Kinh Đời
Sánh vai cường quốc bằng nước bọt?
Sân bay Tân Sơn Nhất - vốn để phục vụ cho toàn dân - đang rơi vào tình trạng quá tải nghiêm trọng, lại nằm cạnh một sân golf mênh mông đất đai chỉ để phục vụ cho thiểu số người giàu có, trong phát triển kinh tế và quản trị xã hội
Bạch Hoàn
(FB Bạch Hoàn)
Sân bay Tân Sơn Nhất - vốn để phục vụ cho toàn dân - đang rơi vào
tình trạng quá tải nghiêm trọng, lại nằm cạnh một sân golf mênh mông đất
đai chỉ để phục vụ cho thiểu số người giàu có, trong phát triển kinh tế
và quản trị xã hội, đây là câu chuyện không thể nào phi lý hơn được
nữa.
Bàn về phát triển ngành hàng không ở thời điểm dư luận đang dồn nén
nhiều bức xúc và Chính phủ vừa có những chỉ đạo liên quan đến vấn đề sân
bay – sân golf là cần thiết. Tuy nhiên, có những bài báo, thay vì lên
án những cơ quan nhà nước đã yếu kém trong công tác dự báo nhu cầu đi
lại của người dân, dự báo khả năng phát triển của ngành, dẫn đến xây
dựng hạ tầng không đồng bộ, không đáp ứng được tốc độ tăng trưởng của
ngành, mà sâu xa hơn là quyền được đi lại nhanh gọn, an toàn bằng máy
bay của người dân, lại quay ra đổ lỗi do hàng không giá rẻ phát triển
nóng.
Bài viết “Thận trọng trong phát triển ngành hàng không” đăng trên báo
Nhân Dân hôm nay (cùng một số bài báo, phóng sự trên các báo đài khác)
là một điển hình cho những quan điểm mà theo tôi, nếu dùng làm chiến
lược phát triển kinh tế thì vô cùng tai hại đối với đất nước này. Bài
viết rất dài, nội dung cơ bản là cho rằng, sự tham gia của các hãng hàng
không giá rẻ có thể tạo ra nguy cơ cạnh tranh “phi quy luật”, tăng
lượng máy bay, giảm giá vé, sẽ để lại hậu quả vô cùng lớn cho nền kinh
tế, đó là doanh nghiệp hàng không triệt tiêu lẫn nhau, tác động xấu đến
quá trình phát triển dài hạn của ngành hàng không.
Báo Nhân Dân có tư duy tương tự như ông Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
Trương Quang Nghĩa, đổ lỗi cho ngành hàng không tăng trưởng nhanh, đã
vét hết khách của ngành đường sắt.
Thực ra, chỉ có tư duy của báo Nhân Dân và ông Bộ trưởng mới phi quy
luật, còn thực trạng phát triển của ngành hàng không hiện nay đang rất
đúng quy luật. Đó là người dân có nhu cầu được đi lại bằng máy bay.
Doanh nghiệp mua thêm máy bay, cạnh tranh bằng giá và chất lượng dịch
vụ. Doanh nghiệp nào quản trị kém, bộ máy hoạt động cồng kềnh, chi phí
lớn, bán giá vé quá cao, phải chấp nhận mất dần thị phần vào tay doanh
nghiệp quản trị tốt hơn, có giá vé rẻ hơn. Việc thu hẹp thị phần của
Vietnam Airlines và ngược lại, thị phần của Vietjet Air tăng mạnh là kết
quả của sự cạnh tranh rất đúng quy luật thị trường. Không những thế,
đây còn là ví dụ điển hình về doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư
nhân.
Vì sao báo chí lại năm lần bảy lượt đổ lỗi cho hàng không tư nhân giá rẻ
trong câu chuyện phát triển tổng thể, gồm cả hạ tầng của ngành này? Tôi
không biết. Nhưng tôi biết, ngày mai Vietnam Airlines tổ chức đại hội
cổ đông. Và họ phải đối mặt với kết quả kinh doanh không mấy tương xứng
với vị thế trong ngành.
Quay trở lại vấn đề phát triển ngành hàng không. Tôi nghĩ rằng cần chấm
dứt ngay tư duy đổ lỗi do người dân thích đi máy bay và doanh nghiệp
tăng trưởng nhanh cho những vấn đề yếu kém của hạ tầng, rồi doạ nạt
người dân bằng những ngôn từ đại loại như uy hiếp an toàn bay. Vấn đề
bản chất ở đây là sự phát triển của hạ tầng. Sân bay Tân Sơn Nhất quá
tải thì phải nhanh chóng lấy lại sân golf, xây thêm nhà ga, đầu tư mở
rộng bãi đáp… Về lâu dài, để có hạ tầng tốt, nên xã hội hoá đầu tư.
Chỉ có những tư duy ấu trĩ, ngu muội mới muốn kìm hãm sự phát triển. Nếu
hàng không không phát triển thì người dân đi lại bằng gì, bằng thứ tàu
hoà chậm chạp, cũ kĩ ư? Sự chậm chạp ấy làm tổn hại đến sự phát triển
kinh tế như thế nào các anh chị có biết không? Nếu hàng không không phát
triển thì ngành du lịch phát triển bằng cái gì? Du khách đi lại bằng
cái gì? Hô hào năm nay ngành du lịch đuổi kịp Indonesia, hai năm nữa
đuổi kịp Singapore, 15 năm nữa đuổi kịp Thái Lan, mà lại muốn kìm kẹp
hàng không, thì du lịch Việt Nam đuổi kịp các nước khác bằng cách nào?
Các anh chị định sánh vai với các cường quốc bằng nước bọt hay sao?
(FB Bạch Hoàn)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Sánh vai cường quốc bằng nước bọt?
Sân bay Tân Sơn Nhất - vốn để phục vụ cho toàn dân - đang rơi vào tình trạng quá tải nghiêm trọng, lại nằm cạnh một sân golf mênh mông đất đai chỉ để phục vụ cho thiểu số người giàu có, trong phát triển kinh tế và quản trị xã hội
Sân bay Tân Sơn Nhất - vốn để phục vụ cho toàn dân - đang rơi vào
tình trạng quá tải nghiêm trọng, lại nằm cạnh một sân golf mênh mông đất
đai chỉ để phục vụ cho thiểu số người giàu có, trong phát triển kinh tế
và quản trị xã hội, đây là câu chuyện không thể nào phi lý hơn được
nữa.
Bàn về phát triển ngành hàng không ở thời điểm dư luận đang dồn nén
nhiều bức xúc và Chính phủ vừa có những chỉ đạo liên quan đến vấn đề sân
bay – sân golf là cần thiết. Tuy nhiên, có những bài báo, thay vì lên
án những cơ quan nhà nước đã yếu kém trong công tác dự báo nhu cầu đi
lại của người dân, dự báo khả năng phát triển của ngành, dẫn đến xây
dựng hạ tầng không đồng bộ, không đáp ứng được tốc độ tăng trưởng của
ngành, mà sâu xa hơn là quyền được đi lại nhanh gọn, an toàn bằng máy
bay của người dân, lại quay ra đổ lỗi do hàng không giá rẻ phát triển
nóng.
Bài viết “Thận trọng trong phát triển ngành hàng không” đăng trên báo
Nhân Dân hôm nay (cùng một số bài báo, phóng sự trên các báo đài khác)
là một điển hình cho những quan điểm mà theo tôi, nếu dùng làm chiến
lược phát triển kinh tế thì vô cùng tai hại đối với đất nước này. Bài
viết rất dài, nội dung cơ bản là cho rằng, sự tham gia của các hãng hàng
không giá rẻ có thể tạo ra nguy cơ cạnh tranh “phi quy luật”, tăng
lượng máy bay, giảm giá vé, sẽ để lại hậu quả vô cùng lớn cho nền kinh
tế, đó là doanh nghiệp hàng không triệt tiêu lẫn nhau, tác động xấu đến
quá trình phát triển dài hạn của ngành hàng không.
Báo Nhân Dân có tư duy tương tự như ông Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
Trương Quang Nghĩa, đổ lỗi cho ngành hàng không tăng trưởng nhanh, đã
vét hết khách của ngành đường sắt.
Thực ra, chỉ có tư duy của báo Nhân Dân và ông Bộ trưởng mới phi quy
luật, còn thực trạng phát triển của ngành hàng không hiện nay đang rất
đúng quy luật. Đó là người dân có nhu cầu được đi lại bằng máy bay.
Doanh nghiệp mua thêm máy bay, cạnh tranh bằng giá và chất lượng dịch
vụ. Doanh nghiệp nào quản trị kém, bộ máy hoạt động cồng kềnh, chi phí
lớn, bán giá vé quá cao, phải chấp nhận mất dần thị phần vào tay doanh
nghiệp quản trị tốt hơn, có giá vé rẻ hơn. Việc thu hẹp thị phần của
Vietnam Airlines và ngược lại, thị phần của Vietjet Air tăng mạnh là kết
quả của sự cạnh tranh rất đúng quy luật thị trường. Không những thế,
đây còn là ví dụ điển hình về doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư
nhân.
Vì sao báo chí lại năm lần bảy lượt đổ lỗi cho hàng không tư nhân giá rẻ
trong câu chuyện phát triển tổng thể, gồm cả hạ tầng của ngành này? Tôi
không biết. Nhưng tôi biết, ngày mai Vietnam Airlines tổ chức đại hội
cổ đông. Và họ phải đối mặt với kết quả kinh doanh không mấy tương xứng
với vị thế trong ngành.
Quay trở lại vấn đề phát triển ngành hàng không. Tôi nghĩ rằng cần chấm
dứt ngay tư duy đổ lỗi do người dân thích đi máy bay và doanh nghiệp
tăng trưởng nhanh cho những vấn đề yếu kém của hạ tầng, rồi doạ nạt
người dân bằng những ngôn từ đại loại như uy hiếp an toàn bay. Vấn đề
bản chất ở đây là sự phát triển của hạ tầng. Sân bay Tân Sơn Nhất quá
tải thì phải nhanh chóng lấy lại sân golf, xây thêm nhà ga, đầu tư mở
rộng bãi đáp… Về lâu dài, để có hạ tầng tốt, nên xã hội hoá đầu tư.
Chỉ có những tư duy ấu trĩ, ngu muội mới muốn kìm hãm sự phát triển. Nếu
hàng không không phát triển thì người dân đi lại bằng gì, bằng thứ tàu
hoà chậm chạp, cũ kĩ ư? Sự chậm chạp ấy làm tổn hại đến sự phát triển
kinh tế như thế nào các anh chị có biết không? Nếu hàng không không phát
triển thì ngành du lịch phát triển bằng cái gì? Du khách đi lại bằng
cái gì? Hô hào năm nay ngành du lịch đuổi kịp Indonesia, hai năm nữa
đuổi kịp Singapore, 15 năm nữa đuổi kịp Thái Lan, mà lại muốn kìm kẹp
hàng không, thì du lịch Việt Nam đuổi kịp các nước khác bằng cách nào?
Các anh chị định sánh vai với các cường quốc bằng nước bọt hay sao?
(FB Bạch Hoàn)