Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Số phận các đảng cộng sản Đông Âu ra sao sau khi sụp đổ năm 1989?

Ở Đông Âu, nổi bật trong cuối thập niên 1980 của thế kỷ 20 là cuộc khủng hoảng kéo dài của các nước xã hội chủ nghĩa hiện thực; những chính sách hòa hoãn (détente)

Đinh Văn Thắng


Bức tường Berlin sụp đổ năm 1989. Ảnh: internet

Bức tường Berlin sụp đổ năm 1989. Ảnh: internet

Ở Đông Âu, nổi bật trong cuối thập niên 1980 của thế kỷ 20 là cuộc khủng hoảng kéo dài của các nước xã hội chủ nghĩa hiện thực; những chính sách hòa hoãn (détente) của các hội nghị an ninh và hợp tác Châu Âu; những nỗ lực của Gorbachev muốn cải tổ mọi thứ trì trệ và tha hóa trong hệ thống nhà nước một đảng ở Liên Xô nhưng không dám đụng đến những gì thuộc về nền tảng của hệ thống nên không cứu vãn được chủ nghĩa cộng sản và không còn đủ lực để can thiệp vào bất cứ nơi nào nữa như đã làm ở Afghanistan. Tình hình đó đã thúc đẩy về chính trị và tinh thần đạo đức cho những người bất đồng chính kiến ở các nước XHCN Đông Âu.

Các cuộc cách mạng ở Đông Âu đã lần lượt nổ ra, bắt đầu từ Ba Lan. Trừ Romania, các chính quyền cộng sản ở Đông Âu đã buộc phải nới lỏng quyền lực, sau đó tự giải tán một cách hòa bình. Tình hình này đã đưa đến những thay đổi lớn về thể chế chính trị, kinh tế và xã hội ở Đông Âu theo hướng dân chủ và phát triển.

***

* Ở Ba Lan:

Trước năm 1989, Ba Lan có tên gọi là nước Cộng hòa nhân dân Ba Lan, nằm ở Trung Âu, với 38,5 triệu dân, thành viên của khối quân sự Warszawa do Liên Xô đứng đầu, dưới sự độc quyền lãnh đạo và cầm quyền của Đảng công nhân thống nhất (PZPR), tức Đảng cộng sản Ba Lan. Vào thời kỳ cực thịnh ở cuối thập niên 1970, đảng này có 3,5 triệu đảng viên, tỉ lệ đảng viên / dân số là 3,5/38,5 = 0,09, cao gấp đôi so với ĐCSVN hiện tại là 4/90 = 0,044.

Vào tháng 4/1989, sau những nỗ lực của đảng cộng sản thành lập một chính phủ quân sự độc tài thất bại, họ đã phải cho hợp pháp hóa Công đoàn đoàn kết Ba Lan thành lập một Nghị viện thứ hai và cho bầu cử Quốc hội vào ngày 4/6/1989. Các ứng cử viên đối lập đã thắng lợi tại tất cả các nơi họ được phép cạnh tranh ở Hạ nghị viện và giành được 99 trong số 100 ghế ở Thượng nghị viện. Công đoàn đoàn kết Ba Lan (một thành viên trong các đảng phái hữu) đã liên minh với Đảng nông dân thống nhất Ba Lan và Đảng dân chủ Ba Lan, thành lập một Chính phủ phi cộng sản đầu tiên ở Ba Lan và ở Đông Âu. Nước Ba Lan từ đó có tên gọi là Cộng hòa Ba Lan. Đảng cộng sản Ba Lan tự giải tán. Một số đảng viên cộng sản thành lập Liên minh Dân chủ xã hội của Cộng hòa Ba Lan (USdRP) rồi sau đó nhập vào Đảng lao động thống nhất Ba Lan. Một số đảng viên cộng sản khác thành lập Đảng dân chủ xã hội của Cộng hòa Ba Lan (SdRP) thuộc phái tả. Năm 1999 đảng này nhập vào Liên minh Dân chủ cánh tả là một đảng trung tả, mạnh thứ 3 ở Ba Lan thời hậu cộng sản. Vào tháng 10/2002 một đảng mới được phép thành lập, lấy tên là Đảng cộng sản Ba Lan, tự cho là kế nghiệp Đảng cộng sản cũ.

Dưới sự lãnh đạo của Công đoàn đoàn kết Ba Lan, Ba Lan chuyển từ chế độ chính trị độc đảng cộng sản cầm quyền sang chế độ Cộng hòa nghị viện với thể chế đa nguyên chính trị, thực hiện bầu cử tự do lần đầu vào năm 1991, với nguyên tắc “mỗi đảng cần tối thiểu 5% số phiếu để có ghế trong Quốc hội”. Liên minh của Công đoàn đoàn kết Ba Lan đã giành thắng lợi trong bầu cử và nắm chính quyền. Từ cuộc bầu cử năm 2005, các Đảng thuộc phái hữu lần lượt giành được vị thế mạnh nhất trên chính trường Ba Lan cho đến nay.

Hiến pháp của Cộng hòa Ba Lan ra đời từ năm 1997. Ba Lan đã thực hiện tự do hóa nền kinh tế, chuyển tiếp thành công từ nền kinh tế kế hoạch tập trung thời cộng sản sang nền kinh tế nửa tư bản, nửa nhà nước, rồi sang nền kinh tế thị trường với sở hữu tư nhân là chủ yếu. Năm 1999 Ba Lan gia nhập NATO, tháng 5/2004 gia nhập Liên minh Châu Âu (EU). Sau khi vào EU mức tăng trưởng kinh tế hàng năm của Ba Lan khoảng 3,7%, riêng năm 2006 là 5%. GDP (PPP) của Ba Lan năm 2010 là 721.319 tỉ USD. Ba Lan có 300 Viện nghiên cứu và phát triển (R&D) với khoảng 10.000 nhà nghiên cứu. Đến nay Ba Lan có 91.000 nhà khoa học. Ba Lan sở hữu nhiều ngành công nghệ cao, như micro chíp silicon, sản xuất ôtô, vật dụng điện tử, máy bay, tầu thủy, xe tăng, các hệ thống SPAAG, hóa chất, dược phẩm. Chỉ số phát triển con người của Ba Lan theo chỉ tiêu của LHQ năm 2005 đứng thứ 36/177 quốc gia. Tuy vậy, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới từ năm 2008, tỉ lệ thất nghiệp của Ba Lan là 15,7%. Nhiều người Ba Lan trẻ tuổi phải kiếm việc làm ở các nước khác trong EU.

* Ở Tiệp Khắc:

Tiệp Khắc là quốc gia ở Trung Âu với khoảng 15,6 triệu dân (năm 1993). Trước năm 1989 Tiệp Khắc có tên là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc, thành viên của khối Warszawa, do Đảng cộng sản Tiệp Khắc (KSC) độc quyền lãnh đạo và cầm quyền. Từ năm 1969 Tiệp Khắc là một quốc gia liên bang gồm 2 bang của 2 dân tộc là CHXHCN Séc và CHXHCN Slovak. Năm 1968 tại Tiệp Khắc đã có sự kiện nổi dậy của dân chúng gọi là “Mùa xuân Prague” với khẩu hiệu “Xã hội chủ nghĩa mang bộ mặt nhân bản”, đã bị Liên Xô đưa xe tăng vào can thiệp dập tắt. Năm 1989, sau khi “cuộc cách mạng nhung” của dân chúng Tiệp Khắc thành công, Đảng cộng sản Tiệp Khắc KSC đã tự nguyện từ bỏ quyền lực. Từ tháng 12/1989, những người lãnh đạo của KSC đã từ chức, để lập ra một Chính phủ phi cộng sản đầu tiên ở Tiệp Khắc.

Ngày 29/3/1990 nước CHXHCN Tiệp Khắc đổi tên là Cộng hòa Dân chủ Liên bang Tiệp Khắc, với thể chế đa nguyên chính trị, chấm dứt vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản KSC. Đảng cộng sản KSC đổi tên là KSCS và tồn tại thêm 3 năm nữa mới giải thể vào ngày 31/12/1992. Việc này dẫn đến thành lập 2 đảng mới là Đảng cộng sản Bohemia – Moravia ở Cộng hòa Séc và Đảng cộng sản Slovakia ở Slovakia. Từ 01/01/1993, Liên bang Tiệp Khắc lại đạt thỏa thuận chia thành 2 quốc gia riêng biệt là Cộng hòa Séc và Cộng hòa Slovakia. Riêng Cộng hòa Séc được thừa kế Tiệp Khắc về mặt pháp lý. Ngày 9/7/1993 Quốc hội Cộng hòa Séc đã ra Nghị quyết tuyên bố Chế độ cộng sản ở Tiệp Khắc là bất hợp pháp. Năm 1995, một số đảng viên cộng sản KSC đã được phép thành lập một Đảng mới với tên là Đảng cộng sản Tiệp Khắc, lãnh tụ là Miroslaw Stepan. Đảng này có quy mô rất nhỏ và cho đến giờ chưa có đảng viên nào đủ uy tín để được bầu trong các cuộc bầu cử ở Tiệp Khắc.

Trước năm 1989, nền kinh tế Tiệp Khắc là nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung kiểu Xô Viết nhưng đã có công nghiệp khá phát triển, chế tạo được nhiều loại máy móc thiết bị chất lượng cao, kể cả máy bay, đồ điện tử, vũ khí. Đến nay, cả Cộng hòa Séc và Cộng hòa Slovakia đã chuyển sang nền kinh tế thị trường. Cộng hòa Séc và Cộng hòa Slovakia đã gia nhập NATO và Liên minh EU.

* Ở Bulgary:

Bulgary là quốc gia ở đông nam Châu Âu, dân số 7,7 triệu người (năm 2015). Trước năm 1989, tên nước là Cộng hòa nhân dân Bulgary, thành viên của khối Warszawa, do Đảng cộng sản Bulgary (BKP) độc quyền lãnh đạo và cầm quyền.

Năm 1989 những đòi hỏi cải tổ chính trị từ các nước Đông Âu khác lan đến Bulgary buộc Đảng cộng sản BKP

cũng phải thực hiện cải cách dân chủ theo thể chế chính trị đa nguyên và thực hiện bầu cử tự do vào tháng 6/1990, với nguyên tắc “ để có một ghế trong Nghị viện thì một đảng hoặc một Liên minh phải giành được tối thiểu 4% số phiếu bầu “. Trong cuộc bầu cử này, phái ôn hòa trong đảng cộng sản BKP đã giành được thắng lợi. Tháng 2/1990 Đảng cộng sản Bulgary tự tuyên bố từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin, đổi tên đảng thành Đảng xã hội chủ nghĩa Bulgary (BSP) và nắm chính quyền. Từ đó Bulgary là một quốc gia dân chủ, theo thể chế Cộng hòa đại nghị, đổi tên nước là Cộng hòa Bulgary. Hiến pháp mới của Cộng hòa Bulgary được ban hành từ tháng 7/1991. Năm 2001 thông qua bầu cử, Liên minh đảng phái trong đó có Đảng XHCN BSP chỉ đạt 48/240 ghế trong Quốc hội. Năm 2005 Liên minh này đạt 82/240 ghế trong Quốc hội và nắm chính quyền trong một Liên minh với Đảng cấp tiến (NDSW) và “Phong trào pháp quyền và Tự do ở Bulgary” (DPS).

Nền kinh tế của Cộng hòa Bulgary đã chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Do mất thị trường truyền thống là Liên Xô nên ban đầu Bulgary gặp rất nhiều khó khăn. Kinh tế đình đốn, lạm phát, gia tăng thất nghiệp. Từ khó khăn kinh tế và nạn tham nhũng phát triển, tại Bulgary đã xảy ra tình trạng “chảy máu chất xám”. Hơn 800.000 nhà chuyên môn có trình độ cao đã di cư khỏi Bulgary. Tuy vậy Cộng hòa Bulgary tiếp tục cải cách. Nền kinh tế đã tăng trưởng. Năm 2004 Cộng hòa Bulgary gia nhập NATO. Năm 2007 gia nhập EU. Đến nay Bulgary đã có khu vực kinh tế tư nhân lớn và khá phát triển cùng với một số doanh nghiệp chiến lược thuộc sở hữu nhà nước. Nền kinh tế đã công nghiệp hóa. Bulgary xếp thứ nhất Châu Âu về số chuyên gia IT tính theo đầu người, thứ 8 thế giới về số lượng chuyên gia IT, tự chế tạo được loại siêu máy tính mạnh nhất ở Đông Âu. Năm 2015 Bulgary đạt GDP (PPP) 128.000 tỉ USD, GDP tính theo đầu người khoảng 12.900 USD. Trong cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, tỉ lệ thất nghiệp ở Bulgary khoảng 6,3% (mức khá thấp ở Đông Âu). Chỉ số HDI năm 2009 là 0,77, đứng thứ 58 thế giới, thuộc hạng cao. Ngân hàng thế giới đánh giá Cộng hòa Bulgary có một nền kinh tế ở mức thu nhập trên trung bình.

* Ở Hungary:

Hungary là quốc gia ở Trung Âu, không giáp biển, dân số 10,2 triệu người (năm 2005). Trước năm 1989 tên nước là Cộng hòa nhân dân Hungary, thành viên của khối Warszawa, do Đảng Công nhân xã hội chủ nghĩa Hungary (MSzMP) của những người cộng sản độc quyền lãnh đạo và cầm quyền.

Năm 1956 tại Hungary đã có một cuộc chính biến phản đối sự chiếm đóng của Liên Xô. Liên Xô đã đưa 150.000 quân và 2500 xe tăng vào can thiệp dập tắt.

Vào tháng 10/ 1989, những nhà cải tổ trong đảng MSzMP, dẫn đầu bởi thủ tướng Miklos Németh đã nắm bộ máy lãnh đạo của đảng này, triệu tập Đại hội cuối cùng, tuyên bố MSzMP không còn là một đảng Mác-Lênin nữa, sau đó đảng MSzMP giải tán, thay thế bởi Đảng Xã hội chủ nghĩa Hungary (MSZP) là một đảng Dân chủ Xã hội theo mô hình Phương Tây, thuộc phái trung tả.

Cũng vào tháng 10/1989, Quốc hội đã thông qua đạo luật cho phép bầu cử Quốc hội đa đảng và bầu cử Tổng thống trực tiếp, chuyển Cộng hỏa nhân dân Hungary thành Cộng hòa Hungary theo thể chế Cộng hòa Nghị viện, bảo đảm nhân quyền và dân quyền, tạo ra một cấu trúc thể chế nhằm phân chia quyền lực nhà nước giữa các nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp và đề nghị Quân đội Liên Xô rút khỏi Hungary.

Hungary đã mở cửa biên giới Áo-Hung cho người Đông Đức ồ ạt sang Tây Đức, châm ngòi cho sự sụp đổ bức tường Berlin năm 1989. Năm 1991 Liên Xô đã rút hết quân ra khỏi Hungary.

Đảng MSZP đã thành công trong các cuộc bầu cử Quốc hội năm 1994, 2002, 2006 và liên tục nắm chính quyên, nhưng đã thất bại trong cuộc bầu cử năm 2010, chỉ đạt 19,3% số phiếu và mất vai trò cầm quyền.

Cộng hòa Hungary đã chuyển đổi nền kinh tế sang nền kinh tế thị trường, gia nhập NATO và EU. Năm 2005 Cộng hòa Hungary đạt GDP (PPP) 162.284 tỉ USD, GDP bình quân đầu người là 4.510 USD.

* Ở Đông Đức:

Cộng hòa dân chủ Đức ra đời ngày 7/10/1949, có khoảng 16 triệu dân, trong vùng bị Liên Xô chiếm đóng từ năm 1946 ở phía đông nước Đức. CHDC Đức thường được gọi là Đông Đức, để phân biệt với Tây Đức, tức Cộng hòa Liên bang Đức. CHDC Đức là thành viên của khối quân sự Warszawa, do Đảng Xã hội thống nhất Đức (SED) lãnh đạo và cầm quyền. SED là sự hợp nhất giữa Đảng cộng sản Đức (KPD) và Đảng Dân chủ xã hội Đức (SPD), nhưng trên thực tế SPD không có vai trò gì quan trọng trong SED.

Vào tháng 5/1989 SED có 2.260.979 đảng viên, chiếm 0,141 số dân Đông Đức. SED bị coi là bảo thủ hơn so với Đảng cộng sản Ba Lan (PZPR) và Đảng cộng sản Hungary (MSzMP), không chấp nhận sự cải tổ nào.

Tại Đông Đức, ngày 17/6/1953 đã có cuộc nổi dậy của dân chúng khoảng 1 triệu người biểu tình đòi điều kiện sống tốt hơn, dân chủ tự do và thống nhất nước Đức. Liên Xô đã đưa quân và xe tăng đến đàn áp. Trên 50 người bị giết, hàng trăm người bị thương và bị bỏ tù.

Ở thời điểm 1989, số dân Đông Đức so với số dân Tây Đức là 16 triệu/63 triệu = 0,253 nhưng GDP của Đông Đức so với GDP của Tây Đức là 159 tỉ USD/945 tỉ USD = 0,168, có nghĩa là cùng với số người như nhau thì Đông Đức XHCN làm ra của cải ít hơn Tây Đức TBCN. Cũng vào năm 1989, biên giới được mở từ phía Hungary. Đến cuối tháng 9/1989 đã có hơn 30.000 người Đông Đức trốn thoát sang Tây Đức.Ngày 2/10/1989, hơn một trăm ngàn người ở các thành phố lớn Đông Đức, nhất là ở Leipzig đã biểu tình đòi mở cửa biên giới với Tây Đức. Tổng bí thư đảng cộng sản Đức SED là Erich Honecker đã ra lệnh cho quân đội bắn vào người biểu tình. Ngày 6/10/1989 Gorbachev sang Đông Đức dự lễ kỷ niệm 40 năm thành lập CHDC Đức đã thúc giục Honerker chấp nhận cải cách, đừng để muộn, nhưng Honecker từ chối. Đối mặt với bất ổn dân sự ngày càng tăng, Đảng SED buộc phải thay Honerker bằng Egon Krenz và cuối cùng vào ngày 9/11/1989 chính quyền Đông Đức đành phải cho các công dân Đông Đức vào Tây Berlin và Tây Đức thông qua các điểm biên giới hiện có. Ngày 01/12/1989 Quốc hội Đông Đức đã xóa bỏ quyền lãnh đạo của Đảng SED trong Hiến pháp của CHDC Đức. Sự sụp đổ bức tường Berlin dẫn đến Đảng Xã hội thống nhất Đức SED, trong cuộc bầu cử ngày 18/3/1990 đã mất đa số ủng hộ trong Quốc hội Đông Đức. Ngày 23/8/1990 Quốc hội Đông Đức đã quyết định kể từ 3/10/1990 đặt lãnh thổ Đông Đức dưới hệ thống pháp luật của Cộng hòa Liên bang Đức (tức Tây Đức), chấm dứt sự tồn tại của Cộng hòa dân chủ Đức.

* Romania:

Romania là quốc gia ở đông nam Châu Âu, có 22,8 triệu dân (năm 2007), trước năm 1989 có tên là Cộng hòa nhân dân Romania, do Đảng cộng sản Romania (PCR), Tổng bí thư đảng kiêm Chủ tịch nước là Nicolae Ceausescu lãnh đạo và cầm quyền.

Không giống các nước Đông Âu khác, ngay từ năm 1960 Ceausescu đã không công nhận vai trò thống lĩnh của Liên Xô. Đảng PCR theo chủ nghĩa quốc gia cực đoan và Ceausescu thích được sùng bái cá nhân như Stalin, cự tuyệt mọi sự cải tổ về chính trị. Tháng 12/1989, tại Romania đã nổ ra các cuộc biểu tình của dân chúng đòi tự do dân chủ, đã bị lực lượng an ninh của Ceausescu đàn áp. Khoảng 1.100 người đã bị giết. Nhưng đến sáng 22/12/1989 quân đội Romania đột nhiên chuyển hướng, điều xe tăng đến trụ sở của trung ương đảng cộng sản PCR, làm đảo chính và lùng bắt Ceausescu. Ceausescu và vợ ông bị bắt và bị xử tử sau một phiên tòa của quân đội xét xử vội vàng trong 2 giờ. Tiếp đó, một Hội đồng Mặt trận lâm thời cứu nước Romania được thành lập và công bố một cuộc bầu cử sẽ được thực hiện vào ngày 20/5/1990.Sau cuộc bầu cử, chế độ XHCN độc đảng ở Romania cùng với đảng cộng sản PCR đã sụp đổ, chuyển sang thể chế chính trị Cộng hòa đại nghị, đa nguyên, đa đảng. Tên nước là Cộng hòa Romania, Tổng thống đầu tiên được bầu là Ion Iliescu. Hiến pháp Cộng hòa Romania được trưng cầu dân ý và ban hành vào năm 1991. Đảng cánh tả cầm quyền đến cuối năm 1996. Sau đó Đảng Dân chủ cơ đốc giáo giành thắng lợi trong cuộc bầu cử lập pháp trong cùng năm 1996, Constantinescu trở thành Tổng thống. Đến tháng 12/2004, do kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân chậm được cải thiện, đảng cánh hữu lại thắng cử và cầm quyền cho đến nay. Cộng hòa Romania đã gia nhập NATO năm 2004 và gia nhập EU năm 2007. Năm 2007, Cộng hòa Romania đạt GDP (PPP) 256,9 tỉ USD, HDI là 0,805 (hạng 60, mức cao).

* Albania:

Albania là quốc gia ở đông nam Châu Âu, có khoảng 3,6 triệu dân (năm 2007).

Trước năm 1989, Albania có tên là Cộng hòa nhân dân Albania, do Đảng Lao động Albania PLA (tức là Đảng cộng sản Albania), Chủ tịch Đảng kiêm chủ tịch nước là Enver Hoxha lãnh đạo và cầm quyền. Ban đầu Enver Hoxha và đảng PLA theo chủ nghĩa Tito của Nam Tư, sau đó theo chủ nghĩa Mác-Lenin. Khi thấy Khrutsov chủ trương chung sống hòa bình giữa xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa thì từ biệt Mác-Lenin, đi theo chủ nghĩa Mao và khi thấy Mao bắt tay với Nixon thì từ biệt Mao, cuối cùng đi theo một mô hình xã hội chủ nghĩa riêng của Albania với khuynh hướng biệt lập, không giống bất cứ nước nào và tan rã dần vì khủng hoảng tài chính. Sau khi Hoxha chết vào năm 1985, Ramiz Alia kế vị, buộc phải thực hiện một số cải cách để cứu vãn tình thế. Vào tháng 7/ 1990, tại Albania đã xảy ra một số cuộc biểu tình chống cộng. Cuối năm 1990 Ramiz Alia chấp nhận hệ thống chính trị đa đảng. Cuộc bầu cử ngày 22/3/1992 đã đưa đến một Liên minh thắng cử và cầm quyền, gồm Đảng Dân chủ, Đảng Xã hội dân chủ và Đảng Cộng hòa. Sang năm 1996, Đảng Dân chủ giành thắng lợi đa số tuyệt đối trong bầu cử, chiếm 85% số ghế trong Nghị viện. Albania chuyển nền kinh tế sang kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường là điều rất mới mẻ ở Albania. Do điều hành và quản lý kém, khủng hoảng kinh tế đã xảy ra kéo theo bất ổn dân sự, đưa đến cuộc nổi dậy của dân chúng và quân du kích và bị bất ổn thêm bởi cuộc chiến tranh Kosovo ở tỉnh láng giềng. Cuộc bầu cử tháng 7/2005 đã đưa Đảng Dân chủ trở lại cầm quyền, rồi từ năm 2008 nền kinh tế mới ổn định. Thể chế chính trị của Albania là Cộng hòa Nghị viện, có các đảng phái lớn là: Đảng Dân chủ cánh hữu (PD), Đảng Xã hội chủ nghĩa cánh tả (PS), Phong trào XHCN vì hội nhập trung hữu (MSI). Albania đang ưu tiên chuẩn bi gia nhập NATO và EU.

* Nam Tư:

Tên gọi đầy đủ của nước Nam Tư trước năm 1989 là Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư (SFRY).

Liên Bang này gồm 6 nước Cộng hòa với các sắc tộc khác nhau: CHXHCN Slovenia, CHXHCN Croatia, CHXHCN Bosnia-Hercegovina, CHXHCN Montenegro, CHXHCN Serbia, CHXHCN Macedonia.

Hiến pháp của CHXHCN Liên bang Nam Tư ra đời ngày 31/01/1946, gần giống Hiến pháp của Liên bang Xô Viết. Tên nước CHLBXHCN Nam Tư ra đời ngày 7/4/1963. Tổng thống là Josip Broz Tito. CHLBXHCN Nam Tư không phải là một phần của khối hiệp ước Warszawa. Nam Tư có một phiên bản “ cộng sản “ của riêng họ. Toàn Liên bang có Tổng thư ký Ủy ban trung ương đảng. Mỗi nước Cộng hòa có Tổng thư ký đảng cộng sản của nước đó. Sau khi Tito chết vào năm 1980, căng thẳng sắc tộc giữa các nước Cộng hòa trở nên gay gắt, đầu tiên xảy ra ở Kosovo có cộng đồng đa số nói tiếng Albania, rồi lãnh đạo của Đảng cộng sản Slovenia xung đột chính kiến với lãnh đạo của Đảng cộng sản Serbia. Vào tháng 01/1990, Liên đoàn những người cộng sản Nam Tư, tức Đảng cộng sản Nam Tư đã họp Đại hội bất thường lần thứ 14, để giải quyết các tranh chấp nhưng không thành công. Nhà nước Liên bang và Đảng cộng sản Nam Tư rơi vào bế tắc và đưa đến sự kết thúc vai trò của Đảng cộng sản Nam Tư. Xung đột giữa các sắc tộc và giữa các nước Cộng hòa trong Liên bang đã dẫn đến các cuộc chiến tranh ở Nam Tư và cuối cùng tất cả 6 nước Cộng hòa đã dần dần ly khai khỏi Liên Bang trở thành các quốc gia độc lập, gồm có: Cộng hòa Slovenia ly khai ngày 25/6/1991, Cộng hòa Croatia ngày 25/6/1991, Cộng hòa Macedonia ngày 8/9/1991, Cộng hòa Bosnia-Herzegovina ngày 01/3/1992, Cộng hòa Montenegro ngày 3/6/2006, Cộng hòa Serbia ngày 5/6/2006, Kosovo ngày 17/2/2008 nhưng chỉ có 41 chính phủ công nhận và chưa được là thành viên của Liên Hiệp Quốc.

Sau khi ly khai, mỗi nước Cộng hòa đã tự tổ chức tuyển cử đa đảng và các đảng cộng sản ở các nước Cộng hòa tự rút khỏi quyền lực một cách hòa bình. Cộng hòa Slovakia gia nhập EU năm 2004, Cộng hòa Croatia gia nhập EU năm 2013.

Xu thế không thể đảo ngược

Trước đây Liên Xô đã từng nhiều lần thực hiện “ Học thuyết Brezhnev “, đem quân lính và xe tăng can thiệp vào nội tình các nước Đông Âu. Ngày nay Gorbachev lại nói thực tình ông muốn phục hưng chủ nghĩa cộng sản. Vậy tại sao người Liên Xô lại từ bỏ đế chế của họ một cách bình yên, để các quốc gia cộng sản Đông Âu sụp đổ nhanh chóng chỉ trong vòng một năm 1989 như thế?

Trong bài “Gorbachev: anh hùng bất đắc dĩ” đăng trên tạp chí nghiên cứu quốc tế 18/8/2014, tác giả Victor Sebestyen giải thích: “Về cơ bản là người Đông Âu đã tự giải phóng họ. Nhưng trong số những nguyên nhân khiến người Đông Âu có thể làm được điều đó là sự thất bại của Liên Xô ở Afghanistan, là tình trạng nợ nước ngoài ngập đầu của các nước cộng sản trong khối Warszawa, là việc giá dầu rớt đột ngột trong những năm 1980 khiến Liên Xô bị phá sản. Vì thế Gorbachev nói với Honecker và các lãnh đạo của Đông Âu là họ hãy tự lo liệu lấy. Liên Xô không còn có thể giúp sức cho họ để họ chống lại chính người dân của mình. Gorbachev không có kế hoạch rút lui khỏi Đông Âu nhưng cũng không có kế hoạch duy trì quyền lực của Liên Xô ở Đông Âu. Gorbachev nói ở cả trong và ngoài nước, ai nấy đều mệt mỏi khi chứng kiến đế chế Xô Viết loạng choạng dưới tay những kẻ yếu ớt bất tài. Gorbachev muốn cải tổ mọi thứ nhưng lại không muốn động tới những gì thuộc về nền tảng của hệ thống. Vì đó đã là xu thế không thể đảo ngược và vai trò của ông chỉ còn là một nhà ái quốc của một quốc gia đã ngưng tồn tại”.

Có lẽ đây cũng là những điều có giá trị tham khảo rất bổ ích cho các đảng viên cộng sản Việt Nam nào còn tỉnh táo và còn có chút lương tri đối với hiện tình và vận mệnh của đất nước.

Ghi chú: Trích tư liệu trong bách khoa toàn thư Wikipedia.

 ( Ba Sam )


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Số phận các đảng cộng sản Đông Âu ra sao sau khi sụp đổ năm 1989?

Ở Đông Âu, nổi bật trong cuối thập niên 1980 của thế kỷ 20 là cuộc khủng hoảng kéo dài của các nước xã hội chủ nghĩa hiện thực; những chính sách hòa hoãn (détente)

Đinh Văn Thắng


Bức tường Berlin sụp đổ năm 1989. Ảnh: internet

Bức tường Berlin sụp đổ năm 1989. Ảnh: internet

Ở Đông Âu, nổi bật trong cuối thập niên 1980 của thế kỷ 20 là cuộc khủng hoảng kéo dài của các nước xã hội chủ nghĩa hiện thực; những chính sách hòa hoãn (détente) của các hội nghị an ninh và hợp tác Châu Âu; những nỗ lực của Gorbachev muốn cải tổ mọi thứ trì trệ và tha hóa trong hệ thống nhà nước một đảng ở Liên Xô nhưng không dám đụng đến những gì thuộc về nền tảng của hệ thống nên không cứu vãn được chủ nghĩa cộng sản và không còn đủ lực để can thiệp vào bất cứ nơi nào nữa như đã làm ở Afghanistan. Tình hình đó đã thúc đẩy về chính trị và tinh thần đạo đức cho những người bất đồng chính kiến ở các nước XHCN Đông Âu.

Các cuộc cách mạng ở Đông Âu đã lần lượt nổ ra, bắt đầu từ Ba Lan. Trừ Romania, các chính quyền cộng sản ở Đông Âu đã buộc phải nới lỏng quyền lực, sau đó tự giải tán một cách hòa bình. Tình hình này đã đưa đến những thay đổi lớn về thể chế chính trị, kinh tế và xã hội ở Đông Âu theo hướng dân chủ và phát triển.

***

* Ở Ba Lan:

Trước năm 1989, Ba Lan có tên gọi là nước Cộng hòa nhân dân Ba Lan, nằm ở Trung Âu, với 38,5 triệu dân, thành viên của khối quân sự Warszawa do Liên Xô đứng đầu, dưới sự độc quyền lãnh đạo và cầm quyền của Đảng công nhân thống nhất (PZPR), tức Đảng cộng sản Ba Lan. Vào thời kỳ cực thịnh ở cuối thập niên 1970, đảng này có 3,5 triệu đảng viên, tỉ lệ đảng viên / dân số là 3,5/38,5 = 0,09, cao gấp đôi so với ĐCSVN hiện tại là 4/90 = 0,044.

Vào tháng 4/1989, sau những nỗ lực của đảng cộng sản thành lập một chính phủ quân sự độc tài thất bại, họ đã phải cho hợp pháp hóa Công đoàn đoàn kết Ba Lan thành lập một Nghị viện thứ hai và cho bầu cử Quốc hội vào ngày 4/6/1989. Các ứng cử viên đối lập đã thắng lợi tại tất cả các nơi họ được phép cạnh tranh ở Hạ nghị viện và giành được 99 trong số 100 ghế ở Thượng nghị viện. Công đoàn đoàn kết Ba Lan (một thành viên trong các đảng phái hữu) đã liên minh với Đảng nông dân thống nhất Ba Lan và Đảng dân chủ Ba Lan, thành lập một Chính phủ phi cộng sản đầu tiên ở Ba Lan và ở Đông Âu. Nước Ba Lan từ đó có tên gọi là Cộng hòa Ba Lan. Đảng cộng sản Ba Lan tự giải tán. Một số đảng viên cộng sản thành lập Liên minh Dân chủ xã hội của Cộng hòa Ba Lan (USdRP) rồi sau đó nhập vào Đảng lao động thống nhất Ba Lan. Một số đảng viên cộng sản khác thành lập Đảng dân chủ xã hội của Cộng hòa Ba Lan (SdRP) thuộc phái tả. Năm 1999 đảng này nhập vào Liên minh Dân chủ cánh tả là một đảng trung tả, mạnh thứ 3 ở Ba Lan thời hậu cộng sản. Vào tháng 10/2002 một đảng mới được phép thành lập, lấy tên là Đảng cộng sản Ba Lan, tự cho là kế nghiệp Đảng cộng sản cũ.

Dưới sự lãnh đạo của Công đoàn đoàn kết Ba Lan, Ba Lan chuyển từ chế độ chính trị độc đảng cộng sản cầm quyền sang chế độ Cộng hòa nghị viện với thể chế đa nguyên chính trị, thực hiện bầu cử tự do lần đầu vào năm 1991, với nguyên tắc “mỗi đảng cần tối thiểu 5% số phiếu để có ghế trong Quốc hội”. Liên minh của Công đoàn đoàn kết Ba Lan đã giành thắng lợi trong bầu cử và nắm chính quyền. Từ cuộc bầu cử năm 2005, các Đảng thuộc phái hữu lần lượt giành được vị thế mạnh nhất trên chính trường Ba Lan cho đến nay.

Hiến pháp của Cộng hòa Ba Lan ra đời từ năm 1997. Ba Lan đã thực hiện tự do hóa nền kinh tế, chuyển tiếp thành công từ nền kinh tế kế hoạch tập trung thời cộng sản sang nền kinh tế nửa tư bản, nửa nhà nước, rồi sang nền kinh tế thị trường với sở hữu tư nhân là chủ yếu. Năm 1999 Ba Lan gia nhập NATO, tháng 5/2004 gia nhập Liên minh Châu Âu (EU). Sau khi vào EU mức tăng trưởng kinh tế hàng năm của Ba Lan khoảng 3,7%, riêng năm 2006 là 5%. GDP (PPP) của Ba Lan năm 2010 là 721.319 tỉ USD. Ba Lan có 300 Viện nghiên cứu và phát triển (R&D) với khoảng 10.000 nhà nghiên cứu. Đến nay Ba Lan có 91.000 nhà khoa học. Ba Lan sở hữu nhiều ngành công nghệ cao, như micro chíp silicon, sản xuất ôtô, vật dụng điện tử, máy bay, tầu thủy, xe tăng, các hệ thống SPAAG, hóa chất, dược phẩm. Chỉ số phát triển con người của Ba Lan theo chỉ tiêu của LHQ năm 2005 đứng thứ 36/177 quốc gia. Tuy vậy, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới từ năm 2008, tỉ lệ thất nghiệp của Ba Lan là 15,7%. Nhiều người Ba Lan trẻ tuổi phải kiếm việc làm ở các nước khác trong EU.

* Ở Tiệp Khắc:

Tiệp Khắc là quốc gia ở Trung Âu với khoảng 15,6 triệu dân (năm 1993). Trước năm 1989 Tiệp Khắc có tên là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc, thành viên của khối Warszawa, do Đảng cộng sản Tiệp Khắc (KSC) độc quyền lãnh đạo và cầm quyền. Từ năm 1969 Tiệp Khắc là một quốc gia liên bang gồm 2 bang của 2 dân tộc là CHXHCN Séc và CHXHCN Slovak. Năm 1968 tại Tiệp Khắc đã có sự kiện nổi dậy của dân chúng gọi là “Mùa xuân Prague” với khẩu hiệu “Xã hội chủ nghĩa mang bộ mặt nhân bản”, đã bị Liên Xô đưa xe tăng vào can thiệp dập tắt. Năm 1989, sau khi “cuộc cách mạng nhung” của dân chúng Tiệp Khắc thành công, Đảng cộng sản Tiệp Khắc KSC đã tự nguyện từ bỏ quyền lực. Từ tháng 12/1989, những người lãnh đạo của KSC đã từ chức, để lập ra một Chính phủ phi cộng sản đầu tiên ở Tiệp Khắc.

Ngày 29/3/1990 nước CHXHCN Tiệp Khắc đổi tên là Cộng hòa Dân chủ Liên bang Tiệp Khắc, với thể chế đa nguyên chính trị, chấm dứt vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản KSC. Đảng cộng sản KSC đổi tên là KSCS và tồn tại thêm 3 năm nữa mới giải thể vào ngày 31/12/1992. Việc này dẫn đến thành lập 2 đảng mới là Đảng cộng sản Bohemia – Moravia ở Cộng hòa Séc và Đảng cộng sản Slovakia ở Slovakia. Từ 01/01/1993, Liên bang Tiệp Khắc lại đạt thỏa thuận chia thành 2 quốc gia riêng biệt là Cộng hòa Séc và Cộng hòa Slovakia. Riêng Cộng hòa Séc được thừa kế Tiệp Khắc về mặt pháp lý. Ngày 9/7/1993 Quốc hội Cộng hòa Séc đã ra Nghị quyết tuyên bố Chế độ cộng sản ở Tiệp Khắc là bất hợp pháp. Năm 1995, một số đảng viên cộng sản KSC đã được phép thành lập một Đảng mới với tên là Đảng cộng sản Tiệp Khắc, lãnh tụ là Miroslaw Stepan. Đảng này có quy mô rất nhỏ và cho đến giờ chưa có đảng viên nào đủ uy tín để được bầu trong các cuộc bầu cử ở Tiệp Khắc.

Trước năm 1989, nền kinh tế Tiệp Khắc là nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung kiểu Xô Viết nhưng đã có công nghiệp khá phát triển, chế tạo được nhiều loại máy móc thiết bị chất lượng cao, kể cả máy bay, đồ điện tử, vũ khí. Đến nay, cả Cộng hòa Séc và Cộng hòa Slovakia đã chuyển sang nền kinh tế thị trường. Cộng hòa Séc và Cộng hòa Slovakia đã gia nhập NATO và Liên minh EU.

* Ở Bulgary:

Bulgary là quốc gia ở đông nam Châu Âu, dân số 7,7 triệu người (năm 2015). Trước năm 1989, tên nước là Cộng hòa nhân dân Bulgary, thành viên của khối Warszawa, do Đảng cộng sản Bulgary (BKP) độc quyền lãnh đạo và cầm quyền.

Năm 1989 những đòi hỏi cải tổ chính trị từ các nước Đông Âu khác lan đến Bulgary buộc Đảng cộng sản BKP

cũng phải thực hiện cải cách dân chủ theo thể chế chính trị đa nguyên và thực hiện bầu cử tự do vào tháng 6/1990, với nguyên tắc “ để có một ghế trong Nghị viện thì một đảng hoặc một Liên minh phải giành được tối thiểu 4% số phiếu bầu “. Trong cuộc bầu cử này, phái ôn hòa trong đảng cộng sản BKP đã giành được thắng lợi. Tháng 2/1990 Đảng cộng sản Bulgary tự tuyên bố từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin, đổi tên đảng thành Đảng xã hội chủ nghĩa Bulgary (BSP) và nắm chính quyền. Từ đó Bulgary là một quốc gia dân chủ, theo thể chế Cộng hòa đại nghị, đổi tên nước là Cộng hòa Bulgary. Hiến pháp mới của Cộng hòa Bulgary được ban hành từ tháng 7/1991. Năm 2001 thông qua bầu cử, Liên minh đảng phái trong đó có Đảng XHCN BSP chỉ đạt 48/240 ghế trong Quốc hội. Năm 2005 Liên minh này đạt 82/240 ghế trong Quốc hội và nắm chính quyền trong một Liên minh với Đảng cấp tiến (NDSW) và “Phong trào pháp quyền và Tự do ở Bulgary” (DPS).

Nền kinh tế của Cộng hòa Bulgary đã chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Do mất thị trường truyền thống là Liên Xô nên ban đầu Bulgary gặp rất nhiều khó khăn. Kinh tế đình đốn, lạm phát, gia tăng thất nghiệp. Từ khó khăn kinh tế và nạn tham nhũng phát triển, tại Bulgary đã xảy ra tình trạng “chảy máu chất xám”. Hơn 800.000 nhà chuyên môn có trình độ cao đã di cư khỏi Bulgary. Tuy vậy Cộng hòa Bulgary tiếp tục cải cách. Nền kinh tế đã tăng trưởng. Năm 2004 Cộng hòa Bulgary gia nhập NATO. Năm 2007 gia nhập EU. Đến nay Bulgary đã có khu vực kinh tế tư nhân lớn và khá phát triển cùng với một số doanh nghiệp chiến lược thuộc sở hữu nhà nước. Nền kinh tế đã công nghiệp hóa. Bulgary xếp thứ nhất Châu Âu về số chuyên gia IT tính theo đầu người, thứ 8 thế giới về số lượng chuyên gia IT, tự chế tạo được loại siêu máy tính mạnh nhất ở Đông Âu. Năm 2015 Bulgary đạt GDP (PPP) 128.000 tỉ USD, GDP tính theo đầu người khoảng 12.900 USD. Trong cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, tỉ lệ thất nghiệp ở Bulgary khoảng 6,3% (mức khá thấp ở Đông Âu). Chỉ số HDI năm 2009 là 0,77, đứng thứ 58 thế giới, thuộc hạng cao. Ngân hàng thế giới đánh giá Cộng hòa Bulgary có một nền kinh tế ở mức thu nhập trên trung bình.

* Ở Hungary:

Hungary là quốc gia ở Trung Âu, không giáp biển, dân số 10,2 triệu người (năm 2005). Trước năm 1989 tên nước là Cộng hòa nhân dân Hungary, thành viên của khối Warszawa, do Đảng Công nhân xã hội chủ nghĩa Hungary (MSzMP) của những người cộng sản độc quyền lãnh đạo và cầm quyền.

Năm 1956 tại Hungary đã có một cuộc chính biến phản đối sự chiếm đóng của Liên Xô. Liên Xô đã đưa 150.000 quân và 2500 xe tăng vào can thiệp dập tắt.

Vào tháng 10/ 1989, những nhà cải tổ trong đảng MSzMP, dẫn đầu bởi thủ tướng Miklos Németh đã nắm bộ máy lãnh đạo của đảng này, triệu tập Đại hội cuối cùng, tuyên bố MSzMP không còn là một đảng Mác-Lênin nữa, sau đó đảng MSzMP giải tán, thay thế bởi Đảng Xã hội chủ nghĩa Hungary (MSZP) là một đảng Dân chủ Xã hội theo mô hình Phương Tây, thuộc phái trung tả.

Cũng vào tháng 10/1989, Quốc hội đã thông qua đạo luật cho phép bầu cử Quốc hội đa đảng và bầu cử Tổng thống trực tiếp, chuyển Cộng hỏa nhân dân Hungary thành Cộng hòa Hungary theo thể chế Cộng hòa Nghị viện, bảo đảm nhân quyền và dân quyền, tạo ra một cấu trúc thể chế nhằm phân chia quyền lực nhà nước giữa các nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp và đề nghị Quân đội Liên Xô rút khỏi Hungary.

Hungary đã mở cửa biên giới Áo-Hung cho người Đông Đức ồ ạt sang Tây Đức, châm ngòi cho sự sụp đổ bức tường Berlin năm 1989. Năm 1991 Liên Xô đã rút hết quân ra khỏi Hungary.

Đảng MSZP đã thành công trong các cuộc bầu cử Quốc hội năm 1994, 2002, 2006 và liên tục nắm chính quyên, nhưng đã thất bại trong cuộc bầu cử năm 2010, chỉ đạt 19,3% số phiếu và mất vai trò cầm quyền.

Cộng hòa Hungary đã chuyển đổi nền kinh tế sang nền kinh tế thị trường, gia nhập NATO và EU. Năm 2005 Cộng hòa Hungary đạt GDP (PPP) 162.284 tỉ USD, GDP bình quân đầu người là 4.510 USD.

* Ở Đông Đức:

Cộng hòa dân chủ Đức ra đời ngày 7/10/1949, có khoảng 16 triệu dân, trong vùng bị Liên Xô chiếm đóng từ năm 1946 ở phía đông nước Đức. CHDC Đức thường được gọi là Đông Đức, để phân biệt với Tây Đức, tức Cộng hòa Liên bang Đức. CHDC Đức là thành viên của khối quân sự Warszawa, do Đảng Xã hội thống nhất Đức (SED) lãnh đạo và cầm quyền. SED là sự hợp nhất giữa Đảng cộng sản Đức (KPD) và Đảng Dân chủ xã hội Đức (SPD), nhưng trên thực tế SPD không có vai trò gì quan trọng trong SED.

Vào tháng 5/1989 SED có 2.260.979 đảng viên, chiếm 0,141 số dân Đông Đức. SED bị coi là bảo thủ hơn so với Đảng cộng sản Ba Lan (PZPR) và Đảng cộng sản Hungary (MSzMP), không chấp nhận sự cải tổ nào.

Tại Đông Đức, ngày 17/6/1953 đã có cuộc nổi dậy của dân chúng khoảng 1 triệu người biểu tình đòi điều kiện sống tốt hơn, dân chủ tự do và thống nhất nước Đức. Liên Xô đã đưa quân và xe tăng đến đàn áp. Trên 50 người bị giết, hàng trăm người bị thương và bị bỏ tù.

Ở thời điểm 1989, số dân Đông Đức so với số dân Tây Đức là 16 triệu/63 triệu = 0,253 nhưng GDP của Đông Đức so với GDP của Tây Đức là 159 tỉ USD/945 tỉ USD = 0,168, có nghĩa là cùng với số người như nhau thì Đông Đức XHCN làm ra của cải ít hơn Tây Đức TBCN. Cũng vào năm 1989, biên giới được mở từ phía Hungary. Đến cuối tháng 9/1989 đã có hơn 30.000 người Đông Đức trốn thoát sang Tây Đức.Ngày 2/10/1989, hơn một trăm ngàn người ở các thành phố lớn Đông Đức, nhất là ở Leipzig đã biểu tình đòi mở cửa biên giới với Tây Đức. Tổng bí thư đảng cộng sản Đức SED là Erich Honecker đã ra lệnh cho quân đội bắn vào người biểu tình. Ngày 6/10/1989 Gorbachev sang Đông Đức dự lễ kỷ niệm 40 năm thành lập CHDC Đức đã thúc giục Honerker chấp nhận cải cách, đừng để muộn, nhưng Honecker từ chối. Đối mặt với bất ổn dân sự ngày càng tăng, Đảng SED buộc phải thay Honerker bằng Egon Krenz và cuối cùng vào ngày 9/11/1989 chính quyền Đông Đức đành phải cho các công dân Đông Đức vào Tây Berlin và Tây Đức thông qua các điểm biên giới hiện có. Ngày 01/12/1989 Quốc hội Đông Đức đã xóa bỏ quyền lãnh đạo của Đảng SED trong Hiến pháp của CHDC Đức. Sự sụp đổ bức tường Berlin dẫn đến Đảng Xã hội thống nhất Đức SED, trong cuộc bầu cử ngày 18/3/1990 đã mất đa số ủng hộ trong Quốc hội Đông Đức. Ngày 23/8/1990 Quốc hội Đông Đức đã quyết định kể từ 3/10/1990 đặt lãnh thổ Đông Đức dưới hệ thống pháp luật của Cộng hòa Liên bang Đức (tức Tây Đức), chấm dứt sự tồn tại của Cộng hòa dân chủ Đức.

* Romania:

Romania là quốc gia ở đông nam Châu Âu, có 22,8 triệu dân (năm 2007), trước năm 1989 có tên là Cộng hòa nhân dân Romania, do Đảng cộng sản Romania (PCR), Tổng bí thư đảng kiêm Chủ tịch nước là Nicolae Ceausescu lãnh đạo và cầm quyền.

Không giống các nước Đông Âu khác, ngay từ năm 1960 Ceausescu đã không công nhận vai trò thống lĩnh của Liên Xô. Đảng PCR theo chủ nghĩa quốc gia cực đoan và Ceausescu thích được sùng bái cá nhân như Stalin, cự tuyệt mọi sự cải tổ về chính trị. Tháng 12/1989, tại Romania đã nổ ra các cuộc biểu tình của dân chúng đòi tự do dân chủ, đã bị lực lượng an ninh của Ceausescu đàn áp. Khoảng 1.100 người đã bị giết. Nhưng đến sáng 22/12/1989 quân đội Romania đột nhiên chuyển hướng, điều xe tăng đến trụ sở của trung ương đảng cộng sản PCR, làm đảo chính và lùng bắt Ceausescu. Ceausescu và vợ ông bị bắt và bị xử tử sau một phiên tòa của quân đội xét xử vội vàng trong 2 giờ. Tiếp đó, một Hội đồng Mặt trận lâm thời cứu nước Romania được thành lập và công bố một cuộc bầu cử sẽ được thực hiện vào ngày 20/5/1990.Sau cuộc bầu cử, chế độ XHCN độc đảng ở Romania cùng với đảng cộng sản PCR đã sụp đổ, chuyển sang thể chế chính trị Cộng hòa đại nghị, đa nguyên, đa đảng. Tên nước là Cộng hòa Romania, Tổng thống đầu tiên được bầu là Ion Iliescu. Hiến pháp Cộng hòa Romania được trưng cầu dân ý và ban hành vào năm 1991. Đảng cánh tả cầm quyền đến cuối năm 1996. Sau đó Đảng Dân chủ cơ đốc giáo giành thắng lợi trong cuộc bầu cử lập pháp trong cùng năm 1996, Constantinescu trở thành Tổng thống. Đến tháng 12/2004, do kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân chậm được cải thiện, đảng cánh hữu lại thắng cử và cầm quyền cho đến nay. Cộng hòa Romania đã gia nhập NATO năm 2004 và gia nhập EU năm 2007. Năm 2007, Cộng hòa Romania đạt GDP (PPP) 256,9 tỉ USD, HDI là 0,805 (hạng 60, mức cao).

* Albania:

Albania là quốc gia ở đông nam Châu Âu, có khoảng 3,6 triệu dân (năm 2007).

Trước năm 1989, Albania có tên là Cộng hòa nhân dân Albania, do Đảng Lao động Albania PLA (tức là Đảng cộng sản Albania), Chủ tịch Đảng kiêm chủ tịch nước là Enver Hoxha lãnh đạo và cầm quyền. Ban đầu Enver Hoxha và đảng PLA theo chủ nghĩa Tito của Nam Tư, sau đó theo chủ nghĩa Mác-Lenin. Khi thấy Khrutsov chủ trương chung sống hòa bình giữa xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa thì từ biệt Mác-Lenin, đi theo chủ nghĩa Mao và khi thấy Mao bắt tay với Nixon thì từ biệt Mao, cuối cùng đi theo một mô hình xã hội chủ nghĩa riêng của Albania với khuynh hướng biệt lập, không giống bất cứ nước nào và tan rã dần vì khủng hoảng tài chính. Sau khi Hoxha chết vào năm 1985, Ramiz Alia kế vị, buộc phải thực hiện một số cải cách để cứu vãn tình thế. Vào tháng 7/ 1990, tại Albania đã xảy ra một số cuộc biểu tình chống cộng. Cuối năm 1990 Ramiz Alia chấp nhận hệ thống chính trị đa đảng. Cuộc bầu cử ngày 22/3/1992 đã đưa đến một Liên minh thắng cử và cầm quyền, gồm Đảng Dân chủ, Đảng Xã hội dân chủ và Đảng Cộng hòa. Sang năm 1996, Đảng Dân chủ giành thắng lợi đa số tuyệt đối trong bầu cử, chiếm 85% số ghế trong Nghị viện. Albania chuyển nền kinh tế sang kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường là điều rất mới mẻ ở Albania. Do điều hành và quản lý kém, khủng hoảng kinh tế đã xảy ra kéo theo bất ổn dân sự, đưa đến cuộc nổi dậy của dân chúng và quân du kích và bị bất ổn thêm bởi cuộc chiến tranh Kosovo ở tỉnh láng giềng. Cuộc bầu cử tháng 7/2005 đã đưa Đảng Dân chủ trở lại cầm quyền, rồi từ năm 2008 nền kinh tế mới ổn định. Thể chế chính trị của Albania là Cộng hòa Nghị viện, có các đảng phái lớn là: Đảng Dân chủ cánh hữu (PD), Đảng Xã hội chủ nghĩa cánh tả (PS), Phong trào XHCN vì hội nhập trung hữu (MSI). Albania đang ưu tiên chuẩn bi gia nhập NATO và EU.

* Nam Tư:

Tên gọi đầy đủ của nước Nam Tư trước năm 1989 là Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư (SFRY).

Liên Bang này gồm 6 nước Cộng hòa với các sắc tộc khác nhau: CHXHCN Slovenia, CHXHCN Croatia, CHXHCN Bosnia-Hercegovina, CHXHCN Montenegro, CHXHCN Serbia, CHXHCN Macedonia.

Hiến pháp của CHXHCN Liên bang Nam Tư ra đời ngày 31/01/1946, gần giống Hiến pháp của Liên bang Xô Viết. Tên nước CHLBXHCN Nam Tư ra đời ngày 7/4/1963. Tổng thống là Josip Broz Tito. CHLBXHCN Nam Tư không phải là một phần của khối hiệp ước Warszawa. Nam Tư có một phiên bản “ cộng sản “ của riêng họ. Toàn Liên bang có Tổng thư ký Ủy ban trung ương đảng. Mỗi nước Cộng hòa có Tổng thư ký đảng cộng sản của nước đó. Sau khi Tito chết vào năm 1980, căng thẳng sắc tộc giữa các nước Cộng hòa trở nên gay gắt, đầu tiên xảy ra ở Kosovo có cộng đồng đa số nói tiếng Albania, rồi lãnh đạo của Đảng cộng sản Slovenia xung đột chính kiến với lãnh đạo của Đảng cộng sản Serbia. Vào tháng 01/1990, Liên đoàn những người cộng sản Nam Tư, tức Đảng cộng sản Nam Tư đã họp Đại hội bất thường lần thứ 14, để giải quyết các tranh chấp nhưng không thành công. Nhà nước Liên bang và Đảng cộng sản Nam Tư rơi vào bế tắc và đưa đến sự kết thúc vai trò của Đảng cộng sản Nam Tư. Xung đột giữa các sắc tộc và giữa các nước Cộng hòa trong Liên bang đã dẫn đến các cuộc chiến tranh ở Nam Tư và cuối cùng tất cả 6 nước Cộng hòa đã dần dần ly khai khỏi Liên Bang trở thành các quốc gia độc lập, gồm có: Cộng hòa Slovenia ly khai ngày 25/6/1991, Cộng hòa Croatia ngày 25/6/1991, Cộng hòa Macedonia ngày 8/9/1991, Cộng hòa Bosnia-Herzegovina ngày 01/3/1992, Cộng hòa Montenegro ngày 3/6/2006, Cộng hòa Serbia ngày 5/6/2006, Kosovo ngày 17/2/2008 nhưng chỉ có 41 chính phủ công nhận và chưa được là thành viên của Liên Hiệp Quốc.

Sau khi ly khai, mỗi nước Cộng hòa đã tự tổ chức tuyển cử đa đảng và các đảng cộng sản ở các nước Cộng hòa tự rút khỏi quyền lực một cách hòa bình. Cộng hòa Slovakia gia nhập EU năm 2004, Cộng hòa Croatia gia nhập EU năm 2013.

Xu thế không thể đảo ngược

Trước đây Liên Xô đã từng nhiều lần thực hiện “ Học thuyết Brezhnev “, đem quân lính và xe tăng can thiệp vào nội tình các nước Đông Âu. Ngày nay Gorbachev lại nói thực tình ông muốn phục hưng chủ nghĩa cộng sản. Vậy tại sao người Liên Xô lại từ bỏ đế chế của họ một cách bình yên, để các quốc gia cộng sản Đông Âu sụp đổ nhanh chóng chỉ trong vòng một năm 1989 như thế?

Trong bài “Gorbachev: anh hùng bất đắc dĩ” đăng trên tạp chí nghiên cứu quốc tế 18/8/2014, tác giả Victor Sebestyen giải thích: “Về cơ bản là người Đông Âu đã tự giải phóng họ. Nhưng trong số những nguyên nhân khiến người Đông Âu có thể làm được điều đó là sự thất bại của Liên Xô ở Afghanistan, là tình trạng nợ nước ngoài ngập đầu của các nước cộng sản trong khối Warszawa, là việc giá dầu rớt đột ngột trong những năm 1980 khiến Liên Xô bị phá sản. Vì thế Gorbachev nói với Honecker và các lãnh đạo của Đông Âu là họ hãy tự lo liệu lấy. Liên Xô không còn có thể giúp sức cho họ để họ chống lại chính người dân của mình. Gorbachev không có kế hoạch rút lui khỏi Đông Âu nhưng cũng không có kế hoạch duy trì quyền lực của Liên Xô ở Đông Âu. Gorbachev nói ở cả trong và ngoài nước, ai nấy đều mệt mỏi khi chứng kiến đế chế Xô Viết loạng choạng dưới tay những kẻ yếu ớt bất tài. Gorbachev muốn cải tổ mọi thứ nhưng lại không muốn động tới những gì thuộc về nền tảng của hệ thống. Vì đó đã là xu thế không thể đảo ngược và vai trò của ông chỉ còn là một nhà ái quốc của một quốc gia đã ngưng tồn tại”.

Có lẽ đây cũng là những điều có giá trị tham khảo rất bổ ích cho các đảng viên cộng sản Việt Nam nào còn tỉnh táo và còn có chút lương tri đối với hiện tình và vận mệnh của đất nước.

Ghi chú: Trích tư liệu trong bách khoa toàn thư Wikipedia.

 ( Ba Sam )


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm