Tham Khảo

Sợ khủng hoảng, EU lục đục vì trừng phạt Nga

Thượng đỉnh EU lên án về việc quân sự của Nga ở Syria nhưng chia rẽ vì bất đồng trong việc ra quyết định trừng phạt.

Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) kết thúc ngày họp thứ nhất tại thủ đô Brussels của Bỉ hôm 21/10 trong chia rẽ và bất đồng xung quanh giải pháp trừng phạt Nga.

Mặc dù đều lên án hành động quân sự của Nga tại Syria, song lãnh đạo các nước thành viên EU vẫn không thể đưa ra được một tuyên bố chung nhằm gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với Moscow.

Phát biểu tại phiên khai mạc hội nghị, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Donald Tusk không ngừng chỉ trích Nga khi cho rằng, chiến lược của Nga đang làm suy yếu Liên minh châu Âu, đồng thời kêu gọi thống nhất quan điểm trong khối.

Ông Tusk nói: “Rõ ràng là chiến lược của Nga đang làm suy yếu EU. Gia tăng các biện pháp trừng phạt Nga không phải là mục tiêu của chúng ta. Chúng ta chỉ đơn giản là đang phản ứng trước các bước đi của Nga. EU sẵn sàng cam kết đối thoại song chúng ta không bao giờ thỏa hiệp các giá trị và nguyên tắc chung. Đó là lý do tại sao chúng ta phải duy trì lập trường và sự thống nhất”.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk.

Song, bất chấp tuyên bố được cho là định hướng quan điểm, các nước thành viên Liên minh châu Âu vẫn không thể thống nhất về việc có trừng phạt Nga nữa hay không.

Trong đó, Italy và Slovakia, hai nước Chủ tịch luân phiên tháng này của EU đều bày tỏ miễn cưỡng ủng hộ các biện pháp trừng phạt mạnh tay hơn đối với Nga.

Anh, Pháp, Đức muốn có sức ép tối đa để Nga ngừng tấn công vào phiến quân ở đông Aleppo. Tuy nhiên, Thủ tướng Italy Matteo Renzi nói rằng lệnh trừng phạt kinh tế không nên là một phần trong chiến lược đó, bởi chúng không thể buộc Nga đàm phán giải pháp hòa bình.

Phát biểu sau hội nghị, Thủ tướng Italy Matteo Renzi cho biết, Italy đã yêu cầu không đề cập đến các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ hơn nhằm vào Nga trong tuyên bố chung sau ngày họp đầu tiên.

Ông Renzi nêu rõ, Italy nhất trí phê chuẩn văn kiện kêu gọi các bên nhanh chóng đưa ra một thỏa thuận nhằm tiến tới tiến trình ngừng bắn thật sự và tiến trình chuyển giao chính trị tại Syria. Tuy nhiên, Italy cho rằng không có lý do gì phải tham chiếu vấn đề trừng phạt Nga trong tuyên bố chung.

Đức và Pháp dù ủng hộ trừng phạt Nga song cũng nói rằng, các giải pháp trừng phạt Nga vẫn đang trong quá trình được thảo luận.

Tổng thống Pháp Francois Hollande nhấn mạnh: “Liệu Nga có tiếp tục các cuộc không kích hay không, chúng tôi cũng chưa biết rõ. Chúng tôi vẫn chưa đưa ra được quyết định trừng phạt sau hội nghị. Phía Nga đã quyết định mở rộng lệnh ngừng bắn tại Syria. Do đó chúng tôi vẫn đang cân nhắc các lựa chọn”.

Trong lúc đó một hạm đội tàu chiến Nga chở máy bay ném bom đã lên đường dọc theo bờ biển phía tây Châu Âu tới Syria. NATO cho rằng hoạt động này có thể nhằm tăng cường cuộc tấn công vào Aleppo và Tổng thư ký NATO đã bày tỏ lo ngại về điều đó.

Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng cho rằng việc trừng phạt vẫn còn để ngỏ. "Nếu Nga tăng cường ném bom như chúng ta đã thấy những ngày gần đây, lúc đó sẽ có lý do để chúng ta nghĩ sẽ làm gì tiếp theo".

Tuyên bố này của các nhà lãnh đạo EU càng cho thấy sự chia rẽ sâu sắc giữa 28 nước thành viên châu Âu trong việc trừng phạt Nga. Một trong những lý do cơ bản khiến EU chia rẽ trong nội khối về giải pháp trừng phạt Nga chính là vấn đề kinh tế.

Rào cản kinh tế áp chế các quyết định trừng phạt

Khó phủ nhận rằng, EU phụ thuộc rất nhiều vào Nga chứ không độc lập như Mỹ. Trong đó có lĩnh vực năng lượng, kinh tế. Theo ước tính sơ bộ của các chuyên gia kinh tế, các lệnh trừng phạt đã khiến Nga thiệt hại hàng trăm tỷ USD, trong khi chính EU cũng chịu nhiều tổn thất.

Chỉ tính riêng Hungary, do các biện pháp trừng phạt của EU đối với Nga và các biện pháp trả đũa của Nga đối với EU, hoạt động thương mại giữa Hungary với Nga đã giảm gần như một nửa trong năm 2015.

Hội nghị thượng đỉnh EU từng đe dọa trừng phạt kinh tế Nga.
Hội nghị thượng đỉnh EU từng đe dọa trừng phạt kinh tế Nga.

Trước đó, ba nước lớn nhất EU gồm Anh, Pháp và Đức muốn cảnh báo Nga rằng những cá nhân và tổ chức liên quan đến chiến dịch không kích của Nga tại Aleppo có thể đối mặt với việc bị đóng băng tài sản và cấm nhập cảnh vào EU nếu chiến dịch này vẫn tiếp tục.

Tuy nhiên, sau các cuộc thảo luận kết thúc vào khoảng nửa đêm 20/10, nội dung này đã bị loại bỏ, thay vào đó là một tuyên bố: “EU đang cân nhắc tất cả các khả năng có thể nếu chiến dịch không kích của Nga ở Aleppo vẫn tiếp tục”.

Hồi tháng 7/2014, EU cũng đã áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga liên quan cuộc xung đột tại miền Đông Ukraine.

Theo Đông Phong

Đất Việt

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Sợ khủng hoảng, EU lục đục vì trừng phạt Nga

Thượng đỉnh EU lên án về việc quân sự của Nga ở Syria nhưng chia rẽ vì bất đồng trong việc ra quyết định trừng phạt.

Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) kết thúc ngày họp thứ nhất tại thủ đô Brussels của Bỉ hôm 21/10 trong chia rẽ và bất đồng xung quanh giải pháp trừng phạt Nga.

Mặc dù đều lên án hành động quân sự của Nga tại Syria, song lãnh đạo các nước thành viên EU vẫn không thể đưa ra được một tuyên bố chung nhằm gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với Moscow.

Phát biểu tại phiên khai mạc hội nghị, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Donald Tusk không ngừng chỉ trích Nga khi cho rằng, chiến lược của Nga đang làm suy yếu Liên minh châu Âu, đồng thời kêu gọi thống nhất quan điểm trong khối.

Ông Tusk nói: “Rõ ràng là chiến lược của Nga đang làm suy yếu EU. Gia tăng các biện pháp trừng phạt Nga không phải là mục tiêu của chúng ta. Chúng ta chỉ đơn giản là đang phản ứng trước các bước đi của Nga. EU sẵn sàng cam kết đối thoại song chúng ta không bao giờ thỏa hiệp các giá trị và nguyên tắc chung. Đó là lý do tại sao chúng ta phải duy trì lập trường và sự thống nhất”.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk.

Song, bất chấp tuyên bố được cho là định hướng quan điểm, các nước thành viên Liên minh châu Âu vẫn không thể thống nhất về việc có trừng phạt Nga nữa hay không.

Trong đó, Italy và Slovakia, hai nước Chủ tịch luân phiên tháng này của EU đều bày tỏ miễn cưỡng ủng hộ các biện pháp trừng phạt mạnh tay hơn đối với Nga.

Anh, Pháp, Đức muốn có sức ép tối đa để Nga ngừng tấn công vào phiến quân ở đông Aleppo. Tuy nhiên, Thủ tướng Italy Matteo Renzi nói rằng lệnh trừng phạt kinh tế không nên là một phần trong chiến lược đó, bởi chúng không thể buộc Nga đàm phán giải pháp hòa bình.

Phát biểu sau hội nghị, Thủ tướng Italy Matteo Renzi cho biết, Italy đã yêu cầu không đề cập đến các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ hơn nhằm vào Nga trong tuyên bố chung sau ngày họp đầu tiên.

Ông Renzi nêu rõ, Italy nhất trí phê chuẩn văn kiện kêu gọi các bên nhanh chóng đưa ra một thỏa thuận nhằm tiến tới tiến trình ngừng bắn thật sự và tiến trình chuyển giao chính trị tại Syria. Tuy nhiên, Italy cho rằng không có lý do gì phải tham chiếu vấn đề trừng phạt Nga trong tuyên bố chung.

Đức và Pháp dù ủng hộ trừng phạt Nga song cũng nói rằng, các giải pháp trừng phạt Nga vẫn đang trong quá trình được thảo luận.

Tổng thống Pháp Francois Hollande nhấn mạnh: “Liệu Nga có tiếp tục các cuộc không kích hay không, chúng tôi cũng chưa biết rõ. Chúng tôi vẫn chưa đưa ra được quyết định trừng phạt sau hội nghị. Phía Nga đã quyết định mở rộng lệnh ngừng bắn tại Syria. Do đó chúng tôi vẫn đang cân nhắc các lựa chọn”.

Trong lúc đó một hạm đội tàu chiến Nga chở máy bay ném bom đã lên đường dọc theo bờ biển phía tây Châu Âu tới Syria. NATO cho rằng hoạt động này có thể nhằm tăng cường cuộc tấn công vào Aleppo và Tổng thư ký NATO đã bày tỏ lo ngại về điều đó.

Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng cho rằng việc trừng phạt vẫn còn để ngỏ. "Nếu Nga tăng cường ném bom như chúng ta đã thấy những ngày gần đây, lúc đó sẽ có lý do để chúng ta nghĩ sẽ làm gì tiếp theo".

Tuyên bố này của các nhà lãnh đạo EU càng cho thấy sự chia rẽ sâu sắc giữa 28 nước thành viên châu Âu trong việc trừng phạt Nga. Một trong những lý do cơ bản khiến EU chia rẽ trong nội khối về giải pháp trừng phạt Nga chính là vấn đề kinh tế.

Rào cản kinh tế áp chế các quyết định trừng phạt

Khó phủ nhận rằng, EU phụ thuộc rất nhiều vào Nga chứ không độc lập như Mỹ. Trong đó có lĩnh vực năng lượng, kinh tế. Theo ước tính sơ bộ của các chuyên gia kinh tế, các lệnh trừng phạt đã khiến Nga thiệt hại hàng trăm tỷ USD, trong khi chính EU cũng chịu nhiều tổn thất.

Chỉ tính riêng Hungary, do các biện pháp trừng phạt của EU đối với Nga và các biện pháp trả đũa của Nga đối với EU, hoạt động thương mại giữa Hungary với Nga đã giảm gần như một nửa trong năm 2015.

Hội nghị thượng đỉnh EU từng đe dọa trừng phạt kinh tế Nga.
Hội nghị thượng đỉnh EU từng đe dọa trừng phạt kinh tế Nga.

Trước đó, ba nước lớn nhất EU gồm Anh, Pháp và Đức muốn cảnh báo Nga rằng những cá nhân và tổ chức liên quan đến chiến dịch không kích của Nga tại Aleppo có thể đối mặt với việc bị đóng băng tài sản và cấm nhập cảnh vào EU nếu chiến dịch này vẫn tiếp tục.

Tuy nhiên, sau các cuộc thảo luận kết thúc vào khoảng nửa đêm 20/10, nội dung này đã bị loại bỏ, thay vào đó là một tuyên bố: “EU đang cân nhắc tất cả các khả năng có thể nếu chiến dịch không kích của Nga ở Aleppo vẫn tiếp tục”.

Hồi tháng 7/2014, EU cũng đã áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga liên quan cuộc xung đột tại miền Đông Ukraine.

Theo Đông Phong

Đất Việt

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm