Văn Học & Nghệ Thuật

Smailovic kéo đàn cello trên đống đổ nát ở Sarajevo

Tháng tư không chỉ là một tháng đau buồn riêng cho người Việt mà cũng đánh dấu sự khởi đầu của Chiến Tranh Bosnia vào đầu tháng 4, năm 1992.

Tháng tư không chỉ là một tháng đau buồn riêng cho người Việt mà cũng đánh dấu sự khởi đầu của Chiến Tranh Bosnia vào đầu tháng 4, năm 1992. Sàigòn và Sarajevo là hai thành phố cách xa nửa địa cầu nhưng có điểm tương đồng là cả hai đã từng trải qua chiến tranh. Sàigòn tháng tư với những cuộc pháo kích của Cộng quân và Sarajevo cũng bị đổ nát và chết chóc do đạn pháo ngày đêm của quân Serbia. Cuộc chiến Bosnia xảy ra từ kết quả của sự tan rã liên bang Nam Tư (Yugoslavia) và thoạt đầu mang bản chất chủ yếu là cuộc giành lãnh thổ rồi trở thành xung đột sắc tộc và tôn giáo. Số tử vong được ước tính là khoảng 200,000 người, khiến cuộc chiến này trở nên chiến tranh tàn phá nhất Châu Âu kể từ khi kết thúc Đệ nhị Thế chiến. Trong lịch sử hiện đại, chiến tranh Bosnia mang đặc điểm tàn bạo điển hình qua các trận đánh ác liệt, pháo kích bừa bãi xuống các thành phố và thị trấn, khủng bổ và trừng phạt thường dân, diệt chủng, và cưỡng hiếp tập thể. Ngoài ra còn có các sự kiện như cuộc Bao vây Sarajevo kéo dài 44 tháng, trại Omarska và thảm sát Srebrenica. Từ khi Chiến tranh Bosnia chấm dứt vào năm 1995 đã có nhiều sách truyện được viết về thời chiến nhưng năm 2008 sách tiểu thuyết bán chạy nhất là "Người nhạc sĩ cello của Sarajevo" được viết bởi tác giả Steven Golloway. Truyện tiểu thuyết dựa trên nhân vật có thật ngoài đời là Vedran Smailovic. Nội dung nói về lòng dũng cảm, tinh thần bất khuất của một nhạc sĩ người Bosnia đã là một tia sáng lóe lên trong đen tối của chiến tranh tan thương, giữa sự chết chóc và nước mắt.

Vedran Smailovic sinh ngày 11 tháng 11 năm 1956, là một nhạc sĩ thuộc nhóm tứ tấu đàn dây (string quartet) đã từng chơi đàn cello cho đoàn nhạc kịch Opera Sarajevo, Sarajevo Philharmonic Orchestra, The Symphony Orchestra RTV Sarajevo và Nhà hát Quốc gia Sarajevo. Khi chiến tranh bùng nổ vào năm 1992 sự nghiệp của ông bị gián đoạn, nhưng ông vẫn hy vọng trở lại nghề cũ sau khi hết chiến tranh. Đầu tháng Tư 1992, quân đội Nam Tư do người Serbia cầm đầu tấn công thành phố Sarajevo thuộc bang Bosnia vốn là một phần của Nam Tư vừa tuyên bố độc lập. Thành phố Sarajevo chìm trong khói lửa trong khi dân chúng Sarajevo vẫn bươn chãi để sống. Trong thời gian Sarajevo bị bao vây, lực lượng người Serb đã bố trí các tay súng bắn tỉa trên các ngọn đồi quanh thành phố. Một trong những nhiệm vụ của các tay súng bắn tỉa này là canh chừng các giao lộ, và bắn vào bất cứ ai - già, trẻ, trai, gái, thường dân hay lính - băng qua đường. Ðây là cuộc bao vây một thành phố dài nhất trong lịch sử chiến tranh hiện đại. Vedran Smailovic như hàng trăm ngàn thường dân khác đã sống sót qua mùa đông lạnh giá, trong sự thiếu thốn nước, lương thực, phải chịu đựng cuộc bao vây Sarajevo với những đợt pháo kích liên tục và bắn tỉa trên đường phố.

Ngày 27 tháng 5, 1922 một lò bánh mì nằm ở góc phố Sarajevo còn lại một ít bột mì nên quyết định làm bánh để phát cho dân chúng đang đói kém. Đến 4 giờ chiều người ta đã xếp hàng dài trước cửa tiệm ra tận ngoài đường để lãnh bánh mì thì đột nhiên một trái đạn súng cối của quân Serbia rơi vào hàng người đang xếp hàng nối đuôi trước lò bánh mì. Máu, đầu người, thân xác, tay, chân, áo quần rách nát văng tung tóe, gạch đá đổ ngổn ngang, kết cuộc đã có 22 người tử vong. Nhạc sĩ Vedran Smailovic, 35 tuổi, đang sống trong một căn hộ gần đó, từ khung cửa sổ nhìn xuống đường đã chứng kiến cảnh thảm sát. Trong cảm xúc đau xót ông Smailovic có một ý nghĩ táo bạo là dùng âm nhạc để mang thông điệp hòa bình và bác ái đến nơi đang xảy ra điêu tàn và chết chóc.

Trong 22 ngày liên tiếp, mỗi ngày dành để tưởng niệm một người nằm xuống, cứ đúng 4 giờ chiều, Vedran Smailovic trịnh trọng khoác bộ áo trình diễn như sắp lên sân khấu, một tay ôm đàn cello, một tay cầm chiếc ghế nhựa, ông mở cửa nhà thong thả bước đến đặt chiếc ghế bên cạnh cái lỗ đạn súng cối đào hôm 27/5 còn ngổn ngang gạch đá và máu bất chấp bom đạn đang nổ quanh mình. Ông ngồi xuống trên chiếc ghế và thản nhiên đánh bản đàn Adagio của nhạc sĩ Albinoni, một bản đàn chiêu hồn tử sĩ làm nức nở tâm can và ám ảnh lòng người nhất trong kho nhạc cổ điển. Tiếng nhạc của ông văng vẳng trên con đường trống trải không người qua lại, giữa lòng thành phố hoang tàn, trên những chiếc sườn xe cháy dở vọng qua các vách tường nhà loang lỗ vang dội đến tai người dân khốn khổ đang tránh đạn trong hầm nhà. Trong khi đạn pháo vẫn nổ, gạch đá bay tứ tung chung quanh, nhạc sĩ Smailovic vẫn ung dung ngồi chơi đàn. Ông kéo đàn chậm rãi khiến tiếng đàn trở nên tha thiết ai oán rồi lắng dịu âm u. Tiếng nhạc từ cây đàn của ông thay thế lời tâm sự gởi đến những kẻ không may để nhắc nhở rằng nhân tính vẫn còn đây. Bất chấp sự chết ông đã mang đến cho họ thông điệp của tình thương và hứa hẹn rằng văn minh nhân loại vẫn còn và hòa bình sẽ trở lại. Điều kỳ lạ là giữa cơn mưa bom đạn ông không hề bị thương tích. Trong những ngày tháng tiếp nối Vedran Smajlovic vẫn tiếp tục kéo đàn cello ngoài trời tại những địa điểm khác nhau. Hành động này đã nói lên sự kháng cự của ông đối với chiến tranh và chết chóc. Người dân Sarajevo không hề biết trước ông sẽ ngồi kéo đàn ở những nơi nào, có khi ông ngồi đơn độc kéo đàn, có khi ngồi giữa đám đông vây quanh.

 

Người Nhạc Sĩ Cello Của Sarajevo

Tin tức truyền đi, câu chuyện về người nhạc sĩ được đăng trên báo làm cả thế giới xúc động. Sau này có nhiều ký giả, nhà phản chiến tìm đến nơi ông kéo đàn ngoài trời để bày tỏ tình đoàn kết với ông. Câu chuyện về Vedran Smailovic cũng đã thu hút sự chú ý của nhà soạn nhạc người Anh, David Wilde và ông đã viết một nhạc phẩm độc tấu và đặt tên "Người nhạc sĩ cello của Sarajevo". Sau này tác phẩm của David Wilde được nhạc sĩ lừng danh Yo-Yo Ma diễn tấu tại Đại hội Quốc tế về đàn Cello (International Cello Festival) ở Manchester, Anh quốc năm 1994 và thu âm bản nhạc này để vinh danh Smailovic. Paul Oneil, thành viên của ban nhạc Savatage cũng cho biết hành động can đảm của Smailovic là nguồn cảm hứng cho bài hát "Christmas Eve/Sarajevo 12/24" của nhóm này. Ca sĩ chuyên dòng nhạc dân ca John McCutcheon cũng đã viết một bài hát tặng ông, với tên gọi "In the Streets of Sarajevo" (Trên những con đường của Sarajevo). Từ đó trở đi tên tuổi của Vedran Smajlovic đã gắn liền với biệt danh "Người nhạc sĩ cello của Sarajevo", nhưng trong thời giao chiến ông cũng được biết đến do nhiều lần đã cùng nhóm tứ tấu biểu diễn miễn phí tại các trường học, trong những hầm trú, và cho những đám tang dù biết rằng lực lượng Bosna gốc Serbia thường lấy đó làm mục tiêu. Trong một cuộc phỏng vấn ông Smajlovic cho biết ông đã trình diễn 250 lần trong thời chiến tranh. Ông nói, “Lúc đó người dân đang đói khát, đau khổ, nhưng họ vẫn còn linh hồn, vẫn còn sức sống."

Ông đã trốn thoát khỏi thành phố bị vây hãm vào cuối năm 1993 để sống tại Bắc Ireland và từ đó đã tham gia nhiều dự án âm nhạc với vai trò người biểu diễn, sáng tác và nhạc trưởng. Trong những năm sau khi chiến tranh chấm dứt ông có trở về Sarajevo thăm gia đình và bạn bè nhưng không hề trình diễn tại thành phố ở quê hương mình mãi cho đến năm 2012 để tưởng niệm ngày 20 năm của cuộc chiến.

Trong lúc quê hương bị tàn phá, người nhạc sĩ Sarajevo đã bất chấp cái chết để đối diện với sự vô vọng, ông đã dùng âm nhạc chuyên chở niềm hy vọng và lòng bác ái đến với nhân sinh. Âm nhạc của Vedran Smajlovic đã mang đến cho người dân Sarajevo sự an ủi và can đảm để chống chỏi với chiến tranh trong lúc cần thiết.

Diễm Quyên

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Smailovic kéo đàn cello trên đống đổ nát ở Sarajevo

Tháng tư không chỉ là một tháng đau buồn riêng cho người Việt mà cũng đánh dấu sự khởi đầu của Chiến Tranh Bosnia vào đầu tháng 4, năm 1992.

Tháng tư không chỉ là một tháng đau buồn riêng cho người Việt mà cũng đánh dấu sự khởi đầu của Chiến Tranh Bosnia vào đầu tháng 4, năm 1992. Sàigòn và Sarajevo là hai thành phố cách xa nửa địa cầu nhưng có điểm tương đồng là cả hai đã từng trải qua chiến tranh. Sàigòn tháng tư với những cuộc pháo kích của Cộng quân và Sarajevo cũng bị đổ nát và chết chóc do đạn pháo ngày đêm của quân Serbia. Cuộc chiến Bosnia xảy ra từ kết quả của sự tan rã liên bang Nam Tư (Yugoslavia) và thoạt đầu mang bản chất chủ yếu là cuộc giành lãnh thổ rồi trở thành xung đột sắc tộc và tôn giáo. Số tử vong được ước tính là khoảng 200,000 người, khiến cuộc chiến này trở nên chiến tranh tàn phá nhất Châu Âu kể từ khi kết thúc Đệ nhị Thế chiến. Trong lịch sử hiện đại, chiến tranh Bosnia mang đặc điểm tàn bạo điển hình qua các trận đánh ác liệt, pháo kích bừa bãi xuống các thành phố và thị trấn, khủng bổ và trừng phạt thường dân, diệt chủng, và cưỡng hiếp tập thể. Ngoài ra còn có các sự kiện như cuộc Bao vây Sarajevo kéo dài 44 tháng, trại Omarska và thảm sát Srebrenica. Từ khi Chiến tranh Bosnia chấm dứt vào năm 1995 đã có nhiều sách truyện được viết về thời chiến nhưng năm 2008 sách tiểu thuyết bán chạy nhất là "Người nhạc sĩ cello của Sarajevo" được viết bởi tác giả Steven Golloway. Truyện tiểu thuyết dựa trên nhân vật có thật ngoài đời là Vedran Smailovic. Nội dung nói về lòng dũng cảm, tinh thần bất khuất của một nhạc sĩ người Bosnia đã là một tia sáng lóe lên trong đen tối của chiến tranh tan thương, giữa sự chết chóc và nước mắt.

Vedran Smailovic sinh ngày 11 tháng 11 năm 1956, là một nhạc sĩ thuộc nhóm tứ tấu đàn dây (string quartet) đã từng chơi đàn cello cho đoàn nhạc kịch Opera Sarajevo, Sarajevo Philharmonic Orchestra, The Symphony Orchestra RTV Sarajevo và Nhà hát Quốc gia Sarajevo. Khi chiến tranh bùng nổ vào năm 1992 sự nghiệp của ông bị gián đoạn, nhưng ông vẫn hy vọng trở lại nghề cũ sau khi hết chiến tranh. Đầu tháng Tư 1992, quân đội Nam Tư do người Serbia cầm đầu tấn công thành phố Sarajevo thuộc bang Bosnia vốn là một phần của Nam Tư vừa tuyên bố độc lập. Thành phố Sarajevo chìm trong khói lửa trong khi dân chúng Sarajevo vẫn bươn chãi để sống. Trong thời gian Sarajevo bị bao vây, lực lượng người Serb đã bố trí các tay súng bắn tỉa trên các ngọn đồi quanh thành phố. Một trong những nhiệm vụ của các tay súng bắn tỉa này là canh chừng các giao lộ, và bắn vào bất cứ ai - già, trẻ, trai, gái, thường dân hay lính - băng qua đường. Ðây là cuộc bao vây một thành phố dài nhất trong lịch sử chiến tranh hiện đại. Vedran Smailovic như hàng trăm ngàn thường dân khác đã sống sót qua mùa đông lạnh giá, trong sự thiếu thốn nước, lương thực, phải chịu đựng cuộc bao vây Sarajevo với những đợt pháo kích liên tục và bắn tỉa trên đường phố.

Ngày 27 tháng 5, 1922 một lò bánh mì nằm ở góc phố Sarajevo còn lại một ít bột mì nên quyết định làm bánh để phát cho dân chúng đang đói kém. Đến 4 giờ chiều người ta đã xếp hàng dài trước cửa tiệm ra tận ngoài đường để lãnh bánh mì thì đột nhiên một trái đạn súng cối của quân Serbia rơi vào hàng người đang xếp hàng nối đuôi trước lò bánh mì. Máu, đầu người, thân xác, tay, chân, áo quần rách nát văng tung tóe, gạch đá đổ ngổn ngang, kết cuộc đã có 22 người tử vong. Nhạc sĩ Vedran Smailovic, 35 tuổi, đang sống trong một căn hộ gần đó, từ khung cửa sổ nhìn xuống đường đã chứng kiến cảnh thảm sát. Trong cảm xúc đau xót ông Smailovic có một ý nghĩ táo bạo là dùng âm nhạc để mang thông điệp hòa bình và bác ái đến nơi đang xảy ra điêu tàn và chết chóc.

Trong 22 ngày liên tiếp, mỗi ngày dành để tưởng niệm một người nằm xuống, cứ đúng 4 giờ chiều, Vedran Smailovic trịnh trọng khoác bộ áo trình diễn như sắp lên sân khấu, một tay ôm đàn cello, một tay cầm chiếc ghế nhựa, ông mở cửa nhà thong thả bước đến đặt chiếc ghế bên cạnh cái lỗ đạn súng cối đào hôm 27/5 còn ngổn ngang gạch đá và máu bất chấp bom đạn đang nổ quanh mình. Ông ngồi xuống trên chiếc ghế và thản nhiên đánh bản đàn Adagio của nhạc sĩ Albinoni, một bản đàn chiêu hồn tử sĩ làm nức nở tâm can và ám ảnh lòng người nhất trong kho nhạc cổ điển. Tiếng nhạc của ông văng vẳng trên con đường trống trải không người qua lại, giữa lòng thành phố hoang tàn, trên những chiếc sườn xe cháy dở vọng qua các vách tường nhà loang lỗ vang dội đến tai người dân khốn khổ đang tránh đạn trong hầm nhà. Trong khi đạn pháo vẫn nổ, gạch đá bay tứ tung chung quanh, nhạc sĩ Smailovic vẫn ung dung ngồi chơi đàn. Ông kéo đàn chậm rãi khiến tiếng đàn trở nên tha thiết ai oán rồi lắng dịu âm u. Tiếng nhạc từ cây đàn của ông thay thế lời tâm sự gởi đến những kẻ không may để nhắc nhở rằng nhân tính vẫn còn đây. Bất chấp sự chết ông đã mang đến cho họ thông điệp của tình thương và hứa hẹn rằng văn minh nhân loại vẫn còn và hòa bình sẽ trở lại. Điều kỳ lạ là giữa cơn mưa bom đạn ông không hề bị thương tích. Trong những ngày tháng tiếp nối Vedran Smajlovic vẫn tiếp tục kéo đàn cello ngoài trời tại những địa điểm khác nhau. Hành động này đã nói lên sự kháng cự của ông đối với chiến tranh và chết chóc. Người dân Sarajevo không hề biết trước ông sẽ ngồi kéo đàn ở những nơi nào, có khi ông ngồi đơn độc kéo đàn, có khi ngồi giữa đám đông vây quanh.

 

Người Nhạc Sĩ Cello Của Sarajevo

Tin tức truyền đi, câu chuyện về người nhạc sĩ được đăng trên báo làm cả thế giới xúc động. Sau này có nhiều ký giả, nhà phản chiến tìm đến nơi ông kéo đàn ngoài trời để bày tỏ tình đoàn kết với ông. Câu chuyện về Vedran Smailovic cũng đã thu hút sự chú ý của nhà soạn nhạc người Anh, David Wilde và ông đã viết một nhạc phẩm độc tấu và đặt tên "Người nhạc sĩ cello của Sarajevo". Sau này tác phẩm của David Wilde được nhạc sĩ lừng danh Yo-Yo Ma diễn tấu tại Đại hội Quốc tế về đàn Cello (International Cello Festival) ở Manchester, Anh quốc năm 1994 và thu âm bản nhạc này để vinh danh Smailovic. Paul Oneil, thành viên của ban nhạc Savatage cũng cho biết hành động can đảm của Smailovic là nguồn cảm hứng cho bài hát "Christmas Eve/Sarajevo 12/24" của nhóm này. Ca sĩ chuyên dòng nhạc dân ca John McCutcheon cũng đã viết một bài hát tặng ông, với tên gọi "In the Streets of Sarajevo" (Trên những con đường của Sarajevo). Từ đó trở đi tên tuổi của Vedran Smajlovic đã gắn liền với biệt danh "Người nhạc sĩ cello của Sarajevo", nhưng trong thời giao chiến ông cũng được biết đến do nhiều lần đã cùng nhóm tứ tấu biểu diễn miễn phí tại các trường học, trong những hầm trú, và cho những đám tang dù biết rằng lực lượng Bosna gốc Serbia thường lấy đó làm mục tiêu. Trong một cuộc phỏng vấn ông Smajlovic cho biết ông đã trình diễn 250 lần trong thời chiến tranh. Ông nói, “Lúc đó người dân đang đói khát, đau khổ, nhưng họ vẫn còn linh hồn, vẫn còn sức sống."

Ông đã trốn thoát khỏi thành phố bị vây hãm vào cuối năm 1993 để sống tại Bắc Ireland và từ đó đã tham gia nhiều dự án âm nhạc với vai trò người biểu diễn, sáng tác và nhạc trưởng. Trong những năm sau khi chiến tranh chấm dứt ông có trở về Sarajevo thăm gia đình và bạn bè nhưng không hề trình diễn tại thành phố ở quê hương mình mãi cho đến năm 2012 để tưởng niệm ngày 20 năm của cuộc chiến.

Trong lúc quê hương bị tàn phá, người nhạc sĩ Sarajevo đã bất chấp cái chết để đối diện với sự vô vọng, ông đã dùng âm nhạc chuyên chở niềm hy vọng và lòng bác ái đến với nhân sinh. Âm nhạc của Vedran Smajlovic đã mang đến cho người dân Sarajevo sự an ủi và can đảm để chống chỏi với chiến tranh trong lúc cần thiết.

Diễm Quyên

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm