Tham Khảo
South Stream: Thất bại của nền ngoại giao khí đốt Nga
Radosław Omachel và Michał Kacewicz (*) - Lê Diễn Đức dịch
Việc thực hiện kế hoạch chiến lược xây dựng hai đường ống khổng lồ - North Stream và South Stream - đóng bê tông trong nhiều thập kỷ trên thị trường khí đốt châu Âu và sư gia tăng áp lực ngày càng tăng về Ukraina, đang rõ ràng đi ra xa.
Đình chỉ các dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt South Stream là một thất bại của chính sách ngoại giao của Kremlin. Mặc dù Gazprom thực tế đã thông báo rằng, thay vì South Stream, sẽ đặt một đường ống có cùng công suất (63 tỷ m3 mỗi năm) tới Thổ Nhĩ Kỳ với khả năng mở rộng nó tới Hy Lạp và Italy. Hiện tại đây mới chỉ là điều trừu tượng. Gazprom thiếu tiền, Liên minh châu Âu (EU) đã hiệu quả ngăn chặn tham vọng độc quyền, còn tại Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu xây dựng một đường ống với sự hỗ trợ của EU.
Với 63 tỷ m3 khí đốt thay thế đường ống dẫn khí South Stream bằng đường South Stream Blue (tên này xuất hiện ngày hôm nay trên báo chí Nga). Thổ Nhĩ Kỳ chỉ chấp nhận 14 tỷ m3. Việc xây dựng một đường ống c1o công suất mạnh hướng tới châu Âu sẽ chỉ có ý nghĩa nếu Gazprom đồng ý tôn trọng gói năng lượng thứ ba của EU. Trong đó nói rằng, ngoài những thứ khác, chủ nhân của các đường ống dẫn không thể là người cung cấp khí đốt cũng như các công ty con của nó. Đây là chính là sự không tương thích của các dự án South Stream với luật chống độc quyền của EU. EU buộc Bulgaria phải ngăn chặn việc xây dựng đường ống dẫn.
Tất nhiên, cũng còn lý do khác. Gazprom không có tiền cho việc đầu tư tốn kém. Tín dụng của ngân hàng Đức do chính phủ bảo lãnh cho North Stream được đưa ra từ ekíp của Gerhard Schroeder. Giờ đây, ít nhất vì những biện pháp trừng phạt, đã không còn khả năng hợp tác này. Giai đoạn đầu tiên của South Stream, được xây dựng bởi Gazprom ở Nga, chi phí quá đắt đỏ. Một km đường ống ở Nga, nằm trên cac khu vực địa lý bằng phẳng, đắt hơn nhiều lần đường ống dẫn khí được xây dựng ở vùng núi châu Âu.
Báo Nga viết hôm nay rằng việc đình chỉ xây dựng South Stream về tổng thể không có vấn đề gì, bởi vì công suất chạy ở dưới đáy biển Baltic của North Stream mạnh đến mức mà Gazprom có thể cho một phần qua Ukraine hôm nay chạy qua Stream North và bằng con đường qua Đức để cung cấp cho Cộng hòa Séc, Áo và Hungary. Thế nhưng, một lần nữa, lại vấp vào gói năng lượng thứ ba. Khí đốt từ North Stream sẽ được vận chuyển cho phía Nam qua đường ống như Opal (của Đức, chạy dọc biên giới Ba Lan). Trong thực tế, Gazprom không cần phải sử dụng ống này, nhưng EU đã cho Nga một ngoại lệ, và đồng ý việc sử dụng nó, nhưng chỉ một nửa. Các cuộc đàm phán về công suất đầy đủ bị đông lạnh từ tháng Ba, sau cuộc xâm chiếm Crimea. Đó là lý do tại sao ngày hôm nay, Gazprom không có khả năng tránh Ukraine trong vận chuyển khí đốt qua phương Tây.
