Di Sản Hồ Chí Minh
Sư quốc gia, sư quốc doanh
Gần đây có nhiều bài được phổ biến kêu ca về những tệ nạn dưới mái chùa, cả ở Việt Nam lẫn hải ngoại. Nào là chùa tổ chức nhạc hội nham nhở, nào là bài bạc xổ số, nào là sư hát nhạc tình
Gần đây có nhiều bài được phổ biến kêu
ca về những tệ nạn dưới mái chùa, cả ở Việt Nam lẫn hải ngoại. Nào là
chùa tổ chức nhạc hội nham nhở, nào là bài bạc xổ số, nào là sư hát nhạc
tình, sư uống bia… và người ta cho rằng những cảnh “mạt pháp” này đều
do sư quốc doanh gây ra. Nhưng, sư quốc doanh là gì?
Cách nay khá lâu, Nhà văn Dương Thu
Hương, một cựu đảng viên CSVN, đã viết một bài dài về tình trạng Phật
giáo tại Việt Nam, trong đó có đoạn viết về sư quốc doanh như sau:
“Cách đây chừng mười bảy mười tám năm,
một ngày Xuân tôi đi viếng cảnh chùa. Ngôi chùa đó nằm gần phủ Tây Hồ.
Trên đường tới phủ rẽ tay phải chừng non trăm mét là tới. Tôi không còn
nhớ rõ tên chùa mặc dù đó là nơi trước khi xảy ra sự việc năm nào tôi
cũng tới, khoảng một hai tháng một lần, siêng năng nhất là mùa xuân và
mùa Thu. Đó là ngôi chùa cổ còn may mắn sót lại sau những cơn đốt phá
đình chùa đền miếu theo chủ trương”tiêu diệt tàn dư phong kiến” của
chính quyền cộng sản. Không có gì đặc biệt ở ngôi chùa ấy, ngoài một
mảnh vườn nhỏ vừa trồng đào vừa trông mai. Có lẽ cảnh tượng thân ái của
những cây đào và cây mai chen vai, thích cánh cuốn hút tôi vào mùa xuân
và khi mùa thu đến, đám cành trần trụi khẳng khiu vươn lên trong lặng lẽ
cũng mang lại một vẻ đẹp u sầu và nghiêm cẩn, vẻ đep ta thường gặp ở
mọi ngôi chùa cổ xứ Bắc.
“Trưa
hôm đó, tôi qua cổng chùa đi vào ngôi nhà ngang. Vừa đặt chân lên bậc
tam cấp tôi chứng kiến một cảnh tượng không tương hợp chút nào với chốn
từ bi: Trên tấm phản gỗ mốc, sư cụ bà ốm nằm còng queo, bát cháo ăn dở ở
một góc phản khô đét lại. Nhà ‘sư nữ’ ngoại tam tuần mắt long sòng sọc,
tay nắm cổ người bệnh lắc, miệng rít lên:
– Mày chết đi, mày chết ngay đi cho người ta nhờ!
Sư cụ đã quá yếu không động cựa nổi, cái đầu lắc lư ngật ngưỡng như quả bưởi trong tay người đàn bà trẻ hung hãn:– Mày chết đi.
Tôi định lui ra nhưng cô ta đã nhìn thấy tôi. Quá
muộn cho cả đôi bên. Hẳn cô ta không ngờ có kẻ đột nhập vào “ngang
hông” bởi thông thường khách thập phương phải qua sân đi vào chùa chính.
Cô ta không biết rằng tôi quen mọi ngõ ngách và thường đi tắt qua nhà
ngang vào chùa sau để hầu chuyện sư cụ. Không thể mở miệng”mô phật” như
lần trước cô ta ném cho tôi một cái nhìn giận dữ và thách thức rồi ngoay
ngoảy quay đi. Tôi ngồi xuống phản với sư cụ. Cụ không mở mắt nổi và
giọng nói đã đứt quãng nhưng hoàn toàn minh mẫn. Đó là người đã xuống
tóc từ thời chính quyền 1945 chưa thiết lập, đã duy trì và tu tạo ngôi
chùa này qua mọi thăng trầm của thời gian. Nhưng cụ không có mảy may
quyền hành để lưu giữ các chân tu ở lại, thay cụ chủ trì. ‘Nhân sự’ do
‘bên trên’ đưa xuống.
Vậy cái gì là ‘bên trên’? quyền lực nào áp chế những người tu hành và thả lũ lợn bẩn thỉu vào khắp chùa chiền xứ sở?
Chẳng có gì bí mật cả, ‘bên trên’ là A 25, Cục bảo vệ Văn hóa thuộc Tổng cục 1 Bộ Nội vụ. A 25 có nhiệm vụ đào tạo sư sãi để ‘yểm’ Hội Phật giáo Việt Nam, để trấn giữ chùa toàn quốc.” (ngưng trích)
Và hải ngoại? Theo ước tính không chính
thức thì đang có khoảng 4 ngàn sư quốc doanh ở hải ngoại và đang gây ra
những cảnh “mạt pháp” ở nhiều nơi.
Riêng tại Virginia, cách đây 7, 8 năm có ông sư
quốc doanh Thích Thông Kinh gây ồn ào một dạo. Ông này có tên thật là
Đoàn Công Thành, bí danh Đông Điển, có giấy công vụ ghi rõ: “được
đảng cử ra nước ngoài với nhiệm vụ phân hóa sự đoàn kết chống cộng sản
trong các cộng đồng và tôn giáo người Việt hải ngoại, đặt trụ sở giáo
dục hoạt động cho đảng bộ, tạo cơ sở thương mại xuất nhập khẩu, kinh tài
cho đảng bộ.”
Bị phanh phui lý lịch có bằng cớ rõ ràng với giấy tờ và hình ảnh hiển nhiên, “sư” Thông Kinh trở về Việt Nam và nghe nói đã chết, chắc chắn đã sa địa ngục vì tuy khoác áo cà-sa và có pháp danh là “Thông Kinh” nhưng là… thông kinh Mác-Lê chứ không phải thông Kinh Phật.
Hiện nay, không ai biết rõ có bao nhiêu
“sư Thông Kinh Mác-Lê” được A-25 cài vào các chùa ở hải ngoại, nhưng
tại nhiều ngôi chùa đang xảy ra những xáo trộn rất đáng cho mọi người tị
nạn cộng sản quan tâm, trong đó có Chùa Giác Hoàng ở thủ đô Washington,
ngôi chùa đầu tiên được những người tị nạn đầu tiên xây dựng ở hải ngoại chỉ vài tháng sau Tháng Tư Đen năm 1975.
Và bây giờ, 41 năm sau, Thầy
Giác Đức, người có công đầu tạo dựng ra Chùa Giác Hoàng, già yếu bệnh
hoạn, đang phải ngồi xe lăn ra “hầu tòa” vì bị một số người nhân danh “hội đồng quản trị” của chùa kiện để trục xuất Thầy ra khỏi Hội.
Pháp sư Thích Giác Đức, xuất gia từ năm
lên tám và đã nổi tiếng là một nhà “Sư Quốc gia” trong những năm đầy
xáo trộn trên chính trường miền Nam vào thập niên 1960 khi chùa chiền bị
Việt cộng xâm nhập lũng đoạn, thao túng. Thầy là một nhà sư uyên bác,
đã từng du học Hoa Kỳ và giảng dạy tại Trường Cao Đẳng Quốc Phòng và Đại
Học Chiến Tranh Chính Trị thời VNCH.
Sau
30.4.1975, Thầy Giác Đức là một trong những người Việt tị nạn đầu tiên
đặt chân lên nước Mỹ, và chỉ vài tháng sau đã cùng một số người dựng nên
ngôi Chùa Giác Hoàng giữa thủ đô Washington, nhờ tài năng, uy tín, tầm
nhìn xa của Thầy và, chưa kể đóng góp tiền riêng để mua đất lúc ấy gần
hai trăm ngàn Mỹ-kim. Nay ngôi chùa được đánh giá vài triệu.
Hiển nhiên, không có Thầy Giác Đức thì
không có ngôi Chùa Giác Hoàng, và nếu muốn, khi ấy Thầy có thể làm giấy
tờ để giữ ngôi chùa làm của riêng, nhưng Thầy đã lập ra “Công-đồng
Giáo-hội Phật-giáo tại Mỹ” (The Buddhist Congregational Church of
America, viết tắt là BCCA) để quản trị Chùa, đâu có ngờ bây giờ bị chính
những người đáng lẽ phải nhớ ơn Thầy kiện ra tòa để chiếm chùa.
Từ Boston, Thầy Giác Đức đã phải đáp
máy bay lên xuống Washington DC nhiều lần để hầu tòa. Có lần đã bị xuất
huyết bao tử, bất tỉnh, xuýt đi theo ông Nguyễn Ngọc Bích, một trong những người bị kiện như Thầy, và đã “vỡ tim mà chết” trên một chiêc máy bay từ Washington tới Manila vào đầu tháng 3 vừa qua, sau khi bi ông luật sư của nguyên đơn hành hạ suốt 5 tiếng đồng hồ trong cái thủ tục được gọi là “deposition” (hỏi đáp).
Pháp sư Thích Giác Đức là một nhà tu
đức trọng tài cao, và do duyên nghiệp, đã lập gia đình vào năm 1981 và
rời Chùa Giác Hoàng đi Boston để phục hưng một dòng tu khác của đạo Phật
cho phép nhà tu lập gia đình đã hiện hữu tại Việt Nam từ đời Vùa Trần
Nhân Tôn, và ngày nay đang thịnh hành tại nhiều quốc gia, trong đó phổ biến nhất là tại Nhật Bản.
Rời Chùa Giác Hoàng hơn
30 năm, Thầy Giác Đức cũng chưa yên thân và dù già yếu cũng phải chấp
nhận “ăn thua” với những người cũng không “trẻ” gì hơn mình nhưng lòng
còn sùng sục tham sân si.
Lên tiếng trước tòa chiều ngày 26 tháng
4, Thầy Giác Đức đã không cầm được lòng, bật khóc và nghẹn ngào nói
lớn: “Không làm chùa cũng khổ, mà làm chùa cũng khổ. Tôi phạm tội gì mà
bằng này tuổi và bệnh hoạn vẫn phải bị lôi ra trước tòa… Những người
nhân danh Phật giáo mà kiện thưa thày, Phật tử đánh Phật giáo thì ai
chết đây?”
Thầy Giác Đức đã làm cả tòa xúc động.
Trong những phiên tòa suốt hai tuần qua, các cụ đã lần lượt được gọi lên
để được luật sư hai bên đối chất, nhiều cụ đi một bước phải có người
dìu, nói không ra tiếng, thở chẳng ra hơi. Chứng kiến cảnh này, mấy ai tránh khỏi thở dài.
Có cụ sau mấy tiếng đồng hồ bị quay như dế, lảo đảo bước ra cửa còn bị Phật tử chặn lại vặn hỏi: “Tại sao đi kiện làm gì? Vì tiền hay vì chính trị?” Và, cụ cúi đầu lặng lẽ tiếp tục bước đi lảo đảo.
“Quan tòa”, một bà da
trắng mắt xanh, chắc cũng không thích thú gì với vụ kiện thưa của các cụ
nên một lần nữa, trước khi chấm dứt phiên tòa ngày 26 tháng 4, lại kêu
gọi các cụ nên tìm một phương thức nào đó để thu xếp với nhau cho êm
đẹp hơn là để “người ngoài” phân xử. Trước đây,
ngày 5 tháng 2, nữ Thẩm phán Beck cũng đã dành ra một buổi để hai bên
luật sư nói chuyện với nhau nhưng không đi đến đâu vì thái độ cứng rắn
của luật sư bên nguyên. Nay, bà Beck lặp lại lời kêu gọi “điều đình”
(compromise) và cử một người trung gian để hai bên ngồi lại với nhau
một lần nữa vào ngày 5 tháng 5 sắp tới, tiếp tục hòa đàm.
Không biết bên đi kiện
(nguyên đơn) đã “thấm mệt” và… vàng mắt chưa, còn các cụ bên bị đơn thì
chỉ muốn vụ kiện cáo này chấm dứt sớm ngày nào hay ngày ấy vì lý do rất
đơn giản: tiền. Càng kéo dài thì càng tốn tiền luật sư: mỗi giờ 300 đô.
Chạy tiền bở hơi tai mà vẫn không đủ để trả những cái “bills” do luật
sư gửi tới.
Nói đến tiền thù lao
luật sư, nhiều Phật tử đang thắc mắc tiền cúng Phật của họ ở Chùa có bị
đem…cúng cho luật sư hay không? Và, nếu có thì có chính đáng và hợp lệ
hay không? Về vấn đề này Pháp sư Giác Đức nói: “Không bên nào có quyền
lấy tiền Phật tử cúng Chùa để trả cho luật sư vì vụ tranh tụng này là
thể hiện của lòng tham, sân, si. Xin đừng nhân danh Đạo Pháp để phạm
luật ‘Tín thí nan tiêu’”.
Phán quyết của tòa tư
pháp chưa biết bao giờ mới có, nhưng bản án của “tòa công luận” thì đã
thấy rõ: Khu dành cho người dự khán trong phòng xử được chia làm hai,
bên phải 25 ghế bên trái 25 ghế, ở giữa là lối đi. Hầu hết những người
tới dự khán theo dõi vụ Chùa Giác Hoàng là Phật tử đã ngồi chia phe: Phe
bên “bị” chọn bên phải từ cửa vào luôn luôn đông đảo, đôi khi hết ghế.
Phe bên “nguyên” ngồi bên trái chỉ lèo tèo năm, bảy người. (source from
KyThiet’s Blog)
CHRIS PHAN… thực hiện
https://cuuhocsinhphuyencom.wordpress.com/2016/04/28/su-quoc-gia-su-quoc-doanh/
https://cuuhocsinhphuyencom.wordpress.com/2016/04/28/su-quoc-gia-su-quoc-doanh/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Sư quốc gia, sư quốc doanh
Gần đây có nhiều bài được phổ biến kêu ca về những tệ nạn dưới mái chùa, cả ở Việt Nam lẫn hải ngoại. Nào là chùa tổ chức nhạc hội nham nhở, nào là bài bạc xổ số, nào là sư hát nhạc tình
Gần đây có nhiều bài được phổ biến kêu
ca về những tệ nạn dưới mái chùa, cả ở Việt Nam lẫn hải ngoại. Nào là
chùa tổ chức nhạc hội nham nhở, nào là bài bạc xổ số, nào là sư hát nhạc
tình, sư uống bia… và người ta cho rằng những cảnh “mạt pháp” này đều
do sư quốc doanh gây ra. Nhưng, sư quốc doanh là gì?
Cách nay khá lâu, Nhà văn Dương Thu
Hương, một cựu đảng viên CSVN, đã viết một bài dài về tình trạng Phật
giáo tại Việt Nam, trong đó có đoạn viết về sư quốc doanh như sau:
“Cách đây chừng mười bảy mười tám năm,
một ngày Xuân tôi đi viếng cảnh chùa. Ngôi chùa đó nằm gần phủ Tây Hồ.
Trên đường tới phủ rẽ tay phải chừng non trăm mét là tới. Tôi không còn
nhớ rõ tên chùa mặc dù đó là nơi trước khi xảy ra sự việc năm nào tôi
cũng tới, khoảng một hai tháng một lần, siêng năng nhất là mùa xuân và
mùa Thu. Đó là ngôi chùa cổ còn may mắn sót lại sau những cơn đốt phá
đình chùa đền miếu theo chủ trương”tiêu diệt tàn dư phong kiến” của
chính quyền cộng sản. Không có gì đặc biệt ở ngôi chùa ấy, ngoài một
mảnh vườn nhỏ vừa trồng đào vừa trông mai. Có lẽ cảnh tượng thân ái của
những cây đào và cây mai chen vai, thích cánh cuốn hút tôi vào mùa xuân
và khi mùa thu đến, đám cành trần trụi khẳng khiu vươn lên trong lặng lẽ
cũng mang lại một vẻ đẹp u sầu và nghiêm cẩn, vẻ đep ta thường gặp ở
mọi ngôi chùa cổ xứ Bắc.
“Trưa
hôm đó, tôi qua cổng chùa đi vào ngôi nhà ngang. Vừa đặt chân lên bậc
tam cấp tôi chứng kiến một cảnh tượng không tương hợp chút nào với chốn
từ bi: Trên tấm phản gỗ mốc, sư cụ bà ốm nằm còng queo, bát cháo ăn dở ở
một góc phản khô đét lại. Nhà ‘sư nữ’ ngoại tam tuần mắt long sòng sọc,
tay nắm cổ người bệnh lắc, miệng rít lên:
– Mày chết đi, mày chết ngay đi cho người ta nhờ!
Sư cụ đã quá yếu không động cựa nổi, cái đầu lắc lư ngật ngưỡng như quả bưởi trong tay người đàn bà trẻ hung hãn:– Mày chết đi.
Tôi định lui ra nhưng cô ta đã nhìn thấy tôi. Quá
muộn cho cả đôi bên. Hẳn cô ta không ngờ có kẻ đột nhập vào “ngang
hông” bởi thông thường khách thập phương phải qua sân đi vào chùa chính.
Cô ta không biết rằng tôi quen mọi ngõ ngách và thường đi tắt qua nhà
ngang vào chùa sau để hầu chuyện sư cụ. Không thể mở miệng”mô phật” như
lần trước cô ta ném cho tôi một cái nhìn giận dữ và thách thức rồi ngoay
ngoảy quay đi. Tôi ngồi xuống phản với sư cụ. Cụ không mở mắt nổi và
giọng nói đã đứt quãng nhưng hoàn toàn minh mẫn. Đó là người đã xuống
tóc từ thời chính quyền 1945 chưa thiết lập, đã duy trì và tu tạo ngôi
chùa này qua mọi thăng trầm của thời gian. Nhưng cụ không có mảy may
quyền hành để lưu giữ các chân tu ở lại, thay cụ chủ trì. ‘Nhân sự’ do
‘bên trên’ đưa xuống.
Vậy cái gì là ‘bên trên’? quyền lực nào áp chế những người tu hành và thả lũ lợn bẩn thỉu vào khắp chùa chiền xứ sở?
Chẳng có gì bí mật cả, ‘bên trên’ là A 25, Cục bảo vệ Văn hóa thuộc Tổng cục 1 Bộ Nội vụ. A 25 có nhiệm vụ đào tạo sư sãi để ‘yểm’ Hội Phật giáo Việt Nam, để trấn giữ chùa toàn quốc.” (ngưng trích)
Và hải ngoại? Theo ước tính không chính
thức thì đang có khoảng 4 ngàn sư quốc doanh ở hải ngoại và đang gây ra
những cảnh “mạt pháp” ở nhiều nơi.
Riêng tại Virginia, cách đây 7, 8 năm có ông sư
quốc doanh Thích Thông Kinh gây ồn ào một dạo. Ông này có tên thật là
Đoàn Công Thành, bí danh Đông Điển, có giấy công vụ ghi rõ: “được
đảng cử ra nước ngoài với nhiệm vụ phân hóa sự đoàn kết chống cộng sản
trong các cộng đồng và tôn giáo người Việt hải ngoại, đặt trụ sở giáo
dục hoạt động cho đảng bộ, tạo cơ sở thương mại xuất nhập khẩu, kinh tài
cho đảng bộ.”
Bị phanh phui lý lịch có bằng cớ rõ ràng với giấy tờ và hình ảnh hiển nhiên, “sư” Thông Kinh trở về Việt Nam và nghe nói đã chết, chắc chắn đã sa địa ngục vì tuy khoác áo cà-sa và có pháp danh là “Thông Kinh” nhưng là… thông kinh Mác-Lê chứ không phải thông Kinh Phật.
Hiện nay, không ai biết rõ có bao nhiêu
“sư Thông Kinh Mác-Lê” được A-25 cài vào các chùa ở hải ngoại, nhưng
tại nhiều ngôi chùa đang xảy ra những xáo trộn rất đáng cho mọi người tị
nạn cộng sản quan tâm, trong đó có Chùa Giác Hoàng ở thủ đô Washington,
ngôi chùa đầu tiên được những người tị nạn đầu tiên xây dựng ở hải ngoại chỉ vài tháng sau Tháng Tư Đen năm 1975.
Và bây giờ, 41 năm sau, Thầy
Giác Đức, người có công đầu tạo dựng ra Chùa Giác Hoàng, già yếu bệnh
hoạn, đang phải ngồi xe lăn ra “hầu tòa” vì bị một số người nhân danh “hội đồng quản trị” của chùa kiện để trục xuất Thầy ra khỏi Hội.
Pháp sư Thích Giác Đức, xuất gia từ năm
lên tám và đã nổi tiếng là một nhà “Sư Quốc gia” trong những năm đầy
xáo trộn trên chính trường miền Nam vào thập niên 1960 khi chùa chiền bị
Việt cộng xâm nhập lũng đoạn, thao túng. Thầy là một nhà sư uyên bác,
đã từng du học Hoa Kỳ và giảng dạy tại Trường Cao Đẳng Quốc Phòng và Đại
Học Chiến Tranh Chính Trị thời VNCH.
Sau
30.4.1975, Thầy Giác Đức là một trong những người Việt tị nạn đầu tiên
đặt chân lên nước Mỹ, và chỉ vài tháng sau đã cùng một số người dựng nên
ngôi Chùa Giác Hoàng giữa thủ đô Washington, nhờ tài năng, uy tín, tầm
nhìn xa của Thầy và, chưa kể đóng góp tiền riêng để mua đất lúc ấy gần
hai trăm ngàn Mỹ-kim. Nay ngôi chùa được đánh giá vài triệu.
Hiển nhiên, không có Thầy Giác Đức thì
không có ngôi Chùa Giác Hoàng, và nếu muốn, khi ấy Thầy có thể làm giấy
tờ để giữ ngôi chùa làm của riêng, nhưng Thầy đã lập ra “Công-đồng
Giáo-hội Phật-giáo tại Mỹ” (The Buddhist Congregational Church of
America, viết tắt là BCCA) để quản trị Chùa, đâu có ngờ bây giờ bị chính
những người đáng lẽ phải nhớ ơn Thầy kiện ra tòa để chiếm chùa.
Từ Boston, Thầy Giác Đức đã phải đáp
máy bay lên xuống Washington DC nhiều lần để hầu tòa. Có lần đã bị xuất
huyết bao tử, bất tỉnh, xuýt đi theo ông Nguyễn Ngọc Bích, một trong những người bị kiện như Thầy, và đã “vỡ tim mà chết” trên một chiêc máy bay từ Washington tới Manila vào đầu tháng 3 vừa qua, sau khi bi ông luật sư của nguyên đơn hành hạ suốt 5 tiếng đồng hồ trong cái thủ tục được gọi là “deposition” (hỏi đáp).
Pháp sư Thích Giác Đức là một nhà tu
đức trọng tài cao, và do duyên nghiệp, đã lập gia đình vào năm 1981 và
rời Chùa Giác Hoàng đi Boston để phục hưng một dòng tu khác của đạo Phật
cho phép nhà tu lập gia đình đã hiện hữu tại Việt Nam từ đời Vùa Trần
Nhân Tôn, và ngày nay đang thịnh hành tại nhiều quốc gia, trong đó phổ biến nhất là tại Nhật Bản.
Rời Chùa Giác Hoàng hơn
30 năm, Thầy Giác Đức cũng chưa yên thân và dù già yếu cũng phải chấp
nhận “ăn thua” với những người cũng không “trẻ” gì hơn mình nhưng lòng
còn sùng sục tham sân si.
Lên tiếng trước tòa chiều ngày 26 tháng
4, Thầy Giác Đức đã không cầm được lòng, bật khóc và nghẹn ngào nói
lớn: “Không làm chùa cũng khổ, mà làm chùa cũng khổ. Tôi phạm tội gì mà
bằng này tuổi và bệnh hoạn vẫn phải bị lôi ra trước tòa… Những người
nhân danh Phật giáo mà kiện thưa thày, Phật tử đánh Phật giáo thì ai
chết đây?”
Thầy Giác Đức đã làm cả tòa xúc động.
Trong những phiên tòa suốt hai tuần qua, các cụ đã lần lượt được gọi lên
để được luật sư hai bên đối chất, nhiều cụ đi một bước phải có người
dìu, nói không ra tiếng, thở chẳng ra hơi. Chứng kiến cảnh này, mấy ai tránh khỏi thở dài.
Có cụ sau mấy tiếng đồng hồ bị quay như dế, lảo đảo bước ra cửa còn bị Phật tử chặn lại vặn hỏi: “Tại sao đi kiện làm gì? Vì tiền hay vì chính trị?” Và, cụ cúi đầu lặng lẽ tiếp tục bước đi lảo đảo.
“Quan tòa”, một bà da
trắng mắt xanh, chắc cũng không thích thú gì với vụ kiện thưa của các cụ
nên một lần nữa, trước khi chấm dứt phiên tòa ngày 26 tháng 4, lại kêu
gọi các cụ nên tìm một phương thức nào đó để thu xếp với nhau cho êm
đẹp hơn là để “người ngoài” phân xử. Trước đây,
ngày 5 tháng 2, nữ Thẩm phán Beck cũng đã dành ra một buổi để hai bên
luật sư nói chuyện với nhau nhưng không đi đến đâu vì thái độ cứng rắn
của luật sư bên nguyên. Nay, bà Beck lặp lại lời kêu gọi “điều đình”
(compromise) và cử một người trung gian để hai bên ngồi lại với nhau
một lần nữa vào ngày 5 tháng 5 sắp tới, tiếp tục hòa đàm.
Không biết bên đi kiện
(nguyên đơn) đã “thấm mệt” và… vàng mắt chưa, còn các cụ bên bị đơn thì
chỉ muốn vụ kiện cáo này chấm dứt sớm ngày nào hay ngày ấy vì lý do rất
đơn giản: tiền. Càng kéo dài thì càng tốn tiền luật sư: mỗi giờ 300 đô.
Chạy tiền bở hơi tai mà vẫn không đủ để trả những cái “bills” do luật
sư gửi tới.
Nói đến tiền thù lao
luật sư, nhiều Phật tử đang thắc mắc tiền cúng Phật của họ ở Chùa có bị
đem…cúng cho luật sư hay không? Và, nếu có thì có chính đáng và hợp lệ
hay không? Về vấn đề này Pháp sư Giác Đức nói: “Không bên nào có quyền
lấy tiền Phật tử cúng Chùa để trả cho luật sư vì vụ tranh tụng này là
thể hiện của lòng tham, sân, si. Xin đừng nhân danh Đạo Pháp để phạm
luật ‘Tín thí nan tiêu’”.
Phán quyết của tòa tư
pháp chưa biết bao giờ mới có, nhưng bản án của “tòa công luận” thì đã
thấy rõ: Khu dành cho người dự khán trong phòng xử được chia làm hai,
bên phải 25 ghế bên trái 25 ghế, ở giữa là lối đi. Hầu hết những người
tới dự khán theo dõi vụ Chùa Giác Hoàng là Phật tử đã ngồi chia phe: Phe
bên “bị” chọn bên phải từ cửa vào luôn luôn đông đảo, đôi khi hết ghế.
Phe bên “nguyên” ngồi bên trái chỉ lèo tèo năm, bảy người. (source from
KyThiet’s Blog)
CHRIS PHAN… thực hiện
https://cuuhocsinhphuyencom.wordpress.com/2016/04/28/su-quoc-gia-su-quoc-doanh/
https://cuuhocsinhphuyencom.wordpress.com/2016/04/28/su-quoc-gia-su-quoc-doanh/