Tham Khảo
Số phận tù binh Quốc Dân Đảng sau thời nội chiến ở Trung Quốc ( Y chang như CSVN )
Trong thời kỳ nội chiến giữa hai phe Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và Quốc Dân Đảng, dưới sự giúp đỡ của Liên Xô, và sử dụng những chiến thuật phi nhân đạo như “dùng dân thường làm lá chắn“, rốt cuộc ĐCSTQ cũng dành được thắng lợi về phần mình. Sau khi nắm được chính quyền vào năm 1949, ĐCSTQ đã khởi động chiến dịch “trừ phiến loạn” để tiêu diệt lực lượng còn sót lại của Quốc Dân Đảng tại Đại Lục.
Theo hồi ký của cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Tần Cơ Vĩ, cũng là tướng từng tham gia vào chiến dịch “trừ phiến loạn”, đối với các tù binh Quốc Dân Đảng, “trừ các chỉ huy có cấp Đoàn và Doanh sẽ bị giữ lại để thẩm vấn, còn cấp Liên trở xuống đều bị xử lý. Lúc đầu còn đưa một bộ phận “hàng binh” bổ sung vào đội ngũ, nhưng về sau việc cung ứng hậu cần phức tạp, các liên đội đều đem tù binh ra xử lý hàng loạt. Cách thông thường nhất là trong đêm tối đưa ra bãi sông hoặc lên núi cho đào rãnh rồi dùng lê đâm chết, chôn ngay xuống các hố vừa đào xong.”
Kinh khủng hơn nữa là chuyện các tướng lĩnh của ĐCSTQ nhắm rượu bằng tim gan của tù binh Quốc Dân Đảng. Theo hồi ký một sĩ quan Trung Quốc, có một Liên đội trưởng họ Trương cao 1,8m không chỉ làm vậy, mà ông này còn lừa chính người viết ăn gan người. Sau khi người này biết đã nôn thốc nôn tháo cả một ngày đêm.
Nhiều tù nhân Quốc Dân Đảng còn trở thành đối tượng giải phẫu sống cho các sinh viên trường y của ĐCSTQ. Theo tác giả Lỗ Đại Minh kể lại, ông là người xuất thân ở Sơn Đông, nhập ngũ năm 1937. Sau khi Trung Quốc thắng Nhật, ông đã thi vào trường đại học tổng hợp đầu tiên trước thời ĐCSTQ cầm quyền: Đại học Bắc Phương. Lúc đó, Đại học Bắc Phương nằm tại phía Tây của thành phố Hình Đài tỉnh Hà Bắc, là tiền thân của Đại học Nhân dân Bắc Kinh. Tháng 5/1946, trường này chính thức khai giảng với Hiệu trưởng lúc bấy giờ là Phạm Văn Lan.
Lỗ Đại Minh được phân công vào trường y, là lứa sinh viên đầu tiên của trường quân y. Lúc đó điều kiện học tập vô cùng sơ sài. Giáo sư bao gồm những người Liên Xô, người đến từ khu của Quốc Dân Đảng hoặc người Trung Quốc từng du học ở Liên Xô cùng một vài người Nhật. Chỉ có những người đó là đã từng nhận được sự giáo dục chính quy.
Sang đến năm thứ 2, họ bắt đầu tiến hành học tập nội dung về giải phẫu người là một nội dung vô cùng trọng yếu trong khoa học quân y. Lúc đó, trường yêu cầu cung cấp xác người chuyên dụng để thực tập. Tuy nhiên, lúc này vùng Hoa Bắc vẫn là một vùng đất vô cùng nghèo nàn, sinh hoạt vô cùng lạc hậu. Trường quân y của Đại học Bắc Phương cũng không có tiền, không có cách gì tìm được tử thi miễn phí để tiến hành học tập giải phẫu. Thậm chí nếu có tiền đi nữa thì những người Hoa Bắc vốn theo phong tục từ xưa, chỉ muốn xác người thân được nguyên vẹn chôn xuống đất chứ không hề muốn bán cho người khác để làm giải phẫu.
Không lâu sau, tình trạng thiếu xác vô cùng nghiêm trọng ở trường đã được đề lên đến tận cấp của chủ tịch khu Dương Tú Phong và các lãnh đạo cấp cao. Sau đó, một xe chở tù binh Quốc Dân Đảng được đưa đến trường. Lúc đầu, Lỗ Đại Minh cùng các thầy giáo không hiểu vì sao lại đưa tù bình Quốc Dân Đảng đến trường, về sau mới biết rằng họ được dùng làm mẫu vật giải phẫu.
Điều làm Lỗ Đại Minh ấn tượng sâu sắt nhất là câu chuyện về một người tù chỉ huy của Quốc Dân Đảng mang mã số 014. Nghe tiếng khóc lúc nửa đêm, Lỗ Đại Minh hỏi chuyện những người khác thì được cho biết: “Ngày mai là sinh nhật 28 tuổi của chỉ huy chúng tôi. Anh ấy đã 12 năm chưa được về nhà ở Chiết Giang. Anh ấy từng chiến đấu tay đôi với quân Nhật trong rừng phía bắc Miến Điện, bị dao của quân Nhật đâm xuyên vai, lòi cả thịt, vậy mà không khóc lấy một tiếng. Anh ấy vốn là một người con rất có hiếu”. Sau đó, vị chỉ huy này cho biết ông mơ thấy mẹ mình quỳ trước cây cầu đá đầu thôn, vừa khóc vừa đốt vàng mã cho con trai. Một vị nam tử Hán đường đường như vậy mà hôm sau lại trở thành đối tượng giải phẫu cho sinh viên quân y. Vị này cự tuyệt chuyện bị hành hình rồi giải phẫu, nói: “Tôi vốn là một người lính tình nguyện chỉ muốn giết quân Nhật, vốn chưa từng giết bất kỳ ai trong số các anh. Nếu sau này có ai hỏi tôi đã đi đâu, xin đừng cho họ biết rằng tôi đã chết thế này. Hãy nói tôi bị chết hay mất tích ở tiền tuyến. Xin tuyệt đối đừng nói với mẹ tôi. Ngoài ra, cũng đừng lấy cây thập tự giá trên người tôi. Sau khi các anh xong việc, hãy bỏ nó trong tim tôi và chôn cùng tôi.”
Việc giải phẫu người diễn ra suốt một tháng sau đó. Xác những tù binh Quốc Dân Đảng đều bị xử lý ở rừng cây, làm mồi cho quạ hoặc chó hoang. Người dân xung quanh thôn cứ hỏi những câu như: vì sao cổ thụ xanh thế, sao chó hoang béo thế… Có ai ngờ được chuyện đã xảy ra…
Ngày nay, chuyện tàn nhẫn này vẫn còn tiếp diễn. Các bệnh viện bên ngoài và bệnh viện quân y của ĐCSTQ vẫn câu kết với nhau tiếp tục chuyện mổ cướp và bán nội tạng của rất nhiều tù nhân lương tâm, trong đó nạn nhân là những người Kitô hữu, Duy Ngô Nhĩ và người tập Pháp Luân Công. Ngày 13/6/2016, Hạ viện Mỹ đã thông qua Nghị quyết 343 yêu cầu chính quyền Trung Quốc chấm dứt hoạt động mổ cướp nội tạng đối với các tù nhân lương tâm, đồng thời kết thúc cuộc đàn áp những người tập Pháp Luân Công vốn đã kéo dài 17 năm qua.
Tự Minh
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Số phận tù binh Quốc Dân Đảng sau thời nội chiến ở Trung Quốc ( Y chang như CSVN )
Trong thời kỳ nội chiến giữa hai phe Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và Quốc Dân Đảng, dưới sự giúp đỡ của Liên Xô, và sử dụng những chiến thuật phi nhân đạo như “dùng dân thường làm lá chắn“, rốt cuộc ĐCSTQ cũng dành được thắng lợi về phần mình. Sau khi nắm được chính quyền vào năm 1949, ĐCSTQ đã khởi động chiến dịch “trừ phiến loạn” để tiêu diệt lực lượng còn sót lại của Quốc Dân Đảng tại Đại Lục.
Theo hồi ký của cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Tần Cơ Vĩ, cũng là tướng từng tham gia vào chiến dịch “trừ phiến loạn”, đối với các tù binh Quốc Dân Đảng, “trừ các chỉ huy có cấp Đoàn và Doanh sẽ bị giữ lại để thẩm vấn, còn cấp Liên trở xuống đều bị xử lý. Lúc đầu còn đưa một bộ phận “hàng binh” bổ sung vào đội ngũ, nhưng về sau việc cung ứng hậu cần phức tạp, các liên đội đều đem tù binh ra xử lý hàng loạt. Cách thông thường nhất là trong đêm tối đưa ra bãi sông hoặc lên núi cho đào rãnh rồi dùng lê đâm chết, chôn ngay xuống các hố vừa đào xong.”
Kinh khủng hơn nữa là chuyện các tướng lĩnh của ĐCSTQ nhắm rượu bằng tim gan của tù binh Quốc Dân Đảng. Theo hồi ký một sĩ quan Trung Quốc, có một Liên đội trưởng họ Trương cao 1,8m không chỉ làm vậy, mà ông này còn lừa chính người viết ăn gan người. Sau khi người này biết đã nôn thốc nôn tháo cả một ngày đêm.
Nhiều tù nhân Quốc Dân Đảng còn trở thành đối tượng giải phẫu sống cho các sinh viên trường y của ĐCSTQ. Theo tác giả Lỗ Đại Minh kể lại, ông là người xuất thân ở Sơn Đông, nhập ngũ năm 1937. Sau khi Trung Quốc thắng Nhật, ông đã thi vào trường đại học tổng hợp đầu tiên trước thời ĐCSTQ cầm quyền: Đại học Bắc Phương. Lúc đó, Đại học Bắc Phương nằm tại phía Tây của thành phố Hình Đài tỉnh Hà Bắc, là tiền thân của Đại học Nhân dân Bắc Kinh. Tháng 5/1946, trường này chính thức khai giảng với Hiệu trưởng lúc bấy giờ là Phạm Văn Lan.
Lỗ Đại Minh được phân công vào trường y, là lứa sinh viên đầu tiên của trường quân y. Lúc đó điều kiện học tập vô cùng sơ sài. Giáo sư bao gồm những người Liên Xô, người đến từ khu của Quốc Dân Đảng hoặc người Trung Quốc từng du học ở Liên Xô cùng một vài người Nhật. Chỉ có những người đó là đã từng nhận được sự giáo dục chính quy.
Sang đến năm thứ 2, họ bắt đầu tiến hành học tập nội dung về giải phẫu người là một nội dung vô cùng trọng yếu trong khoa học quân y. Lúc đó, trường yêu cầu cung cấp xác người chuyên dụng để thực tập. Tuy nhiên, lúc này vùng Hoa Bắc vẫn là một vùng đất vô cùng nghèo nàn, sinh hoạt vô cùng lạc hậu. Trường quân y của Đại học Bắc Phương cũng không có tiền, không có cách gì tìm được tử thi miễn phí để tiến hành học tập giải phẫu. Thậm chí nếu có tiền đi nữa thì những người Hoa Bắc vốn theo phong tục từ xưa, chỉ muốn xác người thân được nguyên vẹn chôn xuống đất chứ không hề muốn bán cho người khác để làm giải phẫu.
Không lâu sau, tình trạng thiếu xác vô cùng nghiêm trọng ở trường đã được đề lên đến tận cấp của chủ tịch khu Dương Tú Phong và các lãnh đạo cấp cao. Sau đó, một xe chở tù binh Quốc Dân Đảng được đưa đến trường. Lúc đầu, Lỗ Đại Minh cùng các thầy giáo không hiểu vì sao lại đưa tù bình Quốc Dân Đảng đến trường, về sau mới biết rằng họ được dùng làm mẫu vật giải phẫu.
Điều làm Lỗ Đại Minh ấn tượng sâu sắt nhất là câu chuyện về một người tù chỉ huy của Quốc Dân Đảng mang mã số 014. Nghe tiếng khóc lúc nửa đêm, Lỗ Đại Minh hỏi chuyện những người khác thì được cho biết: “Ngày mai là sinh nhật 28 tuổi của chỉ huy chúng tôi. Anh ấy đã 12 năm chưa được về nhà ở Chiết Giang. Anh ấy từng chiến đấu tay đôi với quân Nhật trong rừng phía bắc Miến Điện, bị dao của quân Nhật đâm xuyên vai, lòi cả thịt, vậy mà không khóc lấy một tiếng. Anh ấy vốn là một người con rất có hiếu”. Sau đó, vị chỉ huy này cho biết ông mơ thấy mẹ mình quỳ trước cây cầu đá đầu thôn, vừa khóc vừa đốt vàng mã cho con trai. Một vị nam tử Hán đường đường như vậy mà hôm sau lại trở thành đối tượng giải phẫu cho sinh viên quân y. Vị này cự tuyệt chuyện bị hành hình rồi giải phẫu, nói: “Tôi vốn là một người lính tình nguyện chỉ muốn giết quân Nhật, vốn chưa từng giết bất kỳ ai trong số các anh. Nếu sau này có ai hỏi tôi đã đi đâu, xin đừng cho họ biết rằng tôi đã chết thế này. Hãy nói tôi bị chết hay mất tích ở tiền tuyến. Xin tuyệt đối đừng nói với mẹ tôi. Ngoài ra, cũng đừng lấy cây thập tự giá trên người tôi. Sau khi các anh xong việc, hãy bỏ nó trong tim tôi và chôn cùng tôi.”
Việc giải phẫu người diễn ra suốt một tháng sau đó. Xác những tù binh Quốc Dân Đảng đều bị xử lý ở rừng cây, làm mồi cho quạ hoặc chó hoang. Người dân xung quanh thôn cứ hỏi những câu như: vì sao cổ thụ xanh thế, sao chó hoang béo thế… Có ai ngờ được chuyện đã xảy ra…
Ngày nay, chuyện tàn nhẫn này vẫn còn tiếp diễn. Các bệnh viện bên ngoài và bệnh viện quân y của ĐCSTQ vẫn câu kết với nhau tiếp tục chuyện mổ cướp và bán nội tạng của rất nhiều tù nhân lương tâm, trong đó nạn nhân là những người Kitô hữu, Duy Ngô Nhĩ và người tập Pháp Luân Công. Ngày 13/6/2016, Hạ viện Mỹ đã thông qua Nghị quyết 343 yêu cầu chính quyền Trung Quốc chấm dứt hoạt động mổ cướp nội tạng đối với các tù nhân lương tâm, đồng thời kết thúc cuộc đàn áp những người tập Pháp Luân Công vốn đã kéo dài 17 năm qua.
Tự Minh