Tham Khảo
Số phận của Iraq đã được định?- Lữ Giang
Năm 2003, khi Tổng Thống Bush mở cuộc tấn công lật đổ Tổng Thống Iraq Saddam Hussein, đa số người Việt đấu tranh theo cảm tính đều vui mừng vì nghĩ rằng sau Iraq sẽ đến Việt Nam. Một số cựu sĩ quan VNCH do tướng Lý Tồng Bá dẫn đầu
Năm
2003, khi Tổng Thống Bush mở cuộc tấn công lật đổ Tổng Thống Iraq
Saddam Hussein, đa số người Việt đấu tranh theo cảm tính đều vui mừng vì
nghĩ rằng sau Iraq sẽ đến Việt Nam. Một số cựu sĩ quan VNCH do tướng Lý
Tồng Bá dẫn đầu, đã gởi thư tình nguyện đi chiến đấu ở Iraq. Lý Tống
đang ở trong tù ở Thái Lan cũng đã “hiệp thông” bằng mấy câu thơ:
9 tháng 4 xe tăng Liên Quân tiến vào trung tâm Baghdad
Giữa tiếng hò reo của nhân dân Iraq
"Hoan hô Bush", chỉ một Thượng Đế
Và Saddam là kẻ thù của Thượng Đế!"
Tiếng gào như từ những khẩu thần công cấp tập
Khi bức tượng ngạo nghễ của Bạo chúa bị giật sập.
Trong
khi đó, đa số các nhà phân tích đều tin rằng Hoa Kỳ đang lặp lại ở Iraq
những gì đã xảy ra ở miến Nan Việt Nam trước 1975. Giờ đây mọi việc đã
đúng như thế và thực tế còn tồi tệ hơn. Tờ Daily Mail cho biết thẩm phán
Raouf Abdul Rahman, người tuyên án tử hình Cựu Tổng thống Iraq Saddam
Hussein năm 2006, đã bị nhóm Quốc Gia Hồi Giáo Iraq và Cận Đông (ISIL)
bắt giữ hôm 16.6.2014 và bị treo cổ hai ngày sau đó.
Trong
hơn 10 năm qua, chúng tôi đã viết hàng chục bài nói về cuộc chiến Iraq.
Hôm nay chúng tôi chỉ xin tóm lược lại các biện pháp chính trị mà Hoa
Kỳ đã thực hiện để cải biến Iraq thành con bài của Mỹ với những hậu quả
không ai mong đợi. Các thủ đoạn của Hoa Kỳ một lần nữa xác định rằng việc
xử dụng tôn giáo để làm thay đổi chế độ chính trị như ở VNCH trước đây
và Iraq hiện nay, bao giờ cũng đưa tới những hậu quả nghiêm trọng và kéo
dài. Hoa Kỳ đang đưa Iraq đi về đâu?
ÂM MƯU HÌNH THÀNH MỘT CHÍNH QUYỀN TAY SAI
Khi
vừa mới xâm chiếm Iraq, Hoa Kỳ đã cho thành lập Liên Minh Cầm Quyền Lâm
thời (Coalition of Provisional Authority - CPA) như là một chính phủ
chuyển tiếp, nắm luôn cả quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Ngày
6.5.2003 Hoa Kỳ đã cử ông L. Paul Bremer làm Công Sứ Tổng Thống Hoa Kỳ
(Presidential Envoy) đứng đầu chính quyền này.
CPA
đã lập ra Hội đồng Điều Hành Iraq (Iraqi Governing Council - IGC) như
một Chính Phủ Lâm Thời Iraq (Iraqi Interim Government). Hội Đồng cử ông Ghazi Mashal Ajil al-Yawer, một nhân vật chính trị Iraq làm Tổng Thống và ông Ayad Allawi, một con bài của CIA, làm Thủ Tướng.
Ông
Ayad Allawi là một thành phần chống Saddam Hussein đã phải đi lưu vong
và từng bị ám sát hụt ở Anh. Ông mới trở về lại Iraq sau khi Saddam
Hussein bị lật đổ. Nhưng các nhà lãnh tạo tôn giáo và chính trị Iraq
không chấp nhận ông. Ông Read Abu Hassan, một nhà khoa học chính trị tại
Đại học Baghdad nói: "Tại
đất nước này, những mối quan hệ với CIA bị coi là chất độc chính trị.
