thống Lyndon Johnson do Tòa Bạch Ốc thực hiện. Xin hỏi quý vị có nghe và đọc thấy chỗ nào Tổng Thống Lyndon Johnson nhắc đến tên hai ông Trần Thiện Khiêm và ông Nguyễn Văn Thiệu không? Thế mà Lữ Giang quả quyết là Tổng Thống Lyndon Johnson chửi ông Trần Thiện Khiêm và ông Nguyễn Văn Thiệu là “một bọn ác ôn côn đồ”. Quả thật Lữ Giang là một tên “đại nói láo”.
 
Lữ Giang tưởng rằng không ai biết gì nên lâu nay cứ “mục hạ vô nhân”, nói gì cũng được, bây giờ lại bị phát giác nên y lấp liếm chối quanh quẩn.
 
Tôi không phủ nhận việc Tổng Thống Johnson có nói đến chữ “a goddamn bunch of thugs”, nhưng Tổng Thống Johnson không hề nhắc đến tên ông Trần Thiện Khiêm và ông Nguyễn Văn Thiệu. Tổng Thống Johnson chỉ nói chung chung về một “bọn người đảo chánh” mà thôi. Và ai cũng biết là Hội Đồng Tướng Lãnh mới đóng vai trò chủ động, chính yếu và quan trọng trong cuộc đảo chánh. Nhóm này được lãnh đạo bởi các tướng Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính v.v…, trong lúc đó thì ông Nguyễn Văn Thiệu chỉ  mới ở cấp Đại Tá mà thôi. 
 
Lữ Giang và tờ báo Việt Herald hãy chứng minh cho đồng hương thấy chỗ nào mà Tổng Thống Johnson đề cập đến tên hai ông Trần Thiện Khiêm và ông Nguyễn Văn Thiệu? Thật là một bọn vô liêm sỉ.

 
Kính thưa Quý Đồng Hương,
 
Lữ Giang cứ giở trò múa gậy vườn hoang, lập lờ đánh lận con đen. Y tưởng rằng sẽ qua mặt được mọi người, nhưng trên thực tế thì y bị người ta “lật tẩy” là một tên dối trá trơ trẻn. Cây kim trong túi rồi cũng lòi ra. Lữ Giang luôn huyênh hoang tự đắc, nhưng thực sự xã hội nhìn hành động của Lữ Giang chẳng khác nào Don Quixote dồn hết sức đâm mũi giáo vào cối xay gió mà cứ tưởng như đã hạ được một địch thủ khổng lồ.
 
Newton nói: “Sự hiểu biết của con người chỉ là một giọt nước trong đại dương mênh mông, và là hột cát trong sa mạc bao la”, thế mà Lữ Giang cứ tưởng mình là cái rốn của vũ trụ. Lữ Giang chính là con gà trống mà George Eliot cho rằng: “Nó cứ tưởng mặt trời mọc lên để nghe nó gáy.” Đầu óc thiển cận, hẹp hòi, ích kỷ của Lữ Giang giống như con ếch ngồi đáy giếng hay chỉ là người mù sờ voi không hơn không kém.
 
Đức độ cao như Khổng Tử kia mà ông còn khuyên “nên yểm tài bằng không vong mạng”. Lẽ ra Lữ Giang phải vâng theo lời dạy của Tôn Thúc Ngô: “Chức càng cao tôi càng khiêm nhường”, và Chúa Giêsu thánh hóa tư tưởng ấy bằng câu trong Bài Phúc: “Phước cho kẻ khiêm tốn vì họ sẽ được cất lên.”
 
Nhân đây tôi xin kể về một câu chuyện mà ông Tô Đông Pha thời xưa có một phần “tự cao, tự đại” giông giống Lữ Giang thời nay, dù rằng tài đức của Lữ Giang chưa xứng để xách dép cho ông Tô Đông Pha. Câu chuyện được in trong sách Quân Tử Trung Hoa do Đại Lân biên soạn như sau:
 
“Tô Đông Pha là một danh sĩ học rộng hiểu cao, nhưng tính tình phóng túng, cao ngạo nên thường châm chọc người khác, kể cả từ vua tới quan. Vì thế bước đường hoạn lộ của ông thăng trầm nhiều nỗi và không ít người oán ghét.
 
 Khi ấy Vương An Thạch giữ chức Tễ tướng, cũng là một danh gia hiền sĩ nổi tiếng nhưng tính tình trầm tĩnh khác hẳn Tô Đông Pha. Với tính tình ấy, địa vị ấy đương nhiên Vương An Thạch được nhiều người mến mộ và ca tụng. Tô Đông Pha lấy làm tức giận, nhân cơ hội đọc được hai câu thơ của Vương An Thạch liền “ra tay” chỉ trích. Nguyên trong một bài thơ vịnh cảnh, Vương An Thạch có viết hai câu:
 
Minh nguyệt sơn đầu khiếu
 
Hoàng khuyển ngọa hoa tâm.
 
Tô Đông Pha cho rằng trăng sáng (minh nguyệt) chỉ có mọc trên đồi núi và chiếu sáng xuống trần gian chứ làm sao hót (khiếu) được nên sửa câu thơ thành:
 
Minh nguyệt sơn đầu chiếu
 
Hoàng khuyển ngọa hoa tâm.
 
Còn con chó vàng (hoàng khuyển) nằm giữa đóa hoa thì càng chê cười hơn, cho rằng không thể hiểu nổi. Vương An Thạch nghe những lời phê bình ấy chỉ cười mà không nói nhưng đột ngột sau đó xuống lệnh biếm Tô Đông Pha đi Hải Châu, một vùng đất đai xa nhất thời đó, còn rất “man di mọi rợ”. Tô Đông Pha hết sức uất ức nhưng vẫn phải thi hành.
 
Được một thời gian ở đất khách quê người, Tô Đông Pha mới vỡ lẽ ra là nơi đây có một loài chim tên Minh Nguyệt và còn lạ hơn nữa là có một loại sâu tên Hoàng Khuyển.
 
Khi ấy Tô Đông Pha mới biết Vương An Thạch kiến thức hơn mình rất nhiều và hai câu thơ hoàn toàn có ý nghĩa rất rõ ràng: “Chim Minh Nguyệt hót trên đầu núi, con sâu Hoàng Khuyển nằm giữa đóa hoa.” Tô Đông Pha hết sức hỗ thẹn, lặn lội trở về xin vào tạ lỗi. Vương An Thạch tươi cười không nhận và xuống lệnh phục chức cho Tô Đông Pha như cũ.” (ngưng trích)


Kính thưa Quý Đồng Hương,

Đọc câu chuyện trên, tôi thấy thương hại cho “cái tôi” quá lớn của ông Tô Đông Pha, chứ chẳng chê trách gì nhiều ông ta, vì dù sao thì ông Tô Đông Pha cũng đã bày tỏ sự hối lỗi, ân hận. Cicéron từng nói: “Sai lầm là cái tự nhiên của con người; chỉ có những kẻ vô ý thức mới ở mãi trong lầm lỗi”, và St Jean Chrysostone nói: “Lầm lỗi là bản chất con người; ở mãi trong lỗi lầm là của yêu quái.”
 
Nhân vô thập toàn, người đời có mấy ai tránh được lỗi lầm. Nhưng khi nhận thức được sự sai trái mà biết nhận lỗi và sửa chữa là điều đáng quý. Nhờ vậy mà con người mới trở nên tiến bộ trong việc tự tu và trở thành con người tốt để có thể sống hài hòa với xã hội. Trừ Chúa, trừ Phật, chứ đã là con người tức phải có khuyết điểm. Chính vì vậy Napoléon II đã nói: “Chúng ta sống với các khuyết điểm như mồ hôi của ta, chúng ta không hay biết gì hết. Nó chỉ làm cho người khác khó chịu thôi.”
 
Ông Tô Đông Pha đã tỏ ra biết ăn năn hối lỗi, đó là hành động đáng khen và đáng được tha thứ. Séneque từng tuyên bố: “Khi người ta ăn năn, người ta gần như vô tội.” Trong khi đó thì Lữ Giang và nhật báo Việt Herald lại tiếp tục ngoan cố và không bày tỏ sự hối lỗi, ăn năn dù sự sai trái đã được chứng minh và phơi bày  rành rành ra đó.
 
Tôi vô cùng ngạc nhiên là làm sao Lữ Giang còn có thể can đảm sống tiếp tục trên cõi đời này khi cái tâm địa và bộ mặt thật của y đã bị lột trần trụi ra như vậy. Ông Lưu Cơ nói về cái loại người Lữ Giang như sau: “Hựu hà vãng nhi bất kim ngọc kỳ ngoại, bại nhứ kỳ trung dã tai”, tức “Có những kẻ bề ngoài cho là ngọc là vàng mà ở trong như bông nát mà thôi.”
 
Trên đời này không ai không nói dối, ngay cả những vĩ nhân. Nhưng có những cái nói dối có thể tha thứ được hoặc chấp nhận được.
 
Ông Phêrô từng chối Chúa 3 lần trước khi mặt trời mọc thế mà được phong Thánh và giữ chìa khóa cửa Thiên Đàng.
 
Thánh Gandhi là nhà lãnh đạo xuất chúng, tranh đấu bất bạo động chống thực dân Anh để mang độc lập cho Ấn Độ.
 
Lúc thiếu thời ông cũng từng nói dối với mẹ, đến nỗi bà mẹ phải nói: “Mẹ thà thấy con chết còn hơn thấy con nói dối. Vì nói dối là hèn nhát, là khiếp nhược. Có con như thế là một cái nhục cho mẹ, mẹ không muốn sống nữa.”
 
Gandhi đứng lên, đi thẳng vào bếp, lấy cục than đỏ bỏ trên bàn tay và nói: “Con thề với mẹ, suốt đời, con không bao giờ nói dối nữa.”
 
Bà mẹ phủi cục than xuống, ôm con vào lòng, nói: “Như vậy mẹ mới đủ can đảm sống với con.”
 
Từ đó về sau, Gandhi luôn luôn giữ lời hứa. Ông thường đưa bàn tay nói với những người thân cận: “Vết sẹo trên bàn tay tôi là hình hài của mẹ tôi, luôn luôn ở trong tôi. Đây là thiên thần phù hộ tôi sống trong chân thật và danh dự.” (ngưng trích)
 
Còn “Cha Già” nước Mỹ George Washington, người từng đặt nền móng xây dựng Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, và là vị Tổng Thống Mỹ đầu tiên. Ông từng lãnh đạo thành công cuộc đấu tranh giành độc lập nước Mỹ. Hồi còn nhỏ ông cũng từng nói dối.
 
Một lần, Washington đang chơi trong hoa viên, thấy bên cạnh có một cái rìu, bèn muốn thử xem cái rìu này có sắc không. Nhưng lấy gì làm vật thử nghiệm đây? Washington nhìn xung quanh, chọn được một cây anh đào nhỏ, thế là ông giơ rìu, chặt đổ cây. Sau đó, việc này bị cha ông phát hiện, đó chính là cây anh đào mà người cha thích nhất, nên cha ông rất tức giận, nói nhất định sẽ tìm ra hung thủ.
 
Washington biết rằng mình đã gây ra đại họa, sợ cha trách mắng người khác, nên chủ động đứng ra nhận lỗi và chịu sự trừng phạt của cha. Không ngờ cha ông lại rất vui mừng, còn khen ngợi tinh thần dám nhận sai lầm của ông. Từ đó, Washington luôn ghi nhớ chuyện này trong lòng, nhắc nhở bản thân phải chính trực thật thà. (ngưng trích)

Kính thưa Quý Đồng Hương,

Kể ra vài câu chuyện trên không hề có ý khuyến khích nói dối, nhưng nếu sự nói dối ấy do vô tình, không ác ý, hoặc không gây ảnh hưởng to lớn hay tạo thiệt hại nặng nề cho người khác, thì chẳng ai đi khắt khe bắt bẽ hay trừng trị nặng nề, mà còn được tha thứ, xí xóa, thông cảm. Người nói dối mà biết nhận lỗi, biết hối hận, ăn năn, biết phục thiện thì đó là điều đáng quý và đáng ca ngợi.
 
Để bày tỏ sự thông cảm và tha thứ, Nữ sĩ Dale Carnegie phát biểu: “Không nên đòi hỏi rằng mọi người, kể cả chúng ta, lúc nào cũng hoàn toàn không khuyết điểm. Trông đợi sự thánh thiện ở người khác là bất công, trông đợi ở mình là một sự điên rồ.”
 
Khổng Tử thế gia cũng có ghi:
 
“Quân tử hữu quá tắc tạ dĩ chất, tiểu nhân hữu quá tắc tạ dĩ văn.”
 
Tức: “Người quân tử có lỗi thì thành thật nhận lỗi, kẻ tiểu nhân thì chối quanh.”
 
Còn Thông thư - Hạnh thì chép:
 
“Nhân chi sinh, bất hạnh bất văn quá; đại bất hạnh vô sỉ.
 
 Tất hữu sỉ, tắc khả kính; văn quá tắc khả hiền.”
 
Tức: “Trong đời người, không nghe người khác vạch lỗi là điều bất
 
hạnh, mà điều bất hạnh lớn nhất là không biết hổ thẹn.
 
Có biết hổ thẹn mới đáng kính; có chịu nghe vạch lỗi, mới nên người
 
hiền.”
 
Còn Sách Tả truyện thì chép: “Người ta ai mà không có lỗi, nhưng lỗi mà biết lỗi, thì còn gi bằng.”
 
Và Lacordaire cho rằng: “Sự hối hận mở đầu cho đức hạnh như bình minh mở đầu cho ngày.”
 
Tuy nhiên riêng trường hợp Lữ Giang thì khác. Tất cả lời nói dối, nói hành, dèm pha, nhục mạ, phỉ báng, mạ lỵ do Lữ Giang gây ra đều là cố ý, có tính toán, và tâm địa chứa đầy độc ác muốn hại người. Hành vi bẩn thỉu đó không thể tha thứ được. Bacon nói về lời nói dối của Lữ Giang là: “Tố cáo một tâm hồn bạc nhược”, còn Fénelon quả quyết mạnh hơn: “Ai nói láo không đáng được tính vào sổ con người”, và theo Malesherbes thì: “Vu khống hiểu ngầm một tâm hồn hư đốn và một quả tim khiếp nhược.”
 
Nếu Hoàng đế Théodose còn sống, thì có lẽ Lữ Giang đã bị tử hình lâu rồi, vì theo Hoàng đế Théodose, ông phán án tử hình cho ai đã vu khống kẻ khác quá ba lần. Chỉ cần căn cứ các bằng chứng mà tôi đưa ra trong bài viết này thì Lữ Giang phạm ít nhất 5 tội nói dối: nói dối về ông Bùi Bỉnh Bân, nói dối về bà Hoàng Dược Thảo báo Saigon Nhỏ, nói dối về cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, nói dối về Giáo sư Trần Gia Phụng, nói dối về Diễn Đàn Phố Nắng.
 
Cả nhân loại đều nguyền rủa, lên án, phỉ nhổ về cái tội nói dối ác độc kiểu Lữ Giang. Điển hình một số câu như sau:
 
“Người ta chẳng bao giờ tin một tên nói láo dù nó có nói thật chăng nữa” (Ciero)
 
“Hãy chỉ cho tôi một tên nói láo, tôi sẽ chỉ cho anh một tên ăn trộm” (Herbert)
 
“Cái hình phạt đối với một tên nói dối, thật ra không những là hắn  chẳng được ai tin mà chính hắn không dám tin một ai khác” (George Bernard Shaw)
 
“Láo xược luôn luôn phá hoại” (G.Sand)
 
“Sự dối trá không những chỉ mâu thuẫn với sự thật, mà thường tự    nó mâu thuẫn lẫn nhau” (Daniel Webstewr)
 
“Tội lỗi có rất nhiều nguyên động lực, nhưng sự nói dối là cái giềng mối chắc chắn nhất của nó” (O.W.Holmes)
 
“Dối trá là nọc độc của rắn, là dáng dấp khôn ngoan của loài bò sát” (Đông Phong)
 
“Lợi khẩu ngụy ngôn, chúng cộng ở số”
 
tức: “Lém miệng dối trá, ai nấy đều ghét” (Âu Dương Tu)
 
Học giả Hoàng Xuân Việt nói về con người dối trá của Lữ Giang trong sách “Dụng Nhân Như Dụng Mộc” như sau:
 
“…Người dối tự chà đạp nhân vị của mình. Họ làm cho tha nhân coi thường nếu không phải là bất mãn tinh thần xử thế của họ. Người ta cũng không chịu đựng thái độ khinh ngu của họ khi họ dối. Họ tưởng dối là qua mặt được mà không dè giấu đầu lòi đuôi. Sau cùng ai cũng gớm họ như cùi.
 
Dối có khi làm cho con người dua nịnh, khi tráo trở lời nói để bom thóp, khi thay đổi giọng để vút ve. Không ít người dối tự bản chất, nên hễ hở miệng là dối. Thường kẻ dối lại già hàm. Họ gạt rồi tía lia đính chính, rồi đay đảy chối, rồi khóc nữa.”
 
Lữ Giang là tên bất trị. Y chính là yêu quái, là kẻ vô ý thức ở mãi trong lầm lỗi mà chẳng bao giờ chịu hối hận, ăn năn. Chẳng những thế, y còn tự ái vặt, bướng bĩnh, kèn cựa, kiêu ngạo, ngoan cố, hỗn xược khi đưa ra những lập luận tào lao, những phản biện phi lý nhằm che đậy, bảo vệ cái lầm lỗi, sai trái của mình.
 
Luận Ngữ có chép lời Tử Hạ: “Tiểu nhân chi quá dã tất văn”, tức “Kẻ tiểu nhân phạm lỗi thường đem những lời đẹp đẽ để che giấu”, và Ligou lên án: “Người phạm lỗi mà không biết, thì cũng như kẻ vô tri; biết mà không sửa đổi, thì quả là thằng hèn.”
 
Vì thừa biết cái bản chất cao ngạo và chân tướng háo thắng của Lữ Giang, nên tôi không bao giờ trông đợi sự thức tỉnh hối lỗi của y. Tôi chẳng hề quan tâm đến việc Lữ Giang xin lỗi, vì dưới mắt tôi thì Lữ Giang không có giá trị gì cả. Aristophanes có dặn: “Chúng ta không thể dạy cho một con cua bò thẳng được”, và Apostolius diễn tả mạnh mẽ hơn: “Con sói có thể đổi da chứ không thể đổi bản chất.”
 
Lữ Giang là một con chó sói ác độc và nham hiểm, y sẵn sàng cắn lại bất kỳ ai cho dù là họ có đối xử với y tử tế thế nào chăng nữa. Chính vì vậy mà Ivan Tourgueniev đã dặn dò: “Đừng ai uổng công nuôi chó sói vì lúc nào nó cũng hướng về phía rừng.”
 
2

z1111111111111.gif picture by lekietlam
Bà Hoàng dược Thảo, chủ nhân Báo Saigon Nhỏ
                                             
Hãy nhìn việc Lữ Giang phản bội bà Hoàng Dược Thảo báo Saigon Nhỏ thì đủ biết cái bản mặt vô liêm sỉ và hèn mọn của y. Lữ Giang chịu ơn mưa móc của bà Hoàng Dược Thảo trong suốt 15 năm trời, thế mà y còn tán tận lương tâm phản bội, thì thử hỏi làm sao y có thể “tha” cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu được. Tôi từng có dịp đề cập đến vấn đề này trong bài “Chữ nghĩa Lữ Giang đối chiếu với chữ nghĩa Lữ Giang”, nhưng tôi vẫn thấy cần thiết trình bày lại lần nữa để mọi người có cơ hội nhìn “rõ hơn” về chân tướng bẩn thỉu, xấu xa của Lữ Giang.
 
Trong mục “Những Điều Nên Nói” của báo Saigon Nhỏ, Thứ Bảy, 03 tháng Giêng, 2009 có đăng bài “Về Lá Thư Ký Tên Lữ Giang” do bà Hoàng Dược Thảo, Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút hệ thống Saigon Nhỏ viết. Nội dung bài viết này, bà Hoàng Dược Thảo trích đăng lá thư mà Lữ Giang “chụp mũ” báo Saigon Nhỏ được diễn đàn điện tử Ánh Dương phổ biến, có đoạn  như sau:
 
“…Các bạn thân mến,
 
Bắt đầu tuần này tôi ngưng đăng bài trên Saigon Nhỏ vì khám phá ra bọn tình báo VC giả FBI đã xâm nhập vào tòa báo và hướng dẫn đường lối của tờ báo. Tuy nhiên, tôi vẫn đưa bài lên Internet hàng tuần vì có quá nhiều báo và website cần đăng.
Một tên tình báo VC đã đem đến cho bà Hoàng Dược Thảo một xấp hồ sơ nói là do một nữ điệp viên FBI người Mỹ viết bằng tiếng Việt và lấy tên là Triệu Lan.[….] Tôi thấy bà ta vẫn bị chi phối bởi tên này nên tôi ngưng viết và làm tờ trình cho FBI rồi. [….]  Vài hàng tin cho nhau biết,
 
Lữ Giang” (ngưng trích)
 
Và cũng trong bài viết này, bà Hoàng Dược Thảo có trưng ra bức điện thư của Lữ Giang xin lỗi bà  Hoàng Dược Thảo về việc Lữ Giang đã “chụp mũ” báo Saigon Nhỏ, như sau:
 
“…Bà Thảo,
 
Tôi thành thật xin lỗi về chuyện này. Tôi tin rằng vận hạn nó đến thì nó xui ra như vậy…Tôi cộng tác với bà đã 15 năm. Người ta bảo “Sông có khúc, đời người có lúc”. Khi vận hạn nó đến, tốt hay xấu, đều do Trời định sẵn, mình chỉ chuẩn bị để đón nhận thôi.
 
Tôi mong vận tốt đang đến với bà.
 
Nguyễn Cần” (ngưng trích)
 
Và cũng trong bài viết này, bà Hoàng Dược Thảo đã lột mặt nạ Lữ Giang, tức Tú Gàn, tức Nguyễn Cần, bà viết như sau:
 
 “…Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của đa số đại diện SGN địa phương, là ông Tú Gàn đặt quyền lợi của ông lên trên quyền lợi của báo SGN và hứa với họ là tôi sẽ vô cùng cẩn thận về bài viết của ông Tú Gàn. Từ khi bài viết của ông Tú Gàn bị kiểm duyệt, ông đã nghi kỵ nhiều người trong Ban Biên tập SGN. Nhưng ông Tú Gàn vẫn gửi bài đều đặn hàng tuần, dù tôi có cắt xén và đôi khi quyết định không đăng. SGN có nhân viên phụ trách gửi bài ông Tú Gàn cho người đọc trước khi tôi đọc, rồi có người lo việc trình bày.” […]
 
“Trong thư này, ông Tú Gàn đã xin lỗi thì vì tình nghĩa của 15 năm cộng tác, tôi tha thứ cho ông. Từ nay, ông không còn là thành viên trong đại gia đình Saigon Nhỏ nữa. Tôi có viết thư trả lời ông Tú Gàn như thế và tôi chúc ông bình an trong những ngày sắp tới.” […]
 
“Mấy tháng gần đây, tôi đã phải quyết định bỏ bài của ông Tú Gàn nhiều lần. Sau cơn bạo bệnh năm ngoái, trí óc ông không còn minh mẫn nữa.
Tôi khuyên ông dành thì giờ viết sách thay vì viết báo hàng ngày, nhưng
quyền lợi của ông không hề sụt giảm. Điều này thì ông Tú Gàn không thể không công nhận.” […]
 
“Chấm dứt bài này, tôi bâng khuâng tự hỏi trong 15 năm qua, đã có bao nhiêu lần ông Nguyễn Cần - Tú Gàn trên diễn đàn Saigon Nhỏ vì lý do cảm tính như vậy. Đối với tôi và hệ thống báo Saigon Nhỏ với 15 năm cộng tác, ông Tú Gàn còn có thể hành xử như vậy thì…Trong hoàn cảnh đất nước hiện nay, sự phối kiểm tài liệu hay tin tức thật quá khó khăn, nhất là lịch sử chính trị Việt Nam. Giá trị bài viết thường được đặt trên uy tín và lương tâm của người viết, hơn là tài liệu giấy trắng mực đen. Tôi xin chân thành tạ lỗi những vị đã bị xúc phạm qua những bài viết của ông Nguyễn Cần – Tú Gàn trên diễn đàn Saigon Nhỏ trong 15 năm qua. Với cương vị chủ bút, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những bài viết đã đăng trên Saigon Nhỏ và xin hứa là sẽ thận trọng hơn, sẽ không tin người, không để ai “xâm nhập” vào hệ thống báo Saigon Nhỏ, như tôi vì vô tình và thiển cận đã gây ra trong 15 năm qua.
 
Sau cùng, tôi xin hứa sẽ không phụ lòng người Việt hải ngoại khắp nơi trông đợi về chủ trương bất biến trong vấn đề đấu tranh chống chế độ cộng sản tại Việt Nam của hệ thống báo Saigon Nhỏ.
 
Hoàng Dược Thảo
 
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút hệ thống Saigon Nhỏ” (ngưng trích)


Kính thưa Quý Đồng Hương,
 
Bà Hoàng Dược Thảo nhân danh Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút báo Saigon Nhỏ lên tiếng lột bộ mặt “phản phúc” của Lữ Giang và phủ nhận giá trị các bài viết của Lữ Giang trong quá khứ, cũng như công khai xin lỗi đồng hương và độc giả, hành động can đảm và đứng đắn đó của bà Hoàng Dược Thảo đáng được khen ngợi và xiển dương.
 
Tôi hy vọng bà Bùi Bích Hà, Chủ Nhiệm nhật báo Việt Herald cũng theo gương này mà hành xử cho đúng với chức năng và đạo đức của mình, bằng cách bà Bùi Bích Hà với tư cách Chủ Nhiệm nhật báo Việt Herald phải lên tiếng nhận trách nhiệm về hành động sai trái của nhân viên mình, tức biên tâp viên Lữ Giang, và công khai xin lỗi vong linh Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, gia đình và các chiến hữu của Ông, cùng những người Dân Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa.

Trong Thái Công Binh Pháp có câu: “Dụng nhân bất đắc chính giả đãi”, tức “Dùng người không được chính đáng là điều nguy.”
 
Do đó nhật báo Việt Herald nên khôn khéo mà chọn người cộng tác kẻo chuốc lấy tai vạ. Khổng Tử có nói: “Cùng ở với người thiện, thì giống như vào nhà hoa thơm cỏ lạ, lâu ngày không nghe mùi thơm vì mình đã hóa thơm như vậy. Cùng ở với người bất thiện, thì giống như vào tiệm cá ươn, lâu ngày không nghe mùi hôi vì mình đã hóa hôi như vậy. Son vốn màu đỏ, sơn vốn màu đen, vì vậy quân tử muốn ở cùng với ai thì phải thận trọng vậy.”
 
Sophocle khuyên: “Lìa xa bọn độc ác thì tránh khỏi cái hổ thẹn giống họ”, còn Thái Công Binh Pháp dạy: “Thân sàm viễn trung giả vong. Đàn ác, xích đàm sở dĩ chỉ loạn”, tức “Gần gũi kẻ gièm pha, xa cách người trung trực thì bị diệt vong. Ghét kẻ độc ác, đuổi bỏ kẻ gièm pha để ngừa loạn.”
 
Từ trước tới nay giữa cá nhân tôi và công ty nhật báo Việt Herald chẳng có ân oán, thù hằn gì cả, mà trái lại tôi từng dành nhiều thiện cảm khi tờ báo này mới ra đời. Chính tôi là người đã viết bài chào mừng “100 ngày đầu tiên của Việt Herald” đăng trang bìa ngày 11 tháng 10 năm 2009. Kể ra vậy để chứng minh tôi chẳng hề có ác ý đánh phá nhật báo Việt Herald. Thấy đúng tôi khen, thấy sai tôi góp ý xây dựng. Chờ mãi không thấy công ty nhật báo Việt Herald thể hiện thiện chí và không đáp ứng lại yêu cầu chính đáng của tôi và đồng hương, tôi buộc lòng xử dụng đến cái quyền tự do ngôn luận trong luật định mà Tu Chính Án số 1 cho phép và bảo vệ.
 
Mọi người, trong đó có tôi, có Lữ Giang, có nhật báo Việt Herald đều có quyền tự do. “Ánh sáng đối với mắt như thế nào, không khí đối với phổi người như thế nào, tình yêu đối với lòng người như thế nào, thì tự do đối với tâm hồn con người cũng thế ấy”, Shri Aurobindo đã phát biểu như vậy. Thật lý tưởng và tuyệt vời!
 
Trong bài viết này tôi không chủ trương đi tranh luận về giá trị và sự “giới hạn” của tự do. Cái định nghĩa đơn giản nhất mà tôi thích là của O. Salazar: “Không thể có tự do nào trái ngược với sự thật, không có tự do nào trái ngược với lợi ích chung.” Với định nghĩa giản dị như vậy, tôi có thể kết luận Lữ Giang và nhật báo Việt Herald đã “hiếp dâm” tự do, vì Lữ Giang và nhật báo Việt Herald đã không tôn trọng sự thật khi đăng rằng Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu là một tên “ác ôn côn đồ” mà không trưng dẫn được bằng chứng cụ thể và chính xác.
 
J.B. Say nói: “Không có con đê pháp luật án ngữ thì sự tự do chỉ còn là một giòng suối phá hoại.” Riêng cá nhân tôi, tôi cũng tự xây một con đê để chận lại giòng suối nhơ nhớp của Lữ Giang và nhật báo Việt Herald. Khi tôi lên tiếng phản đối bất cứ ai hay vấn đề gì, tôi tự đòi hỏi chính tôi phải đứng một cách vô tư và khách quan. Tôi phải rời xa bản ngã của mình trước, vì tôi biết bất cứ ai, trong đó có tôi cũng đều có đủ loại cảm giác hỉ nộ ái ố, thương ghét vui buồn, và cả tánh tự cao tự đại nữa. Trong khi nhận xét và phê phán về sự sai lầm của người nào, hay của cơ quan truyền thông báo chí nào, tôi luôn đứng vô tư và dựa trên sự công bình, chứ không chen lẫn những thương ghét, ân oán của cá nhân mình vào đó.
 
Ban lãnh đạo nhật báo Việt Herald cần bình tĩnh, khách quan, khoa học và đừng tự ái để ngồi lại mổ xẻ, nghiên cứu và đưa ra một quyết định sáng suốt nhất, hợp lý nhất, hợp tình nhất, mau sớm nhất để giải quyết vấn đề “một lần cho xong – once and for all.”
 
Trên thế giới, mỗi ngày có hàng triệu lời xin lỗi. Lời xin lỗi nói lên sự văn minh và hiếu hòa của con người. Từ Đức Giáo Hoàng, tới Đức Đạt Lai Lạt Ma, đến các vị nguyên thủ quốc gia, các quốc hội, các cơ quan báo chí truyền thông lớn nhỏ đều sẵn sàng và thành thật nói lên lời xin lỗi khi họ nhận ra mình có lỗi. Ông Dân biểu Wilson phải lên tiếng xin lỗi Tổng Thống Barack Obama ngay lập tức chỉ vì tại quốc hội ông Wilson thốt lời bất nhã với Tổng Thống Obama rằng: “Ông là kẻ nói láo”, vì ông Wilson không tin lời hứa của Tổng Thống Obama là chính phủ ông sẽ không chi cấp tiền y tế cho di dân “bất hợp pháp.”
 
Nếu so sánh giữa hai câu “ông là kẻ nói láo” của Dân Biểu Wilson với “tên ác ôn côn đồ” của Lữ Giang thì câu nào nặng hơn? Đó là chưa kể theo đạo lý Á Đông, người quá cố càng cần phải được kính trọng.
 
Đã đến lúc nhật báo Việt Herald cần trực diện với thực tế. Đừng nên lầm lẫn cho rằng sự phản đối nhật báo Việt Herald chỉ là một hành động đơn lẻ của cá nhân Ngô Kỷ. Không phải vậy, trái lại sự phản ứng của tôi đối với nhật báo Việt Herald là phản ảnh ý kiến của đại đa số đồng hương, đặc biệt của các vị Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa. 
 
Hình thức phản đối êm dịu, có tính cách “tiền lễ hậu binh” đang được tôi áp dụng trong việc đương đầu với nhật báo Việt Herald trong lúc này, nhìn có vẻ nhẹ nhàng, tuy nhiên Quan Tử có nói: “Chớ nên coi thường việc nhỏ: đóm lửa con đủ cháy nhà, lỗ hổng nhỏ đủ đắm thuyền, con sâu đủ hại người.”
 
Nhật báo Việt Herald đã đuổi việc Lữ Giang từ mấy tháng qua, nhưng lại muốn giữ “bí mật” và không muốn ai biết tới sự kiện này, vì nhiều lý do:
 
1) Ban lãnh đạo nhật báo Việt Herald không muốn bị mang tiếng “cạn tàu ráo máng”, và vì không muốn làm bẽ mặt Lữ Giang, ngại rằng Lữ Giang trả thù.
 
2) Ban lãnh đạo nhật báo Việt Herald “mắc cỡ” và sợ “quê” với bá tánh. Họ ngại sẽ bị dị nghị là chẳng lẽ chỉ vì Ngô Kỷ biểu tình phản đối mà cả công ty đồ sộ với biết bao “đỉnh cao trí tuệ” như vậy lại phải đi đáp ứng đòi hỏi sao.
 
3) Ban lãnh đạo nhật báo Việt Herald luôn tự hào bảo vệ “tự do”, việc đuổi Lữ Giang e rằng bị mang tiếng là bóp chết sự tự do của ký giả và trở thành tiền lệ.
 
4) Ngay sau khi nhật báo Việt Herald bị rắc rối về bài “Kẻ phản bội” của Lữ Giang, thì nội bộ báo Việt Herald bắt đầu lủng củng và phân hóa. Nhân sự lãnh đạo trong tòa báo Việt Herald  đang bị chia rẽ.
 



Một mình Ngô Kỷ phải đối đầu cả tập đoàn lãnh đạo báo Việt Herald đầy thế lực tiền bạc, phe đảng

  
  


                                                              Bùi Bích Hà, Đỗ Việt Anh, Trần Văn Chi, Vũ Ánh, Đỗ Dzũng, Ngọc Hoài Phương                                                                
 
Nếu nhật báo Việt Herald vẫn tiếp tục cứng đầu, ngoan cố không lên tiếng "Xin Lỗi," thì sẽ lãnh những hậu quả tệ hại trong tương lai không lường được. Trong Tống sử có ghi: “Kim nhân hữu quá, bất hỹ văn tri, do húy tật kỵ, tốt diệt kỳ thân nhi vô quái giả”, tức “Nay người có lỗi không muốn người ta nghe biết, cũng như người đau dấu bệnh, sợ thầy thuốc, sợ thầy thuốc thì phải chết không lạ gì cả.”
 
Nhật báo Việt Herald cần phải có một cái tâm trong sáng và thiện chí. Nếu còn muốn che đậy, tránh né sự lầm lẫn, sai trái của mình thì khó mà giải quyết vấn đề một cách nghiêm túc và đứng đắn được. Cố Tổng Thư  Ký Liên Hiệp Quốc Hammarskjold trong cuốn nhật ký có để lại một câu nói bất hủ: “Bạn không thể đùa với con thú trong người bạn mà không trở nên cầm thú, đùa với sự dối trá mà không phản lại chân lý, đùa với sự thô lỗ mà không làm tổn thương tâm hồn thanh nhã của bạn. Ai muốn giữ cho khu vườn của mình sạch sẽ thì không nên để cho một góc vườn nào đó còn cỏ dại.”
 
  z22.gif picture by lekietlam
Xe Vàng với biểu ngữ đậu thường trực trước tòa soạn báo Việt Herald kể từ 16 tháng 10 năm 2009

3

Kính thưa Quý Đồng Hương,
 
Thật ra thì nhật báo Việt Herald có đồng ý xin lỗi hay không, tôi cũng chẳng có được lợi lộc gì. Tôi cũng không được giàu hơn hay bị nghèo xuống, mà cũng chẳng có mập lên hay ốm bớt, nhưng tôi biết một điều là nếu nhật báo Việt Herald đồng ý nói lời xin lỗi như sự đòi hỏi chính đáng của tôi và đồng hương, thì có lẽ là tôi vui lắm, coi đó như một an ủi tinh thần. Đó là khi đứng trước di ảnh và vong linh cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, tôi sẽ hãnh diện thưa với Ông rằng: “Thưa Tổng Thống, lúc còn sống Ông đã lãnh đạo để bảo vệ đất nước và cho cá nhân tôi được sống còn đến ngày hôm nay, bây giờ Ông đã ra người thiên cổ tôi quyết tâm bảo vệ danh dự cho Ông.”
 
Cố Tổng Thống đã yên giấc ngàn thu dưới lòng đất lạnh, chắc Ông cũng chẳng quan tâm gì đến lời phạm thượng của Lữ Giang và nhật báo Việt Herald. Cũng giống như Chúa Giêsu là Thiên Chúa cao cả, nhân từ, nên trước khi chết vì bị bọn ngu muội đóng đinh, Ngài nói: “Lạy Cha xin tha cho chúng vì chúng lầm không biết việc chúng làm.” Nhưng những công dân của Tổng Thống đang còn sống trên trần thế này thì làm sao có thể tha thứ cho cái bọn bất nhân khả ố này được. Chính vì vậy tôi phải có nhiệm vụ bảo vệ sự thật và không cho bất cứ kẻ nào, tờ báo nào được phép xúc phạm và mạ lỵ người quá cố một cách vô lý, bất công.
 
Lữ Giang bị báo Saigon Nhỏ “công khai” sa thải, và bị nhật báo Việt Herald “âm thầm” đuổi cổ. Lữ Giang không còn nơi nương tựa, nên mới bám víu và ẩn núp dưới “cái dù” Trần Văn Chi. Chính vì vậy mà Trần Văn Chi “hồ hởi” đánh bóng Lữ Giang trên chương trình “Meet The Press - Gặp Gỡ Báo Chí”. Lữ Giang có được cơ hội ngồi “nổ” lung tung, um sùm trên truyền hình, làm ra vẽ nhà “thông thái” nhằm vớt vát lại chút đỉnh danh dự. Hai “thầy trò” Trần Văn Chi - Lữ Giang phải nương tựa nhau mà sống, như câu chuyện “Rắn ở đầm cạn” của Hàn Phi Tử sau đây:
 
“Đầm nước khô cạn, rắn ở trong đầm phải rời chỗ ở đi nơi khác. Có một con rắn nhỏ nói với con rắn to: Anh đi trước, tôi theo sau, người ta sẽ biết là rắn thường bò đi tìm chỗ ở, nhất định sẽ bắt giết anh trước, chi bằng để tôi ngậm vào anh, anh cõng tôi đi, người ta nhìn thấy tưởng là rắn thần không dám đụng đến.
 
Thế là hai con rắn ngậm vào nhau, rắn lớn cõng rắn nhỏ trên lưng bò ngang qua đường cái, mọi người trông thấy đều sợ tránh ra bảo nhau: Đó là rắn thần.” (ngưng trích)
 
Và câu chuyện “Chuột ở trong miếu” của Án Tử Xuân Thu cũng tờ tợ trường hợp trên:
 
“Miếu thờ thần đất được làm bằng gỗ, thoa một lớp bùn bên ngoài. Con chuột sống ở trong đó. Người ta nếu dùng khói xông nó thì sợ cháy gỗ; nếu dùng nước giội thì sợ hư lớp bùn bên ngoài. Con chuột ấy sỡ dĩ không bị giết chết, là vì con người sợ bị hư miếu.” (ngưng trích)
 
Không ai, không đài, không báo nào có thể che chở, cứu vớt được Lữ Giang. Dù có chải chuốt, đánh bóng cho Lữ Giang cách mấy chăng nữa thì cũng bằng thừa. Vở tuồng nào rồi cũng đến hồi kết thúc, sau hậu trường cái mặt nạ “nhà báo, sử gia” Lữ Giang cũng bị rớt xuống một cách thê thảm, chỉ còn hiện nguyên hình một con ác quỷ đội Iớp người. “Không có gì có thể che đậy được dưới ánh sáng mặt trời.”
 
Pháp Ngôn chép lời Dương Hùng: “Dương chất hổ bì, kiến thảo nhi duyệt, kiến sài nhi chiến, vong kỳ bì chi hổ dã.” Lữ Giang cũng chỉ thuộc loại mình dê lốt hổ, thấy cỏ thì thích, thấy sói thì run, quên mất cái cốt hổ mình mang mà thôi.
 
Câu chuyện “Con cú mèo và con chim gáy” trong “Cổ Học Tinh Hoa” của ÔN NHƯ Nguyễn Văn Ngọc và TỪ AN Trần Lê Nhân là bài học cho Lữ Giang:
 
“Con cú mèo gặp con chim gáy.
 
Chim gáy hỏi: Bác sắp đi đâu đấy?
 
Cú mèo nói: Tôi sắp sang ở bên phương đông.
 
- Tại sao làm như thế?
 
- Ở đây người ta nghe tôi kêu người ta ghét, cho nên tôi phải đi chỗ khác.
 
Chim gáy nói: Bác có thể nào đổi tiếng kêu đi mới được. Chớ không đổi tiếng kêu, thì sang phương đông, người ta nghe tiếng, cũng lại ghét bác thôi, vì nhân tình đâu mà chả thế. Cứ như ý tôi, thì không gì bằng bác phải rụt cổ, thu cánh suốt đời không kêu nữa là hơn.” (ngưng trích)
 
Tuân Tử khuyên: “Phàm lưu ngôn, lưu thuyết, lưu sự, lưu mưu, lưu tố, bất quan nhi hoành chí giả, quân tử thận chi”, tức “Phàm những lời nói lông bông, những câu mách lẻo, những việc bắt bóng bắt gió, những âm mưu hãm hại, những lời gièm pha, những chuyện ngang ngược bất công, người quân tử đều phải thận trọng.”
 
4
 
Có nhiều giả thuyết khác nhau được đưa ra để giải thích lý do khiến Lữ Giang điên cuồng viết bài nhục mạ Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Riêng tôi nghĩ thì lý do đơn giản là chỉ vì Lữ Giang ganh tị và muốn “nổi” mà thôi, chứ y chẳng có yêu nước thương nòi gì, mà y cũng chẳng có thiết tha chi đến sự trung thực của lịch sử cả.
 
“Yến tước an tri hồng hộc chí”, Lữ Giang là chim yến, chim sẻ làm sao biết được chí chim hồng, chim hộc (chim trời lớn).

Bằng chứng là trong chương trình Ngụy Vũ Show của đài Little Saigon TV, thứ Năm ngày 12 tháng 11 năm 2009 liên quan bài viết của Lữ Giang nhục mạ cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, tạo cho dư luận sôi nổi, thì Lữ Giang xác nhận như sau“Đúng vậy. Bài viết controversy, gây tranh luận. Kỹ thuật làm báo, khi học họ chỉ cho mình như vậy. Một bài viết không gây tranh luận là bỏ đi. Tức là, chẳng ai đọc đâu. Bắt buộc lối viết là như vậy.” (ngưng trích)

z22222.gif picture by lekietlam
Ngụy Vũ phỏng vấn Lữ Giang
 
Căn cứ vào câu trả lời của Lữ Giang khiến tôi không còn nghi ngờ gì nữa về gian ý của Lữ Giang là muốn bài viết mình được nổi tiếng mà bất chấp sự thật. Phải nói là tôi vô cùng sửng sốt và ngạc nhiên khi nghe Lữ Giang trả lời một câu “xanh dờn” như vậy. Chẳng biết Lữ Giang học trường nào mà lại dạy kỹ thuật làm báo như thế?
 
Khi viết bài “Kẻ phản bội” đăng trên nhật báo Việt Herald, Lữ Giang tự nhận là sử gia kiêm nhà báo, do đó tôi tìm đọc phần “Biên Niên Sử” (Les Annales historiques) trong quyển sách “Lịch Sử Báo Chí Việt Nam” ấn hành vào năm 1973 và được biên soạn bởi ông Huỳnh Văn Tòng, Tiến sĩ Báo chí Sorbonne - Paris, Giáo sư Báo chí Viện Đại Học Vạn Hạnh và Đà Lạt, mà trong đó ông có đề cập đến trách nhiệm người viết sử như sau:
 
“Dưới các triều vua thường lập ra giám sử biên chuyên ghi chép các sử liệu. Ở Việt Nam , vào các thời kỳ tự chủ, các vua chúa thường đặt ra các vị quan chuyên viết sử và ghi chép tất cả những biến cố quan trọng xảy ra trong nước.
 
Một quan đại thần là Lê Quí Đôn, đã xác nhận điểm này như sau: “Một phương pháp hay để viết sử là các biến cố phải được ghi chép một cách đúng đắn và khách quan để cho độc giả có thể hiểu những biến cố ấy như là chính họ trông thấy.” (ngưng trích)
 
Còn trong cuốn “Để Trở Thành Nhà Văn” do nhà sách Khai Trí xuất bản năm 1968, trong phần nói về một số nguyên tắc có thể viết được một bài phê bình đứng đắn, tác giả Nguyễn Duy Cần phân tích:
 
“Bài phê bình đứng đắn, xứng đáng với danh từ tốt đẹp của nó, trước hết, phải có một giọng tao nhã, dễ thương và hoạt bát.
 
Lễ độ là tinh túy của văn minh, dù ở bất cứ trường hợp nào. Nhất là văn chương, theo cái nghĩa của danh từ, thì trước hết phải là thanh lịch. Lời mà thô lỗ, cộc cằn, mất dạy không còn phải là văn chương nữa. Joubert nói: “Một ít hiền lành nhã nhặn cũng phải có, dù là trong bài phê bình công kích; nếu tuyệt nhiên thiếu nó, thì không còn phải là văn chương nữa (…) Ở đâu không có sự thanh nhã gì cả, là không có văn chương (…) Không phải muốn chửi mắng là chửi mắng, muốn bôi lọ là bôi lọ, muốn xuyên tạc là xuyên tạc, muốn vu cáo là vu cáo cho hả cái lòng oán ghét ganh tị của mình.” (ngưng trích)
 
Đọc cuốn “Cuộc đời viết văn làm báo TAM LANG - TÔI KÉO XE” của Thế Phong nói về nhà báo Vũ Đình Chí bút hiệu Tam Lang sinh năm 1900, bước vào làng báo từ thuở báo giới Việt Nam còn phôi thai, bước đi chập chững. Nhà báo Tam Lang thuyết trình với sinh viên Văn Khoa về đề  tài “Cuộc Đời Viết Văn Làm Báo” vào năm 1971, mà lúc đó ông tuy đã 71 tuổi mà có tới 50 tuổi nghề làm văn, viết báo, có một đoạn như sau:
 
“Tuy nhiên, định giá trị của một người làm báo, nhất là nhật báo, người ta không thể chỉ căn cứ vào học lực của người ấy, mà căn cứ vào lương tâm nghề nghiệp (conscience professionnelle) mới là điều tối cần.
 
Có học mà viết báo, nói dỡ thành hay, hay thành dỡ, đen ra trắng, trắng ra đen, thì vẫn đáng khinh không bằng người thất học mà vẫn đáng kính, đáng trọng vì biết kính trọng sự thật, khi cầm bút viết cho công lợi công ích. (…)
 
Hầu hết người làm văn, viết báo dù là báo thông tin, báo nghị luận, hay báo trào phúng; đều ôm ấp một hoài bão, một lý tưởng: cải tạo xã hội với một cuộc cách mạng bằng giấy bút, đả phá mọi áp bức, bất công. (…)
 
Văn hào Victor Hugo, một nhà văn, nhà báo trứ danh của Pháp, đã từng tham dự cuộc cách mạng khắc diệt bạo quyền, bằng những bài báo hiệu triệu toàn dân vùng lên, đã từng viết: On ne peut faire la Révolution avec une mauvaise littérature. (Người ta không thể làm một cuộc cách mạng với thứ văn chương bá láp)
 
Nghề báo, do tinh thần cầu tiến của người viết đã được nâng cao từ địa vị thấp kém: nhặt tin chó chết lên địa vị cao cấp, đệ tứ quyền. (…)
 
Người làm báo, muốn đạt được thiên chức của mình, trước hết phải biết nói sự thật, dám nói sự thật để thực hiện cái quyền thứ tư mà dân chúng đã trao cho và tín nhiệm.
 
Họ chỉ đáng quý, đáng trọng khi phụng sự được sự thật trong tinh thần tự do, bác ái, công bằng
 
Ngược lại, họ sẽ thành bẩn thỉu, tai hại nếu họ chỉ gieo rắc những sai lầm, những xuyên tạc do đó, gây ra trong xã hội sự rối loạn, hoang mang, tờ báo nếu người làm báo biết sử dụng nó đúng mức, thì đó là một lợi khí cải tạo xã hội có sức mạnh vạn năng.
 
Người không biết dùng nó phải đường, thì đó là con dao nhọn đâm ngay chính mình trước nhất.” (ngưng trích)
 
Phần trích dẫn trên gồm cả kim lẫn cổ, tôi muốn chứng minh rằng chính những vị “sư huynh, sư phụ, sư tổ” báo chí này nói lên cái trách nhiệm, tư cách, đạo đức của báo chí là phải tôn trọng sự thật, trung thực, minh bạch và công bằng, chứ không như quan niệm “mất dạy” của Lữ Giang là viết báo chỉ cần làm sao bài viết “gây được chú ý, tranh luận, controversy” là được.
 
Phần trên là ý kiến của các sử gia, nhà báo Việt Nam , còn các nhà báo Mỹ thì quan niệm ra sao? Mời quý vị đọc tiếp phần dưới đây, mà phần này tôi đã có dịp trình bày trong bài viết trước “Lại chuyện Việt Herald.”
 
Trong quyển sách gối đầu giường của nhà báo là “The Professional Journalist” tức Ký Giả Chuyên Nghiệp do ông John Hohenberg, Giáo sư Báo chí học tại Viện Đại Học Columbia viết, trong chương 4, phần “Sử Dụng Ngôn Ngữ”, ông viết mở đầu như sau:
 
“Không thể cẩu thả trong việc sử dụng ngôn ngữ ở các ngành truyền thông được. Ngôn ngữ ở đây phải chuyển được tin tức, ý kiến và tư tưởng tới quần chúng càng hữu hiệu càng tốt. Cũng không hạ giá văn phạm. Trình độ văn phạm của báo chí ít ra cũng phải cao bằng trình độ của những độc giả hoặc khán thính giả có học thức, nếu không báo chí mất ngay sự kính trọng của quần chúng.” (ngưng trích)
 
Và trong đề tài “Tiêu Chuẩn Nghề Nghiệp hay Những Giáo Điều Của Làng Báo” thì Hiệp Hội các Chủ Bút Nhật Báo Hoa Kỳ (American Society of Newspaper Editors) đã đưa ra như sau:
 
“Nhiệm vụ đầu tiên của báo chí là truyền đạt tin tức cho nhân loại về những cái gì mà con người làm, cảm thấy và nghĩ đến. Do đó, báo chí đòi hỏi những người hành nghề (practitioners) phải có một trình độ hiểu biết, kiến văn và kinh nghiệm sâu rộng nhất cũng như những khả năng do thiên phú hoặc do huấn luyện về quan sát và suy luận. Thêm vào tư cách là một biên niên ký, báo chí có những nghĩa vụ (obligations) không thể tách rời được là giáo huấn và dẫn giải/
 
Muốn làm tròn nhiệm vụ, phải có một số tiêu chuẩn hành nghề và đó cũng là những ước nguyện của báo chí Hoa Kỳ. Những giáo điều (canons) đó đã được đặt ra như sau:
 
I
 
Trách nhiệm. Quyền của một tờ báo để lôi cuốn và duy trì độc giả không thể bị hạn chế vì bất cứ lý do nào ngoài lý do phúc lợi công cộng. Việc sử dụng một tờ báo để gây sự chú ý của công chúng cũng phải dùng để định rõ ý thức trách nhiệm mà mỗi nhân viên trong tòa soạn đều phải chia xẻ gánh vác. Một ký giả dùng quyền lực của mình cho lợi riêng hoặc nói một cách khác cho mục tiêu thấp hèn thì không xứng đáng với một kỳ vọng cao cả nào.
 
 
II
 
Tự do báo chí. Tự do báo chí được coi như là một quyền sống còn của nhân loại. Đó là quyền không thể chối cãi được về việc thảo luận bất cứ cái gì không bị luật pháp cấm chỉ minh bạch, kể cả sự thận trọng của bất cứ điều lệ hạn chế nào.
 
III
 
Độc lập. Không bị gò bó bởi bất cứ sự ràng buộc  nào trừ lòng trung thành với lợi ích công cộng là điều thiết yếu.
 
1) Ủng hộ bất cứ quyền lợi riêng tư nào ngược lại với phúc lợi chung dù với bất cứ lý do nào đều không tương hợp với nền báo chí liêm chính. Những cái gọi là truyền đạt tin tức từ các nguồn tin riêng tư không được phổ biến nếu không công bố nguồn tin hoặc không chứng minh được là có giá trị của tin tức, cả về hình thức lẫn nội dung.
 
2) Óc bè phái, trong bài bình luận xa rời sự thật một cách rõ ràng, làm tổn thương cho tinh thần cao cả của nền báo chí Hoa Kỳ; trong tin tức, nó làm hại cho  nguyên tắc căn bản của nghề nghiệp.
 
IV
 
Thành thật, sự thật, chính xác. Giữ tín nhiệm với độc giả là nền tảng của tất cả các ngành báo chí xứng đáng với danh nghĩa đó.
 
1) Qua mọi khía cạnh của sự tín nhiệm, một tờ báo bắt buộc phải nói lên sự thật. Nó không thể nào được tha thứ vì thiếu sự đầy đủ hoặc thiếu chính xác trong phạm vi kiểm soát của nó, hoặc thất bại trong việc thực thi những đức tính đó.
 
2) Những đề mục (tít) phải được hoàn toàn bảo đảm bởi nội dung của những bài báo mà chúng chế ngự.
 
Vô tư. Cách thức làm việc chắc chắn cho thấy có sự phân biệt rõ ràng giữa tường thuật tin tức và bày tỏ ý kiến. Tường thuật tin tức phải không bị gò bó bởi ý kiến hoặc bất cứ sự thiên lệch nào.
 
Qui tắc này không nên đem áp dụng cho cái gọi là bài đặc biệt chỉ dùng để biện minh hoặc có chữ ký cho phép có những kết luận hoặc dẫn giải của người viết.
 
Công bình. Một tờ báo không được đăng những lời buộc tội không chính thức làm hại danh giá và đạo đức mà không cho bị cáo có cơ hội bào chữa; cách thức làm việc đứng đắn đòi hỏi phải cho có cơ hội như vậy trong tất cả trường hợp tố cáo nghiêm trọng ngoài những biên bản của tư pháp.
 
1) Một tờ báo không được xâm phạm những quyền riêng tư hoặc những cảm nghĩ (của con người) nếu không chắc chắn trong việc phân biệt quyền của công chúng với sự hiếu kỳ của công chúng.
 
2) Đặc quyền cũng như bổn phận của một tờ báo là phải sửa chữa ngay và đầy đủ những lỗi lầm về sự kiện và ý kiến của báo đó bất cứ phát xuất từ đâu.
 
Đứng đắn. Một tờ báo không thể tránh khỏi tội thiếu thành thật nếu trong khi đề cao tinh thần nghề nghiệp lại đi cung cấp những yếu tố có tính cách kích thích để làm căn bản cho cách thức cư xử như đã thấy những chi tiết về tội ác và tật xấu; phổ biến những điều như vậy rõ ràng không có gì cho ích lợi chung. Vì thiếu uy quyền để bắt buộc thi hành những giáo điều của mình, báo chí có đại diện ở đây chỉ có thể bày tỏ hy vọng rằng sự phó mặc cố ý cho những bản năng xấu xa sẽ bị công chúng không tán thành hoặc bị đồng nghiệp kết án…” (ngưng trích)
 
Đề cập về vấn đề người làm báo viết quá trớn sẽ bị mang tội “phỉ báng”, sách viết:
 
 “Theo định nghĩa của Tiểu Bang New York về phỉ báng (Khoản 1340, Hình Luật Tiểu Bang N.Y.) là một trong những định nghĩa rộng rãi nhất và hữu dụng nhất ở Hoa Kỳ:
 
“Một xuất bản phẩm có ác ý được viết ra, in ra, bằng hình ảnh, hình khắc, dấu hiệu hoặc cái gì khác hơn là lời nói, làm cho một người còn sống hoặc vong linh của một người quá cố bị ghét bỏ, khinh miệt, chê cười, ô nhục, hoặc xuất bản phẩm đó gây ra hoặc có ý làm cho bất cứ người nào bị xa lánh hoặc ghét bỏ, hoặc nữa có khuynh hướng mạ lỵ người nào, đoàn thể nào hiệp hội nào, trong công việc hoặc trong chức vụ của người ấy, của đoàn thể ấy và hiệp hội ấy, là phỉ báng…” (ngưng trích)
 
Những nguyên tắc và tiêu chuẩn mà Hiệp Hội Chủ Bút Nhật Báo Hoa Kỳ nêu ở trên, được coi như là kim chỉ nam cho nghề báo. Và dựa theo đó, tôi quả quyết và kết luận rằng Lữ Giang không hội đủ tiêu chuẩn, hay nói đúng hơn là không xứng đáng và không có đủ trình độ, tư cách, tác phong, đạo đức để được công nhận là một nhà báo đúng nghĩa. Lữ Giang chỉ là một tên viết mướn, viết theo “đơn đặt hàng” hay viết theo “chỉ thị” mà thôi. Ngôn ngữ đẹp là biểu hiện cụ thể của tâm hồn đẹp. “Có thiện tâm mới có thiện ngôn”. Một người như Lữ Giang chỉ có tâm địa xấu xa, đố kỵ, bỉ ổi, thấp hèn và điêu ngoa mà thôi, do đó y không thể nói hoặc viết ra được điều êm ái, tốt lành được.
 
Chính A. Vincent đã đặt nặng trách nhiệm và giá trị của ngòi bút: “Hãy cân 3 lần lời bạn nói và 7 lần điều bạn viết”.
 
Như tôi đã đã xác định ở trên, Lữ Giang nhục mạ cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu chỉ vì muốn “nổi”. Trong quyển “How to stop worrying”, ông Dale Carnegie kể một câu chuyện có ý nghĩa tương tự:
 
“Ông Hoàng xứ Galles, bây giờ là công tước Windsor…khoảng 14 tuổi, đang học trường Hải quân Datmouth ở Devonshire. Một hôm, các sĩ quan thấy ông khóc, liền hỏi duyên cớ. Mới đầu ông giấu, sau ông thú rằng bị các bạn học đá đít. Sĩ quan hiệu trưởng bèn quở rầy bọn kia và bảo họ rằng Hoàng tử không mách, nhưng ông muốn hiểu tại sao họ không đá đít những học sinh khác mà nhè Hoàng tử mà xử như vậy?...Họ thú rằng họ làm vậy là để sau nầy giữ chức Thuyền trưởng trong Hải quân của Hoàng gia, họ có thể khoe rằng hồi nhỏ đã đá đít Hoàng đế.” (ngưng trích)
 
Theo thói đời, địa vị càng cao bao nhiêu, thì đời càng thích mạt sát bấy nhiêu. Schopenhauer trước kia đã viết: “Những kẻ hèn kém thấy thỏa thích vô cùng khi họ vạch ra được những lỗi lầm cùng những tật nhỏ của hạng người xuất chúng.” Do đó muốn trở thành một nhà phê bình đứng đắn, cần nên tránh xa lối phê bình ganh tị nầy do “tự ti mặc cảm” gây ra.
 
Vì đầu óc Lữ Giang quá hẹp hòi, nhỏ mọn, thiển cận, ích kỷ, nên y thường thích suy diễn, lý luận “hai xu” nhằm chứng tỏ ta đây là nhà thông thái, uyên bác. Hãy nghe Học giả Hoàng Xuân Việt kể câu chuyện “Lý luận hai xu” trong sách Nghệ Thuật Trồng Người như sau:
         
“Có một ông giáo dạy Pháp văn ở một trường trung học nọ, rất say mê trong lý luận bá xàm. Học sinh của ông bị sình ruột, phóng uế khí, ông nghe ông cũng “lý luận” nào ăn uống phải điều độ, nào nên giữ phép lịch sự, nào uế khí cấu thành bởi những yếu tố gì. Thấy một vài trò ngồi rung đùi, ông cũng “thuyết” nào hút thuốc nên thần kinh hệ bị kích thích, nào phải tự chủ, nào con những người uống ruợu thường có tính nóng nảy nên hay giật gân. Thấy phụ nữ có đầu tóc quăn ông cũng không quên bàn sắc đẹp phụ nữ. Nói tắt: Ông là một người đa ngôn. Mới đầu, lớp học tưởng ông là người đa kiến đa văn, là người hoạt bát, nên kính trọng. Sau một thời gian họ nhàm chán ông vì ông hay liền mép lý luận những chuyện lăng nhăng. Uy tín và uy quyền ông dần tan đi như mây khói.” (ngưng trích)


Kính thưa Quý Đồng Hương,

Lữ Giang luôn cho rằng y mới là nhà báo đang nắm giữ vai trò lớn lao và quan trọng, y mới có tư cách và khả năng hướng dẫn dư luận. Đây là một tưởng tượng ngu xuẩn và xấc láo vô cùng. Lữ Giang làm gì có tư cách và trình độ để hướng dẫn dư luận.
 
Trong thời kỳ thông tin đại chúng bùng nổ này, internet đến tận mọi nhà, công chúng có đủ phương tiện để nắm bắt mọi tin tức một cách mau chóng, cập nhật và đầy đủ. Người Việt đang sống tại hải ngoại, đặc biệt tại Mỹ bây giờ dân trí rất cao, nên họ đủ sáng suốt để tự nhận định và đưa ra quan điểm về một sự kiện hay tin tức nào, chứ không phải sống trong một chế độ cộng sản độc tài mà tin tức bị bưng bít, một chiều như ở Việt Nam.
 
Bổn phận của báo chí là thông tin, chứ không phải để đóng vai trò tuyên truyền hay áp đặt quan điểm của mình lên trên độc giả được, mà trái lại cần phải tôn trọng quyền tự do tư tưởng và óc phán đoán của độc giả. Báo chí có quyền đưa ra quan điểm và nhận định của tờ báo, tuy nhiên không thể đòi hỏi độc giả phải tin tưởng vào cái “khuôn vàng thước ngọc” của mình. John Heywood có nói: “Một người có thể dắt một con ngựa đến nơi có nước nhưng không bắt con ngựa ấy uống nước được, khi nó không muốn.”

Lữ Giang, chỉ biết ‘bi bô” cho sướng miệng mà không biết là mình nói “tiền hậu bất nhất” và hoàn toàn “mâu thuẫn” giống như câu chuyện “Mâu thuẫn” của Hàn Phi Tử được kể sau đây. Nói lên cái ngu xuẩn và lố bịch, lộng ngôn, mâu thuẫn của Lữ Giang:
 
“Nước Sở có người đi bán mâu và thuẫn, anh ta khoe cái thuẫn của mình rằng: “cái thuẫn của tôi rất chắc, không có vật gì nó đâm không thủng.”
 
Có người hỏi ngược lại anh ta: “nếu lấy cái mâu của anh đâm vào cái thuẫn của anh thì sẽ thế nào? Anh ta ngậm ngự không trả lời được.
 
Nên biết rằng, cái thuẫn đâm không thủng và cái mâu không có gì đâm không thủng, hai cái đó không thể cùng tồn tại.” (ngưng trích)

5

Kính thưa Quý Đồng Hương,


Như tôi đã minh xác nhiều lần, tôi không phải là bà con, họ hàng thân thuộc gì với cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Tôi cũng chẳng phải là người Ninh Thuận để được hưởng lây tiếng đồng hương. Tôi lại không phải là thuộc cấp, chiến hữu, hay là ông tướng, tá, bộ trưởng, thứ trưởng, thượng nghị sĩ, dân biểu, giám sát viện, chánh án, Quốc Gia Hành Chánh, Võ Bị Đà Lạt, Sĩ Quan Thủ Đức, Chiến Tranh Chính Trị, đại thương gia v.v.. đã từng phục vụ hay hưởng ơn mưa móc, bổng lộc từ Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu hay của chính phủ Đệ Nhị Cộng Hòa. Tôi cũng không phải là mấy ông tư lệnh vùng hay quý ngài thị trưởng, tỉnh trưởng.
 
Tôi rất thông cảm cho hoàn cảnh và tâm trạng những người đang câm lặng, không dám lên tiếng phản đối Lữ Giang và nhật báo Việt Herald về việc nhục mạ Cố Tổng Thống Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, một vị  từng lãnh đạo và có thể từng ban ơn mưa móc cho họ. Họ câm nín mà không dám nói lên lời công đạo vì “lực bất tòng tâm”, vì sợ bứt dây động rừng, vì sợ mang họa vào thân, và vì sợ Lữ Giang và nhật báo Việt Herald trả thù, chửi lây tới họ. Dù sao thì tôi cũng mừng là ít ra họ không a dua theo Lữ Giang và nhật báo Việt Herald để mà phản bội lại Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, như thế thì cũng là quý hóa lắm rồi. “Gia bần tri hiếu tử. Quốc loạn thức trung thần.”
 
Tôi chỉ là một người công dân bé nhỏ tầm thường trong khối 25 triệu người miền Nam Việt Nam yêu chuộng tự do, nên lúc nào tôi cũng kính trọng và biết ơn các vị lãnh đạo đất nước mình, mà trong đó có Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Tôi không được phép coi bên nào trọng bên nào khinh, mà chỉ biết chu toàn bổn phận công dân một cách công bình, phải đạo. Còn công tội, phải trái, đúng sai, hãy để dành cho lịch sử.
 
Từ lúc tôi quyết định lên tiếng phản đối bài viết “Kẻ phản bội” của Lữ Giang cho đến nay, tôi không hề liên lạc với gia đình Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, và cũng không hề thảo luận hay hội ý bất cứ điều gì với Ban Tổ Chức Lễ Tưởng Niệm hay các hội đoàn, cá nhân ủng hộ Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Tôi không có nhu cầu hay sự cần thiết nào để làm việc đó cả.
 
Lúc mất nước tôi chỉ là một sinh viên trẻ thì đâu có gì liên hệ sâu rộng với Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, ngoài cái ơn tôi đã mang là nhờ Ông lãnh đạo đất nước mà người dân hậu phương như tôi mới được sống còn tới ngày hôm nay. Và cũng bởi chịu cái ơn nghĩa lớn lao đó, vì cái bổn phận thiêng liêng đó mà tôi quyết tâm bảo vệ danh dự cho Ông để coi như là một sự đền đáp của một người còn biết liêm sỉ là gì.
 
Kể từ ngày tôi biểu tình, lên tiếng phản đối nhật báo Người Việt xúc phạm lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ trong chậu rửa chân, và việc Chủ Nhiệm Đỗ Ngọc Yến ngồi họp với phó Thủ Tướng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Tổng Lãnh Sự Nguyễn Xuân Phong một cách bí mật tại San Francisco vào năm 1998, cũng như việc tôi đòi hỏi nhật báo Việt Herald phải trả lại danh dự và sự công bình cho Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, gia đình, chiến hữu của ông, và Dân Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa vì nhật báo Việt Herald in bài “Kẻ phản bội” của Lữ Giang, thì tôi bị ban lãnh đạo hai tờ báo này và tay chân, bộ hạ, phe đảng của họ, kể cả của Cộng Sản Việt Nam trong nước như tờ “Công An Thành Phố Hồ Chí Minh” lên tiếng nhục mạ, công kích, chửi rủa, bỉ thử cá nhân tôi.
 
Oscar Wilde nói một câu thâm thúy như sau: “Người ta nói về anh, thật là kinh khủng! Nhưng có một điều rất tệ: Người ta không nói đến anh.” Chính vì vậy tôi không hề lấy làm bực tức, buồn phiền hay khó chịu. Khi đấu tranh là phải biết tiên đoán, chấp nhận đương đầu, và hứng chịu những tiếng bấc tiếng chì, tiếng ong tiếng ve của xã hội. Điều quan trọng là phải biết nhận định. Marie d’Agooli phát biểu: “Có những lời nói bốc lên như ánh lửa và những lời nói như trời mưa.”
 
Đang sống trong một đất nước dân chủ, tự do, tôi thấu hiểu được giá trị cao cả của quyền tự do ngôn luận mà triết gia Voltaire từng phát biểu: “Tôi không đồng ý quan điểm của anh, tuy nhiên tôi tranh đấu cho đến chết để bảo vệ cho anh được có tiếng nói.” Điều quan trọng nhất là phải tôn trọng sự thật. Không được phép lợi dụng quyền tự do ngôn luận để bịa đặt, vu oan giá họa, chụp mũ nhằm cố tình nhục mạ, phỉ báng, mạt sát danh dự kẻ khác nhằm thỏa mãn thú tính, và chất chứa đầy tâm địa độc ác, thiên kiến, võ đoán, ích kỷ, hỗn xược và thấp hèn.
 
Dù rằng tôi bị bọn Việt gian và một số người hèn hạ, đố kỵ, tị hiềm cố tình bôi bẩn, nhục mạ, phỉ báng, nói xấu, dè bỉu, bỉ thử, chụp mũ, ném bùn tôi,nhưng tôi vẫn cố gắng nhẫn nhục chịu đựng để có thể tiếp tục chu toàn con đường lý tưởng  mình đã chọn. Tôi cũng tự an ủi tiếp, nhớ lời của Noel-Noel: “Nhân vô thập toàn. Người ta không thể là thánh cũng như chẳng thể sống không có vi trùng.”
 
Phật Thích Ca có khuyên: “Oán không diệt được oán, lửa không dập tắt được lửa, chỉ có tình thương mới diệt được nó thôi.” Chúa Giêsu thì dạy: “Kẻ nào dùng gươm sẽ phải chết vì gươm.”
 
Và cố Tổng Thống Lincoln để lại lời khuyên: “Người nào muốn tu thân tự tiến thì không phí thì giờ cãi vã nhau. Những cuộc gây lộn đó làm cho tinh thần hóa ra khó chịu và làm mất sự tự chủ đi. Thỉnh thoảng phải biết nhịn người. Thà nhường lối cho một con chó còn hơn là tranh nhau với nó để nó cắn cho. Vì dù giết được nó thì vết cắn cũng không lành ngay được.”
 
Nói đến chó thì Phật Tâm Tuệ Ngữ cũng có chép: “Ta không cần quay đầu lại coi xem ai chửi mắng mình. Nếu con chó cắn bạn một cái thì chẳng lẽ bạn cũng nằm rạp xuống để cắn nó sao? Còn C.H. Spurgeos có nói: “Một lời mắng chửi như một đồng bạc giả, không thể cấm người ta trao cho mình, nhưng mình có thể từ chối được.”
 
Trên cõi đời ô trọc này ai mà không có lỗi, ai mà không có sai trái. Chỉ có thằng điên mới nói rằng “vô tội” mà thôi. Chúa Ki Tô phán: “Đừng xét đoán để khỏi bị xét đoán. Các người xét đoán cách nào thì sẽ bị xét đoán cách ấy, các người đong bằng đấu nào thì người ta sẽ đong cho các người bằng đấu ấy. Sao? Người thấy mảnh dằm nơi mắt anh em người, còn cái xà nơi mắt mình thì không để ý.”
 
Còn Sénèque cũng nói tương tự: “Chúng ta có những tật xấu của kẻ khác trong mắt và tật xấu của mình sau lưng. Và Khổng Tử nói: “Khi bực cửa nhà ta dơ thì đừng chê nóc nhà bên sao đầy tuyết.”
 
Có cơ hội đọc được chút ít sách Thánh Hiền cũng như hiểu được triết lý sống và đạo làm người, do đó tôi luôn cố gắng sống một cách hài hòa, nhẫn nhục. Dù nghèo nhưng tôi sống bằng sự lương thiện và rất quý trọng cái danh dự của mình. Tôi lấy làm hãnh diện bảo vệ chính nghĩa Quốc Gia, bảo vệ lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ thiêng liêng cao quý, bảo vệ lẽ công bằng và sự thật cho Cố Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu, do đó tôi muốn nhắn gởi câu chuyện ngắn sau đây cho bất cứ kẻ nào có tâm địa thấp hèn, hổn hàoxấc xược quá đáng với tôi:
 
“Năm 1976, Chính phủ Pháp quyết định triển khai hành động quân sự tích cực, đánh bại triệt để liên minh chống Pháp lần đầu tiên tại châu Âu. Napoléon được cử đến cứ địa Nisi của quân đoàn Ý với nhiệt tình rất lớn, để xây dựng bộ tư lệnh. Lúc đó Napoléon mới có 27 tuổi nên quan quân thuộc hạ ở đây rất ngang ngược, khinh thường ông vì cho rằng ông quá còn trẻ và nhỏ con.
 
Họ thường cãi nhau với Napoléon. Một lần Napoléon từng ngẫng đầu lên nhìn tướng quân Augereau rất cao nói: “Thưa tướng quân, thân hình của ngài cao hơn tôi đúng một cái đầu, nhưng nếu ngài vô lễ với tôi, tôi sẽ san bằng sự chênh lệch này đấy.”
 
Đã là con người phàm phu tục tử, dù là vua chúa hay cùng đinh, đại tướng hay binh nhì, tỷ phú hay homeless, tiến sĩ hay “lớp ba trường làng” v.v..đều có lỗi lầm, sai trái. Nếu Lữ Giang chỉ nhận định, phê bình, chỉ trích Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu một cách khách quan, trong sáng, chính xác, trung thực và công bình thì tôi nghĩ rằng không ai lại xía vào hay đi xâm phạm cái quyền tự do ngôn luận của y làm chi. Tuy nhiên Lữ Giang đã đi qua xa, đã vượt quá cái lằn ranh của đạo đức và lẽ công bằng. Lữ Giang đã biến cái quyền tự do cao đẹp trở thành một sự bịa đặt, mạ lỵ, phỉ báng, nhục mạ, mạt sát người khác. Vấn đề khác nhau là ở chỗ đó.
 
Có hậu quả thì phải có nguyên nhân. Lữ Giang cần chứng minh cái lẽ phải, phải trưng dẫn bằng chứng xác đáng để bảo vệ lời cáo buộc của mình. Và Lữ Giang đã thất bại. Lữ Giang quả là một tên bán hàng "giả" và một kẻ “đại nói láo.”
 
Tôi cũng hiểu rằng Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cũng là con người “nhân vô thập toàn” nên có thể Ông có một số lỗi lầm, khuyết điểm nào đó, như lời Shakespeare nói: “Anh có thể nào tinh khiết như nước đá và trong sạch như tuyết trắng, anh không thể tránh khỏi sự nói xấu,” do đó tôi chấp nhận sự chỉ trích, phê bình, nhận xét, phê phán một cách vô tư và công bằng, tuy nhiên tôi không chấp nhận việc bịa đặt, nhục mạ, phỉ báng, mạ lỵ, mạt sát mà Lữ Giang đã dành cho Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu một cách vô lý, bất công. Và tôi cũng rất bất mãn và phẫn nộ về việc nhật báo Việt Herald đã tiếp tay đăng tải và phổ biến bài viết sai trái của Lữ Giang, do đó nhật báo Việt Herald cũng phải chịu trách nhiệm liên đới.
 
Thủy tổ phong trào Hướng Đạo Quốc Tế là ông Baden Powel nói: “Trong bất cứ người nào, kể cả tên ăn cướp đều có 5% cái tốt”, chính vì vậy mà tôi đắn đo và suy nghĩ kỹ trước khi viết bài này. Tên ăn cướp khi bị bắt quả tang, nếu không bày tỏ ân hận thì ít ra chúng cũng biết mình đã làm điều sai quấy. Còn đối với công ty báo Người Việt, công ty báo Việt Herald và Lữ Giang thì mặc dù bị trưng dẫn chứng cớ “tội lỗi” tày trời rành rành ra như vậy, thế mà họ vẫn ngoan cố, ù lì và không biết phục thiện, nên buộc lòng tôi phải tốn công sức, thì giờ để mà biểu tình, phản đối và viết ra những điều bất mãn như thế này.
 
Tôi tự biết rằng sức lực, khả năng, hoàn cảnh, phương tiện vô cùng giới hạn của một cá nhân nhỏ bé tầm thường như tôi sẽ rất khó khăn để phải đương đầu với cả tập đoàn Việt gian giàu có, lắm phe đảng và nhiều thế lực, tuy nhiên “còn nước còn tát”, “tận nhân lực tri thiên mệnh”. Lịch sử nước nhà đã chứng minh bao cảnh “Nực cười châu chấu đá xe. Tưởng rằng chấu ngã ai ngờ xe nghiêng.” Còn nếu tôi ngã quỵ và cuộc đấu tranh của tôi không thành công như ý nguyện thì tôi cũng đã cố gắng và hết lòng vì “Lực bất tòng tâm”.
 
Tôi không chủ trương ném bùn vào ai cả. Bài viết này chỉ với mục đích duy nhất là trình bày sự thật và chỉ có sự thật mà thôi.
 
Tóm lại, tôi đòi hỏi báo Việt Herald phải trả lại danh dự và sự công bằng cho Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, bằng cách báo Việt Herald công khai lên tiếng xin lỗi vong linh Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, cùng gia đình, chiến hữu của Ông, và Quân Dân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa là những người đã bị Lữ Giang và nhật báo Việt Herald nhục mạ một cách vô lý và bất công.

Thái Sử Quí nói: “Chép đúng sự thật là chức phận của người làm sử. Nếu làm không đúng chức phận để cầu mạng sống thì thà chết còn hơn.” Tôi khuyên Lữ Giang nên đi sắm cho mình cái hòm gấp, vì ông Thái Sử Quí “xỏ lá” muốn nhắn nhủ cho chính Lữ Giang đó.
                                                                                                                                                                                                                    Ngô Kỷ




z3333.gif picture by lekietlam
z55.gif picture by lekietlam
Ngô Kỷ dự Lễ Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu vào trưa thứ Bảy ngày 3 tháng 10 năm 2009 tại Cali.

 20 tháng 10 năm 2009, ngày đầu tiên Ngô Kỷ đem xe Vàng Ba Sọc Đỏ đậu trước báo Việt Herald 
để biểu tình phản đối báo này đăng bài viết Lữ Giang xúc phạm Cố T.T. Nguyễn Văn Thiệu:
 
 1e-92-1.jpg picture by ngoky2009 
alt

zs25.gif
 
alt
 
alt

alt
 
alt


Ngô Kỷ chống báo Việt Herald tới cùng, cho đến khi báo phải đóng cửa
vh1.gif


vh1.gif

Lữ Giang xin lỗi Ông Bùi Bỉnh Bân vì bị kiện tội nói láo, vu cáo
 
  z7.gif picture by lekietlam
   
             Ông Bùi Bỉnh Bân
         
Ông Bùi Bỉnh Bân đích thân tường trình diễn tiến vụ kiện tụng. Tòa Án ra lệnh ông Nguyễn Cần, bút hiệu Tú Gàn tức Lữ Giang đọc lời xin lỗi ông Bùi Bỉnh Bân trên đài phát thanh.
 
Mời nghe AUDIO: Lữ Giang xin lỗi ông Bùi Bỉnh Bân:
 
Kính thưa quý vị thính giả,
 
Lại thêm một lần nữa, chúng tôi xin được tường trình vụ tranh tụng giữa chúng tôi là Bùi Bỉnh Bân với các ông nhà báo của mục thường xuyên: “Nói chuyện với nhà báo” trên chương trình phát thanh Voice of Vietnamese, viết tắt là VOV của Đỗ Sơn.
 
Theo chúng tôi, đây là một vấn nạn chung của Cộng Đồng Tỵ Nạn Cộng Sản của chúng ta tại hải ngoại, chứ không phải riêng gì cho chúng tôi, nên xin được mạo muội trình bày vấn đề này với quý vị.
 
Thưa quý vị, như đã cam kết và thông báo đúng 10 giờ 30 tối thứ Năm ngày 3 tháng 8 năm 2000 là thời điểm đáng lẽ ra là bắt đầu của tiết mục “Nói chuyện với nhà báo” hàng tuần của chương trình phát thanh Voice of Vietnamese, viết tắt là VOV do ông Đỗ Sơn làm chủ đài và điều hợp với sự góp tiếng thường trực của các ký giả Hà Tường Cát, ký giả Phạm Minh và luật gia, thẩm phán, kiêm nhà văn, nhà báo, nhà bình luận Nguyễn Cần, bút hiệu Tú Gàn, bút hiệu khác là Lữ Giang đã phát thanh lời của chính ông Nguyễn Cần như sau:
 
Đây là lời tuyên bố của ông Nguyễn Cần, tức Tú Gàn, tức Lữ Giang:
 
“Ngày 15 tháng 10 năm 1998, trên chương trình “Nói chuyện với nhà báo” do Đỗ Sơn điều hợp, với sự hiện diện của Phạm Minh và Hà Tường Cát, tôi, Nguyễn Cần, cũng còn được biết qua là Tú Gàn, Lữ Giang, đã trình bày nhiều điều về vụ Bùi Bỉnh Bân ra tòa làm chứng trong vụ kiện Hồ Anh Tuấn kiện Saigon Today và những người khác. Đặc biệt tôi đã nói rằng Thẩm phán Robert Gardner đã biểu thị đặc điểm Bùi Bỉnh Bân như là “một người bất lương” và ra lệnh cho Bùi Bỉnh Bân rời khỏi tòa và không được làm chứng nữa. Thật ra, ông Chánh án Gardner không bao giờ nói những lời đó, và lời tường thuật đó “không đúng sự thật”. Tôi xin lỗi Bùi Bỉnh Bân về những lời tường thuật không đúng đó và rất lấy làm tiếc về bất cứ sự tổn thương và phiền phức nào có thể đã gây ra cho ông ta.”
 
Kính thưa quý vị,
 
Nội dung sự kiện này như sau:
 
Trong vụ kiện mang số 75-72-80 do ông Hồ Anh Tuấn thắng kiện các ông Duy Sinh Nguyễn Đức Phúc Khôi chủ báo Việt Nam Tự Do, ông Lê Tử Hùng báo Diễn Đàn Bolsa, ông Nguyễn Kim Long báo Saigon Today, và miễn tố cho ông Duy Linh chủ báo Công Luận vì đã đồng ý xin lỗi ông Hồ Anh Tuấn, chúng tôi là Bùi Bỉnh Bân được mời ra Tòa làm nhân chứng vào ngày 8 tháng 9 năm 1999.
 
Trong buổi hội luận trên mục “Nói chuyện với nhà báo” của chương trình phát thanh VOV do ông chủ đài Đỗ Sơn đứng ra điều hợp với sự góp tiếng của các ông Hà Tường Cát, Phạm Minh và luật gia, thẩm phán kiêm bình luận gia, nhà văn và nhà báo Nguyễn Cần, bút hiệu Tú Gàn, còn bút hiệu khác nữa là Lữ Giang, cây viết chủ lực, thường trực của báo Saigon Nhỏ (The Little Saigon News) của bà Hoàng Dược Thảo và nhiều báo, nhiều đài phát thanh chuyên chửi bậy người Quốc Gia tại hải ngoại.
 
Cuộc hội luận có những trích đoạn như sau:
 
“- Ông Đỗ Sơn:
 Kính thưa quý vị, ông Tòa Gardner không phải chỉ dạy dỗ trong bản án không đâu, ông ta còn dạy dỗ ngay trước phiên tòa mà tôi nghĩ rằng nhà báo Nguyễn Cần có thể kể cho quý vị nghe các việc mà ông ta dạy dỗ như thế nào: “Ê, các anh đừng nghĩ rằng!!! Họ nói các anh là vì họ đâu có biết ai là ai, nhưng mà họ nghe, họ biết hết đó, thì họ dạy dỗ ngay trong phiên tòa. Xin mời ông Nguyễn Cần.
 
- Ông Nguyễn Cần:
 
Dạ, kính thưa quý vị. Trong cái phiên tòa, bởi quý vị biết rằng nó kéo dài ba năm. Và cứ ba tháng ra một lần hay hai tháng ra một lần, thì nó rất là nhiều chuyện. Ở trong cái đó có rất là nhiều chuyện. Nhưng có một câu chuyện là như thế này liên hệ đến ông Bân. Ông Hồ Anh Tuấn muốn đưa ông Bân ra làm nhân chứng, nói rằng mấy anh làm báo này chuyên môn đi làm áp lực người ta, với đòi cái này cái kia tầm bậy tầm bạ mà thôi. Thì ông Bân ra, thì ông ta lên khai, ông nói rằng: “…có một lần tôi với anh Tuấn định gài cái ông Duy Sinh, gài cái anh Duy Sinh này…
 
- Ông Đỗ Sơn: (cười)  Gài?
 
- Ông Nguyễn Cần:
 
“…là tôi đã vô ngân hàng, tôi lãnh ra mười ngàn rồi tôi định đưa cho cảnh sát ghi số…”
 
- Ông Đỗ Sơn:
 
Tiền có nhiều không?
 
- Ông Nguyễn Cần:
 
“…rồi tôi kêu Duy Sinh để tôi gài cho ông ta lấy để cho, ờ, cảnh sát bắt.”  Thì ông Tòa nói liền: “Anh, anh là một cái người bất lương” (cười). “Anh không xứng đáng để ra làm nhân chứng trước tòa này. Bắt đầu từ ngày mai, anh đừng có ra nữa.” (cười) Và ổng đuổi xuống liền.
 
- Ông Đỗ Sơn:
 
Vậy à? Ông Tòa Gardner ổng có đủ quyền ổng đuổi một ông Tổng Thống (cười) của Cộng Đồng Vũ Trụ à?
 
- Ông Nguyễn Cần:
 
Thì ổng đuổi, ổng đuổi ông Bân đi luôn. Thành ra từ đó Bùi Bỉnh Bân không còn được quyền ra tòa để mà làm chứng nữa. Thì quý vị thấy là chuyện nhỏ như vậy. Ổng tưởng ổng ra khai như vậy là ngon lắm.
 
- Ông Đỗ Sơn:
 
Thưa quý thính giả. Chúng tôi có những nụ cười trong đây, mà những nụ cười là ngậm đắng nuốt cay. Những nụ cười rất là nhục nhã. Nếu mà quý vị nghe từ đầu đến cuối của những việc ra tòa như thế này. Mà không phải cái vụ án này không, mà nó có nhiều vụ án trước. Và chúng tôi có thể hứa với thính giả như thế này. Anh em chúng tôi, bốn anh em ngồi đây, chúng tôi sẽ bớt công việc, ráng bớt công việc, chúng tôi sẽ ngồi lại, chúng tôi sẽ  chỉ cần dịch lại hết tất cả những gì xảy ra  trong một loạt các vụ tòa án. Mà cuối cùng để làm gì? Là để vùi dập truyền thông ở hải ngoại, để đừng bao giờ có tiếng nói đấu tranh để mà hướng về trong nước nữa. Thì chỉ nội cái dịch không, chúng tôi đưa ra, chúng tôi bảo đảm với quý vị, quý vị đọc xong những chuyện này, quý vị có thể, có thể những người có tình cảm một chút có thể khóc vài tiếng đồng hồ cho cái thân phận của mình. Và những người có mộng lớn hơn có thể gọi là đau đầu trong nhiều ngày trong vấn đề nghĩ về vấn đề tranh đấu.
 
- Ông Nguyễn Cần:
 
Thưa quý vị, khi ra tòa ông Chánh án ấy xài những danh từ nặng lắm. Chẳng hạn như khi mà Nguyễn Kim Long nói về cái vụ  bà  Kim Thanh, mà coi như  người tình của Hồ Anh Tuấn. Sau khi ông nghe câu chuyện xong rồi, thì ông chỉ Hồ Anh Tuấn mà bảo rằng: “Anh này là big liar, immoral” “là một cái anh vô luân”. Ông nói, ông dùng những tiếng nặng lắm. Nói dối, vô luân, big liar   
 
- Ông Đỗ Sơn và ông Nguyễn Cần:
 
Tất cả những cái này, kính thưa quý vị, chúng tôi không có đặt điều gì cả.  Nó nằm trong tài liệu của Tòa.
 
- Ông Nguyễn Cần:
 
Chúng tôi sẽ cho đăng những đoạn đó, nó nằm trong tờ document của tòa. Những cái bản án đó bây giờ coi là public record, tất cả những cái đó chúng ta ai cũng có thể lấy được và có thể đăng lên báo, không có trách nhiệm. Mình có quyền đăng lên báo, bởi vì cái đó là phải đưa ra public để cho dân chúng hiểu rằng tại sao Tòa xử như vậy.
 
Thì chúng tôi trong một vài tuần nữa, chúng tôi sẽ dịch lần lần và sẽ gởi đăng lên báo để cho quý vị đọc để thấy Tòa, ông đã đánh giá giới truyền thông và đồng bào Việt Nam mình như thế nào. Đó là một sự ngộ nhận, chúng ta phải nói như thế. Bởi vì ông Tòa nhìn qua những cái hình ảnh như Hồ Anh Tuấn mà ông ấy coi là cộng đồng người Việt. Như vậy là một ngộ nhận, là một sự tủi nhục cho cộng đồng chúng ta.
 
Chúng ta đừng nghĩ là hành động của một cá nhân nó không ảnh hưởng gì đến cộng đồng cả. Hành động cá nhân, chẳng hạn như của Hồ Anh Tuấn, khi mà đưa vụ ra tòa như vậy, nó làm sỉ nhục cho cả cộng đồng, và những cái bản án này khi mà đăng lên báo, báo chí Mỹ họ lấy để họ đem ra họ trích dẫn họ phê bình, và sau này người ta coi cái này như là một cái án lệ mà người ta đem ra để mà phê bình về báo chí Việt ngữ. Người ta sẽ nghĩ như thế nào về cộng đồng của chúng ta?”
 
Kính thưa quý vị,
 
Trong suốt các ngày xử vụ ông Hồ Anh Tuấn thắng kiện các nhà báo xấu, không hề có mặt của bất cứ ký giả nào trong số bốn ký giả Đỗ Sơn, Hà Tường Cát, Phạm Minh và nhất là luật gia thẩm phán kiêm nhà báo Nguyễn Cần, thế mà quý vị này dựng chuyện đặt điều như là thật, lại còn cả gan dẫn chứng tên ông Chánh án là Robert Gardner, một vị chánh án khả kính sắp về hưu được Tòa Thượng Thẩm Santa Ana đúc tượng trưng tại pháp đình để vinh danh sự đóng góp to lớn vào nền Tư Pháp của Hoa Kỳ.
 
Bạo phổi hơn nữa dám đồng thanh rêu rao là “chúng tôi không đặt điều gì cả, nó nằm trong tài liệu của Tòa” và hứa hẹn sẽ dịch ra tiếng Việt để in thành sách. Đến nay thì tác phẩm dựng chuyện đặt điều trắng trợn này chưa thấy xuất hiện.
 
Trước sự dựng chuyện đặt điều sống sượng để phỉ báng chúng tôi quá đáng như vậy, chúng tôi đã xin biên bản của Tòa Thượng Thẩm California tại Santa Ana để phối kiểm thì thấy hoàn toàn sai sự thật.
 
Tội mạ lỵ phỉ báng chúng tôi sẽ do các thành phần sau đây chịu trách nhiệm:
 
- Thành phần thứ nhất: Nhóm chủ chốt vụ phỉ báng là bốn ký giả của mục “Nói chuyện với nhà báo” của chương trình phát thanh VOV gồm có:
 
1) Ông Đỗ Sơn, Chủ trương chương trình phát thanh VOV, người điều hợp mục “Nói chuyện với nhà báo” và đã toa rập với ông Nguyễn Cần như đã biết trước sự việc mà yêu cầu ông Nguyễn Cần kể lại cho thính giả câu chuyện đặt điều trước, là ông Tòa “dạy dỗ Bùi Bỉnh Bân trước tòa” như thế nào, chứ không phải như lời khai trước tòa là ông ta không biết gì về những điều ông Nguyễn Cần sẽ nói trong cuộc hội luận.
 
2) Tác giả chính của câu chuyện giả tưởng “Bùi Bỉnh Bân bị ông Tòa mắng và đuổi khỏi pháp đình” là luật gia thẩm phán kiêm học giả, kiêm nhà báo Nguyễn Cần bút hiệu Tú Gàn.
 
3) Nhóm người đồng lõa vỗ tay, góp tiếng là ký giả Hà Tường Cát, nhân viên của nhật báo Người Việt và Phạm Minh.
 
- Thành phần thứ hai: Cơ quan cho thuê phương tiện để chuyên chở lời mạ lỵ phỉ báng là đài phát thanh KVNR 1480 AM Santa Ana .
 
- Thành phần thứ ba: Cơ quan có trách nhiệm kiểm soát và điều hợp việc xử dụng làn sóng phát thanh liên Bang dựa trên nguyên tắc bảo vệ quyền phát biểu đồng đều cho mọi người và tôn trọng Đệ Nhất Tu Chánh Án Hiệp Chủng Quốc.
 
- Thành phần thứ tư: Cơ quan kiểm soát giấy phép hành nghề phát thanh liên bang, tiểu bang và thành phố.
 
Ngày 2 tháng 11 năm 1998, chúng tôi đã nhờ Luật sư Stuart Parker nhiệm cách, đầu tiên gởi văn thư chính thức đến các giới chức liên hệ yêu cầu đính chính.
 
Ngày 17 tháng 11 năm 1998, ông Đỗ Sơn có gởi văn thư đến luật sư nhiệm cách của chúng tôi để được phát thanh lời đính chính, nhưng vì không làm đúng thủ tục và không biết rõ ngày tháng sẽ phát thanh lời đính chính, cũng như chưa thực hiện lời đính chính trên chương trình phát thanh VOV.
 
Riêng đài phát thanh KVNR 1480 AM Santa Ana đã nhờ một tổ hợp luật sư danh tiếng, đứng đắn thương thảo với luật sư nhiệm cách của chúng tôi để xin được đính chính chỉ riêng cho phần vụ trách nhiệm của đài KVNR 1480 AM Santa Ana mà thôi, không dính dáng gì đến các nhân sự đã dựng chuyện đặt điều để mạ lỵ chúng tôi trên làn sóng 1480 AM vào đêm 15 tháng 10 năm 1998.
 
Vào đúng 10 giờ đêm thứ Năm ngày 1 tháng 7 năm 1999, ngay trong chương trình phát thanh VOV, cũng đúng vào thời gian mục “Nói chuyện với nhà báo”, Tổng đài đã tự động tạm ngưng phát thanh chương trình của VOV để đọc thông báo của Tổng Đài KVNR 1480 AM Santa Ana, xin đính chính vụ mạ lỵ phỉ báng chúng tôi do bốn ký giả của VOV đã vi phạm bằng Anh ngữ, tạm dịch ra Việt ngữ như sau:
 
“Sau đây là thông báo quan trọng của Tổng Đài Phát Thanh KNVR:
 
Vào ngày 15 tháng 10 năm 1998, trong tiết mục “Nói chuyện với nhà báo” của Chương trình Phát thanh VOV (Voice of Vietnamese) đã có những lời phát biểu của ông Nguyễn Cần (CAN) được biết qua bút hiệu Tú Gàn (GAN) và cũng còn được biết qua bút hiệu nữa là Lữ Giang (GIANG), là một trong những người đã tham dự trong chương trình phát thanh liên quan đến vụ ông Hồ Anh Tuấn kiện báo Saigon Today, và cũng liên quan đến ông Bùi Bỉnh Bân. Tổng đài phát thanh KVNR được biết là những lời phát biểu này hoàn toàn không đúng sự thật và muốn được đính chính lại cho đúng với những điều đã được ghi trong Biên Bản của Tòa án.
 
- Thứ nhất, liên quan đến ông BÙI BỈNH BÂN, ông Nguyễn Cần, bút hiệu là Tú Gàn cũng có bút hiệu khác là Lữ Giang đã kể rằng ông Chánh án Robert Gardner đã nói với ông Bùi Bỉnh Bân rằng “ông là kẻ BẤT LƯƠNG, không xứng đáng làm chứng trước Tòa, có lỗi và không thể trở lại làm chứng trước Tòa.” Lời phát biểu này hoàn toàn không đúng sự thực, và không hề có những lời nói nào của vị Chánh án đã phán quyết như vậy!
 
- Thứ hai, liên quan đến ông HỒ ANH TUẤN, ông Nguyễn Cần, bút hiệu là Tú Gàn và còn được biết qua bút hiệu Lữ Giang đã phát biểu rằng: “Ông Chánh án Robert Gardner đã bảo ông Hồ Anh Tuấn rằng ông là một kẻ ĐẠI NÓI LÁO và VÔ LUÂN.” Lời phát biểu này hoàn toàn không đúng sự thật và không hề có lời nói nào của vị Chánh án đã phán quyết như vậy.”
 
Kính thưa quý vị thính giả,
 
Sự kiện này làm kinh ngạc bốn ông nhà báo đang thao thao mải mê bôi bẩn chúng tôi trên đài VOV, bằng chứng là ông Nguyễn Cần tức Tú Gàn đã phải đầy ngạc nhiên nhận xét: “Tiếng ai như tiếng Luật sư Stuart Parker, mà sao lại bằng Anh ngữ?”. Còn ông Đỗ Sơn thì thắc mắc “Tại sao lại là Stuart Parker đọc lời đính chính mà không phải là tui !!! Vì tui là người có lỗi mà, tại sao lại không bằng tiếng Việt?”
 
Tội nghiệp cho quý ông phải ngơ ngác như vậy. Thực ra vì muốn bảo vệ cho đài KVNR AM 1480 Santa Ana nên Ban Giám Đốc có lẽ đã xữ dụng ngân khoản đặt cọc của các thân chủ thuê làn sóng để mướn các tổ hợp luật sư Mỹ thượng thặng hầu bảo vệ cho đài khỏi bị chúng tôi kiện, vì sau khi nghiên cứu hồ sơ họ biết chắc là sẽ thua nếu đối đầu với chúng tôi do chứng cớ mạ lỵ phỉ báng quá rõ ràng. Chi phí về luật sư không biết rõ là bao nhiêu mà chỉ biết mấy ngày sau, ông Đỗ Sơn đã cay đắng thổ lộ cho thính giả của VOV biết là “quá lớn so với sức chịu đựng của VOV”.
 
Còn lý do tại sao lại là giọng của Luật sư Stuart Parker bằng Anh ngữ là vì đài KVNR không tin tưởng sự đứng đắn của bản văn xin đính chính nếu giao cho nhóm VOV thực hiện và đồng ý cho chúng tôi tự ý xử dụng miễn sao họ được miễn tố là được.
 
Riêng về phần bốn ông nhà báo Đỗ Sơn, Hà Tường Cát, Phạm Minh và Nguyễn Cần tức Tú Gàn, bút hiệu khác là Lữ Giang đã chọn con đường riêng cho họ, tóm gọn như sau: Đây là xứ tự do, quyền phát biểu được Hiến Pháp Hoa Kỳ công nhận, nhấ là quyền Tự Do Ngôn Luận của các vị hành nghề truyền thông báo chí, muốn chửi ai thì chửi thoải mái, nếu có ra tòa thì hô hoán lên là bị bọn Cộng Sản Việt Nam thuê mướn bọn thân Cộng vùi dập báo chí để triệt hạ không cho họ chống Cộng cứu Quốc nữa! Nếu có bị xử thì khai là tứ cố vô thân, kiện củ khoai, họ viện cớ nghèo, không có lợi tức nên được xã hội Hoa Kỳ cung cấp luật sư miễn phí, miễn tiền lệ phí tại tòa và được cung cấp chi phí thông dịch cho họ, chỉ có bên nguyên đơn là phải chịu thiệt thòi mà thôi.
 
Kính thưa quý vị thính giả,
 
Thực ra không phải như vậy. Nguy hiểm hơn nữa là cái công việc họ đang làm đã vô tình hay cố ý thực thi sách lược: “Chà hắc ín để bôi bẩn hàng ngũ người Quốc Gia” khiến ngày càng hiếm hoi có người hy sinh vác ngà voi phục vụ Cộng Đồng Tỵ Nạn Cộng Sản, họ mở đường cho sự xâm nhập lũng đoạn hàng ngũ đấu tranh của người Việt chống Cộng tại hải ngoại.
 
Hiện nay Cộng Sản Việt Nam, ngoài việc xử dụng phương tiện tối tân nhất để bắn thông tin tuyên truyền qua vệ tinh ra hải ngoại, chúng còn mua chuộc các báo, các đài phát thanh làm việc cho chúng, thậm chí chúng mua đài, thuê mướn “cò mồi” để thóa mạ bất cứ ai là mục tiêu của chúng trên đài, trên báo để thực hiện kế sách “chia để trị” làm phân hóa, xé nát tập thể Người Tỵ Nạn Cộng Sản tại hải ngoại.
 
Sau đây, chúng tôi xin đan cử một vài việc do bốn nhà báo VOV đã làm để chứng minh rõ con đường họ đã chọn để đối đầu với mọi sự đề kháng của bất cứ ai mà họ không chấp nhận. Con đường của họ là: “dựng chuyện đặt điều, thêu dệt đủ thứ để bôi bẩn không những cá nhân người đó mà còn lôi kéo cả gia đình, vợ con của họ vào trong cuộc”, không những để mạ lỵ phỉ báng mà còn hù dọa, dằn mặt người khác nữa. (ngưng trích)
 
AUDIO: Lữ Giang hứa s ẽ trình bày về tội phỉ bang, trong khi y là tên luôn phỉ báng ng ư ời kh ác:
 
Ông Đỗ Sơn:
 
“Cái đề tài mà chúng tôi sẽ nói về cái việc phỉ báng mạ lỵ, thưa ông Nguyễn Cần.
 
Kính thưa quý thính giả, ông Cần là một cựu luật gia của Việt Nam, là một cựu biện lý, một cựu thẩm phán của Việt Nam thành thử ra trong kỳ sắp tới đây chúng tôi sẽ mời ông Cần để nói về các vấn đề mạ lỵ, phỉ báng.”
 
Ông Nguyễn Cần:
 
“Chốc nữa nếu có rảnh, chúng tôi sẽ trình bày với quý vị một vài nét về mạ lỵ và phỉ báng bằng báo chí và bằng đài phát thanh trên luật pháp của Hoa Kỳ như thế nào.” (ngưng trích)
 
Kính thưa quý vị thính giả,
 
Để trở lại vụ kiện giữa chúng tôi với bốn nhà báo VOV, khi các nhà báo đã chọn con đường tiếp tục khủng bố, hù dọa, chửi bới hết đêm này tháng nọ ở bất cứ diễn đàn nào mà họ có cơ hội, trên báo, trên đài, giữa đám đông từ đó đến nay.
 
Về vụ kiện các ông, chúng tôi không cò biện pháp nào khác là nhờ pháp luật bảo vệ.
 
Ngày 14 tháng 6 năm 2000 đã có một phiên tòa giải quyết vụ này mà kết quả như sau:
 
Vì “bên bị đơn” tức Nguyễn Cần, bút hiệu Tú Gàn, Lữ Giang yếu kém lợi tức nên chúng tôi không xin tòa bắt đương sự bồi thường tiền bạc mà chỉ yêu cầu tòa bảo vệ danh dự cho chúng tôi và gia đình vợ con là đủ. Kết quả như sau:
 
Ông Chánh án soạn văn bản bằng tiếng Anh để ông Nguyễn Cần đích thân đọc xin lỗi chúng tôi trước công luận, bản dịch Việt ngữ do ông Nguyễn Cần làm nhưng phải được chúng tôi chấp thuận trước khi ông Nguyễn Cần đọc vào băng cassett. Ông Nguyễn Cần phải nộp băng cassett cho chúng tôi nghe trước và chấp thuận trước khi cho phát thanh vào đúng chương trình “Nói chuyện với nhà báo” của đài VOV và thông báo cho chúng tôi ba ngày trước khi nghiêm chỉnh phát thanh.
 
Đột nhiên vào lúc 9 giờ 52 phút đêm thứ Năm ngày 22 tháng 6 năm 2000, đài VOV đã phát đi lời xin lỗi của ông Nguyễn Cần như sau:
 
AUDIO: Lu Giang xin loi ông Bùi Bỉnh Bân 2 lần (phần 2)
 
Đây là lời tuyên bố của ông Nguyễn Cần, tức Tú Gàn, tức Lữ Giang:
 
“Ngày 15 tháng 10 năm 1998, trên chương trình “Nói chuyện với nhà báo” do Đỗ Sơn điều hợp, với sự hiện diện của Phạm Minh và Hà Tường Cát, tôi, Nguyễn Cần, cũng còn được biết qua là Tú Gàn, Lữ Giang, đã trình bày nhiều điều về vụ Bùi Bỉnh Bân ra tòa làm chứng trong vụ kiện Hồ Anh Tuấn kiện Saigon Today và những người khác. Đặc biệt tôi đã nói rằng Thẩm phán Robert Gardner đã biểu thị đặc điểm Bùi Bỉnh Bân như là “một người bất lương” và ra lệnh cho Bùi Bỉnh Bân rời khỏi tòa và không được làm chứng nữa. Thật ra, ông Chánh án Gardner không bao giờ nói những lời đó, và lời tường thuật đó “không đúng sự thật”.
 
 Tôi xin lỗi Bùi Bỉnh Bân về những lời tường thuật không đúng đó và rất lấy làm tiếc về bất cứ sự lo lắng và phiền phức nào có thể đã gây ra cho ông ta. Xin kính chào quý vị”
 
Nhóm VOV và ông Nguyễn Cần thực hiện sai lời Tòa dạy, có thể là vì:
 
1.- Ông thẩm phán, biện lý, luật gia, học giả, nhà sử học kiêm ký giả Nguyễn Cần không hiểu biết hết những lời Tòa dạy bằng tiếng Anh nên hành động sai lời ông Chánh án đã phán.
 
2.- Có thể là nhóm VOV và Nguyễn Cần chơi trò láu cá vặt, phát cho có lệ để thoát hiểm, ít người nghe.
Vấn đề được chúng tôi đưa lại ra Tòa và ông Chánh án đã lưu ý các đương sự phải nghiêm chỉnh thi hành theo lời Tòa dạy, nên đêm 3 tháng 8 năm 2000, VOV đã phát thanh lần thứ hai lời xin lỗi ông Bùi Bỉnh Bân của ông Nguyễn Cần như sau:
         
Đây là lời tuyên bố của ông Nguyễn Cần, tức Tú Gàn, tức Lữ Giang:
 
“Ngày 15 tháng 10 năm 1998, trên chương trình “Nói chuyện với nhà báo” do Đỗ Sơn điều hợp, với sự hiện diện của Phạm Minh và Hà Tường Cát, tôi, Nguyễn Cần, cũng còn được biết qua là Tú Gàn, Lữ Giang, đã trình bày nhiều điều về vụ Bùi Bỉnh Bân ra tòa làm chứng trong vụ kiện Hồ Anh Tuấn kiện Saigon Today và những người khác. Đặc biệt tôi đã nói rằng Thẩm phán Robert Gardner đã biểu thị đặc điểm Bùi Bỉnh Bân như là “một người bất lương” và ra lệnh cho Bùi Bỉnh Bân rời khỏi tòa và không được làm chứng nữa. Thật ra, ông Chánh án Gardner không bao giờ nói những lời đó, và lời tường thuật đó “không đúng sự thật”. Tôi xin lỗi Bùi Bỉnh Bân về những lời tường thuật không đúng đó và rất lấy làm tiếc về bất cứ sự tổn thương và phiền phức nào có thể đã gây ra cho ông ta.”
 
Chúng tôi hy vọng lời xin lỗi của thẩm phán kiêm biện lý, nhà sử học, nhà bình luận kiêm ký giả Nguyễn Cần có các ý nghĩa sau đây:
 
1.- Hóa giải được tất cả những ngộ nhận mà nhóm VOV, Nguyễn Cần là con chim đầu đàn đã thóa mạ chúng tôi, gia đình vợ con tôi và mọi người Việt Quốc Gia chân chính tại hải ngoại trong quá khứ đã bị bọn này đánh phá thâm độc, tàn tệ.
 
2.- Răn đe bọn truyền thông xấu bớt lộng hành vì đây là xứ trọng pháp, không phải có báo, có đài muốn chửi ai thì chửi, muốn làm gì thì làm.
 
3.- Đất nước đang chuyển mình cần anh em truyền thông nhập cuộc để giải phóng đất nước, giải thể chế độ Cộng Sản chứ không nên hèn nhát để bọn “kên kên truyền thông” lãnh đạo, vì cả hai tổ chức truyền thông bất xứng khống chế mà chưa thấy ai đứng lên có thái độ với họ.
 
Tỉnh dậy đi các anh em báo chí, lúc nào tôi cũng quý mến và tôn trọng các vị truyền thông đứng đắn, hãy hướng dẫn đồng bào quang phục quê hương.

(trích từ buổi tường trình của Ông Bùi Bỉnh Bân)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm