Xe cán chó
Sao Không Đem Đổ Vào Lăng Bác: Ai đổ phân nhà hát phá đêm nhạc Hồng Nhung, Mỹ Linh?
TP - “Đổ phân, rạch banner, phá đêm nhạc của Hồng Nhung, Mỹ Linh”- bài viết mang tít này nhiều ngày nay nằm trong số bài nhiều người đọc nhất trên các trang văn hóa, giải trí báo mạng. Vì sao? Đơn giản là hai sự việc đặt cạnh nhau trong tên bài nó đối kháng nhau ghê quá...
Hồng Nhung và Mỹ Linh trong chương trình “Có phải em mùa thu Hà Nội”. Ảnh: N.M.Hà. |
Chưa kể hoàn cảnh đưa đẩy hai sự vật hiện tượng cực kỳ không liên quan ấy đến bên nhau là tại Hà Nội- thủ đô thanh lịch của đất nước văn hiến luôn tự hào về những “thuần phong mỹ tục” riêng có. Cái chương trình bị rạch băng-rôn là Người Hà Nội diễn ra tối nay và tối mai. Còn chương trình bị đổ chất bẩn tên là Có phải em mùa thu Hà Nội tháng 10 năm ngoái. Khi thực hiện các đêm nhạc Trịnh Công Sơn và Trần Tiến gần đây, nhà tổ chức bị gọi điện đe dọa đốt nhà! Làm văn hóa ở “thành phố hòa bình” mà cứ như... buôn ma túy vậy.
Nguyên do có bài báo đó là vì nhà báo đọc được tâm sự đầy bức xúc trên Facebook của một đại diện đơn vị tổ chức chương trình: “Một lần nữa mình phải kịch liệt phản đối những hành động cạnh tranh không lành mạnh đến mức bỉ ổi. Cả ba mặt tiền của Nhà hát Lớn ngập tràn băng - rôn của các nhà tổ chức “có số có má”.
Chúng mình chỉ được dành một góc bé tí tẹo mà không ai có thể nhìn thấy. Vậy mà cái băng - rôn khốn khổ của mình cũng bị dao cắt nát như thế này. Không chỉ có vậy, còn doạ nạt nhân viên, vứt chất xú uế vào chỗ bán vé... Mình sẽ rút lui. Chứ không chiến đấu với những kẻ như thế này”. Sau khi bài báo đăng lên, tác giả của dòng tâm sự trên lại lấy làm tiếc, chỉ vì phút giây không kiềm chế mà gián tiếp khiến cho tên tuổi diva và cái chất thải kia có dịp ngự cùng nhau trên mặt báo.
Hỏi thăm ông Trần Thanh Tùng- Giám đốc Công ty Mỹ Thanh, đơn vị tổ chức các chương trình mang thương hiệu In the spotlight trước giờ diễn ra đêm nhạc bị khủng bố bằng cách rạch băng-rôn, ông chỉ nói: “Chúng tôi có thể nhường họ chuyện băng-rôn, nhưng quyết không nhường về âm nhạc”. Tất cả những chuyện lùm xùm không đáng có, ông Tùng hẹn sẽ giãi bày khi chương trình Người Hà Nội xong xuôi. Nhà tổ chức không muốn khán giả mất tập trung bởi những thông tin ngoài lề phản cảm.
Người trong cuộc cho rằng họ bị đối thủ chơi bẩn. Có nghĩa những hành động vô văn hóa này nhiều khả năng là bề nổi của cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các đơn vị tổ chức biểu diễn. Nhưng e rằng trong trường hợp này kẻ định bôi bẩn người khác thì sẽ lại tự giẫm đạp lên chính mình mà thôi. Vì khán giả sẽ đặt câu hỏi rằng chương trình gì, hay đến mức nào, đến nỗi đối thủ cùng đường cạnh tranh như thế? Chưa kể In the spotlight đã có sẵn thương hiệu về nghệ thuật, chí ít cũng vừa đoạt giải Cống hiến. Kết quả hẳn là khán giả sẽ kéo tới xem đông hơn, hoặc ít ra cũng chú ý tới nó hơn.
Những hành vi kiểu đó xảy ra ở trung tâm Thủ đô sẽ không khỏi làm người ta đặt câu hỏi về đời sống văn hóa văn minh nơi đây. Nó đã xuống cấp đến thế đấy. Một nghệ sĩ Việt ở hải ngoại phát biểu qua Facebook: “Nhiều người vội vàng phát biểu đấy ngoài đó là vậy, đã bảo rồi mà không nghe, dân Hà Nội mà... Thực ra thì khi các bạn đến được Hà Nội và những người các bạn giao tiếp, chắc gì họ là người Hà Nội...”. Vâng, chẳng người nào muốn dính dáng đến mấy hành vi bốc mùi này. Nhưng có đổ cho ai thì nó vẫn không ngoài cách hành xử của người Việt tại nơi gọi là trung tâm văn hóa của người Việt!
AN SƠN
Song Phương chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Sao Không Đem Đổ Vào Lăng Bác: Ai đổ phân nhà hát phá đêm nhạc Hồng Nhung, Mỹ Linh?
TP - “Đổ phân, rạch banner, phá đêm nhạc của Hồng Nhung, Mỹ Linh”- bài viết mang tít này nhiều ngày nay nằm trong số bài nhiều người đọc nhất trên các trang văn hóa, giải trí báo mạng. Vì sao? Đơn giản là hai sự việc đặt cạnh nhau trong tên bài nó đối kháng nhau ghê quá...
Hồng Nhung và Mỹ Linh trong chương trình “Có phải em mùa thu Hà Nội”. Ảnh: N.M.Hà. |
Chưa kể hoàn cảnh đưa đẩy hai sự vật hiện tượng cực kỳ không liên quan ấy đến bên nhau là tại Hà Nội- thủ đô thanh lịch của đất nước văn hiến luôn tự hào về những “thuần phong mỹ tục” riêng có. Cái chương trình bị rạch băng-rôn là Người Hà Nội diễn ra tối nay và tối mai. Còn chương trình bị đổ chất bẩn tên là Có phải em mùa thu Hà Nội tháng 10 năm ngoái. Khi thực hiện các đêm nhạc Trịnh Công Sơn và Trần Tiến gần đây, nhà tổ chức bị gọi điện đe dọa đốt nhà! Làm văn hóa ở “thành phố hòa bình” mà cứ như... buôn ma túy vậy.
Nguyên do có bài báo đó là vì nhà báo đọc được tâm sự đầy bức xúc trên Facebook của một đại diện đơn vị tổ chức chương trình: “Một lần nữa mình phải kịch liệt phản đối những hành động cạnh tranh không lành mạnh đến mức bỉ ổi. Cả ba mặt tiền của Nhà hát Lớn ngập tràn băng - rôn của các nhà tổ chức “có số có má”.
Chúng mình chỉ được dành một góc bé tí tẹo mà không ai có thể nhìn thấy. Vậy mà cái băng - rôn khốn khổ của mình cũng bị dao cắt nát như thế này. Không chỉ có vậy, còn doạ nạt nhân viên, vứt chất xú uế vào chỗ bán vé... Mình sẽ rút lui. Chứ không chiến đấu với những kẻ như thế này”. Sau khi bài báo đăng lên, tác giả của dòng tâm sự trên lại lấy làm tiếc, chỉ vì phút giây không kiềm chế mà gián tiếp khiến cho tên tuổi diva và cái chất thải kia có dịp ngự cùng nhau trên mặt báo.
Hỏi thăm ông Trần Thanh Tùng- Giám đốc Công ty Mỹ Thanh, đơn vị tổ chức các chương trình mang thương hiệu In the spotlight trước giờ diễn ra đêm nhạc bị khủng bố bằng cách rạch băng-rôn, ông chỉ nói: “Chúng tôi có thể nhường họ chuyện băng-rôn, nhưng quyết không nhường về âm nhạc”. Tất cả những chuyện lùm xùm không đáng có, ông Tùng hẹn sẽ giãi bày khi chương trình Người Hà Nội xong xuôi. Nhà tổ chức không muốn khán giả mất tập trung bởi những thông tin ngoài lề phản cảm.
Người trong cuộc cho rằng họ bị đối thủ chơi bẩn. Có nghĩa những hành động vô văn hóa này nhiều khả năng là bề nổi của cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các đơn vị tổ chức biểu diễn. Nhưng e rằng trong trường hợp này kẻ định bôi bẩn người khác thì sẽ lại tự giẫm đạp lên chính mình mà thôi. Vì khán giả sẽ đặt câu hỏi rằng chương trình gì, hay đến mức nào, đến nỗi đối thủ cùng đường cạnh tranh như thế? Chưa kể In the spotlight đã có sẵn thương hiệu về nghệ thuật, chí ít cũng vừa đoạt giải Cống hiến. Kết quả hẳn là khán giả sẽ kéo tới xem đông hơn, hoặc ít ra cũng chú ý tới nó hơn.
Những hành vi kiểu đó xảy ra ở trung tâm Thủ đô sẽ không khỏi làm người ta đặt câu hỏi về đời sống văn hóa văn minh nơi đây. Nó đã xuống cấp đến thế đấy. Một nghệ sĩ Việt ở hải ngoại phát biểu qua Facebook: “Nhiều người vội vàng phát biểu đấy ngoài đó là vậy, đã bảo rồi mà không nghe, dân Hà Nội mà... Thực ra thì khi các bạn đến được Hà Nội và những người các bạn giao tiếp, chắc gì họ là người Hà Nội...”. Vâng, chẳng người nào muốn dính dáng đến mấy hành vi bốc mùi này. Nhưng có đổ cho ai thì nó vẫn không ngoài cách hành xử của người Việt tại nơi gọi là trung tâm văn hóa của người Việt!
AN SƠN
Song Phương chuyển