Tham Khảo

Sự thật về viện trợ phát triển

Bản dự thảo ngân sách 2018 được chính quyền Tổng thống Donald Trump công bố gần đây đã đề xuất cắt giảm đáng kể các khoản viện trợ nước ngoài của Mỹ, gây ra một cuộc tranh luận

Nguồn: Mark Suzman, “The Truth About Development Aid,” Project Syndicate, 03/04/2017.

Biên dịch: Đỗ Thị Thu Trang | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Bản dự thảo ngân sách 2018 được chính quyền Tổng thống Donald Trump công bố gần đây đã đề xuất cắt giảm đáng kể các khoản viện trợ nước ngoài của Mỹ, gây ra một cuộc tranh luận về vai trò của những khoản chi đó trong việc cải thiện sức khỏe và phúc lợi cho những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trên thế giới. Cuộc tranh luận này là quan trọng, vì trong quá trình xóa bỏ những sự bất bình đẳng thu nhập lớn nhất trên thế giới, viện trợ đóng một vai trò cực kỳ quan trọng – và có lẽ thậm chí còn quan trọng hơn bao giờ hết – vì những lý do chưa được thấu hiểu rộng rãi.

Trong 25 năm qua, các chương trình viện trợ nước ngoài đã giúp mở ra một thời kỳ phát triển chưa từng có ở các quốc gia đang phát triển. Tỷ lệ tử vong ở trẻ nhỏ và tỷ lệ đói nghèo cùng cực đã giảm đi một nửa. Các đối tác đa phương mang tính cách tân như Quỹ Global Fund và Gavi, Liên minh Vaccine – trong đó Mỹ là nhà tài trợ lớn nhất – đã cứu mạng hàng triệu người khỏi những căn bệnh truyền nhiễm như sốt rét, HIV, hay lao. Quỹ Bill & Melinda Gates cũng luôn tự hào được đồng hành cùng những sáng kiến này trong nỗ lực giảm chi phí tiêm chủng và các biện pháp can thiệp khác, từ đó tăng cường tác động đáng kể của mình lên chất lượng y tế toàn cầu.

Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy các chương trình y tế và phát triển đem lại những lợi ích kinh tế to lớn. Ví dụ, với mỗi đô la đầu tư cho các hoạt động tiêm chủng cho trẻ, các quốc gia đang phát triển sẽ được lợi 44 đô la về mặt kinh tế.

Dù vậy, phần lớn người dân vẫn chưa nhận thức được những tiến bộ mà viện trợ phát triển đem lại. Khi tiến hành khảo sát 56.409 người tại 24 quốc gia, chỉ 1 trên 100 người biết được rằng chỉ số đói nghèo toàn cầu đã giảm đi một nửa. Hơn hai phần ba đối tượng khảo sát còn cho rằng tỷ lệ đói nghèo cùng cực đang gia tăng. Những nhận thức sai lầm rất phổ biến ấy khiến cho số phận chính trị của các nguồn ngân sách viện trợ nước ngoài càng trở nên mong manh.

Thêm vào đó, người dân ở các quốc gia viện trợ lại thường đánh giá quá mức khoản tiền mà chính phủ của họ chi cho viện trợ. Tại Mỹ, viện trợ nước ngoài chiếm chưa tới 1% ngân sách liên bang, ấy vậy mà một khảo sát ý kiến dân chúng gần đây lại cho thấy 73% dân Mỹ tin rằng viện trợ góp “một phần đáng kể” hay “một phần tương đối” vào nợ quốc gia.

Một nhận thức sai lầm khác cũng phủ bóng lên đánh giá của các nước viện trợ: quan điểm cho rằng viện trợ cho các quốc gia đang phát triển là một hành động hào phóng đơn thuần, mà không đem lại lợi ích hữu hình cho họ. Thực ra là ngược lại. Việc tài trợ cho các chương trình phát triển phục vụ cho chính lợi ích của các quốc gia viện trợ, cả về an ninh và kinh tế.

Nếu không có viện trợ, tình trạng đói nghèo và bất ổn gia tăng có thể cuốn các quốc gia phát triển dính vào các cuộc xung đột ở những nơi xa xôi và mang bất ổn tới biên giới mình dưới hình thức các cuộc khủng hoảng di cư và tị nạn, cũng như dịch bệnh. Ngược lại, khi viện trợ được sử dụng để giúp tăng thu nhập ở các nước đang phát triển, nó có thể tạo ra các việc làm hướng tới xuất khẩu tại các quốc gia cung cấp viện trợ. Trong số 15 đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ – tức là các nước tự cung tự cấp có tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ Mỹ – có tới 11 nước từng là nước nhận viện trợ.

Ngày càng nhiều quốc gia đang phát triển đang bắt đầu làm chủ tương lai của mình. Họ ngày càng đóng góp nhiều hơn vào tiến trình phát triển của chính mình, thông qua các chương trình cộng đồng trong nước với sự hỗ trợ của các chính sách tài chính và thuế khóa khôn ngoan. Đầu tư được ưu tiên cao độ cho các lĩnh vực tối quan trọng như giáo dục, chăm sóc y tế cơ bản, và gia tăng năng suất nông nghiệp, tạo nền tảng cho một tương lai thịnh vượng và tự chủ. Kinh tế và vốn tư nhân cũng ngày càng mở rộng vai trò của mình đối với các dự án phát triển.

Mặc dù vậy, hiện nay, viện trợ vẫn rất cần thiết để lấp đầy các khoảng trống trong đầu tư trong nước, giải quyết các thất bại thị trường, và khuyến khích thêm đầu tư từ khu vực kinh tế tư nhân. Và chắc chắn là cho dù chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong vài thập niên qua, vẫn còn nhiều việc cần làm để duy trì những tiến bộ về y tế và phát triển này.

Hơn một tỷ người vẫn đang phải sống dưới mức một đô la một ngày. Mỗi năm có tới hơn ba triệu trẻ em chết khi chưa đầy một tháng tuổi. Giải quyết những vấn đề này và nhiều vấn đề dai dẳng khác – một phần trong nhóm mục tiêu đầy tham vọng của Liên Hợp Quốc tính tới năm 2030, một phần kế hoạch Các mục tiêu Phát triển Bền vững – sẽ hoàn toàn bất khả thi nếu thiếu đi dòng vốn viện trợ phát triển.

Nói như thế không có nghĩa là các chương trình viện trợ hiện có là hoàn mỹ. Ngược lại, chúng ta phải thận trọng khi tiếp tục phát triển các chương trình này. Nhưng những than phiền rằng tiền viện trợ hiện không được sử dụng hiệu quả như mong muốn có thể làm trầm trọng hóa quá mức vấn đề. Sự thật là nhờ có những chương trình viện trợ được thực hiện với chi phí hợp lý và thiết kế chuyên sâu dựa trên kinh nghiệm, những nguồn vốn bị sử dụng kém hiệu quả chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng số nguồn viện trợ đã được cấp.

Một vấn đề lớn hơn nữa chính là việc thiếu thông tin. Đó là lý do tại sao nhiều người làm việc trong lĩnh vực phát triển chúng ta phải nỗ lực hơn để cải thiện việc đối thoại với các nhà hoạch định chính sách và công chúng, cho thấy viện trợ phát triển hoạt động như thế nào và tiến bộ mà nó đã thúc đẩy ra sao.

Bất chấp một số vấn đề bất ổn tồn tại, tôi vẫn lạc quan rằng tiến bộ trong y tế và phát triển toàn cầu sẽ vẫn tiếp tục. Đã tham gia những lĩnh vực này trong gần hai thập niên, ở Liên Hợp Quốc và nay là ở Quỹ Gates, tôi biết lập luận ủng hộ cho viện trợ phát triển là rõ ràng và thuyết phục. Tôi tin thế giới sẽ không quay lưng với thách thức lịch sử là giảm bớt những cách biệt trong y tế toàn cầu, xóa bỏ đói nghèo cùng cực, và kiến thiết một thế giới an toàn và bình đẳng hơn.

Mark Suzman là Giám đốc Chiến lược và Chủ tịch Ban Chính sách và Vận động Chính sách Toàn cầu tại Quỹ Bill & Melinda Gates.

Copyright: Project Syndicate 2017 – The Truth About Development Aid


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Sự thật về viện trợ phát triển

Bản dự thảo ngân sách 2018 được chính quyền Tổng thống Donald Trump công bố gần đây đã đề xuất cắt giảm đáng kể các khoản viện trợ nước ngoài của Mỹ, gây ra một cuộc tranh luận

Nguồn: Mark Suzman, “The Truth About Development Aid,” Project Syndicate, 03/04/2017.

Biên dịch: Đỗ Thị Thu Trang | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Bản dự thảo ngân sách 2018 được chính quyền Tổng thống Donald Trump công bố gần đây đã đề xuất cắt giảm đáng kể các khoản viện trợ nước ngoài của Mỹ, gây ra một cuộc tranh luận về vai trò của những khoản chi đó trong việc cải thiện sức khỏe và phúc lợi cho những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trên thế giới. Cuộc tranh luận này là quan trọng, vì trong quá trình xóa bỏ những sự bất bình đẳng thu nhập lớn nhất trên thế giới, viện trợ đóng một vai trò cực kỳ quan trọng – và có lẽ thậm chí còn quan trọng hơn bao giờ hết – vì những lý do chưa được thấu hiểu rộng rãi.

Trong 25 năm qua, các chương trình viện trợ nước ngoài đã giúp mở ra một thời kỳ phát triển chưa từng có ở các quốc gia đang phát triển. Tỷ lệ tử vong ở trẻ nhỏ và tỷ lệ đói nghèo cùng cực đã giảm đi một nửa. Các đối tác đa phương mang tính cách tân như Quỹ Global Fund và Gavi, Liên minh Vaccine – trong đó Mỹ là nhà tài trợ lớn nhất – đã cứu mạng hàng triệu người khỏi những căn bệnh truyền nhiễm như sốt rét, HIV, hay lao. Quỹ Bill & Melinda Gates cũng luôn tự hào được đồng hành cùng những sáng kiến này trong nỗ lực giảm chi phí tiêm chủng và các biện pháp can thiệp khác, từ đó tăng cường tác động đáng kể của mình lên chất lượng y tế toàn cầu.

Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy các chương trình y tế và phát triển đem lại những lợi ích kinh tế to lớn. Ví dụ, với mỗi đô la đầu tư cho các hoạt động tiêm chủng cho trẻ, các quốc gia đang phát triển sẽ được lợi 44 đô la về mặt kinh tế.

Dù vậy, phần lớn người dân vẫn chưa nhận thức được những tiến bộ mà viện trợ phát triển đem lại. Khi tiến hành khảo sát 56.409 người tại 24 quốc gia, chỉ 1 trên 100 người biết được rằng chỉ số đói nghèo toàn cầu đã giảm đi một nửa. Hơn hai phần ba đối tượng khảo sát còn cho rằng tỷ lệ đói nghèo cùng cực đang gia tăng. Những nhận thức sai lầm rất phổ biến ấy khiến cho số phận chính trị của các nguồn ngân sách viện trợ nước ngoài càng trở nên mong manh.

Thêm vào đó, người dân ở các quốc gia viện trợ lại thường đánh giá quá mức khoản tiền mà chính phủ của họ chi cho viện trợ. Tại Mỹ, viện trợ nước ngoài chiếm chưa tới 1% ngân sách liên bang, ấy vậy mà một khảo sát ý kiến dân chúng gần đây lại cho thấy 73% dân Mỹ tin rằng viện trợ góp “một phần đáng kể” hay “một phần tương đối” vào nợ quốc gia.

Một nhận thức sai lầm khác cũng phủ bóng lên đánh giá của các nước viện trợ: quan điểm cho rằng viện trợ cho các quốc gia đang phát triển là một hành động hào phóng đơn thuần, mà không đem lại lợi ích hữu hình cho họ. Thực ra là ngược lại. Việc tài trợ cho các chương trình phát triển phục vụ cho chính lợi ích của các quốc gia viện trợ, cả về an ninh và kinh tế.

Nếu không có viện trợ, tình trạng đói nghèo và bất ổn gia tăng có thể cuốn các quốc gia phát triển dính vào các cuộc xung đột ở những nơi xa xôi và mang bất ổn tới biên giới mình dưới hình thức các cuộc khủng hoảng di cư và tị nạn, cũng như dịch bệnh. Ngược lại, khi viện trợ được sử dụng để giúp tăng thu nhập ở các nước đang phát triển, nó có thể tạo ra các việc làm hướng tới xuất khẩu tại các quốc gia cung cấp viện trợ. Trong số 15 đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ – tức là các nước tự cung tự cấp có tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ Mỹ – có tới 11 nước từng là nước nhận viện trợ.

Ngày càng nhiều quốc gia đang phát triển đang bắt đầu làm chủ tương lai của mình. Họ ngày càng đóng góp nhiều hơn vào tiến trình phát triển của chính mình, thông qua các chương trình cộng đồng trong nước với sự hỗ trợ của các chính sách tài chính và thuế khóa khôn ngoan. Đầu tư được ưu tiên cao độ cho các lĩnh vực tối quan trọng như giáo dục, chăm sóc y tế cơ bản, và gia tăng năng suất nông nghiệp, tạo nền tảng cho một tương lai thịnh vượng và tự chủ. Kinh tế và vốn tư nhân cũng ngày càng mở rộng vai trò của mình đối với các dự án phát triển.

Mặc dù vậy, hiện nay, viện trợ vẫn rất cần thiết để lấp đầy các khoảng trống trong đầu tư trong nước, giải quyết các thất bại thị trường, và khuyến khích thêm đầu tư từ khu vực kinh tế tư nhân. Và chắc chắn là cho dù chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong vài thập niên qua, vẫn còn nhiều việc cần làm để duy trì những tiến bộ về y tế và phát triển này.

Hơn một tỷ người vẫn đang phải sống dưới mức một đô la một ngày. Mỗi năm có tới hơn ba triệu trẻ em chết khi chưa đầy một tháng tuổi. Giải quyết những vấn đề này và nhiều vấn đề dai dẳng khác – một phần trong nhóm mục tiêu đầy tham vọng của Liên Hợp Quốc tính tới năm 2030, một phần kế hoạch Các mục tiêu Phát triển Bền vững – sẽ hoàn toàn bất khả thi nếu thiếu đi dòng vốn viện trợ phát triển.

Nói như thế không có nghĩa là các chương trình viện trợ hiện có là hoàn mỹ. Ngược lại, chúng ta phải thận trọng khi tiếp tục phát triển các chương trình này. Nhưng những than phiền rằng tiền viện trợ hiện không được sử dụng hiệu quả như mong muốn có thể làm trầm trọng hóa quá mức vấn đề. Sự thật là nhờ có những chương trình viện trợ được thực hiện với chi phí hợp lý và thiết kế chuyên sâu dựa trên kinh nghiệm, những nguồn vốn bị sử dụng kém hiệu quả chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng số nguồn viện trợ đã được cấp.

Một vấn đề lớn hơn nữa chính là việc thiếu thông tin. Đó là lý do tại sao nhiều người làm việc trong lĩnh vực phát triển chúng ta phải nỗ lực hơn để cải thiện việc đối thoại với các nhà hoạch định chính sách và công chúng, cho thấy viện trợ phát triển hoạt động như thế nào và tiến bộ mà nó đã thúc đẩy ra sao.

Bất chấp một số vấn đề bất ổn tồn tại, tôi vẫn lạc quan rằng tiến bộ trong y tế và phát triển toàn cầu sẽ vẫn tiếp tục. Đã tham gia những lĩnh vực này trong gần hai thập niên, ở Liên Hợp Quốc và nay là ở Quỹ Gates, tôi biết lập luận ủng hộ cho viện trợ phát triển là rõ ràng và thuyết phục. Tôi tin thế giới sẽ không quay lưng với thách thức lịch sử là giảm bớt những cách biệt trong y tế toàn cầu, xóa bỏ đói nghèo cùng cực, và kiến thiết một thế giới an toàn và bình đẳng hơn.

Mark Suzman là Giám đốc Chiến lược và Chủ tịch Ban Chính sách và Vận động Chính sách Toàn cầu tại Quỹ Bill & Melinda Gates.

Copyright: Project Syndicate 2017 – The Truth About Development Aid


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm