Văn Học & Nghệ Thuật
Sông Côn Mùa Lũ _Trịnh Hội
Phải gặp ngay sau khi đọc xong quyển trường thiên tiểu thuyết của ông.
Nó mang tên: ‘Sông Côn Mùa Lũ’.
Và ông là nhà văn Nguyễn Mộng Giác.
Ông vừa qua đời đêm hôm trước ở Cali. Tôi cũng vừa đọc xong quyển ‘Sông Côn Mùa Lũ’ của ông trên đường bay về Mỹ. Thế vậy mà tôi vẫn không gặp được ông. Sẽ không bao giờ có dịp hỏi ông thế ông có nghĩ là nhân vật Nguyễn Huệ mà ông tạo dựng lại trong truyện sẽ xuất hiện một lần nữa hay không ngay trên quê hương mình?
Cũng sẽ không bao giờ tôi còn dịp mang đến tặng ông một giỏ lan rừng như tôi đã tự hứa với lòng. Vì tôi nghĩ là ông sẽ rất thích. Rất thích như nhân vật Lãng ngây thơ, lãng mạn trong truyện đã tìm đến thiên nhiên và những cành hoa lan mỏng manh, hoang dại, khi chinh chiến đã tàn. Lúc anh đã thôi không còn muốn vướng bận vào cõi đời lắm trái ngang, tranh chấp.
Tôi có một thói quen là thích hỏi thăm những người tôi vừa mới làm thân, những người cũng thích đọc sách như tôi, là đối với họ tác phẩm văn chương nào, ở đâu, là tác phẩm tuyệt vời nhất? Gặp bạn Mỹ, Úc tôi hỏi cho cả hai thể loại: fiction (tiểu thuyết) và non – fiction (những thể loại còn lại). Gặp các anh em, bạn bè người Việt tôi cũng hỏi y thế.
Vì đối với riêng tôi, người chọn sách nhưng sách giúp chọn bạn. Nếu may mắn, không những chúng ta sẽ tìm được những người bạn có cùng một sở thích đọc sách mà hơn thế nữa, chúng ta sẽ tìm được một sự đồng cảm, quan tâm và rất thích thú khi biết được rằng cũng có người có cùng một ý tưởng, một nhân sinh quan như mình. Qua tác phẩm mà cả hai vừa tìm đến, có cùng một cảm nhận.
Không phải ai cũng đồng ý đấy là một quyển sách hay. Vì không phải ai cũng tìm thấy những gì đã có từ lâu ở trong ta. Như câu kết trong bài viết trước của tôi: ‘Books are mirrors. You only see in them what you already have inside you’. Tìm được những người bạn có những gì mình đang có từ lâu ở trong ta là một sự may mắn hi hữu.
Vì thế người đầu tiên tôi cần phải cảm ơn là anh Cường, một người bạn, đàn anh của tôi mà tôi chỉ vừa mới có dịp làm thân cách đây chỉ vài tháng. Mặc dù tôi biết anh đã lâu.
Hôm trước khi tôi bay vòng một chuyến từ Âu sang Úc để gây quỹ cho những thuyền nhân cuối cùng ở Thái Lan, chúng tôi đã gặp nhau ở một quán ăn ở Cali với một số anh em khác để cùng hàn huyên tâm sự về một số công việc mà chúng tôi đang cộng tác chung. Nhân tiện đó tôi hỏi anh thế này:
Theo anh thì quyển sách nào đã có ảnh hưởng nhiều nhất đến anh? Hay nhất theo ý anh?
Anh trả lời: ‘có thể đó là cuốn Guns, Germs and Steel của Giáo Sư Jared Diamond chứng minh về sự ra đời và kết thúc của các nền văn minh cổ đại’.
Quả thật đó là một quyển sách nghiên cứu khoa học tự nhiên quá tuyệt vời.
Thế còn trong tiếng Việt thì sao thưa anh?
Tôi hỏi tiếp.
‘Chắc chắn đó phải là cuốn Sông Côn Mùa Lũ của Nguyễn Mộng Giác’.
Không một chút ngần ngại, đắn đo anh đã trả lời ngay lập tức.
Và thế là tôi đã đến với quyển trường thiên tiểu thuyết dã sử này nhân đúng ngày tôi ra mắt quyển ‘Hội & Ngộ’ của tôi ở Hội Trường Nhật Báo Người Việt. Khi anh mang đến tặng cho tôi cả hai bộ I & II có chữ ký của chính tác giả. Mặc dù anh biết là tôi chỉ có thể trả lễ lại bằng cách tặng cho anh quyển ‘Hội & Ngộ’ có phần hơi ngô ngố, quá đỗi tầm thường của mình.
Kể từ hôm đó cho đến tuần trước cứ bước lên máy bay, sau khi cài chặt dây an toàn là tôi mở sách ra đọc. Có thể nói đây là quyển tiểu thuyết tiếng Việt dài nhất mà tôi đã đọc được hết từ đầu cho đến cuối trong suốt hơn một thập niên qua. Và càng đọc thì tôi càng bị cuốn hút vào câu chuyện của 3 anh em nhà họ Nguyễn từ vùng đất quê nghèo Tây Sơn đã lập được nên sự nghiệp từ Nam ra Bắc trên 200 năm trước. Cùng với thân phận nổi trôi của 4 người con, 3 trai, một gái của ông Giáo Hiến khi đất nước phải trải qua biết bao cuộc bể dâu. Của Vua Lê, Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. Và con cháu của Chúa Nguyễn là Nguyễn Ánh ở Đàng Trong.
Mỗi nhân vật là một vẻ. Một Nguyễn Nhạc với tính khí thẳng thắn nhưng có phần đa nghi. Một Nguyễn Lữ suốt đời chỉ muốn tìm đến sự đơn giản và chân lý trong cuộc sống sao có lắm kẻ bon chen này.
Và Nguyễn Huệ. Một nhân vật, một anh hùng mà tôi nghĩ tác giả muốn gói ghém tất cả những gì cao đẹp nhất cần phải có ở một nhà lãnh tụ quốc gia trong thời loạn lạc. Ông là một tướng giỏi nhưng hơn hết ông là một nhà chính trị gia đại tài. Ông khoan dung nhưng dứt khoát. Biết là xã hội nào cũng cần phải có nề nếp, kỷ cương nhưng vẫn sẵn sàng gạt bỏ quá khứ để hướng đến tương lai.
Và đó cũng là thông điệp được gửi gấm qua trên 1500 trang giấy của bộ trường thiên tiểu thuyết ‘Sông Côn Mùa Lũ’ mà tác giả đã bắt đầu nghiên cứu để viết lại trong suốt những năm tháng đầu tiên tại Sài Gòn sau năm 1975 trước khi ông vượt biên sang Mỹ định cư. Đó là thái độ các nhà khoa bảng, của giới trí thức, của các nhà nho ngày xưa khi có những cuộc tranh chấp, thay đổi giữa các triều đại lúc hưng suy.
Thế nào là trung với quân? Khi nào thì chúng ta cần phải lắng nghe tiếng nói của chính người dân chân lấm tay bùn? Là đã đến lúc chúng ta cần phải thẳng thắn gạt bỏ những hệ lụy của quá khứ để thành lập một xã hội mới, một trật tự mới?
Rất tiếc là tôi sẽ không bao giờ có dịp hỏi tác giả những câu hỏi trên trong hoàn cảnh hiện tại của đất nước. Cũng như tôi sẽ không bao giờ có cơ hội được chia xẻ với ông về thái độ của giới trí thức ở Việt Nam và ở Hải Ngoại về những vấn đề cấp bách chung.
Vì đúng như lời ông đã từng chia xẻ trước đây: “nếu có một lời nhắn nhủ cho lớp trẻ, tôi sẽ nói: nếu có ý định làm gì thì nên làm ngay. Đừng đợi có điều kiện tối hảo mới làm như kiểu tự hứa ‘khi có điều kiện, tôi sẽ làm việc này việc kia…’ mà nên bắt tay làm ngay”.
Lẽ ra anh Cường phải cho tôi biết sớm về ‘Sông Côn Mùa Lũ’. Lẽ ra tôi phải biết tự tìm đến ông để sớm học được lời nói này.
* Blog của Luật sư Trịnh Hội là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Bàn ra tán vào (0)
Sông Côn Mùa Lũ _Trịnh Hội
Phải gặp ngay sau khi đọc xong quyển trường thiên tiểu thuyết của ông.
Nó mang tên: ‘Sông Côn Mùa Lũ’.
Và ông là nhà văn Nguyễn Mộng Giác.
Ông vừa qua đời đêm hôm trước ở Cali. Tôi cũng vừa đọc xong quyển ‘Sông Côn Mùa Lũ’ của ông trên đường bay về Mỹ. Thế vậy mà tôi vẫn không gặp được ông. Sẽ không bao giờ có dịp hỏi ông thế ông có nghĩ là nhân vật Nguyễn Huệ mà ông tạo dựng lại trong truyện sẽ xuất hiện một lần nữa hay không ngay trên quê hương mình?
Cũng sẽ không bao giờ tôi còn dịp mang đến tặng ông một giỏ lan rừng như tôi đã tự hứa với lòng. Vì tôi nghĩ là ông sẽ rất thích. Rất thích như nhân vật Lãng ngây thơ, lãng mạn trong truyện đã tìm đến thiên nhiên và những cành hoa lan mỏng manh, hoang dại, khi chinh chiến đã tàn. Lúc anh đã thôi không còn muốn vướng bận vào cõi đời lắm trái ngang, tranh chấp.
Tôi có một thói quen là thích hỏi thăm những người tôi vừa mới làm thân, những người cũng thích đọc sách như tôi, là đối với họ tác phẩm văn chương nào, ở đâu, là tác phẩm tuyệt vời nhất? Gặp bạn Mỹ, Úc tôi hỏi cho cả hai thể loại: fiction (tiểu thuyết) và non – fiction (những thể loại còn lại). Gặp các anh em, bạn bè người Việt tôi cũng hỏi y thế.
Vì đối với riêng tôi, người chọn sách nhưng sách giúp chọn bạn. Nếu may mắn, không những chúng ta sẽ tìm được những người bạn có cùng một sở thích đọc sách mà hơn thế nữa, chúng ta sẽ tìm được một sự đồng cảm, quan tâm và rất thích thú khi biết được rằng cũng có người có cùng một ý tưởng, một nhân sinh quan như mình. Qua tác phẩm mà cả hai vừa tìm đến, có cùng một cảm nhận.
Không phải ai cũng đồng ý đấy là một quyển sách hay. Vì không phải ai cũng tìm thấy những gì đã có từ lâu ở trong ta. Như câu kết trong bài viết trước của tôi: ‘Books are mirrors. You only see in them what you already have inside you’. Tìm được những người bạn có những gì mình đang có từ lâu ở trong ta là một sự may mắn hi hữu.
Vì thế người đầu tiên tôi cần phải cảm ơn là anh Cường, một người bạn, đàn anh của tôi mà tôi chỉ vừa mới có dịp làm thân cách đây chỉ vài tháng. Mặc dù tôi biết anh đã lâu.
Hôm trước khi tôi bay vòng một chuyến từ Âu sang Úc để gây quỹ cho những thuyền nhân cuối cùng ở Thái Lan, chúng tôi đã gặp nhau ở một quán ăn ở Cali với một số anh em khác để cùng hàn huyên tâm sự về một số công việc mà chúng tôi đang cộng tác chung. Nhân tiện đó tôi hỏi anh thế này:
Theo anh thì quyển sách nào đã có ảnh hưởng nhiều nhất đến anh? Hay nhất theo ý anh?
Anh trả lời: ‘có thể đó là cuốn Guns, Germs and Steel của Giáo Sư Jared Diamond chứng minh về sự ra đời và kết thúc của các nền văn minh cổ đại’.
Quả thật đó là một quyển sách nghiên cứu khoa học tự nhiên quá tuyệt vời.
Thế còn trong tiếng Việt thì sao thưa anh?
Tôi hỏi tiếp.
‘Chắc chắn đó phải là cuốn Sông Côn Mùa Lũ của Nguyễn Mộng Giác’.
Không một chút ngần ngại, đắn đo anh đã trả lời ngay lập tức.
Và thế là tôi đã đến với quyển trường thiên tiểu thuyết dã sử này nhân đúng ngày tôi ra mắt quyển ‘Hội & Ngộ’ của tôi ở Hội Trường Nhật Báo Người Việt. Khi anh mang đến tặng cho tôi cả hai bộ I & II có chữ ký của chính tác giả. Mặc dù anh biết là tôi chỉ có thể trả lễ lại bằng cách tặng cho anh quyển ‘Hội & Ngộ’ có phần hơi ngô ngố, quá đỗi tầm thường của mình.
Kể từ hôm đó cho đến tuần trước cứ bước lên máy bay, sau khi cài chặt dây an toàn là tôi mở sách ra đọc. Có thể nói đây là quyển tiểu thuyết tiếng Việt dài nhất mà tôi đã đọc được hết từ đầu cho đến cuối trong suốt hơn một thập niên qua. Và càng đọc thì tôi càng bị cuốn hút vào câu chuyện của 3 anh em nhà họ Nguyễn từ vùng đất quê nghèo Tây Sơn đã lập được nên sự nghiệp từ Nam ra Bắc trên 200 năm trước. Cùng với thân phận nổi trôi của 4 người con, 3 trai, một gái của ông Giáo Hiến khi đất nước phải trải qua biết bao cuộc bể dâu. Của Vua Lê, Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. Và con cháu của Chúa Nguyễn là Nguyễn Ánh ở Đàng Trong.
Mỗi nhân vật là một vẻ. Một Nguyễn Nhạc với tính khí thẳng thắn nhưng có phần đa nghi. Một Nguyễn Lữ suốt đời chỉ muốn tìm đến sự đơn giản và chân lý trong cuộc sống sao có lắm kẻ bon chen này.
Và Nguyễn Huệ. Một nhân vật, một anh hùng mà tôi nghĩ tác giả muốn gói ghém tất cả những gì cao đẹp nhất cần phải có ở một nhà lãnh tụ quốc gia trong thời loạn lạc. Ông là một tướng giỏi nhưng hơn hết ông là một nhà chính trị gia đại tài. Ông khoan dung nhưng dứt khoát. Biết là xã hội nào cũng cần phải có nề nếp, kỷ cương nhưng vẫn sẵn sàng gạt bỏ quá khứ để hướng đến tương lai.
Và đó cũng là thông điệp được gửi gấm qua trên 1500 trang giấy của bộ trường thiên tiểu thuyết ‘Sông Côn Mùa Lũ’ mà tác giả đã bắt đầu nghiên cứu để viết lại trong suốt những năm tháng đầu tiên tại Sài Gòn sau năm 1975 trước khi ông vượt biên sang Mỹ định cư. Đó là thái độ các nhà khoa bảng, của giới trí thức, của các nhà nho ngày xưa khi có những cuộc tranh chấp, thay đổi giữa các triều đại lúc hưng suy.
Thế nào là trung với quân? Khi nào thì chúng ta cần phải lắng nghe tiếng nói của chính người dân chân lấm tay bùn? Là đã đến lúc chúng ta cần phải thẳng thắn gạt bỏ những hệ lụy của quá khứ để thành lập một xã hội mới, một trật tự mới?
Rất tiếc là tôi sẽ không bao giờ có dịp hỏi tác giả những câu hỏi trên trong hoàn cảnh hiện tại của đất nước. Cũng như tôi sẽ không bao giờ có cơ hội được chia xẻ với ông về thái độ của giới trí thức ở Việt Nam và ở Hải Ngoại về những vấn đề cấp bách chung.
Vì đúng như lời ông đã từng chia xẻ trước đây: “nếu có một lời nhắn nhủ cho lớp trẻ, tôi sẽ nói: nếu có ý định làm gì thì nên làm ngay. Đừng đợi có điều kiện tối hảo mới làm như kiểu tự hứa ‘khi có điều kiện, tôi sẽ làm việc này việc kia…’ mà nên bắt tay làm ngay”.
Lẽ ra anh Cường phải cho tôi biết sớm về ‘Sông Côn Mùa Lũ’. Lẽ ra tôi phải biết tự tìm đến ông để sớm học được lời nói này.
* Blog của Luật sư Trịnh Hội là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.