Trong tình hình này dễ dàng hơn để hiểu tại sao nhà cung cấp khí đốt khổng lồ của Nga có kế hoạch mở rộng đường ống Yamal chạy qua Ba Lan. Về khả năng này được nói trên tạp chí nội bộ bởi người đứng đầu chi nhánh của Gazprom ở Belarus, Vladimir Mayorov. Ông ta nói rằng hiện tại đường ống Yamal chạy hết công suất và có thể mở rộng, để có thể cung cấp nhiều khí cho khách hàng cuối cùng Ba Lan và Đức.
Đình chỉ dự án South Stream và đóng băng Opal không chỉ là tín hiệu tiêu cực đối với Gazprom. Vài ngày trước, người khổng lồ hóa dầu của Anh BP gia nhập tập đoàn xây dựng đường ống dẫn TANAP. Đường ống này sẽ dẫn khí từ Azerbaijan đến Thổ Nhĩ Kỳ (ban đầu là 16 tỷ m3), với các phương án tùy chọn để mở rộng và kéo dài tới châu Âu. Cuộc tranh đua này có ý nghĩa đối với đường ống Blue Stream, với sự khác biệt, là trái ngược với các kế hoạch của Gazprom, TANAP nhận được yểm trợ của Liên minh châu Âu. Sẽ sẵn sàng vào năm 2018.
Hơn nữa, các nhà lãnh đạo Iran cũng mơ kết nối với dự án TANAP. Iran, đối tác với Qatar, gần đây đã bắt đầu sản xuất khí đốt từ mỏ Bắc Pars. Đây là khu vực khí đốt lớn nhất trên trái đất đến nỗi nó có thể đáp ứng nhu cầu ở châu Âu trong nhiều thập kỷ. Người Iran muốn chuyển khí đốt sang châu Âu. Nhưng hôm nay họ bị ngăn chặn bởi lệnh trừng phạt Iran về chương trình hạt nhân. Thảo luận về việc đình chỉ hoặc nới lỏng sự trừng phạt với việc từ bỏ tham vọng hạt nhân của Iran vẫn đang tiếp tục.
Tại sao Putin đổi châu Âu qua Thổ Nhĩ Kỳ?
Hôm thứ hai, Thổ Nhĩ Kỳ tiếp đón nồng nhiệt Vladimir Putin ở Ankara. Nó gần giống như trong những ngày Sultan, đầy đủ các nghi thức, thực sự phương đông, nghi lễ rộng mở, nội thất khổng lồ của dinh tổng thống mới Recep Erdogan. Chủ nhà Thổ Nhĩ Kỳ dường như đã làm tất cả để bù đắp cho không khí lạnh nhạt dành cho Putin trong hội nghị thượng đỉnh G20 gần đây tại Brisbane.
Nhưng không phải lễ đón tiếp làm dịu nỗi đau của Tổng thống Nga trong quan hệ ngày càng xấu đi với phương Tây. Tại Ankara Putin công bố một kỷ nguyên mới trong chính sách năng lượng của Nga, là nền tảng của chính sách đối ngoại của Nga nói chung. Ông thay đổi từ châu Âu sang Thổ Nhĩ Kỳ. Sự lệ thuộc khí đốt của miền nam châu Âu chuyển qua việc xuất khẩu khí đốt cho một quốc gia có tham vọng cường quốc trong khu vực và muốn trở thành một tay chơi độc lập, với phương Tây và Nga.
- Nga rút dự án xây dựng các South Stream - Putin công bố. South Stream là dự án hàng đầu trong nhiều thập kỷ của Gazprom. Cũng giống như North Stream trên biển Baltic, nhằm bổ sung cho hành lang khí đốt chạy qua Belarus và Ukraine. Với thời gian có thể là một khả năng thay thế. Được ghi trong kế hoạch đế chế Gazprom: tăng xuất khẩu khí đốt sang châu Âu, không phụ thuộc vào tình hình chính trị khó đoán trước tại Ukraina, giành áp lực lên Kiev, bao gồm cả việc ngưng cung cấp khí đốt.
Nó cũng là một yếu tố của sự phục hồi ảnh hưởng kinh tế và chính trị tại miền nam châu Âu. Nhưng sau North Stream trước viễn cảnh kinh hoàng của Nga mở rộng, châu Âu bắt đầu bảo vệ mình. Và gây áp lực, đặc biệt lên một thành viên trẻ nhất của cộng đồng, Bulgaria. Đồng thời là quốc gia chính cho dự án (ý tưởng đặt đường ống dẫn dưới Biển Đen mà không tiếp tục đi từ bờ biển của Bulgaria tới vùng Balkan sẽ không còn ý nghĩa). Người ta đã đặt Sofia trước một lựa chọn đơn giản: bạn đang ở trong Liên minh, nhưng bạn có muốn tiếp tục trong Liên minh không? Vladimir Putin mỉa mai nói đây là sự tống tiền và kết luận rằng Bulgaria không hoàn toàn độc lập. Dưới áp lực từ châu Âu, Bulgaria rút khỏi dự án, do đó South Stream bị chìm xuồng.
Putin ở Ankara đã đổ mọi trách nhiệm về sự thất bại của dự án cho châu Âu và Bulgaria nói riêng. Câu chuyện South Stream bị chìm xuồng đã được biết đến từ lâu. Thứ nhất, dự án đã đưa mức chi phí gia tăng (ước tính lên đến 25 mld đôla). Thứ hai, sự suy giảm nhu cầu tiêu thụ khí đốt. Thứ ba, không khí chính trị ngày càng xấu đi đã dồn nước Nga vào chân tường, như một đối tác không thể tiên liệu và hung hăng. Và kể từ cuộc chiến ở Ukraine, là nguy hiểm, và bị bao vây bởi sự trừng phạt của châu Âu. Không ai ngờ rằng dự án sẽ bị ngưng lại. Kể cả Putin là trước hết.
Chắc chắn bây giờ ông ta có nhiều khó khăn tài chính hơn để đầu tư vào các dự án địa chính trị như đường ống dẫn qua Biển Đen. Tuy nhiên, một vấn đề quan trọng được đặt ra. Làm gì với khí đốt? Sự thặng dư không thể chỉ đơn giản là lưu giữ trong kho vô thời hạn. Khí đốt là nguyên liệu đòi hỏi sự tiếp nhận bảo đám. Trong khi ngân sách của Liên bang Nga đòi hỏi xuất nhiều hơn nữa. Do đó, điều thứ hai, quan trọng hơn từ việc South Stream chìm xuồng, là thông tin từ Thổ Nhĩ Kỳ cho Putin. Nga thiết lập xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ. Có khả năng là sẽ mở rộng đường ống "Blue", đưa khí đốt tới Thổ Nhĩ Kỳ. Xuất khẩu không hoàn toàn bù đắp cho các kế hoạch bán khí đốt qua South Stream (thậm chí 63 tỷ mét khối.). Nhưng quan trọng hơn ở đây là sự di chuyển con cờ trên bàn cờ địa chính trị.
Thay đổi đường ống dẫn khí đốt của miền nam nước Nga từ châu Âu sang Thổ Nhĩ Kỳ có nghĩa rằng Moscow sẽ ngày càng muốn ve vãn Erdogan đang có khuynh hướng đi theo một chế độ chuyên chế mềm mỏng. Hiện tại cán cân thương mại tăng, người Thổ Nhĩ Kỳ đầu tư rất nhiều ở Nga và không tham gia các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Putin đã khéo léo tận dụng từ Erdogan chính sách độc lập, tham vọng của đế quốc trong khu vực và sự oán giận của Thổ Nhĩ Kỳ nhiều năm đứng trong phòng chờ gia nhập EU. Tất nhiên, vẫn còn rất nhiều vấn đề. Chẳng hạn như Moscow vẫn hỗ trợ mạnh mẽ cho chế độ Syria của Assad là kẻ thù của Ankara.
Nhưng đây không phải là những vấn đề không thể giải quyết. Nga mất thị trường khí đốt châu Âu, sẽ không tái diễn ở phía nam những cái khó từ biển Baltic, nhưng đang dần đạt được điều quan trọng, một đồng minh dù khó khăn - Thổ Nhĩ Kỳ. Bởi vì Ankara sẽ không bao giờ là những gì Nga muốn. Là một đồng minh trung thành trong khu vực, gây khó cho chính sách của châu Âu và Mỹ. Tất nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ là một tay chơi độc lập, nhưng đủ kết nối với phương Tây để loại bỏ chính sách hung hăng của Putin. Do đó, bất chấp tiếng ồn thành công với Thổ Nhĩ Kỳ trong một hợp đồng bao phủ sự cay đắng từ thất bại của South Stream, Putin thực sự có khuôn mặt tốt trong một trò chơi xấu. Thỏa thuận khí đốt với Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách nào đó loại bỏ thất bại hoàn toàn ở phía nam. Nhưng kế hoạch của đế chế trên Biển Đen có lẽ không tiến triển khá hơn.
Dự án South Stream chìm xuống cũng là nghịch lý, không phải là tin tức tốt nhất cho Ukraine. Bởi vì có nghĩa là hành lang vận chuyển khí đốt qua Ukraina sẽ tiếp tục rất quan trọng đối với Nga. Do đó Ukraine vẫn sẽ giữ vai trò quan trọng đối với Gazprom. Khí đốt của Nga sẽ đầu độc chính sách tham nhũng bám rễ của Ukraine và nắm giữ bên mình một số tài phiệt chính trị Ukraina.
Bản Việt ngữ © Lê Diễn Đức
---------------------------------------------------------------------------
(*): Bài được dịch từ nguyên bản tiếng Ba lan đăng trên tuần báo Nwesweek Ba lan, ngày 3 tháng 12 năm 2014, của Radosław Omachel tại link: http://opinie.newsweek.pl/rezygnacja-z-budowy-gazociagu-south-stream-porazka-putina-newsweek,artykuly,352857,1.html#opinieSG, và Michał Kacewicz tại link: http://opinie.newsweek.pl/south-stream-rosyjska-rura-skreca,artykuly,352910,1.html#opinieSG
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
South Stream: Thất bại của nền ngoại giao khí đốt Nga
Radosław Omachel và Michał Kacewicz (*) - Lê Diễn Đức dịch
Việc thực hiện kế hoạch chiến lược xây dựng hai đường ống khổng lồ - North Stream và South Stream - đóng bê tông trong nhiều thập kỷ trên thị trường khí đốt châu Âu và sư gia tăng áp lực ngày càng tăng về Ukraina, đang rõ ràng đi ra xa.
Đình chỉ các dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt South Stream là một thất bại của chính sách ngoại giao của Kremlin. Mặc dù Gazprom thực tế đã thông báo rằng, thay vì South Stream, sẽ đặt một đường ống có cùng công suất (63 tỷ m3 mỗi năm) tới Thổ Nhĩ Kỳ với khả năng mở rộng nó tới Hy Lạp và Italy. Hiện tại đây mới chỉ là điều trừu tượng. Gazprom thiếu tiền, Liên minh châu Âu (EU) đã hiệu quả ngăn chặn tham vọng độc quyền, còn tại Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu xây dựng một đường ống với sự hỗ trợ của EU.
Với 63 tỷ m3 khí đốt thay thế đường ống dẫn khí South Stream bằng đường South Stream Blue (tên này xuất hiện ngày hôm nay trên báo chí Nga). Thổ Nhĩ Kỳ chỉ chấp nhận 14 tỷ m3. Việc xây dựng một đường ống c1o công suất mạnh hướng tới châu Âu sẽ chỉ có ý nghĩa nếu Gazprom đồng ý tôn trọng gói năng lượng thứ ba của EU. Trong đó nói rằng, ngoài những thứ khác, chủ nhân của các đường ống dẫn không thể là người cung cấp khí đốt cũng như các công ty con của nó. Đây là chính là sự không tương thích của các dự án South Stream với luật chống độc quyền của EU. EU buộc Bulgaria phải ngăn chặn việc xây dựng đường ống dẫn.
Tất nhiên, cũng còn lý do khác. Gazprom không có tiền cho việc đầu tư tốn kém. Tín dụng của ngân hàng Đức do chính phủ bảo lãnh cho North Stream được đưa ra từ ekíp của Gerhard Schroeder. Giờ đây, ít nhất vì những biện pháp trừng phạt, đã không còn khả năng hợp tác này. Giai đoạn đầu tiên của South Stream, được xây dựng bởi Gazprom ở Nga, chi phí quá đắt đỏ. Một km đường ống ở Nga, nằm trên cac khu vực địa lý bằng phẳng, đắt hơn nhiều lần đường ống dẫn khí được xây dựng ở vùng núi châu Âu.
Báo Nga viết hôm nay rằng việc đình chỉ xây dựng South Stream về tổng thể không có vấn đề gì, bởi vì công suất chạy ở dưới đáy biển Baltic của North Stream mạnh đến mức mà Gazprom có thể cho một phần qua Ukraine hôm nay chạy qua Stream North và bằng con đường qua Đức để cung cấp cho Cộng hòa Séc, Áo và Hungary. Thế nhưng, một lần nữa, lại vấp vào gói năng lượng thứ ba. Khí đốt từ North Stream sẽ được vận chuyển cho phía Nam qua đường ống như Opal (của Đức, chạy dọc biên giới Ba Lan). Trong thực tế, Gazprom không cần phải sử dụng ống này, nhưng EU đã cho Nga một ngoại lệ, và đồng ý việc sử dụng nó, nhưng chỉ một nửa. Các cuộc đàm phán về công suất đầy đủ bị đông lạnh từ tháng Ba, sau cuộc xâm chiếm Crimea. Đó là lý do tại sao ngày hôm nay, Gazprom không có khả năng tránh Ukraine trong vận chuyển khí đốt qua phương Tây.
Trong tình hình này dễ dàng hơn để hiểu tại sao nhà cung cấp khí đốt khổng lồ của Nga có kế hoạch mở rộng đường ống Yamal chạy qua Ba Lan. Về khả năng này được nói trên tạp chí nội bộ bởi người đứng đầu chi nhánh của Gazprom ở Belarus, Vladimir Mayorov. Ông ta nói rằng hiện tại đường ống Yamal chạy hết công suất và có thể mở rộng, để có thể cung cấp nhiều khí cho khách hàng cuối cùng Ba Lan và Đức.
Đình chỉ dự án South Stream và đóng băng Opal không chỉ là tín hiệu tiêu cực đối với Gazprom. Vài ngày trước, người khổng lồ hóa dầu của Anh BP gia nhập tập đoàn xây dựng đường ống dẫn TANAP. Đường ống này sẽ dẫn khí từ Azerbaijan đến Thổ Nhĩ Kỳ (ban đầu là 16 tỷ m3), với các phương án tùy chọn để mở rộng và kéo dài tới châu Âu. Cuộc tranh đua này có ý nghĩa đối với đường ống Blue Stream, với sự khác biệt, là trái ngược với các kế hoạch của Gazprom, TANAP nhận được yểm trợ của Liên minh châu Âu. Sẽ sẵn sàng vào năm 2018.
Hơn nữa, các nhà lãnh đạo Iran cũng mơ kết nối với dự án TANAP. Iran, đối tác với Qatar, gần đây đã bắt đầu sản xuất khí đốt từ mỏ Bắc Pars. Đây là khu vực khí đốt lớn nhất trên trái đất đến nỗi nó có thể đáp ứng nhu cầu ở châu Âu trong nhiều thập kỷ. Người Iran muốn chuyển khí đốt sang châu Âu. Nhưng hôm nay họ bị ngăn chặn bởi lệnh trừng phạt Iran về chương trình hạt nhân. Thảo luận về việc đình chỉ hoặc nới lỏng sự trừng phạt với việc từ bỏ tham vọng hạt nhân của Iran vẫn đang tiếp tục.
Tại sao Putin đổi châu Âu qua Thổ Nhĩ Kỳ?
Hôm thứ hai, Thổ Nhĩ Kỳ tiếp đón nồng nhiệt Vladimir Putin ở Ankara. Nó gần giống như trong những ngày Sultan, đầy đủ các nghi thức, thực sự phương đông, nghi lễ rộng mở, nội thất khổng lồ của dinh tổng thống mới Recep Erdogan. Chủ nhà Thổ Nhĩ Kỳ dường như đã làm tất cả để bù đắp cho không khí lạnh nhạt dành cho Putin trong hội nghị thượng đỉnh G20 gần đây tại Brisbane.
Nhưng không phải lễ đón tiếp làm dịu nỗi đau của Tổng thống Nga trong quan hệ ngày càng xấu đi với phương Tây. Tại Ankara Putin công bố một kỷ nguyên mới trong chính sách năng lượng của Nga, là nền tảng của chính sách đối ngoại của Nga nói chung. Ông thay đổi từ châu Âu sang Thổ Nhĩ Kỳ. Sự lệ thuộc khí đốt của miền nam châu Âu chuyển qua việc xuất khẩu khí đốt cho một quốc gia có tham vọng cường quốc trong khu vực và muốn trở thành một tay chơi độc lập, với phương Tây và Nga.
- Nga rút dự án xây dựng các South Stream - Putin công bố. South Stream là dự án hàng đầu trong nhiều thập kỷ của Gazprom. Cũng giống như North Stream trên biển Baltic, nhằm bổ sung cho hành lang khí đốt chạy qua Belarus và Ukraine. Với thời gian có thể là một khả năng thay thế. Được ghi trong kế hoạch đế chế Gazprom: tăng xuất khẩu khí đốt sang châu Âu, không phụ thuộc vào tình hình chính trị khó đoán trước tại Ukraina, giành áp lực lên Kiev, bao gồm cả việc ngưng cung cấp khí đốt.
Nó cũng là một yếu tố của sự phục hồi ảnh hưởng kinh tế và chính trị tại miền nam châu Âu. Nhưng sau North Stream trước viễn cảnh kinh hoàng của Nga mở rộng, châu Âu bắt đầu bảo vệ mình. Và gây áp lực, đặc biệt lên một thành viên trẻ nhất của cộng đồng, Bulgaria. Đồng thời là quốc gia chính cho dự án (ý tưởng đặt đường ống dẫn dưới Biển Đen mà không tiếp tục đi từ bờ biển của Bulgaria tới vùng Balkan sẽ không còn ý nghĩa). Người ta đã đặt Sofia trước một lựa chọn đơn giản: bạn đang ở trong Liên minh, nhưng bạn có muốn tiếp tục trong Liên minh không? Vladimir Putin mỉa mai nói đây là sự tống tiền và kết luận rằng Bulgaria không hoàn toàn độc lập. Dưới áp lực từ châu Âu, Bulgaria rút khỏi dự án, do đó South Stream bị chìm xuồng.
Putin ở Ankara đã đổ mọi trách nhiệm về sự thất bại của dự án cho châu Âu và Bulgaria nói riêng. Câu chuyện South Stream bị chìm xuồng đã được biết đến từ lâu. Thứ nhất, dự án đã đưa mức chi phí gia tăng (ước tính lên đến 25 mld đôla). Thứ hai, sự suy giảm nhu cầu tiêu thụ khí đốt. Thứ ba, không khí chính trị ngày càng xấu đi đã dồn nước Nga vào chân tường, như một đối tác không thể tiên liệu và hung hăng. Và kể từ cuộc chiến ở Ukraine, là nguy hiểm, và bị bao vây bởi sự trừng phạt của châu Âu. Không ai ngờ rằng dự án sẽ bị ngưng lại. Kể cả Putin là trước hết.
Chắc chắn bây giờ ông ta có nhiều khó khăn tài chính hơn để đầu tư vào các dự án địa chính trị như đường ống dẫn qua Biển Đen. Tuy nhiên, một vấn đề quan trọng được đặt ra. Làm gì với khí đốt? Sự thặng dư không thể chỉ đơn giản là lưu giữ trong kho vô thời hạn. Khí đốt là nguyên liệu đòi hỏi sự tiếp nhận bảo đám. Trong khi ngân sách của Liên bang Nga đòi hỏi xuất nhiều hơn nữa. Do đó, điều thứ hai, quan trọng hơn từ việc South Stream chìm xuồng, là thông tin từ Thổ Nhĩ Kỳ cho Putin. Nga thiết lập xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ. Có khả năng là sẽ mở rộng đường ống "Blue", đưa khí đốt tới Thổ Nhĩ Kỳ. Xuất khẩu không hoàn toàn bù đắp cho các kế hoạch bán khí đốt qua South Stream (thậm chí 63 tỷ mét khối.). Nhưng quan trọng hơn ở đây là sự di chuyển con cờ trên bàn cờ địa chính trị.
Thay đổi đường ống dẫn khí đốt của miền nam nước Nga từ châu Âu sang Thổ Nhĩ Kỳ có nghĩa rằng Moscow sẽ ngày càng muốn ve vãn Erdogan đang có khuynh hướng đi theo một chế độ chuyên chế mềm mỏng. Hiện tại cán cân thương mại tăng, người Thổ Nhĩ Kỳ đầu tư rất nhiều ở Nga và không tham gia các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Putin đã khéo léo tận dụng từ Erdogan chính sách độc lập, tham vọng của đế quốc trong khu vực và sự oán giận của Thổ Nhĩ Kỳ nhiều năm đứng trong phòng chờ gia nhập EU. Tất nhiên, vẫn còn rất nhiều vấn đề. Chẳng hạn như Moscow vẫn hỗ trợ mạnh mẽ cho chế độ Syria của Assad là kẻ thù của Ankara.
Nhưng đây không phải là những vấn đề không thể giải quyết. Nga mất thị trường khí đốt châu Âu, sẽ không tái diễn ở phía nam những cái khó từ biển Baltic, nhưng đang dần đạt được điều quan trọng, một đồng minh dù khó khăn - Thổ Nhĩ Kỳ. Bởi vì Ankara sẽ không bao giờ là những gì Nga muốn. Là một đồng minh trung thành trong khu vực, gây khó cho chính sách của châu Âu và Mỹ. Tất nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ là một tay chơi độc lập, nhưng đủ kết nối với phương Tây để loại bỏ chính sách hung hăng của Putin. Do đó, bất chấp tiếng ồn thành công với Thổ Nhĩ Kỳ trong một hợp đồng bao phủ sự cay đắng từ thất bại của South Stream, Putin thực sự có khuôn mặt tốt trong một trò chơi xấu. Thỏa thuận khí đốt với Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách nào đó loại bỏ thất bại hoàn toàn ở phía nam. Nhưng kế hoạch của đế chế trên Biển Đen có lẽ không tiến triển khá hơn.
Dự án South Stream chìm xuống cũng là nghịch lý, không phải là tin tức tốt nhất cho Ukraine. Bởi vì có nghĩa là hành lang vận chuyển khí đốt qua Ukraina sẽ tiếp tục rất quan trọng đối với Nga. Do đó Ukraine vẫn sẽ giữ vai trò quan trọng đối với Gazprom. Khí đốt của Nga sẽ đầu độc chính sách tham nhũng bám rễ của Ukraine và nắm giữ bên mình một số tài phiệt chính trị Ukraina.
Bản Việt ngữ © Lê Diễn Đức
---------------------------------------------------------------------------
(*): Bài được dịch từ nguyên bản tiếng Ba lan đăng trên tuần báo Nwesweek Ba lan, ngày 3 tháng 12 năm 2014, của Radosław Omachel tại link: http://opinie.newsweek.pl/rezygnacja-z-budowy-gazociagu-south-stream-porazka-putina-newsweek,artykuly,352857,1.html#opinieSG, và Michał Kacewicz tại link: http://opinie.newsweek.pl/south-stream-rosyjska-rura-skreca,artykuly,352910,1.html#opinieSG