Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Sự khác biệt giữa tỉnh thức và thiền định
Không dễ để phân biệt rõ sự khác biệt giữa thiền định (meditation) và tỉnh thức (mindfullness) – 2 các phương pháp thực hành mà nhiều người vẫn thực hiện mỗi ngày.
Bài viết sau đây của Beth Buczynski đến từ care2.com sẽ giúp chúng ta phân biệt được sự khác biệt giữa 2 từ thường dùng này.
Một nghiên cứu gần đây phát hiện rằng thiền định sẽ giúp bạn kiểm soát cảm xúc tốt hơn, cho dù bạn vốn không giỏi giữ trạng thái tỉnh thức.
Theo báo cáo trong tạp chí Frontiers in Human Neuroscience, các nhà nghiên cứu tâm lý đã ghi lại được phản ứng của não khi ngắm các bức tranh gây khó chịu ngay sau khi kết thúc thiền định lần đầu tiên. Những người này có thể chế ngự cảm xúc tiêu cực tốt như những người vốn tự nhiên có khả năng tỉnh thức.
“Phát hiện của chúng tôi chứng minh rằng thiền định không chỉ cải thiện sức khoẻ cảm xúc, mọi người có thể thu được lợi ích bất chấp họ có thể tỉnh thức ‘tự nhiên’ hay không.” Yandli Lin, nghiên cứu sinh, trưởng, nhóm nghiên cứu thuộc ĐH bang Michigan cho biết. “Chỉ cần một chút thực hành là được.”
Phát hiện trên quả thật thú vị, nhưng chúng ta có chút bối rối về tuyên bố của Yandli Lin. Bạn có cần phải tỉnh thức để thực hiện thiền định hay không? Hay cả hai việc này chỉ đơn giản ngồi yên một chỗ và không nghĩ gì cả?
Dưới đây là sự khác biệt và những lợi ích của 2 phương pháp tập luyện này.
Thiền định là gì?
Thiền định là một hành động, một hoạt động trong đó bạn huấn luyện não của mình trở nên yên lặng, tập trung và hiểu được suy nghĩ và cảm xúc của mình. Trong thế giới ngày càng bận rộn hôm nay, chúng ta phải thực hành thiền định thường xuyên thì mới tiến bộ được.
“Sự tập trung mà chúng ta thực hiện trong thiền định yêu cầu bạn phải có sức mạnh ý chí. Đây là lý do tại sao các nhà sư xây dựng các thiền viện và tu viện. Họ cố gắng tạo ra một môi trường không có những thứ gây ra phân tâm,” người sáng lập ứng dụng hỗ trợ thiền định “OMG I can Mediate” cho biết.
Tỉnh thức là gì?
Tỉnh thức (mindfulness) là một trạng thái bạn cảm nhận mình đang tồn tại. Khi chúng ta sống có tỉnh thức, chúng ta nhận thức được từng khoảnh khắc, những gì đang xảy ra, khi nó xảy ra. Tỉnh thức không đòi hỏi nơi vắng vẻ, âm nhạc hay sự hướng dẫn. Với một số người, như đã đề cập trong nghiên cứu bên trên, họ thậm chí còn không cần tập luyện để có thể tỉnh thức.
“Chú ý tới mục đích, trong khoảnh khắc hiện tại, không phán xét, trải nghiệm khoảnh khắc này tới khoảnh khắc khác khi chúng mở ra,” giải thích về tỉnh thức, tiến sĩ John Kabta-Zinn cho biết.
Vì vậy, tỉnh thức là một yêu cầu cho thiền, nhưng điều ngược lại chưa chắc đã đúng. Cho dù bạn “giỏi” phần nào hơn, bạn vẫn thu được lợi ích, bao gồm việc cải thiện cải thiện các mối quan hệ xã hội, giảm lo lắng và trầm cảm, và kiểm soát căng thẳng tốt hơn.
Beth Buczynski,
Thiện Tâm biên dịch
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Sự khác biệt giữa tỉnh thức và thiền định
Không dễ để phân biệt rõ sự khác biệt giữa thiền định (meditation) và tỉnh thức (mindfullness) – 2 các phương pháp thực hành mà nhiều người vẫn thực hiện mỗi ngày.
Bài viết sau đây của Beth Buczynski đến từ care2.com sẽ giúp chúng ta phân biệt được sự khác biệt giữa 2 từ thường dùng này.
Một nghiên cứu gần đây phát hiện rằng thiền định sẽ giúp bạn kiểm soát cảm xúc tốt hơn, cho dù bạn vốn không giỏi giữ trạng thái tỉnh thức.
Theo báo cáo trong tạp chí Frontiers in Human Neuroscience, các nhà nghiên cứu tâm lý đã ghi lại được phản ứng của não khi ngắm các bức tranh gây khó chịu ngay sau khi kết thúc thiền định lần đầu tiên. Những người này có thể chế ngự cảm xúc tiêu cực tốt như những người vốn tự nhiên có khả năng tỉnh thức.
“Phát hiện của chúng tôi chứng minh rằng thiền định không chỉ cải thiện sức khoẻ cảm xúc, mọi người có thể thu được lợi ích bất chấp họ có thể tỉnh thức ‘tự nhiên’ hay không.” Yandli Lin, nghiên cứu sinh, trưởng, nhóm nghiên cứu thuộc ĐH bang Michigan cho biết. “Chỉ cần một chút thực hành là được.”
Phát hiện trên quả thật thú vị, nhưng chúng ta có chút bối rối về tuyên bố của Yandli Lin. Bạn có cần phải tỉnh thức để thực hiện thiền định hay không? Hay cả hai việc này chỉ đơn giản ngồi yên một chỗ và không nghĩ gì cả?
Dưới đây là sự khác biệt và những lợi ích của 2 phương pháp tập luyện này.
Thiền định là gì?
Thiền định là một hành động, một hoạt động trong đó bạn huấn luyện não của mình trở nên yên lặng, tập trung và hiểu được suy nghĩ và cảm xúc của mình. Trong thế giới ngày càng bận rộn hôm nay, chúng ta phải thực hành thiền định thường xuyên thì mới tiến bộ được.
“Sự tập trung mà chúng ta thực hiện trong thiền định yêu cầu bạn phải có sức mạnh ý chí. Đây là lý do tại sao các nhà sư xây dựng các thiền viện và tu viện. Họ cố gắng tạo ra một môi trường không có những thứ gây ra phân tâm,” người sáng lập ứng dụng hỗ trợ thiền định “OMG I can Mediate” cho biết.
Tỉnh thức là gì?
Tỉnh thức (mindfulness) là một trạng thái bạn cảm nhận mình đang tồn tại. Khi chúng ta sống có tỉnh thức, chúng ta nhận thức được từng khoảnh khắc, những gì đang xảy ra, khi nó xảy ra. Tỉnh thức không đòi hỏi nơi vắng vẻ, âm nhạc hay sự hướng dẫn. Với một số người, như đã đề cập trong nghiên cứu bên trên, họ thậm chí còn không cần tập luyện để có thể tỉnh thức.
“Chú ý tới mục đích, trong khoảnh khắc hiện tại, không phán xét, trải nghiệm khoảnh khắc này tới khoảnh khắc khác khi chúng mở ra,” giải thích về tỉnh thức, tiến sĩ John Kabta-Zinn cho biết.
Vì vậy, tỉnh thức là một yêu cầu cho thiền, nhưng điều ngược lại chưa chắc đã đúng. Cho dù bạn “giỏi” phần nào hơn, bạn vẫn thu được lợi ích, bao gồm việc cải thiện cải thiện các mối quan hệ xã hội, giảm lo lắng và trầm cảm, và kiểm soát căng thẳng tốt hơn.
Beth Buczynski,
Thiện Tâm biên dịch