Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Sư Đoàn 3 TQLC-Không Đoàn 7HK: Trận Chiến Ác Liệt Ở DMZ 9/67

Như đã trình bày, từ giữa năm 1966, CSBV đã tung nhiều đơn vị chủ lực vượt vĩ tuyến 17 để tiến hành các cuộc tấn công vào khu Phi Quân Sự (DMZ). Nhằm

 

Như đã trình bày, từ giữa năm 1966, CSBV đã tung nhiều đơn vị chủ lực vượt vĩ tuyến 17 để tiến hành các cuộc tấn công vào khu Phi Quân Sự (DMZ). Nhằm chận đứng các hoạt động của địch quân tại vùng giới tuyến, bộ Tổng tham mưu QL.VNCH và bộ Tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ tại VN đã lập cụm phòng tuyến dọc theo phía Nam sông Bến Hải, giao trách nhiệm phòng thủ hệ thống căn cứ án ngữ này cho các đơn vị thuộc Sư đoàn 3 Thủy quân Lục chiến thuộc Lực lượng 3 Thủy bộ Hoa Kỳ và trung đoàn 2 Bộ binh VNCH. Từ giữa năm 1966 đến tháng 7/1967, CQ đã mở hai đợt cao điểm tấn công và pháo kích liên tục vào căn cứ Cồn Tiên và các tiền đồn phụ cận tại khu Phi Quân Sự (DMZ), nhưng tất cả các trận tấn công của đối phương trong thời gian này đã bị liên quân Việt-Mỹ chận đứng. Tình hình chiến sự tại vùng trọng điểm này chỉ tạm lắng được 2 tháng thì đã sôi động trở lại vào tháng 9 và kéo dài đến tháng 10. Sau đây là diễn tiến của trận chiến tại DMZ vào mùa Thu 1967.

* Cao điểm Thu 1967 của CQ tại khu vực DMZ:
Vào tháng 9/1967, CQ đồng loạt tấn công hiệp đồng pháo-bộ binh vào cụm căn cứ của liên quân Việt-Mỹ dọc theo các triền đồi dưới chân núi ở phía Tây, Tây Bắc và vùng duyên hải tỉnh Quảng Trị. Các trận giao tranh trở nên ác liệt hơn trận chiến Hè-Thu 1966 và Hè 1967. Một số căn cứ chịu áp lực nặng do CQ pháo kích liên tục, với mức độ hỏa tập mà theo đại tướng Westmoreland còn dữ dội hơn cả thời kỳ đệ nhị thế chiến và chiến tranh Triều Tiên, gây căng thẳng cho quân trú phòng. Để triệt tiêu cường lực tấn công của đối phương và để yểm trợ cho các đơn vị Việt-Mỹ có thể khởi động các cuộc hành quân bên ngoài căn cứ, Không quân chiến thuật và chiến lược đã liên tục xuất trận oanh tạc dữ dội vào các vị trí mà CQ đang tập trung, đồng thời các pháo đội 175 ly từ căn cứ hỏa lực Carroll và Rock Pile, cùng với hải pháo từ các chiến hạm ngoài khơi đã hỏa tập mạnh mẽ, dập tắt được khá lớn các khẩu đại bác, súng cối, hỏa tiễn của địch dùng để pháo kích.
Ngày 5/9/1967, CQ lại tấn công vào khu vực Cồn Tiên. Vẫn với chiến thuật tiền pháo hậu xung, CQ đã điều động 2 tiểu đoàn tấn công vào tuyến phòng thủ tiền đồn của TQLC cách Cồn Tiên 2 km về hướng Tây Nam. Trước khi tung bộ binh tấn công, Cộng quân mở trận hỏa công, pháo 157 quả đạn súng cối 82 ly vào vị trí phòng ngự của TQLC. Giao tranh diễn ra rất ác liệt, các chiến binh trú phòng đã phải tác xạ liên tục để ngăn chận địch. Ngay trong trận đánh đầu tiên này, theo tin tức được phổ biến trên báo chí, phía CQ có 37 CSBV bỏ xác tại trận địa, phía TQLC có 47 chiến binh bị thương. (Tài liệu của đại tướng Westmoreland ghi là TQLC bị thiệt mất 40 binh sĩ).

* Sư đoàn 3 TQLC kịch chiến với CQ quanh Cồn Tiên:
Trận chiến tại Cồn Tiên và khu vực giới tuyến trong suốt tháng 9/1967 tiếp diễn ở mức độ khốc liệt, rất đẫm máu và dai dẳng. Ngày 19 tháng 9/1967, CQ pháo kích 300 hơn đạn pháo vào Cồn Tiên và Gio Linh đồng thời một vị trí tiền đồn gần Cồn Tiên, 100 chiến binh TQLC Hoa Kỳ bị thương. Hầu như ngày nào CQ cũng pháo kích vào căn cứ trọng điểm này. Trong tháng 9/1967, số thiệt hại của TQLC do CQ pháo kích tại Cồn Tiên trong tháng 9 được ghi nhận như sau: hơn 300 chiến binh Hoa Kỳ tử thương, 3 ngàn quân nhân bị thương. Riêng trong 8 ngày cuối của tháng 9, mức độ pháo kích và tấn công vào Cồn Tiên và các tiền đồn kế cận đã gia tăng mạnh, trong đó có một số trận gây thiệt hại nặng cho TQLC được ghi nhận như sau:
- Ngày 22/9, CQ pháo kích suốt ngày vào các vị trí của TQLC tại Cồn Tiên và Gio Linh, đồng thời mở 3 đợt xung phong vào căn cứ Cồn Tiên, trong ngày này có 16 lính Mỹ tử thương, 170 bị thương.
- Ngày 25/9, căn cứ TQLC Hoa Kỳ tại Carroll và Cồn Tiên bị pháo kích dữ dội: 8 chết, 202 bị thương. Ngày 26 tháng 9/1967, CQ đã pháo hơn 1,000 đạn đại bác và hỏa tiễn vào căn cứ Cồn Tiên, gây tổn thất nhân mạng cho đơn vị trú phòng: 2 chiến binh tử thương, 172 bị thương. Để triệt hạ các cụm súng đại pháo của địch, Pháo binh Mỹ đã bắn trả sang phía CSBV hơn 10,000 đạn đại bác mỗi ngày, ngoài ra Không quân chiến lược (B-52) đã thực hiện nhiều phi tuần dội bom xuống vùng phi quân sự gần Cồn Tiên. Ngày 27/9/1967, để giải tỏa áp lực địch, Liên quân Việt-Mỹ đã khởi động cuộc hành quân Lam Sơn 131 tại giáp giới vùng Phi Quân Sự.
- Ngày 28 tháng 9, một đại đội TQLC Hoa Kỳ đã bị CQ phục kích gần Cồn Tiên, phía Hoa Kỳ có 3 tử trận, 15 bị thương. Đầu tháng 10/1967, tin tức tình báo ghi nhận là CQ đã bị tổn thất nặng trong các trận giao tranh tại Cồn Tiên và khu vực Phi Quân Sự, nhiều đơn vị CQ đã phải rút về bên kia sông Bến Hải để tái bổ sung quân số. Đồng thời các vị trí pháo của CQ cũng di dời nơi khác để tránh sự phát giác của phi cơ quan sát của Không quân Việt-Mỹ. Trong những ngày đầu của tháng 10/1967, Cộng quân đã ngưng các đợt pháo kích vào căn cứ Cồn Tiên.
Để tăng phòng thủ khu Phi Quân Sự hầu ngăn chận hữu hiệu các cuộc xâm nhập và tấn công quấy rối của CQ, ngày 10 tháng 10/1967, bộ Tư lệnh Lực lượng 3 Thủy bộ đã điều động thêm 3,000 TQLC đến vùng giới tuyến. Theo kế hoạch, 4,500 TQLC nữa cũng sẽ được điều động ra khu vực này.
Trận chiến tạm lắng được 10 ngày thì đã bùng nổ trở lại: Ngày 11 tháng 10, căn cứ Cồn Tiên bị pháo kích dữ dội trong nhiều giờ liền, cũng trong ngày này, B-52 đã oanh tạc vào các vị trí pháo binh của CSBV đặt ở phía Bắc khu Phi Quân Sự. (Cũng cần ghi nhận rằng phải đến gần cuối năm 1966, Tổng thống Hoa Kỳ Johnson mới cho phép lực lượng Hoa Kỳ tại VN sử dụng hải pháo bắn trả khi nào CSBV trong khu Phi Quân sự bắn ra. Đến tháng Hai năm sau, đại tướng Westmoreland được thêm quyền sử dụng Pháo binh để tác xạ quấy rối).
Trở lại trận chiến ở Cồn Tiên, trong hai ngày 12 và 13/10, CQ tiếp tục pháo kích vào căn cứ. Rạng ngày 14/10, CQ lại mở trận tấn công hiệp đồng pháo-bộ chiến vào căn cứ, nỗ lực chính của địch là 1 tiểu đoàn đặc công. Cuộc tấn kích của địch bị TQLC trú phòng chận đứng sau hơn 2 giờ kịch chiến. Trong trận này, có 21 TQLC Hoa Kỳ bị tử thương, 20 bị thương, số tổn thất của CQ được ghi nhận rất cao, nhưng do đối phương pháo kích liên tục, nên quân trú phòng không bung ra ngoài được để kiểm soát trận địa và đếm số CQ bị bỏ xác tại chỗ.

* Các trận không tập của Không đoàn 7 Hoa Kỳ tại khu vực Cồn Tiên:
Sau ngày này, Cồn Tiên thành biển lửa với các trận không tập dữ dội nhất quanh Cồn Tiên. Đại tướng Westmoreland ghi lại trận Cồn Tiên thời gian này như sau:
Qua tuần đầu của tháng 10/1967 có thể nói Cồn Tiên bị bỏ rơi vì một số binh sĩ TQLC Hoa Kỳ và vì ý niệm mới về phòng thủ được gọi là SLAM-tiếng tĩnh lược của seeking (truy lùng), locating (định vị trí), annihilating (tiêu diệt) và monitoring (theo dõi). Chiến thuật này do tướng William W Momyer (biệt danh là Spike) tư lệnh Không đoàn 7, người kế nhiệm tướng Joe Moore chủ xướng. Tướng Momyer người mảnh khảnh, đáng tín cẩn, phong cách giống như một doanh nhân, nhưng chiến đấu vì lý tưởng, với lý trí và ý chí chứ không vì tình cảm. Theo ý niệm về kế hoạch SLAM của tướng Momyer, ông dựa phần lớn vào khả năng của B 52, của phi cơ oanh tạc và hải pháo với sự phối hợp của pháo binh diện địa.
Sau khi được phi cơ thám thính và các phương tiện tình báo khác xác định mục tiêu, B-52 sẽ đến thả bom trước, sau đó là các chiến đấu cơ đến không kích cùng với hải pháo và địa pháo hỏa tập. Các cuộc thám sát trường kỳ này sẽ xác định mức độ thiệt hại. Suốt 49 ngày SLAM đánh vào khu vực chung quanh Cồn Tiên, với hỏa lực kinh hồn của các hình thức vừa kể, lực lượng CQ vừa đến chiếm Cồn Tiên buộc lòng phải rút lui. So với Điện Biên Phủ trước kia thì quả Cồn Tiên là một Điện Biên Phủ. Nhưng kết quả trái hẳn. CSBV bỏ lại hơn 2 ngàn xác trong khi Gio Linh và Cồn Tiên vẫn đứng vững. Bỏ Cồn Tiên, Gio Linh và cả Khe Sanh ư " Nếu chúng tôi làm như vậy thì địch sẽ thừa thế lấn tới, đưa súng lớn tới sát khu dân cư. Và rồi theo chân Cồn Tiên, Gio Linh, các nơi khác cũng sẽ lần lượt bị bỏ rơi.
Cũng theo lời kể của đại tướng Westmoreland là trước khi trận chiến bùng nổ tại Khu Phi Quân Sự, Hoa Thịnh Đốn đã tỏ ra do dự không chịu cho dùng hải pháo bắn vào khu vực này. Riêng việc vị tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ tại Việt Nam xin phép cho quân bộ chiến vào khu vực lại càng khó khăn hơn. Ngay cả việc giao tranh bên dưới vùng Phi Quân Sự cũng bị ngăn cấm. Khi săn đuổi địch, các đơn vị có thể rượt đến lằn ranh hai miền nhưng nếu có chạm súng thì đơn vị truy kích buộc phải rút quân về. Chính những ràng buộc và sự hạn chế nêu trên đã tạo đà cho CSBV leo thang, tiến hành các cuộc tấn công quy mô vào Nam Bến Hải vào giữa năm 1966. Đến lúc đó, Hoa Thịnh Đốn mới chấp nhận những đề nghị khẩn thiết của đại tướng Westmoreland.

(Biên soạn dựa theo bản tin chiến sự của Tổng cục Chiến tranh Chính trị QL.VNCH phổ biến cho báo chí, tài liệu của Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ, hồi ký của đại tướng Westmoreland-nhà xuất bản Thế Giới...)

virtbao.com

Biên Hùng chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Sư Đoàn 3 TQLC-Không Đoàn 7HK: Trận Chiến Ác Liệt Ở DMZ 9/67

Như đã trình bày, từ giữa năm 1966, CSBV đã tung nhiều đơn vị chủ lực vượt vĩ tuyến 17 để tiến hành các cuộc tấn công vào khu Phi Quân Sự (DMZ). Nhằm

 

Như đã trình bày, từ giữa năm 1966, CSBV đã tung nhiều đơn vị chủ lực vượt vĩ tuyến 17 để tiến hành các cuộc tấn công vào khu Phi Quân Sự (DMZ). Nhằm chận đứng các hoạt động của địch quân tại vùng giới tuyến, bộ Tổng tham mưu QL.VNCH và bộ Tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ tại VN đã lập cụm phòng tuyến dọc theo phía Nam sông Bến Hải, giao trách nhiệm phòng thủ hệ thống căn cứ án ngữ này cho các đơn vị thuộc Sư đoàn 3 Thủy quân Lục chiến thuộc Lực lượng 3 Thủy bộ Hoa Kỳ và trung đoàn 2 Bộ binh VNCH. Từ giữa năm 1966 đến tháng 7/1967, CQ đã mở hai đợt cao điểm tấn công và pháo kích liên tục vào căn cứ Cồn Tiên và các tiền đồn phụ cận tại khu Phi Quân Sự (DMZ), nhưng tất cả các trận tấn công của đối phương trong thời gian này đã bị liên quân Việt-Mỹ chận đứng. Tình hình chiến sự tại vùng trọng điểm này chỉ tạm lắng được 2 tháng thì đã sôi động trở lại vào tháng 9 và kéo dài đến tháng 10. Sau đây là diễn tiến của trận chiến tại DMZ vào mùa Thu 1967.

* Cao điểm Thu 1967 của CQ tại khu vực DMZ:
Vào tháng 9/1967, CQ đồng loạt tấn công hiệp đồng pháo-bộ binh vào cụm căn cứ của liên quân Việt-Mỹ dọc theo các triền đồi dưới chân núi ở phía Tây, Tây Bắc và vùng duyên hải tỉnh Quảng Trị. Các trận giao tranh trở nên ác liệt hơn trận chiến Hè-Thu 1966 và Hè 1967. Một số căn cứ chịu áp lực nặng do CQ pháo kích liên tục, với mức độ hỏa tập mà theo đại tướng Westmoreland còn dữ dội hơn cả thời kỳ đệ nhị thế chiến và chiến tranh Triều Tiên, gây căng thẳng cho quân trú phòng. Để triệt tiêu cường lực tấn công của đối phương và để yểm trợ cho các đơn vị Việt-Mỹ có thể khởi động các cuộc hành quân bên ngoài căn cứ, Không quân chiến thuật và chiến lược đã liên tục xuất trận oanh tạc dữ dội vào các vị trí mà CQ đang tập trung, đồng thời các pháo đội 175 ly từ căn cứ hỏa lực Carroll và Rock Pile, cùng với hải pháo từ các chiến hạm ngoài khơi đã hỏa tập mạnh mẽ, dập tắt được khá lớn các khẩu đại bác, súng cối, hỏa tiễn của địch dùng để pháo kích.
Ngày 5/9/1967, CQ lại tấn công vào khu vực Cồn Tiên. Vẫn với chiến thuật tiền pháo hậu xung, CQ đã điều động 2 tiểu đoàn tấn công vào tuyến phòng thủ tiền đồn của TQLC cách Cồn Tiên 2 km về hướng Tây Nam. Trước khi tung bộ binh tấn công, Cộng quân mở trận hỏa công, pháo 157 quả đạn súng cối 82 ly vào vị trí phòng ngự của TQLC. Giao tranh diễn ra rất ác liệt, các chiến binh trú phòng đã phải tác xạ liên tục để ngăn chận địch. Ngay trong trận đánh đầu tiên này, theo tin tức được phổ biến trên báo chí, phía CQ có 37 CSBV bỏ xác tại trận địa, phía TQLC có 47 chiến binh bị thương. (Tài liệu của đại tướng Westmoreland ghi là TQLC bị thiệt mất 40 binh sĩ).

* Sư đoàn 3 TQLC kịch chiến với CQ quanh Cồn Tiên:
Trận chiến tại Cồn Tiên và khu vực giới tuyến trong suốt tháng 9/1967 tiếp diễn ở mức độ khốc liệt, rất đẫm máu và dai dẳng. Ngày 19 tháng 9/1967, CQ pháo kích 300 hơn đạn pháo vào Cồn Tiên và Gio Linh đồng thời một vị trí tiền đồn gần Cồn Tiên, 100 chiến binh TQLC Hoa Kỳ bị thương. Hầu như ngày nào CQ cũng pháo kích vào căn cứ trọng điểm này. Trong tháng 9/1967, số thiệt hại của TQLC do CQ pháo kích tại Cồn Tiên trong tháng 9 được ghi nhận như sau: hơn 300 chiến binh Hoa Kỳ tử thương, 3 ngàn quân nhân bị thương. Riêng trong 8 ngày cuối của tháng 9, mức độ pháo kích và tấn công vào Cồn Tiên và các tiền đồn kế cận đã gia tăng mạnh, trong đó có một số trận gây thiệt hại nặng cho TQLC được ghi nhận như sau:
- Ngày 22/9, CQ pháo kích suốt ngày vào các vị trí của TQLC tại Cồn Tiên và Gio Linh, đồng thời mở 3 đợt xung phong vào căn cứ Cồn Tiên, trong ngày này có 16 lính Mỹ tử thương, 170 bị thương.
- Ngày 25/9, căn cứ TQLC Hoa Kỳ tại Carroll và Cồn Tiên bị pháo kích dữ dội: 8 chết, 202 bị thương. Ngày 26 tháng 9/1967, CQ đã pháo hơn 1,000 đạn đại bác và hỏa tiễn vào căn cứ Cồn Tiên, gây tổn thất nhân mạng cho đơn vị trú phòng: 2 chiến binh tử thương, 172 bị thương. Để triệt hạ các cụm súng đại pháo của địch, Pháo binh Mỹ đã bắn trả sang phía CSBV hơn 10,000 đạn đại bác mỗi ngày, ngoài ra Không quân chiến lược (B-52) đã thực hiện nhiều phi tuần dội bom xuống vùng phi quân sự gần Cồn Tiên. Ngày 27/9/1967, để giải tỏa áp lực địch, Liên quân Việt-Mỹ đã khởi động cuộc hành quân Lam Sơn 131 tại giáp giới vùng Phi Quân Sự.
- Ngày 28 tháng 9, một đại đội TQLC Hoa Kỳ đã bị CQ phục kích gần Cồn Tiên, phía Hoa Kỳ có 3 tử trận, 15 bị thương. Đầu tháng 10/1967, tin tức tình báo ghi nhận là CQ đã bị tổn thất nặng trong các trận giao tranh tại Cồn Tiên và khu vực Phi Quân Sự, nhiều đơn vị CQ đã phải rút về bên kia sông Bến Hải để tái bổ sung quân số. Đồng thời các vị trí pháo của CQ cũng di dời nơi khác để tránh sự phát giác của phi cơ quan sát của Không quân Việt-Mỹ. Trong những ngày đầu của tháng 10/1967, Cộng quân đã ngưng các đợt pháo kích vào căn cứ Cồn Tiên.
Để tăng phòng thủ khu Phi Quân Sự hầu ngăn chận hữu hiệu các cuộc xâm nhập và tấn công quấy rối của CQ, ngày 10 tháng 10/1967, bộ Tư lệnh Lực lượng 3 Thủy bộ đã điều động thêm 3,000 TQLC đến vùng giới tuyến. Theo kế hoạch, 4,500 TQLC nữa cũng sẽ được điều động ra khu vực này.
Trận chiến tạm lắng được 10 ngày thì đã bùng nổ trở lại: Ngày 11 tháng 10, căn cứ Cồn Tiên bị pháo kích dữ dội trong nhiều giờ liền, cũng trong ngày này, B-52 đã oanh tạc vào các vị trí pháo binh của CSBV đặt ở phía Bắc khu Phi Quân Sự. (Cũng cần ghi nhận rằng phải đến gần cuối năm 1966, Tổng thống Hoa Kỳ Johnson mới cho phép lực lượng Hoa Kỳ tại VN sử dụng hải pháo bắn trả khi nào CSBV trong khu Phi Quân sự bắn ra. Đến tháng Hai năm sau, đại tướng Westmoreland được thêm quyền sử dụng Pháo binh để tác xạ quấy rối).
Trở lại trận chiến ở Cồn Tiên, trong hai ngày 12 và 13/10, CQ tiếp tục pháo kích vào căn cứ. Rạng ngày 14/10, CQ lại mở trận tấn công hiệp đồng pháo-bộ chiến vào căn cứ, nỗ lực chính của địch là 1 tiểu đoàn đặc công. Cuộc tấn kích của địch bị TQLC trú phòng chận đứng sau hơn 2 giờ kịch chiến. Trong trận này, có 21 TQLC Hoa Kỳ bị tử thương, 20 bị thương, số tổn thất của CQ được ghi nhận rất cao, nhưng do đối phương pháo kích liên tục, nên quân trú phòng không bung ra ngoài được để kiểm soát trận địa và đếm số CQ bị bỏ xác tại chỗ.

* Các trận không tập của Không đoàn 7 Hoa Kỳ tại khu vực Cồn Tiên:
Sau ngày này, Cồn Tiên thành biển lửa với các trận không tập dữ dội nhất quanh Cồn Tiên. Đại tướng Westmoreland ghi lại trận Cồn Tiên thời gian này như sau:
Qua tuần đầu của tháng 10/1967 có thể nói Cồn Tiên bị bỏ rơi vì một số binh sĩ TQLC Hoa Kỳ và vì ý niệm mới về phòng thủ được gọi là SLAM-tiếng tĩnh lược của seeking (truy lùng), locating (định vị trí), annihilating (tiêu diệt) và monitoring (theo dõi). Chiến thuật này do tướng William W Momyer (biệt danh là Spike) tư lệnh Không đoàn 7, người kế nhiệm tướng Joe Moore chủ xướng. Tướng Momyer người mảnh khảnh, đáng tín cẩn, phong cách giống như một doanh nhân, nhưng chiến đấu vì lý tưởng, với lý trí và ý chí chứ không vì tình cảm. Theo ý niệm về kế hoạch SLAM của tướng Momyer, ông dựa phần lớn vào khả năng của B 52, của phi cơ oanh tạc và hải pháo với sự phối hợp của pháo binh diện địa.
Sau khi được phi cơ thám thính và các phương tiện tình báo khác xác định mục tiêu, B-52 sẽ đến thả bom trước, sau đó là các chiến đấu cơ đến không kích cùng với hải pháo và địa pháo hỏa tập. Các cuộc thám sát trường kỳ này sẽ xác định mức độ thiệt hại. Suốt 49 ngày SLAM đánh vào khu vực chung quanh Cồn Tiên, với hỏa lực kinh hồn của các hình thức vừa kể, lực lượng CQ vừa đến chiếm Cồn Tiên buộc lòng phải rút lui. So với Điện Biên Phủ trước kia thì quả Cồn Tiên là một Điện Biên Phủ. Nhưng kết quả trái hẳn. CSBV bỏ lại hơn 2 ngàn xác trong khi Gio Linh và Cồn Tiên vẫn đứng vững. Bỏ Cồn Tiên, Gio Linh và cả Khe Sanh ư " Nếu chúng tôi làm như vậy thì địch sẽ thừa thế lấn tới, đưa súng lớn tới sát khu dân cư. Và rồi theo chân Cồn Tiên, Gio Linh, các nơi khác cũng sẽ lần lượt bị bỏ rơi.
Cũng theo lời kể của đại tướng Westmoreland là trước khi trận chiến bùng nổ tại Khu Phi Quân Sự, Hoa Thịnh Đốn đã tỏ ra do dự không chịu cho dùng hải pháo bắn vào khu vực này. Riêng việc vị tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ tại Việt Nam xin phép cho quân bộ chiến vào khu vực lại càng khó khăn hơn. Ngay cả việc giao tranh bên dưới vùng Phi Quân Sự cũng bị ngăn cấm. Khi săn đuổi địch, các đơn vị có thể rượt đến lằn ranh hai miền nhưng nếu có chạm súng thì đơn vị truy kích buộc phải rút quân về. Chính những ràng buộc và sự hạn chế nêu trên đã tạo đà cho CSBV leo thang, tiến hành các cuộc tấn công quy mô vào Nam Bến Hải vào giữa năm 1966. Đến lúc đó, Hoa Thịnh Đốn mới chấp nhận những đề nghị khẩn thiết của đại tướng Westmoreland.

(Biên soạn dựa theo bản tin chiến sự của Tổng cục Chiến tranh Chính trị QL.VNCH phổ biến cho báo chí, tài liệu của Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ, hồi ký của đại tướng Westmoreland-nhà xuất bản Thế Giới...)

virtbao.com

Biên Hùng chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm