Tham Khảo
Sự áp đảo của Đảng Cộng hòa có ý nghĩa gì với Hoa Kỳ?
Nguồn: “What the Republican Party’s power means for America“, The Economist, 11/11/2016
Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Khi Donald Trump nhậm chức vào ngày 20 tháng Giêng năm sau, Đảng Cộng hòa sẽ kiểm soát cả ghế tổng thống lẫn hai viện của Quốc hội, lần đầu tiên kể từ tháng Giêng năm 2007, và trước đó là năm 1933. Tuy nhiên, người đã giành lại quyền lực to lớn cho đảng của mình lại thực hiện điều đó với vai trò như một người ngoài cuộc, bằng cách phá bỏ các quy tắc của phe chính thống Đảng Cộng hòa và tận dụng một làn sóng giận dữ chống lại chính các nhà lập pháp mà bây giờ ông sẽ phải làm việc cùng. Chủ tịch Hạ viện, Paul Ryan, người đã từ chối vận động tranh cử cùng Trump chỉ một tháng trước đây, bây giờ lại phát ngôn một cách lạc quan về một “chính phủ Cộng hòa thống nhất”. Tổng thống mới đắc cử có cơ hội có một không hai để tái thiết lại nước Mỹ theo cách mà ông mong muốn. Vậy ông ta sẽ làm gì, và những điều gì có thể ngáng đường ông?
Phần lớn sẽ phụ thuộc vào cách mà Trump và Ryan phối hợp với nhau. Người Mỹ có thể mong đợi những thay đổi to lớn một cách nhanh chóng nếu hai người này tìm được tiếng nói chung. Nền tảng di sản của ông Barack Obama, Obamacare, dường như sẽ không thể kéo dài sang năm 2017 (việc thay thế luật về chăm sóc sức khỏe này bằng “một điều gì đó tuyệt vời”, điều mà Trump thề sẽ làm nhưng từ chối thảo luận chi tiết, có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn).
Thượng viện sẽ gấp rút phê chuẩn ứng viên do Trump đề cử cho ghế Thẩm phán Tòa án tối cao, trước do Antonin Scalia giữ, điều có thể khôi phục lại thiên hướng bảo thủ của Tòa thêm một thế hệ nữa. Một tòa án như vậy có thể làm tan vỡ Kế hoạch Năng lượng Sạch của ông Obama. Quan ngại trong các nhóm hoạt động vì môi trường có thể trở thành sự hoảng sợ khi Quốc hội bắt đầu phê duyệt nhiều hơn nữa các dự án năng lượng truyền thống, bao gồm dự án đường ống dẫn dầu Keystone XL hiện đang gây tranh cãi.
Các chiến lược gia của Đảng Cộng hòa mong đợi một dự luật thuế của ông Trump, vốn sẽ giảm thuế mạnh với mức khoảng 7 nghìn tỷ USD trong hơn một thập niên, sẽ được ban hành thành luật trong 100 ngày đầu tiên trong nhiệm kỳ của ông Trump. Tuy nhiên, ông Ryan sẽ đấu tranh để thuyết phục Tổng thống về nhu cầu phải bù đắp cho khoản thuế bị mất này bằng cách cắt giảm tiền an sinh xã hội cho người cao tuổi.
Căng thẳng cũng tiềm tàng ở những lĩnh vực khác. Nhà lãnh đạo Thượng viện Mitch McConnell không thích thú với đề xuất của ông Trump về giới hạn nhiệm kỳ của các thành viên Quốc hội. Các nhà lập pháp hay so đo về ngân sách sẽ không ký duyệt hàng tỷ đô la mà ông Trump sẽ cần cho một bức tường dọc theo biên giới Mexico. Ông thậm chí có thể sẽ không nhận được phần ngân sách ông muốn cho các dự án cơ sở hạ tầng nhỏ hơn.
Khi Obama phải đối mặt với sự bế tắc do phản đối từ Đảng Cộng hòa, ông đã né tránh nó bằng cách ban hành các sắc lệnh hành pháp trên cách lĩnh vực từ kiểm soát súng đến quyền của giới LGBT. Nhược điểm của điều này bây giờ đã trở nên rõ ràng: Trump sẽ có thể lật lại những sắc lệnh đó chỉ bằng một chữ ký. Sự cám dỗ của việc điều hành bằng sắc lệnh hành pháp có thể chứng minh là không thể cưỡng lại đối với cả Tổng thống Trump. Ông sẽ được tự do thực hiện lệnh cấm mà ông đã đe dọa đối với những người nhập cư Hồi giáo.
Nhiều năm xây dựng sự đồng thuận trên phạm vi quốc tế về biến đổi khí hậu và thương mại có thể nhanh chóng bị đảo ngược từ bàn làm việc của tổng thống. Những người ủng hộ thương mại tự do như ông Ryan không thể ngăn Trump tiếp tục theo đuổi những lời đe dọa của mình về việc rút khỏi NAFTA. Và chỉ có lý trí sáng suốt mới có thể ngăn ông áp đặt thuế quan đối với (hàng nhập khẩu từ) Trung Quốc, điều sẽ có nguy cơ khơi mào một cuộc chiến tranh thương mại khốc liệt.
Tuy nhiên, ông Trump có thể sẽ phải đối mặt với khả năng những nỗ lực của mình bị chặn đứng bởi các tòa án, như người tiền nhiệm của ông đã từng gặp phải. Và những mong ước xa xôi nhất của ông có thể gặp phải những rào cản khác. Các viên chức liên bang có thể sẽ làm việc chậm hơn bình thường khi thực hiện các mệnh lệnh gây tranh cãi, chẳng hạn như việc trục xuất 11 triệu người nhập cư không có giấy tờ. Và bất kỳ nỗ lực nào để “áp đặt luật về tội phỉ báng”, cho phép ông Trump kiện những tờ báo “không trung thực”, sẽ phải đối mặt với những thách thức từ Tu chính án đầu tiên.
Các nhà tự do lo sợ rằng việc Trump nắm quyền sẽ là một mối đe dọa hiện hữu đối với nền dân chủ Mỹ. Nhưng Đảng Dân chủ với một vị thế mạnh không kém khi ông Obama nhậm chức gần tám năm trước đây giờ biết rằng quyền lực có thể mong manh như thế nào. Để đối phó với chiến thắng áp đảo của ông Obama vào thời điểm đó, Đảng Cộng hòa đã tập hợp lại và thông qua một chiến lược gây cản trở thường xuyên, bằng cách nhất quán sử dụng chiến thuật filibuster tại Thượng viện để ngăn chặn các đề xuất (của Obama) và chỉ trích sự quá đà của Đảng Dân chủ khi một điều gì đó đã được thực hiện trót lọt. Các thống đốc của Đảng Cộng hòa ở cấp tiểu bang đã liên tục kiện chính phủ liên bang thay vì thực thi pháp luật liên bang.
Hai năm sau (2010), Đảng Cộng hòa được khôi phục sinh lực đã giành đa số tại cả hai viện của Quốc hội; chính quyền lúng túng của ông Obama không bao giờ khôi phục lại được hoàn toàn. Khi đảng Dân chủ nghiên cứu đống đổ nát của cuộc bầu cử năm 2016 và lập kế hoạch cho con đường phía trước, nhiều người trong số họ sẽ kêu gọi việc cho Đảng Cộng hòa phải nếm vị thuốc đắng của chính mình.
http://nghiencuuquocte.org
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Sự áp đảo của Đảng Cộng hòa có ý nghĩa gì với Hoa Kỳ?
Nguồn: “What the Republican Party’s power means for America“, The Economist, 11/11/2016
Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Khi Donald Trump nhậm chức vào ngày 20 tháng Giêng năm sau, Đảng Cộng hòa sẽ kiểm soát cả ghế tổng thống lẫn hai viện của Quốc hội, lần đầu tiên kể từ tháng Giêng năm 2007, và trước đó là năm 1933. Tuy nhiên, người đã giành lại quyền lực to lớn cho đảng của mình lại thực hiện điều đó với vai trò như một người ngoài cuộc, bằng cách phá bỏ các quy tắc của phe chính thống Đảng Cộng hòa và tận dụng một làn sóng giận dữ chống lại chính các nhà lập pháp mà bây giờ ông sẽ phải làm việc cùng. Chủ tịch Hạ viện, Paul Ryan, người đã từ chối vận động tranh cử cùng Trump chỉ một tháng trước đây, bây giờ lại phát ngôn một cách lạc quan về một “chính phủ Cộng hòa thống nhất”. Tổng thống mới đắc cử có cơ hội có một không hai để tái thiết lại nước Mỹ theo cách mà ông mong muốn. Vậy ông ta sẽ làm gì, và những điều gì có thể ngáng đường ông?
Phần lớn sẽ phụ thuộc vào cách mà Trump và Ryan phối hợp với nhau. Người Mỹ có thể mong đợi những thay đổi to lớn một cách nhanh chóng nếu hai người này tìm được tiếng nói chung. Nền tảng di sản của ông Barack Obama, Obamacare, dường như sẽ không thể kéo dài sang năm 2017 (việc thay thế luật về chăm sóc sức khỏe này bằng “một điều gì đó tuyệt vời”, điều mà Trump thề sẽ làm nhưng từ chối thảo luận chi tiết, có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn).
Thượng viện sẽ gấp rút phê chuẩn ứng viên do Trump đề cử cho ghế Thẩm phán Tòa án tối cao, trước do Antonin Scalia giữ, điều có thể khôi phục lại thiên hướng bảo thủ của Tòa thêm một thế hệ nữa. Một tòa án như vậy có thể làm tan vỡ Kế hoạch Năng lượng Sạch của ông Obama. Quan ngại trong các nhóm hoạt động vì môi trường có thể trở thành sự hoảng sợ khi Quốc hội bắt đầu phê duyệt nhiều hơn nữa các dự án năng lượng truyền thống, bao gồm dự án đường ống dẫn dầu Keystone XL hiện đang gây tranh cãi.
Các chiến lược gia của Đảng Cộng hòa mong đợi một dự luật thuế của ông Trump, vốn sẽ giảm thuế mạnh với mức khoảng 7 nghìn tỷ USD trong hơn một thập niên, sẽ được ban hành thành luật trong 100 ngày đầu tiên trong nhiệm kỳ của ông Trump. Tuy nhiên, ông Ryan sẽ đấu tranh để thuyết phục Tổng thống về nhu cầu phải bù đắp cho khoản thuế bị mất này bằng cách cắt giảm tiền an sinh xã hội cho người cao tuổi.
Căng thẳng cũng tiềm tàng ở những lĩnh vực khác. Nhà lãnh đạo Thượng viện Mitch McConnell không thích thú với đề xuất của ông Trump về giới hạn nhiệm kỳ của các thành viên Quốc hội. Các nhà lập pháp hay so đo về ngân sách sẽ không ký duyệt hàng tỷ đô la mà ông Trump sẽ cần cho một bức tường dọc theo biên giới Mexico. Ông thậm chí có thể sẽ không nhận được phần ngân sách ông muốn cho các dự án cơ sở hạ tầng nhỏ hơn.
Khi Obama phải đối mặt với sự bế tắc do phản đối từ Đảng Cộng hòa, ông đã né tránh nó bằng cách ban hành các sắc lệnh hành pháp trên cách lĩnh vực từ kiểm soát súng đến quyền của giới LGBT. Nhược điểm của điều này bây giờ đã trở nên rõ ràng: Trump sẽ có thể lật lại những sắc lệnh đó chỉ bằng một chữ ký. Sự cám dỗ của việc điều hành bằng sắc lệnh hành pháp có thể chứng minh là không thể cưỡng lại đối với cả Tổng thống Trump. Ông sẽ được tự do thực hiện lệnh cấm mà ông đã đe dọa đối với những người nhập cư Hồi giáo.
Nhiều năm xây dựng sự đồng thuận trên phạm vi quốc tế về biến đổi khí hậu và thương mại có thể nhanh chóng bị đảo ngược từ bàn làm việc của tổng thống. Những người ủng hộ thương mại tự do như ông Ryan không thể ngăn Trump tiếp tục theo đuổi những lời đe dọa của mình về việc rút khỏi NAFTA. Và chỉ có lý trí sáng suốt mới có thể ngăn ông áp đặt thuế quan đối với (hàng nhập khẩu từ) Trung Quốc, điều sẽ có nguy cơ khơi mào một cuộc chiến tranh thương mại khốc liệt.
Tuy nhiên, ông Trump có thể sẽ phải đối mặt với khả năng những nỗ lực của mình bị chặn đứng bởi các tòa án, như người tiền nhiệm của ông đã từng gặp phải. Và những mong ước xa xôi nhất của ông có thể gặp phải những rào cản khác. Các viên chức liên bang có thể sẽ làm việc chậm hơn bình thường khi thực hiện các mệnh lệnh gây tranh cãi, chẳng hạn như việc trục xuất 11 triệu người nhập cư không có giấy tờ. Và bất kỳ nỗ lực nào để “áp đặt luật về tội phỉ báng”, cho phép ông Trump kiện những tờ báo “không trung thực”, sẽ phải đối mặt với những thách thức từ Tu chính án đầu tiên.
Các nhà tự do lo sợ rằng việc Trump nắm quyền sẽ là một mối đe dọa hiện hữu đối với nền dân chủ Mỹ. Nhưng Đảng Dân chủ với một vị thế mạnh không kém khi ông Obama nhậm chức gần tám năm trước đây giờ biết rằng quyền lực có thể mong manh như thế nào. Để đối phó với chiến thắng áp đảo của ông Obama vào thời điểm đó, Đảng Cộng hòa đã tập hợp lại và thông qua một chiến lược gây cản trở thường xuyên, bằng cách nhất quán sử dụng chiến thuật filibuster tại Thượng viện để ngăn chặn các đề xuất (của Obama) và chỉ trích sự quá đà của Đảng Dân chủ khi một điều gì đó đã được thực hiện trót lọt. Các thống đốc của Đảng Cộng hòa ở cấp tiểu bang đã liên tục kiện chính phủ liên bang thay vì thực thi pháp luật liên bang.
Hai năm sau (2010), Đảng Cộng hòa được khôi phục sinh lực đã giành đa số tại cả hai viện của Quốc hội; chính quyền lúng túng của ông Obama không bao giờ khôi phục lại được hoàn toàn. Khi đảng Dân chủ nghiên cứu đống đổ nát của cuộc bầu cử năm 2016 và lập kế hoạch cho con đường phía trước, nhiều người trong số họ sẽ kêu gọi việc cho Đảng Cộng hòa phải nếm vị thuốc đắng của chính mình.
http://nghiencuuquocte.org