Việc Allawi từng là thành viên đảng Baath và sống lưu vong chẳng có ích
gì…” Đài RFA đã ủng hộ ông rất mạnh mẽ, nhưng rồi ông cũng bị loại.
Ngày 3.5.2005, Chính Phủ Iraq Chuyển Tiếp (Iraqi Transitional Government) được thành lập và ông Ibrahim al-Jaafari (1947),
lãnh tụ của Đảng Islamic Dawa của Shiite được cử làm Thủ Tướng. Nhưng
ông này đã gây ra nhiều bất bình giữa các đảng phái và giáo phái, nên
ngày 20.5.2006, khi Chính Phủ Thường Trực được thành lập, ông Jalal Talabani (1933) người Kurd được bầu làm Tổng Thống và ông Nouri al-Maliki, phó lãnh tụ của Đảng Islamic Dawa được cử làm Thủ Tướng. Chủ tịch Quốc Hội là một người thuộc giáo phái Sunni.
Nhưng
một sự kết hợp theo hình thức như vậy không giúp gì cho việc đoàn kết
quốc gia, vì đa số các lãnh tụ giáo phái Shiite không muốn chia nhiều
quyền hành cho các lãnh tụ giáo phái Sunni và đa số các lãnh tụ Sunni
đều coi chính phủ hiện tại là tay sai của Mỹ nên không muốn liên kết. Đa số người Iraq dù theo Shiite hay Sunni cũng không thích Mỹ và thường coi Mỹ là kẻ thù của Hổi Giáo. Đó là những nguyên nhân đưa đến thất bại mà người Mỹ không vượt qua được.
NOURI AL-MALIKI: CON BÀI MỸ KHÔNG THÍCH
Kế
từ khi chính quyền thường trực của Iraq được thành lập ngày 20.5.2006,
ông Nouri al-Maliki luôn được giáo phái Shiite chọn làm Thủ Tướng Iraq
liên tiếp trong ba nhiệm kỳ, mặc dầu người Mỹ không thích ông.
Ông
Nouri al-Maliki sinh ngày 20.6.1950, tốt nghiệp cử nhân rồi cao học và
làm công chức trong Bộ Giáo Dục. Ông không chấp nhận sự cai trị của
Saddam Hussein và gia nhập Đảng Islamic Dawa thuộc giáo phái Shiite. Vì
có những hoạt động chống chính quyền rất mạnh, năm 1980 al-Maliki bị chế
độ Saddam tuyên án tử hình, ông phải vượt biên, sống đời lưu vong tại
Iran và Syria. Ông thành lập tổ chức Nghị hội Quốc gia Iraq, một lực
lượng đối lập với Baghdad được Hoa Kỳ ủng hộ.
Sau
khi Saddam Hussein bị lật đổ, al-Maliki hồi hương, tham gia Hội đồng
Giải trừ đảng Baath của Mỹ và trở thành lãnh tụ số hai của Đảng Islamic
Dawa. Khi lãnh tụ số một là Ibrahim al-Jaafari phải ra đi, ông được Quốc
Hội Iraq cử làm Thủ Tướng.
Về
đối nội, ông chủ trương liên kết nhiều hơn với các nhóm Sunni ôn hòa
nhưng lại gặp sự chống đối mạnh mẽ của nhiều nhóm Shiite quá khích. Về
đối ngoại, ông không chịu can dự vào chuyện giữa Israel và Hezbollah và
tỏ ra thân thiện với Iran. Ông nói rằng chuyện Iraq là ưu tiên, Israel
là phụ. Về quan hệ với Iran, một nước có đa số thuộc giáo phái Shiite,
ông nói với Hoa Kỳ về vị trí của Iraq trong toàn cuộc Trung Đông, bên
cạnh Iran, và coi đó chỉ là niềm riêng!
LỰC LƯỢNG SUNNI PHỤC THÙ
Hồi
Giáo có hai giáo phái chính là Sunni và Shiite. Sunni chủ trương thành
lập các cơ quan lãnh đạo theo thế quyền, còn Shiite muốn theo giáo
quyền. Số tín đồ Sunni trên thế giới chiếm đến 80% trong khi Shiite chưa
đến 20%. Nhưng tại Iraq, giáo phái Shiite chiếm đến 60%, Sunni chỉ
khoảng 35%. Ấy thế mà dưới thời Saddam Hussein, Sunni đã lãnh đạo chính
quyền.
Sau
khi Tổng Thống Saddam Hussein bị lật đổ, nhiều nhóm Sunni đã phối hợp
với al-Qaeda thành lập những nhóm kháng chiến gây khó khăn rất nhiều cho
Hoa Kỳ và giáo phái Shiite được Hoa Kỳ xử dụng để cai trị đất nước.
Nhiều lãnh tụ Hồi Giáo al-Qaeda và Sunni đã bị Hoa Kỳ bắt giam nhiều
nơi, nhất là tại Bucca ở phía Nam Iraq. Đa số đã được phóng thích năm
2009 khi Hoa Kỳ bắt đầu rút quân.
Trong số các lãnh tụ này, có một nhân vật đang gây sóng gió ở Syria và Irad, đó là Abu Bakr al-Baghdadi.
Ông sinh năm 1971 tại Dyala, Samarra, phía bắc Baghdad, đậu Tiến Sĩ
thần học tại Đại Học Baghdad. Khi Hoa Kỳ xâm chiếm Iraq năm 2003 ông
đang là giáo sĩ trong một giáo đường Hồi Giáo ở Baghdad. Ông bị bắt năm
2005 và được trả tự do năm 2009.
Sau khi được phóng thích, ông đã phối hợp với một lãnh tụ al-Qaeda có bí danh Abu Hamza al- Mujaher, thành lập tổ chức AQI (al-Qaeda
of Iraq), một nhánh của al-Qaeda tại Iraq, quy tụ các kháng chiến quân
Sunni. Nhưng tháng 4 năm 2010 al-Mujaher bị oanh kích chết, al-Baghdadi
trở thành lãnh tụ của tổ chức này và biến AQI thành Quốc Gia Hồi Giáo
Iraq (Isclamic State of Iraq – ISI). Mục
tiêu lúc đầu chỉ là chống Mỹ và chính quyền Iraq của nhóm Hồi giáo
Shiite theo Mỹ. Thấy chủ trương này đưa vào ngõ cụt, al-Baghdadi quyết
định mở rộng cuộc chiến qua Syria và đổi Isclamic State of Iraq (ISI)
thành Isclamic State of Iraq and Syria (ISIS), dùng thành phố Raqqa của Syria là tổng hành dinh của ISIS.
Chủ trương của ông là chỉ chém giết mà không bao giờ nói. Chủ trương
này đã biến ông thành một nhân vật huyền thoại. al-Baghdadi còn được
mệnh danh là “al-Shabah” tức là bóng ma. Sự im lặng của tổ chức
ông tạo ra một thứ huyền thoại kích thích giới trẻ bất mãn xã hội. Hàng
ngàn tình nguyện quân thuộc Quân Đội Syria Tự Do được Tây phương yểm trợ hay tổ chức Mặt trận Al Nostra, một cánh tay nối dài của al-Qaeda tại Syria, đã bỏ hai tổ chức này đi theo ông.
Trên
chiến trường, Abu Bakr al-Baghdadi tỏ ra là một chiến lược gia lợi hại.
Lực lượng của ông tránh giao tranh với quân đội Syria nhưng bất thần
đánh úp Mặt trận Al Nostra của al-Qaeda, giành quyền kiểm soát biên
giới, tạo ra một hành lang an toàn nối với Iraq. Sau một tháng giữ im
lặng, lãnh tụ al-Qaeda là al-Zawahiri đã đề nghị ISIS rời khỏi
al-Quaeda. al-Baghdadi chẳng những không thèm quan tâm mà còn ra tay
giết luôn người đại diện của al-Zawahiri. Cuối cùng, al-Zawahiri tuyên
bố loại bỏ ISIS khỏi al-Qaeda với lý do ISIS quá sức man rợ.
Sau đó al-Baghdadi đổi Isclamic State of Iraq and Syria (ISIS) thành Isclamic State of Iraq and Levant (ISIL), tức Quốc Gia Hồi Giáo Iraq và Cận Đông.
Chủ
trương Al-Baghdadi lúc này không chỉ chống lại các nhóm Hồi Giáo Shiite
mà còn thống nhất cộng đồng Hồi Giáo (Sunni) khắp thế giới dưới một thể
chế chung, áp dụng triệt để luật Sharia của Hồi Giáo, người dân bị cấm
xem bóng đá, hút thuốc, nghe nhạc, v.v.
Năm 2012, al-Baghdadi bắt đầu chiến dịch “giải phóng” Iraq. Vào tháng 7, ông đưa ra một kế hoạch có tên “Vượt qua những bức tường”,
khởi đầu là mở các cuộc tấn công để giải thoát cho "các tù nhân Hồi
giáo” và săn lùng, tiêu diệt các thẩm phán, các nhân viên điều tra và
các cận vệ của họ. Ông hối thúc các thủ lãnh Hồi Giáo Sunni có người gia
nhập al-Qaeda quay trở lại các thành trì trước đây của họ. Chiến dịch
của ông không phải chỉ là đánh phá các cơ sở của Mỹ hay chính quyền
Shiite mà đánh phá luôn các thánh đường của Hồi Giáo Shiite. Nhiều lãnh
tụ Hồi Giáo đã lên án các
vụ đặt bom này.
Trong
tháng 6, ISIL đã mở cuộc tấn công nhanh và tàn bạo chiếm nhiều thành
phố có tầm quan trọng chiến lược ở tỉnh Anbar vốn có đông
người Hồi giáo Shiite: Qaim, Rutba, Rawa và Anah, kiểm soát nhiều mỏ
dầu ở vùng Salahuddin, phía bắc Baghdad. Hôm 22.6.2014 các tay súng
của ISIL đã chiếm được các tiền đồn biên giới al-Waleed nằm
giáp với Syria và Turaibil giáp với Jordan, v.v.
Sự
tàn bạo của ISIL nhanh chóng được thể hiện rõ: Tại Mosul, ít nhất 1.700
người đã bị hành quyết tập thể. Tại Tikrit cũng xảy ra những vụ hành
quyết tương tự. Chính ISIL đã cho công bố nhiều bức ảnh về những vụ hành
quyết này.
SỐ PHẬN IRAQ SẼ RA SAO?
Nhiều
nhà quan sát đã cảnh báo nếu không có biện pháp nào cứu vãn kịp thời,
chỉ một thời gian nữa Baghdad sẽ rơi vào tay các chiến binh Sunni. Điều
chắc chắn là dù tình hình xảy ra như thế nào, Hoa Kỳ cũng sẽ không đem
quân trở lại Iraq nữa. Thủ Tướng Maliki đã lên tiếng kêu gọi Hoa Kỳ oanh
kích để ngăn chận sự tiến quân của ISIL. Nhưng việc này không dễ dàng
vì Hoa Kỳ thiếu một hệ thống tình báo ở dưới đất như ở Pakistan hay
Afghanistan. Hoa Kỳ mới gởi đến Iraq trên 300 nhân viên dân sự, có lẽ để
giúp thiết lập hệ
thống tình báo này.
Có
nhiều dấu hiệu cho thấy Hoa Kỳ không chủ trương bảo vệ một chính quyền
mạnh tại Iraq vì biết trước một chế độ như thế khó tồn tại. Trước khi
rút lui, Hoa Kỳ đã huấn luyện khoảng từ 140.000 đến 250.000 quân nhân
chiến đấu cho Iraq, nhưng việc huấn luyện quá sơ sài. Họ lại không được
trang bị đầy đủ. Ngày 9.10.2012, Iraq phải ký nhiều hợp đồng mua vũ khí
từ Nga, với tổng trị giá hơn 4,2 tỉ USD. Báo Vedomosti của Nga cho biết
Iraq đã mua 30 trực thăng chiến đấu Mi-28NE và 42 bệ phóng rocket di
động Pantsir-S1 của Nga.
Trong khi đó, hôm 10.1.2014 vừa qua, các thủ lãnh lập pháp Hoa Kỳ cân
nhắc quyết định chuyển giao vũ khí cho Baghdad, vì sợ Thủ Tướng Maliki
dùng vào việc chống lại các đối thủ chính trị!
Có lẽ Hoa Kỳ cũng sẽ thi hành một đường lối ở Iraq như ở Libya: Sau
khi thanh toán các lãnh tụ của họ, sẽ để cho các nhóm Hồi Giáo khác
nhau về sắc tộc hay giáo phái thanh toán nhau và hình thành những khu tự
trị riêng rẽ. Trong những ngày qua, đã có nhiều báo nói đến việc Iraq đang đối mặt với nguy cơ bị phân rã thành 3 quốc gia riêng biệt: người Kurd ở phía đông bắc, người Arập hệ phái Sunni ở phía bắc và người Arập hệ phái Shia ở phía nam. Ngay cả nếu điều đó không xảy ra thì chính quyền trung ương ở Baghdad cũng sẽ mất nhiều quyền lực.
Ngày 26.6.2014
Lữ Giang
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Số phận của Iraq đã được định?- Lữ Giang
Năm 2003, khi Tổng Thống Bush mở cuộc tấn công lật đổ Tổng Thống Iraq Saddam Hussein, đa số người Việt đấu tranh theo cảm tính đều vui mừng vì nghĩ rằng sau Iraq sẽ đến Việt Nam. Một số cựu sĩ quan VNCH do tướng Lý Tồng Bá dẫn đầu
Năm
2003, khi Tổng Thống Bush mở cuộc tấn công lật đổ Tổng Thống Iraq
Saddam Hussein, đa số người Việt đấu tranh theo cảm tính đều vui mừng vì
nghĩ rằng sau Iraq sẽ đến Việt Nam. Một số cựu sĩ quan VNCH do tướng Lý
Tồng Bá dẫn đầu, đã gởi thư tình nguyện đi chiến đấu ở Iraq. Lý Tống
đang ở trong tù ở Thái Lan cũng đã “hiệp thông” bằng mấy câu thơ:
9 tháng 4 xe tăng Liên Quân tiến vào trung tâm Baghdad
Giữa tiếng hò reo của nhân dân Iraq
"Hoan hô Bush", chỉ một Thượng Đế
Và Saddam là kẻ thù của Thượng Đế!"
Tiếng gào như từ những khẩu thần công cấp tập
Khi bức tượng ngạo nghễ của Bạo chúa bị giật sập.
Trong
khi đó, đa số các nhà phân tích đều tin rằng Hoa Kỳ đang lặp lại ở Iraq
những gì đã xảy ra ở miến Nan Việt Nam trước 1975. Giờ đây mọi việc đã
đúng như thế và thực tế còn tồi tệ hơn. Tờ Daily Mail cho biết thẩm phán
Raouf Abdul Rahman, người tuyên án tử hình Cựu Tổng thống Iraq Saddam
Hussein năm 2006, đã bị nhóm Quốc Gia Hồi Giáo Iraq và Cận Đông (ISIL)
bắt giữ hôm 16.6.2014 và bị treo cổ hai ngày sau đó.
Trong
hơn 10 năm qua, chúng tôi đã viết hàng chục bài nói về cuộc chiến Iraq.
Hôm nay chúng tôi chỉ xin tóm lược lại các biện pháp chính trị mà Hoa
Kỳ đã thực hiện để cải biến Iraq thành con bài của Mỹ với những hậu quả
không ai mong đợi. Các thủ đoạn của Hoa Kỳ một lần nữa xác định rằng việc
xử dụng tôn giáo để làm thay đổi chế độ chính trị như ở VNCH trước đây
và Iraq hiện nay, bao giờ cũng đưa tới những hậu quả nghiêm trọng và kéo
dài. Hoa Kỳ đang đưa Iraq đi về đâu?
ÂM MƯU HÌNH THÀNH MỘT CHÍNH QUYỀN TAY SAI
Khi
vừa mới xâm chiếm Iraq, Hoa Kỳ đã cho thành lập Liên Minh Cầm Quyền Lâm
thời (Coalition of Provisional Authority - CPA) như là một chính phủ
chuyển tiếp, nắm luôn cả quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Ngày
6.5.2003 Hoa Kỳ đã cử ông L. Paul Bremer làm Công Sứ Tổng Thống Hoa Kỳ
(Presidential Envoy) đứng đầu chính quyền này.
CPA
đã lập ra Hội đồng Điều Hành Iraq (Iraqi Governing Council - IGC) như
một Chính Phủ Lâm Thời Iraq (Iraqi Interim Government). Hội Đồng cử ông Ghazi Mashal Ajil al-Yawer, một nhân vật chính trị Iraq làm Tổng Thống và ông Ayad Allawi, một con bài của CIA, làm Thủ Tướng.
Ông
Ayad Allawi là một thành phần chống Saddam Hussein đã phải đi lưu vong
và từng bị ám sát hụt ở Anh. Ông mới trở về lại Iraq sau khi Saddam
Hussein bị lật đổ. Nhưng các nhà lãnh tạo tôn giáo và chính trị Iraq
không chấp nhận ông. Ông Read Abu Hassan, một nhà khoa học chính trị tại
Đại học Baghdad nói: "Tại
đất nước này, những mối quan hệ với CIA bị coi là chất độc chính trị.
Việc Allawi từng là thành viên đảng Baath và sống lưu vong chẳng có ích
gì…” Đài RFA đã ủng hộ ông rất mạnh mẽ, nhưng rồi ông cũng bị loại.
Ngày 3.5.2005, Chính Phủ Iraq Chuyển Tiếp (Iraqi Transitional Government) được thành lập và ông Ibrahim al-Jaafari (1947),
lãnh tụ của Đảng Islamic Dawa của Shiite được cử làm Thủ Tướng. Nhưng
ông này đã gây ra nhiều bất bình giữa các đảng phái và giáo phái, nên
ngày 20.5.2006, khi Chính Phủ Thường Trực được thành lập, ông Jalal Talabani (1933) người Kurd được bầu làm Tổng Thống và ông Nouri al-Maliki, phó lãnh tụ của Đảng Islamic Dawa được cử làm Thủ Tướng. Chủ tịch Quốc Hội là một người thuộc giáo phái Sunni.
Nhưng
một sự kết hợp theo hình thức như vậy không giúp gì cho việc đoàn kết
quốc gia, vì đa số các lãnh tụ giáo phái Shiite không muốn chia nhiều
quyền hành cho các lãnh tụ giáo phái Sunni và đa số các lãnh tụ Sunni
đều coi chính phủ hiện tại là tay sai của Mỹ nên không muốn liên kết. Đa số người Iraq dù theo Shiite hay Sunni cũng không thích Mỹ và thường coi Mỹ là kẻ thù của Hổi Giáo. Đó là những nguyên nhân đưa đến thất bại mà người Mỹ không vượt qua được.
NOURI AL-MALIKI: CON BÀI MỸ KHÔNG THÍCH
Kế
từ khi chính quyền thường trực của Iraq được thành lập ngày 20.5.2006,
ông Nouri al-Maliki luôn được giáo phái Shiite chọn làm Thủ Tướng Iraq
liên tiếp trong ba nhiệm kỳ, mặc dầu người Mỹ không thích ông.
Ông
Nouri al-Maliki sinh ngày 20.6.1950, tốt nghiệp cử nhân rồi cao học và
làm công chức trong Bộ Giáo Dục. Ông không chấp nhận sự cai trị của
Saddam Hussein và gia nhập Đảng Islamic Dawa thuộc giáo phái Shiite. Vì
có những hoạt động chống chính quyền rất mạnh, năm 1980 al-Maliki bị chế
độ Saddam tuyên án tử hình, ông phải vượt biên, sống đời lưu vong tại
Iran và Syria. Ông thành lập tổ chức Nghị hội Quốc gia Iraq, một lực
lượng đối lập với Baghdad được Hoa Kỳ ủng hộ.
Sau
khi Saddam Hussein bị lật đổ, al-Maliki hồi hương, tham gia Hội đồng
Giải trừ đảng Baath của Mỹ và trở thành lãnh tụ số hai của Đảng Islamic
Dawa. Khi lãnh tụ số một là Ibrahim al-Jaafari phải ra đi, ông được Quốc
Hội Iraq cử làm Thủ Tướng.
Về
đối nội, ông chủ trương liên kết nhiều hơn với các nhóm Sunni ôn hòa
nhưng lại gặp sự chống đối mạnh mẽ của nhiều nhóm Shiite quá khích. Về
đối ngoại, ông không chịu can dự vào chuyện giữa Israel và Hezbollah và
tỏ ra thân thiện với Iran. Ông nói rằng chuyện Iraq là ưu tiên, Israel
là phụ. Về quan hệ với Iran, một nước có đa số thuộc giáo phái Shiite,
ông nói với Hoa Kỳ về vị trí của Iraq trong toàn cuộc Trung Đông, bên
cạnh Iran, và coi đó chỉ là niềm riêng!
LỰC LƯỢNG SUNNI PHỤC THÙ
Hồi
Giáo có hai giáo phái chính là Sunni và Shiite. Sunni chủ trương thành
lập các cơ quan lãnh đạo theo thế quyền, còn Shiite muốn theo giáo
quyền. Số tín đồ Sunni trên thế giới chiếm đến 80% trong khi Shiite chưa
đến 20%. Nhưng tại Iraq, giáo phái Shiite chiếm đến 60%, Sunni chỉ
khoảng 35%. Ấy thế mà dưới thời Saddam Hussein, Sunni đã lãnh đạo chính
quyền.
Sau
khi Tổng Thống Saddam Hussein bị lật đổ, nhiều nhóm Sunni đã phối hợp
với al-Qaeda thành lập những nhóm kháng chiến gây khó khăn rất nhiều cho
Hoa Kỳ và giáo phái Shiite được Hoa Kỳ xử dụng để cai trị đất nước.
Nhiều lãnh tụ Hồi Giáo al-Qaeda và Sunni đã bị Hoa Kỳ bắt giam nhiều
nơi, nhất là tại Bucca ở phía Nam Iraq. Đa số đã được phóng thích năm
2009 khi Hoa Kỳ bắt đầu rút quân.
Trong số các lãnh tụ này, có một nhân vật đang gây sóng gió ở Syria và Irad, đó là Abu Bakr al-Baghdadi.
Ông sinh năm 1971 tại Dyala, Samarra, phía bắc Baghdad, đậu Tiến Sĩ
thần học tại Đại Học Baghdad. Khi Hoa Kỳ xâm chiếm Iraq năm 2003 ông
đang là giáo sĩ trong một giáo đường Hồi Giáo ở Baghdad. Ông bị bắt năm
2005 và được trả tự do năm 2009.
Sau khi được phóng thích, ông đã phối hợp với một lãnh tụ al-Qaeda có bí danh Abu Hamza al- Mujaher, thành lập tổ chức AQI (al-Qaeda
of Iraq), một nhánh của al-Qaeda tại Iraq, quy tụ các kháng chiến quân
Sunni. Nhưng tháng 4 năm 2010 al-Mujaher bị oanh kích chết, al-Baghdadi
trở thành lãnh tụ của tổ chức này và biến AQI thành Quốc Gia Hồi Giáo
Iraq (Isclamic State of Iraq – ISI). Mục
tiêu lúc đầu chỉ là chống Mỹ và chính quyền Iraq của nhóm Hồi giáo
Shiite theo Mỹ. Thấy chủ trương này đưa vào ngõ cụt, al-Baghdadi quyết
định mở rộng cuộc chiến qua Syria và đổi Isclamic State of Iraq (ISI)
thành Isclamic State of Iraq and Syria (ISIS), dùng thành phố Raqqa của Syria là tổng hành dinh của ISIS.
Chủ trương của ông là chỉ chém giết mà không bao giờ nói. Chủ trương
này đã biến ông thành một nhân vật huyền thoại. al-Baghdadi còn được
mệnh danh là “al-Shabah” tức là bóng ma. Sự im lặng của tổ chức
ông tạo ra một thứ huyền thoại kích thích giới trẻ bất mãn xã hội. Hàng
ngàn tình nguyện quân thuộc Quân Đội Syria Tự Do được Tây phương yểm trợ hay tổ chức Mặt trận Al Nostra, một cánh tay nối dài của al-Qaeda tại Syria, đã bỏ hai tổ chức này đi theo ông.
Trên
chiến trường, Abu Bakr al-Baghdadi tỏ ra là một chiến lược gia lợi hại.
Lực lượng của ông tránh giao tranh với quân đội Syria nhưng bất thần
đánh úp Mặt trận Al Nostra của al-Qaeda, giành quyền kiểm soát biên
giới, tạo ra một hành lang an toàn nối với Iraq. Sau một tháng giữ im
lặng, lãnh tụ al-Qaeda là al-Zawahiri đã đề nghị ISIS rời khỏi
al-Quaeda. al-Baghdadi chẳng những không thèm quan tâm mà còn ra tay
giết luôn người đại diện của al-Zawahiri. Cuối cùng, al-Zawahiri tuyên
bố loại bỏ ISIS khỏi al-Qaeda với lý do ISIS quá sức man rợ.
Sau đó al-Baghdadi đổi Isclamic State of Iraq and Syria (ISIS) thành Isclamic State of Iraq and Levant (ISIL), tức Quốc Gia Hồi Giáo Iraq và Cận Đông.
Chủ
trương Al-Baghdadi lúc này không chỉ chống lại các nhóm Hồi Giáo Shiite
mà còn thống nhất cộng đồng Hồi Giáo (Sunni) khắp thế giới dưới một thể
chế chung, áp dụng triệt để luật Sharia của Hồi Giáo, người dân bị cấm
xem bóng đá, hút thuốc, nghe nhạc, v.v.
Năm 2012, al-Baghdadi bắt đầu chiến dịch “giải phóng” Iraq. Vào tháng 7, ông đưa ra một kế hoạch có tên “Vượt qua những bức tường”,
khởi đầu là mở các cuộc tấn công để giải thoát cho "các tù nhân Hồi
giáo” và săn lùng, tiêu diệt các thẩm phán, các nhân viên điều tra và
các cận vệ của họ. Ông hối thúc các thủ lãnh Hồi Giáo Sunni có người gia
nhập al-Qaeda quay trở lại các thành trì trước đây của họ. Chiến dịch
của ông không phải chỉ là đánh phá các cơ sở của Mỹ hay chính quyền
Shiite mà đánh phá luôn các thánh đường của Hồi Giáo Shiite. Nhiều lãnh
tụ Hồi Giáo đã lên án các
vụ đặt bom này.
Trong
tháng 6, ISIL đã mở cuộc tấn công nhanh và tàn bạo chiếm nhiều thành
phố có tầm quan trọng chiến lược ở tỉnh Anbar vốn có đông
người Hồi giáo Shiite: Qaim, Rutba, Rawa và Anah, kiểm soát nhiều mỏ
dầu ở vùng Salahuddin, phía bắc Baghdad. Hôm 22.6.2014 các tay súng
của ISIL đã chiếm được các tiền đồn biên giới al-Waleed nằm
giáp với Syria và Turaibil giáp với Jordan, v.v.
Sự
tàn bạo của ISIL nhanh chóng được thể hiện rõ: Tại Mosul, ít nhất 1.700
người đã bị hành quyết tập thể. Tại Tikrit cũng xảy ra những vụ hành
quyết tương tự. Chính ISIL đã cho công bố nhiều bức ảnh về những vụ hành
quyết này.
SỐ PHẬN IRAQ SẼ RA SAO?
Nhiều
nhà quan sát đã cảnh báo nếu không có biện pháp nào cứu vãn kịp thời,
chỉ một thời gian nữa Baghdad sẽ rơi vào tay các chiến binh Sunni. Điều
chắc chắn là dù tình hình xảy ra như thế nào, Hoa Kỳ cũng sẽ không đem
quân trở lại Iraq nữa. Thủ Tướng Maliki đã lên tiếng kêu gọi Hoa Kỳ oanh
kích để ngăn chận sự tiến quân của ISIL. Nhưng việc này không dễ dàng
vì Hoa Kỳ thiếu một hệ thống tình báo ở dưới đất như ở Pakistan hay
Afghanistan. Hoa Kỳ mới gởi đến Iraq trên 300 nhân viên dân sự, có lẽ để
giúp thiết lập hệ
thống tình báo này.
Có
nhiều dấu hiệu cho thấy Hoa Kỳ không chủ trương bảo vệ một chính quyền
mạnh tại Iraq vì biết trước một chế độ như thế khó tồn tại. Trước khi
rút lui, Hoa Kỳ đã huấn luyện khoảng từ 140.000 đến 250.000 quân nhân
chiến đấu cho Iraq, nhưng việc huấn luyện quá sơ sài. Họ lại không được
trang bị đầy đủ. Ngày 9.10.2012, Iraq phải ký nhiều hợp đồng mua vũ khí
từ Nga, với tổng trị giá hơn 4,2 tỉ USD. Báo Vedomosti của Nga cho biết
Iraq đã mua 30 trực thăng chiến đấu Mi-28NE và 42 bệ phóng rocket di
động Pantsir-S1 của Nga.
Trong khi đó, hôm 10.1.2014 vừa qua, các thủ lãnh lập pháp Hoa Kỳ cân
nhắc quyết định chuyển giao vũ khí cho Baghdad, vì sợ Thủ Tướng Maliki
dùng vào việc chống lại các đối thủ chính trị!
Có lẽ Hoa Kỳ cũng sẽ thi hành một đường lối ở Iraq như ở Libya: Sau
khi thanh toán các lãnh tụ của họ, sẽ để cho các nhóm Hồi Giáo khác
nhau về sắc tộc hay giáo phái thanh toán nhau và hình thành những khu tự
trị riêng rẽ. Trong những ngày qua, đã có nhiều báo nói đến việc Iraq đang đối mặt với nguy cơ bị phân rã thành 3 quốc gia riêng biệt: người Kurd ở phía đông bắc, người Arập hệ phái Sunni ở phía bắc và người Arập hệ phái Shia ở phía nam. Ngay cả nếu điều đó không xảy ra thì chính quyền trung ương ở Baghdad cũng sẽ mất nhiều quyền lực.
Ngày 26.6.2014
Lữ Giang