Cà Kê Dê Ngỗng
Sự suy thoái của phương Tây sẽ gây hại cho Trung Quốc
Nguồn: Minxin Pei, “The West’s Decline Would Hurt China”, Project Syndicate, 31/07/2016
Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Các phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc đang có một khoảng thời gian tưng bừng để tung hê những bất cập của các nền dân chủ phương Tây. Từ cuộc trưng cầu dân ý của Anh để rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) tới việc đề cử chính thức Donald Trump làm ứng viên tổng thống của Đảng Cộng hòa, đó là chưa kể tới những cuộc tấn công khủng bố ngày càng thường xuyên, họ có rất nhiều bằng chứng. Nhưng sự thật là sự suy thoái của phương Tây không đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẽ đạt được nhiều thuận lợi.
Niềm hy vọng dĩ nhiên là những khó khăn của các nền dân chủ khắp thế giới hiện tại có thể giúp gia tăng uy tín của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Một bình luận trên tờ Nhân dân Nhật báo, tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã mô tả cuộc bỏ phiếu Brexit là sự phản ánh những điểm yếu của các nền dân chủ phương Tây.
Tờ báo này cũng viết về sự trỗi dậy của Trump để cho thấy rằng, trong hệ thống chính trị của Mỹ, các lãnh đạo chính trị thường “bó tay” trong việc giải quyết các “xung đột xã hội phức tạp” như là các căng thẳng sắc tộc và các nguồn bất bình xã hội khác của người dân.
Tờ Hoàn Cầu Thời báo, một tờ báo lá cải có tư tưởng dân tộc cực đoan và là phụ bản của tờ Nhân dân Nhật báo, cho rằng các cuộc tấn công khủng bố gần đây ở phương Tây là điềm báo của “ngày tận thế” đối với nền dân chủ ở đó. Phương Tây có thể đang đối mặt với những “thay đổi” kỳ lạ và không ngờ đến, tờ báo nhấn mạnh.
Nếu xét ý thức hệ thù địch với phương Tây của Đảng Cộng sản Trung Quốc, và quan niệm địa chính trị thắng ăn cả ngã về không, việc họ hả hê không có gì bất ngờ. Đúng là Đảng Cộng sản Trung Quốc từ lâu đã dùng những thách thức đối với các nước dân chủ như là một phần trong nỗ lực không ngừng để nâng cao tính chính danh của họ. Khi tuyên bố rằng dân chủ hầu như không hiệu quả ở các nước phương Tây, Đảng lập luận rằng áp dụng nó sẽ là thảm họa cho Trung Quốc. Thêm vào đó, chừng nào chính phủ Trung Quốc còn tiếp tục đem đến tiêu chuẩn sống cao hơn, như trong những thập niên vừa qua, thì theo các nhà chức trách, người Trung Quốc không cần phải nghĩ đến những hệ thống chính trị thay thế khác.
Nhưng không có nhiều bằng chứng cho thấy rằng những biến động ở các nền dân chủ sẽ cải thiện tính chính danh cho các chế độ chuyên chế. Ngược lại, các chế độ độc tài trong lịch sử đã sụp đổ bất chấp sự thịnh suy của các nền dân chủ phương Tây.
Khi giai đoạn được gọi là “làn sóng dân chủ hóa thứ ba” bắt đầu vào giữa thập niên 1970, các nền dân chủ phương Tây đang chìm đắm trong lạm phát cao và tăng trưởng đình đốn cùng những bất ổn chính trị do Chiến tranh Việt Nam. Sự sụp đổ của khối Xô-viết đến cùng lúc với sự hồi phục của các nền dân chủ phương Tây vào thập niên 1980. Khi “mùa xuân Ả Rập” bắt đầu vào năm 2011, các nền dân chủ phương Tây vẫn đang vật lộn với những hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2008.
Tất cả những điều này cho thấy rằng các nhà lãnh đạo chuyên quyền ở Trung Quốc không nên mong chờ một sự gia tăng ủng hộ (của người dân) xuất phát từ Brexit. Mặc dù câu chuyện về những bất cập của các nền dân chủ có thể khắc họa một ấn tượng xấu về các nền dân chủ đối với những người sống dưới chế độ chuyên chế, ảnh hưởng này sẽ không kéo dài. Khi mà các chế độ độc tài đối xử tệ bạc với người dân và không cải thiện được đời sống của họ, thì tính chính đáng của họ vẫn sẽ bị thách thức.
Dĩ nhiên, Trung Quốc không phải là một chế độ chuyên chế bình thường. Nhưng điều làm cho nó đặc biệt, tức mối liên hệ giữa thẩm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc với khả năng duy trì tăng trưởng kinh tế, không làm cho việc tự tâng bốc mình có lý. Dù sao đi nữa, một trong những chìa khóa thành công kinh tế của Trung Quốc là sự hội nhập vào một nền kinh tế toàn cầu được chi phối bởi các nền dân chủ phương Tây, những nước đã mua khoảng 60% hàng xuất khẩu của Trung Quốc.
Nói cách khác, Đảng Cộng sản Trung Quốc lấy được nhiều tính chính danh hơn từ thành công thay vì thất bại của các nền dân chủ phương Tây. Không một doanh nhân nào mong rằng các khách hàng tốt nhất của họ phá sản. Vì thế việc Đảng Cộng sản Trung Quốc hài lòng về những khó khăn của các bạn hàng quý giá nhất của Trung Quốc là ít hợp lý.
Những nhân tố thúc đẩy các thách thức mà các nền dân chủ phương Tây đang đối mặt ngày nay có những hệ quả thậm chí còn tồi tệ hơn đối với Trung Quốc. Sự ủng hộ dành cho Brexit và Trump phần lớn bắt nguồn từ việc cử tri chối bỏ toàn cầu hóa. Mặc cho kết quả của cuộc trưng cầu dân ý Brexit hay cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, nhiều khả năng các chính phủ dân chủ phương Tây sẽ phải phản ứng trước những sự phẫn nộ của cử tri và sẽ có những nước đi dẫn tới sự quay lại của chủ nghĩa bảo hộ kinh tế ở một mức độ nào đó.
Với tư cách là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, Trung Quốc sẽ không thoát khỏi những hậu quả kinh tế xấu khi mà những nỗ lực đó bắt đầu. Trong bối cảnh như thế, tính chính danh của Đảng Cộng sản Trung Quốc, thứ vốn đã bị thách thức bởi sự suy giảm của nền kinh tế Trung Quốc, giờ có thể bị xói mòn nhiều hơn. Thay vì tự tung hê, giới lãnh đạo Trung Quốc nên theo dõi những diễn biến ở các nền dân chủ phương Tây trong lo lắng, và bắt đầu lên kế hoạch cho những giai đoạn khó khăn phía trước của chính họ.
Minxin Pei (Bùi Mẫn Hân) là giáo sư về quản trị chính quyền tại Đại học Claremont McKenna và là nghiên cứu viên cao cấp không thường trú tại German Marshall Fund, Hoa Kỳ.
Copyright: Project Syndicate 2016 – The West’s Decline Would Hurt China
http://nghiencuuquocte.org/2016/09/02/su-suy-thoai-cua-phuong-tay-se-gay-hai-cho-trung-quoc/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Sự suy thoái của phương Tây sẽ gây hại cho Trung Quốc
Nguồn: Minxin Pei, “The West’s Decline Would Hurt China”, Project Syndicate, 31/07/2016
Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Các phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc đang có một khoảng thời gian tưng bừng để tung hê những bất cập của các nền dân chủ phương Tây. Từ cuộc trưng cầu dân ý của Anh để rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) tới việc đề cử chính thức Donald Trump làm ứng viên tổng thống của Đảng Cộng hòa, đó là chưa kể tới những cuộc tấn công khủng bố ngày càng thường xuyên, họ có rất nhiều bằng chứng. Nhưng sự thật là sự suy thoái của phương Tây không đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẽ đạt được nhiều thuận lợi.
Niềm hy vọng dĩ nhiên là những khó khăn của các nền dân chủ khắp thế giới hiện tại có thể giúp gia tăng uy tín của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Một bình luận trên tờ Nhân dân Nhật báo, tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã mô tả cuộc bỏ phiếu Brexit là sự phản ánh những điểm yếu của các nền dân chủ phương Tây.
Tờ báo này cũng viết về sự trỗi dậy của Trump để cho thấy rằng, trong hệ thống chính trị của Mỹ, các lãnh đạo chính trị thường “bó tay” trong việc giải quyết các “xung đột xã hội phức tạp” như là các căng thẳng sắc tộc và các nguồn bất bình xã hội khác của người dân.
Tờ Hoàn Cầu Thời báo, một tờ báo lá cải có tư tưởng dân tộc cực đoan và là phụ bản của tờ Nhân dân Nhật báo, cho rằng các cuộc tấn công khủng bố gần đây ở phương Tây là điềm báo của “ngày tận thế” đối với nền dân chủ ở đó. Phương Tây có thể đang đối mặt với những “thay đổi” kỳ lạ và không ngờ đến, tờ báo nhấn mạnh.
Nếu xét ý thức hệ thù địch với phương Tây của Đảng Cộng sản Trung Quốc, và quan niệm địa chính trị thắng ăn cả ngã về không, việc họ hả hê không có gì bất ngờ. Đúng là Đảng Cộng sản Trung Quốc từ lâu đã dùng những thách thức đối với các nước dân chủ như là một phần trong nỗ lực không ngừng để nâng cao tính chính danh của họ. Khi tuyên bố rằng dân chủ hầu như không hiệu quả ở các nước phương Tây, Đảng lập luận rằng áp dụng nó sẽ là thảm họa cho Trung Quốc. Thêm vào đó, chừng nào chính phủ Trung Quốc còn tiếp tục đem đến tiêu chuẩn sống cao hơn, như trong những thập niên vừa qua, thì theo các nhà chức trách, người Trung Quốc không cần phải nghĩ đến những hệ thống chính trị thay thế khác.
Nhưng không có nhiều bằng chứng cho thấy rằng những biến động ở các nền dân chủ sẽ cải thiện tính chính danh cho các chế độ chuyên chế. Ngược lại, các chế độ độc tài trong lịch sử đã sụp đổ bất chấp sự thịnh suy của các nền dân chủ phương Tây.
Khi giai đoạn được gọi là “làn sóng dân chủ hóa thứ ba” bắt đầu vào giữa thập niên 1970, các nền dân chủ phương Tây đang chìm đắm trong lạm phát cao và tăng trưởng đình đốn cùng những bất ổn chính trị do Chiến tranh Việt Nam. Sự sụp đổ của khối Xô-viết đến cùng lúc với sự hồi phục của các nền dân chủ phương Tây vào thập niên 1980. Khi “mùa xuân Ả Rập” bắt đầu vào năm 2011, các nền dân chủ phương Tây vẫn đang vật lộn với những hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2008.
Tất cả những điều này cho thấy rằng các nhà lãnh đạo chuyên quyền ở Trung Quốc không nên mong chờ một sự gia tăng ủng hộ (của người dân) xuất phát từ Brexit. Mặc dù câu chuyện về những bất cập của các nền dân chủ có thể khắc họa một ấn tượng xấu về các nền dân chủ đối với những người sống dưới chế độ chuyên chế, ảnh hưởng này sẽ không kéo dài. Khi mà các chế độ độc tài đối xử tệ bạc với người dân và không cải thiện được đời sống của họ, thì tính chính đáng của họ vẫn sẽ bị thách thức.
Dĩ nhiên, Trung Quốc không phải là một chế độ chuyên chế bình thường. Nhưng điều làm cho nó đặc biệt, tức mối liên hệ giữa thẩm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc với khả năng duy trì tăng trưởng kinh tế, không làm cho việc tự tâng bốc mình có lý. Dù sao đi nữa, một trong những chìa khóa thành công kinh tế của Trung Quốc là sự hội nhập vào một nền kinh tế toàn cầu được chi phối bởi các nền dân chủ phương Tây, những nước đã mua khoảng 60% hàng xuất khẩu của Trung Quốc.
Nói cách khác, Đảng Cộng sản Trung Quốc lấy được nhiều tính chính danh hơn từ thành công thay vì thất bại của các nền dân chủ phương Tây. Không một doanh nhân nào mong rằng các khách hàng tốt nhất của họ phá sản. Vì thế việc Đảng Cộng sản Trung Quốc hài lòng về những khó khăn của các bạn hàng quý giá nhất của Trung Quốc là ít hợp lý.
Những nhân tố thúc đẩy các thách thức mà các nền dân chủ phương Tây đang đối mặt ngày nay có những hệ quả thậm chí còn tồi tệ hơn đối với Trung Quốc. Sự ủng hộ dành cho Brexit và Trump phần lớn bắt nguồn từ việc cử tri chối bỏ toàn cầu hóa. Mặc cho kết quả của cuộc trưng cầu dân ý Brexit hay cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, nhiều khả năng các chính phủ dân chủ phương Tây sẽ phải phản ứng trước những sự phẫn nộ của cử tri và sẽ có những nước đi dẫn tới sự quay lại của chủ nghĩa bảo hộ kinh tế ở một mức độ nào đó.
Với tư cách là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, Trung Quốc sẽ không thoát khỏi những hậu quả kinh tế xấu khi mà những nỗ lực đó bắt đầu. Trong bối cảnh như thế, tính chính danh của Đảng Cộng sản Trung Quốc, thứ vốn đã bị thách thức bởi sự suy giảm của nền kinh tế Trung Quốc, giờ có thể bị xói mòn nhiều hơn. Thay vì tự tung hê, giới lãnh đạo Trung Quốc nên theo dõi những diễn biến ở các nền dân chủ phương Tây trong lo lắng, và bắt đầu lên kế hoạch cho những giai đoạn khó khăn phía trước của chính họ.
Minxin Pei (Bùi Mẫn Hân) là giáo sư về quản trị chính quyền tại Đại học Claremont McKenna và là nghiên cứu viên cao cấp không thường trú tại German Marshall Fund, Hoa Kỳ.
Copyright: Project Syndicate 2016 – The West’s Decline Would Hurt China
http://nghiencuuquocte.org/2016/09/02/su-suy-thoai-cua-phuong-tay-se-gay-hai-cho-trung-quoc/