Hình Ảnh & Sự Kiện
"Sự cố" ngoại giao Hàng Châu: Trung Quốc cố tình bạc đãi Obama ?
Bắc Kinh không trải thảm đỏ đón tổng thống Mỹ Barack Obama. Tranh cãi giữa các quan chức an ninh Mỹ và Trung Quốc trong việc bố trí phóng viên Mỹ tại sân bay Hàng Châu.
Bắc Kinh không trải thảm đỏ đón tổng thống Mỹ Barack Obama. Tranh cãi giữa các quan chức an ninh Mỹ và Trung Quốc trong việc bố trí phóng viên Mỹ tại sân bay Hàng Châu. Một loạt các sự cố ngoại giao đã diễn ra trong ngày 03/09/2016. Giới quan sát đặt câu hỏi: “Phải chăng Trung Quốc cố tình bạc đãi tổng thống Mỹ ? ”
Theo tờ The Guardian, ấn bản ngày 04/09/2016 chính quyền Bắc Kinh trải thảm đỏ đón thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, tổng thống Nga Vladimir Putin, tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye, tổng thống Brazil Michel Temer và tân thủ tướng Anh quốc Theresa May.
Nhưng lãnh đạo Hoa Kỳ không được hưởng vinh dự đó. Tổng thống Barack Obama buộc phải rời chiếc Air Force One bằng cửa dành cho các nhân viên an ninh, vì sân bay không cung cấp thang lăn dành cho chuyên cơ nguyên thủ quốc gia.
Tổng thống Mỹ cuối cùng tìm được lối đi có trải thảm đỏ nhưng trong cảnh xô lấn, tranh cãi giữa các nhân viên an ninh Mỹ đang sắp xếp giới phóng viên chụp ảnh, quay phim với một nhân viên Trung Quốc. Trong một đoạn ghi hình do các hãng truyền thông Mỹ thu được, người này đã la to : “Đây là đất nước chúng tôi, ở đây là sân bay của chúng tôi”.
Ông Jorge Guajardo, cựu đại sứ Mêhicô tại Trung Quốc, tin rằng việc đối xử tệ với tổng thốngObama là hành động bạc đãi có tính toán của Bắc Kinh, chứ đây " không phải do thiếu sót. Điều đó không bao giờ xảy ra với Trung Quốc (…) Tôi biết chính xác những việc này được tổ chức ra sao, được chỉ đạo cặn kẽ cho đến những chi tiết nhỏ nhất. Đó không phải là một thiếu sót, mà là một hành động coi thường".
Theo giải thích của ông Guajardo, thái độ đó thể hiện một sự ngạo mạn mới của người Trung Quốc, một kiểu kích động chủ nghĩa dân tộc. Một cách để nói là Trung Quốc đang đi lên thành một siêu cường.
Giới quan sát cho rằng việc đón tiếp ông Obama không tuân theo quy tắc lễ tân và một loạt các sự cố khác xảy ra cho thấy những căng thẳng tiềm ẩn giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới này.
Đáp trả hành vi kém ngoại giao của Trung Quốc và việc phóng viên Mỹ bị cản trở trong công việc, nhân cuộc họp báo sáng nay, tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã khéo léo nhắc nhở rằng điều rất quan trọng là để báo giới đưa tin về những gì G20 đang làm, và để các phóng viên được đặt những câu hỏi trong công việc đưa tin. Chủ nhân Nhà Trắng quan niệm là " dù có đi ra nước ngoài, người Mỹ luôn mang theo những giá trị cơ bản của họ".
Tổng thống Barack Obama (T) và chủ tịch Tập Cận Bình tại Hàng Châu, Trung Quốc, ngày 03/09/2016
Một ngày trước khi khai mạc thượng đỉnh G20, tại Hàng Châu, trong cuộc hội đàm cấp cao giữa Mỹ và Trung Quốc hôm mồng 03/09/2016, tổng thống Mỹ Barack Obama và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thảo luận về Biển Đông. Đôi bên tiếp tục khẳng định lập trường của mình trong hồ sơ này.
Theo Reuters, cuộc hội đàm giữa phái đoàn Trung Quốc và Hoa Kỳ kéo dài tới bốn giờ. Sau cuộc gặp với chủ tịch Tập Cận Bình, tổng thống Barack Obama đã kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng « các nghĩa vụ » chiểu theo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông. Nguyên thủ Hoa Kỳ cũng nhắc lại các cam kết của Washington đối với các đồng minh trong khu vực.
Trong một thông cáo dài hơn thông lệ, Nhà Trắng cho biết là tổng thống Obama đã nhấn mạnh quyết tâm không hề lay chuyển của Mỹ trong việc bảo đảm an ninh cho các đồng minh. Tổng thống đã tái khẳng định "hợp tác với tất cả các nước trong vùng" để bảo đảm là các nguyên tắc của luật pháp quốc tế được tôn trọng, các hoạt động trao đổi thương mại diễn ra tốt đẹp và quyền tự do lưu thông trên biển cũng như trên không trong khu vực này.
Theo bộ Ngoại Giao Trung Quốc, về phần mình, chủ tịch Tập Cận Bình đã tuyên bố là Bắc Kinh tiếp tục kiên quyết bảo vệ « chủ quyền và các quyền hàng hải của Trung Quốc ở biển Hoa Nam » – tức Biển Đông. Lãnh đạo Trung Quốc cũng nhắc lại là sẽ « giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình thông qua đối thoại tham khảo với các bên liên quan », đồng thời kêu gọi Hoa Kỳ đóng vai trò xây dựng trong hồ sơ này.
Theo giới phân tích, Trung Quốc rất mong muốn thượng đỉnh G20 thành công để tạo dựng hình ảnh một cường quốc và duy trì quan hệ tốt đẹp với Hoa Kỳ, nhưng không hề nhượng bộ trong hồ sơ Biển Đông.
Trong khi đó, vài tháng trước khi rời Nhà Trắng tổng thống Mỹ Barack Obama tìm cách hoàn tất chiến lược « xoay trục » sang châu Á-Thái Bình Dương. Ông mong muốn người kế nhiệm tiếp tục chiến lược này.
Trong cuộc hội đàm ngày hôm qua 03/09/2016 ở Hàng Châu, ngoài hồ sơ Biển Đông, nguyên thủ hai nước cũng đã thảo luận nhiều hồ sơ khác. Hãng Reuters cho biết là tổng thống Mỹ đã kêu gọi Trung Quốc tôn trọng " nghĩa vụ bảo vệ các quyền tự do tôn giáo của các công dân ".
RFI
Bắc Kinh không trải thảm đỏ đón tổng thống Mỹ Barack Obama. Tranh cãi giữa các quan chức an ninh Mỹ và Trung Quốc trong việc bố trí phóng viên Mỹ tại sân bay Hàng Châu. Một loạt các sự cố ngoại giao đã diễn ra trong ngày 03/09/2016. Giới quan sát đặt câu hỏi: “Phải chăng Trung Quốc cố tình bạc đãi tổng thống Mỹ ? ”
Theo tờ The Guardian, ấn bản ngày 04/09/2016 chính quyền Bắc Kinh trải thảm đỏ đón thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, tổng thống Nga Vladimir Putin, tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye, tổng thống Brazil Michel Temer và tân thủ tướng Anh quốc Theresa May.
Nhưng lãnh đạo Hoa Kỳ không được hưởng vinh dự đó. Tổng thống Barack Obama buộc phải rời chiếc Air Force One bằng cửa dành cho các nhân viên an ninh, vì sân bay không cung cấp thang lăn dành cho chuyên cơ nguyên thủ quốc gia.
Tổng thống Mỹ cuối cùng tìm được lối đi có trải thảm đỏ nhưng trong cảnh xô lấn, tranh cãi giữa các nhân viên an ninh Mỹ đang sắp xếp giới phóng viên chụp ảnh, quay phim với một nhân viên Trung Quốc. Trong một đoạn ghi hình do các hãng truyền thông Mỹ thu được, người này đã la to : “Đây là đất nước chúng tôi, ở đây là sân bay của chúng tôi”.
Ông Jorge Guajardo, cựu đại sứ Mêhicô tại Trung Quốc, tin rằng việc đối xử tệ với tổng thốngObama là hành động bạc đãi có tính toán của Bắc Kinh, chứ đây " không phải do thiếu sót. Điều đó không bao giờ xảy ra với Trung Quốc (…) Tôi biết chính xác những việc này được tổ chức ra sao, được chỉ đạo cặn kẽ cho đến những chi tiết nhỏ nhất. Đó không phải là một thiếu sót, mà là một hành động coi thường".
Theo giải thích của ông Guajardo, thái độ đó thể hiện một sự ngạo mạn mới của người Trung Quốc, một kiểu kích động chủ nghĩa dân tộc. Một cách để nói là Trung Quốc đang đi lên thành một siêu cường.
Giới quan sát cho rằng việc đón tiếp ông Obama không tuân theo quy tắc lễ tân và một loạt các sự cố khác xảy ra cho thấy những căng thẳng tiềm ẩn giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới này.
Đáp trả hành vi kém ngoại giao của Trung Quốc và việc phóng viên Mỹ bị cản trở trong công việc, nhân cuộc họp báo sáng nay, tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã khéo léo nhắc nhở rằng điều rất quan trọng là để báo giới đưa tin về những gì G20 đang làm, và để các phóng viên được đặt những câu hỏi trong công việc đưa tin. Chủ nhân Nhà Trắng quan niệm là " dù có đi ra nước ngoài, người Mỹ luôn mang theo những giá trị cơ bản của họ".
Tổng thống Barack Obama (T) và chủ tịch Tập Cận Bình tại Hàng Châu, Trung Quốc, ngày 03/09/2016
Một ngày trước khi khai mạc thượng đỉnh G20, tại Hàng Châu, trong cuộc hội đàm cấp cao giữa Mỹ và Trung Quốc hôm mồng 03/09/2016, tổng thống Mỹ Barack Obama và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thảo luận về Biển Đông. Đôi bên tiếp tục khẳng định lập trường của mình trong hồ sơ này.
Theo Reuters, cuộc hội đàm giữa phái đoàn Trung Quốc và Hoa Kỳ kéo dài tới bốn giờ. Sau cuộc gặp với chủ tịch Tập Cận Bình, tổng thống Barack Obama đã kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng « các nghĩa vụ » chiểu theo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông. Nguyên thủ Hoa Kỳ cũng nhắc lại các cam kết của Washington đối với các đồng minh trong khu vực.
Trong một thông cáo dài hơn thông lệ, Nhà Trắng cho biết là tổng thống Obama đã nhấn mạnh quyết tâm không hề lay chuyển của Mỹ trong việc bảo đảm an ninh cho các đồng minh. Tổng thống đã tái khẳng định "hợp tác với tất cả các nước trong vùng" để bảo đảm là các nguyên tắc của luật pháp quốc tế được tôn trọng, các hoạt động trao đổi thương mại diễn ra tốt đẹp và quyền tự do lưu thông trên biển cũng như trên không trong khu vực này.
Theo bộ Ngoại Giao Trung Quốc, về phần mình, chủ tịch Tập Cận Bình đã tuyên bố là Bắc Kinh tiếp tục kiên quyết bảo vệ « chủ quyền và các quyền hàng hải của Trung Quốc ở biển Hoa Nam » – tức Biển Đông. Lãnh đạo Trung Quốc cũng nhắc lại là sẽ « giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình thông qua đối thoại tham khảo với các bên liên quan », đồng thời kêu gọi Hoa Kỳ đóng vai trò xây dựng trong hồ sơ này.
Theo giới phân tích, Trung Quốc rất mong muốn thượng đỉnh G20 thành công để tạo dựng hình ảnh một cường quốc và duy trì quan hệ tốt đẹp với Hoa Kỳ, nhưng không hề nhượng bộ trong hồ sơ Biển Đông.
Trong khi đó, vài tháng trước khi rời Nhà Trắng tổng thống Mỹ Barack Obama tìm cách hoàn tất chiến lược « xoay trục » sang châu Á-Thái Bình Dương. Ông mong muốn người kế nhiệm tiếp tục chiến lược này.
Trong cuộc hội đàm ngày hôm qua 03/09/2016 ở Hàng Châu, ngoài hồ sơ Biển Đông, nguyên thủ hai nước cũng đã thảo luận nhiều hồ sơ khác. Hãng Reuters cho biết là tổng thống Mỹ đã kêu gọi Trung Quốc tôn trọng " nghĩa vụ bảo vệ các quyền tự do tôn giáo của các công dân ".
RFI
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
"Sự cố" ngoại giao Hàng Châu: Trung Quốc cố tình bạc đãi Obama ?
Bắc Kinh không trải thảm đỏ đón tổng thống Mỹ Barack Obama. Tranh cãi giữa các quan chức an ninh Mỹ và Trung Quốc trong việc bố trí phóng viên Mỹ tại sân bay Hàng Châu.
Bắc Kinh không trải thảm đỏ đón tổng thống Mỹ Barack Obama. Tranh cãi giữa các quan chức an ninh Mỹ và Trung Quốc trong việc bố trí phóng viên Mỹ tại sân bay Hàng Châu. Một loạt các sự cố ngoại giao đã diễn ra trong ngày 03/09/2016. Giới quan sát đặt câu hỏi: “Phải chăng Trung Quốc cố tình bạc đãi tổng thống Mỹ ? ”
Theo tờ The Guardian, ấn bản ngày 04/09/2016 chính quyền Bắc Kinh trải thảm đỏ đón thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, tổng thống Nga Vladimir Putin, tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye, tổng thống Brazil Michel Temer và tân thủ tướng Anh quốc Theresa May.
Nhưng lãnh đạo Hoa Kỳ không được hưởng vinh dự đó. Tổng thống Barack Obama buộc phải rời chiếc Air Force One bằng cửa dành cho các nhân viên an ninh, vì sân bay không cung cấp thang lăn dành cho chuyên cơ nguyên thủ quốc gia.
Tổng thống Mỹ cuối cùng tìm được lối đi có trải thảm đỏ nhưng trong cảnh xô lấn, tranh cãi giữa các nhân viên an ninh Mỹ đang sắp xếp giới phóng viên chụp ảnh, quay phim với một nhân viên Trung Quốc. Trong một đoạn ghi hình do các hãng truyền thông Mỹ thu được, người này đã la to : “Đây là đất nước chúng tôi, ở đây là sân bay của chúng tôi”.
Ông Jorge Guajardo, cựu đại sứ Mêhicô tại Trung Quốc, tin rằng việc đối xử tệ với tổng thốngObama là hành động bạc đãi có tính toán của Bắc Kinh, chứ đây " không phải do thiếu sót. Điều đó không bao giờ xảy ra với Trung Quốc (…) Tôi biết chính xác những việc này được tổ chức ra sao, được chỉ đạo cặn kẽ cho đến những chi tiết nhỏ nhất. Đó không phải là một thiếu sót, mà là một hành động coi thường".
Theo giải thích của ông Guajardo, thái độ đó thể hiện một sự ngạo mạn mới của người Trung Quốc, một kiểu kích động chủ nghĩa dân tộc. Một cách để nói là Trung Quốc đang đi lên thành một siêu cường.
Giới quan sát cho rằng việc đón tiếp ông Obama không tuân theo quy tắc lễ tân và một loạt các sự cố khác xảy ra cho thấy những căng thẳng tiềm ẩn giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới này.
Đáp trả hành vi kém ngoại giao của Trung Quốc và việc phóng viên Mỹ bị cản trở trong công việc, nhân cuộc họp báo sáng nay, tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã khéo léo nhắc nhở rằng điều rất quan trọng là để báo giới đưa tin về những gì G20 đang làm, và để các phóng viên được đặt những câu hỏi trong công việc đưa tin. Chủ nhân Nhà Trắng quan niệm là " dù có đi ra nước ngoài, người Mỹ luôn mang theo những giá trị cơ bản của họ".
Tổng thống Barack Obama (T) và chủ tịch Tập Cận Bình tại Hàng Châu, Trung Quốc, ngày 03/09/2016
Một ngày trước khi khai mạc thượng đỉnh G20, tại Hàng Châu, trong cuộc hội đàm cấp cao giữa Mỹ và Trung Quốc hôm mồng 03/09/2016, tổng thống Mỹ Barack Obama và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thảo luận về Biển Đông. Đôi bên tiếp tục khẳng định lập trường của mình trong hồ sơ này.
Theo Reuters, cuộc hội đàm giữa phái đoàn Trung Quốc và Hoa Kỳ kéo dài tới bốn giờ. Sau cuộc gặp với chủ tịch Tập Cận Bình, tổng thống Barack Obama đã kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng « các nghĩa vụ » chiểu theo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông. Nguyên thủ Hoa Kỳ cũng nhắc lại các cam kết của Washington đối với các đồng minh trong khu vực.
Trong một thông cáo dài hơn thông lệ, Nhà Trắng cho biết là tổng thống Obama đã nhấn mạnh quyết tâm không hề lay chuyển của Mỹ trong việc bảo đảm an ninh cho các đồng minh. Tổng thống đã tái khẳng định "hợp tác với tất cả các nước trong vùng" để bảo đảm là các nguyên tắc của luật pháp quốc tế được tôn trọng, các hoạt động trao đổi thương mại diễn ra tốt đẹp và quyền tự do lưu thông trên biển cũng như trên không trong khu vực này.
Theo bộ Ngoại Giao Trung Quốc, về phần mình, chủ tịch Tập Cận Bình đã tuyên bố là Bắc Kinh tiếp tục kiên quyết bảo vệ « chủ quyền và các quyền hàng hải của Trung Quốc ở biển Hoa Nam » – tức Biển Đông. Lãnh đạo Trung Quốc cũng nhắc lại là sẽ « giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình thông qua đối thoại tham khảo với các bên liên quan », đồng thời kêu gọi Hoa Kỳ đóng vai trò xây dựng trong hồ sơ này.
Theo giới phân tích, Trung Quốc rất mong muốn thượng đỉnh G20 thành công để tạo dựng hình ảnh một cường quốc và duy trì quan hệ tốt đẹp với Hoa Kỳ, nhưng không hề nhượng bộ trong hồ sơ Biển Đông.
Trong khi đó, vài tháng trước khi rời Nhà Trắng tổng thống Mỹ Barack Obama tìm cách hoàn tất chiến lược « xoay trục » sang châu Á-Thái Bình Dương. Ông mong muốn người kế nhiệm tiếp tục chiến lược này.
Trong cuộc hội đàm ngày hôm qua 03/09/2016 ở Hàng Châu, ngoài hồ sơ Biển Đông, nguyên thủ hai nước cũng đã thảo luận nhiều hồ sơ khác. Hãng Reuters cho biết là tổng thống Mỹ đã kêu gọi Trung Quốc tôn trọng " nghĩa vụ bảo vệ các quyền tự do tôn giáo của các công dân ".
RFI