Cà Kê Dê Ngỗng
Song Bình trên đường thiên lý
Đặng tái xuất trên chính trường Trung Quốc sau khi Mao chết, là vận may không chỉ cho cá nhân Đặng, mà còn cho cả hơn tỷ con người trên lục địa rộng lớn.
AFR Dân Nguyễn/ Quê Choa
Tác giả gửi Quê Choa
AFR Dân Nguyễn/ Quê Choa
Phong trào đòi dân chủ của sinh viên Trung Quốc năm 1989 xảy ra khi Đặng
Tiểu Bình còn sống và đang ngự trên ngai quyền lực cao nhất. Và chính
Đặng chứ không phải ai khác đã ra lệnh đàn áp đẫm máu phong trào sinh
viên bằng công cụ và bạo lực hết sức đặc trưng của chế độ cộng sản: Dùng
quân đội và vũ khí hạng nặng đè bẹp, nghiền nát dân chủ!.
Đặng tái xuất trên chính trường Trung Quốc sau khi Mao chết, là vận may
không chỉ cho cá nhân Đặng, mà còn cho cả hơn tỷ con người trên lục địa
rộng lớn. Với vai trò thiết chế và điều khiển chương trình cải cách kinh
tế bằng cái tên “Bốn hiện đại hóa”, Đặng đã mở ra một trang mới cho sự
hóa rồng của Trung Hoa lục địa. Bằng nội lực chỉ là một trong nhiều
nguyên nhân khiến Hoa lục cất cánh. Có lẽ không thể bỏ qua yếu tố Hoa
Lục của Đặng được hưởng Tối huệ quốc từ Hoa Kỳ, nhờ đó mà đầu tư của “tư
bản giãy chết” được dịp đổ dồn vào Hoa Lục, và Đặng đã “trúng lớn” nhờ
chính sách mở cửa và nhờ vào Tối huệ quốc (Most Favoured Nation) từ “mẽo
đen” Huê Kỳ cả “mèo trắng ” Tây Âu. Thế nhưng, khi Đặng quyết tâm cải
cách chính sách kinh tế bao nhiêu, thì ông ta cũng quyết tâm sắt đá bấy
nhiêu trong việc duy trì độc đảng trong đường lối chính trị, đối lập
hoàn toàn với việc cởi mở cho chính sách kinh tế. Rõ nhất cho lập trường
của Đặng về duy trì độc đảng, nói “không” với dân chủ, là việc điều xe
tăng đến “giải quyết” sự vụ tại quảng trường Thiên An Môn. Bộ óc Đặng là
siêu việt cho một dự án phát triển kinh tế, làm kinh tế Hoa Lục của
Đặng có mức tăng trưởng khiến Tây Phương thèm muốn, và tăng trưởng trong
nhiều năm dài.
Nhưng điều cần bàn là, Đặng đã tạo ra một môi trường phát triển của chủ
nghĩa tư bản hoang dã. Nó lại càng hoang dã hơn bao giờ hết khi thể chế
chính trị bị đóng khung trong sự thống trị của độc đảng. Đó chính là
“Xây dựng CNXH theo mô hình Trung Quốc”. Di sản mà Đặng để lại cho Trung
Quốc, thật chớ trêu, là người dân Trung Quốc không được hưởng đã đành,
nhưng chính đảng cs của Đặng cũng không được hưởng. Vậy ai là người được
“ngồi mát ăn bát vàng”. Ai được hưởng lợi từ chính sách cải cách kinh
tế đó? Cũng như ở các nước có chế độ độc tài, câu trả lời là bọn tài
phiệt (hay còn gọi là tư bản đỏ), là chủ nhân ông đích thực của sự thịnh
vượng mà Trung Quốc gặt hái được sau nhiều thập kỷ nghèo khó…
Gần hai mươi năm sau ngày Đặng qua đời, nền kinh tế Trung Quốc vẫn kế
thừa những thành quả do Đặng đem lại. Thế nhưng, chủ nghĩa tư bản hoang
dã cứ hoang dã ở xứ sở đông dân nhất hành tinh này, và xem ra sẽ còn
hoang dã mãi mà không có điểm dừng. Chủ nghĩa tư bản hoang dã Âu Mỹ xuất
hiện cùng với sự xuất hiện của đầu máy hơi nước, với các ông chủ nhà
băng, chủ các hầm mỏ, trang trại…khi đạt đến “cực thịnh” thì nó không
còn hoang dã nữa; và nó có bộ mặt sạch sẽ (đúng với cả nghĩa đen và
nghĩa bóng) như ngày nay người ta thấy. Cái gọi là “chủ nghĩa xã hội”
tại Trung Quốc ngày nay thực chất là chủ nghĩa tư bản hoang dã. Nhưng nó
sẽ mãi mãi mang bộ mặt nhem nhuốc, bộ mặt ác độc “cá lớn nuốt cá bé”,
hay nói cách khác, là nó kế thừa di sản :người bóc lột người” của tư bản
hoang dã Tây phương vào những thế kỷ trước. Chủ nghĩa tư bản hoang dã
Âu Mỹ sở dĩ thoát thai được khỏi cái bóng của chính nó bởi cái văn minh
đã tiềm ẩn, đã có sẵn trong “cơ thể” của chính thể. Chế độ tư bản là con
đường nó buộc phải đi qua, là con đường tất yếu cho không chỉ riêng nó,
song cho cả nhân loại; và đó là quy luật. Những mâu thuẫn giữa chủ với
người làm thuê, cũng như mâu thuẫn về lợi quyền cũng là tất yếu. Nó là
bước đi ban đầu mà nhân loại không thể bỏ qua. Cái gọi là “bỏ qua giai
đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội”, hay
“xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình Trung Quốc”, hay gì gì đi chăng
nữa cũng đều là sai lầm do khiên cưỡng hay do ấu trĩ thì cũng vậy…
Những gì đang diễn ra trong xã hội VN và Trung Quốc cho thấy rõ điều đó.
Sẽ là một chế độ tư bản hoang dã chừng nào còn đảng cộng sản thống trị.
Với nền dân chủ tư sản mà đặc trưng không khác mấy ngày nay, vậy mà các
thể chế tư bản Âu Mỹ cũng phải vật vã nhiều thập kỷ mới thoát khỏi một
xã hội bất công người bóc lột người. Thực khó hiểu, bởi với bộ óc siêu
việt của Đặng mà còn sợ dân chủ, muốn duy trì nhà nước độc đảng (để ổn
định chính trị?), không tiên tri nổi về một xã hội mà siêu quyền lực
lũng đoạn, thì đất nước Trung Hoa nói riêng, các thể chế độc tài nói
chung sẽ có cùng mẫu số: Bất công dẫn đến bất ổn,… và cách mạng, dù cách
mạng nhung hay cách mạng gai…
Tập Cận Bình liệu sẽ làm và làm thắng lợi phần mà Bình họ Đặng để lại hay cố tình không làm hoặc làm nửa vời?
“Chính trị là thống soái”. Có phải Mao đã nói câu nổi tiếng đó. Chính
trị thời nào và ở đâu cũng luôn đúng như vậy, vẫn luôn phát huy vai trò
thống soái của nó. Nhưng “thống soái” theo hướng làm cho xã hội văn
minh, thì phải cải cách triệt để, phải tôn “bọn tư bản giãy chết” làm sư
phụ!
Những gì Tập Cận Bình đang tiến hành chưa phải là tín hiệu vui. Cái mà
nhân Dân trung Quốc đang thực sự cần là một nền dân chủ, một nhà nước
pháp trị, chứ không phải một minh quân liêm chính.
Nếu thỏa mãn được những nguyện ước của nhân dân về một nền chính trị
trong sạch bền vững, Bình Tập sẽ để lại ấn tượng không kém, và có
quyền dành lại một nửa giải Nô-Ben từ tay Bình Đặng.
Sept/10th/2014
Tác giả gửi Quê Choa
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Song Bình trên đường thiên lý
Đặng tái xuất trên chính trường Trung Quốc sau khi Mao chết, là vận may không chỉ cho cá nhân Đặng, mà còn cho cả hơn tỷ con người trên lục địa rộng lớn.
AFR Dân Nguyễn/ Quê Choa
Tác giả gửi Quê Choa
Phong trào đòi dân chủ của sinh viên Trung Quốc năm 1989 xảy ra khi Đặng
Tiểu Bình còn sống và đang ngự trên ngai quyền lực cao nhất. Và chính
Đặng chứ không phải ai khác đã ra lệnh đàn áp đẫm máu phong trào sinh
viên bằng công cụ và bạo lực hết sức đặc trưng của chế độ cộng sản: Dùng
quân đội và vũ khí hạng nặng đè bẹp, nghiền nát dân chủ!.
Đặng tái xuất trên chính trường Trung Quốc sau khi Mao chết, là vận may
không chỉ cho cá nhân Đặng, mà còn cho cả hơn tỷ con người trên lục địa
rộng lớn. Với vai trò thiết chế và điều khiển chương trình cải cách kinh
tế bằng cái tên “Bốn hiện đại hóa”, Đặng đã mở ra một trang mới cho sự
hóa rồng của Trung Hoa lục địa. Bằng nội lực chỉ là một trong nhiều
nguyên nhân khiến Hoa lục cất cánh. Có lẽ không thể bỏ qua yếu tố Hoa
Lục của Đặng được hưởng Tối huệ quốc từ Hoa Kỳ, nhờ đó mà đầu tư của “tư
bản giãy chết” được dịp đổ dồn vào Hoa Lục, và Đặng đã “trúng lớn” nhờ
chính sách mở cửa và nhờ vào Tối huệ quốc (Most Favoured Nation) từ “mẽo
đen” Huê Kỳ cả “mèo trắng ” Tây Âu. Thế nhưng, khi Đặng quyết tâm cải
cách chính sách kinh tế bao nhiêu, thì ông ta cũng quyết tâm sắt đá bấy
nhiêu trong việc duy trì độc đảng trong đường lối chính trị, đối lập
hoàn toàn với việc cởi mở cho chính sách kinh tế. Rõ nhất cho lập trường
của Đặng về duy trì độc đảng, nói “không” với dân chủ, là việc điều xe
tăng đến “giải quyết” sự vụ tại quảng trường Thiên An Môn. Bộ óc Đặng là
siêu việt cho một dự án phát triển kinh tế, làm kinh tế Hoa Lục của
Đặng có mức tăng trưởng khiến Tây Phương thèm muốn, và tăng trưởng trong
nhiều năm dài.
Nhưng điều cần bàn là, Đặng đã tạo ra một môi trường phát triển của chủ
nghĩa tư bản hoang dã. Nó lại càng hoang dã hơn bao giờ hết khi thể chế
chính trị bị đóng khung trong sự thống trị của độc đảng. Đó chính là
“Xây dựng CNXH theo mô hình Trung Quốc”. Di sản mà Đặng để lại cho Trung
Quốc, thật chớ trêu, là người dân Trung Quốc không được hưởng đã đành,
nhưng chính đảng cs của Đặng cũng không được hưởng. Vậy ai là người được
“ngồi mát ăn bát vàng”. Ai được hưởng lợi từ chính sách cải cách kinh
tế đó? Cũng như ở các nước có chế độ độc tài, câu trả lời là bọn tài
phiệt (hay còn gọi là tư bản đỏ), là chủ nhân ông đích thực của sự thịnh
vượng mà Trung Quốc gặt hái được sau nhiều thập kỷ nghèo khó…
Gần hai mươi năm sau ngày Đặng qua đời, nền kinh tế Trung Quốc vẫn kế
thừa những thành quả do Đặng đem lại. Thế nhưng, chủ nghĩa tư bản hoang
dã cứ hoang dã ở xứ sở đông dân nhất hành tinh này, và xem ra sẽ còn
hoang dã mãi mà không có điểm dừng. Chủ nghĩa tư bản hoang dã Âu Mỹ xuất
hiện cùng với sự xuất hiện của đầu máy hơi nước, với các ông chủ nhà
băng, chủ các hầm mỏ, trang trại…khi đạt đến “cực thịnh” thì nó không
còn hoang dã nữa; và nó có bộ mặt sạch sẽ (đúng với cả nghĩa đen và
nghĩa bóng) như ngày nay người ta thấy. Cái gọi là “chủ nghĩa xã hội”
tại Trung Quốc ngày nay thực chất là chủ nghĩa tư bản hoang dã. Nhưng nó
sẽ mãi mãi mang bộ mặt nhem nhuốc, bộ mặt ác độc “cá lớn nuốt cá bé”,
hay nói cách khác, là nó kế thừa di sản :người bóc lột người” của tư bản
hoang dã Tây phương vào những thế kỷ trước. Chủ nghĩa tư bản hoang dã
Âu Mỹ sở dĩ thoát thai được khỏi cái bóng của chính nó bởi cái văn minh
đã tiềm ẩn, đã có sẵn trong “cơ thể” của chính thể. Chế độ tư bản là con
đường nó buộc phải đi qua, là con đường tất yếu cho không chỉ riêng nó,
song cho cả nhân loại; và đó là quy luật. Những mâu thuẫn giữa chủ với
người làm thuê, cũng như mâu thuẫn về lợi quyền cũng là tất yếu. Nó là
bước đi ban đầu mà nhân loại không thể bỏ qua. Cái gọi là “bỏ qua giai
đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội”, hay
“xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình Trung Quốc”, hay gì gì đi chăng
nữa cũng đều là sai lầm do khiên cưỡng hay do ấu trĩ thì cũng vậy…
Những gì đang diễn ra trong xã hội VN và Trung Quốc cho thấy rõ điều đó.
Sẽ là một chế độ tư bản hoang dã chừng nào còn đảng cộng sản thống trị.
Với nền dân chủ tư sản mà đặc trưng không khác mấy ngày nay, vậy mà các
thể chế tư bản Âu Mỹ cũng phải vật vã nhiều thập kỷ mới thoát khỏi một
xã hội bất công người bóc lột người. Thực khó hiểu, bởi với bộ óc siêu
việt của Đặng mà còn sợ dân chủ, muốn duy trì nhà nước độc đảng (để ổn
định chính trị?), không tiên tri nổi về một xã hội mà siêu quyền lực
lũng đoạn, thì đất nước Trung Hoa nói riêng, các thể chế độc tài nói
chung sẽ có cùng mẫu số: Bất công dẫn đến bất ổn,… và cách mạng, dù cách
mạng nhung hay cách mạng gai…
Tập Cận Bình liệu sẽ làm và làm thắng lợi phần mà Bình họ Đặng để lại hay cố tình không làm hoặc làm nửa vời?
“Chính trị là thống soái”. Có phải Mao đã nói câu nổi tiếng đó. Chính
trị thời nào và ở đâu cũng luôn đúng như vậy, vẫn luôn phát huy vai trò
thống soái của nó. Nhưng “thống soái” theo hướng làm cho xã hội văn
minh, thì phải cải cách triệt để, phải tôn “bọn tư bản giãy chết” làm sư
phụ!
Những gì Tập Cận Bình đang tiến hành chưa phải là tín hiệu vui. Cái mà
nhân Dân trung Quốc đang thực sự cần là một nền dân chủ, một nhà nước
pháp trị, chứ không phải một minh quân liêm chính.
Nếu thỏa mãn được những nguyện ước của nhân dân về một nền chính trị
trong sạch bền vững, Bình Tập sẽ để lại ấn tượng không kém, và có
quyền dành lại một nửa giải Nô-Ben từ tay Bình Đặng.
Sept/10th/2014
Tác giả gửi Quê Choa