Di Sản Hồ Chí Minh
Sự nhầm lẫn và những cái kết có hậu
Những gì xảy ra đã xảy ra rồi, phải chấp nhận thực tại. Thay đổi quá khứ là không thể, sống với hiện tại và hướng tới tương lai tốt đẹp cho hai gia đình, hai đứa con và anh em họ hàng là điều những người có hiểu biết nên làm.
Những năm 1980 ở Hà Nội thời bao cấp mua cái gì cũng phải tem phiếu và xếp hàng. Có một câu chuyện truyền miệng trong dân chúng về một sự hy hữu.
Vui, buồn, nước mắt và nụ cười
Một bà mẹ đi xếp hàng mua dầu hỏa thấy trước đó có một cô bé khoảng trên 10 tuổi. Nhìn đứa bé bà chợt như có dòng điện chạy qua người và linh cảm có gì đó gắn bó với mình. Càng nhìn cháu bé càng thấy giống mình dù ở nhà bà cũng có con gái cùng trang lứa.
Cháu bé biết có người nhìn đâm ra sợ và bỏ về. Bà đi theo về tận nhà cháu ở cách đó vài khu phố và sững người thấy bà mẹ của cô gái này có gương mặt giống hệt đứa con gái bà đang nuôi.
Thế là bà quyết định hỏi thăm. Hóa ra hai người sinh con cùng một ngày, cùng ở một bệnh viện. Và khi hai gia đình quyết định gặp nhau, con gái bà này giống bà mẹ kia tới mức không ngờ và ngược lại.
Cả hai bên quyết định, bệnh viện trót nhầm, bây giờ con nào về nhà nấy. Thật không ngờ, cả hai cô con gái đều ôm lấy người mẹ nuôi nấng mình suốt hơn chục năm qua và nhất định không về với người mẹ rứt ruột đẻ ra.
Công đẻ quan trọng nhưng công nuôi nấng sinh thành còn quan trọng hơn nhiều. Tình yêu sâu nặng có được do sự chăm chút hàng ngày từ miếng cơm manh áo tới tiếng ru à ơi trong thời gian dài.
Nghe nói sau đó hai gia đình rất thân nhau. Hai cháu có hai người mẹ, hai người bố, thêm anh chị em thân thiết như từng sinh ra và lớn lên trong một gia đình. Không rõ câu chuyện đó hư thực đến đâu nhưng sự nhân văn và kết thúc có hậu trở thành bài học cho những gia đình rơi vào hoàn cảnh hy hữu: Nuôi nhầm con người khác.
Từ phim ảnh đến ngoài đời
Chuyện trao nhầm trẻ sơ sinh thường được hư cấu trong tiểu thuyết và phim ảnh. Câu chuyện “Thảm họa của Wilson (1893)” được Mark Twain xây dựng hai nhân vật là hai đứa bé da đen và da trắng bị tráo nhầm và gây ra bao phiền toái về mầu da và hạnh phúc gia đình.
Vừa rồi truyền thông thi nhau đưa tin về mấy gia đình nuôi nhầm con suốt 42 năm qua, gây bao nỗi nghi ngờ. Có gia đình phải đi xét nghiệm DNA rồi vui, buồn, nước mắt và nụ cười.
Các ông bố bà mẹ nhìn sang những đứa con và tự hỏi, mình đang nuôi đứa nào nhỉ, có phải con mình không, rồi quay sang nhìn vợ hay lục vấn trí nhớ về bệnh viện nơi con mình sinh ra, trong khi “lão bố” hoàn toàn có thể có một đứa không trong giá thú ở đâu đó.
Một hư cấu khác trong truyện One Life to Live (Một cuộc sống phải sống) kể về một cô gái tên là Katrina. Karr làm nghề mại dâm. Cô dự định sinh con xong thì sẽ cho đi. Năm 1979, trong lúc cô sinh được đứa con gái thì vào thời điểm đó có một bà mẹ tên là Jenny Vernon cũng sinh ra một cháu gái, nhưng bị chết ngay sau đó.
Có hai bác sỹ biết ý định của Katrina Karr cho con đi nên họ đã đổi hai đứa sơ sinh. Cho tới năm 1982, sự thật được phơi bày, bà mẹ Jenny Vernon đã phải nuốt nước mắt trả lại con cho cô Karr.
Chuyện tưởng như chỉ có thể xảy ra trên phim nhưng ngoài đời thực trên thế giới có khá nhiều sự đánh tráo trẻ sơ sinh, một phần do lỗi của y tá và bệnh viện, một phần do cố ý vì những hoàn cảnh đặc biệt.
Năm 1953, tại bệnh viện Heppner ở tiểu bang Oregon (Mỹ), có hai cô bé cũng bị tráo nhầm nhưng phải mới tới năm 2009 họ mới phát hiện ra. Nhầm lẫn do một cụ bà 86 tuổi là hàng xóm và từng nói với bà mẹ là bệnh viện đưa nhầm con nhưng bà mẹ bỏ ngoài tai.
Khi cha mẹ của hai bên đã mất, hai cô quyết định đi thử DNA và đúng như cụ bà 86 tuổi, kết quả cho thấy họ đã bị tráo nhầm lúc mới đẻ. Tuy nhiên, cả hai tiếp tục sống như xưa, coi cha mẹ nuôi nấng như trong giấy khai sinh và còn làm sinh nhật cùng với nhau.
Năm 1953, tại bệnh viện San-Ikukai của Tokyo, các cô y tá cũng trao nhầm hai đứa trẻ sinh cách nhau 13 phút. Câu chuyện này được người Nhật gọi là “hoàng tử và chàng tứ cố vô thân – prince and pauper”. Vì 60 năm sau đó, một người lái xe tải bỗng phát hiện mình bị tráo vô tình với đứa trẻ sinh ra ở gia đình nghèo khó. Lẽ ra anh phải được hưởng cuộc sống phù hoa thì phải đi lái xe còn đứa con nhà nghèo kia bỗng thành hoàng tử, sau trở thành chủ tịch một tập đoàn bất động sản rất giầu có.
Tháng 10, 2011 tại nước Nga cũng có chuyện hai cô bé bị tráo lúc sơ sinh trước đó 12 năm ở vùng Ural. Sự thật chỉ được phát hiện khi ông bố đã ly dị quyết không trả tiền nuôi con vì lý do ông bảo, con không giống ông ta. Thử DNA đã chứng minh là ông bố đúng, và cả hai gia đình đã kiện chính phủ, đòi bồi thường 11 triệu rúp.
Công nuôi hơn công đẻ
Có rất nhiều sự nhầm lẫn, cố ý và không cố ý. Kết cục đôi lúc là ra tòa kiện tụng, thử DNA rồi tranh cãi, nhưng có khi lại như tiểu thuyết hay trên phim. Rơi vào hoàn cảnh đó, bạn phải làm gì. Những gì xảy ra đã xảy ra rồi, phải chấp nhận thực tại. Thay đổi quá khứ là không thể, sống với hiện tại và hướng tới tương lai tốt đẹp cho hai gia đình, hai đứa con và anh em họ hàng là điều những người có hiểu biết nên làm.
Nhớ lại câu chuyện bà mẹ gặp con mình khi xếp hàng mua dầu thời bao cấp với kết thúc có hậu thì mỗi người nên nhớ, công cha mẹ sinh thành quan trọng, nhưng công người nuôi nấng còn quan trọng hơn nhiều.
Trên đường đời bận rộn, một lúc nào đó mỗi người thử dừng một chút, nhìn về quá khứ và tự hỏi, để có ngày hôm nay, ai là người đã giúp ta đến bờ bến này. Hiểu được điều đó thì mọi chuyện nhầm lẫn nuôi con hàng nửa thế kỷ hay kết quả DNA chẳng có giá trị nhiều mà đôi lúc giúp ta thêm bố mẹ, thêm anh em, thêm họ hàng, hạnh phúc được nhân đôi.
Phải chăng đó là cách nhìn nhân văn của sự nhầm lẫn khi nuôi con…người khác.
Hiệu Minh
http://hieuminh.org/2016/03/27/su-nham-lan-va-nhung-cai-ket-co-hau/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Sự nhầm lẫn và những cái kết có hậu
Những gì xảy ra đã xảy ra rồi, phải chấp nhận thực tại. Thay đổi quá khứ là không thể, sống với hiện tại và hướng tới tương lai tốt đẹp cho hai gia đình, hai đứa con và anh em họ hàng là điều những người có hiểu biết nên làm.
Những năm 1980 ở Hà Nội thời bao cấp mua cái gì cũng phải tem phiếu và xếp hàng. Có một câu chuyện truyền miệng trong dân chúng về một sự hy hữu.
Vui, buồn, nước mắt và nụ cười
Một bà mẹ đi xếp hàng mua dầu hỏa thấy trước đó có một cô bé khoảng trên 10 tuổi. Nhìn đứa bé bà chợt như có dòng điện chạy qua người và linh cảm có gì đó gắn bó với mình. Càng nhìn cháu bé càng thấy giống mình dù ở nhà bà cũng có con gái cùng trang lứa.
Cháu bé biết có người nhìn đâm ra sợ và bỏ về. Bà đi theo về tận nhà cháu ở cách đó vài khu phố và sững người thấy bà mẹ của cô gái này có gương mặt giống hệt đứa con gái bà đang nuôi.
Thế là bà quyết định hỏi thăm. Hóa ra hai người sinh con cùng một ngày, cùng ở một bệnh viện. Và khi hai gia đình quyết định gặp nhau, con gái bà này giống bà mẹ kia tới mức không ngờ và ngược lại.
Cả hai bên quyết định, bệnh viện trót nhầm, bây giờ con nào về nhà nấy. Thật không ngờ, cả hai cô con gái đều ôm lấy người mẹ nuôi nấng mình suốt hơn chục năm qua và nhất định không về với người mẹ rứt ruột đẻ ra.
Công đẻ quan trọng nhưng công nuôi nấng sinh thành còn quan trọng hơn nhiều. Tình yêu sâu nặng có được do sự chăm chút hàng ngày từ miếng cơm manh áo tới tiếng ru à ơi trong thời gian dài.
Nghe nói sau đó hai gia đình rất thân nhau. Hai cháu có hai người mẹ, hai người bố, thêm anh chị em thân thiết như từng sinh ra và lớn lên trong một gia đình. Không rõ câu chuyện đó hư thực đến đâu nhưng sự nhân văn và kết thúc có hậu trở thành bài học cho những gia đình rơi vào hoàn cảnh hy hữu: Nuôi nhầm con người khác.
Từ phim ảnh đến ngoài đời
Chuyện trao nhầm trẻ sơ sinh thường được hư cấu trong tiểu thuyết và phim ảnh. Câu chuyện “Thảm họa của Wilson (1893)” được Mark Twain xây dựng hai nhân vật là hai đứa bé da đen và da trắng bị tráo nhầm và gây ra bao phiền toái về mầu da và hạnh phúc gia đình.
Vừa rồi truyền thông thi nhau đưa tin về mấy gia đình nuôi nhầm con suốt 42 năm qua, gây bao nỗi nghi ngờ. Có gia đình phải đi xét nghiệm DNA rồi vui, buồn, nước mắt và nụ cười.
Các ông bố bà mẹ nhìn sang những đứa con và tự hỏi, mình đang nuôi đứa nào nhỉ, có phải con mình không, rồi quay sang nhìn vợ hay lục vấn trí nhớ về bệnh viện nơi con mình sinh ra, trong khi “lão bố” hoàn toàn có thể có một đứa không trong giá thú ở đâu đó.
Một hư cấu khác trong truyện One Life to Live (Một cuộc sống phải sống) kể về một cô gái tên là Katrina. Karr làm nghề mại dâm. Cô dự định sinh con xong thì sẽ cho đi. Năm 1979, trong lúc cô sinh được đứa con gái thì vào thời điểm đó có một bà mẹ tên là Jenny Vernon cũng sinh ra một cháu gái, nhưng bị chết ngay sau đó.
Có hai bác sỹ biết ý định của Katrina Karr cho con đi nên họ đã đổi hai đứa sơ sinh. Cho tới năm 1982, sự thật được phơi bày, bà mẹ Jenny Vernon đã phải nuốt nước mắt trả lại con cho cô Karr.
Chuyện tưởng như chỉ có thể xảy ra trên phim nhưng ngoài đời thực trên thế giới có khá nhiều sự đánh tráo trẻ sơ sinh, một phần do lỗi của y tá và bệnh viện, một phần do cố ý vì những hoàn cảnh đặc biệt.
Năm 1953, tại bệnh viện Heppner ở tiểu bang Oregon (Mỹ), có hai cô bé cũng bị tráo nhầm nhưng phải mới tới năm 2009 họ mới phát hiện ra. Nhầm lẫn do một cụ bà 86 tuổi là hàng xóm và từng nói với bà mẹ là bệnh viện đưa nhầm con nhưng bà mẹ bỏ ngoài tai.
Khi cha mẹ của hai bên đã mất, hai cô quyết định đi thử DNA và đúng như cụ bà 86 tuổi, kết quả cho thấy họ đã bị tráo nhầm lúc mới đẻ. Tuy nhiên, cả hai tiếp tục sống như xưa, coi cha mẹ nuôi nấng như trong giấy khai sinh và còn làm sinh nhật cùng với nhau.
Năm 1953, tại bệnh viện San-Ikukai của Tokyo, các cô y tá cũng trao nhầm hai đứa trẻ sinh cách nhau 13 phút. Câu chuyện này được người Nhật gọi là “hoàng tử và chàng tứ cố vô thân – prince and pauper”. Vì 60 năm sau đó, một người lái xe tải bỗng phát hiện mình bị tráo vô tình với đứa trẻ sinh ra ở gia đình nghèo khó. Lẽ ra anh phải được hưởng cuộc sống phù hoa thì phải đi lái xe còn đứa con nhà nghèo kia bỗng thành hoàng tử, sau trở thành chủ tịch một tập đoàn bất động sản rất giầu có.
Tháng 10, 2011 tại nước Nga cũng có chuyện hai cô bé bị tráo lúc sơ sinh trước đó 12 năm ở vùng Ural. Sự thật chỉ được phát hiện khi ông bố đã ly dị quyết không trả tiền nuôi con vì lý do ông bảo, con không giống ông ta. Thử DNA đã chứng minh là ông bố đúng, và cả hai gia đình đã kiện chính phủ, đòi bồi thường 11 triệu rúp.
Công nuôi hơn công đẻ
Có rất nhiều sự nhầm lẫn, cố ý và không cố ý. Kết cục đôi lúc là ra tòa kiện tụng, thử DNA rồi tranh cãi, nhưng có khi lại như tiểu thuyết hay trên phim. Rơi vào hoàn cảnh đó, bạn phải làm gì. Những gì xảy ra đã xảy ra rồi, phải chấp nhận thực tại. Thay đổi quá khứ là không thể, sống với hiện tại và hướng tới tương lai tốt đẹp cho hai gia đình, hai đứa con và anh em họ hàng là điều những người có hiểu biết nên làm.
Nhớ lại câu chuyện bà mẹ gặp con mình khi xếp hàng mua dầu thời bao cấp với kết thúc có hậu thì mỗi người nên nhớ, công cha mẹ sinh thành quan trọng, nhưng công người nuôi nấng còn quan trọng hơn nhiều.
Trên đường đời bận rộn, một lúc nào đó mỗi người thử dừng một chút, nhìn về quá khứ và tự hỏi, để có ngày hôm nay, ai là người đã giúp ta đến bờ bến này. Hiểu được điều đó thì mọi chuyện nhầm lẫn nuôi con hàng nửa thế kỷ hay kết quả DNA chẳng có giá trị nhiều mà đôi lúc giúp ta thêm bố mẹ, thêm anh em, thêm họ hàng, hạnh phúc được nhân đôi.
Phải chăng đó là cách nhìn nhân văn của sự nhầm lẫn khi nuôi con…người khác.
Hiệu Minh
http://hieuminh.org/2016/03/27/su-nham-lan-va-nhung-cai-ket-co-hau/