Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh

Sinh nhật DNA lần thứ 60: nhìn lại công trạng

Ít người để ý rằng hôm nay là một ngày đáng ghi nhớ: đó là ngày “ra đời” của DNA. Sáu chục năm trước, đúng vào ngày này (25/4/1953), tập san Nature của Anh công bố

http://25.media.tumblr.com/tumblr_meedyajgxE1qza6bio1_500.jpgÍt người để ý rằng hôm nay là một ngày đáng ghi nhớ: đó là ngày “ra đời” của DNA. Sáu chục năm trước, đúng vào ngày này (25/4/1953), tập san Nature của Anh công bố 3 bài báo mô tả cấu trúc của DNA. Từ đó đến nay, di truyền học đã bước sang một giai đoạn mới, và dĩ nhiên là không ngừng tiến bộ, nhưng những tiến bộ mới vẫn chỉ xây dựng trên cấu trúc của DNA. Nhưng khi nói đến khám phá DNA, công chúng thường chỉ nghe đến hai cái tên Watson và Crick (hay có khi thêm Wilkins), mà ít ai nghe đến 4 nhân vật khác cũng có đóng góp rất quan trọng cho khám phá mang tính lịch sử này.  

Ngày 25/4/1953 Tập san Nature của Anh công bố 3 bài báo mô tả một khám phá di truyền rất quan trọng: cấu trúc của DNA. Một bài báo của James Watson và Francis Crick (lúc đó thuộc ĐH Cambridge) đề xướng cái mà chúng ta ngày nay biết đến là double helix – xoán kép [1]. Hai bài báo song song khác là của Maurice Wilkins [2] và Rosalind Franklin [3] (thuộc King’s College, London), mô tả phương pháp X quang dùng để yểm trợ cho giả thuyết double helix. Sự đột phá này đã mở ra một kỉ nguyên mới cho sinh học phân tử và y học hiện đại. Có thể nói không ngoa rằng hầu hết những phát triển về di truyền học trong thời gian 50 năm qua dựa vào nền tảng của DNA.

Bài báo của Watson và Crick không có dữ liệu thí nghiệm nào cả; tất cả chỉ là suy luận. Nhưng là suy luận thuộc đẳng cấp Nobel. Trong khi đó, hai bài của Wilkins và Franklin có dữ liệu yểm trợ. Nhưng Watson và Crick không đề cập đến những công trình nghiên cứu của Wilkins và Franklin!

Nói đến khám phá DNA, người ta chỉ nghĩ (hay nghe) đến hai cái tên quen thuộc: Watson – Crick. Nhưng ít ai nghe đến những nhân vật cũng có đóng góp rất quan trọng cho việc khám phá cấu trúc DNA là Rosalind Franklin và Maurice Wilkins. Càng ít người biết đến John Randall và Raymond Gosling, những người có thể nói là đi tiên phong trong công trình nghiên cứu về DNA thời đó. Nhưng giải Nobel y sinh học năm 1962 được trao cho 3 người: Watson, Crick, và Wilkins.

Rosalind Franklin sinh năm 1920 trong một gia đình gốc Do Thái, là một nhà sinh vật lí học (biophysicist), một chuyên gia về tinh thể học (crystallography). Năm 1951, bà được Giáo sư John Randall tuyển dụng về làm việc tại trường King’s College trong nhóm nghiên cứu sinh vật lí học. Bà nổi tiếng là một người giỏi về thiết kế thí nghiệm và rất nghiêm chỉnh trong khoa học. Là nữ mà làm trong một nhóm nghiên cứu nổi tiếng là một điều “lạ” thời đó, nhưng bà đã vượt qua tất cả những xầm xì và mỉa mai bằng trí thông minh và kĩ năng tuyệt vời của mình. Bà được Giáo sư John Randall giao nhiệm vụ dùng X quang để nghiên cứu cấu trúc protein, nhưng sau này vì lí do nào đó, ông lại giao bà công việc nghiên cứu cấu trúc DNA và bà đã thành công. Sự thành công của bà một phần là nhờ vào đột phá của người học trò là Raymond Gosling. Người ta cho rằng bà Franklin xứng đáng được trao giải Nobel, nhưng việc đó không xảy ra vì bà qua đời năm 1958, tức 4 năm trước khi giải Nobel được trao cho Watson, Crick, và Wilkins.

http://4.bp.blogspot.com/-zZw0Q35Vy3A/UPxdVqk1MbI/AAAAAAAAAgs/j6YOlLYYims/s1600/Rosalind+Franklin%5B1%5D.jpg

Raymond Gosling là hai (người kia là James Watson) còn sống trong số 7 tác giả của 3 bài báo trên Nature. Gosling (sinh năm 1926) là một nhà vật lí, nhưng nghiên cứu về sinh học. Ông là học trò của Maurice Wilkins và Roselind Franklin tại King’s College, và tốt nghiệp tiến sĩ năm 1954. Theo lời kể của Giáo sư Raymond Gosling (xem tập san Genome Biology số ra tuần này) thì chính ông, dưới sự hướng dẫn của John Randall, mới là người đầu tiên kết tinh gene. Chính sự đột phá đó đã dẫn đến khám phá DNA. Ông muốn người đời sau ghi công người hướng dẫn ông là Giáo sư John Randall (sau này trở thành “Sir”).

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/f/f6/Raymond_Gosling.jpg

Gs Raymond Gosling, học trò của Rosalind Franklin và Maurice Wilkins

John Randall (1905-1984) cũng là một nhà vật lí, nhưng được Giáo sư Gosling xem là “người đi trước thời đại”. Chính ông là người sáng lập ra nhóm nghiên cứu Biophysics được sự tài trợ của Medical Research Council (Hội đồng Nghiên cứu Y khoa – MRC). Ông là người định hướng ứng dụng vật lí trong nghiên cứu sinh học và giải cho được cấu trúc của DNA. Ông tuyển dụng Rosalind Franklin, và giao cho bà nhiệm vụ để thực hiện định hướng này cùng với phó trưởng nhóm của ông là Maurice Wilkins. Nhưng bà Franklin và ông Wilkins không thuận nhau, nên hai người làm một hướng. (Sau này thì Wilkins được giải Nobel năm 1962). Theo Giáo sư Raymond Gosling, Giáo sư John Randall mới chính là người cần được vinh danh trong khám phá cấu trúc DNA. Dù Randall không không trực tiếp làm, nhưng tầm nhìn của ông đã dẫn đến một định hướng làm thay đổi khoa học trong thế kỉ 20 và sau này.

http://www.packer34.freeserve.co.uk/sirjohnrandallSKETCH.jpg

John Randall

Tuần vừa qua, Time có đăng một bài ca ngợi và vinh danh bà Rosalind Franklin nhân dịp kỉ niệm 60 năm ngày cấu trúc DNA được khám phá. Sau khi đọc bài này, Gs Raymond Gosling viết một lá thư nhắc nhở Time rằng một người có thể quan trọng hơn cần được ghi nhận chính là Gs John Randall.

Một nhân vật thầm lặng khác trong khám phá cấu trúc DNA là Alex Stokes. Gs Stokes là đồng tác giả bài báo trên Nature 1953 (cùng với Maurice Wilkins và Herbert Wilson) [2]. Công trạng của Alex Stokes là ông đã đề xuất một mô hình toán học để diễn giải nhiễu xạ X quang. Nếu không có mô hình của Stokes, Gs Gosling cho biết, nhóm nghiên cứu sẽ không thể nào hiểu được ý nghĩa của dữ liệu.

http://1.bp.blogspot.com/_7ycFHfdh3bk/TJyj0prD0NI/AAAAAAAAAGM/Uf1IoqqU9Ig/s1600/stokes.jpg

Alex Stokes

Một người khác trong nhóm 7 người liên quan đến công trình DNA là Herbert Wilson (1929-2008). Wilson cũng là một nhà vật lí, và làm việc dưới quyền của Gs John Randall. Sau này, Gs Wilson trở thành Fellow of Royal Society (giống như viện sĩ viện hàn lâm) của Anh.

http://4.bp.blogspot.com/_7ycFHfdh3bk/TJyjBOledKI/AAAAAAAAAGI/7wJ5tMB86Ws/s1600/wilsoncrop.jpg

Herbert Wilson

Đằng sau mỗi công trình khoa học mang tính lịch sử đều có những câu chuyện thú vị về những cá nhân liên quan. Trong thời gian qua, phần lớn công chúng chỉ nghe đến ba người Watson, Crick, và [ít hơn] Wilkins khi đề cập đến khám phá DNA. Nhưng thật ra, đằng sau công trình đó có đến 7 người. Bốn người ít được nhắc đến nhưng có đóng góp quan trọng là Rosalind Franklin, Raymond Gosling, Alex Stokes, và Herbert Wilson. Mỗi người một cá tính, có khi họ có mâu thuẫn cá nhân với nhau, dù tất cả đều làm việc vì mục tiêu chung. Nhưng nếu những gì Gs Raymond Gosling nói là đúng (và chúng ta không có lí do gì để nghi ngờ ông) thì người đi trước 7 nhân vật kia chính là Gs John Randall

 

Tham khảo và chú thích:

 

1. Watson JD, Crick FH: Molecular structure of nucleic acids; a structure for deoxyribose nucleic acid.Nature 1953, 171:737-738.

2. Wilkins MHF, Stokes AR, Wilson HR: Molecular structure of deoxypentose nucleic acids.Nature 1953, 171:738-740.

3. Franklin RE, Gosling RG: Molecular configuration in sodium thymonucleate.Nature 1953, 171:740-741.

http://www.nguyenvantuan.net/science/4-science/1708-sinh-nhat-dna-lan-thu-60-nhin-lai-cong-trang

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Sinh nhật DNA lần thứ 60: nhìn lại công trạng

Ít người để ý rằng hôm nay là một ngày đáng ghi nhớ: đó là ngày “ra đời” của DNA. Sáu chục năm trước, đúng vào ngày này (25/4/1953), tập san Nature của Anh công bố

http://25.media.tumblr.com/tumblr_meedyajgxE1qza6bio1_500.jpgÍt người để ý rằng hôm nay là một ngày đáng ghi nhớ: đó là ngày “ra đời” của DNA. Sáu chục năm trước, đúng vào ngày này (25/4/1953), tập san Nature của Anh công bố 3 bài báo mô tả cấu trúc của DNA. Từ đó đến nay, di truyền học đã bước sang một giai đoạn mới, và dĩ nhiên là không ngừng tiến bộ, nhưng những tiến bộ mới vẫn chỉ xây dựng trên cấu trúc của DNA. Nhưng khi nói đến khám phá DNA, công chúng thường chỉ nghe đến hai cái tên Watson và Crick (hay có khi thêm Wilkins), mà ít ai nghe đến 4 nhân vật khác cũng có đóng góp rất quan trọng cho khám phá mang tính lịch sử này.  

Ngày 25/4/1953 Tập san Nature của Anh công bố 3 bài báo mô tả một khám phá di truyền rất quan trọng: cấu trúc của DNA. Một bài báo của James Watson và Francis Crick (lúc đó thuộc ĐH Cambridge) đề xướng cái mà chúng ta ngày nay biết đến là double helix – xoán kép [1]. Hai bài báo song song khác là của Maurice Wilkins [2] và Rosalind Franklin [3] (thuộc King’s College, London), mô tả phương pháp X quang dùng để yểm trợ cho giả thuyết double helix. Sự đột phá này đã mở ra một kỉ nguyên mới cho sinh học phân tử và y học hiện đại. Có thể nói không ngoa rằng hầu hết những phát triển về di truyền học trong thời gian 50 năm qua dựa vào nền tảng của DNA.

Bài báo của Watson và Crick không có dữ liệu thí nghiệm nào cả; tất cả chỉ là suy luận. Nhưng là suy luận thuộc đẳng cấp Nobel. Trong khi đó, hai bài của Wilkins và Franklin có dữ liệu yểm trợ. Nhưng Watson và Crick không đề cập đến những công trình nghiên cứu của Wilkins và Franklin!

Nói đến khám phá DNA, người ta chỉ nghĩ (hay nghe) đến hai cái tên quen thuộc: Watson – Crick. Nhưng ít ai nghe đến những nhân vật cũng có đóng góp rất quan trọng cho việc khám phá cấu trúc DNA là Rosalind Franklin và Maurice Wilkins. Càng ít người biết đến John Randall và Raymond Gosling, những người có thể nói là đi tiên phong trong công trình nghiên cứu về DNA thời đó. Nhưng giải Nobel y sinh học năm 1962 được trao cho 3 người: Watson, Crick, và Wilkins.

Rosalind Franklin sinh năm 1920 trong một gia đình gốc Do Thái, là một nhà sinh vật lí học (biophysicist), một chuyên gia về tinh thể học (crystallography). Năm 1951, bà được Giáo sư John Randall tuyển dụng về làm việc tại trường King’s College trong nhóm nghiên cứu sinh vật lí học. Bà nổi tiếng là một người giỏi về thiết kế thí nghiệm và rất nghiêm chỉnh trong khoa học. Là nữ mà làm trong một nhóm nghiên cứu nổi tiếng là một điều “lạ” thời đó, nhưng bà đã vượt qua tất cả những xầm xì và mỉa mai bằng trí thông minh và kĩ năng tuyệt vời của mình. Bà được Giáo sư John Randall giao nhiệm vụ dùng X quang để nghiên cứu cấu trúc protein, nhưng sau này vì lí do nào đó, ông lại giao bà công việc nghiên cứu cấu trúc DNA và bà đã thành công. Sự thành công của bà một phần là nhờ vào đột phá của người học trò là Raymond Gosling. Người ta cho rằng bà Franklin xứng đáng được trao giải Nobel, nhưng việc đó không xảy ra vì bà qua đời năm 1958, tức 4 năm trước khi giải Nobel được trao cho Watson, Crick, và Wilkins.

http://4.bp.blogspot.com/-zZw0Q35Vy3A/UPxdVqk1MbI/AAAAAAAAAgs/j6YOlLYYims/s1600/Rosalind+Franklin%5B1%5D.jpg

Raymond Gosling là hai (người kia là James Watson) còn sống trong số 7 tác giả của 3 bài báo trên Nature. Gosling (sinh năm 1926) là một nhà vật lí, nhưng nghiên cứu về sinh học. Ông là học trò của Maurice Wilkins và Roselind Franklin tại King’s College, và tốt nghiệp tiến sĩ năm 1954. Theo lời kể của Giáo sư Raymond Gosling (xem tập san Genome Biology số ra tuần này) thì chính ông, dưới sự hướng dẫn của John Randall, mới là người đầu tiên kết tinh gene. Chính sự đột phá đó đã dẫn đến khám phá DNA. Ông muốn người đời sau ghi công người hướng dẫn ông là Giáo sư John Randall (sau này trở thành “Sir”).

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/f/f6/Raymond_Gosling.jpg

Gs Raymond Gosling, học trò của Rosalind Franklin và Maurice Wilkins

John Randall (1905-1984) cũng là một nhà vật lí, nhưng được Giáo sư Gosling xem là “người đi trước thời đại”. Chính ông là người sáng lập ra nhóm nghiên cứu Biophysics được sự tài trợ của Medical Research Council (Hội đồng Nghiên cứu Y khoa – MRC). Ông là người định hướng ứng dụng vật lí trong nghiên cứu sinh học và giải cho được cấu trúc của DNA. Ông tuyển dụng Rosalind Franklin, và giao cho bà nhiệm vụ để thực hiện định hướng này cùng với phó trưởng nhóm của ông là Maurice Wilkins. Nhưng bà Franklin và ông Wilkins không thuận nhau, nên hai người làm một hướng. (Sau này thì Wilkins được giải Nobel năm 1962). Theo Giáo sư Raymond Gosling, Giáo sư John Randall mới chính là người cần được vinh danh trong khám phá cấu trúc DNA. Dù Randall không không trực tiếp làm, nhưng tầm nhìn của ông đã dẫn đến một định hướng làm thay đổi khoa học trong thế kỉ 20 và sau này.

http://www.packer34.freeserve.co.uk/sirjohnrandallSKETCH.jpg

John Randall

Tuần vừa qua, Time có đăng một bài ca ngợi và vinh danh bà Rosalind Franklin nhân dịp kỉ niệm 60 năm ngày cấu trúc DNA được khám phá. Sau khi đọc bài này, Gs Raymond Gosling viết một lá thư nhắc nhở Time rằng một người có thể quan trọng hơn cần được ghi nhận chính là Gs John Randall.

Một nhân vật thầm lặng khác trong khám phá cấu trúc DNA là Alex Stokes. Gs Stokes là đồng tác giả bài báo trên Nature 1953 (cùng với Maurice Wilkins và Herbert Wilson) [2]. Công trạng của Alex Stokes là ông đã đề xuất một mô hình toán học để diễn giải nhiễu xạ X quang. Nếu không có mô hình của Stokes, Gs Gosling cho biết, nhóm nghiên cứu sẽ không thể nào hiểu được ý nghĩa của dữ liệu.

http://1.bp.blogspot.com/_7ycFHfdh3bk/TJyj0prD0NI/AAAAAAAAAGM/Uf1IoqqU9Ig/s1600/stokes.jpg

Alex Stokes

Một người khác trong nhóm 7 người liên quan đến công trình DNA là Herbert Wilson (1929-2008). Wilson cũng là một nhà vật lí, và làm việc dưới quyền của Gs John Randall. Sau này, Gs Wilson trở thành Fellow of Royal Society (giống như viện sĩ viện hàn lâm) của Anh.

http://4.bp.blogspot.com/_7ycFHfdh3bk/TJyjBOledKI/AAAAAAAAAGI/7wJ5tMB86Ws/s1600/wilsoncrop.jpg

Herbert Wilson

Đằng sau mỗi công trình khoa học mang tính lịch sử đều có những câu chuyện thú vị về những cá nhân liên quan. Trong thời gian qua, phần lớn công chúng chỉ nghe đến ba người Watson, Crick, và [ít hơn] Wilkins khi đề cập đến khám phá DNA. Nhưng thật ra, đằng sau công trình đó có đến 7 người. Bốn người ít được nhắc đến nhưng có đóng góp quan trọng là Rosalind Franklin, Raymond Gosling, Alex Stokes, và Herbert Wilson. Mỗi người một cá tính, có khi họ có mâu thuẫn cá nhân với nhau, dù tất cả đều làm việc vì mục tiêu chung. Nhưng nếu những gì Gs Raymond Gosling nói là đúng (và chúng ta không có lí do gì để nghi ngờ ông) thì người đi trước 7 nhân vật kia chính là Gs John Randall

 

Tham khảo và chú thích:

 

1. Watson JD, Crick FH: Molecular structure of nucleic acids; a structure for deoxyribose nucleic acid.Nature 1953, 171:737-738.

2. Wilkins MHF, Stokes AR, Wilson HR: Molecular structure of deoxypentose nucleic acids.Nature 1953, 171:738-740.

3. Franklin RE, Gosling RG: Molecular configuration in sodium thymonucleate.Nature 1953, 171:740-741.

http://www.nguyenvantuan.net/science/4-science/1708-sinh-nhat-dna-lan-thu-60-nhin-lai-cong-trang

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm