Hình Ảnh & Sự Kiện

Siêu chiến binh giáp sắt - nỗi kinh hoàng thời La Mã cổ đại

Được coi là "cỗ xe tăng" thời cổ đại, mạnh mẽ không gì có thể ngăn cản được và là nỗi ác mộng của 10.000 người La Mã sống sót sau thảm kịch tại Carrhae.
Được coi là "cỗ xe tăng" thời cổ đại, mạnh mẽ không gì có thể ngăn cản được và là nỗi ác mộng của 10.000 người La Mã sống sót sau thảm kịch tại Carrhae.
 
 
25416207bd7d85.img.jpg
Một bức vẽ mô tả lại Cataphract. 

Trong ngôn ngữ cổ đại, từ “Cataphract” được người La Mã và Hy Lạp sử dụng để mô tả những kỵ binh siêu nặng trên chiến trường. Nhưng bạn có từng hỏi, tại sao họ lại được gọi là kỵ binh siêu nặng?

Mọi người đều biết rằng, kỵ binh được chia làm 2 loại: kỵ binh nặng và kỵ binh nhẹ. "Nặng" và "nhẹ" là khái niệm dùng để chỉ lượng trang bị mà một kỵ binh mang theo, đó có thể là áo giáp, vũ khí, mũ mão, áo choàng sắt cho ngựa.

Nhưng với riêng các Cataphract, lượng trang bị mà họ mang nhiều hơn quá mức so với một kỵ binh nặng thông thường. Vì thế, người ta gọi Cataphract là lớp kỵ binh siêu nặng.

Các kỵ binh Cataphract là kiệt tác thời cổ đại

Khái niệm về kỵ binh nặng đã có từ rất lâu, những ghi chép cổ nhất cho thấy kỵ binh nặng đã xuất hiện từ thế kỷ thứ 6 TCN tại khu vực Kwarezm, vùng đất thuộc châu Á gần biển Aral ngày nay.

Kỵ binh nặng dần thay thế chiến xa (chariot) và trở thành phần tử chủ lực trong quân đội của người Assyrian, người Achaemenid và Macedonia của Alexander Đại đế.
 
armenian-cataphract-1-2nd-c-38f80.jpg

Khái niệm “kỵ binh nặng” thời đó dần trở nên thông dụng, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chiến thuật thời cổ đại lúc bấy giờ.

Từ Cataphract (tiếng Latin cataphractus, tiếng Hy Lạp kataphractoi) bắt đầu xuất hiện để chỉ những kỵ binh “nặng” nhất.

Nếu như các kỵ binh Hetairoi (kỵ binh dưới thời Alexander Đại đế) thường được trang bị áo giáp ngực thì Cataphract lại vận giáp kín người bao gồm: mặt nạ, bọc tay, bọc chân và toàn bộ những phần cơ thể còn lại. Chưa kể có vậy, ngay cả những chú ngựa cũng được bọc trong những bộ giáp dày và nặng nề.
 
armenian-cataphract-of-king-artaxias-3589e.jpg

Bản thân từ Cataphract trong tiếng Hy Lạp không có nghĩa mô tả lượng áo giáp khổng lồ mà một chiến binh phải mang theo tuy nhiên sau này, nó đã dần biến thể theo chính danh từ mà nó mô tả. Đến bây giờ trong tiếng Anh, Cataphract vừa có thể là tính từ (bọc kín trong giáp sắt) vừa có thể là danh từ (siêu giáp trọng kỵ).

Các học giả cổ sau này đều viết về Cataphract như thể đó là một tuyệt tác của thế giới cổ đại. Sallust (86 - 34TCN) nói “Bộ mặt của kỵ binh Cataphract chính là sắt” trong khi Ammianus Marcellinus (mất năm 350) lại cho rằng: "Những vòng tròn thép bọc vòng quanh cơ thể sẽ hoàn toàn che kín dù là bó cơ nhỏ nhất của chiến binh”.
 
steamworkshop_webupload_previewfile_196446964_preview-3589e.jpg

Ammanius ca ngợi các kỵ binh Cataphract như là "những bức tượng được làm dưới bàn tay Praxiteles" (nhà điêu khắc thiên tài thời cổ đại) và khiến đối thủ của họ phải tỏ ra e dè ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Hoàng đế La Mã Aurelian khi lần đầu nhìn thấy các kỵ binh của Đế chế Palmyrene trong trận Emesa năm 270 đã phải thốt lên: “Họ quá tự tin vào những bộ giáp nhưng quả thực chúng thật sự chắc chắn và an toàn”. Nhiều tài liệu cho biết, dưới những lớp giáp sắt, các kỵ binh còn mặc thêm giáp làm bằng da thú hoặc hợp kim đồng.
 
armenian-and-parthian-cataphracts-38f80.jpg
Kỵ binh Cataphract của đế chế Parthia và người Armenia.

Làm sao một con người cũng như một chú ngựa có thể mang trên mình một khối lượng giáp khổng lồ như vậy mà không thấy mệt? Dĩ nhiên là họ sẽ rất nhanh mệt nhưng theo sử gia Heliodorus, các kỵ binh Cataphract đều được tuyển chọn kỹ càng - đó phải là những người có ngoại hình cùng kích thước cơ thể vượt trội.

Cả những chiến mã cũng phải trải qua vòng tuyển chọn gắt gao. Sử sách ghi lại rằng, chỉ có giống ngựa Nisean là thích hợp để làm vật cưỡi cho các kỵ binh Cataphract.

Đây là giống ngựa có nguồn gốc từ vùng cao nguyên Nisean (Iran ngày nay), sở hữu kích thước và sức mạnh vượt xa các giống ngựa bình thường.
 
parth_dahae_horse_archers-5bf21.png.jpg
Độ hung hăng, bền bỉ của ngựa Nisean vượt xa các giống ngựa bình thường.

Người La Mã từng vô cùng ấn tượng trước sức khỏe phi thường và độ lì lợm của giống ngựa này khi chạm trán với Đế quốc Parthia. Người ta tin rằng Bucephalus - con vật cưỡi huyền thoại của Alexander Đại đế chính là một chú ngựa Nisean.

Giống ngựa Nisean thời đó quý và quan trọng đến mức thường xuyên trở thành đề tài chính gây ra các cuộc chiến tranh giữa nhiều quốc gia quanh khu vực Iran ngày nay.

Không chỉ sở hữu bộ giáp sắt thể hiện sự mạnh mẽ, các Cataphract còn là bậc thầy trong việc sử dụng nhiều loại vũ khí khác nhau, bao gồm cung tên, chùy, giáo, gươm… Tuy nhiên vũ khí thông dụng nhất của họ là một ngọn thương dài 3,6-4m có tên gọi là Kontos.
 
130919030315236517-38f80.jpg
Các Cataphract cầm Kontos bằng 2 tay.

Các Cataphract thời kỳ đầu không sử dụng khiên vì lý do họ phải cầm Kontos bằng 2 tay. Với tốc độ của ngựa cùng trọng lượng siêu “khủng”, các Cataphract lao tới đối phương xuyên thủng hàng phòng ngự bằng trường thương Kontos.

Theo sử gia Plutarch, ngọn thương của các Cataphract có thể đâm xuyên 2 người mặc giáp cùng lúc. Đó quả là một cỗ xe ủi đúng nghĩa trên chiến trường cổ đại.

Tuy nhiên không có gì là hoàn hảo và các Cataphract cũng vậy. Bên cạnh “chi phí bảo dưỡng” cực đắt cho bộ giáp, sự nặng nề của chúng khiến cho việc xoay trở vô cùng khó khăn. Do vậy, kỵ binh Cataphract chậm chạp hơn nhiều lần so với các kỵ binh khác.
 
byzantinecataphract-6ee47.jpg
Khi các Cataphract lao tới, không gì có thể cản nổi họ.

Đặc biệt là vào thời cổ đại, khi bàn đạp trên ngựa chưa được phát minh, việc điều khiển được những chú ngựa Nisean siêu khỏe càng trở nên khó khăn hơn.

Sử sách không ghi nhiều về những thất bại của Cataphract nhưng chúng ta cũng có thể hình dung ra, nếu bị ngã ngựa thì các Cataphract chưa chắc đã đứng dậy nổi. Sử gia Heliodorus mô tả Cataphract không ngựa giống như những thanh gỗ nằm dưới đất vậy.

Trở thành nỗi khiếp sợ của người La Mã

Được trang bị tới "tận chân răng" như vậy nhưng trong thời kỳ đầu, những ghi chép về Cataphract cho thấy họ toàn… thua chứ ít khi nào thắng.

Bởi một lẽ chưa một danh tướng nào biết sử dụng Cataphract cho đến tận trận Carrhae giữa Cộng hòa La Mã và Đế chế Parthia.
 
parthian_heavy_cataphract_k-1024-6ee47.png.jpg
Người Parthia từng là chư hầu của đế chế Seleucid trước khi tự giành lấy độc lập vào năm 250 TCN.

Trước trận này, Cataphract xuất hiện lần đầu trong trận Panion năm 200TCN (Cataphract của đế chế Seleucid đối đầu với vương quốc Ptolemaic) và trong trận Magnesia năm 188 TCN khi đế chế Seleucid chiến tranh với Cộng hòa La Mã.

Tại Magnesia, Vua Seleucid, Antiochus the Great đã mang tới 3.000 Cataphract cùng 1.000 kỵ binh cận vệ Agema vào chiến trường.

Tuy nhiên Seleucid thảm bại trong trận này mặc dù đông đảo hơn. Ở cánh trái, Cataphract thua tan nát trước các kỵ binh được trang bị nhẹ hơn nhiều của người La Mã do có bộ binh hỗ trợ.

Ở cánh phải, Cataphract thành công khi đẩy lùi được quân La Mã, tuy nhiên khi cánh trái và trung quân đã vỡ nát thì thành công này không được ai nhớ đến.

Phải đến năm 53 TCN, người ta mới biết đến sức mạnh kinh hồn của các Cataphract. Khoảng 1.000 Cataphract và 9.000 xạ kỵ của Đế chế Parthia dưới sự chỉ huy thiên tài của Surena đánh tan 40.000 quân La Mã của Marcus Linus Crassus (một trong tam hùng La Mã thời đó, bên cạnh Pompey Magnus và Gaius Julius Caesar) mà chỉ thiệt hại có vỏn vẹn hơn… 100 người.
 
x54ooerstp77kv1i4ghx-38f80.png.jpg
Các kỵ binh Cataphract của Parthia - nỗi khiếp sợ của người La Mã. Người Parthia từng là chư hầu của đế chế Seleucid trước khi tự giành lấy độc lập vào năm 250 TCN.

Sau này khi Đế chế Seleucid tan vỡ, người Parthia nhanh chóng giành lấy vị thế bá chủ phương Đông và tự lập ra quân đội gồm đa phần là kỵ binh, trong đó có các Cataphract.
 
t9yYcML-6653d.jpg

La Mã đánh bại đế chế Seleucid sở hữu 3.000 Cataphract năm 188.

Crassus đã từng gặp Cataphract, đã từng gặp xạ kỵ Parthia nhưng đều chiến thắng dễ dàng mà không phải đổ một giọt mồ hôi. Vì thế chẳng mấy ai tin tưởng lượng quân ít ỏi của Surena có thể ngăn bước tiến của La Mã.

Quay trở lại trận Carrhae, trong trận này, Surena đã sử dụng chiến thuật luân phiên vô cùng sáng tạo: 9.000 xạ kỵ chỉ chạy vòng quanh và bắn tên vào quân La Mã, bắt buộc bộ binh La Mã phải lui về xếp đội hình mai rùa (testudo) để chống lại.
 
1e-4e6fa.jpg

Và khi họ đã xếp thành công testudo thì các Cataphract mới vào cuộc. Sự nặng nề của những cỗ xe tăng người - ngựa và sức mạnh kinh hồn của ngọn trường thương Kontos đã phát huy tác dụng. Người La Mã khi thu về đội hình testudo thì không thể làm gì khi những cỗ xe ủi Parthia này lao vào người.

Vì thế, từng người từng người trong số các chiến binh La Mã trở thành mồi ngon cho Kontos. Những người sống sót sau này khi kể lại vẫn còn run rẩy nhớ lại tiếng rầm rập của vó ngựa Cataphract lúc đến gần. Họ không biết họ sẽ chết lúc nào…

Khi bộ binh La Mã trở lại đội hình bình thường để chặn bước tiến của các Cataphract thì đó cũng là lúc Surena phất cờ báo hiệu rút lui, để 9.000 xạ kỵ tiếp tục rót mưa tên vào quân La Mã.
 
final-stages1-6653d.jpg
Trận Carrhae năm 53 TCN, nơi La Mã thảm bại.

Cứ như thế, khi quân La Mã xếp testudo, Cataphract sẽ lao vào còn khi họ xếp đội hình thông thường, xạ kỵ sẽ tiếp tục bắn.

Cuộc chiến kéo dài từ sáng đến tận chiều tối và gần như chỉ có một mình quân Parthia đánh và La Mã phải oằn mình hứng chịu.

Surena thông minh tới mức chuẩn bị sẵn 5.000 con lạc đà mang tên để cho các xạ kỵ thoải mái bắn mà không cần phải nghĩ nhiều. Crassus sau khi nhìn thấy 5.000 con lạc đà ở đằng xa đã gần như thất vọng tột cùng và chỉ huy các kỵ binh người Gaul vào trận.

Những kỵ binh này vốn rất tinh nhuệ, từng chiến đấu bên cạnh Caesar tại Alesia năm nào. Tuy nhiên đây là lần đầu tiên họ phải giao chiến với những kẻ bọc giáp toàn thân như Cataphract.
 
parthian_royal_cataphract_kill-720p-4e6fa.png.jpg

Kết quả đã rõ, những ngọn giáo, lưỡi gươm của các kỵ binh Gaul không thể đả thương Cataphract. Hoàn toàn vô vọng trong cả tấn công lẫn phòng thủ, quân đội La Mã của Crassus mất gần hết, thiệt mạng tới 20.000 người, bị bắt sống 10.000 và chỉ còn 10.000 quân chạy thoát.

Lúc này người ta mới nhận ra người chỉ huy có tác dụng quan trọng như thế nào. Surena được tôn vinh như anh hùng và đó cũng chính là nguyên nhân khiến ông bị xử tử vì nghi ngờ phản bội ngay sau đó.

Vào năm 39 Hoàng tử Pacorus mang quân tấn công người La Mã và lần này, lực lượng Cataphract còn đông hơn trước. Tuy nhiên chiến dịch đã trở thành một thảm họa khi La Mã chiếm được cao điểm và Pacorus ra lệnh cho Cataphract phải tấn công lên… trên đồi.
 
ca-0d389.jpg
Trường thương Kontos - nỗi ám ảnh của những người La Mã sau trận Carrhae.

Bắt những kỵ binh nặng hơn cả tê giác phải leo lên ngược dốc như vậy quả thực là ác mộng. Hệ quả là Pacorus bị giết khi giao tranh và quân Parthia thất bại thảm hại. Đồng thời điều đó cũng chứng minh được rằng, Cataphract phải không thể dùng làm lực lượng chính trong quân đội.
Cataphract có thể gây nên sự kinh hoàng, làm rối loạn đội hình đối phương và gây sát thương cực mạnh nhưng chỉ khi có sự hỗ trợ của các đơn vị quân khác.

Sự du nhập của Cataphract vào các nước, kể cả... Việt Nam

Người La Mã không coi kỵ binh Macedonia, truyền nhân của Alexander Đại đế ra gì nhưng họ lại luôn e dè sức mạnh của các Cataphract. Vào thế kỷ II, người La Mã đưa Cataphract vào trong quân đội như một phần không thể thiếu.

Đế chế Byzantine (Đông La Mã) xây dựng lực lượng Cataphract mang tên Athanatoi lên tới 10.000 người vào những năm đỉnh cao. Cataphract trên chiến trường vẫn luôn giữ được oai phong cùng sự mạnh mẽ và đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong nền quân sự của tất cả các nước thời Trung cổ, chỉ là biến thể đi mà thôi.
 
romans_vs_parthians_by_johnnyshumate-d6esisf-84fb0.jpg
Trận Carrhae đánh dấu vị thế siêu cường của Đế chế Parthia thời đó và sự uy mãnh của các Cataphract.

Ví dụ ở Thổ Nhĩ Kỳ dưới triều đại của đế chế Ottoman, các Sipahi - lực lượng kỵ binh của Ottoman sau này đa phần được trang bị y như những Cataphract.

Điều đó có thể lý giải do quãng thời gian dài chiến tranh với Đế quốc Byzantine đã khiến người Ottoman ấn tượng với những Cataphract và dần dần chuyển hóa chúng vào quân đội của mình.

Nhưng nhiều tư liệu khác lại cho rằng sự du nhập của Cataphract chủ yếu đến từ những nước nằm ở phía Đông, khu vực đế chế Ba Tư cổ đại, nơi sinh ra các Cataphract. Điều minh chứng rõ ràng nhất là sau khi Mông Kha dẫn 20 vạn quân Mông Cổ xâm lăng xứ sở Hồi giáo, quân Mông Cổ bắt đầu sử dụng các loại kỵ binh siêu nặng, bọc giáp toàn thân giống như các Cataphract.
 
metro02-fd494-604c4.jpg
Kỵ binh Gendarmes có thể coi là truyền nhân của Cataphract.

Sự phát triển của kỵ binh siêu nặng Cataphract còn xuất hiện ở cả… Việt Nam. Cho đến giờ chưa có một sử sách nào ghi lại tầm ảnh hưởng của Cataphract ở Iran lên Đại Việt cổ tuy nhiên Đại Việt sử ký toàn thư đã ghi rằng: “Ngày 27 năm Quang Hưng thứ 14 (1591), hai bên quân Trịnh và quân Mạc đối mặt với nhau, lại chọn 400 thiết kỵ xông lên trợ chiến…

Ba ngày sau, Trịnh Tùng cho quân tiến đánh Thăng Long, nhằm tiêu diệt hoàn toàn quân Mạc, sai Nguyễn Hữu Liêu đem 5.000 quân tinh nhuệ và voi khỏe cùng ngựa bọc sắt, đến giờ Dần, thẳng tiến đến đóng ở câu Cao tại góc Tây Bắc thành Thăng Long…”.
 
1472248_255077944641848_133422983_n_by_empoleon92-d6vt8ra-38f80.jpg
Bức ảnh mô tả lại một kỵ binh bọc sắt của Đại Việt, tuy nhiên chỉ mang tính tham khảo và hình tượng. (Ảnh: empoleon92 trên Devianart).

Do sau này, bàn đạp ngựa đã du nhập vào Việt Nam nên việc sử dụng vũ khí trên lưng ngựa trở nên thoải mái hơn nhiều, không nhất thiết phải sử dụng trường thương bằng cả 2 tay như trước nữa.

Không ai biết từ khi nào Cataphract dần biến mất khỏi chiến trường. Chỉ biết rằng với sự phát triển của súng ống và đại bác, những bộ giáp cực nặng như thế trở thành gánh nặng thì người ta đã thay thế các Cataphract bằng những kỵ binh “nhẹ” hơn. Sau này các đội kỵ binh thường chỉ mặc áo giáp ngực, có tên gọi là Cuirassier.

Dẫu vậy, sự tồn tại của Cataphract suốt ít nhất 22 thế kỷ (từ thế kỷ thứ VI TCN đến thế kỷ thứ XVI khi thuốc súng phát triển mạnh mẽ) đã đánh dấu vị trí lịch sử không thể lu mờ.

Những hình vẽ, những bức phù điêu về Cataphract vẫn luôn gợi cho người xem sự tò mò về một thời chiến tranh đẫm máu trong lịch sử, nơi mà ngọn trường thương Kontos đã trở thành nỗi ác mộng với nền quân sự siêu việt nhất thế giới thời đó - người La Mã.
Song Phương chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Siêu chiến binh giáp sắt - nỗi kinh hoàng thời La Mã cổ đại

Được coi là "cỗ xe tăng" thời cổ đại, mạnh mẽ không gì có thể ngăn cản được và là nỗi ác mộng của 10.000 người La Mã sống sót sau thảm kịch tại Carrhae.
Được coi là "cỗ xe tăng" thời cổ đại, mạnh mẽ không gì có thể ngăn cản được và là nỗi ác mộng của 10.000 người La Mã sống sót sau thảm kịch tại Carrhae.
 
 
25416207bd7d85.img.jpg
Một bức vẽ mô tả lại Cataphract. 

Trong ngôn ngữ cổ đại, từ “Cataphract” được người La Mã và Hy Lạp sử dụng để mô tả những kỵ binh siêu nặng trên chiến trường. Nhưng bạn có từng hỏi, tại sao họ lại được gọi là kỵ binh siêu nặng?

Mọi người đều biết rằng, kỵ binh được chia làm 2 loại: kỵ binh nặng và kỵ binh nhẹ. "Nặng" và "nhẹ" là khái niệm dùng để chỉ lượng trang bị mà một kỵ binh mang theo, đó có thể là áo giáp, vũ khí, mũ mão, áo choàng sắt cho ngựa.

Nhưng với riêng các Cataphract, lượng trang bị mà họ mang nhiều hơn quá mức so với một kỵ binh nặng thông thường. Vì thế, người ta gọi Cataphract là lớp kỵ binh siêu nặng.

Các kỵ binh Cataphract là kiệt tác thời cổ đại

Khái niệm về kỵ binh nặng đã có từ rất lâu, những ghi chép cổ nhất cho thấy kỵ binh nặng đã xuất hiện từ thế kỷ thứ 6 TCN tại khu vực Kwarezm, vùng đất thuộc châu Á gần biển Aral ngày nay.

Kỵ binh nặng dần thay thế chiến xa (chariot) và trở thành phần tử chủ lực trong quân đội của người Assyrian, người Achaemenid và Macedonia của Alexander Đại đế.
 
armenian-cataphract-1-2nd-c-38f80.jpg

Khái niệm “kỵ binh nặng” thời đó dần trở nên thông dụng, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chiến thuật thời cổ đại lúc bấy giờ.

Từ Cataphract (tiếng Latin cataphractus, tiếng Hy Lạp kataphractoi) bắt đầu xuất hiện để chỉ những kỵ binh “nặng” nhất.

Nếu như các kỵ binh Hetairoi (kỵ binh dưới thời Alexander Đại đế) thường được trang bị áo giáp ngực thì Cataphract lại vận giáp kín người bao gồm: mặt nạ, bọc tay, bọc chân và toàn bộ những phần cơ thể còn lại. Chưa kể có vậy, ngay cả những chú ngựa cũng được bọc trong những bộ giáp dày và nặng nề.
 
armenian-cataphract-of-king-artaxias-3589e.jpg

Bản thân từ Cataphract trong tiếng Hy Lạp không có nghĩa mô tả lượng áo giáp khổng lồ mà một chiến binh phải mang theo tuy nhiên sau này, nó đã dần biến thể theo chính danh từ mà nó mô tả. Đến bây giờ trong tiếng Anh, Cataphract vừa có thể là tính từ (bọc kín trong giáp sắt) vừa có thể là danh từ (siêu giáp trọng kỵ).

Các học giả cổ sau này đều viết về Cataphract như thể đó là một tuyệt tác của thế giới cổ đại. Sallust (86 - 34TCN) nói “Bộ mặt của kỵ binh Cataphract chính là sắt” trong khi Ammianus Marcellinus (mất năm 350) lại cho rằng: "Những vòng tròn thép bọc vòng quanh cơ thể sẽ hoàn toàn che kín dù là bó cơ nhỏ nhất của chiến binh”.
 
steamworkshop_webupload_previewfile_196446964_preview-3589e.jpg

Ammanius ca ngợi các kỵ binh Cataphract như là "những bức tượng được làm dưới bàn tay Praxiteles" (nhà điêu khắc thiên tài thời cổ đại) và khiến đối thủ của họ phải tỏ ra e dè ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Hoàng đế La Mã Aurelian khi lần đầu nhìn thấy các kỵ binh của Đế chế Palmyrene trong trận Emesa năm 270 đã phải thốt lên: “Họ quá tự tin vào những bộ giáp nhưng quả thực chúng thật sự chắc chắn và an toàn”. Nhiều tài liệu cho biết, dưới những lớp giáp sắt, các kỵ binh còn mặc thêm giáp làm bằng da thú hoặc hợp kim đồng.
 
armenian-and-parthian-cataphracts-38f80.jpg
Kỵ binh Cataphract của đế chế Parthia và người Armenia.

Làm sao một con người cũng như một chú ngựa có thể mang trên mình một khối lượng giáp khổng lồ như vậy mà không thấy mệt? Dĩ nhiên là họ sẽ rất nhanh mệt nhưng theo sử gia Heliodorus, các kỵ binh Cataphract đều được tuyển chọn kỹ càng - đó phải là những người có ngoại hình cùng kích thước cơ thể vượt trội.

Cả những chiến mã cũng phải trải qua vòng tuyển chọn gắt gao. Sử sách ghi lại rằng, chỉ có giống ngựa Nisean là thích hợp để làm vật cưỡi cho các kỵ binh Cataphract.

Đây là giống ngựa có nguồn gốc từ vùng cao nguyên Nisean (Iran ngày nay), sở hữu kích thước và sức mạnh vượt xa các giống ngựa bình thường.
 
parth_dahae_horse_archers-5bf21.png.jpg
Độ hung hăng, bền bỉ của ngựa Nisean vượt xa các giống ngựa bình thường.

Người La Mã từng vô cùng ấn tượng trước sức khỏe phi thường và độ lì lợm của giống ngựa này khi chạm trán với Đế quốc Parthia. Người ta tin rằng Bucephalus - con vật cưỡi huyền thoại của Alexander Đại đế chính là một chú ngựa Nisean.

Giống ngựa Nisean thời đó quý và quan trọng đến mức thường xuyên trở thành đề tài chính gây ra các cuộc chiến tranh giữa nhiều quốc gia quanh khu vực Iran ngày nay.

Không chỉ sở hữu bộ giáp sắt thể hiện sự mạnh mẽ, các Cataphract còn là bậc thầy trong việc sử dụng nhiều loại vũ khí khác nhau, bao gồm cung tên, chùy, giáo, gươm… Tuy nhiên vũ khí thông dụng nhất của họ là một ngọn thương dài 3,6-4m có tên gọi là Kontos.
 
130919030315236517-38f80.jpg
Các Cataphract cầm Kontos bằng 2 tay.

Các Cataphract thời kỳ đầu không sử dụng khiên vì lý do họ phải cầm Kontos bằng 2 tay. Với tốc độ của ngựa cùng trọng lượng siêu “khủng”, các Cataphract lao tới đối phương xuyên thủng hàng phòng ngự bằng trường thương Kontos.

Theo sử gia Plutarch, ngọn thương của các Cataphract có thể đâm xuyên 2 người mặc giáp cùng lúc. Đó quả là một cỗ xe ủi đúng nghĩa trên chiến trường cổ đại.

Tuy nhiên không có gì là hoàn hảo và các Cataphract cũng vậy. Bên cạnh “chi phí bảo dưỡng” cực đắt cho bộ giáp, sự nặng nề của chúng khiến cho việc xoay trở vô cùng khó khăn. Do vậy, kỵ binh Cataphract chậm chạp hơn nhiều lần so với các kỵ binh khác.
 
byzantinecataphract-6ee47.jpg
Khi các Cataphract lao tới, không gì có thể cản nổi họ.

Đặc biệt là vào thời cổ đại, khi bàn đạp trên ngựa chưa được phát minh, việc điều khiển được những chú ngựa Nisean siêu khỏe càng trở nên khó khăn hơn.

Sử sách không ghi nhiều về những thất bại của Cataphract nhưng chúng ta cũng có thể hình dung ra, nếu bị ngã ngựa thì các Cataphract chưa chắc đã đứng dậy nổi. Sử gia Heliodorus mô tả Cataphract không ngựa giống như những thanh gỗ nằm dưới đất vậy.

Trở thành nỗi khiếp sợ của người La Mã

Được trang bị tới "tận chân răng" như vậy nhưng trong thời kỳ đầu, những ghi chép về Cataphract cho thấy họ toàn… thua chứ ít khi nào thắng.

Bởi một lẽ chưa một danh tướng nào biết sử dụng Cataphract cho đến tận trận Carrhae giữa Cộng hòa La Mã và Đế chế Parthia.
 
parthian_heavy_cataphract_k-1024-6ee47.png.jpg
Người Parthia từng là chư hầu của đế chế Seleucid trước khi tự giành lấy độc lập vào năm 250 TCN.

Trước trận này, Cataphract xuất hiện lần đầu trong trận Panion năm 200TCN (Cataphract của đế chế Seleucid đối đầu với vương quốc Ptolemaic) và trong trận Magnesia năm 188 TCN khi đế chế Seleucid chiến tranh với Cộng hòa La Mã.

Tại Magnesia, Vua Seleucid, Antiochus the Great đã mang tới 3.000 Cataphract cùng 1.000 kỵ binh cận vệ Agema vào chiến trường.

Tuy nhiên Seleucid thảm bại trong trận này mặc dù đông đảo hơn. Ở cánh trái, Cataphract thua tan nát trước các kỵ binh được trang bị nhẹ hơn nhiều của người La Mã do có bộ binh hỗ trợ.

Ở cánh phải, Cataphract thành công khi đẩy lùi được quân La Mã, tuy nhiên khi cánh trái và trung quân đã vỡ nát thì thành công này không được ai nhớ đến.

Phải đến năm 53 TCN, người ta mới biết đến sức mạnh kinh hồn của các Cataphract. Khoảng 1.000 Cataphract và 9.000 xạ kỵ của Đế chế Parthia dưới sự chỉ huy thiên tài của Surena đánh tan 40.000 quân La Mã của Marcus Linus Crassus (một trong tam hùng La Mã thời đó, bên cạnh Pompey Magnus và Gaius Julius Caesar) mà chỉ thiệt hại có vỏn vẹn hơn… 100 người.
 
x54ooerstp77kv1i4ghx-38f80.png.jpg
Các kỵ binh Cataphract của Parthia - nỗi khiếp sợ của người La Mã. Người Parthia từng là chư hầu của đế chế Seleucid trước khi tự giành lấy độc lập vào năm 250 TCN.

Sau này khi Đế chế Seleucid tan vỡ, người Parthia nhanh chóng giành lấy vị thế bá chủ phương Đông và tự lập ra quân đội gồm đa phần là kỵ binh, trong đó có các Cataphract.
 
t9yYcML-6653d.jpg

La Mã đánh bại đế chế Seleucid sở hữu 3.000 Cataphract năm 188.

Crassus đã từng gặp Cataphract, đã từng gặp xạ kỵ Parthia nhưng đều chiến thắng dễ dàng mà không phải đổ một giọt mồ hôi. Vì thế chẳng mấy ai tin tưởng lượng quân ít ỏi của Surena có thể ngăn bước tiến của La Mã.

Quay trở lại trận Carrhae, trong trận này, Surena đã sử dụng chiến thuật luân phiên vô cùng sáng tạo: 9.000 xạ kỵ chỉ chạy vòng quanh và bắn tên vào quân La Mã, bắt buộc bộ binh La Mã phải lui về xếp đội hình mai rùa (testudo) để chống lại.
 
1e-4e6fa.jpg

Và khi họ đã xếp thành công testudo thì các Cataphract mới vào cuộc. Sự nặng nề của những cỗ xe tăng người - ngựa và sức mạnh kinh hồn của ngọn trường thương Kontos đã phát huy tác dụng. Người La Mã khi thu về đội hình testudo thì không thể làm gì khi những cỗ xe ủi Parthia này lao vào người.

Vì thế, từng người từng người trong số các chiến binh La Mã trở thành mồi ngon cho Kontos. Những người sống sót sau này khi kể lại vẫn còn run rẩy nhớ lại tiếng rầm rập của vó ngựa Cataphract lúc đến gần. Họ không biết họ sẽ chết lúc nào…

Khi bộ binh La Mã trở lại đội hình bình thường để chặn bước tiến của các Cataphract thì đó cũng là lúc Surena phất cờ báo hiệu rút lui, để 9.000 xạ kỵ tiếp tục rót mưa tên vào quân La Mã.
 
final-stages1-6653d.jpg
Trận Carrhae năm 53 TCN, nơi La Mã thảm bại.

Cứ như thế, khi quân La Mã xếp testudo, Cataphract sẽ lao vào còn khi họ xếp đội hình thông thường, xạ kỵ sẽ tiếp tục bắn.

Cuộc chiến kéo dài từ sáng đến tận chiều tối và gần như chỉ có một mình quân Parthia đánh và La Mã phải oằn mình hứng chịu.

Surena thông minh tới mức chuẩn bị sẵn 5.000 con lạc đà mang tên để cho các xạ kỵ thoải mái bắn mà không cần phải nghĩ nhiều. Crassus sau khi nhìn thấy 5.000 con lạc đà ở đằng xa đã gần như thất vọng tột cùng và chỉ huy các kỵ binh người Gaul vào trận.

Những kỵ binh này vốn rất tinh nhuệ, từng chiến đấu bên cạnh Caesar tại Alesia năm nào. Tuy nhiên đây là lần đầu tiên họ phải giao chiến với những kẻ bọc giáp toàn thân như Cataphract.
 
parthian_royal_cataphract_kill-720p-4e6fa.png.jpg

Kết quả đã rõ, những ngọn giáo, lưỡi gươm của các kỵ binh Gaul không thể đả thương Cataphract. Hoàn toàn vô vọng trong cả tấn công lẫn phòng thủ, quân đội La Mã của Crassus mất gần hết, thiệt mạng tới 20.000 người, bị bắt sống 10.000 và chỉ còn 10.000 quân chạy thoát.

Lúc này người ta mới nhận ra người chỉ huy có tác dụng quan trọng như thế nào. Surena được tôn vinh như anh hùng và đó cũng chính là nguyên nhân khiến ông bị xử tử vì nghi ngờ phản bội ngay sau đó.

Vào năm 39 Hoàng tử Pacorus mang quân tấn công người La Mã và lần này, lực lượng Cataphract còn đông hơn trước. Tuy nhiên chiến dịch đã trở thành một thảm họa khi La Mã chiếm được cao điểm và Pacorus ra lệnh cho Cataphract phải tấn công lên… trên đồi.
 
ca-0d389.jpg
Trường thương Kontos - nỗi ám ảnh của những người La Mã sau trận Carrhae.

Bắt những kỵ binh nặng hơn cả tê giác phải leo lên ngược dốc như vậy quả thực là ác mộng. Hệ quả là Pacorus bị giết khi giao tranh và quân Parthia thất bại thảm hại. Đồng thời điều đó cũng chứng minh được rằng, Cataphract phải không thể dùng làm lực lượng chính trong quân đội.
Cataphract có thể gây nên sự kinh hoàng, làm rối loạn đội hình đối phương và gây sát thương cực mạnh nhưng chỉ khi có sự hỗ trợ của các đơn vị quân khác.

Sự du nhập của Cataphract vào các nước, kể cả... Việt Nam

Người La Mã không coi kỵ binh Macedonia, truyền nhân của Alexander Đại đế ra gì nhưng họ lại luôn e dè sức mạnh của các Cataphract. Vào thế kỷ II, người La Mã đưa Cataphract vào trong quân đội như một phần không thể thiếu.

Đế chế Byzantine (Đông La Mã) xây dựng lực lượng Cataphract mang tên Athanatoi lên tới 10.000 người vào những năm đỉnh cao. Cataphract trên chiến trường vẫn luôn giữ được oai phong cùng sự mạnh mẽ và đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong nền quân sự của tất cả các nước thời Trung cổ, chỉ là biến thể đi mà thôi.
 
romans_vs_parthians_by_johnnyshumate-d6esisf-84fb0.jpg
Trận Carrhae đánh dấu vị thế siêu cường của Đế chế Parthia thời đó và sự uy mãnh của các Cataphract.

Ví dụ ở Thổ Nhĩ Kỳ dưới triều đại của đế chế Ottoman, các Sipahi - lực lượng kỵ binh của Ottoman sau này đa phần được trang bị y như những Cataphract.

Điều đó có thể lý giải do quãng thời gian dài chiến tranh với Đế quốc Byzantine đã khiến người Ottoman ấn tượng với những Cataphract và dần dần chuyển hóa chúng vào quân đội của mình.

Nhưng nhiều tư liệu khác lại cho rằng sự du nhập của Cataphract chủ yếu đến từ những nước nằm ở phía Đông, khu vực đế chế Ba Tư cổ đại, nơi sinh ra các Cataphract. Điều minh chứng rõ ràng nhất là sau khi Mông Kha dẫn 20 vạn quân Mông Cổ xâm lăng xứ sở Hồi giáo, quân Mông Cổ bắt đầu sử dụng các loại kỵ binh siêu nặng, bọc giáp toàn thân giống như các Cataphract.
 
metro02-fd494-604c4.jpg
Kỵ binh Gendarmes có thể coi là truyền nhân của Cataphract.

Sự phát triển của kỵ binh siêu nặng Cataphract còn xuất hiện ở cả… Việt Nam. Cho đến giờ chưa có một sử sách nào ghi lại tầm ảnh hưởng của Cataphract ở Iran lên Đại Việt cổ tuy nhiên Đại Việt sử ký toàn thư đã ghi rằng: “Ngày 27 năm Quang Hưng thứ 14 (1591), hai bên quân Trịnh và quân Mạc đối mặt với nhau, lại chọn 400 thiết kỵ xông lên trợ chiến…

Ba ngày sau, Trịnh Tùng cho quân tiến đánh Thăng Long, nhằm tiêu diệt hoàn toàn quân Mạc, sai Nguyễn Hữu Liêu đem 5.000 quân tinh nhuệ và voi khỏe cùng ngựa bọc sắt, đến giờ Dần, thẳng tiến đến đóng ở câu Cao tại góc Tây Bắc thành Thăng Long…”.
 
1472248_255077944641848_133422983_n_by_empoleon92-d6vt8ra-38f80.jpg
Bức ảnh mô tả lại một kỵ binh bọc sắt của Đại Việt, tuy nhiên chỉ mang tính tham khảo và hình tượng. (Ảnh: empoleon92 trên Devianart).

Do sau này, bàn đạp ngựa đã du nhập vào Việt Nam nên việc sử dụng vũ khí trên lưng ngựa trở nên thoải mái hơn nhiều, không nhất thiết phải sử dụng trường thương bằng cả 2 tay như trước nữa.

Không ai biết từ khi nào Cataphract dần biến mất khỏi chiến trường. Chỉ biết rằng với sự phát triển của súng ống và đại bác, những bộ giáp cực nặng như thế trở thành gánh nặng thì người ta đã thay thế các Cataphract bằng những kỵ binh “nhẹ” hơn. Sau này các đội kỵ binh thường chỉ mặc áo giáp ngực, có tên gọi là Cuirassier.

Dẫu vậy, sự tồn tại của Cataphract suốt ít nhất 22 thế kỷ (từ thế kỷ thứ VI TCN đến thế kỷ thứ XVI khi thuốc súng phát triển mạnh mẽ) đã đánh dấu vị trí lịch sử không thể lu mờ.

Những hình vẽ, những bức phù điêu về Cataphract vẫn luôn gợi cho người xem sự tò mò về một thời chiến tranh đẫm máu trong lịch sử, nơi mà ngọn trường thương Kontos đã trở thành nỗi ác mộng với nền quân sự siêu việt nhất thế giới thời đó - người La Mã.
Song Phương chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm