Tham Khảo

Sự Thật Không Đẹp Sau Câu Chuyện Di Dân-Vũ Linh *

... Đuổi hết đám di dân lậu đi thì kinh tế Cali sẽ phá sản ngay...(???)

... Đuổi hết đám di dân lậu đi thì kinh tế Cali sẽ phá sản ngay...
Cải tổ chính sách di dân để ngăn cản di dân lậu cũng như để ngăn ngừa xâm nhập của các thành phần bất hảo và ngay cả khủng bố ngay từ đầu đã là cột trụ cho cuộc vận động tranh cử tổng thống của ông Donald Trump. Cho đến nay, ông đã bắt tay vào việc cải tổ, và như mọi người đã thấy, ông đã đụng chạm phải thực tế vô cùng khó khăn, một thực tế không mấy tốt đẹp mà truyền thông dòng chính che giấu. Truyền thông bất lương là kẻ thù của nhân dân Hoa kỳ !!

Trước hết, phải phân biệt cho rõ hai vấn đề khác nhau: di dân bất hợp pháp từ Nam Mỹ và khủng bố len lỏi vào khối tỵ nạn hợp pháp.

Ta coi qua chuyện khủng bố trước.

Toà án liên bang tại Hawaii và Maryland –với hai quan toà cấp tiến- lại một lần nữa ra lệnh không cho áp dụng các biện pháp tạm ngưng cấp chiếu khán của TT Trump. Đây là lần thứ hai toà liên bang bác biện pháp của TT Trump. Cuộc chiến không dễ dàng này sẽ còn kéo dài. Nhất là sau lưng vấn đề còn có một chuyện lớn hơn nhiều: đó là việc tranh chấp quyền hành giữa Hành Pháp và Tư Pháp cũng như tranh cãi ý thức hệ cấp tiến và bảo thủ.

Trong khi TT Trump ra quyết định, cố gắng tuân thủ luật lệ hiện hành theo đúng văn bản, thì các quan toà ra quyết định chống lại dựa trên cái mà họ gọi là “ý định thực sự sau các quyết định”. Các quan tòa diễn giải các pháp lệnh của TT Trump có thể hợp pháp trên giấy tờ, nhưng họ cho rằng những quyết định đó nẩy mầm từ ý định “chống Hồi giáo toàn diện”, có tính kỳ thị, vi phạm Hiến Pháp của TT Trump, vì chính ông Trump đã từng tuyên bố khi tranh cử là ông sẽ “cấm cửa tất cả dân Hồi giáo”, dù sau đó ông có rút lại lời tuyên bố này.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ, quan toà lấy quyết định dựa trên “ý định” –intent-, tức là trên những tuyên bố của tổng thống khi ông còn đang tranh cử. Một hậu quả tai hại của tính bốc đồng ưa tuyên bố sảng của ông Trump, nhưng phản ánh rõ ràng những cố gắng của phe cấp tiến đánh phá TT Trump bằng đủ mọi cách.

Cuộc tranh cãi hiện nay thực sự là việc các quan tòa có quyền diễn giải rộng các quyết định theo ý định –intent- của người đề xuất ra luật hay không. Đây chỉ là một khiá cạnh trong cuộc tranh cãi ý thức hệ giữa phe bảo thủ chủ trương tôn trọng văn bản nguyên thủy của các luật lệ, và phe cấp tiến quan niệm cần phải đào xâu vào ý định đằng sau quyết định, cũng như nhu cầu cập nhật việc diễn giải luật theo hoàn cảnh thay đổi. Hiển nhiên vấn đề đã đi xa hơn cuộc tranh cãi về các biện pháp tạm cấm cửa, để trở thành một cuộc tranh chấp quyền hành giữa Hành Pháp và Tư Pháp, trong khung cảnh một tranh cãi về diễn giải luật giữa hai phe bảo thủ và cấp tiến.

Cũng nên ghi nhận tại Virginia, toà liên bang bảo thủ đã phán TT Trump hành động hoàn toàn hợp pháp. Đồng thời, tất cả 5 quan tòa bảo thủ trong Tòa Phá Án Vùng 9 đã tuyên cáo “quyết định của TT Trump trong pháp lệnh giới hạn nhập cảnh Mỹ tuyệt đối nằm trong giới hạn quyền hành của Hành Pháp”. Như ta biết, họ là thiểu số nên đã bị đa số thẩm phán cấp tiến thân DC áp đảo. Hiển nhiên đây là một tranh cãi ý thức hệ, chứ không giản dị như vài báo tỵ nạn tố TT Trump không biết gì về luật hay coi thường luật pháp.

Chuyện gì sẽ xẩy ra? Không ai có câu trả lời khi các quan toà còn bất đồng ý với nhau. Có nhiều triển vọng sẽ phải do Tối Cao Pháp Viện quyết định.

Từ đây, ta thấy rõ tầm quan trọng của việc bổ nhiệm tân thẩm phán bảo thủ Neil Gorsuch vào TCPV. Về lâu về dài, việc ông Trump đắc cử mang ý nghiã cực kỳ lớn lao với hậu quả lâu dài xa hơn cả hai nhiệm kỳ của ông (nếu ông tái đắc cử). TT Trump sẽ bảo đảm TCPV không rẽ qua phiá tả trong cả thế hệ tới. Có thể có tới hai hay ba thẩm phán cấp tiến trong TCPV sẽ phải từ chức vì sức khỏe hay qua đời trong nhiệm kỳ đầu của TT Trump, tức là ông sẽ có dịp bổ nhiệm thêm hai hay ba thẩm phán bảo thủ nữa. Cán cân có thể nghiêng qua phiá bảo thủ hẳn, tới 6-3 hay 7-2 luôn, kéo dài hai ba chục năm nữa. Đó là lý do quan trọng nhất khiến khối cấp tiến thất kinh đến mất ăn mất ngủ khi bà Hillary thất cử, và đang chống việc bổ nhiệm ông Gorsuch kịch liệt.

Nhìn vào vấn đề này, ta thấy một hiện tượng mới lạ: ngành Tư Pháp từ trước đến giờ tuyệt đối không bị phe phái chi phối, chỉ phê chuẩn qua khả năng và kinh nghiệm, như TP Gorsuch năm 2006 được phê chuẩn vào Tòa Phá Án khi toàn thể Thượng Viện đứng lên vỗ tay hoan nghênh –voice acclamation-, không cần biểu quyết vì không có tới một phiếu chống, nhưng bây giờ thì cho tới nay, chỉ có 2 nghị sĩ DC hậu thuẫn, 46 vị chống, tố ông là người “quá khích” không thể làm quan tòa có công tâm!

Ngành Tư Pháp đã nhẩy vào cuộc chiến ý thức hệ bảo thủ-cấp tiến, phê chuẩn theo phe đảng. Đáng lo hay đáng mừng?

Bây giờ, nhìn qua vấn đề di dân lậu từ Nam Mỹ. Nếu ta nhìn lại những thất bại của các TT Clinton, Bush con và Obama, thì sẽ thấy di dân lậu từ Nam Mỹ là cái gai vĩ đại, không thể một sớm một chiều giải quyết được. Cả ba ông, chẳng ai giải quyết được gì cho dù cả ba đều hứa sẽ giải quyết. Đó cũng là ưu tiên hàng đầu của TT Trump và những hứa hẹn trục xuất hết di dân lậu cuối cùng cũng có nhiều triển vọng là hứa hão.

Câu chuyện xây tường dọc biên giới Mễ có lẽ là chuyện chính trị hai mặt thô bạo nhất.

Ngay từ năm 1994, TT Clinton bắt đầu cho xây tường dọc biên giới trong khi tăng cường lính bảo vệ biên giới. Năm 1996, ông ra luật chống di dân khắt khe nhất: tất cả di dân lậu phải bị bắt và trục xuất qua những thủ tục mau lẹ nhất; nếu là di dân đã sống ở Mỹ bất hợp pháp trên một năm, sau khi bị trục xuất sẽ bị cấm vào Mỹ trong 10 năm sau đó. TT Obama năm 2009 bỏ ra hơn 7 tỷ đô để xây khoảng một ngàn cây số tường (650 dặm, hơn một phần ba chiều dài biên giới Mễ-Mỹ).

Ấy vậy mà bây giờ thiên hạ đại náo chuyện xây tường của TT Trump như bằng chứng của một chính sách kỳ thị nhất, tàn bạo nhất, vô nhân đạo nhất chống di dân gốc Nam Mỹ. Lãnh tụ DC tại Thượng Viện, Chuck Schumer lớn tiếng khẳng định toàn thể khối DC sẽ biểu quyết chống lại mọi kinh phí xây “bức tường vô nhân đạo” này. Cho dù chính khối này đã biểu quyết cấp tiền cho TT Obama xây 650 dặm tường trước đây. DC xây tường thì không “vô nhân đạo”, chỉ có CH xây tường mới là “vô nhân đạo”.

Dưới cả hai TT Clinton và TT Obama, chẳng thấy một anh nhà báo Washington Post hay New York Times hay CNN nào khua chiêng trống gì hết. Cũng chẳng thấy một chị sinh viên nào xuống đường dơ bảng “No Ban! No Wall!” hết. Càng không thấy anh nhà báo tỵ nạn Việt nào viết bài công kích TT Clinton hay Obama chà đạp lên tinh thần cởi mở dang tay đón nhận dân nhập cư theo đúng truyền thống của xứ Cờ Hoa này hết. (nản thật !)

Trong thời gian qua, rất nhiều người, Mỹ cũng như Việt tỵ nạn, đã lên tiếng công kích TT Trump rất nặng nề, cho ông này là kỳ thị đủ thứ, sẽ thay đổi nước Mỹ mà cả thế giới vẫn ngưỡng mộ như một thiên đường hạ giới từ xưa đến giờ, thành một thứ Đức Quốc Xã tân thời lo chu diệt hay ít nhất cũng là cấm cửa di dân không phải là da trắng. Họ nặng lời đả kích TT Trump có chính sách di dân hoàn toàn đi ngược lại truyền thống mở cửa đón di dân từ ngày lập quốc đến giờ. Họ đặt câu hỏi nước Mỹ bây giờ có còn là “giấc mơ” của nhân loại không, có còn dang tay đón tiếp di dân nhập cư từ khắp nơi đến vì hy vọng có cơ hội tiến thân không, người nhập cư có còn là “chim hoàng yến” (?) nữa không,...

Kẻ này thật tình muốn được nghe những vị bỉnh bút một chiều này giải thích dùm sự khác biệt giữa bức tường của TT Obama và bức tường của TT Trump vì không hiểu các vị này phe đảng một cách thật trắng trợn, hay thật sự không thèm tìm hiểu vấn đề cho kỹ lưỡng, mà chỉ lo tìm cách đánh TT Trump, nhắm mắt dịch lại tin của CNN, bất kể sự thật lịch sử. Lịch sử bức tường tại biên giới Mễ có thể dễ dàng truy cứu trong Wikipedia, chỉ mất chừng 5 giây đồng hồ thôi.

Đối với tất cả những tâm tình lo lắng đó, kẻ này xin thẳng thắn hỏi ngay một việc cho rõ: trong tất cả các bài viết thật cảm động, đầy chân tình đó, có phải là thiếu một cụm từ chủ chốt định nghiã cho toàn bộ câu chuyện: đó là cụm từ “bất hợp pháp” không? Thiếu cái cụm từ này là câu chuyện đã bị bóp méo một cách không lương thiện lắm.

TT Trump đã và sẽ ra tay rất mạnh, không sai, nhưng là ra tay chống những di dân bất hợp pháp, cho dù họ được che dấu dưới cái dù “undocumented” –không có giấy tờ. Họ có khi nào xin giấy tờ đâu mà có? Ông chưa bao giờ lên tiếng sẽ trục xuất bất cứ những người nào không phải là da trắngdù bất hợp pháp hay hợp pháp. Mà cũng chưa cấm cửa bất cứ ai không cho vào Mỹ hết. Chỉ là ra lệnh tạm ngưng cấp chiếu khán vào Mỹ trong 3 tháng cho dân từ 6 nước đang có chiến tranh loạn đả để cứu xét lại thủ tục thanh lọc chống khủng bố thôi, và tạm ngưng 4 tháng việc nhận di dân để duyệt xét lại tiêu chuẩn.

Trên thế giới này, tuyệt đối không có bất cứ một xứ nào mở toang cửa cho dân cả thế giới tự do ra vào hoàn toàn “vô tư thoải mái”, không cần giấy tờ gì hết. Tất cả những dân “undocumented” đều bị bắt và mau mắn trục xuất tại Pháp, Anh, Canada, Úc, hay Nhật,... Các xứ Đông Âu đang cấp bách xây hàng rào biên giới để cản làn sóng tỵ nạn Trung Đông. Như vậy sao lại chỉ trích TT Trump là kỳ thị? Hơn 200 tổng thống, thủ tướng khác có kỳ thị không? Khẩu hiệu “No Ban, No Wall”có lẽ sẽ đi vào lịch sử như khẩu hiệu chính trị ngu xuẩn nhất.

Cuộc tranh cãi về di dân lậu đã mang câu chuyện các “thành phố an toàn” cho di dân lậu –sanctuary cities- ra ánh sáng. Đây là các thành phố tìm cách giúp đỡ, che chở di dân lậu bằng cách không hợp tác với chính quyền liên bang truy lùng, giam giữ, và trục xuất di dân lậu. Chỉ là không hợp tác –như chính quyền địa phương không chỉ điểm cho liên bang, cảnh sát điạ phương không bắt, không giam- thôi, chứ không có quyền chống các cơ quan của chính quyền liên bang như FBI hay ICE đến bắt và trục xuất. Phong trào đang lan rộng khi tin mới nhất cho biết gần 500 thành phố đã tự ý xếp mình vào loại này. Chưa kể đã phát sinh ra những trường học an toàn, nhà thờ an toàn,...

Phải ghi cho rõ là chính quyền địa phương chỉ không hợp tác để bắt và trục xuất di dân lậu không phạm tội gì thôi, chứ nếu di dân lậu phạm tội thì cảnh sát địa phương vẫn bắt và truy tố ra tòa, đi tù như thường. Dù vậy, chuyện không hợp tác đã đưa đến những thảm hoạ lớn. Tại San Francisco, một di dân lậu bị bắt vì buôn ma tuý. Anh này đã phạm tội và bị trục xuất 5 lần, rồi cả 5 lần lại len vào lại. Lần cuối anh ta bị giam, liên bang yêu cầu thành phố San Francisco giữ anh ta cho đến khi ICE đến lãnh ra và trục xuất. Thành phố San Francisco nhân danh chính sách “thành phố an toàn”, bất hợp tác, thả anh ta ra ngay. Vài ngày sau, anh này vác súng đi bắn chết một phụ nữ trong một công viên. Gây công phẫn trên cả nước. Theo thăm dò của đại học Harvard, 80% dân Mỹ chống lại “thành phố an toàn”.

TT Trump đe dọa sẽ cắt hết mọi tài trợ của liên bang cho các khu an toàn này, trong khi một vài nơi đã thưa ngược lại chính quyền liên bang. Chúng ta chờ xem kết quả trận đấu.

Mới nghe thì câu chuyện sanctuary cities có vẻ như được đốc thúc bởi những động cơ cao cả nhất như tình người, lòng nhân đạo, truyền thống mở cửa đón di dân của nước Mỹ. Không ít người, nhất là giới trẻ dễ xúc động và nhiều lý tưởng, ủng hộ mạnh việc các thành phố can đảm đứng ra bảo vệ người di dân chống tay “độc tài kỳ thị” Trump. Trên thực tế, sự thật không hoàn toàn đẹp như vậy.

Trước khi đi xa hơn, một lần nữa, cần phải nhấn mạnh lại, ở đây ta bàn chuyện di dân bất hợp pháp và chuyện sanctuatry cities chỉ áp dụng cho di dân lậu, chứ không ai nói đến di dân hợp pháp. Ngay từ đó, ta đã thấy ngay việc thiết lập “khu an toàn” tự nó đã là hành động bất hợp pháp rồi. Trong lịch sử nhân loại, không kể tình trạng phiến loạn, chưa bao giờ có chuyện một địa phương nào đó công khai ra tuyên cáo sẽ bảo vệ những người phạm pháp chống lại luật cả nước. Một oái ăm chỉ có trong cái xứ oái ăm này.

Không ai chối cãi có nhiều người giàu lòng nhân đạo, muốn giúp đỡ di dân lậu, xúc động khi thấy TTDC đăng TT Trump có chính sách chia cắt gia đình khi bố hay mẹ hay cả hai bị trục xuất trong khi con cái sanh ở Mỹ được ở lại.

Dường như những người này đã đặt tình cảm không đúng chỗ. Vấn đề ở đây là di dân lậu là những người phạm tội, phải bị luật pháp xử lý theo đúng luật. Gia đình có bị ly tán thì đó là vì đã có người phạm luật. Lấy ví dụ cụ thể, một ông bố phạm tội, đi tù, bỏ lại vợ con ở nhà. Nhưng vậy có thể nói là quan toà đã chia cắt gia đình không? Có thể vì lý do “nhân đạo” không chia cắt gia đình, xí xoá tội của ông bố để ông bố phạm tội được ở nhà với vợ con không? Như vậy tất cả những người có gia đình đều tha hồ phạm tội mà không bị trừng phạt sao?

Hầu hết các thành phố an toàn này đều nằm gần biên giới Mễ, tại các tiểu bang Cali, Nevada, New Mexico, Arizona, Texas, nơi đại đa số cử tri là dân Mỹ gốc La-tinh, và một số khá lớn chính khách địa phương như dân biểu, nghị sĩ, thị trưởng,... cũng là dân Mỹ gốc La-tinh. Ngoài ra, vài thành phố lớn như Los Angeles, New York, Seattle, Chicago,... cũng đầy di dân lậu. Tại Los Angeles, người ta ước lượng có trên dưới 1 triệu di dân lậu. Gần 40% dân Cali là di dân gốc La-Tinh.

Bảo vệ khối di dân lậu dĩ nhiên là cách chắc chắn nhất kiếm phiếu trong tất cả các cuộc bầu bán địa phương. Trong những khu vực này, ai cũng hiểu chống di dân, kể cả chống di dân bất hợp pháp, là tự sát chính trị. Ở đây, chỉ là chuyện đếm phiếu cử tri, và những chính khách hô hoán chuyện nhân đạo hay bảo vệ hạnh phúc gia đình chỉ là những con buôn chính trị giả dối nhất.

Một khiá cạnh khác là kinh tế địa phương. Những khu vực “an toàn” này lệ thuộc khá nhiều vào khối di dân, lậu cũng như hợp pháp. Di dân lậu phần lớn làm việc trong ba khu vực: 1) xây cất nhà cửa, 2) dịch vụ như tiệm ăn, khách sạn, làm vườn, tài xế, vú em, và 3) canh nông giúp việc trồng trọt và gặt hái khi tới mùa.

Đặc biệt, tiểu bang Cali là nơi cần di dân lậu nhất. Theo nghiên cứu của đại học University of Southern California, di dân bất hợp pháp nói chung đóng góp hàng năm 130 tỷ đô cho kinh tế của tiểu bang. Nhân công bán thời bất hợp pháp chiếm khoảng 50% nhân lực canh nông –ngành trái cây- của Cali. Trong khi di dân lậu chiếm 15% nhân lực trong ngành xây cất. Hơn 30% nhân lực trong ngành dịch vụ là di dân lậu. Đuổi hết đám di dân lậu đi thì kinh tế Cali sẽ phá sản ngay. Cũng chẳng có gì liên quan đến nhân đạo hay phá vỡ gia đình.

xxx

Ở đây, kẻ viết này xin được bàn ra ngoài lề để trả lời câu hỏi của vài độc giả: khi có thẻ xanh, thì phạm tội gì sẽ bị rút thẻ xanh, không cho vào dân Mỹ, có thể bị trục xuất về VN? Như đã bàn, trên nguyên tắc, bất cứ phạm tội gì, nặng hay nhẹ, cũng có thể là lý do bị rút thẻ xanh. Tất cả do toà di trú quyết định, chứ không phải do TT Trump. Tất cả những việc như đi làm nail lãnh tiền mặt không khai thuế, khai gian hoàn cảnh gia đình để lãnh trợ cấp, cho thuê nhà/phòng “housing” không khai thuế, khai gian medicaid, medical, medicare, làm đám cưới giả, làm giấy đoàn tụ nhận họ hàng giả,... đều là phạm tội. Phần lớn quan tòa xí xoá những tội nhẹ cũng như châm chế vì nhiều yếu tố như hoàn cảnh gia đình, có công ăn việc làm tử tế, mối nguy bị chính quyền xứ gốc trừng phạt nếu bị trục xuất về xứ,... nhưng sẽ khó tha những tội hình sự, gia trọng, vi phạm từ nhiều năm qua. An toàn nhất là đừng phạm tội, đừng khai gian, làm giấy tờ giả, và nhất là đừng ỷ y khinh cảnh sát Mỹ ngu nên mình dư sức qua mặt họ. Nhìn vào những vụ xì tin bí mật của FBI, CIA thì biết Nhà Nước Mỹ có thể dễ dàng biết tất cả mọi chuyện chúng ta đang làm, từ điện thoại, email, tweet, chat với ai, khi nàocho tới bật TV hay vào internet coi chương trình gì ngày nào.

Những khách du lịch hay du học sinh trốn ở lại không chịu về nước dĩ nhiên nếu bị bắt sẽ bị trục xuất ngay.

Với TT Trump, ta có thể tin chắc những vụ phạm pháp sẽ bị theo dõi và truy tố kỹ hơn. Nếu là nạn nhân thì đừng trách TT Trump kỳ thị mà hãy tự trách mình đã phạm tội.

Vũ Linh

Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.
Cải tổ chính sách di dân để ngăn cản di dân lậu cũng như để ngăn ngừa xâm nhập của các thành phần bất hảo và ngay cả khủng bố ngay từ đầu đã là cột trụ cho cuộc vận động tranh cử tổng thống của ông Donald Trump. Cho đến nay, ông đã bắt tay vào việc cải tổ, và như mọi người đã thấy, ông đã đụng chạm phải thực tế vô cùng khó khăn, một thực tế không mấy tốt đẹp mà truyền thông dòng chính che giấu. Truyền thông bất lương là kẻ thù của nhân dân Hoa kỳ !!

Trước hết, phải phân biệt cho rõ hai vấn đề khác nhau: di dân bất hợp pháp từ Nam Mỹ và khủng bố len lỏi vào khối tỵ nạn hợp pháp.

Ta coi qua chuyện khủng bố trước.

Toà án liên bang tại Hawaii và Maryland –với hai quan toà cấp tiến- lại một lần nữa ra lệnh không cho áp dụng các biện pháp tạm ngưng cấp chiếu khán của TT Trump. Đây là lần thứ hai toà liên bang bác biện pháp của TT Trump. Cuộc chiến không dễ dàng này sẽ còn kéo dài. Nhất là sau lưng vấn đề còn có một chuyện lớn hơn nhiều: đó là việc tranh chấp quyền hành giữa Hành Pháp và Tư Pháp cũng như tranh cãi ý thức hệ cấp tiến và bảo thủ.

Trong khi TT Trump ra quyết định, cố gắng tuân thủ luật lệ hiện hành theo đúng văn bản, thì các quan toà ra quyết định chống lại dựa trên cái mà họ gọi là “ý định thực sự sau các quyết định”. Các quan tòa diễn giải các pháp lệnh của TT Trump có thể hợp pháp trên giấy tờ, nhưng họ cho rằng những quyết định đó nẩy mầm từ ý định “chống Hồi giáo toàn diện”, có tính kỳ thị, vi phạm Hiến Pháp của TT Trump, vì chính ông Trump đã từng tuyên bố khi tranh cử là ông sẽ “cấm cửa tất cả dân Hồi giáo”, dù sau đó ông có rút lại lời tuyên bố này.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ, quan toà lấy quyết định dựa trên “ý định” –intent-, tức là trên những tuyên bố của tổng thống khi ông còn đang tranh cử. Một hậu quả tai hại của tính bốc đồng ưa tuyên bố sảng của ông Trump, nhưng phản ánh rõ ràng những cố gắng của phe cấp tiến đánh phá TT Trump bằng đủ mọi cách.

Cuộc tranh cãi hiện nay thực sự là việc các quan tòa có quyền diễn giải rộng các quyết định theo ý định –intent- của người đề xuất ra luật hay không. Đây chỉ là một khiá cạnh trong cuộc tranh cãi ý thức hệ giữa phe bảo thủ chủ trương tôn trọng văn bản nguyên thủy của các luật lệ, và phe cấp tiến quan niệm cần phải đào xâu vào ý định đằng sau quyết định, cũng như nhu cầu cập nhật việc diễn giải luật theo hoàn cảnh thay đổi. Hiển nhiên vấn đề đã đi xa hơn cuộc tranh cãi về các biện pháp tạm cấm cửa, để trở thành một cuộc tranh chấp quyền hành giữa Hành Pháp và Tư Pháp, trong khung cảnh một tranh cãi về diễn giải luật giữa hai phe bảo thủ và cấp tiến.

Cũng nên ghi nhận tại Virginia, toà liên bang bảo thủ đã phán TT Trump hành động hoàn toàn hợp pháp. Đồng thời, tất cả 5 quan tòa bảo thủ trong Tòa Phá Án Vùng 9 đã tuyên cáo “quyết định của TT Trump trong pháp lệnh giới hạn nhập cảnh Mỹ tuyệt đối nằm trong giới hạn quyền hành của Hành Pháp”. Như ta biết, họ là thiểu số nên đã bị đa số thẩm phán cấp tiến thân DC áp đảo. Hiển nhiên đây là một tranh cãi ý thức hệ, chứ không giản dị như vài báo tỵ nạn tố TT Trump không biết gì về luật hay coi thường luật pháp.

Chuyện gì sẽ xẩy ra? Không ai có câu trả lời khi các quan toà còn bất đồng ý với nhau. Có nhiều triển vọng sẽ phải do Tối Cao Pháp Viện quyết định.

Từ đây, ta thấy rõ tầm quan trọng của việc bổ nhiệm tân thẩm phán bảo thủ Neil Gorsuch vào TCPV. Về lâu về dài, việc ông Trump đắc cử mang ý nghiã cực kỳ lớn lao với hậu quả lâu dài xa hơn cả hai nhiệm kỳ của ông (nếu ông tái đắc cử). TT Trump sẽ bảo đảm TCPV không rẽ qua phiá tả trong cả thế hệ tới. Có thể có tới hai hay ba thẩm phán cấp tiến trong TCPV sẽ phải từ chức vì sức khỏe hay qua đời trong nhiệm kỳ đầu của TT Trump, tức là ông sẽ có dịp bổ nhiệm thêm hai hay ba thẩm phán bảo thủ nữa. Cán cân có thể nghiêng qua phiá bảo thủ hẳn, tới 6-3 hay 7-2 luôn, kéo dài hai ba chục năm nữa. Đó là lý do quan trọng nhất khiến khối cấp tiến thất kinh đến mất ăn mất ngủ khi bà Hillary thất cử, và đang chống việc bổ nhiệm ông Gorsuch kịch liệt.

Nhìn vào vấn đề này, ta thấy một hiện tượng mới lạ: ngành Tư Pháp từ trước đến giờ tuyệt đối không bị phe phái chi phối, chỉ phê chuẩn qua khả năng và kinh nghiệm, như TP Gorsuch năm 2006 được phê chuẩn vào Tòa Phá Án khi toàn thể Thượng Viện đứng lên vỗ tay hoan nghênh –voice acclamation-, không cần biểu quyết vì không có tới một phiếu chống, nhưng bây giờ thì cho tới nay, chỉ có 2 nghị sĩ DC hậu thuẫn, 46 vị chống, tố ông là người “quá khích” không thể làm quan tòa có công tâm!

Ngành Tư Pháp đã nhẩy vào cuộc chiến ý thức hệ bảo thủ-cấp tiến, phê chuẩn theo phe đảng. Đáng lo hay đáng mừng?

Bây giờ, nhìn qua vấn đề di dân lậu từ Nam Mỹ. Nếu ta nhìn lại những thất bại của các TT Clinton, Bush con và Obama, thì sẽ thấy di dân lậu từ Nam Mỹ là cái gai vĩ đại, không thể một sớm một chiều giải quyết được. Cả ba ông, chẳng ai giải quyết được gì cho dù cả ba đều hứa sẽ giải quyết. Đó cũng là ưu tiên hàng đầu của TT Trump và những hứa hẹn trục xuất hết di dân lậu cuối cùng cũng có nhiều triển vọng là hứa hão.

Câu chuyện xây tường dọc biên giới Mễ có lẽ là chuyện chính trị hai mặt thô bạo nhất.

Ngay từ năm 1994, TT Clinton bắt đầu cho xây tường dọc biên giới trong khi tăng cường lính bảo vệ biên giới. Năm 1996, ông ra luật chống di dân khắt khe nhất: tất cả di dân lậu phải bị bắt và trục xuất qua những thủ tục mau lẹ nhất; nếu là di dân đã sống ở Mỹ bất hợp pháp trên một năm, sau khi bị trục xuất sẽ bị cấm vào Mỹ trong 10 năm sau đó. TT Obama năm 2009 bỏ ra hơn 7 tỷ đô để xây khoảng một ngàn cây số tường (650 dặm, hơn một phần ba chiều dài biên giới Mễ-Mỹ).

Ấy vậy mà bây giờ thiên hạ đại náo chuyện xây tường của TT Trump như bằng chứng của một chính sách kỳ thị nhất, tàn bạo nhất, vô nhân đạo nhất chống di dân gốc Nam Mỹ. Lãnh tụ DC tại Thượng Viện, Chuck Schumer lớn tiếng khẳng định toàn thể khối DC sẽ biểu quyết chống lại mọi kinh phí xây “bức tường vô nhân đạo” này. Cho dù chính khối này đã biểu quyết cấp tiền cho TT Obama xây 650 dặm tường trước đây. DC xây tường thì không “vô nhân đạo”, chỉ có CH xây tường mới là “vô nhân đạo”.

Dưới cả hai TT Clinton và TT Obama, chẳng thấy một anh nhà báo Washington Post hay New York Times hay CNN nào khua chiêng trống gì hết. Cũng chẳng thấy một chị sinh viên nào xuống đường dơ bảng “No Ban! No Wall!” hết. Càng không thấy anh nhà báo tỵ nạn Việt nào viết bài công kích TT Clinton hay Obama chà đạp lên tinh thần cởi mở dang tay đón nhận dân nhập cư theo đúng truyền thống của xứ Cờ Hoa này hết. (nản thật !)

Trong thời gian qua, rất nhiều người, Mỹ cũng như Việt tỵ nạn, đã lên tiếng công kích TT Trump rất nặng nề, cho ông này là kỳ thị đủ thứ, sẽ thay đổi nước Mỹ mà cả thế giới vẫn ngưỡng mộ như một thiên đường hạ giới từ xưa đến giờ, thành một thứ Đức Quốc Xã tân thời lo chu diệt hay ít nhất cũng là cấm cửa di dân không phải là da trắng. Họ nặng lời đả kích TT Trump có chính sách di dân hoàn toàn đi ngược lại truyền thống mở cửa đón di dân từ ngày lập quốc đến giờ. Họ đặt câu hỏi nước Mỹ bây giờ có còn là “giấc mơ” của nhân loại không, có còn dang tay đón tiếp di dân nhập cư từ khắp nơi đến vì hy vọng có cơ hội tiến thân không, người nhập cư có còn là “chim hoàng yến” (?) nữa không,...

Kẻ này thật tình muốn được nghe những vị bỉnh bút một chiều này giải thích dùm sự khác biệt giữa bức tường của TT Obama và bức tường của TT Trump vì không hiểu các vị này phe đảng một cách thật trắng trợn, hay thật sự không thèm tìm hiểu vấn đề cho kỹ lưỡng, mà chỉ lo tìm cách đánh TT Trump, nhắm mắt dịch lại tin của CNN, bất kể sự thật lịch sử. Lịch sử bức tường tại biên giới Mễ có thể dễ dàng truy cứu trong Wikipedia, chỉ mất chừng 5 giây đồng hồ thôi.

Đối với tất cả những tâm tình lo lắng đó, kẻ này xin thẳng thắn hỏi ngay một việc cho rõ: trong tất cả các bài viết thật cảm động, đầy chân tình đó, có phải là thiếu một cụm từ chủ chốt định nghiã cho toàn bộ câu chuyện: đó là cụm từ “bất hợp pháp” không? Thiếu cái cụm từ này là câu chuyện đã bị bóp méo một cách không lương thiện lắm.

TT Trump đã và sẽ ra tay rất mạnh, không sai, nhưng là ra tay chống những di dân bất hợp pháp, cho dù họ được che dấu dưới cái dù “undocumented” –không có giấy tờ. Họ có khi nào xin giấy tờ đâu mà có? Ông chưa bao giờ lên tiếng sẽ trục xuất bất cứ những người nào không phải là da trắngdù bất hợp pháp hay hợp pháp. Mà cũng chưa cấm cửa bất cứ ai không cho vào Mỹ hết. Chỉ là ra lệnh tạm ngưng cấp chiếu khán vào Mỹ trong 3 tháng cho dân từ 6 nước đang có chiến tranh loạn đả để cứu xét lại thủ tục thanh lọc chống khủng bố thôi, và tạm ngưng 4 tháng việc nhận di dân để duyệt xét lại tiêu chuẩn.

Trên thế giới này, tuyệt đối không có bất cứ một xứ nào mở toang cửa cho dân cả thế giới tự do ra vào hoàn toàn “vô tư thoải mái”, không cần giấy tờ gì hết. Tất cả những dân “undocumented” đều bị bắt và mau mắn trục xuất tại Pháp, Anh, Canada, Úc, hay Nhật,... Các xứ Đông Âu đang cấp bách xây hàng rào biên giới để cản làn sóng tỵ nạn Trung Đông. Như vậy sao lại chỉ trích TT Trump là kỳ thị? Hơn 200 tổng thống, thủ tướng khác có kỳ thị không? Khẩu hiệu “No Ban, No Wall”có lẽ sẽ đi vào lịch sử như khẩu hiệu chính trị ngu xuẩn nhất.

Cuộc tranh cãi về di dân lậu đã mang câu chuyện các “thành phố an toàn” cho di dân lậu –sanctuary cities- ra ánh sáng. Đây là các thành phố tìm cách giúp đỡ, che chở di dân lậu bằng cách không hợp tác với chính quyền liên bang truy lùng, giam giữ, và trục xuất di dân lậu. Chỉ là không hợp tác –như chính quyền địa phương không chỉ điểm cho liên bang, cảnh sát điạ phương không bắt, không giam- thôi, chứ không có quyền chống các cơ quan của chính quyền liên bang như FBI hay ICE đến bắt và trục xuất. Phong trào đang lan rộng khi tin mới nhất cho biết gần 500 thành phố đã tự ý xếp mình vào loại này. Chưa kể đã phát sinh ra những trường học an toàn, nhà thờ an toàn,...

Phải ghi cho rõ là chính quyền địa phương chỉ không hợp tác để bắt và trục xuất di dân lậu không phạm tội gì thôi, chứ nếu di dân lậu phạm tội thì cảnh sát địa phương vẫn bắt và truy tố ra tòa, đi tù như thường. Dù vậy, chuyện không hợp tác đã đưa đến những thảm hoạ lớn. Tại San Francisco, một di dân lậu bị bắt vì buôn ma tuý. Anh này đã phạm tội và bị trục xuất 5 lần, rồi cả 5 lần lại len vào lại. Lần cuối anh ta bị giam, liên bang yêu cầu thành phố San Francisco giữ anh ta cho đến khi ICE đến lãnh ra và trục xuất. Thành phố San Francisco nhân danh chính sách “thành phố an toàn”, bất hợp tác, thả anh ta ra ngay. Vài ngày sau, anh này vác súng đi bắn chết một phụ nữ trong một công viên. Gây công phẫn trên cả nước. Theo thăm dò của đại học Harvard, 80% dân Mỹ chống lại “thành phố an toàn”.

TT Trump đe dọa sẽ cắt hết mọi tài trợ của liên bang cho các khu an toàn này, trong khi một vài nơi đã thưa ngược lại chính quyền liên bang. Chúng ta chờ xem kết quả trận đấu.

Mới nghe thì câu chuyện sanctuary cities có vẻ như được đốc thúc bởi những động cơ cao cả nhất như tình người, lòng nhân đạo, truyền thống mở cửa đón di dân của nước Mỹ. Không ít người, nhất là giới trẻ dễ xúc động và nhiều lý tưởng, ủng hộ mạnh việc các thành phố can đảm đứng ra bảo vệ người di dân chống tay “độc tài kỳ thị” Trump. Trên thực tế, sự thật không hoàn toàn đẹp như vậy.

Trước khi đi xa hơn, một lần nữa, cần phải nhấn mạnh lại, ở đây ta bàn chuyện di dân bất hợp pháp và chuyện sanctuatry cities chỉ áp dụng cho di dân lậu, chứ không ai nói đến di dân hợp pháp. Ngay từ đó, ta đã thấy ngay việc thiết lập “khu an toàn” tự nó đã là hành động bất hợp pháp rồi. Trong lịch sử nhân loại, không kể tình trạng phiến loạn, chưa bao giờ có chuyện một địa phương nào đó công khai ra tuyên cáo sẽ bảo vệ những người phạm pháp chống lại luật cả nước. Một oái ăm chỉ có trong cái xứ oái ăm này.

Không ai chối cãi có nhiều người giàu lòng nhân đạo, muốn giúp đỡ di dân lậu, xúc động khi thấy TTDC đăng TT Trump có chính sách chia cắt gia đình khi bố hay mẹ hay cả hai bị trục xuất trong khi con cái sanh ở Mỹ được ở lại.

Dường như những người này đã đặt tình cảm không đúng chỗ. Vấn đề ở đây là di dân lậu là những người phạm tội, phải bị luật pháp xử lý theo đúng luật. Gia đình có bị ly tán thì đó là vì đã có người phạm luật. Lấy ví dụ cụ thể, một ông bố phạm tội, đi tù, bỏ lại vợ con ở nhà. Nhưng vậy có thể nói là quan toà đã chia cắt gia đình không? Có thể vì lý do “nhân đạo” không chia cắt gia đình, xí xoá tội của ông bố để ông bố phạm tội được ở nhà với vợ con không? Như vậy tất cả những người có gia đình đều tha hồ phạm tội mà không bị trừng phạt sao?

Hầu hết các thành phố an toàn này đều nằm gần biên giới Mễ, tại các tiểu bang Cali, Nevada, New Mexico, Arizona, Texas, nơi đại đa số cử tri là dân Mỹ gốc La-tinh, và một số khá lớn chính khách địa phương như dân biểu, nghị sĩ, thị trưởng,... cũng là dân Mỹ gốc La-tinh. Ngoài ra, vài thành phố lớn như Los Angeles, New York, Seattle, Chicago,... cũng đầy di dân lậu. Tại Los Angeles, người ta ước lượng có trên dưới 1 triệu di dân lậu. Gần 40% dân Cali là di dân gốc La-Tinh.

Bảo vệ khối di dân lậu dĩ nhiên là cách chắc chắn nhất kiếm phiếu trong tất cả các cuộc bầu bán địa phương. Trong những khu vực này, ai cũng hiểu chống di dân, kể cả chống di dân bất hợp pháp, là tự sát chính trị. Ở đây, chỉ là chuyện đếm phiếu cử tri, và những chính khách hô hoán chuyện nhân đạo hay bảo vệ hạnh phúc gia đình chỉ là những con buôn chính trị giả dối nhất.

Một khiá cạnh khác là kinh tế địa phương. Những khu vực “an toàn” này lệ thuộc khá nhiều vào khối di dân, lậu cũng như hợp pháp. Di dân lậu phần lớn làm việc trong ba khu vực: 1) xây cất nhà cửa, 2) dịch vụ như tiệm ăn, khách sạn, làm vườn, tài xế, vú em, và 3) canh nông giúp việc trồng trọt và gặt hái khi tới mùa.

Đặc biệt, tiểu bang Cali là nơi cần di dân lậu nhất. Theo nghiên cứu của đại học University of Southern California, di dân bất hợp pháp nói chung đóng góp hàng năm 130 tỷ đô cho kinh tế của tiểu bang. Nhân công bán thời bất hợp pháp chiếm khoảng 50% nhân lực canh nông –ngành trái cây- của Cali. Trong khi di dân lậu chiếm 15% nhân lực trong ngành xây cất. Hơn 30% nhân lực trong ngành dịch vụ là di dân lậu. Đuổi hết đám di dân lậu đi thì kinh tế Cali sẽ phá sản ngay. Cũng chẳng có gì liên quan đến nhân đạo hay phá vỡ gia đình.

xxx

Ở đây, kẻ viết này xin được bàn ra ngoài lề để trả lời câu hỏi của vài độc giả: khi có thẻ xanh, thì phạm tội gì sẽ bị rút thẻ xanh, không cho vào dân Mỹ, có thể bị trục xuất về VN? Như đã bàn, trên nguyên tắc, bất cứ phạm tội gì, nặng hay nhẹ, cũng có thể là lý do bị rút thẻ xanh. Tất cả do toà di trú quyết định, chứ không phải do TT Trump. Tất cả những việc như đi làm nail lãnh tiền mặt không khai thuế, khai gian hoàn cảnh gia đình để lãnh trợ cấp, cho thuê nhà/phòng “housing” không khai thuế, khai gian medicaid, medical, medicare, làm đám cưới giả, làm giấy đoàn tụ nhận họ hàng giả,... đều là phạm tội. Phần lớn quan tòa xí xoá những tội nhẹ cũng như châm chế vì nhiều yếu tố như hoàn cảnh gia đình, có công ăn việc làm tử tế, mối nguy bị chính quyền xứ gốc trừng phạt nếu bị trục xuất về xứ,... nhưng sẽ khó tha những tội hình sự, gia trọng, vi phạm từ nhiều năm qua. An toàn nhất là đừng phạm tội, đừng khai gian, làm giấy tờ giả, và nhất là đừng ỷ y khinh cảnh sát Mỹ ngu nên mình dư sức qua mặt họ. Nhìn vào những vụ xì tin bí mật của FBI, CIA thì biết Nhà Nước Mỹ có thể dễ dàng biết tất cả mọi chuyện chúng ta đang làm, từ điện thoại, email, tweet, chat với ai, khi nàocho tới bật TV hay vào internet coi chương trình gì ngày nào.

Những khách du lịch hay du học sinh trốn ở lại không chịu về nước dĩ nhiên nếu bị bắt sẽ bị trục xuất ngay.

Với TT Trump, ta có thể tin chắc những vụ phạm pháp sẽ bị theo dõi và truy tố kỹ hơn. Nếu là nạn nhân thì đừng trách TT Trump kỳ thị mà hãy tự trách mình đã phạm tội.

Vũ Linh

Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.


Thượng Viện California thông qua dự luật toàn tiểu bang là ‘khu an toàn di dân’


Nghị sĩ tiểu bang California Kevin de Leon khi đang trả lời câu hỏi của các đồng viện về đạo luật di trú SB54. (Hình: AP Photo/Rich Pedroncelli)
SACRAMENTO, California (AP) – Các thượng nghị sĩ Thượng Viện tiểu bang California hôm Thứ Hai có sự chấp thuận sơ khởi đối với một dự luật theo đó sẽ ngăn không cho giới chức công lực tiểu bang hợp tác với cơ quan di trú liên bang, một điều mà những người ủng hộ cho hay sẽ chống lại chiến dịch lùng bắt di dân bất hợp pháp của Tổng Thống Donald Trump.
Luật này sẽ khiến toàn thể tiểu bang California thành nơi an toàn cho nhiều người đang ở Mỹ bất hợp pháp.
Thượng Viện California thông qua dự luật với 27 phiếu thuận và 12 phiếu chống, sau đó gửi sang Hạ Viện, dù có sự phản đối cho rằng luật này đe dọa an ninh công chúng vì che chở kẻ phạm pháp không bị trục xuất.
Dự luật, có tên SB54, được chuyển đi tiếp sau khi người đứng đầu Thượng Viện, Thượng Nghị Sĩ Kevin de Leon (Dân Chủ-Los Angeles) sửa đổi để cho phép các giới chức công lực tiểu bang và địa phương thông báo với cơ quan cảnh sát di trú (ICE) trước khi các tù nhân trong tình trạng di trú bất hợp pháp mãn hạn tù về các tội có tính cách đại hình hay bạo động.
“Chúng ta sẽ cộng tác với các đồng nghiệp ở cấp liên bang về thành phần tội đại hình hay bạo động. Nhưng chúng ta sẽ không cộng tác hay đưa một ngón tay để giúp họ, hay chi ra một xu, khi nói về việc chia rẽ các bà mẹ và con cái của họ,” ông de Leon nói.
Luật này, nếu được thông qua và ban hành, sẽ có hiệu lực vào ngày 1 Tháng Giêng năm tới.
California hiện có khoảng 2.3 triệu di dân bất hợp pháp. Thành phố San Francisco, tuyên bố là nơi an toàn cho di dân bất hợp pháp, đang kiện Tổng Thống Donald Trump về vấn đề này.
SB54 sẽ cấm cảnh sát địa phương hay tiểu bang bắt giữ hoặc cầm giữ người nào chỉ vì vi phạm luật di trú, trừ khi có trát tòa.
Ông de Leon cũng có thay đổi trong dự luật để cho phép giới chức công lực địa phương chuyển giao thành phần tội phạm cho giới chức di trú liên bang nếu đương sự từng bị trục xuất trước đó do tội hình sự liên quan đến bạo động.
Thượng Nghị Sĩ Ted Gaines (Cộng Hòa-El Dorado Hills) phản đối luật này, nói rằng “Nếu chúng ta không kiểm soát biên giới mình, chúng ta không còn là một quốc gia.”
Ông nói thêm: “Chúng ta không thể nào trở thành nơi tiêu biểu của tình trạng vô pháp luật.” (V.Giang
Luông Mai chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Sự Thật Không Đẹp Sau Câu Chuyện Di Dân-Vũ Linh *

... Đuổi hết đám di dân lậu đi thì kinh tế Cali sẽ phá sản ngay...(???)

... Đuổi hết đám di dân lậu đi thì kinh tế Cali sẽ phá sản ngay...
Cải tổ chính sách di dân để ngăn cản di dân lậu cũng như để ngăn ngừa xâm nhập của các thành phần bất hảo và ngay cả khủng bố ngay từ đầu đã là cột trụ cho cuộc vận động tranh cử tổng thống của ông Donald Trump. Cho đến nay, ông đã bắt tay vào việc cải tổ, và như mọi người đã thấy, ông đã đụng chạm phải thực tế vô cùng khó khăn, một thực tế không mấy tốt đẹp mà truyền thông dòng chính che giấu. Truyền thông bất lương là kẻ thù của nhân dân Hoa kỳ !!

Trước hết, phải phân biệt cho rõ hai vấn đề khác nhau: di dân bất hợp pháp từ Nam Mỹ và khủng bố len lỏi vào khối tỵ nạn hợp pháp.

Ta coi qua chuyện khủng bố trước.

Toà án liên bang tại Hawaii và Maryland –với hai quan toà cấp tiến- lại một lần nữa ra lệnh không cho áp dụng các biện pháp tạm ngưng cấp chiếu khán của TT Trump. Đây là lần thứ hai toà liên bang bác biện pháp của TT Trump. Cuộc chiến không dễ dàng này sẽ còn kéo dài. Nhất là sau lưng vấn đề còn có một chuyện lớn hơn nhiều: đó là việc tranh chấp quyền hành giữa Hành Pháp và Tư Pháp cũng như tranh cãi ý thức hệ cấp tiến và bảo thủ.

Trong khi TT Trump ra quyết định, cố gắng tuân thủ luật lệ hiện hành theo đúng văn bản, thì các quan toà ra quyết định chống lại dựa trên cái mà họ gọi là “ý định thực sự sau các quyết định”. Các quan tòa diễn giải các pháp lệnh của TT Trump có thể hợp pháp trên giấy tờ, nhưng họ cho rằng những quyết định đó nẩy mầm từ ý định “chống Hồi giáo toàn diện”, có tính kỳ thị, vi phạm Hiến Pháp của TT Trump, vì chính ông Trump đã từng tuyên bố khi tranh cử là ông sẽ “cấm cửa tất cả dân Hồi giáo”, dù sau đó ông có rút lại lời tuyên bố này.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ, quan toà lấy quyết định dựa trên “ý định” –intent-, tức là trên những tuyên bố của tổng thống khi ông còn đang tranh cử. Một hậu quả tai hại của tính bốc đồng ưa tuyên bố sảng của ông Trump, nhưng phản ánh rõ ràng những cố gắng của phe cấp tiến đánh phá TT Trump bằng đủ mọi cách.

Cuộc tranh cãi hiện nay thực sự là việc các quan tòa có quyền diễn giải rộng các quyết định theo ý định –intent- của người đề xuất ra luật hay không. Đây chỉ là một khiá cạnh trong cuộc tranh cãi ý thức hệ giữa phe bảo thủ chủ trương tôn trọng văn bản nguyên thủy của các luật lệ, và phe cấp tiến quan niệm cần phải đào xâu vào ý định đằng sau quyết định, cũng như nhu cầu cập nhật việc diễn giải luật theo hoàn cảnh thay đổi. Hiển nhiên vấn đề đã đi xa hơn cuộc tranh cãi về các biện pháp tạm cấm cửa, để trở thành một cuộc tranh chấp quyền hành giữa Hành Pháp và Tư Pháp, trong khung cảnh một tranh cãi về diễn giải luật giữa hai phe bảo thủ và cấp tiến.

Cũng nên ghi nhận tại Virginia, toà liên bang bảo thủ đã phán TT Trump hành động hoàn toàn hợp pháp. Đồng thời, tất cả 5 quan tòa bảo thủ trong Tòa Phá Án Vùng 9 đã tuyên cáo “quyết định của TT Trump trong pháp lệnh giới hạn nhập cảnh Mỹ tuyệt đối nằm trong giới hạn quyền hành của Hành Pháp”. Như ta biết, họ là thiểu số nên đã bị đa số thẩm phán cấp tiến thân DC áp đảo. Hiển nhiên đây là một tranh cãi ý thức hệ, chứ không giản dị như vài báo tỵ nạn tố TT Trump không biết gì về luật hay coi thường luật pháp.

Chuyện gì sẽ xẩy ra? Không ai có câu trả lời khi các quan toà còn bất đồng ý với nhau. Có nhiều triển vọng sẽ phải do Tối Cao Pháp Viện quyết định.

Từ đây, ta thấy rõ tầm quan trọng của việc bổ nhiệm tân thẩm phán bảo thủ Neil Gorsuch vào TCPV. Về lâu về dài, việc ông Trump đắc cử mang ý nghiã cực kỳ lớn lao với hậu quả lâu dài xa hơn cả hai nhiệm kỳ của ông (nếu ông tái đắc cử). TT Trump sẽ bảo đảm TCPV không rẽ qua phiá tả trong cả thế hệ tới. Có thể có tới hai hay ba thẩm phán cấp tiến trong TCPV sẽ phải từ chức vì sức khỏe hay qua đời trong nhiệm kỳ đầu của TT Trump, tức là ông sẽ có dịp bổ nhiệm thêm hai hay ba thẩm phán bảo thủ nữa. Cán cân có thể nghiêng qua phiá bảo thủ hẳn, tới 6-3 hay 7-2 luôn, kéo dài hai ba chục năm nữa. Đó là lý do quan trọng nhất khiến khối cấp tiến thất kinh đến mất ăn mất ngủ khi bà Hillary thất cử, và đang chống việc bổ nhiệm ông Gorsuch kịch liệt.

Nhìn vào vấn đề này, ta thấy một hiện tượng mới lạ: ngành Tư Pháp từ trước đến giờ tuyệt đối không bị phe phái chi phối, chỉ phê chuẩn qua khả năng và kinh nghiệm, như TP Gorsuch năm 2006 được phê chuẩn vào Tòa Phá Án khi toàn thể Thượng Viện đứng lên vỗ tay hoan nghênh –voice acclamation-, không cần biểu quyết vì không có tới một phiếu chống, nhưng bây giờ thì cho tới nay, chỉ có 2 nghị sĩ DC hậu thuẫn, 46 vị chống, tố ông là người “quá khích” không thể làm quan tòa có công tâm!

Ngành Tư Pháp đã nhẩy vào cuộc chiến ý thức hệ bảo thủ-cấp tiến, phê chuẩn theo phe đảng. Đáng lo hay đáng mừng?

Bây giờ, nhìn qua vấn đề di dân lậu từ Nam Mỹ. Nếu ta nhìn lại những thất bại của các TT Clinton, Bush con và Obama, thì sẽ thấy di dân lậu từ Nam Mỹ là cái gai vĩ đại, không thể một sớm một chiều giải quyết được. Cả ba ông, chẳng ai giải quyết được gì cho dù cả ba đều hứa sẽ giải quyết. Đó cũng là ưu tiên hàng đầu của TT Trump và những hứa hẹn trục xuất hết di dân lậu cuối cùng cũng có nhiều triển vọng là hứa hão.

Câu chuyện xây tường dọc biên giới Mễ có lẽ là chuyện chính trị hai mặt thô bạo nhất.

Ngay từ năm 1994, TT Clinton bắt đầu cho xây tường dọc biên giới trong khi tăng cường lính bảo vệ biên giới. Năm 1996, ông ra luật chống di dân khắt khe nhất: tất cả di dân lậu phải bị bắt và trục xuất qua những thủ tục mau lẹ nhất; nếu là di dân đã sống ở Mỹ bất hợp pháp trên một năm, sau khi bị trục xuất sẽ bị cấm vào Mỹ trong 10 năm sau đó. TT Obama năm 2009 bỏ ra hơn 7 tỷ đô để xây khoảng một ngàn cây số tường (650 dặm, hơn một phần ba chiều dài biên giới Mễ-Mỹ).

Ấy vậy mà bây giờ thiên hạ đại náo chuyện xây tường của TT Trump như bằng chứng của một chính sách kỳ thị nhất, tàn bạo nhất, vô nhân đạo nhất chống di dân gốc Nam Mỹ. Lãnh tụ DC tại Thượng Viện, Chuck Schumer lớn tiếng khẳng định toàn thể khối DC sẽ biểu quyết chống lại mọi kinh phí xây “bức tường vô nhân đạo” này. Cho dù chính khối này đã biểu quyết cấp tiền cho TT Obama xây 650 dặm tường trước đây. DC xây tường thì không “vô nhân đạo”, chỉ có CH xây tường mới là “vô nhân đạo”.

Dưới cả hai TT Clinton và TT Obama, chẳng thấy một anh nhà báo Washington Post hay New York Times hay CNN nào khua chiêng trống gì hết. Cũng chẳng thấy một chị sinh viên nào xuống đường dơ bảng “No Ban! No Wall!” hết. Càng không thấy anh nhà báo tỵ nạn Việt nào viết bài công kích TT Clinton hay Obama chà đạp lên tinh thần cởi mở dang tay đón nhận dân nhập cư theo đúng truyền thống của xứ Cờ Hoa này hết. (nản thật !)

Trong thời gian qua, rất nhiều người, Mỹ cũng như Việt tỵ nạn, đã lên tiếng công kích TT Trump rất nặng nề, cho ông này là kỳ thị đủ thứ, sẽ thay đổi nước Mỹ mà cả thế giới vẫn ngưỡng mộ như một thiên đường hạ giới từ xưa đến giờ, thành một thứ Đức Quốc Xã tân thời lo chu diệt hay ít nhất cũng là cấm cửa di dân không phải là da trắng. Họ nặng lời đả kích TT Trump có chính sách di dân hoàn toàn đi ngược lại truyền thống mở cửa đón di dân từ ngày lập quốc đến giờ. Họ đặt câu hỏi nước Mỹ bây giờ có còn là “giấc mơ” của nhân loại không, có còn dang tay đón tiếp di dân nhập cư từ khắp nơi đến vì hy vọng có cơ hội tiến thân không, người nhập cư có còn là “chim hoàng yến” (?) nữa không,...

Kẻ này thật tình muốn được nghe những vị bỉnh bút một chiều này giải thích dùm sự khác biệt giữa bức tường của TT Obama và bức tường của TT Trump vì không hiểu các vị này phe đảng một cách thật trắng trợn, hay thật sự không thèm tìm hiểu vấn đề cho kỹ lưỡng, mà chỉ lo tìm cách đánh TT Trump, nhắm mắt dịch lại tin của CNN, bất kể sự thật lịch sử. Lịch sử bức tường tại biên giới Mễ có thể dễ dàng truy cứu trong Wikipedia, chỉ mất chừng 5 giây đồng hồ thôi.

Đối với tất cả những tâm tình lo lắng đó, kẻ này xin thẳng thắn hỏi ngay một việc cho rõ: trong tất cả các bài viết thật cảm động, đầy chân tình đó, có phải là thiếu một cụm từ chủ chốt định nghiã cho toàn bộ câu chuyện: đó là cụm từ “bất hợp pháp” không? Thiếu cái cụm từ này là câu chuyện đã bị bóp méo một cách không lương thiện lắm.

TT Trump đã và sẽ ra tay rất mạnh, không sai, nhưng là ra tay chống những di dân bất hợp pháp, cho dù họ được che dấu dưới cái dù “undocumented” –không có giấy tờ. Họ có khi nào xin giấy tờ đâu mà có? Ông chưa bao giờ lên tiếng sẽ trục xuất bất cứ những người nào không phải là da trắngdù bất hợp pháp hay hợp pháp. Mà cũng chưa cấm cửa bất cứ ai không cho vào Mỹ hết. Chỉ là ra lệnh tạm ngưng cấp chiếu khán vào Mỹ trong 3 tháng cho dân từ 6 nước đang có chiến tranh loạn đả để cứu xét lại thủ tục thanh lọc chống khủng bố thôi, và tạm ngưng 4 tháng việc nhận di dân để duyệt xét lại tiêu chuẩn.

Trên thế giới này, tuyệt đối không có bất cứ một xứ nào mở toang cửa cho dân cả thế giới tự do ra vào hoàn toàn “vô tư thoải mái”, không cần giấy tờ gì hết. Tất cả những dân “undocumented” đều bị bắt và mau mắn trục xuất tại Pháp, Anh, Canada, Úc, hay Nhật,... Các xứ Đông Âu đang cấp bách xây hàng rào biên giới để cản làn sóng tỵ nạn Trung Đông. Như vậy sao lại chỉ trích TT Trump là kỳ thị? Hơn 200 tổng thống, thủ tướng khác có kỳ thị không? Khẩu hiệu “No Ban, No Wall”có lẽ sẽ đi vào lịch sử như khẩu hiệu chính trị ngu xuẩn nhất.

Cuộc tranh cãi về di dân lậu đã mang câu chuyện các “thành phố an toàn” cho di dân lậu –sanctuary cities- ra ánh sáng. Đây là các thành phố tìm cách giúp đỡ, che chở di dân lậu bằng cách không hợp tác với chính quyền liên bang truy lùng, giam giữ, và trục xuất di dân lậu. Chỉ là không hợp tác –như chính quyền địa phương không chỉ điểm cho liên bang, cảnh sát điạ phương không bắt, không giam- thôi, chứ không có quyền chống các cơ quan của chính quyền liên bang như FBI hay ICE đến bắt và trục xuất. Phong trào đang lan rộng khi tin mới nhất cho biết gần 500 thành phố đã tự ý xếp mình vào loại này. Chưa kể đã phát sinh ra những trường học an toàn, nhà thờ an toàn,...

Phải ghi cho rõ là chính quyền địa phương chỉ không hợp tác để bắt và trục xuất di dân lậu không phạm tội gì thôi, chứ nếu di dân lậu phạm tội thì cảnh sát địa phương vẫn bắt và truy tố ra tòa, đi tù như thường. Dù vậy, chuyện không hợp tác đã đưa đến những thảm hoạ lớn. Tại San Francisco, một di dân lậu bị bắt vì buôn ma tuý. Anh này đã phạm tội và bị trục xuất 5 lần, rồi cả 5 lần lại len vào lại. Lần cuối anh ta bị giam, liên bang yêu cầu thành phố San Francisco giữ anh ta cho đến khi ICE đến lãnh ra và trục xuất. Thành phố San Francisco nhân danh chính sách “thành phố an toàn”, bất hợp tác, thả anh ta ra ngay. Vài ngày sau, anh này vác súng đi bắn chết một phụ nữ trong một công viên. Gây công phẫn trên cả nước. Theo thăm dò của đại học Harvard, 80% dân Mỹ chống lại “thành phố an toàn”.

TT Trump đe dọa sẽ cắt hết mọi tài trợ của liên bang cho các khu an toàn này, trong khi một vài nơi đã thưa ngược lại chính quyền liên bang. Chúng ta chờ xem kết quả trận đấu.

Mới nghe thì câu chuyện sanctuary cities có vẻ như được đốc thúc bởi những động cơ cao cả nhất như tình người, lòng nhân đạo, truyền thống mở cửa đón di dân của nước Mỹ. Không ít người, nhất là giới trẻ dễ xúc động và nhiều lý tưởng, ủng hộ mạnh việc các thành phố can đảm đứng ra bảo vệ người di dân chống tay “độc tài kỳ thị” Trump. Trên thực tế, sự thật không hoàn toàn đẹp như vậy.

Trước khi đi xa hơn, một lần nữa, cần phải nhấn mạnh lại, ở đây ta bàn chuyện di dân bất hợp pháp và chuyện sanctuatry cities chỉ áp dụng cho di dân lậu, chứ không ai nói đến di dân hợp pháp. Ngay từ đó, ta đã thấy ngay việc thiết lập “khu an toàn” tự nó đã là hành động bất hợp pháp rồi. Trong lịch sử nhân loại, không kể tình trạng phiến loạn, chưa bao giờ có chuyện một địa phương nào đó công khai ra tuyên cáo sẽ bảo vệ những người phạm pháp chống lại luật cả nước. Một oái ăm chỉ có trong cái xứ oái ăm này.

Không ai chối cãi có nhiều người giàu lòng nhân đạo, muốn giúp đỡ di dân lậu, xúc động khi thấy TTDC đăng TT Trump có chính sách chia cắt gia đình khi bố hay mẹ hay cả hai bị trục xuất trong khi con cái sanh ở Mỹ được ở lại.

Dường như những người này đã đặt tình cảm không đúng chỗ. Vấn đề ở đây là di dân lậu là những người phạm tội, phải bị luật pháp xử lý theo đúng luật. Gia đình có bị ly tán thì đó là vì đã có người phạm luật. Lấy ví dụ cụ thể, một ông bố phạm tội, đi tù, bỏ lại vợ con ở nhà. Nhưng vậy có thể nói là quan toà đã chia cắt gia đình không? Có thể vì lý do “nhân đạo” không chia cắt gia đình, xí xoá tội của ông bố để ông bố phạm tội được ở nhà với vợ con không? Như vậy tất cả những người có gia đình đều tha hồ phạm tội mà không bị trừng phạt sao?

Hầu hết các thành phố an toàn này đều nằm gần biên giới Mễ, tại các tiểu bang Cali, Nevada, New Mexico, Arizona, Texas, nơi đại đa số cử tri là dân Mỹ gốc La-tinh, và một số khá lớn chính khách địa phương như dân biểu, nghị sĩ, thị trưởng,... cũng là dân Mỹ gốc La-tinh. Ngoài ra, vài thành phố lớn như Los Angeles, New York, Seattle, Chicago,... cũng đầy di dân lậu. Tại Los Angeles, người ta ước lượng có trên dưới 1 triệu di dân lậu. Gần 40% dân Cali là di dân gốc La-Tinh.

Bảo vệ khối di dân lậu dĩ nhiên là cách chắc chắn nhất kiếm phiếu trong tất cả các cuộc bầu bán địa phương. Trong những khu vực này, ai cũng hiểu chống di dân, kể cả chống di dân bất hợp pháp, là tự sát chính trị. Ở đây, chỉ là chuyện đếm phiếu cử tri, và những chính khách hô hoán chuyện nhân đạo hay bảo vệ hạnh phúc gia đình chỉ là những con buôn chính trị giả dối nhất.

Một khiá cạnh khác là kinh tế địa phương. Những khu vực “an toàn” này lệ thuộc khá nhiều vào khối di dân, lậu cũng như hợp pháp. Di dân lậu phần lớn làm việc trong ba khu vực: 1) xây cất nhà cửa, 2) dịch vụ như tiệm ăn, khách sạn, làm vườn, tài xế, vú em, và 3) canh nông giúp việc trồng trọt và gặt hái khi tới mùa.

Đặc biệt, tiểu bang Cali là nơi cần di dân lậu nhất. Theo nghiên cứu của đại học University of Southern California, di dân bất hợp pháp nói chung đóng góp hàng năm 130 tỷ đô cho kinh tế của tiểu bang. Nhân công bán thời bất hợp pháp chiếm khoảng 50% nhân lực canh nông –ngành trái cây- của Cali. Trong khi di dân lậu chiếm 15% nhân lực trong ngành xây cất. Hơn 30% nhân lực trong ngành dịch vụ là di dân lậu. Đuổi hết đám di dân lậu đi thì kinh tế Cali sẽ phá sản ngay. Cũng chẳng có gì liên quan đến nhân đạo hay phá vỡ gia đình.

xxx

Ở đây, kẻ viết này xin được bàn ra ngoài lề để trả lời câu hỏi của vài độc giả: khi có thẻ xanh, thì phạm tội gì sẽ bị rút thẻ xanh, không cho vào dân Mỹ, có thể bị trục xuất về VN? Như đã bàn, trên nguyên tắc, bất cứ phạm tội gì, nặng hay nhẹ, cũng có thể là lý do bị rút thẻ xanh. Tất cả do toà di trú quyết định, chứ không phải do TT Trump. Tất cả những việc như đi làm nail lãnh tiền mặt không khai thuế, khai gian hoàn cảnh gia đình để lãnh trợ cấp, cho thuê nhà/phòng “housing” không khai thuế, khai gian medicaid, medical, medicare, làm đám cưới giả, làm giấy đoàn tụ nhận họ hàng giả,... đều là phạm tội. Phần lớn quan tòa xí xoá những tội nhẹ cũng như châm chế vì nhiều yếu tố như hoàn cảnh gia đình, có công ăn việc làm tử tế, mối nguy bị chính quyền xứ gốc trừng phạt nếu bị trục xuất về xứ,... nhưng sẽ khó tha những tội hình sự, gia trọng, vi phạm từ nhiều năm qua. An toàn nhất là đừng phạm tội, đừng khai gian, làm giấy tờ giả, và nhất là đừng ỷ y khinh cảnh sát Mỹ ngu nên mình dư sức qua mặt họ. Nhìn vào những vụ xì tin bí mật của FBI, CIA thì biết Nhà Nước Mỹ có thể dễ dàng biết tất cả mọi chuyện chúng ta đang làm, từ điện thoại, email, tweet, chat với ai, khi nàocho tới bật TV hay vào internet coi chương trình gì ngày nào.

Những khách du lịch hay du học sinh trốn ở lại không chịu về nước dĩ nhiên nếu bị bắt sẽ bị trục xuất ngay.

Với TT Trump, ta có thể tin chắc những vụ phạm pháp sẽ bị theo dõi và truy tố kỹ hơn. Nếu là nạn nhân thì đừng trách TT Trump kỳ thị mà hãy tự trách mình đã phạm tội.

Vũ Linh

Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.
Cải tổ chính sách di dân để ngăn cản di dân lậu cũng như để ngăn ngừa xâm nhập của các thành phần bất hảo và ngay cả khủng bố ngay từ đầu đã là cột trụ cho cuộc vận động tranh cử tổng thống của ông Donald Trump. Cho đến nay, ông đã bắt tay vào việc cải tổ, và như mọi người đã thấy, ông đã đụng chạm phải thực tế vô cùng khó khăn, một thực tế không mấy tốt đẹp mà truyền thông dòng chính che giấu. Truyền thông bất lương là kẻ thù của nhân dân Hoa kỳ !!

Trước hết, phải phân biệt cho rõ hai vấn đề khác nhau: di dân bất hợp pháp từ Nam Mỹ và khủng bố len lỏi vào khối tỵ nạn hợp pháp.

Ta coi qua chuyện khủng bố trước.

Toà án liên bang tại Hawaii và Maryland –với hai quan toà cấp tiến- lại một lần nữa ra lệnh không cho áp dụng các biện pháp tạm ngưng cấp chiếu khán của TT Trump. Đây là lần thứ hai toà liên bang bác biện pháp của TT Trump. Cuộc chiến không dễ dàng này sẽ còn kéo dài. Nhất là sau lưng vấn đề còn có một chuyện lớn hơn nhiều: đó là việc tranh chấp quyền hành giữa Hành Pháp và Tư Pháp cũng như tranh cãi ý thức hệ cấp tiến và bảo thủ.

Trong khi TT Trump ra quyết định, cố gắng tuân thủ luật lệ hiện hành theo đúng văn bản, thì các quan toà ra quyết định chống lại dựa trên cái mà họ gọi là “ý định thực sự sau các quyết định”. Các quan tòa diễn giải các pháp lệnh của TT Trump có thể hợp pháp trên giấy tờ, nhưng họ cho rằng những quyết định đó nẩy mầm từ ý định “chống Hồi giáo toàn diện”, có tính kỳ thị, vi phạm Hiến Pháp của TT Trump, vì chính ông Trump đã từng tuyên bố khi tranh cử là ông sẽ “cấm cửa tất cả dân Hồi giáo”, dù sau đó ông có rút lại lời tuyên bố này.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ, quan toà lấy quyết định dựa trên “ý định” –intent-, tức là trên những tuyên bố của tổng thống khi ông còn đang tranh cử. Một hậu quả tai hại của tính bốc đồng ưa tuyên bố sảng của ông Trump, nhưng phản ánh rõ ràng những cố gắng của phe cấp tiến đánh phá TT Trump bằng đủ mọi cách.

Cuộc tranh cãi hiện nay thực sự là việc các quan tòa có quyền diễn giải rộng các quyết định theo ý định –intent- của người đề xuất ra luật hay không. Đây chỉ là một khiá cạnh trong cuộc tranh cãi ý thức hệ giữa phe bảo thủ chủ trương tôn trọng văn bản nguyên thủy của các luật lệ, và phe cấp tiến quan niệm cần phải đào xâu vào ý định đằng sau quyết định, cũng như nhu cầu cập nhật việc diễn giải luật theo hoàn cảnh thay đổi. Hiển nhiên vấn đề đã đi xa hơn cuộc tranh cãi về các biện pháp tạm cấm cửa, để trở thành một cuộc tranh chấp quyền hành giữa Hành Pháp và Tư Pháp, trong khung cảnh một tranh cãi về diễn giải luật giữa hai phe bảo thủ và cấp tiến.

Cũng nên ghi nhận tại Virginia, toà liên bang bảo thủ đã phán TT Trump hành động hoàn toàn hợp pháp. Đồng thời, tất cả 5 quan tòa bảo thủ trong Tòa Phá Án Vùng 9 đã tuyên cáo “quyết định của TT Trump trong pháp lệnh giới hạn nhập cảnh Mỹ tuyệt đối nằm trong giới hạn quyền hành của Hành Pháp”. Như ta biết, họ là thiểu số nên đã bị đa số thẩm phán cấp tiến thân DC áp đảo. Hiển nhiên đây là một tranh cãi ý thức hệ, chứ không giản dị như vài báo tỵ nạn tố TT Trump không biết gì về luật hay coi thường luật pháp.

Chuyện gì sẽ xẩy ra? Không ai có câu trả lời khi các quan toà còn bất đồng ý với nhau. Có nhiều triển vọng sẽ phải do Tối Cao Pháp Viện quyết định.

Từ đây, ta thấy rõ tầm quan trọng của việc bổ nhiệm tân thẩm phán bảo thủ Neil Gorsuch vào TCPV. Về lâu về dài, việc ông Trump đắc cử mang ý nghiã cực kỳ lớn lao với hậu quả lâu dài xa hơn cả hai nhiệm kỳ của ông (nếu ông tái đắc cử). TT Trump sẽ bảo đảm TCPV không rẽ qua phiá tả trong cả thế hệ tới. Có thể có tới hai hay ba thẩm phán cấp tiến trong TCPV sẽ phải từ chức vì sức khỏe hay qua đời trong nhiệm kỳ đầu của TT Trump, tức là ông sẽ có dịp bổ nhiệm thêm hai hay ba thẩm phán bảo thủ nữa. Cán cân có thể nghiêng qua phiá bảo thủ hẳn, tới 6-3 hay 7-2 luôn, kéo dài hai ba chục năm nữa. Đó là lý do quan trọng nhất khiến khối cấp tiến thất kinh đến mất ăn mất ngủ khi bà Hillary thất cử, và đang chống việc bổ nhiệm ông Gorsuch kịch liệt.

Nhìn vào vấn đề này, ta thấy một hiện tượng mới lạ: ngành Tư Pháp từ trước đến giờ tuyệt đối không bị phe phái chi phối, chỉ phê chuẩn qua khả năng và kinh nghiệm, như TP Gorsuch năm 2006 được phê chuẩn vào Tòa Phá Án khi toàn thể Thượng Viện đứng lên vỗ tay hoan nghênh –voice acclamation-, không cần biểu quyết vì không có tới một phiếu chống, nhưng bây giờ thì cho tới nay, chỉ có 2 nghị sĩ DC hậu thuẫn, 46 vị chống, tố ông là người “quá khích” không thể làm quan tòa có công tâm!

Ngành Tư Pháp đã nhẩy vào cuộc chiến ý thức hệ bảo thủ-cấp tiến, phê chuẩn theo phe đảng. Đáng lo hay đáng mừng?

Bây giờ, nhìn qua vấn đề di dân lậu từ Nam Mỹ. Nếu ta nhìn lại những thất bại của các TT Clinton, Bush con và Obama, thì sẽ thấy di dân lậu từ Nam Mỹ là cái gai vĩ đại, không thể một sớm một chiều giải quyết được. Cả ba ông, chẳng ai giải quyết được gì cho dù cả ba đều hứa sẽ giải quyết. Đó cũng là ưu tiên hàng đầu của TT Trump và những hứa hẹn trục xuất hết di dân lậu cuối cùng cũng có nhiều triển vọng là hứa hão.

Câu chuyện xây tường dọc biên giới Mễ có lẽ là chuyện chính trị hai mặt thô bạo nhất.

Ngay từ năm 1994, TT Clinton bắt đầu cho xây tường dọc biên giới trong khi tăng cường lính bảo vệ biên giới. Năm 1996, ông ra luật chống di dân khắt khe nhất: tất cả di dân lậu phải bị bắt và trục xuất qua những thủ tục mau lẹ nhất; nếu là di dân đã sống ở Mỹ bất hợp pháp trên một năm, sau khi bị trục xuất sẽ bị cấm vào Mỹ trong 10 năm sau đó. TT Obama năm 2009 bỏ ra hơn 7 tỷ đô để xây khoảng một ngàn cây số tường (650 dặm, hơn một phần ba chiều dài biên giới Mễ-Mỹ).

Ấy vậy mà bây giờ thiên hạ đại náo chuyện xây tường của TT Trump như bằng chứng của một chính sách kỳ thị nhất, tàn bạo nhất, vô nhân đạo nhất chống di dân gốc Nam Mỹ. Lãnh tụ DC tại Thượng Viện, Chuck Schumer lớn tiếng khẳng định toàn thể khối DC sẽ biểu quyết chống lại mọi kinh phí xây “bức tường vô nhân đạo” này. Cho dù chính khối này đã biểu quyết cấp tiền cho TT Obama xây 650 dặm tường trước đây. DC xây tường thì không “vô nhân đạo”, chỉ có CH xây tường mới là “vô nhân đạo”.

Dưới cả hai TT Clinton và TT Obama, chẳng thấy một anh nhà báo Washington Post hay New York Times hay CNN nào khua chiêng trống gì hết. Cũng chẳng thấy một chị sinh viên nào xuống đường dơ bảng “No Ban! No Wall!” hết. Càng không thấy anh nhà báo tỵ nạn Việt nào viết bài công kích TT Clinton hay Obama chà đạp lên tinh thần cởi mở dang tay đón nhận dân nhập cư theo đúng truyền thống của xứ Cờ Hoa này hết. (nản thật !)

Trong thời gian qua, rất nhiều người, Mỹ cũng như Việt tỵ nạn, đã lên tiếng công kích TT Trump rất nặng nề, cho ông này là kỳ thị đủ thứ, sẽ thay đổi nước Mỹ mà cả thế giới vẫn ngưỡng mộ như một thiên đường hạ giới từ xưa đến giờ, thành một thứ Đức Quốc Xã tân thời lo chu diệt hay ít nhất cũng là cấm cửa di dân không phải là da trắng. Họ nặng lời đả kích TT Trump có chính sách di dân hoàn toàn đi ngược lại truyền thống mở cửa đón di dân từ ngày lập quốc đến giờ. Họ đặt câu hỏi nước Mỹ bây giờ có còn là “giấc mơ” của nhân loại không, có còn dang tay đón tiếp di dân nhập cư từ khắp nơi đến vì hy vọng có cơ hội tiến thân không, người nhập cư có còn là “chim hoàng yến” (?) nữa không,...

Kẻ này thật tình muốn được nghe những vị bỉnh bút một chiều này giải thích dùm sự khác biệt giữa bức tường của TT Obama và bức tường của TT Trump vì không hiểu các vị này phe đảng một cách thật trắng trợn, hay thật sự không thèm tìm hiểu vấn đề cho kỹ lưỡng, mà chỉ lo tìm cách đánh TT Trump, nhắm mắt dịch lại tin của CNN, bất kể sự thật lịch sử. Lịch sử bức tường tại biên giới Mễ có thể dễ dàng truy cứu trong Wikipedia, chỉ mất chừng 5 giây đồng hồ thôi.

Đối với tất cả những tâm tình lo lắng đó, kẻ này xin thẳng thắn hỏi ngay một việc cho rõ: trong tất cả các bài viết thật cảm động, đầy chân tình đó, có phải là thiếu một cụm từ chủ chốt định nghiã cho toàn bộ câu chuyện: đó là cụm từ “bất hợp pháp” không? Thiếu cái cụm từ này là câu chuyện đã bị bóp méo một cách không lương thiện lắm.

TT Trump đã và sẽ ra tay rất mạnh, không sai, nhưng là ra tay chống những di dân bất hợp pháp, cho dù họ được che dấu dưới cái dù “undocumented” –không có giấy tờ. Họ có khi nào xin giấy tờ đâu mà có? Ông chưa bao giờ lên tiếng sẽ trục xuất bất cứ những người nào không phải là da trắngdù bất hợp pháp hay hợp pháp. Mà cũng chưa cấm cửa bất cứ ai không cho vào Mỹ hết. Chỉ là ra lệnh tạm ngưng cấp chiếu khán vào Mỹ trong 3 tháng cho dân từ 6 nước đang có chiến tranh loạn đả để cứu xét lại thủ tục thanh lọc chống khủng bố thôi, và tạm ngưng 4 tháng việc nhận di dân để duyệt xét lại tiêu chuẩn.

Trên thế giới này, tuyệt đối không có bất cứ một xứ nào mở toang cửa cho dân cả thế giới tự do ra vào hoàn toàn “vô tư thoải mái”, không cần giấy tờ gì hết. Tất cả những dân “undocumented” đều bị bắt và mau mắn trục xuất tại Pháp, Anh, Canada, Úc, hay Nhật,... Các xứ Đông Âu đang cấp bách xây hàng rào biên giới để cản làn sóng tỵ nạn Trung Đông. Như vậy sao lại chỉ trích TT Trump là kỳ thị? Hơn 200 tổng thống, thủ tướng khác có kỳ thị không? Khẩu hiệu “No Ban, No Wall”có lẽ sẽ đi vào lịch sử như khẩu hiệu chính trị ngu xuẩn nhất.

Cuộc tranh cãi về di dân lậu đã mang câu chuyện các “thành phố an toàn” cho di dân lậu –sanctuary cities- ra ánh sáng. Đây là các thành phố tìm cách giúp đỡ, che chở di dân lậu bằng cách không hợp tác với chính quyền liên bang truy lùng, giam giữ, và trục xuất di dân lậu. Chỉ là không hợp tác –như chính quyền địa phương không chỉ điểm cho liên bang, cảnh sát điạ phương không bắt, không giam- thôi, chứ không có quyền chống các cơ quan của chính quyền liên bang như FBI hay ICE đến bắt và trục xuất. Phong trào đang lan rộng khi tin mới nhất cho biết gần 500 thành phố đã tự ý xếp mình vào loại này. Chưa kể đã phát sinh ra những trường học an toàn, nhà thờ an toàn,...

Phải ghi cho rõ là chính quyền địa phương chỉ không hợp tác để bắt và trục xuất di dân lậu không phạm tội gì thôi, chứ nếu di dân lậu phạm tội thì cảnh sát địa phương vẫn bắt và truy tố ra tòa, đi tù như thường. Dù vậy, chuyện không hợp tác đã đưa đến những thảm hoạ lớn. Tại San Francisco, một di dân lậu bị bắt vì buôn ma tuý. Anh này đã phạm tội và bị trục xuất 5 lần, rồi cả 5 lần lại len vào lại. Lần cuối anh ta bị giam, liên bang yêu cầu thành phố San Francisco giữ anh ta cho đến khi ICE đến lãnh ra và trục xuất. Thành phố San Francisco nhân danh chính sách “thành phố an toàn”, bất hợp tác, thả anh ta ra ngay. Vài ngày sau, anh này vác súng đi bắn chết một phụ nữ trong một công viên. Gây công phẫn trên cả nước. Theo thăm dò của đại học Harvard, 80% dân Mỹ chống lại “thành phố an toàn”.

TT Trump đe dọa sẽ cắt hết mọi tài trợ của liên bang cho các khu an toàn này, trong khi một vài nơi đã thưa ngược lại chính quyền liên bang. Chúng ta chờ xem kết quả trận đấu.

Mới nghe thì câu chuyện sanctuary cities có vẻ như được đốc thúc bởi những động cơ cao cả nhất như tình người, lòng nhân đạo, truyền thống mở cửa đón di dân của nước Mỹ. Không ít người, nhất là giới trẻ dễ xúc động và nhiều lý tưởng, ủng hộ mạnh việc các thành phố can đảm đứng ra bảo vệ người di dân chống tay “độc tài kỳ thị” Trump. Trên thực tế, sự thật không hoàn toàn đẹp như vậy.

Trước khi đi xa hơn, một lần nữa, cần phải nhấn mạnh lại, ở đây ta bàn chuyện di dân bất hợp pháp và chuyện sanctuatry cities chỉ áp dụng cho di dân lậu, chứ không ai nói đến di dân hợp pháp. Ngay từ đó, ta đã thấy ngay việc thiết lập “khu an toàn” tự nó đã là hành động bất hợp pháp rồi. Trong lịch sử nhân loại, không kể tình trạng phiến loạn, chưa bao giờ có chuyện một địa phương nào đó công khai ra tuyên cáo sẽ bảo vệ những người phạm pháp chống lại luật cả nước. Một oái ăm chỉ có trong cái xứ oái ăm này.

Không ai chối cãi có nhiều người giàu lòng nhân đạo, muốn giúp đỡ di dân lậu, xúc động khi thấy TTDC đăng TT Trump có chính sách chia cắt gia đình khi bố hay mẹ hay cả hai bị trục xuất trong khi con cái sanh ở Mỹ được ở lại.

Dường như những người này đã đặt tình cảm không đúng chỗ. Vấn đề ở đây là di dân lậu là những người phạm tội, phải bị luật pháp xử lý theo đúng luật. Gia đình có bị ly tán thì đó là vì đã có người phạm luật. Lấy ví dụ cụ thể, một ông bố phạm tội, đi tù, bỏ lại vợ con ở nhà. Nhưng vậy có thể nói là quan toà đã chia cắt gia đình không? Có thể vì lý do “nhân đạo” không chia cắt gia đình, xí xoá tội của ông bố để ông bố phạm tội được ở nhà với vợ con không? Như vậy tất cả những người có gia đình đều tha hồ phạm tội mà không bị trừng phạt sao?

Hầu hết các thành phố an toàn này đều nằm gần biên giới Mễ, tại các tiểu bang Cali, Nevada, New Mexico, Arizona, Texas, nơi đại đa số cử tri là dân Mỹ gốc La-tinh, và một số khá lớn chính khách địa phương như dân biểu, nghị sĩ, thị trưởng,... cũng là dân Mỹ gốc La-tinh. Ngoài ra, vài thành phố lớn như Los Angeles, New York, Seattle, Chicago,... cũng đầy di dân lậu. Tại Los Angeles, người ta ước lượng có trên dưới 1 triệu di dân lậu. Gần 40% dân Cali là di dân gốc La-Tinh.

Bảo vệ khối di dân lậu dĩ nhiên là cách chắc chắn nhất kiếm phiếu trong tất cả các cuộc bầu bán địa phương. Trong những khu vực này, ai cũng hiểu chống di dân, kể cả chống di dân bất hợp pháp, là tự sát chính trị. Ở đây, chỉ là chuyện đếm phiếu cử tri, và những chính khách hô hoán chuyện nhân đạo hay bảo vệ hạnh phúc gia đình chỉ là những con buôn chính trị giả dối nhất.

Một khiá cạnh khác là kinh tế địa phương. Những khu vực “an toàn” này lệ thuộc khá nhiều vào khối di dân, lậu cũng như hợp pháp. Di dân lậu phần lớn làm việc trong ba khu vực: 1) xây cất nhà cửa, 2) dịch vụ như tiệm ăn, khách sạn, làm vườn, tài xế, vú em, và 3) canh nông giúp việc trồng trọt và gặt hái khi tới mùa.

Đặc biệt, tiểu bang Cali là nơi cần di dân lậu nhất. Theo nghiên cứu của đại học University of Southern California, di dân bất hợp pháp nói chung đóng góp hàng năm 130 tỷ đô cho kinh tế của tiểu bang. Nhân công bán thời bất hợp pháp chiếm khoảng 50% nhân lực canh nông –ngành trái cây- của Cali. Trong khi di dân lậu chiếm 15% nhân lực trong ngành xây cất. Hơn 30% nhân lực trong ngành dịch vụ là di dân lậu. Đuổi hết đám di dân lậu đi thì kinh tế Cali sẽ phá sản ngay. Cũng chẳng có gì liên quan đến nhân đạo hay phá vỡ gia đình.

xxx

Ở đây, kẻ viết này xin được bàn ra ngoài lề để trả lời câu hỏi của vài độc giả: khi có thẻ xanh, thì phạm tội gì sẽ bị rút thẻ xanh, không cho vào dân Mỹ, có thể bị trục xuất về VN? Như đã bàn, trên nguyên tắc, bất cứ phạm tội gì, nặng hay nhẹ, cũng có thể là lý do bị rút thẻ xanh. Tất cả do toà di trú quyết định, chứ không phải do TT Trump. Tất cả những việc như đi làm nail lãnh tiền mặt không khai thuế, khai gian hoàn cảnh gia đình để lãnh trợ cấp, cho thuê nhà/phòng “housing” không khai thuế, khai gian medicaid, medical, medicare, làm đám cưới giả, làm giấy đoàn tụ nhận họ hàng giả,... đều là phạm tội. Phần lớn quan tòa xí xoá những tội nhẹ cũng như châm chế vì nhiều yếu tố như hoàn cảnh gia đình, có công ăn việc làm tử tế, mối nguy bị chính quyền xứ gốc trừng phạt nếu bị trục xuất về xứ,... nhưng sẽ khó tha những tội hình sự, gia trọng, vi phạm từ nhiều năm qua. An toàn nhất là đừng phạm tội, đừng khai gian, làm giấy tờ giả, và nhất là đừng ỷ y khinh cảnh sát Mỹ ngu nên mình dư sức qua mặt họ. Nhìn vào những vụ xì tin bí mật của FBI, CIA thì biết Nhà Nước Mỹ có thể dễ dàng biết tất cả mọi chuyện chúng ta đang làm, từ điện thoại, email, tweet, chat với ai, khi nàocho tới bật TV hay vào internet coi chương trình gì ngày nào.

Những khách du lịch hay du học sinh trốn ở lại không chịu về nước dĩ nhiên nếu bị bắt sẽ bị trục xuất ngay.

Với TT Trump, ta có thể tin chắc những vụ phạm pháp sẽ bị theo dõi và truy tố kỹ hơn. Nếu là nạn nhân thì đừng trách TT Trump kỳ thị mà hãy tự trách mình đã phạm tội.

Vũ Linh

Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.


Thượng Viện California thông qua dự luật toàn tiểu bang là ‘khu an toàn di dân’


Nghị sĩ tiểu bang California Kevin de Leon khi đang trả lời câu hỏi của các đồng viện về đạo luật di trú SB54. (Hình: AP Photo/Rich Pedroncelli)
SACRAMENTO, California (AP) – Các thượng nghị sĩ Thượng Viện tiểu bang California hôm Thứ Hai có sự chấp thuận sơ khởi đối với một dự luật theo đó sẽ ngăn không cho giới chức công lực tiểu bang hợp tác với cơ quan di trú liên bang, một điều mà những người ủng hộ cho hay sẽ chống lại chiến dịch lùng bắt di dân bất hợp pháp của Tổng Thống Donald Trump.
Luật này sẽ khiến toàn thể tiểu bang California thành nơi an toàn cho nhiều người đang ở Mỹ bất hợp pháp.
Thượng Viện California thông qua dự luật với 27 phiếu thuận và 12 phiếu chống, sau đó gửi sang Hạ Viện, dù có sự phản đối cho rằng luật này đe dọa an ninh công chúng vì che chở kẻ phạm pháp không bị trục xuất.
Dự luật, có tên SB54, được chuyển đi tiếp sau khi người đứng đầu Thượng Viện, Thượng Nghị Sĩ Kevin de Leon (Dân Chủ-Los Angeles) sửa đổi để cho phép các giới chức công lực tiểu bang và địa phương thông báo với cơ quan cảnh sát di trú (ICE) trước khi các tù nhân trong tình trạng di trú bất hợp pháp mãn hạn tù về các tội có tính cách đại hình hay bạo động.
“Chúng ta sẽ cộng tác với các đồng nghiệp ở cấp liên bang về thành phần tội đại hình hay bạo động. Nhưng chúng ta sẽ không cộng tác hay đưa một ngón tay để giúp họ, hay chi ra một xu, khi nói về việc chia rẽ các bà mẹ và con cái của họ,” ông de Leon nói.
Luật này, nếu được thông qua và ban hành, sẽ có hiệu lực vào ngày 1 Tháng Giêng năm tới.
California hiện có khoảng 2.3 triệu di dân bất hợp pháp. Thành phố San Francisco, tuyên bố là nơi an toàn cho di dân bất hợp pháp, đang kiện Tổng Thống Donald Trump về vấn đề này.
SB54 sẽ cấm cảnh sát địa phương hay tiểu bang bắt giữ hoặc cầm giữ người nào chỉ vì vi phạm luật di trú, trừ khi có trát tòa.
Ông de Leon cũng có thay đổi trong dự luật để cho phép giới chức công lực địa phương chuyển giao thành phần tội phạm cho giới chức di trú liên bang nếu đương sự từng bị trục xuất trước đó do tội hình sự liên quan đến bạo động.
Thượng Nghị Sĩ Ted Gaines (Cộng Hòa-El Dorado Hills) phản đối luật này, nói rằng “Nếu chúng ta không kiểm soát biên giới mình, chúng ta không còn là một quốc gia.”
Ông nói thêm: “Chúng ta không thể nào trở thành nơi tiêu biểu của tình trạng vô pháp luật.” (V.Giang
Luông Mai chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm