Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Sư Đoàn 23 Bộ Binh và Điạ Phương Quân Trên Chiến Trường Quảng Đức 1973
PHẠM PHONG DINH
(trích đăng)
(Viết để ngợi ca những chiến sĩ Đại Bàng Cao Nguyên, và Địa Phương Quân-Nghĩa Quân)
Quảng Đức là một tỉnh miền núi nằm ở vị trí mà đường biên giới Việt - Miên bắt đầu bẻ cong về hướng Tây, và ở cuối rặng Trường Sơn, chỗ những dốc núi dựng đứng đã dần dần bắt đầu đổ thoai thoải xuống khu vực châu thổ sông Đồng Nai. Tuy là một tỉnh nằm ở một vị trí hết sức hẻo lánh, Quảng Đức, ngoài nguồn tài nguyên gỗ thiên nhiên rất dồi dào có giá trị thương mại lớn, có một tầm vóc quan trọng và sinh tử cho cả Việt Nam Cộng Hòa và quân cộng sản xâm nhập; vì nó nằm trên những con đường huyết mạch chuyển vận người, và tiếp liệu quân sự của hai phía. Sau khi cộng sản đã khống chế được con đường bộ từ Phước Long về Sài Gòn, thì trục lộ duy nhất còn lại từ cao nguyên dẫn về hướng Nam chỉ còn trông cậy vào Quốc Lộ 14 từ Ban Mê Thuột và từ Quảng Đức.
Đối với phía cộng sản, thì nhánh Quốc Lộ 14 kéo dài từ Quảng Đức nối liền với tỉnh Mondol Kiri của Kampuchea là con đường rất quan trọng, để chúng đổ người và chiến cụ vào nội địa Việt Nam. Muốn tiến thật sâu xuống phía đồng bằng Quân Khu III, bắt buộc cộng sản phải đi theo một hành lang mà có một khoảng đường dài chừng 20 cây số chạy song song với Quốc Lộ 14. Vì vậy, Quảng Đức và Quốc Lộ 14 là những điểm chiến lược mà dù sớm hay muộn, một cuộc giao tranh phải nổ lớn giữa hai bên để giành quyền kiểm soát.
Vì các đơn vị của Quân Đoàn II kiểm soát chặt chẽ phần đất hướng Tây và hướng Nam tỉnh Ban Mê Thuột, nên con đường mòn Hồ Chí Minh buộc phải ngoằn ngoèo kéo dài một đoạn hình vòng cung lớn bẻ quặt vào tỉnh Mondol Kiri của Kamphuchea, rồi mới dám lấn vào tỉnh Quảng Đức ở một chỗ ngã ba đường nằm sát biên giới gọi là Tuy Đức. Từ Tuy Đức, nếu cộng quân muốn xuôi theo đường 14 để đổ vào Quân Khu III, thì chúng bắt buộc phải đi ngang hai vị trí đóng quân của ta là Đồn Bu Prang và Bu Bong do Địa Phương Quân trấn giữ. Đoạn đường này dài chừng 20 cây số. Như vậy, để có thể tái phát động chiến tranh, xâm nhập Quân Khu III và uy hiếp Sài Gòn, Hà Nội nhất định phải đánh Bu Prang và Bu Bong. Chỉ nửa năm sau ngày hai bên ký Hiệp Định Ngừng Bắn Paris ngày 27.1.73, Hà Nội đã cho khởi diễn chiến dịch Quảng Đức, là chiến dịch lớn nhất trong năm 1973 của chúng sau trận Sa Huỳnh ở Quảng Ngãi cuối tháng 1.73.
Phản ứng của Địa Phương Quân Quảng Đức
Trong những ngày tháng 7.73, những cuộc giao tranh lẻ tẻ giữa các đơn vị Địa Phương Quân Quảng Đức và cộng quân đã cho thấy những dấu hiệu âm ỉ của một mặt trận lớn, kể từ sau Mùa Hè Đỏ Lửa 1972. Đại Tá Nguyễn Hậu Thiện, Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Quảng Đức đã tổ chức những cuộc hành quân thám sát liên tiểu đoàn Địa Phương Quân lục soát đến tận đường ranh giới Việt - Miên, chung quanh khu vực đồn biên phòng Bu Prang cũ nằm dựa bên con lộ 309 hoang phế. Đồn Bu Prang mới ở thời điểm năm 1973 đã được bố trí phía dưới ngã ba Tuy Đức và nằm án ngữ ngay trên trục Quốc Lộ 14 dẫn về qua
Trước những dấu hiệu lạ thường đó, Đại Tá Thiện khẩn xin Quân Đoàn II gửi quân tăng viện. Quân Đoàn II đáp ứng bằng cách gửi một tiểu đoàn ĐPQ của Tiểu Khu Darlac, là tỉnh giáp giới với Quảng Đức, tỉnh lỵ là Ban Mê Thuột. Nhưng đến tháng 9.1973, thì Thiếu Tướng Nguyễn Văn Toàn điều động tiểu đoàn Darlac trở về và gửi hai tiểu đoàn ĐPQ từ Khánh Hòa lên. Như vậy dưới quyền chỉ huy của Đại Tá Thiện có tất cả bốn Tiểu Đoàn Địa Phương Quân, ông cẩn thận bố trí tất cả lực lượng này vào hai Đồn Bu Prang và Bu Bong. Mỗi tiểu đoàn được tăng cường một pháo đội Pháo Binh 105 ly. Về phía Gia Nghĩa và những điểm trọng yếu còn lại trong tỉnh Quảng Đức, Đại Tá Thiện có thể an tâm với sự bảo vệ hùng hậu của Liên Đoàn 24 Biệt Động Quân, trong đó có Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân và người Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng trẻ tuổi Vương Mộng Long, mà sẽ cùng đánh văng tất cả các thành phần cộng quân nào đụng đến vị trí của họ.
Song song với những cuộc bố trí quân của QLVNCH ở Quảng Đức, phía cộng sản cũng gấp rút thành lập một lực lượng đặc biệt gọi là Đơn Vị 95, tập trung quân số tương đương một sư đoàn được hợp thành từ Trung Đoàn bộ 205, Trung Đoàn 429 Đặc Công, Tiểu Đoàn 46 Trinh Sát và Tiểu Đoàn 20 Chiến Xa. Hỏa lực yểm trợ rất hùng hậu, với Trung Đoàn 208 Pháo Binh, đơn vị Phòng Không tăng cường thêm loại đại bác 23 mm và hỏa tiễn tầm nhiệt SA7. Tại sao đối phó với bốn tiểu đoàn Địa Phương Quân mà bọn tướng tá Hà Nội phải điều động đến một sư đoàn? Có hai lý do để giải thích. Thứ nhất, cộng sản dường như đã không có thì giờ hoặc đã đốt giai đoạn trinh sát hiện trường, tập quán chiến thuật mà chúng luôn luôn vẫn làm. Tấn công đối phương mà chưa nắm vững địch tình, thì chỉ có cách là đánh liều và dùng số đông để đè số ít. Thứ hai, từ sau thảm bại nhục nhã trong năm 1972, Hà Nội không còn dám coi thường hiệu năng chiến đấu của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa nữa, nên hễ đánh là chúng phải dùng chiến xa và quân số thật vượt trội, rồi bổ sung thêm nhiều súng phun lửa để quyết đánh gục quân Nam.
Bắt đầu vào khoảng thượng tuần tháng 5. 73, cộng sản đã bất chấp Hiệp Định Ba Lê ký kết ngày 27.1. 73. Chúng đã đưa một tiểu đoàn từ Phước Long ồ ạt kéo đến tấn công Bu Bong và Bu Prang. Mục đích là cầm chân lực lượng diện địa Quảng Đức để cho các đơn vị công binh của cộng quân có thể làm một con đường vận chuyển từ Phước Long qua tỉnh Mondol Kiri của Kampuchea và ngược lên Darlac, Kontum, song song với Quốc Lộ 14 phía bên trái từ Quân Khu III đi lên.
Tuy nhiên công trình này bị gián đoạn liên tục vì Đại Tá Nguyễn Hậu Thiện đã điều động Địa Phương Quân và Pháo Binh tấn công mãnh liệt vào những vị trí đóng quân của địch. Do vậy, công binh địch không hoạt động được. Vì tôn trọng Hiệp Định Ba Lê, chiến sĩ Địa Phương Quân đã không truy kích bọn chúng. Lợi dụng tình thế đó, như những con chuột ẩn trốn khi động và thò mặt khi yên tĩnh, nhiều toán cộng thường xuất hiện cướp phá, giật mìn và pháo kích bừa bãi vào các khu dân cư gây thương vong cho đồng bào ta không phải là ít. Một đơn vị cộng quân bất ngờ đột nhập chiếm được Nhà Thờ Đồn Trà làm bộ chỉ huy công trường và dự trữ thực phẩm cho đám quân làm đường. Trong những trận giao tranh, chiến sĩ Địa Phương Quân đã tịch thu rất nhiều gạo, cá khô, mắm và muối. Song song với công tác làm đường, giặc cộng còn chiếm một buôn Thượng để thành lập quận. Theo nguồn tin tình báo thì chúng đã đặt tên là quận Kiến Trực.
Thật buồn cười, quận thì có mà dân thì không. Đa số dân sống trong vùng này là người Thượng. Khi quân cộng đến, đồng bào Thượng kéo nhau chạy ra vùng quốc gia để tìm kiếm sự bảo vệ và tìm cách mưu sinh. Anh Ca Don kể lại:
Gia đình anh sống ở đây từ lâu với nghề trồng rẫy, nhưng khi Việt Cộng đến chúng bắt tất cả đồng bào Thượng trong buôn phải đi làm dân công cho chúng. Ăn uống thì phải tự túc nên đã làm cho dân chúng rất khốn đốn và đói khổ trong vòng nhiều tháng. Khi không được vừa lòng thì bọn lính cộng đánh đập dân Thượng rất tàn nhẫn. Vì thế anh Ca Don đã tìm mọi cách để trốn thoát ra khỏi quận “Kiến Trực” của chúng. Anh Ca Don còn cho biết, mặc dù đường rừng núi đối với anh quá quen thuộc, anh có thể đi bất cứ ngày đêm lúc nào cũng được, nhưng bọn Việt Cộng canh chừng rất nghiêm nhặt nên rất khó trốn đi. Một trường hợp may mắn cho người dân ở đây khi vào một đêm, Việt Cộng kéo quân tấn công Đồi 943 bị các chiến sĩ Địa Phương Quân đập cho một trận kinh hồn, làm chúng ôm đầu kéo nhau chạy về “quận” Kiến Trực. Pháo Binh của quân ta rót theo, dội xuống “quận” vài trăm trái đạn làm cho mọi thứ trong đó tung hê đảo lộn cả lên. Nhân lúc hỗn loạn ấy, anh Ca Don và một số đồng bào Thượng đã chạy thoát được.
Lưới tình báo của Tiểu Khu Quảng Đức cũng phát giác được âm mưu của giặc cộng định đánh chiếm những căn cứ thuộc phạm vi tiền đồn Bu Prang để bắt dân Kinh lẫn Thượng về làm dân “quận” Kiến Trực. Để thực hiện điều đó, một trung đoàn cộng sản Bắc Việt di chuyển từ Lộc Ninh, tỉnh Bình Long, lên bao vây Bu Prang. Để ứng phó, Đại Tá Thiện điều động một Tiểu Đoàn Địa Phương Quân lên tăng cường mặt trận. Đích thân Đại Tá Thiện đến quan sát và chỉnh đốn sự bố phòng của quân ta. Mặt trận Bu Prang bắt đầu sôi động, khi hàng trăm quả đạn 82 ly dội lửa xuống Căn Cứ Bạch Phong nằm trên ngọn đồi có độ cao 960 mét, buộc đơn vị trấn giữ triệt thoái. Đại Tá Thiện lệnh cho Tiểu Đoàn 258 và 259 Địa Phương Quân vào chiến trường, tổ chức tấn công tái chiếm Đồi 960.
Tại vùng biên giới những ngày ấy, đột nhiên trời đổ mưa và sương mù dầy đặc, gây rất nhiều khó khăn cho những phi vụ không yểm. Đại Tá Thiện bay chỉ huy trên một chiếc UH 1 vừa hạ cánh xuống bộ chỉ huy thì đã bị cối 82 ly đón chào ầm ĩ. Người Hạ Sĩ Quan đứng dưới đất ra thủ hiệu chỗ bãi đáp trúng miểng pháo bị thương rất nặng. Trung Tá Sơn, Tiểu Khu Phó kiêm chỉ huy cuộc hành quân điều động Tiểu Đoàn 258 ĐPQ của Đại Úy Đề đánh lên đồi từ hướng Tây Bắc, cùng với Tiểu Đoàn 259 ĐPQ của Thiếu Tá Long tấn công mặt Bắc. Các cánh quân của Đại Úy Đề vừa vào đến chân núi thì nhiều trăm trái đạn pháo từ trong những khu rừng thâm u và cao điểm dội xuống, đồng thời đại liên địch từ trên đồi quạt xuống ác liệt chận lại.
Đồi 960 là một ngọn đồi trọc có xạ trường rất trống trải. Công sự thiết lập trên căn cứ đã bị quân giặc chiếm lấy tử thủ với hỏa lực rất mạnh, nên quân ta đã bị sựng lại phía dưới chưa thể tiến lên được. Một phóng viên chiến trường được anh Nguyễn Trước, sĩ quan báo chí tiểu khu hướng dẫn cùng bò lên đến chỗ Đại Úy Đề:
- Chúng đánh dữ quá làm sao lên được Đại Úy?
Đại Úy Tiểu Đoàn Trưởng kề tai người phóng viên:
- Lát nữa anh sẽ thấy!
Khoảng năm phút sau, Pháo Binh của quân ta bắn rất chính xác đã làm những khẩu đại liên trên đồi im thin thít. Pháo Binh dọn đường tới đâu quân ta “nhích” theo tới đó. Một sự phối hợp nhịp nhàng mà quân giặc trên đồi không bao giờ có thể tưởng tượng nổi. Pháo Binh phá xong một công sự của cộng quân, thì chiến sĩ Địa Phương nhào vô chiếm lấy. Cứ thế quân ta lấn dần lên đồi. Người phóng viên chiến trường của tờ báo lính Chiến Sĩ Cộng Hòa từ Sài Gòn lên khâm phục sát đất cái chiến thuật “Pháo Và Lấn” chưa từng thấy trong binh pháp quân trường. Chẳng những thế mà Đại Úy Đề còn tiết kiệm thật nhiều xương máu con cái. Cứ đủng đỉnh chờ Pháo Binh dọn bãi làm thịt chốt cộng, quân ta ôm súng và lựu đạn nhào lên thanh toán đẹp mắt. Trong khi đó các đơn vị của Thiếu Tá Long cũng đã giải tỏa nhanh chóng áp lực của địch vây hãm một trung đội của ta từ mấy ngày trước.
Đến 11 giờ 45 ngày 30.9.73, các cánh quân Địa Phương Quân Quảng Đức đã tràn ngập Đồi Bạch Phong. Quân ta reo hò cắm Cờ Vàng Việt Nam trên đỉnh căn cứ. Năm cán binh cộng sản còn ẩn trốn gần đó nghe thấy tiếng loa gọi hàng của toán Võ Trang Tuyên Truyền thuộc Ty Chiêu Hồi đã đưa tay xin hồi chánh. Các anh được tiếp đón nồng hậu trong tình anh em ruột thịt và được đưa về Sài Gòn lập lại cuộc đời mới. Nhưng đây chỉ mới là khúc dạo đầu của mặt trận Quảng Đức. Những ngày đỏ lửa vẫn còn đang là những đốm than âm ỉ chờ thời điểm bùng lên thành cơn bão.
Bước sang tháng 10.73, nguồn tin kỹ thuật của những toán Viễn Thám gửi về báo động các thành phần của Trung Đoàn 208 Pháo Binh Bắc Việt đã đặt súng gần Tuy Đức, Bu Prang, Bu Bong và Kiến Đức với những khẩu đại bác 122 ly và 85 ly, súng cối 120 ly. Để bảo đảm mức chính xác, Trung Đoàn 208 Pháo Binh BV đã được cấp phát bản đồ tỉ lệ 1:50.000 được in tại Hà Nội. Đến giữa tháng 10.1973 thì Trung Đoàn 205 bộ binh và Trung Đoàn 429 Đặc Công Bắc Việt đã áp sát đến gần Buprang. Một cuộc diễn tập tác xạ đã được Trung Đoàn Pháo 208 thực hiện trong năm ngày liền, những loại đạn pháo giặc đã dội lên các vị trí của Địa Phương Quân Việt Nam. Để yểm trợ cho mặt trận Quảng Đức sắp nổ lớn, Trung Đoàn 271 Bắc Việt và Tiểu Đoàn 46 Trinh Sát di chuyển đến Dakson. Trận liệt của cộng quân đã hoàn thành trong ngày 30.10.1973. Các cánh quân của Đơn Vị 95 sẵn sàng chờ lệnh khai hỏa để tấn công quân ta.
Đại Tá Nguyễn Hậu Thiện, Tỉnh Trưởng Quảng Đức, đã rút ra được những kinh nghiệm từ sau những ngày địch dội pháo, nên ông đã điều động tất cả bốn Tiểu Đoàn Địa Phương Quân hành quân ra khỏi hai Căn Cứ Bu Prang và Bu Bong, di chuyển tối đa để tránh pháo, đồng thời càn quét địch đến tận khu vực Tuy Đức. Đại Tá Thiện chỉ lưu lại hai căn cứ này một đại đội ĐPQ, một Trung Đội Công Binh và hai pháo đội 105 ly. Lực lượng Địa Phương Quân chỉ được trang bị nhẹ, vũ khí yếu kém, quân số thiếu hụt mà sắp phải đương đầu với một lực lượng cấp sư đoàn của địch.
Người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa luôn luôn gánh trên đôi vai còm cõi sức nặng chiến tranh vượt quá mức chịu đựng của mình. Sức nặng ấy không phải chỉ ngày một ngày hai, mà nó là một định mệnh nghiệt ngã chất chồng lên lưng người lính của chúng ta ngày này sang ngày khác, kéo dài triền miên đến năm thứ hai mươi. Thật quá đỗi kỳ diệu, người lính Việt Nam Cộng Hòa vẫn đứng vững trên đôi chân gầy guộc của mình. Không than van, không nề hà chuyện máu xương, không kêu ca đòi hỏi cái gì hết. Từ tận cùng thâm tâm, các anh hiểu rằng, nếu các anh khuỵu xuống, thì đất nước này trong đó có gia đình các anh sẽ đổ ngã theo luôn với các anh. Nên dù cho thế nào, người lính của chúng ta cũng phải cắn răng đứng thẳng người lên. Và đánh. Mà đánh là phải thắng. Cho dù bọn cộng nô ấy người đông, vũ khí mạnh đến đâu đi nữa. Các anh sẽ chứng minh chân lý đó ngay trên chiến trường Quảng Đức này.
Phóng viên chiến trường Sao Bắc Đẩu có mặt vài ngày sau trận đánh thử sức giữa Trung Đoàn 53 Bộ Binh của Sư Đoàn 23 Bộ Binh với các thành phần của Đơn Vị 95 trong bài phóng sự Quảng Đức, Trận Đánh Lớn Nhất Sau Ngày Ngừng Bắn 27.1.73, đã diễn tả thiên anh hùng ca của người lính chúng ta như sau.
“Tôi đến Quảng Đức với một số hoài nghi nặng tính chất ưu tư. Ngay từ những ngày đầu của Hiệp Định Ba Lê, theo quan niệm riêng của tôi, Hiệp Định Ba Lê không những chỉ là một mớ giấy lộn không có hiệu năng đáp ứng khát vọng hòa bình chính đáng của dân tộc chúng ta, mà ngược lại nó còn là một diễn biến chính trị mang hậu quả nuôi dưỡng chiến tranh. Hiệp Định Ba Lê được ký vào đúng cái lúc mà cuộc Tổng Tấn Công 1972 của Bắc Việt đã đứt hơi sau khi đạt đến tột điểm. Nếu chiến tranh không ngừng đứng ở đó thì số phận của đạo quân viễn chinh tí hon gồm 300.000 người đã an bài một cách dứt khoát. Người dân hiền lành miền Nam, sau những năm khói lửa cuồng nộ sẽ có được một bảo đảm thanh bình tối thiểu trong một thời gian năm, mười năm. Thời gian cần thiết để quân đội Bắc Việt phục hồi tiềm lực.
Nhưng dù sao thì Hiệp Định Ba Lê cũng đã được ký kết và đang được thi hành (nếu người ta có thể coi những hành động chiến tranh hiện nay của Bắc Việt là một lối thi hành hòa ước). Những điều khiến tôi cảm thấy lo ngại cũng là những hậu quả khác của Hiệp Định Ba Lê. Tôi loay hoay băn khoăn với những câu hỏi:
- Sau nhiều năm trời quen chiến đấu với sự yểm trợ thừa thãi của hỏa lực không quân quá hùng mạnh của Hoa Kỳ, liệu binh sĩ chúng ta có duy trì được phong độ và hiệu năng chiến đấu, khi những tấm thảm bom B52 không còn nữa không?
- Quân Bắc Việt sau mười tháng được dưỡng quân, được tái trang bị, liệu có tìm cách ồ ạt đè bẹp chúng ta bằng một hỏa lực pháo binh trên chân và những đơn vị cơ giới mạnh mẽ như chúng ta đã thấy trong năm 1972 không?
Cùng với hai dấu hỏi lo âu này, tôi còn ngại cái hậu quả tinh thần của Hiệp Định Ba Lê đối với chiến sĩ của chúng ta. Tâm trạng “không muốn chết vào giờ thứ 25 của cuộc chiến” không phải là điều bí mật đối với bất cứ ai. Điều này thiết tưởng cũng dễ hiểu. Ngay khi đặt chân đến Bộ Tư Lệnh Nhẹ của Thiếu Tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư Lệnh Quân Đoàn II & Quân Khu II, tôi đã trình bày với Thiếu Tướng, rằng trong loạt phóng sự chiến trường lần này tôi muốn tìm kiếm đáp án cho các âu lo vừa nêu trên. Thiếu Tướng Toàn bảo tôi:
Trước hết tôi không muốn tạo ảnh hưởng nào với những điều anh sẽ tự nhận xét ngay tại mặt trận. Anh cứ ra đó, cứ tìm hiểu. Khi từ mặt trận trở về, chúng ta sẽ thảo luận thêm về những ngờ vực mà anh đã nêu lên.
Tôi vác ba lô ra xe và hai tiếng đồng hồ sau tôi có mặt bên cạnh đơn vị có nhiệm vụ tái chiếm hai tiền đồn Bu Prang và Bu Bong đã lọt vào tay địch quân trong cuộc tấn công ngày 4.11 vừa qua.
Chân dung Người Lính Sư Đoàn 23 Bộ Binh
Trung Tá Võ Ân, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 53 Bộ Binh, trông giống một giáo sư hơn là một đơn vị trưởng tác chiến. Cả bộ chiến phục bụi bậm, bẩn thỉu, cả khẩu súng lục Colt 12 đeo lủng lẳng bên hông cũng không giúp anh có vẻ ngoài oai hùng của người lính chiến. Nhưng tất cả những thứ đó chỉ là bề ngoài. Sức chịu đựng bền bỉ, và ý chí sắt thép của anh Ân được truyền tụng theo chiều hướng huyền thoại hóa trong trung đoàn.
Ân tiếp tôi ngay tại vị trí chiến đấu của Tiểu Đoàn 2/53. Khuôn mặt trẻ trung, nhưng dầy dạn vẻ phong trần, nụ cười chân tình như chỉ những người lính chiến mới biết cười như vậy. Ân bảo tôi:
- Anh đến chậm mất hai ngày.
- Hai ngày sớm hơn đã xảy ra chuyện gì?
- Pháo. Địch pháo như mưa, pháo dội vào các đơn vị chúng tôi. Sau pháo, chúng xung phong.
Tại Trung Tâm Hành Quân Quân Đoàn II, tôi đã được Thiếu Tướng Nguyễn Văn Toàn cho biết về diễn tiến của trận đánh kéo dài suốt một ngày trời này. Địch quân dùng hỏa lực vô cùng hùng hậu để hy vọng đàn áp sức chiến đấu của chiến sĩ ta. Sau pháo, chúng xua T54 lên trước và cuối cùng mới là bộ binh. Trận đánh được kể lại với nhiều chi tiết hơn ngay tại chỗ.
Đại Úy Lai, người Tiểu Đoàn Trưởng của đơn vị xung trận kết luận:
- So với chiến trường những năm trước đây thì ưu thế hỏa lực có phần muốn đổi ngược. Cộng quân sử dụng hỏa lực mạnh hơn chúng ta rất nhiều.
- Không Quân không yểm trợ hữu hiệu cho các anh sao?
- Không may cho chúng tôi là ngày hôm đó ông trời ở về phía cộng quân!
- Anh muốn nói là thời tiết xấu?
- Phải nói là quá xấu mới đúng.
- Trước hỏa lực pháo binh của địch, thái độ của binh sĩ chúng ta như thế nào?
- Họ đã được trui rèn trong trận tử thủ Kontum năm ngoái. Nhờ những kinh nghiệm đó nên số tổn thất về pháo có thể nói là không có gì.
- Còn đối với chiến xa của địch thì sao?
- Những chiếc T54 cồng kềnh, đắt giá của cộng quân giờ này chỉ còn giá trị trình diễn. Vũ khí chống chiến xa kiến hiệu đến mức chiến xa đang trở thành gánh nặng cho những đơn vị được tăng cường bằng thiết giáp. Điều này là một sự thật có giá trị cho cả đôi bên.
Tôi được giới thiệu với những người anh hùng của đơn vị. Trung Úy Thịnh, người Đại Đội Trưởng của đơn vị vừa bắn hạ chiếc T54 hai hôm trước có một khuôn mặt dễ làm mệt các thiếu nữ hậu phương. Anh xác nhận với tôi:
- Yếu tố quan trọng nhất của chiến trường hiện nay là giá trị tác chiến của người lính bộ binh. Và rất may là người lính bộ binh chính quy Bắc Việt chỉ có khả năng tác chiến bằng một phần nhỏ của những người du kích trước kia.
- Anh nhận định như thế nào về giá trị chiến đấu của người lính bộ binh của quân đội chúng ta?
Thịnh cười tinh quái:
- Chẳng lẽ tôi lại tự mình đi nói tốt về đơn vị mình.
- Nghĩa là anh hài lòng về phong độ của binh sĩ trong đại đội qua trận đánh vừa rồi.
Không trả lời thẳng vào câu hỏi của tôi, Thịnh giải thích:
- Nguyên cả Trung Đoàn 205 có pháo và chiến xa yểm trợ đã tấn công chúng tôi. Sau một ngày kịch chiến, chúng tôi còn ở lại trên chiến trường trong khi địch đoạn chiến với một tiểu đoàn bị loại. Trung Đoàn Trưởng bị thương. Hai chiến xa bị bắn cháy. Dĩ nhiên là chúng tôi có nhận hỏa lực yểm trợ của không quân và pháo binh, nhưng sức mạnh chính trong trận vẫn là bộ binh.
Tôi quay sang quan sát những binh sĩ quanh chúng tôi. Họ đang bận rộn với việc chuyển vận chiến lợi phẩm ra xe để đưa về hậu cứ. Trung Tá Ân nói thêm cho tôi hiểu:
Trong ngày 15.11.73, khi việc tiếp tế đạn đã trở thành khá khó khăn vì trận đánh đang sôi động, binh sĩ chúng ta đã sử dụng AK và B40, B41 chiến lợi phẩm để đánh với địch.
Đại Úy Lai xác nhận:
- Chính nhờ sáng kiến mà chúng tôi có đủ đạn cho đến lúc được tiếp tế. Binh sĩ phần đông đã quen với vũ khí cộng sản nên chiến thuật “gậy ông đập lưng ông” không gặp khó khăn nào cả.
Nhổ chốt
Việc làm cam go nhất của toán quân lãnh nhiệm vụ giải phóng Bu Bong, Bu Prang là nhổ đi những cái chốt mà cộng quân thiết lập dọc theo đường 14 để ngăn chận quân ta. Có nhiều yếu tố khiến chúng ta thấy rõ rằng Bắc Việt không có ý định đẩy cuộc tấn công của họ đến Gia Nghĩa, tỉnh lỵ của Quảng Đức. Trước nhứt, họ chỉ sử dụng có một Công Trường 9 tăng cường. Lực lượng này nếu hoạt động đơn độc chắc chắn không có khả năng tiến xa đến như vậy được. Ngoài Công Trường 9, chúng ta vẫn chưa ghi nhận được một chỉ dấu nào chứng tỏ sự có mặt của những đơn vị khác.
Yếu tố thứ nhì khiến người ta nghĩ rằng cộng quân chỉ giới hạn cuộc tấn công của họ vào khoảng 20 cây số trên đường 14 chính là mục đích của cuộc tấn công này. Quốc Lộ 14 nằm song song với con đường tiếp vận quan trọng của cộng sản trong một đoạn khá dài, và vì vậy Bu Bong, Bu Prang đương nhiên trở thành những trở ngại lớn cho mọi cuộc vận chuyển quan trọng từ Bắc Việt vào chiến trường miền Nam. Tấn công Bu Bong, Bu Prang, mục đích của Hà Nội là mở cho được quãng đường bị nghẽn để binh lính và chiến cụ của họ có thể được đưa vào Lộc Ninh. Yếu tố cuối cùng là sau khi chiếm được đoạn đường này, cộng quân tổ chức ngay thành thế thủ với hệ thống chốt dầy đặc hai bên đường. Đã được theo chân Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù và Sư Đoàn 21 Bộ Binh trong những trận đánh nhổ chốt trên đường 13 năm 1972, tôi hiểu rõ những khó khăn của các chiến sĩ Sư Đoàn 23 Bộ Binh trong nhiệm vụ hiện tại. Những khó khăn này lại càng tăng gia nhiều hơn với sự giảm sút hỏa lực yểm trợ so với hỏa lực năm ngoái.
Sau khi nghe tôi nói lên những lo ngại của mình, Trung Tá Võ Ân, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 53 gật gù:
- Dĩ nhiên là chúng tôi gặp khó khăn nhiều hơn. Nhưng dù có khó khăn cũng phải làm. Sự yểm trợ của Không Lực Hoa Kỳ chỉ có trong một thời gian, chứ nhiệm vụ giữ nước của quân đội chúng ta thì miên viễn.
- Anh nhổ chốt bằng cách nào?
- Tôi tránh đánh trực diện. Tấn công thẳng vào những cái chốt được tổ chức kiên cố và có hỏa lực pháo binh yểm trợ rất mạnh là việc làm khó tránh được tổn thất nặng. Anh em chúng tôi bọc lòn ra sau những chốt của cộng quân rồi tổ chức phục kích đánh vào những đoàn anh nuôi có nhiệm vụ tiếp tế cho chốt.
Tôi hỏi Trung Tá Ân:
- Người lính bộ binh của trung đoàn anh có khả năng làm cái việc mà từ trước đến nay vẫn là công tác đặc biệt của anh em Biệt Cách Nhảy Dù.
- Biết làm sao hơn được. Nhu cầu của chiến trường đòi hỏi cấp bách, chúng tôi phải tìm cách đáp ứng.
Nghe phương pháp nhổ chốt của Trung Đoàn 53, nghe những cuộc phục kích tổ chức mười cây số sau lưng địch, tôi chợt nghĩ đến chuyện một hãng thông tấn ngoại quốc đã phê bình trận đánh Quảng Đức, cho rằng chiến sĩ ta chỉ trông cậy vào không quân chứ không chịu đánh bộ. Tôi tha thiết mong mỏi những người bạn đồng nghiệp ngoại quốc này hãy trở lại Quảng Đức, hãy theo sát một đơn vị bộ binh để có dịp suy ngẫm về những lời phê phán vội vã của họ. Riêng phần tôi, tôi sẵn sàng tình nguyện làm người hướng dẫn không công cho họ. Quân đội của chúng ta đã thiệt thòi trên chiến trường, lại còn phải chịu đựng thêm những thiệt thòi trên một công luận thiếu chính xác nữa, thì quả là điều đáng phàn nàn.
Sinh Tồn chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Sư Đoàn 23 Bộ Binh và Điạ Phương Quân Trên Chiến Trường Quảng Đức 1973
PHẠM PHONG DINH
(trích đăng)
(Viết để ngợi ca những chiến sĩ Đại Bàng Cao Nguyên, và Địa Phương Quân-Nghĩa Quân)
Quảng Đức là một tỉnh miền núi nằm ở vị trí mà đường biên giới Việt - Miên bắt đầu bẻ cong về hướng Tây, và ở cuối rặng Trường Sơn, chỗ những dốc núi dựng đứng đã dần dần bắt đầu đổ thoai thoải xuống khu vực châu thổ sông Đồng Nai. Tuy là một tỉnh nằm ở một vị trí hết sức hẻo lánh, Quảng Đức, ngoài nguồn tài nguyên gỗ thiên nhiên rất dồi dào có giá trị thương mại lớn, có một tầm vóc quan trọng và sinh tử cho cả Việt Nam Cộng Hòa và quân cộng sản xâm nhập; vì nó nằm trên những con đường huyết mạch chuyển vận người, và tiếp liệu quân sự của hai phía. Sau khi cộng sản đã khống chế được con đường bộ từ Phước Long về Sài Gòn, thì trục lộ duy nhất còn lại từ cao nguyên dẫn về hướng Nam chỉ còn trông cậy vào Quốc Lộ 14 từ Ban Mê Thuột và từ Quảng Đức.
Đối với phía cộng sản, thì nhánh Quốc Lộ 14 kéo dài từ Quảng Đức nối liền với tỉnh Mondol Kiri của Kampuchea là con đường rất quan trọng, để chúng đổ người và chiến cụ vào nội địa Việt Nam. Muốn tiến thật sâu xuống phía đồng bằng Quân Khu III, bắt buộc cộng sản phải đi theo một hành lang mà có một khoảng đường dài chừng 20 cây số chạy song song với Quốc Lộ 14. Vì vậy, Quảng Đức và Quốc Lộ 14 là những điểm chiến lược mà dù sớm hay muộn, một cuộc giao tranh phải nổ lớn giữa hai bên để giành quyền kiểm soát.
Vì các đơn vị của Quân Đoàn II kiểm soát chặt chẽ phần đất hướng Tây và hướng Nam tỉnh Ban Mê Thuột, nên con đường mòn Hồ Chí Minh buộc phải ngoằn ngoèo kéo dài một đoạn hình vòng cung lớn bẻ quặt vào tỉnh Mondol Kiri của Kamphuchea, rồi mới dám lấn vào tỉnh Quảng Đức ở một chỗ ngã ba đường nằm sát biên giới gọi là Tuy Đức. Từ Tuy Đức, nếu cộng quân muốn xuôi theo đường 14 để đổ vào Quân Khu III, thì chúng bắt buộc phải đi ngang hai vị trí đóng quân của ta là Đồn Bu Prang và Bu Bong do Địa Phương Quân trấn giữ. Đoạn đường này dài chừng 20 cây số. Như vậy, để có thể tái phát động chiến tranh, xâm nhập Quân Khu III và uy hiếp Sài Gòn, Hà Nội nhất định phải đánh Bu Prang và Bu Bong. Chỉ nửa năm sau ngày hai bên ký Hiệp Định Ngừng Bắn Paris ngày 27.1.73, Hà Nội đã cho khởi diễn chiến dịch Quảng Đức, là chiến dịch lớn nhất trong năm 1973 của chúng sau trận Sa Huỳnh ở Quảng Ngãi cuối tháng 1.73.
Phản ứng của Địa Phương Quân Quảng Đức
Trong những ngày tháng 7.73, những cuộc giao tranh lẻ tẻ giữa các đơn vị Địa Phương Quân Quảng Đức và cộng quân đã cho thấy những dấu hiệu âm ỉ của một mặt trận lớn, kể từ sau Mùa Hè Đỏ Lửa 1972. Đại Tá Nguyễn Hậu Thiện, Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Quảng Đức đã tổ chức những cuộc hành quân thám sát liên tiểu đoàn Địa Phương Quân lục soát đến tận đường ranh giới Việt - Miên, chung quanh khu vực đồn biên phòng Bu Prang cũ nằm dựa bên con lộ 309 hoang phế. Đồn Bu Prang mới ở thời điểm năm 1973 đã được bố trí phía dưới ngã ba Tuy Đức và nằm án ngữ ngay trên trục Quốc Lộ 14 dẫn về qua
Trước những dấu hiệu lạ thường đó, Đại Tá Thiện khẩn xin Quân Đoàn II gửi quân tăng viện. Quân Đoàn II đáp ứng bằng cách gửi một tiểu đoàn ĐPQ của Tiểu Khu Darlac, là tỉnh giáp giới với Quảng Đức, tỉnh lỵ là Ban Mê Thuột. Nhưng đến tháng 9.1973, thì Thiếu Tướng Nguyễn Văn Toàn điều động tiểu đoàn Darlac trở về và gửi hai tiểu đoàn ĐPQ từ Khánh Hòa lên. Như vậy dưới quyền chỉ huy của Đại Tá Thiện có tất cả bốn Tiểu Đoàn Địa Phương Quân, ông cẩn thận bố trí tất cả lực lượng này vào hai Đồn Bu Prang và Bu Bong. Mỗi tiểu đoàn được tăng cường một pháo đội Pháo Binh 105 ly. Về phía Gia Nghĩa và những điểm trọng yếu còn lại trong tỉnh Quảng Đức, Đại Tá Thiện có thể an tâm với sự bảo vệ hùng hậu của Liên Đoàn 24 Biệt Động Quân, trong đó có Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân và người Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng trẻ tuổi Vương Mộng Long, mà sẽ cùng đánh văng tất cả các thành phần cộng quân nào đụng đến vị trí của họ.
Song song với những cuộc bố trí quân của QLVNCH ở Quảng Đức, phía cộng sản cũng gấp rút thành lập một lực lượng đặc biệt gọi là Đơn Vị 95, tập trung quân số tương đương một sư đoàn được hợp thành từ Trung Đoàn bộ 205, Trung Đoàn 429 Đặc Công, Tiểu Đoàn 46 Trinh Sát và Tiểu Đoàn 20 Chiến Xa. Hỏa lực yểm trợ rất hùng hậu, với Trung Đoàn 208 Pháo Binh, đơn vị Phòng Không tăng cường thêm loại đại bác 23 mm và hỏa tiễn tầm nhiệt SA7. Tại sao đối phó với bốn tiểu đoàn Địa Phương Quân mà bọn tướng tá Hà Nội phải điều động đến một sư đoàn? Có hai lý do để giải thích. Thứ nhất, cộng sản dường như đã không có thì giờ hoặc đã đốt giai đoạn trinh sát hiện trường, tập quán chiến thuật mà chúng luôn luôn vẫn làm. Tấn công đối phương mà chưa nắm vững địch tình, thì chỉ có cách là đánh liều và dùng số đông để đè số ít. Thứ hai, từ sau thảm bại nhục nhã trong năm 1972, Hà Nội không còn dám coi thường hiệu năng chiến đấu của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa nữa, nên hễ đánh là chúng phải dùng chiến xa và quân số thật vượt trội, rồi bổ sung thêm nhiều súng phun lửa để quyết đánh gục quân Nam.
Bắt đầu vào khoảng thượng tuần tháng 5. 73, cộng sản đã bất chấp Hiệp Định Ba Lê ký kết ngày 27.1. 73. Chúng đã đưa một tiểu đoàn từ Phước Long ồ ạt kéo đến tấn công Bu Bong và Bu Prang. Mục đích là cầm chân lực lượng diện địa Quảng Đức để cho các đơn vị công binh của cộng quân có thể làm một con đường vận chuyển từ Phước Long qua tỉnh Mondol Kiri của Kampuchea và ngược lên Darlac, Kontum, song song với Quốc Lộ 14 phía bên trái từ Quân Khu III đi lên.
Tuy nhiên công trình này bị gián đoạn liên tục vì Đại Tá Nguyễn Hậu Thiện đã điều động Địa Phương Quân và Pháo Binh tấn công mãnh liệt vào những vị trí đóng quân của địch. Do vậy, công binh địch không hoạt động được. Vì tôn trọng Hiệp Định Ba Lê, chiến sĩ Địa Phương Quân đã không truy kích bọn chúng. Lợi dụng tình thế đó, như những con chuột ẩn trốn khi động và thò mặt khi yên tĩnh, nhiều toán cộng thường xuất hiện cướp phá, giật mìn và pháo kích bừa bãi vào các khu dân cư gây thương vong cho đồng bào ta không phải là ít. Một đơn vị cộng quân bất ngờ đột nhập chiếm được Nhà Thờ Đồn Trà làm bộ chỉ huy công trường và dự trữ thực phẩm cho đám quân làm đường. Trong những trận giao tranh, chiến sĩ Địa Phương Quân đã tịch thu rất nhiều gạo, cá khô, mắm và muối. Song song với công tác làm đường, giặc cộng còn chiếm một buôn Thượng để thành lập quận. Theo nguồn tin tình báo thì chúng đã đặt tên là quận Kiến Trực.
Thật buồn cười, quận thì có mà dân thì không. Đa số dân sống trong vùng này là người Thượng. Khi quân cộng đến, đồng bào Thượng kéo nhau chạy ra vùng quốc gia để tìm kiếm sự bảo vệ và tìm cách mưu sinh. Anh Ca Don kể lại:
Gia đình anh sống ở đây từ lâu với nghề trồng rẫy, nhưng khi Việt Cộng đến chúng bắt tất cả đồng bào Thượng trong buôn phải đi làm dân công cho chúng. Ăn uống thì phải tự túc nên đã làm cho dân chúng rất khốn đốn và đói khổ trong vòng nhiều tháng. Khi không được vừa lòng thì bọn lính cộng đánh đập dân Thượng rất tàn nhẫn. Vì thế anh Ca Don đã tìm mọi cách để trốn thoát ra khỏi quận “Kiến Trực” của chúng. Anh Ca Don còn cho biết, mặc dù đường rừng núi đối với anh quá quen thuộc, anh có thể đi bất cứ ngày đêm lúc nào cũng được, nhưng bọn Việt Cộng canh chừng rất nghiêm nhặt nên rất khó trốn đi. Một trường hợp may mắn cho người dân ở đây khi vào một đêm, Việt Cộng kéo quân tấn công Đồi 943 bị các chiến sĩ Địa Phương Quân đập cho một trận kinh hồn, làm chúng ôm đầu kéo nhau chạy về “quận” Kiến Trực. Pháo Binh của quân ta rót theo, dội xuống “quận” vài trăm trái đạn làm cho mọi thứ trong đó tung hê đảo lộn cả lên. Nhân lúc hỗn loạn ấy, anh Ca Don và một số đồng bào Thượng đã chạy thoát được.
Lưới tình báo của Tiểu Khu Quảng Đức cũng phát giác được âm mưu của giặc cộng định đánh chiếm những căn cứ thuộc phạm vi tiền đồn Bu Prang để bắt dân Kinh lẫn Thượng về làm dân “quận” Kiến Trực. Để thực hiện điều đó, một trung đoàn cộng sản Bắc Việt di chuyển từ Lộc Ninh, tỉnh Bình Long, lên bao vây Bu Prang. Để ứng phó, Đại Tá Thiện điều động một Tiểu Đoàn Địa Phương Quân lên tăng cường mặt trận. Đích thân Đại Tá Thiện đến quan sát và chỉnh đốn sự bố phòng của quân ta. Mặt trận Bu Prang bắt đầu sôi động, khi hàng trăm quả đạn 82 ly dội lửa xuống Căn Cứ Bạch Phong nằm trên ngọn đồi có độ cao 960 mét, buộc đơn vị trấn giữ triệt thoái. Đại Tá Thiện lệnh cho Tiểu Đoàn 258 và 259 Địa Phương Quân vào chiến trường, tổ chức tấn công tái chiếm Đồi 960.
Tại vùng biên giới những ngày ấy, đột nhiên trời đổ mưa và sương mù dầy đặc, gây rất nhiều khó khăn cho những phi vụ không yểm. Đại Tá Thiện bay chỉ huy trên một chiếc UH 1 vừa hạ cánh xuống bộ chỉ huy thì đã bị cối 82 ly đón chào ầm ĩ. Người Hạ Sĩ Quan đứng dưới đất ra thủ hiệu chỗ bãi đáp trúng miểng pháo bị thương rất nặng. Trung Tá Sơn, Tiểu Khu Phó kiêm chỉ huy cuộc hành quân điều động Tiểu Đoàn 258 ĐPQ của Đại Úy Đề đánh lên đồi từ hướng Tây Bắc, cùng với Tiểu Đoàn 259 ĐPQ của Thiếu Tá Long tấn công mặt Bắc. Các cánh quân của Đại Úy Đề vừa vào đến chân núi thì nhiều trăm trái đạn pháo từ trong những khu rừng thâm u và cao điểm dội xuống, đồng thời đại liên địch từ trên đồi quạt xuống ác liệt chận lại.
Đồi 960 là một ngọn đồi trọc có xạ trường rất trống trải. Công sự thiết lập trên căn cứ đã bị quân giặc chiếm lấy tử thủ với hỏa lực rất mạnh, nên quân ta đã bị sựng lại phía dưới chưa thể tiến lên được. Một phóng viên chiến trường được anh Nguyễn Trước, sĩ quan báo chí tiểu khu hướng dẫn cùng bò lên đến chỗ Đại Úy Đề:
- Chúng đánh dữ quá làm sao lên được Đại Úy?
Đại Úy Tiểu Đoàn Trưởng kề tai người phóng viên:
- Lát nữa anh sẽ thấy!
Khoảng năm phút sau, Pháo Binh của quân ta bắn rất chính xác đã làm những khẩu đại liên trên đồi im thin thít. Pháo Binh dọn đường tới đâu quân ta “nhích” theo tới đó. Một sự phối hợp nhịp nhàng mà quân giặc trên đồi không bao giờ có thể tưởng tượng nổi. Pháo Binh phá xong một công sự của cộng quân, thì chiến sĩ Địa Phương nhào vô chiếm lấy. Cứ thế quân ta lấn dần lên đồi. Người phóng viên chiến trường của tờ báo lính Chiến Sĩ Cộng Hòa từ Sài Gòn lên khâm phục sát đất cái chiến thuật “Pháo Và Lấn” chưa từng thấy trong binh pháp quân trường. Chẳng những thế mà Đại Úy Đề còn tiết kiệm thật nhiều xương máu con cái. Cứ đủng đỉnh chờ Pháo Binh dọn bãi làm thịt chốt cộng, quân ta ôm súng và lựu đạn nhào lên thanh toán đẹp mắt. Trong khi đó các đơn vị của Thiếu Tá Long cũng đã giải tỏa nhanh chóng áp lực của địch vây hãm một trung đội của ta từ mấy ngày trước.
Đến 11 giờ 45 ngày 30.9.73, các cánh quân Địa Phương Quân Quảng Đức đã tràn ngập Đồi Bạch Phong. Quân ta reo hò cắm Cờ Vàng Việt Nam trên đỉnh căn cứ. Năm cán binh cộng sản còn ẩn trốn gần đó nghe thấy tiếng loa gọi hàng của toán Võ Trang Tuyên Truyền thuộc Ty Chiêu Hồi đã đưa tay xin hồi chánh. Các anh được tiếp đón nồng hậu trong tình anh em ruột thịt và được đưa về Sài Gòn lập lại cuộc đời mới. Nhưng đây chỉ mới là khúc dạo đầu của mặt trận Quảng Đức. Những ngày đỏ lửa vẫn còn đang là những đốm than âm ỉ chờ thời điểm bùng lên thành cơn bão.
Bước sang tháng 10.73, nguồn tin kỹ thuật của những toán Viễn Thám gửi về báo động các thành phần của Trung Đoàn 208 Pháo Binh Bắc Việt đã đặt súng gần Tuy Đức, Bu Prang, Bu Bong và Kiến Đức với những khẩu đại bác 122 ly và 85 ly, súng cối 120 ly. Để bảo đảm mức chính xác, Trung Đoàn 208 Pháo Binh BV đã được cấp phát bản đồ tỉ lệ 1:50.000 được in tại Hà Nội. Đến giữa tháng 10.1973 thì Trung Đoàn 205 bộ binh và Trung Đoàn 429 Đặc Công Bắc Việt đã áp sát đến gần Buprang. Một cuộc diễn tập tác xạ đã được Trung Đoàn Pháo 208 thực hiện trong năm ngày liền, những loại đạn pháo giặc đã dội lên các vị trí của Địa Phương Quân Việt Nam. Để yểm trợ cho mặt trận Quảng Đức sắp nổ lớn, Trung Đoàn 271 Bắc Việt và Tiểu Đoàn 46 Trinh Sát di chuyển đến Dakson. Trận liệt của cộng quân đã hoàn thành trong ngày 30.10.1973. Các cánh quân của Đơn Vị 95 sẵn sàng chờ lệnh khai hỏa để tấn công quân ta.
Đại Tá Nguyễn Hậu Thiện, Tỉnh Trưởng Quảng Đức, đã rút ra được những kinh nghiệm từ sau những ngày địch dội pháo, nên ông đã điều động tất cả bốn Tiểu Đoàn Địa Phương Quân hành quân ra khỏi hai Căn Cứ Bu Prang và Bu Bong, di chuyển tối đa để tránh pháo, đồng thời càn quét địch đến tận khu vực Tuy Đức. Đại Tá Thiện chỉ lưu lại hai căn cứ này một đại đội ĐPQ, một Trung Đội Công Binh và hai pháo đội 105 ly. Lực lượng Địa Phương Quân chỉ được trang bị nhẹ, vũ khí yếu kém, quân số thiếu hụt mà sắp phải đương đầu với một lực lượng cấp sư đoàn của địch.
Người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa luôn luôn gánh trên đôi vai còm cõi sức nặng chiến tranh vượt quá mức chịu đựng của mình. Sức nặng ấy không phải chỉ ngày một ngày hai, mà nó là một định mệnh nghiệt ngã chất chồng lên lưng người lính của chúng ta ngày này sang ngày khác, kéo dài triền miên đến năm thứ hai mươi. Thật quá đỗi kỳ diệu, người lính Việt Nam Cộng Hòa vẫn đứng vững trên đôi chân gầy guộc của mình. Không than van, không nề hà chuyện máu xương, không kêu ca đòi hỏi cái gì hết. Từ tận cùng thâm tâm, các anh hiểu rằng, nếu các anh khuỵu xuống, thì đất nước này trong đó có gia đình các anh sẽ đổ ngã theo luôn với các anh. Nên dù cho thế nào, người lính của chúng ta cũng phải cắn răng đứng thẳng người lên. Và đánh. Mà đánh là phải thắng. Cho dù bọn cộng nô ấy người đông, vũ khí mạnh đến đâu đi nữa. Các anh sẽ chứng minh chân lý đó ngay trên chiến trường Quảng Đức này.
Phóng viên chiến trường Sao Bắc Đẩu có mặt vài ngày sau trận đánh thử sức giữa Trung Đoàn 53 Bộ Binh của Sư Đoàn 23 Bộ Binh với các thành phần của Đơn Vị 95 trong bài phóng sự Quảng Đức, Trận Đánh Lớn Nhất Sau Ngày Ngừng Bắn 27.1.73, đã diễn tả thiên anh hùng ca của người lính chúng ta như sau.
“Tôi đến Quảng Đức với một số hoài nghi nặng tính chất ưu tư. Ngay từ những ngày đầu của Hiệp Định Ba Lê, theo quan niệm riêng của tôi, Hiệp Định Ba Lê không những chỉ là một mớ giấy lộn không có hiệu năng đáp ứng khát vọng hòa bình chính đáng của dân tộc chúng ta, mà ngược lại nó còn là một diễn biến chính trị mang hậu quả nuôi dưỡng chiến tranh. Hiệp Định Ba Lê được ký vào đúng cái lúc mà cuộc Tổng Tấn Công 1972 của Bắc Việt đã đứt hơi sau khi đạt đến tột điểm. Nếu chiến tranh không ngừng đứng ở đó thì số phận của đạo quân viễn chinh tí hon gồm 300.000 người đã an bài một cách dứt khoát. Người dân hiền lành miền Nam, sau những năm khói lửa cuồng nộ sẽ có được một bảo đảm thanh bình tối thiểu trong một thời gian năm, mười năm. Thời gian cần thiết để quân đội Bắc Việt phục hồi tiềm lực.
Nhưng dù sao thì Hiệp Định Ba Lê cũng đã được ký kết và đang được thi hành (nếu người ta có thể coi những hành động chiến tranh hiện nay của Bắc Việt là một lối thi hành hòa ước). Những điều khiến tôi cảm thấy lo ngại cũng là những hậu quả khác của Hiệp Định Ba Lê. Tôi loay hoay băn khoăn với những câu hỏi:
- Sau nhiều năm trời quen chiến đấu với sự yểm trợ thừa thãi của hỏa lực không quân quá hùng mạnh của Hoa Kỳ, liệu binh sĩ chúng ta có duy trì được phong độ và hiệu năng chiến đấu, khi những tấm thảm bom B52 không còn nữa không?
- Quân Bắc Việt sau mười tháng được dưỡng quân, được tái trang bị, liệu có tìm cách ồ ạt đè bẹp chúng ta bằng một hỏa lực pháo binh trên chân và những đơn vị cơ giới mạnh mẽ như chúng ta đã thấy trong năm 1972 không?
Cùng với hai dấu hỏi lo âu này, tôi còn ngại cái hậu quả tinh thần của Hiệp Định Ba Lê đối với chiến sĩ của chúng ta. Tâm trạng “không muốn chết vào giờ thứ 25 của cuộc chiến” không phải là điều bí mật đối với bất cứ ai. Điều này thiết tưởng cũng dễ hiểu. Ngay khi đặt chân đến Bộ Tư Lệnh Nhẹ của Thiếu Tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư Lệnh Quân Đoàn II & Quân Khu II, tôi đã trình bày với Thiếu Tướng, rằng trong loạt phóng sự chiến trường lần này tôi muốn tìm kiếm đáp án cho các âu lo vừa nêu trên. Thiếu Tướng Toàn bảo tôi:
Trước hết tôi không muốn tạo ảnh hưởng nào với những điều anh sẽ tự nhận xét ngay tại mặt trận. Anh cứ ra đó, cứ tìm hiểu. Khi từ mặt trận trở về, chúng ta sẽ thảo luận thêm về những ngờ vực mà anh đã nêu lên.
Tôi vác ba lô ra xe và hai tiếng đồng hồ sau tôi có mặt bên cạnh đơn vị có nhiệm vụ tái chiếm hai tiền đồn Bu Prang và Bu Bong đã lọt vào tay địch quân trong cuộc tấn công ngày 4.11 vừa qua.
Chân dung Người Lính Sư Đoàn 23 Bộ Binh
Trung Tá Võ Ân, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 53 Bộ Binh, trông giống một giáo sư hơn là một đơn vị trưởng tác chiến. Cả bộ chiến phục bụi bậm, bẩn thỉu, cả khẩu súng lục Colt 12 đeo lủng lẳng bên hông cũng không giúp anh có vẻ ngoài oai hùng của người lính chiến. Nhưng tất cả những thứ đó chỉ là bề ngoài. Sức chịu đựng bền bỉ, và ý chí sắt thép của anh Ân được truyền tụng theo chiều hướng huyền thoại hóa trong trung đoàn.
Ân tiếp tôi ngay tại vị trí chiến đấu của Tiểu Đoàn 2/53. Khuôn mặt trẻ trung, nhưng dầy dạn vẻ phong trần, nụ cười chân tình như chỉ những người lính chiến mới biết cười như vậy. Ân bảo tôi:
- Anh đến chậm mất hai ngày.
- Hai ngày sớm hơn đã xảy ra chuyện gì?
- Pháo. Địch pháo như mưa, pháo dội vào các đơn vị chúng tôi. Sau pháo, chúng xung phong.
Tại Trung Tâm Hành Quân Quân Đoàn II, tôi đã được Thiếu Tướng Nguyễn Văn Toàn cho biết về diễn tiến của trận đánh kéo dài suốt một ngày trời này. Địch quân dùng hỏa lực vô cùng hùng hậu để hy vọng đàn áp sức chiến đấu của chiến sĩ ta. Sau pháo, chúng xua T54 lên trước và cuối cùng mới là bộ binh. Trận đánh được kể lại với nhiều chi tiết hơn ngay tại chỗ.
Đại Úy Lai, người Tiểu Đoàn Trưởng của đơn vị xung trận kết luận:
- So với chiến trường những năm trước đây thì ưu thế hỏa lực có phần muốn đổi ngược. Cộng quân sử dụng hỏa lực mạnh hơn chúng ta rất nhiều.
- Không Quân không yểm trợ hữu hiệu cho các anh sao?
- Không may cho chúng tôi là ngày hôm đó ông trời ở về phía cộng quân!
- Anh muốn nói là thời tiết xấu?
- Phải nói là quá xấu mới đúng.
- Trước hỏa lực pháo binh của địch, thái độ của binh sĩ chúng ta như thế nào?
- Họ đã được trui rèn trong trận tử thủ Kontum năm ngoái. Nhờ những kinh nghiệm đó nên số tổn thất về pháo có thể nói là không có gì.
- Còn đối với chiến xa của địch thì sao?
- Những chiếc T54 cồng kềnh, đắt giá của cộng quân giờ này chỉ còn giá trị trình diễn. Vũ khí chống chiến xa kiến hiệu đến mức chiến xa đang trở thành gánh nặng cho những đơn vị được tăng cường bằng thiết giáp. Điều này là một sự thật có giá trị cho cả đôi bên.
Tôi được giới thiệu với những người anh hùng của đơn vị. Trung Úy Thịnh, người Đại Đội Trưởng của đơn vị vừa bắn hạ chiếc T54 hai hôm trước có một khuôn mặt dễ làm mệt các thiếu nữ hậu phương. Anh xác nhận với tôi:
- Yếu tố quan trọng nhất của chiến trường hiện nay là giá trị tác chiến của người lính bộ binh. Và rất may là người lính bộ binh chính quy Bắc Việt chỉ có khả năng tác chiến bằng một phần nhỏ của những người du kích trước kia.
- Anh nhận định như thế nào về giá trị chiến đấu của người lính bộ binh của quân đội chúng ta?
Thịnh cười tinh quái:
- Chẳng lẽ tôi lại tự mình đi nói tốt về đơn vị mình.
- Nghĩa là anh hài lòng về phong độ của binh sĩ trong đại đội qua trận đánh vừa rồi.
Không trả lời thẳng vào câu hỏi của tôi, Thịnh giải thích:
- Nguyên cả Trung Đoàn 205 có pháo và chiến xa yểm trợ đã tấn công chúng tôi. Sau một ngày kịch chiến, chúng tôi còn ở lại trên chiến trường trong khi địch đoạn chiến với một tiểu đoàn bị loại. Trung Đoàn Trưởng bị thương. Hai chiến xa bị bắn cháy. Dĩ nhiên là chúng tôi có nhận hỏa lực yểm trợ của không quân và pháo binh, nhưng sức mạnh chính trong trận vẫn là bộ binh.
Tôi quay sang quan sát những binh sĩ quanh chúng tôi. Họ đang bận rộn với việc chuyển vận chiến lợi phẩm ra xe để đưa về hậu cứ. Trung Tá Ân nói thêm cho tôi hiểu:
Trong ngày 15.11.73, khi việc tiếp tế đạn đã trở thành khá khó khăn vì trận đánh đang sôi động, binh sĩ chúng ta đã sử dụng AK và B40, B41 chiến lợi phẩm để đánh với địch.
Đại Úy Lai xác nhận:
- Chính nhờ sáng kiến mà chúng tôi có đủ đạn cho đến lúc được tiếp tế. Binh sĩ phần đông đã quen với vũ khí cộng sản nên chiến thuật “gậy ông đập lưng ông” không gặp khó khăn nào cả.
Nhổ chốt
Việc làm cam go nhất của toán quân lãnh nhiệm vụ giải phóng Bu Bong, Bu Prang là nhổ đi những cái chốt mà cộng quân thiết lập dọc theo đường 14 để ngăn chận quân ta. Có nhiều yếu tố khiến chúng ta thấy rõ rằng Bắc Việt không có ý định đẩy cuộc tấn công của họ đến Gia Nghĩa, tỉnh lỵ của Quảng Đức. Trước nhứt, họ chỉ sử dụng có một Công Trường 9 tăng cường. Lực lượng này nếu hoạt động đơn độc chắc chắn không có khả năng tiến xa đến như vậy được. Ngoài Công Trường 9, chúng ta vẫn chưa ghi nhận được một chỉ dấu nào chứng tỏ sự có mặt của những đơn vị khác.
Yếu tố thứ nhì khiến người ta nghĩ rằng cộng quân chỉ giới hạn cuộc tấn công của họ vào khoảng 20 cây số trên đường 14 chính là mục đích của cuộc tấn công này. Quốc Lộ 14 nằm song song với con đường tiếp vận quan trọng của cộng sản trong một đoạn khá dài, và vì vậy Bu Bong, Bu Prang đương nhiên trở thành những trở ngại lớn cho mọi cuộc vận chuyển quan trọng từ Bắc Việt vào chiến trường miền Nam. Tấn công Bu Bong, Bu Prang, mục đích của Hà Nội là mở cho được quãng đường bị nghẽn để binh lính và chiến cụ của họ có thể được đưa vào Lộc Ninh. Yếu tố cuối cùng là sau khi chiếm được đoạn đường này, cộng quân tổ chức ngay thành thế thủ với hệ thống chốt dầy đặc hai bên đường. Đã được theo chân Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù và Sư Đoàn 21 Bộ Binh trong những trận đánh nhổ chốt trên đường 13 năm 1972, tôi hiểu rõ những khó khăn của các chiến sĩ Sư Đoàn 23 Bộ Binh trong nhiệm vụ hiện tại. Những khó khăn này lại càng tăng gia nhiều hơn với sự giảm sút hỏa lực yểm trợ so với hỏa lực năm ngoái.
Sau khi nghe tôi nói lên những lo ngại của mình, Trung Tá Võ Ân, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 53 gật gù:
- Dĩ nhiên là chúng tôi gặp khó khăn nhiều hơn. Nhưng dù có khó khăn cũng phải làm. Sự yểm trợ của Không Lực Hoa Kỳ chỉ có trong một thời gian, chứ nhiệm vụ giữ nước của quân đội chúng ta thì miên viễn.
- Anh nhổ chốt bằng cách nào?
- Tôi tránh đánh trực diện. Tấn công thẳng vào những cái chốt được tổ chức kiên cố và có hỏa lực pháo binh yểm trợ rất mạnh là việc làm khó tránh được tổn thất nặng. Anh em chúng tôi bọc lòn ra sau những chốt của cộng quân rồi tổ chức phục kích đánh vào những đoàn anh nuôi có nhiệm vụ tiếp tế cho chốt.
Tôi hỏi Trung Tá Ân:
- Người lính bộ binh của trung đoàn anh có khả năng làm cái việc mà từ trước đến nay vẫn là công tác đặc biệt của anh em Biệt Cách Nhảy Dù.
- Biết làm sao hơn được. Nhu cầu của chiến trường đòi hỏi cấp bách, chúng tôi phải tìm cách đáp ứng.
Nghe phương pháp nhổ chốt của Trung Đoàn 53, nghe những cuộc phục kích tổ chức mười cây số sau lưng địch, tôi chợt nghĩ đến chuyện một hãng thông tấn ngoại quốc đã phê bình trận đánh Quảng Đức, cho rằng chiến sĩ ta chỉ trông cậy vào không quân chứ không chịu đánh bộ. Tôi tha thiết mong mỏi những người bạn đồng nghiệp ngoại quốc này hãy trở lại Quảng Đức, hãy theo sát một đơn vị bộ binh để có dịp suy ngẫm về những lời phê phán vội vã của họ. Riêng phần tôi, tôi sẵn sàng tình nguyện làm người hướng dẫn không công cho họ. Quân đội của chúng ta đã thiệt thòi trên chiến trường, lại còn phải chịu đựng thêm những thiệt thòi trên một công luận thiếu chính xác nữa, thì quả là điều đáng phàn nàn.
Sinh Tồn chuyển