Tham Khảo
Sự thật giật mình
Cần tránh thảm họa tái diễn
Báo chí Việt Nam tiếp tục có nhiều tin bài về thảm họa môi trường biển miền Trung do Formosa Hà Tĩnh gây ra. Dư luận chung hướng tới việc phải làm rõ trách nhiệm từ đầu của chính quyền để tránh những thảm họa như thế tái diễn.
Theo TS Phạm Chí Dũng, một nhà báo tự do, nhà hoạt động xã hội dân sự độc lập, thì người dân không còn tin tưởng vào những gì chính quyền nói. Qua vụ Formosa gây ra thảm họa môi trường quá lớn, hủy diệt biển và sinh kế của hàng trăm ngàn ngư dân, chính phủ Việt Nam cần phải có những quyết định khẩn cấp. Từ Saigon, TS Phạm Chí Dũng phát biểu:
“Những vấn đề mà Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Tài nguyên Môi trường cần phải làm khẩn cấp ngay lúc này là kiện Formosa ra tòa, tòa nào đó thì do chính phủ Việt Nam phải chọn. Nhưng phải kiện có kết quả và hiệu quả để làm yên dân, đồng thời lấy lại công bằng cho người dân. Thứ hai nữa là xem xét, rà soát, điều tra lại toàn bộ qui trình cấp phép cho Formosa và xem những quan chức nào từ cao tới thấp dính vào qui trình cấp phép và có nhiều dấu hiệu sai lệch, kể cả những dấu hiệu đồn đoán là có nhận hối lộ trong đó. Những quan chức đó phải đưa ra xử nghiêm trước pháp luật chứ không phải chỉ xử lý hành chính. Đó là những vấn đề cần kíp ngay trước mắt, ngay lúc này…”
Những vấn đề mà Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Tài nguyên Môi trường cần phải làm khẩn cấp ngay lúc này là kiện Formosa ra tòa, tòa nào đó thì do chính phủ Việt Nam phải chọn.
-TS Phạm Chí Dũng
Báo điện tử Tiền Phong ngày 4/7 dẫn lời Phó Giáo sư Tiến sĩ Bùi Thị An, Viện trưởng Viện Tài nguyên, môi trường và phát triển cộng đồng, ủy viên Ủy ban Khoa học Công nghệ Môi trường của Quốc hội trả lời phỏng vấn, xin trích nguyên văn: “Cần thiết phải truy lại toàn bộ trách nhiệm của những người đã ký phê duyệt dự án, người đánh giá môi trường, giám sát thi công, vận hành của Formosa. Mới chỉ là vận hành thử đã như vậy, còn khi Formosa khai thác thật sẽ như thế nào? Chỉ khi tìm ra nguyên nhân chính xác, truy trách nhiệm chính xác người ta mới sợ, không bao giờ cho tái diễn một dự án như Formosa bữa.”
PGSTS Bùi Thị An nói với Tiền Phong Online, chính quyền nên thừa nhận sự yếu kém, đã để có những lỗ hổng trong quản lý, cấp phép đầu tư. Cần quyết liệt và minh bạch, từ kêu gọi đầu tư, người phê duyệt, đến chuyện nhà đầu tư sản xuất cái gì, áp dụng công nghệ gì, lượng tiền ra sao. Bà Bùi Thị An kêu gọi minh bạch, vì chỉ có minh bạch thì người dân mới có thể giám sát được. Chỉ khi nào minh bạch thì mới chấm dứt được những sự cố môi trường nghiêm trọng như vừa qua. Không bao giờ đánh đổi môi trường lấy bất cứ điều gì. Bà An cũng đặt câu hỏi, số tiền 500 triệu USD họ đưa ra dựa trên cơ sở nào? Việt Nam có thể nhân nhượng, nhưng để khôi phục lại sinh thái biển sẽ phải mất bao nhiêu tiền? Hệ sinh thái biển chính là sự sống của tảo, của cá, tôm… các sinh vật đó lại liên quan đến sự sống con người. Chuyện đó quan trọng lắm và có thể nói là vô giá.
Ngày 2/7/2016, Theo SohaNews và Trí Thức Trẻ, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cũng phát biểu là cần thanh tra, kiểm tra xem trong quá trình thẩm định, cấp phép, phê duyệt cho Formosa có tiêu cực không, nếu có phải xử lý, đây cũng là việc hợp lòng dân.
Được biết Formosa là chủ đầu tư đại dự án Khu liên hợp gang thép Hà Tĩnh, gồm nhà máy luyện thép, nhà máy nhiệt điện và Cảng nước sâu Sơn Dương. Dự án này được giao 3.300 ha diện tích mặt đất và mặt nước ở vị trí trọng yếu an ninh quốc phòng và nhận được những ưu đãi quá mức đầy nghi vấn. Giấy phép đầu tư được cấp năm 2008 vốn đăng ký 10,5 tỷ USD, giai đoạn 1 sản xuất từ 7,5 triệu tấn tới 10,5 triệu thép mỗi năm, qua giai đoạn 2 sẽ nâng công suất lên 22 triệu tấn thép/năm. Formosa Hà Tĩnh được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong khi doanh nghiệp trong nước là 22%, miễn thuế thu nhập trong bốn năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo; được miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị…Formosa Hà Tĩnh được cấp phép đầu tư 70 năm thay vì theo luật định là không quá 50 năm. Quyết định trái pháp luật này bị Thanh tra Chính phủ phát hiện vào đầu năm 2015, tuy nhiên Thủ tướng chính phủ lúc đó là ông Nguyễn Tấn Dũng đã hợp thức hóa quyết định sai trái này.
Được biết ông Võ Kim Cự, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh được báo chí cho là một trong những người vận động ráo riết cho dự án Formosa Hà Tĩnh. Nếu truy cứu toàn bộ trách nhiệm những ai đã góp phần cho phép Formosa vào Việt Nam, trao cho nó những ưu đãi quá mức và trái luật thì danh sách này rất dài trong đó phải kể đến cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cựu Bí thư tỉnh ủy Võ Kim Cự, một loạt các cựu bộ trưởng khoa học Công nghệ, Công thương, Tài nguyên Môi trường và thuộc cấp.
Khi Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nói, cần kiểm tra quá trình thẩm định, cấp phép, phê duyệt cho Formosa xem có tiêu cực hay không, có ý kiến cho rằng chiến dịch làm trong sạch Đảng mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang phát động sẽ không thể thiếu Formosa.
Nhà hoạt động dân quyền TS Phạm Chí Dũng từ Saigon nhận định:
“Nhiều người đang cho rằng ông Võ Kim Cự chỉ là một con ruồi, còn con hổ nằm cao hơn nữa, bắt đầu từ việc cấp phép chứng nhận 70 năm, bắt đầu từ con ruồi Võ Kim Cự và có thể lên cao hơn nữa biết đâu có thể dính tới cả ông Nguyễn Tấn Dũng là một con hổ ở cao hơn... Nhưng tôi rất hồ nghi chuyện này vì nếu ông Nguyễn Phú Trọng muốn chọn Formosa làm một tiêu điểm để đả hổ diệt ruồi, thì ngay từ khi cá chết ông Trọng đã không đi thăm Formosa một cách đáng nghi ngờ như vậy và sau chuyến đi đó không có một lời lẽ nào về chuyện xả thải của Formosa…Tôi cho rằng tầm của Nguyễn Phú Trọng chưa đủ để đụng tới các quan chức cấp cao cho dù ông Trọng có muốn chăng nữa.”
Bao giờ biển an toàn?
Sau khi Việt Nam công bố và Formosa Hà Tĩnh nhận tội xả thải chưa qua xử lý ra môi trường biển trong 5 ngày vì lý do chập điện, Formosa hứa đền bù 500 triệu USD. Hiện nay Chính phủ Việt Nam vẫn trong giai đoạn lên kế hoạch trợ giúp người dân những vùng bị hại, cũng như chưa nói gì được về việc xử lý ô nhiễm, phục hồi môi trường biển.
VnExpress ngày 6/7/2016 trích lời TS Vũ Đức Lợi, Phó chủ tịch Hội đồng khoa học quốc gia tìm nguyên nhân cá chết hàng loạt, theo đó nhóm nghiên cứu đang theo dõi sự hấp thu và biến thiên của các độc tố để trả lời biển an toàn hay chưa và đưa ra các phương án xử lý ô nhiễm. Các nhà nghiên cứu đã lặn xuống biển thực hiện khảo sát, lấy mẫu trầm tích, để xác định hàm lượng độc tố phenol hay xyanua còn tồn dư bao nhiêu, phân hủy ra sao và chuyển hóa thành chất gì.
Mục đích cuộc biểu tình của bà con thì như chúng ta biết sau thảm họa môi trường hoàn cảnh của đại đa số bà con (đánh bắt gần bờ và xa bờ) lâm vào cuộc sống khó khăn. Từ cả trăm năm nay người dân bám biển, các nguồn tài chính cung cấp cho gia đình đều từ biển.
-Cư dân Cồn Sẻ
Bao giờ biển an toàn, hải sản không còn nhiễm độc là điều mà cả nước trông đợi, chứ không chỉ riêng người dân 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Ngày 28/6 báo điện tử Dân Trí đưa tin, Bộ trưởng Lao động -Thương binh - Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, sẽ có chương trình dạy nghề và tạo việc làm cho hơn 1 triệu lao động ở 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp từ thảm họa cá chết hàng loạt.
Ngày 5/7, VnExpress trích lời Thứ trưởng Bộ Lao động -Thương binh -Xã hội Doãn Mậu Diệp đã đưa ra con số thấp hơn nhiều, theo đó ước tính có 263.000 lao động bị ảnh hưởng do Formosa xả thải, trong đó có 100.000 lao động trực tiếp. Thứ trưởng Diệp nói rằng, ngư dân thì phải sống nhờ biển, mưu sinh từ biển. Việc chuyển đổi hoàn toàn lao động bị ảnh hưởng sang nghề khác có lẽ là câu chuyện không khả thi và cũng không nên làm. Tuy vậy ông Diệp cho biết sẽ triển khai dự án tổng thể về dạy nghề, việc làm và xuất khẩu lao động, ưu tiên những huyện nghèo ven biển bị ảnh hưởng.
Trên thực tế, ngư dân muốn bám biển, muốn môi trường biển được phục hồi, họ không hài lòng về cách thức chính quyền xử lý chậm chạp, sau khi đã xác định Formosa gây thảm họa. Đó cũng là lý do hàng ngàn giáo dân Cồn Sẻ, xã Quảng Lộc, Thị trấn Ba Đồn tỉnh Quảng Bình biểu tình phản đối vào chiều ngày 7/7/2016 và đã bị công an giải tán bằng vũ lực. Một cư dân Cồn Sẻ nói với Đài Á châu Tự do:
“Mục đích cuộc biểu tình của bà con thì như chúng ta biết sau thảm họa môi trường hoàn cảnh của đại đa số bà con (đánh bắt gần bờ và xa bờ) lâm vào cuộc sống khó khăn. Từ cả trăm năm nay người dân bám biển, các nguồn tài chính cung cấp cho gia đình đều từ biển.
Rơi vào hoàn cảnh này họ bức xúc; đặc biệt khi biết thông tin do chính quyền Việt Nam công bố thủ phạm là Formosa, và chính quyền đã nhận tiền bồi thường 500 triệu (đô la). Rồi còn có nhu cầu đưa bà con ra nước ngoài làm việc khiến bà con nổi giận hơn...”
Ngày 30/6 vừa qua khi họp báo công bố việc Formosa Hà Tĩnh nhận lỗi và bồi thường 500 triệu USD, các Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường và Bộ trưởng Chủ nhiệm văn phòng chính phủ chưa làm giới khoa học trong ngoài nước hài lòng. Sự kiện 5 ngày chập điện xả thải không qua xử lý của Formosa ở Vũng Áng chỉ đưa ra biển phenol, xyanua, hydroxít sắt, cũng như việc độc tốc kết hợp dạng phức được cho là quá sơ sài khó thuyết phục. Giới chuyên môn đặt nhiều dấu hỏi về các độc chất khác từng được loan báo ban đầu như nồng độ crôm và ammonia cao gấp 9 lần quy chuẩn ở biền Lăng Cô Huế đã không được nói tới.
Trong bản tin của VnExpress về khả năng cuối tháng 7 sẽ có câu trả lời bao giờ biển miền Trung an toàn, tờ báo mạng dẫn nhiều ý kiến về khả năng biển tự làm sạch, tức phục hồi tự nhiên cũng như có thể trồng mới san hô, từ đó tạo môi trường thuận lợi để cá và các sinh vật khác phát triển.
Tuy không ước đoán biển miền Trung sẽ mất thời gian bao lâu, 5 năm 10 năm hay 50 năm để phục hồi. Nhưng theo VnExpress, các nhà khoa học đều có chung nhận định là để giải pháp phục hồi tự nhiên và nhân tạo trở thành hiện thực, thì điều kiện là biển phải không tiếp nhận thêm chất thải hay tác động từ hoạt động đánh bắt của con người, nếu không các chất độc sẽ tiếp tục cộng hưởng, môi trường biển tiếp tục ô nhiễm.
Được biết Formosa Hà Tĩnh chạy thử cuối năm 2015, cho ra lò 4.700 tấn thép cuộn cán nóng và 6.000 tấn than cốc. Chỉ với từng ấy sản phẩm mà Formosa đã gây ra thảm họa môi trường biển miền Trung. Thử hỏi khi chạy đúng công suất 10,5 triệu tấn thép mỗi năm trong giai đoạn 1 và sẽ lên tới 22 triệu tấn/năm khi hoàn thành đầy đủ, thì khó biết điều gì sẽ xảy ra.
RFA
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Sự thật giật mình
Cần tránh thảm họa tái diễn
Báo chí Việt Nam tiếp tục có nhiều tin bài về thảm họa môi trường biển miền Trung do Formosa Hà Tĩnh gây ra. Dư luận chung hướng tới việc phải làm rõ trách nhiệm từ đầu của chính quyền để tránh những thảm họa như thế tái diễn.
Theo TS Phạm Chí Dũng, một nhà báo tự do, nhà hoạt động xã hội dân sự độc lập, thì người dân không còn tin tưởng vào những gì chính quyền nói. Qua vụ Formosa gây ra thảm họa môi trường quá lớn, hủy diệt biển và sinh kế của hàng trăm ngàn ngư dân, chính phủ Việt Nam cần phải có những quyết định khẩn cấp. Từ Saigon, TS Phạm Chí Dũng phát biểu:
“Những vấn đề mà Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Tài nguyên Môi trường cần phải làm khẩn cấp ngay lúc này là kiện Formosa ra tòa, tòa nào đó thì do chính phủ Việt Nam phải chọn. Nhưng phải kiện có kết quả và hiệu quả để làm yên dân, đồng thời lấy lại công bằng cho người dân. Thứ hai nữa là xem xét, rà soát, điều tra lại toàn bộ qui trình cấp phép cho Formosa và xem những quan chức nào từ cao tới thấp dính vào qui trình cấp phép và có nhiều dấu hiệu sai lệch, kể cả những dấu hiệu đồn đoán là có nhận hối lộ trong đó. Những quan chức đó phải đưa ra xử nghiêm trước pháp luật chứ không phải chỉ xử lý hành chính. Đó là những vấn đề cần kíp ngay trước mắt, ngay lúc này…”
Những vấn đề mà Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Tài nguyên Môi trường cần phải làm khẩn cấp ngay lúc này là kiện Formosa ra tòa, tòa nào đó thì do chính phủ Việt Nam phải chọn.
-TS Phạm Chí Dũng
Báo điện tử Tiền Phong ngày 4/7 dẫn lời Phó Giáo sư Tiến sĩ Bùi Thị An, Viện trưởng Viện Tài nguyên, môi trường và phát triển cộng đồng, ủy viên Ủy ban Khoa học Công nghệ Môi trường của Quốc hội trả lời phỏng vấn, xin trích nguyên văn: “Cần thiết phải truy lại toàn bộ trách nhiệm của những người đã ký phê duyệt dự án, người đánh giá môi trường, giám sát thi công, vận hành của Formosa. Mới chỉ là vận hành thử đã như vậy, còn khi Formosa khai thác thật sẽ như thế nào? Chỉ khi tìm ra nguyên nhân chính xác, truy trách nhiệm chính xác người ta mới sợ, không bao giờ cho tái diễn một dự án như Formosa bữa.”
PGSTS Bùi Thị An nói với Tiền Phong Online, chính quyền nên thừa nhận sự yếu kém, đã để có những lỗ hổng trong quản lý, cấp phép đầu tư. Cần quyết liệt và minh bạch, từ kêu gọi đầu tư, người phê duyệt, đến chuyện nhà đầu tư sản xuất cái gì, áp dụng công nghệ gì, lượng tiền ra sao. Bà Bùi Thị An kêu gọi minh bạch, vì chỉ có minh bạch thì người dân mới có thể giám sát được. Chỉ khi nào minh bạch thì mới chấm dứt được những sự cố môi trường nghiêm trọng như vừa qua. Không bao giờ đánh đổi môi trường lấy bất cứ điều gì. Bà An cũng đặt câu hỏi, số tiền 500 triệu USD họ đưa ra dựa trên cơ sở nào? Việt Nam có thể nhân nhượng, nhưng để khôi phục lại sinh thái biển sẽ phải mất bao nhiêu tiền? Hệ sinh thái biển chính là sự sống của tảo, của cá, tôm… các sinh vật đó lại liên quan đến sự sống con người. Chuyện đó quan trọng lắm và có thể nói là vô giá.
Ngày 2/7/2016, Theo SohaNews và Trí Thức Trẻ, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cũng phát biểu là cần thanh tra, kiểm tra xem trong quá trình thẩm định, cấp phép, phê duyệt cho Formosa có tiêu cực không, nếu có phải xử lý, đây cũng là việc hợp lòng dân.
Được biết Formosa là chủ đầu tư đại dự án Khu liên hợp gang thép Hà Tĩnh, gồm nhà máy luyện thép, nhà máy nhiệt điện và Cảng nước sâu Sơn Dương. Dự án này được giao 3.300 ha diện tích mặt đất và mặt nước ở vị trí trọng yếu an ninh quốc phòng và nhận được những ưu đãi quá mức đầy nghi vấn. Giấy phép đầu tư được cấp năm 2008 vốn đăng ký 10,5 tỷ USD, giai đoạn 1 sản xuất từ 7,5 triệu tấn tới 10,5 triệu thép mỗi năm, qua giai đoạn 2 sẽ nâng công suất lên 22 triệu tấn thép/năm. Formosa Hà Tĩnh được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong khi doanh nghiệp trong nước là 22%, miễn thuế thu nhập trong bốn năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo; được miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị…Formosa Hà Tĩnh được cấp phép đầu tư 70 năm thay vì theo luật định là không quá 50 năm. Quyết định trái pháp luật này bị Thanh tra Chính phủ phát hiện vào đầu năm 2015, tuy nhiên Thủ tướng chính phủ lúc đó là ông Nguyễn Tấn Dũng đã hợp thức hóa quyết định sai trái này.
Được biết ông Võ Kim Cự, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh được báo chí cho là một trong những người vận động ráo riết cho dự án Formosa Hà Tĩnh. Nếu truy cứu toàn bộ trách nhiệm những ai đã góp phần cho phép Formosa vào Việt Nam, trao cho nó những ưu đãi quá mức và trái luật thì danh sách này rất dài trong đó phải kể đến cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cựu Bí thư tỉnh ủy Võ Kim Cự, một loạt các cựu bộ trưởng khoa học Công nghệ, Công thương, Tài nguyên Môi trường và thuộc cấp.
Khi Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nói, cần kiểm tra quá trình thẩm định, cấp phép, phê duyệt cho Formosa xem có tiêu cực hay không, có ý kiến cho rằng chiến dịch làm trong sạch Đảng mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang phát động sẽ không thể thiếu Formosa.
Nhà hoạt động dân quyền TS Phạm Chí Dũng từ Saigon nhận định:
“Nhiều người đang cho rằng ông Võ Kim Cự chỉ là một con ruồi, còn con hổ nằm cao hơn nữa, bắt đầu từ việc cấp phép chứng nhận 70 năm, bắt đầu từ con ruồi Võ Kim Cự và có thể lên cao hơn nữa biết đâu có thể dính tới cả ông Nguyễn Tấn Dũng là một con hổ ở cao hơn... Nhưng tôi rất hồ nghi chuyện này vì nếu ông Nguyễn Phú Trọng muốn chọn Formosa làm một tiêu điểm để đả hổ diệt ruồi, thì ngay từ khi cá chết ông Trọng đã không đi thăm Formosa một cách đáng nghi ngờ như vậy và sau chuyến đi đó không có một lời lẽ nào về chuyện xả thải của Formosa…Tôi cho rằng tầm của Nguyễn Phú Trọng chưa đủ để đụng tới các quan chức cấp cao cho dù ông Trọng có muốn chăng nữa.”
Bao giờ biển an toàn?
Sau khi Việt Nam công bố và Formosa Hà Tĩnh nhận tội xả thải chưa qua xử lý ra môi trường biển trong 5 ngày vì lý do chập điện, Formosa hứa đền bù 500 triệu USD. Hiện nay Chính phủ Việt Nam vẫn trong giai đoạn lên kế hoạch trợ giúp người dân những vùng bị hại, cũng như chưa nói gì được về việc xử lý ô nhiễm, phục hồi môi trường biển.
VnExpress ngày 6/7/2016 trích lời TS Vũ Đức Lợi, Phó chủ tịch Hội đồng khoa học quốc gia tìm nguyên nhân cá chết hàng loạt, theo đó nhóm nghiên cứu đang theo dõi sự hấp thu và biến thiên của các độc tố để trả lời biển an toàn hay chưa và đưa ra các phương án xử lý ô nhiễm. Các nhà nghiên cứu đã lặn xuống biển thực hiện khảo sát, lấy mẫu trầm tích, để xác định hàm lượng độc tố phenol hay xyanua còn tồn dư bao nhiêu, phân hủy ra sao và chuyển hóa thành chất gì.
Mục đích cuộc biểu tình của bà con thì như chúng ta biết sau thảm họa môi trường hoàn cảnh của đại đa số bà con (đánh bắt gần bờ và xa bờ) lâm vào cuộc sống khó khăn. Từ cả trăm năm nay người dân bám biển, các nguồn tài chính cung cấp cho gia đình đều từ biển.
-Cư dân Cồn Sẻ
Bao giờ biển an toàn, hải sản không còn nhiễm độc là điều mà cả nước trông đợi, chứ không chỉ riêng người dân 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Ngày 28/6 báo điện tử Dân Trí đưa tin, Bộ trưởng Lao động -Thương binh - Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, sẽ có chương trình dạy nghề và tạo việc làm cho hơn 1 triệu lao động ở 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp từ thảm họa cá chết hàng loạt.
Ngày 5/7, VnExpress trích lời Thứ trưởng Bộ Lao động -Thương binh -Xã hội Doãn Mậu Diệp đã đưa ra con số thấp hơn nhiều, theo đó ước tính có 263.000 lao động bị ảnh hưởng do Formosa xả thải, trong đó có 100.000 lao động trực tiếp. Thứ trưởng Diệp nói rằng, ngư dân thì phải sống nhờ biển, mưu sinh từ biển. Việc chuyển đổi hoàn toàn lao động bị ảnh hưởng sang nghề khác có lẽ là câu chuyện không khả thi và cũng không nên làm. Tuy vậy ông Diệp cho biết sẽ triển khai dự án tổng thể về dạy nghề, việc làm và xuất khẩu lao động, ưu tiên những huyện nghèo ven biển bị ảnh hưởng.
Trên thực tế, ngư dân muốn bám biển, muốn môi trường biển được phục hồi, họ không hài lòng về cách thức chính quyền xử lý chậm chạp, sau khi đã xác định Formosa gây thảm họa. Đó cũng là lý do hàng ngàn giáo dân Cồn Sẻ, xã Quảng Lộc, Thị trấn Ba Đồn tỉnh Quảng Bình biểu tình phản đối vào chiều ngày 7/7/2016 và đã bị công an giải tán bằng vũ lực. Một cư dân Cồn Sẻ nói với Đài Á châu Tự do:
“Mục đích cuộc biểu tình của bà con thì như chúng ta biết sau thảm họa môi trường hoàn cảnh của đại đa số bà con (đánh bắt gần bờ và xa bờ) lâm vào cuộc sống khó khăn. Từ cả trăm năm nay người dân bám biển, các nguồn tài chính cung cấp cho gia đình đều từ biển.
Rơi vào hoàn cảnh này họ bức xúc; đặc biệt khi biết thông tin do chính quyền Việt Nam công bố thủ phạm là Formosa, và chính quyền đã nhận tiền bồi thường 500 triệu (đô la). Rồi còn có nhu cầu đưa bà con ra nước ngoài làm việc khiến bà con nổi giận hơn...”
Ngày 30/6 vừa qua khi họp báo công bố việc Formosa Hà Tĩnh nhận lỗi và bồi thường 500 triệu USD, các Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường và Bộ trưởng Chủ nhiệm văn phòng chính phủ chưa làm giới khoa học trong ngoài nước hài lòng. Sự kiện 5 ngày chập điện xả thải không qua xử lý của Formosa ở Vũng Áng chỉ đưa ra biển phenol, xyanua, hydroxít sắt, cũng như việc độc tốc kết hợp dạng phức được cho là quá sơ sài khó thuyết phục. Giới chuyên môn đặt nhiều dấu hỏi về các độc chất khác từng được loan báo ban đầu như nồng độ crôm và ammonia cao gấp 9 lần quy chuẩn ở biền Lăng Cô Huế đã không được nói tới.
Trong bản tin của VnExpress về khả năng cuối tháng 7 sẽ có câu trả lời bao giờ biển miền Trung an toàn, tờ báo mạng dẫn nhiều ý kiến về khả năng biển tự làm sạch, tức phục hồi tự nhiên cũng như có thể trồng mới san hô, từ đó tạo môi trường thuận lợi để cá và các sinh vật khác phát triển.
Tuy không ước đoán biển miền Trung sẽ mất thời gian bao lâu, 5 năm 10 năm hay 50 năm để phục hồi. Nhưng theo VnExpress, các nhà khoa học đều có chung nhận định là để giải pháp phục hồi tự nhiên và nhân tạo trở thành hiện thực, thì điều kiện là biển phải không tiếp nhận thêm chất thải hay tác động từ hoạt động đánh bắt của con người, nếu không các chất độc sẽ tiếp tục cộng hưởng, môi trường biển tiếp tục ô nhiễm.
Được biết Formosa Hà Tĩnh chạy thử cuối năm 2015, cho ra lò 4.700 tấn thép cuộn cán nóng và 6.000 tấn than cốc. Chỉ với từng ấy sản phẩm mà Formosa đã gây ra thảm họa môi trường biển miền Trung. Thử hỏi khi chạy đúng công suất 10,5 triệu tấn thép mỗi năm trong giai đoạn 1 và sẽ lên tới 22 triệu tấn/năm khi hoàn thành đầy đủ, thì khó biết điều gì sẽ xảy ra.
RFA