Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Sự thật về cuộc gặp Mao Trạch Đông – Stalin

Mao Trạch Đông cả đời chỉ ra nước ngoài có hai lần. Lần thứ nhất là tháng 12/1949 đi Liên Xô gặp Stalin ký “Hiệp ước Hữu hảo đồng minh hỗ trợ Trung Quốc-Liên Xô”

Biên dịch:  Nguyễn  Hải Hoành

Mao Trạch Đông cả đời chỉ ra nước ngoài có hai lần. Lần thứ nhất là tháng 12/1949 đi Liên Xô gặp Stalin ký “Hiệp ước Hữu hảo đồng minh hỗ trợ Trung Quốc-Liên Xô”. Lần ấy Mao Trạch Đông ở Liên Xô 59 ngày. Lần thứ hai là hạ tuần tháng 10/1957 đi Liên Xô dự Hội nghị các đảng Cộng sản toàn thế giới và cùng Khrushchev duyệt cuộc diễu hành tại Quảng trường Đỏ nhân ngày lễ kỷ niệm 40 năm Cách mạng Tháng Mười.

  1. Trả lại sự thật cho lịch sử

Năm 2007, Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc (TQ) và các đài địa phương từng mấy lần đưa tin về cuộc đời của nhà ngoại giao lão thành Vương Gia Tường [Đại sứ TQ đầu tiên tại Liên Xô], trong bản tin có nhấn mạnh: tháng 12/1949 Mao Trạch Đông sau khi đến Liên Xô bị Stalin đối xử lạnh nhạt nên ông muốn về nước sớm; sau khi Mao Trạch Đông tiếp các nhà báo và công bố bài “Trả lời nhà báo”, Stalin mới gặp Mao bàn các vấn đề quan trọng.

Sự thật lịch sử không phải như thế. Sau khi Mao Trạch Đông và đoàn tùy tùng đến Moskva (16/12/1949), ngay ngày hôm đó Stalin đã hội kiến Mao Trạch Đông tại điện Kremlin. Ông bắt tay Mao và chân thành nói: “Hoan nghênh đồng chí đến thăm Liên Xô. Tôi không ngờ đồng chí lại trẻ và khỏe mạnh thế này. Đồng chí thật giỏi, có cống hiến rất lớn cho cách mạng TQ và nhân dân TQ, đích thực là người con tốt của nhân dân TQ! Chúc các đồng chí giành được thắng lợi vĩ đại, chúc nhà nước của các đồng chí tiến lên không ngừng!”

Sau đó Stalin nói: “Đồng chí đến đây không dễ dàng, chúng ta có thể thoải mái trò chuyện với nhau. Đồng chí có ý kiến và nguyện vọng gì không ?”

Mao Trạch Đông đáp: “Lần này chúng tôi đến trước hết để chúc thọ đồng chí, sau đó là để thăm đất nước vĩ đại của các đồng chí…”

Ngày 21/12/1949, Mao Trạch Đông dự lễ chúc thọ Stalin 70 tuổi.

Ngày 24, Stalin và Mao Trạch Đông hội đàm lần thứ nhất. Cuộc hội đàm kéo dài 5 tiếng đồng hồ.

Ngày 25, Stalin gọi điện thoại đến biệt thự Mao Trạch Đông ở, trước tiên hỏi thăm điều kiện ăn ở của Mao Trạch Đông, sau đó ngỏ ý muốn đến thăm Mao, nhưng cán bộ bảo vệ và y tế không cho ông đi đâu cả, vì thế ông rất lấy làm tiếc! Mao Trạch Đông cảm ơn và khuyên Stalin không cần đến thăm. Cuộc trao đổi điện thoại này do người phiên dịch của Mao Trạch Đông là Tôn Duy Thế phiên dịch.

Ngày 26, Stalin và Mao Trạch Đông hội đàm lần thứ hai, cũng kéo dài 5 giờ.

Trong hai lần hội đàm, Mao Trạch Đông dùng nhiều sự thực lịch sử chứng minh Đảng Cộng sản TQ có sức mạnh giải phóng toàn TQ [lúc bấy giờ một số vùng ở miền Nam TQ và Tây Tạng vẫn còn chưa được giải phóng khỏi ách chiếm đóng của Quốc Dân Đảng], có năng lực quản lý nước TQ mới. Sau khi hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ mới, TQ sẽ tiến hành cách mạng XHCN. Trong quá trình đó nếu gặp những chỗ chưa hiểu, sẽ mời ông anh cả Liên Xô giúp đỡ chúng tôi. Nhưng quyền tự chủ là thứ không thể từ bỏ. Chúng tôi có chủ quyền không thể nghi ngờ đối với bất cứ mảnh đất nào của TQ.

Nội dung hội đàm cũng đề cập vấn đề quá trình quanh co lắt léo của ĐCSTQ trong việc lãnh đạo cách mạng ở TQ và mối quan hệ giữa cách mạng TQ với Quốc tế cộng sản [vì Quốc tế Cộng sản từng có thời ủng hộ những người chống Mao trong ĐCSTQ]. Stalin nói: “Rốt cuộc các đồng chí đã giành được thắng lợi, mà người chiến thắng thì không bị xét xử. Mọi cái thuộc về người chiến thắng thì đều đúng cả.”

Trong hội đàm, Stalin từng tỏ ý lo ngại về năng lực lãnh đạo của ĐCSTQ và từng đề nghị nên chăng tạm thời để TQ và Liên Xô cùng quản lý vùng Đông Bắc TQ [nơi có nhiều cơ sở công nghiệp nặng do Nhật để lại].

Qua hội đàm, Stalin rất khâm phục tài cán của Mao Trạch Đông và hiểu thêm về ĐCSTQ. Tình hữu nghị và lòng tin giữa hai bên được tăng cường một bước. Trong hội đàm, Stalin trước tiên ngỏ ý “Nên dùng một hiệp ước để củng cố mối quan hệ giữa hai nước.”

Hai bên đồng ý rằng việc soạn thảo và ký kết hiệp ước cùng các hiệp định liên quan tới hợp tác kinh tế kỹ thuật, thương mại, thanh toán…  nên giao cho một phái đoàn chuyên môn của mỗi nước tiến hành giải quyết cụ thể.

Trong thời gian chờ đợi phái đoàn Chính phủ TQ do Thủ tướng Chu Ân Lai đến Liên Xô, Mao Trạch Đông đã đi thăm Leningrad và một số nhà máy.

Sau ngày Mao Trạch Đông đến Liên Xô, các Ủy viên Bộ Chính trị ĐCSLX Molotov, Mikoyan, Bộ trưởng Ngoại giao Vesinski đã nhiều lần tới thăm Mao Trạch Đông.

Trong nửa tháng đầu, Chủ tịch Mao chủ yếu hội đàm nội bộ với Stalin, thời gian còn lại bận giải quyết các công việc trong nước, không công bố tin về các hoạt động của mình. Điều đó đã gây ra lắm tin đồn phỏng đoán nhảm nhí trong giới truyền thông phương Tây. Họ đưa tin “Mao Trạch Đông bị Stalin giam lỏng rồi!”, “Mất tích rồi!” v.v… Trước tình hình đó, Chủ tịch Mao tiếp thu đề nghị của Đại sứ TQ Vương Gia Tường, ngày 2/1/1950 tiến hành trả lời các câu hỏi của nhà báo.

Trong trả lời nhà báo, Mao Trạch Đông nói: “Thời gian tôi ở lại Liên Xô có phần phụ thuộc vào nhu cầu thời gian dùng để giải quyết các vấn đề có liên quan tới lợi ích của nước TQ mới. Trong đó có vấn đề ký Hiệp ước Hữu hảo đồng minh hỗ trợ Trung Quốc-Liên Xô và hiệp định thương mại, hiệp định viện trợ kinh tế kỹ thuật và hiệp định vay vốn v.v…”.

Sau khi bài “Trả lời nhà báo” được công bố, các lời đồn đại của phương Tây đã tự nhiên biến mất. Tức giận trước sự việc báo chí tư sản phương Tây đơm đặt tin tức về chuyến thăm Liên Xô của mình, Mao Trạch Đông nói: “Logic của bọn đế quốc và tất cả các bọn phản động là gây rối, thất bại, rồi lại gây rối, lại thất bại, cuối cùng đi đến chỗ diệt vong”.

Những sự thật kể trên cho thấy, trước khi Mao Trạch Đông trả lời giới nhà báo, người đứng đầu hai nước đã quyết định sẽ tiến hành những công việc quan trọng như ký Hiệp ước Hữu hảo đồng minh hỗ trợ Trung-Xô, chứ không phải như một số người TQ cho tới nay vẫn nói xằng là “Sau khi công bố bài Trả lời giới nhà báo, Stalin mới gặp Mao Trạch Đông bàn vấn đề ký Hiệp ước, còn trước đó Stalin phớt lờ Mao Trạch Đông”.

Cũng do cuộc đàm phán giữa hai bên ngày càng đi sâu vào các vấn đề có tính thực chất nên Mao Trạch Đông tràn đầy niềm tin vào sự hợp tác Trung-Xô. Ông chưa bao giờ tỏ ra nản chí hoặc có ý muốn về nước sớm.

2. Ký hiệp ước Hữu hảo Đồng minh hỗ trợ Trung – Xô

Ngày 20/1/1950, phái đoàn Chính phủ TQ gồm hơn 20 người do Thủ tướng Chu Ân Lai dẫn đầu đến Moskva.

Ngày 22, Stalin tiếp Mao Trạch Đông cùng phái đoàn TQ do Chu Ân Lai đứng đầu. Stalin tuyên bố: “Hôm nay nhà lãnh đạo hai nước chúng ta chính thức hội đàm”. Mao Trạch Đông nói: “Đồng chí Stalin từng nói phải chăng vấn đề quan hệ TQ-Liên Xô nên được cố định bằng hình thức hiệp ước. Chúng tôi cũng cho rằng dùng hình thức hiệp ước để cố định mối quan hệ giữa hai nước TQ-Liên Xô là một việc tốt. Nội dung hiệp ước nên bao gồm sự hợp tác chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, ngoại giao v.v…”

Stalin nói: “Tôi đồng ý bàn vấn đề hiệp ước, ngoài ra còn các vấn đề về con đường sắt Trường Xuân, cảng Lữ Đại [Lữ Thuận và Đại Liên], vấn đề thương mại, vay vốn, vấn đề hợp tác hàng không dân dụng cũng phải bàn bạc”.

Stalin và Mao Trạch Đông nhất trí đồng ý để hai bên lập các tổ chuyên đề trực tiếp bàn với nhau từng vấn đề.

Về “Hiệp ước đồng minh”, phía Liên Xô đồng ý đàm phán trên cơ sở bản dự thảo hiệp ước do phía TQ đưa ra.

Trong thời gian đàm phán, Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai có hôm phải thức đến 3 giờ sáng để nghiên cứu các điều khoản trong Hiệp ước và các hiệp định kèm theo.

Nước CHND Trung Hoa sau khi thành lập đã tuyên bố không thừa nhận tất cả các hiệp định quốc tế do nước TQ cũ ký với các nước ngoài. Nhưng vấn đề độc lập của Ngoại Mông Cổ là một ngoại lệ [mời tham khảo: Stalin và đàm phán Xô-Trung về việc Mông Cổ độc lập]. Nhân dân TQ tôn trọng kết quả cuộc bỏ phiếu tự quyết năm 1945 của nhân dân Mông Cổ nhất trí đồng ý độc lập. Thủ tục cuộc bỏ phiếu tự quyết đó do Chính phủ Quốc dân [do Tưởng Giới Thạch đứng đầu] thực hiện, nước CHND Trung Hoa thừa nhận cuộc bỏ phiếu này. Liên Xô tỏ ý ủng hộ lập trường đó của TQ.

Qua hơn nửa tháng đàm phán, hai phía TQ và Liên Xô đạt được sự đồng thuận về các điều khoản của “Hiệp ước đồng minh” và các hiệp định đính kèm. Đã đến lúc ký các thỏa thuận đó.

Tối ngày 14/2/1950, Stalin và Mao Trạch Đông dự lễ ký “Hiệp ước Hữu hảo đồng minh hỗ trợ Trung Quốc-Liên Xô” [tiếng Nga dịch là Hiệp ước hữu nghị, liên minh và tương trợ Liên Xô-TQ]. Đồng thời còn ký các hiệp định về vấn đề đường sắt Trường Xuân và cảng Lữ Đại, vấn đề vay vốn…

Ngày 15, Stalin và các nhà lãnh đạo Liên Xô dự buổi chiêu đãi long trọng do Sứ quán TQ mời.

Ngày 16, Stalin mở đại tiệc tại điện Kremlin tiễn Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai về nước.

Ngày 4/3/1950, Mao Trạch Đông và những người cùng đi về tới Bắc Kinh, kết thúc thắng lợi chuyến thăm Liên Xô lần thứ nhất.

Chuyến thăm Liên Xô kể trên đã thu được thành công lớn.

Điều thứ nhất của “Hiệp ước đồng minh” quy định: “Khi một trong hai bên ký Hiệp ước này bị xâm lược, bên kia phải toàn lực viện trợ”. Điều đó đã giúp TQ đang ở trong vòng vây của đế quốc Mỹ giành được sự bảo đảm an ninh.

Các hiệp định kinh tế, thương mại và vay vốn tạo điều kiện giúp TQ phục hồi nền kinh tế quốc dân của mình. TQ nhận được khoản vay đầu tiên trị giá 300 triệu dollar Mỹ với lãi suất chỉ có 1%, thời gian trả nợ là 10 năm. Trong ba năm, Liên Xô sẽ giúp TQ xây dựng mới và cải tạo 50 nhà máy.

Ngoài ra còn có hiệp định viện trợ quân sự. Trong đó có quy định trong năm 1950 Liên Xô giúp TQ xây dựng 6 trường hàng không, trong một năm đào tạo được 1.000 phi công lái máy bay phản lực tuyển từ học sinh trung học, nhằm giúp TQ xây dựng đội ngũ không quân đầu tiên.

Sau đó, hiệp định “ngày 4 tháng 6” năm 1950 quy định phía Liên Xô sẽ bán cho TQ mấy chục tàu chiến kiểu mới nhằm giúp TQ xây dựng lực lượng hải quân hiện đại, tạo điều kiện giải phóng Đài Loan.

Mao Trạch Đông rất coi trọng “Hiệp ước hữu hảo đồng minh Trung-Xô” , coi đó là một văn bản có tính lịch sử quan trọng. Vì thế ông đã chỉ định cán bộ chuyên trách dùng bút lông chép lại toàn văn Hiệp ước này và đưa vào hồ sơ lưu trữ quốc gia.

3. Vài chuyện nói thêm

Lâu nay tại TQ có dư luận cho rằng Stalin và Quốc tế Cộng sản luôn can thiệp vào cuộc cách mạng của TQ, và dường như họ chưa đưa ra một ý kiến nào có lợi cho TQ.

Tình hình thực tế là ĐCSTQ được thành lập dưới sự giúp đỡ của Lenin và Quốc tế Cộng sản. ĐCSTQ là một chi bộ của Quốc tế Cộng sản, một bộ phận của phong trào cộng sản quốc tế. Trước khi Trung ương ĐCSTQ tiến vào khu Xô viết Giang Tây, kinh phí hoạt động của Đảng đều do Liên Xô cung cấp. Năm 1937, Quốc tế Cộng sản còn cung cấp cho ĐCSTQ một khoản kinh phí lớn.

Trong mấy chục năm liền, Quốc tế Cộng sản và Liên Xô đã đào tạo cho TQ mấy nghìn cán bộ chính trị, quân sự, khoa học kỹ thuật.

Có dư luận nói đầu năm 1949 khi quân đội của ĐCSTQ đánh chiếm bờ Bắc sông Trường Giang, Stalin còn không cho tấn công sang bờ phía Nam, để TQ ở vào tình trạng Nam Bắc phân tranh [tức chính quyền Quốc Dân Đảng vẫn tồn tại ở phần đất phía Nam Trường Giang].

Thực tế là lúc ấy Stalin xét thấy Quân Giải phóng TQ còn chưa có máy bay tàu chiến, nếu vượt qua con sông lớn hiểm yếu này sẽ có thể bị thiệt hại nặng, cho nên ông kiến nghị ĐCSTQ tạm thời đàm phán hòa bình với Quốc Dân Đảng, tranh thủ thời gian củng cố hậu phương vừa mới giải phóng, đồng thời chuẩn bị tốt công tác vượt sông lớn.

Sau khi Quân Giải Phóng chiếm Nam Kinh, Stalin lập tức kiến nghị ĐCSTQ nhanh chóng thành lập quốc gia mới nhằm ngăn ngừa khả năng Liên Hợp Quốc thi hành chính sách ủy trị đối với vùng chưa giải phóng. ĐCSTQ đã tiếp thu kiến nghị đó, ngày 1/10/1949 thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ngày 2/10, Liên Xô là nước đầu tiên công nhận nhà nước mới này.

Năm 1952, TQ chuẩn bị tiến sang giai đoạn cách mạng XHCN, khi nghiên cứu chính sách đối với giai cấp tư sản dân tộc trong nước, ĐCSTQ có xin ý kiến Stalin. ĐCS Liên Xô và Stalin cho rằng: khác với giai cấp tư sản Nga, giai cấp tư sản TQ có cơ sở kinh tế yếu kém, về chính trị cũng không phản động như giai cấp tư sản Nga; vì thế đã kiến nghị ĐCSTQ trong giai đoạn cách mạng XHCN nên thi hành chính sách cải tạo hòa bình đối với giai cấp tư sản TQ. ĐCSTQ đã tiếp nhận kiến nghị đó.

Lịch sử chứng minh các kiến nghị kể trên của Stalin nêu ra với ĐCSTQ đều đúng đắn.

Nhân đây xin nói thêm, trong thời kỳ Cách mạng Tháng Mười Nga, ĐCS Liên Xô đã thi hành chính sách cực đoan đối với các nhà tư bản và địa chủ phú nông Nga: tước đoạt về kinh tế, tiêu diệt về thể xác, và đày con em họ sang Siberia.

Nguồn: 毛泽东同斯大林会见的真情实况   姜明礼   2008年3月3日

Tài liệu tham khảo:

– Nhật ký Uông Đông Hưng [cán bộ bảo vệ Mao Trạch Đông];

– Lịch sử ĐCSTQ;

– Lịch sử ĐCS Bôn-sê-vích Nga (bản 1959);

– Hồi ký của Fedorenko cán bộ phiên dịch người Nga do Stalin cử giúp TQ trong thời gian Mao Trạch Đông thăm Liên Xô [sau là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao LX].

http://nghiencuuquocte.org


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Sự thật về cuộc gặp Mao Trạch Đông – Stalin

Mao Trạch Đông cả đời chỉ ra nước ngoài có hai lần. Lần thứ nhất là tháng 12/1949 đi Liên Xô gặp Stalin ký “Hiệp ước Hữu hảo đồng minh hỗ trợ Trung Quốc-Liên Xô”

Biên dịch:  Nguyễn  Hải Hoành

Mao Trạch Đông cả đời chỉ ra nước ngoài có hai lần. Lần thứ nhất là tháng 12/1949 đi Liên Xô gặp Stalin ký “Hiệp ước Hữu hảo đồng minh hỗ trợ Trung Quốc-Liên Xô”. Lần ấy Mao Trạch Đông ở Liên Xô 59 ngày. Lần thứ hai là hạ tuần tháng 10/1957 đi Liên Xô dự Hội nghị các đảng Cộng sản toàn thế giới và cùng Khrushchev duyệt cuộc diễu hành tại Quảng trường Đỏ nhân ngày lễ kỷ niệm 40 năm Cách mạng Tháng Mười.

  1. Trả lại sự thật cho lịch sử

Năm 2007, Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc (TQ) và các đài địa phương từng mấy lần đưa tin về cuộc đời của nhà ngoại giao lão thành Vương Gia Tường [Đại sứ TQ đầu tiên tại Liên Xô], trong bản tin có nhấn mạnh: tháng 12/1949 Mao Trạch Đông sau khi đến Liên Xô bị Stalin đối xử lạnh nhạt nên ông muốn về nước sớm; sau khi Mao Trạch Đông tiếp các nhà báo và công bố bài “Trả lời nhà báo”, Stalin mới gặp Mao bàn các vấn đề quan trọng.

Sự thật lịch sử không phải như thế. Sau khi Mao Trạch Đông và đoàn tùy tùng đến Moskva (16/12/1949), ngay ngày hôm đó Stalin đã hội kiến Mao Trạch Đông tại điện Kremlin. Ông bắt tay Mao và chân thành nói: “Hoan nghênh đồng chí đến thăm Liên Xô. Tôi không ngờ đồng chí lại trẻ và khỏe mạnh thế này. Đồng chí thật giỏi, có cống hiến rất lớn cho cách mạng TQ và nhân dân TQ, đích thực là người con tốt của nhân dân TQ! Chúc các đồng chí giành được thắng lợi vĩ đại, chúc nhà nước của các đồng chí tiến lên không ngừng!”

Sau đó Stalin nói: “Đồng chí đến đây không dễ dàng, chúng ta có thể thoải mái trò chuyện với nhau. Đồng chí có ý kiến và nguyện vọng gì không ?”

Mao Trạch Đông đáp: “Lần này chúng tôi đến trước hết để chúc thọ đồng chí, sau đó là để thăm đất nước vĩ đại của các đồng chí…”

Ngày 21/12/1949, Mao Trạch Đông dự lễ chúc thọ Stalin 70 tuổi.

Ngày 24, Stalin và Mao Trạch Đông hội đàm lần thứ nhất. Cuộc hội đàm kéo dài 5 tiếng đồng hồ.

Ngày 25, Stalin gọi điện thoại đến biệt thự Mao Trạch Đông ở, trước tiên hỏi thăm điều kiện ăn ở của Mao Trạch Đông, sau đó ngỏ ý muốn đến thăm Mao, nhưng cán bộ bảo vệ và y tế không cho ông đi đâu cả, vì thế ông rất lấy làm tiếc! Mao Trạch Đông cảm ơn và khuyên Stalin không cần đến thăm. Cuộc trao đổi điện thoại này do người phiên dịch của Mao Trạch Đông là Tôn Duy Thế phiên dịch.

Ngày 26, Stalin và Mao Trạch Đông hội đàm lần thứ hai, cũng kéo dài 5 giờ.

Trong hai lần hội đàm, Mao Trạch Đông dùng nhiều sự thực lịch sử chứng minh Đảng Cộng sản TQ có sức mạnh giải phóng toàn TQ [lúc bấy giờ một số vùng ở miền Nam TQ và Tây Tạng vẫn còn chưa được giải phóng khỏi ách chiếm đóng của Quốc Dân Đảng], có năng lực quản lý nước TQ mới. Sau khi hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ mới, TQ sẽ tiến hành cách mạng XHCN. Trong quá trình đó nếu gặp những chỗ chưa hiểu, sẽ mời ông anh cả Liên Xô giúp đỡ chúng tôi. Nhưng quyền tự chủ là thứ không thể từ bỏ. Chúng tôi có chủ quyền không thể nghi ngờ đối với bất cứ mảnh đất nào của TQ.

Nội dung hội đàm cũng đề cập vấn đề quá trình quanh co lắt léo của ĐCSTQ trong việc lãnh đạo cách mạng ở TQ và mối quan hệ giữa cách mạng TQ với Quốc tế cộng sản [vì Quốc tế Cộng sản từng có thời ủng hộ những người chống Mao trong ĐCSTQ]. Stalin nói: “Rốt cuộc các đồng chí đã giành được thắng lợi, mà người chiến thắng thì không bị xét xử. Mọi cái thuộc về người chiến thắng thì đều đúng cả.”

Trong hội đàm, Stalin từng tỏ ý lo ngại về năng lực lãnh đạo của ĐCSTQ và từng đề nghị nên chăng tạm thời để TQ và Liên Xô cùng quản lý vùng Đông Bắc TQ [nơi có nhiều cơ sở công nghiệp nặng do Nhật để lại].

Qua hội đàm, Stalin rất khâm phục tài cán của Mao Trạch Đông và hiểu thêm về ĐCSTQ. Tình hữu nghị và lòng tin giữa hai bên được tăng cường một bước. Trong hội đàm, Stalin trước tiên ngỏ ý “Nên dùng một hiệp ước để củng cố mối quan hệ giữa hai nước.”

Hai bên đồng ý rằng việc soạn thảo và ký kết hiệp ước cùng các hiệp định liên quan tới hợp tác kinh tế kỹ thuật, thương mại, thanh toán…  nên giao cho một phái đoàn chuyên môn của mỗi nước tiến hành giải quyết cụ thể.

Trong thời gian chờ đợi phái đoàn Chính phủ TQ do Thủ tướng Chu Ân Lai đến Liên Xô, Mao Trạch Đông đã đi thăm Leningrad và một số nhà máy.

Sau ngày Mao Trạch Đông đến Liên Xô, các Ủy viên Bộ Chính trị ĐCSLX Molotov, Mikoyan, Bộ trưởng Ngoại giao Vesinski đã nhiều lần tới thăm Mao Trạch Đông.

Trong nửa tháng đầu, Chủ tịch Mao chủ yếu hội đàm nội bộ với Stalin, thời gian còn lại bận giải quyết các công việc trong nước, không công bố tin về các hoạt động của mình. Điều đó đã gây ra lắm tin đồn phỏng đoán nhảm nhí trong giới truyền thông phương Tây. Họ đưa tin “Mao Trạch Đông bị Stalin giam lỏng rồi!”, “Mất tích rồi!” v.v… Trước tình hình đó, Chủ tịch Mao tiếp thu đề nghị của Đại sứ TQ Vương Gia Tường, ngày 2/1/1950 tiến hành trả lời các câu hỏi của nhà báo.

Trong trả lời nhà báo, Mao Trạch Đông nói: “Thời gian tôi ở lại Liên Xô có phần phụ thuộc vào nhu cầu thời gian dùng để giải quyết các vấn đề có liên quan tới lợi ích của nước TQ mới. Trong đó có vấn đề ký Hiệp ước Hữu hảo đồng minh hỗ trợ Trung Quốc-Liên Xô và hiệp định thương mại, hiệp định viện trợ kinh tế kỹ thuật và hiệp định vay vốn v.v…”.

Sau khi bài “Trả lời nhà báo” được công bố, các lời đồn đại của phương Tây đã tự nhiên biến mất. Tức giận trước sự việc báo chí tư sản phương Tây đơm đặt tin tức về chuyến thăm Liên Xô của mình, Mao Trạch Đông nói: “Logic của bọn đế quốc và tất cả các bọn phản động là gây rối, thất bại, rồi lại gây rối, lại thất bại, cuối cùng đi đến chỗ diệt vong”.

Những sự thật kể trên cho thấy, trước khi Mao Trạch Đông trả lời giới nhà báo, người đứng đầu hai nước đã quyết định sẽ tiến hành những công việc quan trọng như ký Hiệp ước Hữu hảo đồng minh hỗ trợ Trung-Xô, chứ không phải như một số người TQ cho tới nay vẫn nói xằng là “Sau khi công bố bài Trả lời giới nhà báo, Stalin mới gặp Mao Trạch Đông bàn vấn đề ký Hiệp ước, còn trước đó Stalin phớt lờ Mao Trạch Đông”.

Cũng do cuộc đàm phán giữa hai bên ngày càng đi sâu vào các vấn đề có tính thực chất nên Mao Trạch Đông tràn đầy niềm tin vào sự hợp tác Trung-Xô. Ông chưa bao giờ tỏ ra nản chí hoặc có ý muốn về nước sớm.

2. Ký hiệp ước Hữu hảo Đồng minh hỗ trợ Trung – Xô

Ngày 20/1/1950, phái đoàn Chính phủ TQ gồm hơn 20 người do Thủ tướng Chu Ân Lai dẫn đầu đến Moskva.

Ngày 22, Stalin tiếp Mao Trạch Đông cùng phái đoàn TQ do Chu Ân Lai đứng đầu. Stalin tuyên bố: “Hôm nay nhà lãnh đạo hai nước chúng ta chính thức hội đàm”. Mao Trạch Đông nói: “Đồng chí Stalin từng nói phải chăng vấn đề quan hệ TQ-Liên Xô nên được cố định bằng hình thức hiệp ước. Chúng tôi cũng cho rằng dùng hình thức hiệp ước để cố định mối quan hệ giữa hai nước TQ-Liên Xô là một việc tốt. Nội dung hiệp ước nên bao gồm sự hợp tác chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, ngoại giao v.v…”

Stalin nói: “Tôi đồng ý bàn vấn đề hiệp ước, ngoài ra còn các vấn đề về con đường sắt Trường Xuân, cảng Lữ Đại [Lữ Thuận và Đại Liên], vấn đề thương mại, vay vốn, vấn đề hợp tác hàng không dân dụng cũng phải bàn bạc”.

Stalin và Mao Trạch Đông nhất trí đồng ý để hai bên lập các tổ chuyên đề trực tiếp bàn với nhau từng vấn đề.

Về “Hiệp ước đồng minh”, phía Liên Xô đồng ý đàm phán trên cơ sở bản dự thảo hiệp ước do phía TQ đưa ra.

Trong thời gian đàm phán, Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai có hôm phải thức đến 3 giờ sáng để nghiên cứu các điều khoản trong Hiệp ước và các hiệp định kèm theo.

Nước CHND Trung Hoa sau khi thành lập đã tuyên bố không thừa nhận tất cả các hiệp định quốc tế do nước TQ cũ ký với các nước ngoài. Nhưng vấn đề độc lập của Ngoại Mông Cổ là một ngoại lệ [mời tham khảo: Stalin và đàm phán Xô-Trung về việc Mông Cổ độc lập]. Nhân dân TQ tôn trọng kết quả cuộc bỏ phiếu tự quyết năm 1945 của nhân dân Mông Cổ nhất trí đồng ý độc lập. Thủ tục cuộc bỏ phiếu tự quyết đó do Chính phủ Quốc dân [do Tưởng Giới Thạch đứng đầu] thực hiện, nước CHND Trung Hoa thừa nhận cuộc bỏ phiếu này. Liên Xô tỏ ý ủng hộ lập trường đó của TQ.

Qua hơn nửa tháng đàm phán, hai phía TQ và Liên Xô đạt được sự đồng thuận về các điều khoản của “Hiệp ước đồng minh” và các hiệp định đính kèm. Đã đến lúc ký các thỏa thuận đó.

Tối ngày 14/2/1950, Stalin và Mao Trạch Đông dự lễ ký “Hiệp ước Hữu hảo đồng minh hỗ trợ Trung Quốc-Liên Xô” [tiếng Nga dịch là Hiệp ước hữu nghị, liên minh và tương trợ Liên Xô-TQ]. Đồng thời còn ký các hiệp định về vấn đề đường sắt Trường Xuân và cảng Lữ Đại, vấn đề vay vốn…

Ngày 15, Stalin và các nhà lãnh đạo Liên Xô dự buổi chiêu đãi long trọng do Sứ quán TQ mời.

Ngày 16, Stalin mở đại tiệc tại điện Kremlin tiễn Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai về nước.

Ngày 4/3/1950, Mao Trạch Đông và những người cùng đi về tới Bắc Kinh, kết thúc thắng lợi chuyến thăm Liên Xô lần thứ nhất.

Chuyến thăm Liên Xô kể trên đã thu được thành công lớn.

Điều thứ nhất của “Hiệp ước đồng minh” quy định: “Khi một trong hai bên ký Hiệp ước này bị xâm lược, bên kia phải toàn lực viện trợ”. Điều đó đã giúp TQ đang ở trong vòng vây của đế quốc Mỹ giành được sự bảo đảm an ninh.

Các hiệp định kinh tế, thương mại và vay vốn tạo điều kiện giúp TQ phục hồi nền kinh tế quốc dân của mình. TQ nhận được khoản vay đầu tiên trị giá 300 triệu dollar Mỹ với lãi suất chỉ có 1%, thời gian trả nợ là 10 năm. Trong ba năm, Liên Xô sẽ giúp TQ xây dựng mới và cải tạo 50 nhà máy.

Ngoài ra còn có hiệp định viện trợ quân sự. Trong đó có quy định trong năm 1950 Liên Xô giúp TQ xây dựng 6 trường hàng không, trong một năm đào tạo được 1.000 phi công lái máy bay phản lực tuyển từ học sinh trung học, nhằm giúp TQ xây dựng đội ngũ không quân đầu tiên.

Sau đó, hiệp định “ngày 4 tháng 6” năm 1950 quy định phía Liên Xô sẽ bán cho TQ mấy chục tàu chiến kiểu mới nhằm giúp TQ xây dựng lực lượng hải quân hiện đại, tạo điều kiện giải phóng Đài Loan.

Mao Trạch Đông rất coi trọng “Hiệp ước hữu hảo đồng minh Trung-Xô” , coi đó là một văn bản có tính lịch sử quan trọng. Vì thế ông đã chỉ định cán bộ chuyên trách dùng bút lông chép lại toàn văn Hiệp ước này và đưa vào hồ sơ lưu trữ quốc gia.

3. Vài chuyện nói thêm

Lâu nay tại TQ có dư luận cho rằng Stalin và Quốc tế Cộng sản luôn can thiệp vào cuộc cách mạng của TQ, và dường như họ chưa đưa ra một ý kiến nào có lợi cho TQ.

Tình hình thực tế là ĐCSTQ được thành lập dưới sự giúp đỡ của Lenin và Quốc tế Cộng sản. ĐCSTQ là một chi bộ của Quốc tế Cộng sản, một bộ phận của phong trào cộng sản quốc tế. Trước khi Trung ương ĐCSTQ tiến vào khu Xô viết Giang Tây, kinh phí hoạt động của Đảng đều do Liên Xô cung cấp. Năm 1937, Quốc tế Cộng sản còn cung cấp cho ĐCSTQ một khoản kinh phí lớn.

Trong mấy chục năm liền, Quốc tế Cộng sản và Liên Xô đã đào tạo cho TQ mấy nghìn cán bộ chính trị, quân sự, khoa học kỹ thuật.

Có dư luận nói đầu năm 1949 khi quân đội của ĐCSTQ đánh chiếm bờ Bắc sông Trường Giang, Stalin còn không cho tấn công sang bờ phía Nam, để TQ ở vào tình trạng Nam Bắc phân tranh [tức chính quyền Quốc Dân Đảng vẫn tồn tại ở phần đất phía Nam Trường Giang].

Thực tế là lúc ấy Stalin xét thấy Quân Giải phóng TQ còn chưa có máy bay tàu chiến, nếu vượt qua con sông lớn hiểm yếu này sẽ có thể bị thiệt hại nặng, cho nên ông kiến nghị ĐCSTQ tạm thời đàm phán hòa bình với Quốc Dân Đảng, tranh thủ thời gian củng cố hậu phương vừa mới giải phóng, đồng thời chuẩn bị tốt công tác vượt sông lớn.

Sau khi Quân Giải Phóng chiếm Nam Kinh, Stalin lập tức kiến nghị ĐCSTQ nhanh chóng thành lập quốc gia mới nhằm ngăn ngừa khả năng Liên Hợp Quốc thi hành chính sách ủy trị đối với vùng chưa giải phóng. ĐCSTQ đã tiếp thu kiến nghị đó, ngày 1/10/1949 thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ngày 2/10, Liên Xô là nước đầu tiên công nhận nhà nước mới này.

Năm 1952, TQ chuẩn bị tiến sang giai đoạn cách mạng XHCN, khi nghiên cứu chính sách đối với giai cấp tư sản dân tộc trong nước, ĐCSTQ có xin ý kiến Stalin. ĐCS Liên Xô và Stalin cho rằng: khác với giai cấp tư sản Nga, giai cấp tư sản TQ có cơ sở kinh tế yếu kém, về chính trị cũng không phản động như giai cấp tư sản Nga; vì thế đã kiến nghị ĐCSTQ trong giai đoạn cách mạng XHCN nên thi hành chính sách cải tạo hòa bình đối với giai cấp tư sản TQ. ĐCSTQ đã tiếp nhận kiến nghị đó.

Lịch sử chứng minh các kiến nghị kể trên của Stalin nêu ra với ĐCSTQ đều đúng đắn.

Nhân đây xin nói thêm, trong thời kỳ Cách mạng Tháng Mười Nga, ĐCS Liên Xô đã thi hành chính sách cực đoan đối với các nhà tư bản và địa chủ phú nông Nga: tước đoạt về kinh tế, tiêu diệt về thể xác, và đày con em họ sang Siberia.

Nguồn: 毛泽东同斯大林会见的真情实况   姜明礼   2008年3月3日

Tài liệu tham khảo:

– Nhật ký Uông Đông Hưng [cán bộ bảo vệ Mao Trạch Đông];

– Lịch sử ĐCSTQ;

– Lịch sử ĐCS Bôn-sê-vích Nga (bản 1959);

– Hồi ký của Fedorenko cán bộ phiên dịch người Nga do Stalin cử giúp TQ trong thời gian Mao Trạch Đông thăm Liên Xô [sau là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao LX].

http://nghiencuuquocte.org


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm