Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Sụp lỗ chân trâu BĐQ - Đoàn Trọng Hiếu
BĐQ Đoàn Trọng Hiếu
Ông bà ta thường nói “đi sông đi biển không chết về nhà sụp lỗ chân trâu” để ám chỉ những người khi ra khỏi lũy tre làng thì ngang dọc vẫy vùng, nhưng đôi khi có người khi trở về làng lại chỉ vì ba cái chuyện nhỏ nhoi để rồi thân bại danh liệt thậm chí còn trở thành kẻ thân tàn ma dại cũng không chừng.
Riêng đối với anh em lính tráng chúng tôi, đặc biệt là những người trong các đơn vị tổng trừ bị trực thuộc BộTổng Tham Mưu như SĐ Nhảy Dù, SĐ TQLC, LĐ81 BCD và một số LĐ BĐQ, hoặc trừ bị cuả các Quân Đoàn như các LĐ BĐQ của các quân khu, thì việc được hành quân chung quanh khu vực ngoại ô Thủ Đô Sài Gòn được coi như “trở về nhà nghỉ dưỡng quân”.
Nhưng cái việc “trở về nhà nghỉ dưỡng quân”này cũng chưa phải là cái phần thưởng sau những tháng ngày trèo non băng rừng lội suối. Cái hạnh phúc nhỏ nhoi này vẫn chập chờn hình bóng của tử thần rình rập đâu đây, để đêm đêm vẫn có ánh hoả châu soi rọi trên đầu và kẻ thù vẫn lẩn quẩn chung quanh như những con chuột nhắt lúc ẩn lúc hiện. Nhìn về đằng sau hướng Sài Gòn ánh sáng vẫn hắt lên bầu trời, ở nơi đó ánh đèn màu và tiếng nhạc vàng vẫn réo rắt từng đêm. Dường như chiến tranh không hề hiện diện ở nơi đây, hay có hiện diện chăng thì cũng chỉ với những người mẹ người cha đang có con ngoài trận địa, hay những người vợ ngày đêm đang thấp thỏm tin chồng.
Đầu năm 1969, sau những năm dài tăng cường cho Sư Đoàn 18 BB, ngang dọc vẫy vùng vùng Rừng Lá, Tánh Linh, Cây Gáo, Suối Nghệ, Ông Đồn, Bình Ba Bình Giả, Tiểu đoàn 52 Biệt Động Quân chúng tôi được đưa về hành quân ven đô chống pháo kích. Chân ướt chân ráo chưa đầy một tháng thì thiếu uý Thạch Hội, Khóa 23TĐ thuộc Đại Đội 1, tử trận khi đạp phải một quả 105 gài trên bờ ruộng chỉ cách hãng Xi Măng Hà Tiên không hơn một cây số, vào đúng giữa trưa một ngày chủ nhật khi nam thanh nữ tú của Sài Gòn đang dập dìu chở nhau trên những chiếc Honda ra ngoại ô đến với những căn chòi lá ven xa lộ với những cái tên mộc mạc nhưng thơ mộng hữu tình như Quán Chờ, Quán Nhớ, Quán Mến, Quán Thương v…v...
Đêm đi gác xác Thạch Hội ở nhà xác Tổng Y Viện Cộng Hoà, ông anh của Thạch Hội yêu cầu anh em đi với ông ra Ngã Năm Chuồng Chó làm một chầu khô thiều, rượu đế cho ngật ngưỡng quên đời. Anh em đồng ý đi nhậu nhưng vẫn luân phiên từng cặp ở lại gác xác bạn bè. Sáng hôm sau khi chào Thạch Hội lần cuối thì chiếc xe Dodge cuả tiểu đoàn lên để chở quan tài anh về Châu Đốc. Mắt tên nào cũng đỏ hoe vì thương bạn bè đồng đội, vì cả đêm thức trắng, và cũng vì cả một đêm thương mình nên nốc rượu quên đời.
Chưa đầy tuần sau lại sang Tôn Đản gác xác chuẩn uý Hùng, khóa 2/68 thuộc Đại Đội 3 Trinh Sát. Anh bị Việt cộng phục kích ngay khu vực cầu Gò Dưa Thủ Đức, nơi có mấy ngôi mộ nằm cách đường không đầy năm chục mét lúc trời vừa chập choạng nhá nhem tối. Cái chết cuả chuẩn úy Hùng khiến trung úy đại đội trưởng Đào Văn Năng giận điên người, nên ông hạ lệnh toàn đại đội cạo trọc đầu thề phải trả thù và chỉ được để tóc khi mối thù được trả. Chính ông hằng đêm dẫn một toán phục kích rình bọn chúng hết ruộng mía này đến ruộng mía khác. Rồi vào một đêm toán phục kích đã bắn hạ được 3 tên và lấy lại đúng hai cây M16 bị mất mấy ngày trước. Mối thù đã được trả và anh em ĐĐ3 Trinh Sát lại được có tí chỏm tóc trên đầu.
Dân Sài Gòn ngày đó có ai biết là bên đây chân cầu xa lộ có những ống cống lớn đang nằm chờ được lắp đặt để dẫn nước, là nơi hẹn hò của nhiều cặp tình nhân kéo nhau vào làm chuyện “mèo mả gà đồng”, thì đối diện bên kia chỉ cách chân cầu hơn năm trăm mét, chuẩn uý Nguyễn Xuân Quý, khóa 26 Thủ Đức thuộc Đại Đội 2, đã gởi lại đôi chân vào một chiều mưa tầm tã khi trung đội của anh đang lục soát đám dừa nước để bảo vệ mấy cái cầu tầu của Quân Vận.
Tháng 7/1969, nhân một cơn sốt rét quật ngã đang trong lúc hành quân, tôi được trực thăng Mỹ bốc thẳng về Tổng Y Viện Cộng Hoà với đủ cả áo giáp nón sắt và cây M16. Cũng xin nói sơ qua một chút về cái căn bệnh quái ác mà đa số anh em lính trận ở rừng thường vướng phải. Nó như một “căn bệnh giả đò”, lúc thì vừa mới lên cơn sốt hầm hập tưởng như bốc lửa trong người, ấy thế mà chỉ dăm mười phút sau thì cái lạnh từ trong xương tủy lạnh ra cho dù có quấn quanh người bằng mấy lớp poncho cũng không hết lạnh, người run lẩy bẩy răng đánh bò cạp lập cập. Thường thì cứ vài ba ngày lại lên cơn sốt một lần, lên cơn riết rồi cũng quen nên trở thành “sốt rét kinh niên”. Rồi cứ Cloroquine và rượu đế nốc vào thì con ma sốt rét cũng phải chui vào hang hốc nào đó nằm chờ “phục kích”, nhưng khi con bệnh “lọt ổ phục kích” rồi thì việc điều trị cũng nhiêu khê và không dễ gì trị “tuyệt căn”, “ tuyệt nọc” cho được.
Khi được trực thăng bốc thì tôi vừa qua khỏi trạng thái sốt chuyển sang rét. Nằm trên sàn trực thăng gió cuốn vào càng làm cho tôi co quắp run lẩy bẩy. Ấy vậy mà chỉ sau hơn 30 phút bay khi càng trực thăng chạm bãi đáp thì cơn sốt đã biến đâu mất thật đúng là “bệnh giả đò”. Rời trực thăng leo lên chiếc xe Dogde Hồng Thập Tự, tôi không quên xách theo cây M16. Chiếc xe ngừng ở khu nhận bệnh. Vì là bệnh nội khoa nên tôi được yêu cầu chờ đến 3 chiều sẽ được chuyển sang Quân Y Viện Trần Ngọc Minh. Còn gần ba tiếng nữa, cứ như lính trận đang hành quân với đầy đủ súng đạn áo giáp nón sắt, tôi lang thang trong khu ngoại thương hỏi thăm nơi nằm điều trị của Ch/u Quý.
Gặp nhau tay bắt mặt mừng, tôi nhìn Quý với đôi chân đã bị cắt trên đầu gối mà thương cảm ái ngại không những cho Quý mà ngay cho cả chính mình, vì biết đâu điều này cũng sẽ đến với mình. Quý lan man hỏi tôi về chuyện đơn vị, về vị tiểu đoàn trưởng mới, đại uý Lê Quý Dậu, về chuyện một loạt các đại đội trưởng và trưởng ban 3 bị thuyên chuyển ra vùng 2 vì đi nhậu rồi quậy đúng ngay vào quán của một xếp lớn ở BKTĐ. Quý cũng cho biết anh được tiểu đoàn tạm thời cấp một xe Jeep để xử dụng chờ ngày xuất viện v… v…
Đang ngồi chơi với Quý thì tôi lại lên cơn sốt, nên mấy ông y tá trực vội vàng đặt tôi lên băng ca đo máu, đo nhiệt, vào nước biển, và đặt lên một chiếc Jeep Hồng Thập Tự hú còi inh ỏi chạy về Quân Y Viện Trần Ngọc Minh. Sau hơn hai tháng điều trị, con ma sốt rét tạm ẩn vào địa đạo, và suốt trong những tháng năm sau đó nó chỉ hành hạ tôi vào những ngày trời bắt đầu trở lạnh và tết đã sắp sang. Rồi có lẽ khi đi tỵ nạn tại Hoa Kỳ nó đã bị tôi bỏ lại tại Việt Nam nên gần hai mươi năm nay không bị nó “phục kích” nữa, nhưng “hậu quả chiến tranh” cũng để lại cho lá gan của tôi còn lâu mới chữa được.
Anh em tôi, bạn bè chiến hữu tôi “Sụp lỗ chân trâu” như thế đấy, nên có người mạng vong có người tàn phế. Còn tôi cũng chẳng tài giỏi gì, không những sụp mà còn sụp vài lần, nhưng nhờ may mắn phúc đức ông bà, ơn trên Trời Phật độ trì nên tai qua nạn khỏi. Nói như thế không có nghĩa là những anh em kia không may mắn, không được Trời Phật độ trì, nhưng bởi vì “Trời gọi ai nấy dạ” hơn nữa “giầy dép còn có số” mà thôi.
Vào khoảng tháng 9/69, sau khi xuất viện từ QYV Trần Ngọc Minh tôi trở về đơn vị, là Đại Đội 3/ TĐ52BĐQ. Ngay buổi chiều vừa về đến nơi thì đại uý Phạm Văn Thương, đại đội trưởng, chỉ thị cho tôi phải xuống ngay trung đội 2 đang nằm cận cửa Đông Môn, để thay thế cho chuẩn uý Tùng vừa mới ra trường được ít ngày. Đây là nơi tiếp giáp cuả một nhánh sông nhỏ phát xuất từ khu vực Hang Nai, Phước Thiền đổ vào sông Đồng Nai, điểm ngăn chặn bọn chủ lực miền xâm nhập vào vùng ven đô bằng đường thủy. Từ cửa Đông Môn này chúng thường giả dân chài đi câu tôm xâm nhập vào Thủ Đức, sau khi vượt qua một cù lao được coi là vùng oanh kích tự do. Lý do tôi phải xuống thay chuẩn úy Tùng vì từ hôm nhận trung đội 2 nằm tại đây, anh lo âu thái quá do chưa quen với căng thẳng của trận mạc. Anh phải tạm về, theo ban chỉ huy đại đội, cho quen dần. Phải mất gần nưả giờ, chiếc “ho bo” hai máy mới đưa tôi từ ban chỉ huy đại đội nằm bên bờ sông Đồng Nai, cạnh xa lộ Biên Hoà đến được cửa Đông Môn. Chuẩn uý Tùng đã được báo trước nên khi “ho bo” vừa ủi vào là anh đã sẵn sàng xuống tàu. Sau mấy câu chào hỏi tôi ra dấu cho chiếc “ho bo”trở về.
Quân số tham chiến của một trung đội lúc này thật thấp chỉ khoảng 15 người nên không còn 3 tiểu đội nữa mà chỉ còn 3 tổ (hai tổ khinh binh và một tổ đại liên M60). Tôi gọi ba tổ trưởng lại hỏi sơ qua về tình hình trong khu vực trách nhiệm rồi phân chia trách nhiệm cụ thể cho từng tổ. Một trong hai tổ trưởng khinh binh là Binh nhất Nguyễn Việt Hưng, một người rất đặc biệt. Anh là một sinh viên trong Tổng hội sinh viên Sài Gòn, bị đưa vào Quang Trung rồi ra đơn vị Sư Đoàn 5 BB với lệnh cấm về lại Sài Gòn. Một lần lén về Sài Gòn thăm vợ là một nữ giáo sư đệ nhị cấp đang dạy tại trường trung học Ngô Quyền Biên Hoà, anh bị An Ninh Quân Đội bắt. Sau đó, anh bị đi “lao công đào binh” 6 tháng tại Tiểu Đoàn 52 BĐQ. Khi phục hồi, anh được đưa về ĐĐ3.
Tôi biết Hưng từ ngày đó, anh là một binh nhì trí thức và đặc biệt là năng khiếu lãnh đạo chỉ huy. Có lần tôi nói Hưng nên làm đơn theo học khóa SQTB nhưng Hưng nói với tôi là khi nào có khóa HSQ thì cho Hưng đi. Cách đây mấy tháng Hưng nhận Sự Vụ Lênh về trình diện Bộ Chỉ Huy Biệt Động Quân. Ít ngày sau, Hưng ghé thăm tôi ăn mặc như một công chức cao cấp đi xe mang bảng số NG. Tôi chẳng biết cậu ta làm việc, gì nhưng sau hơn hai tháng lại thấy vác balô về đơn vị. Năm 1971 Hưng bị thương tại Dambe và kể từ đó tôi không gặp lại. Sau này, tôi nghe đâu Hưng là một trong những nhân vật chủ chốt vụ Nhà Thờ Vinh Sơn.
Trở lại cái vị trí đóng quân tại cửa Đông Môn. Đây là một cái gò cao hơn bờ sông chừng hơn một mét, chiều rộng khoảng hơn 15 mét đường kính khi nước rút, nhưng khi nước lên thì hầu như chìm dưới mặt nước một vài phân. Đêm đầu tiên phía bên trong không thấy động tĩnh gì, còn bên ngoài thì có lác đác vài ba chiếc thuyền đi câu tôm bằng điện. Tiếng máy điện nổ, xen lẫn với tiếng gió rì rào và tiếng sóng đập vào bờ, buồn muốn nẫu người.Ánh đèn hắt lên từ hướng Sài Gòn lại càng thêm ray rứt.
Tôi không có nhiều kỷ niệm với Sài Gòn vì tôi chỉ là cậu học trò nghèo tỉnh lẻ lên trọ học. Kỷ niệm có chăng chỉ là những buổi chiều cùng vài ba thằng bạn ngồi đấu láo ở quán Cà phê Thu Hương, cạnh tiệm bán hòm gỗ Tobia góc Hai Bà Trưng và Hiền Vương, hay những chiều rủ nhau vào rạp ciné chiếu thường trực Vĩnh Lợi làm một xuất, xong ghé uống một ly nước mía Viễn Đông, rồi đèo nhau chở ba trên chiếc velo về khu Phú Nhuận. Sài Gòn với tôi chỉ có thế mà thôi. Vậy mà giờ đây khi mất rồi tôi vẫn nhớ, vẫn thương ray rứt.
Sang ngày thứ hai khi chiều xụp tối, tôi yêu cầu hai tổ khinh binh lục soát các lùm dừa nước trong phạm vi bán kính 500 mét, khi trở về gài lại một số mìn claymore và lựu đạn. Đêm nay tự nhiên tôi cảm thấy linh tính báo cho biết có điều không ổn. Nằm trằn trọc trên võng không chợp mắt được, tôi quay sang nói với Phương người Hạ Sĩ mang máy truyền tin,
- Ê Phương! Sao đêm nay tao cảm thấy khó ngủ quá. Đ..m, không biết có chuyện gì đây?
- Tui cũng không ngủ được. Mấy hôm trước lúc ông chưa về, có mấy cái ghe cứ lảng vảng quanh đây nên mình phải đuổi họ ra xa. Chuẩn uý Tùng, mới về, sợ quá cứ lâm râm cầu khấn sáng đêm mấy hôm liền làm tui cũng ớn luôn.
- Thôi để tao đi kiểm soát mấy vọng gác xem sao.
Nói xong tôi xỏ chân vào đôi giầy ướt mem rồi đảo một vòng. Nếu địa thế bình thường thì thường vọng gác phải xa phòng tuyến ít nhất là mười mét, nhưng địa thế ở đây ngập nước nên đành phải cho ngồi gác ngay trên phòng tuyến nơi mực nước khi dâng lên cao nhất cũng ngang mắt cá chân. Có thể nói trong thời gian này đôi giầy chẳng bao giờ khô. Dừng lại quan sát dọc bờ sông nơi tiếp giáp cửa Đông Môn một lát, trời tối đen nên tầm nhìn chỉ chừng vài mét, không thấy động tĩnh gì tôi quay trở lại. Để cả đôi giầy ướt, tôi vừa đặt lưng xuống võng thì một tiếng nổ lớn phát xuất từ phía bờ sông, phản ứng rất nhanh tôi chạy ra phòng tuyến hướng vừa nổ la lớn,
- Thằng Bảy (xạ thủ đại liên M60) bắn cặp dọc bờ sông, thằng Minh (xạ thủ M79) đẩy vài trái vào những lùm dừa nước trước mặt, thằng Long (M79)bắn qua bên kia bờ rạch. Không thấy thằng Long tác xạ, tôi lao vào lều nó thấy nó còn nằm trên võng tôi lấy tay đẩy vào đầu võng,
- Đ.m, Việt cộng tấn công mà còn ngủ.
Cũng không nhúc nhích, tôi rọi đèn thì thấy toàn bộ nửa người bên phải và mặt của nó nát bấy. Tôi phóng sang lều bên cạnh thì thằng Đời đang rên, máu và hơi phọt ra từ phía sau lưng. Vì không có y tá nên tôi vội xé một miếng poncho lớn đắp ngay vào vết thương rồi quấn băng cá nhân chặt lại để giữ hơi cho nó. Thằng Phương vác máy chạy theo sau nói với tôi là ban chỉ huy đại đội muốn biết tình hình thế nào, tôi nói với nó,
- Mày báo lên đại đội là mình bị nó đặt mìn, một đi phép dài hạn, một ngắn hạn cần tải thương.
Sau khi bắn mà không thấy chúng bắn trả tôi yêu cầu ngưng tác xạ. Không gian lại trở nên yên tĩnh, trong khi tiếng nổ máy phát điện cuả mấy cái ghe câu tôm vẫn vang vọng trên mặt sông. Nửa giờ sau thiếu uý Khuê phụ tá ban 3 tiểu đoàn báo cho biết anh đang cùng với trực thăng sẽ đến chừng 5 phút nữa. Tôi cho khiêng Long và Đời ra cái khoảng trống mênh mông nước tới ngang lưng quần đợi sẵn. Khi trực thăng là đà trên mặt nước là hai người được chuyển lên và cất cánh liền. Tôi gọi thiếu uý Khuê để xác nhận là đã nhận đủ hai người chưa thì anh cho biết bọn trực thăng Mỹ chỉ chở bị thương chứ không chịu chở người chết vì thế chỉ có mình thằng Đời thôi. Thế là trừ ba người gác còn mười người còn lại giăng hàng ngang nằm nghỉ. Đi qua, đi lại hơn nửa tiếng, tôi vẫn không thấy thằng Long đâu. Làm sao mất tích được? Sau đó, thiếu uý Khuê cho biết là lúc trực thăng đáp xuống TYV Cộng Hòa khi kéo hai cái cửa ra thì thấy thằng Long được đặt ngồi ở chỗ cái ghế bên hông. Thì ra lúc chuyển lên tàu tên Mỹ đã đặt nó vào đấy rồi kéo cửa lại. Sáng hôm sau phát giác một chiếc cọc tre đặc dài chừng hơn 4 thước và hơn trăm thước dây điện. Thì ra chúng nó đã men theo bờ lội vào, dùng chiếc cọc tre này để dương trái mìn lên cao rồi ròng dây điện ra xa bấm nổ. Chỗ chúng đặt trái mìn hướng vào đúng nơi tôi đẵ đứng trước đó chừng vài phút. Thế mới hiểu ranh giới giữa cái sống và cái chết chỉ trong gang tấc.
Một lần khác khi nằm tiền đồn ở cách chiếc cầu xập chừng hơn năm trăm mét trong khu vực xóm Lò Lu thuộc Thủ Đức, khu vực này đã bỏ hoang từ sau Tết Mậu Thân. Đây là vùng trải dài từ cầu Rạch Chiếc kéo đến xóm Lò Lu do tên Chột là xã đội trưởng. Một đêm trời mưa hơi nặng hạt, trung đội nằm trên con đường đá không căng võng được, tôi cùng Phương truyền tin và thằng Hùng đệ tử nằm chung dưới hai cái poncho ghép vào. Bỗng thằng Hùng lay tôi dậy và nói - Thiếu uý ơi, thằng Hội ngã rồi!
Nói xong lại thấy nó ngủ, tôi lay nó dậy hỏi nó nói cái gì thì nó bảo nó có nói gì đâu. Được vài phút sau nó lại lay tôi và lập lại như trước “Thiếu uý ơi thằng Hội ngã rồi” rồi cũng lại thấy nó ngủ. Lần này tôi dựng nó dậy hẳn hỏi và cũng được nó trả lời như trước. Tôi xỏ giầy đứng dậy khoác cái poncho bông đội nón sắt vào và đi kiểm soát, đến vọng gác cuối thì thấy thằng Hội đang trùm poncho ngồi gác. Tôi hỏi nó thấy gì khả nghi không, nó cho biết không có gì. Tôi nhắc chừng nó cẩn thận coi chừng tụi VC theo mấy mương cau bò vào nhất là vì trời mưa. Nó vừa nói vừa quơ cây M16 qua lại - Thiếu uý yên tâm. Đ.m., nó mà bò vô tôi cho nó một băng là nó chết mẹ.
- Ừ thì tao nhắc chừng mày cẩn thận vậy mà.
Nói xong tôi quay trở về vị trí được chừng non chục mét thì một tiếng nổ từ phía sau lưng. Một làn hơi mạnh thổi qua hai ống chân tôi, một loạt M16 của thằng Hội phản ứng lại. Tên VC chạy vướng mìn chiếu sáng. Thế là hoả lực tập trung vào khiến nó nằm chết dí ở cái mương cau cách khoảng 50 mét miệng. Trái mìn đã cướp đi mạng sống của thằng Bảy xạ thủ đại liên còn thằng Hội thì bị gẫy chân, còn tôi thì cái áo poncho lũng hơn mười lỗ ở phía dưới chân. Nếu nó cho nổ sớm chỉ chừng hai phút không biết số phận tôi sẽ như thế nào?
Lần “sụp lỗ chân trâu” sau cùng vào ngày 21-3-1975, khi tôi đang làm ban 3 cho tiểu đoàn 86 BĐQ. Một tiểu đoàn vừa được thành lập từ các tiểu đoàn Quân Cảnh cộng thêm với số tân binh vừa mãn khóa tại Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Động Quân Dục Mỹ. Trước đó hai ngày, tôi được lệnh xuống bộ chỉ huy nhẹ của tiểu đoàn tạm thay thế cho đại úy Viễn, tiểu đoàn phó, đi công tác đồng thời cũng tạm coi Đại đội 1 cho trung uý Văn đi phép vợ sanh. Bộ chỉ huy nhẹ đóng ngay Chợ Đệm trong khu dân cư sát bờ sông, trong vòng đai phòng thủ có một căn nhà lợp lá dừa của một cụ già ngót bảy chục. Buổi chiều vừa đến vị trí thì ông cụ gặp tôi xin phép là ngày mai làm đám trăm ngày cho bà vợ nên trưa mai có mời thày và một số bà con đến. Dĩ nhiên là tôi đồng ý vì mình đóng quân trong khu đất của dân.
Ngày hôm sau tôi yêu cầu thượng sĩ Giáo, thường vụ đại đội, tăng cường thêm một vọng gác ngay cây súng cối 81 giữa sân để đề phòng bất trắc nếu có, chứ cũng không nghi ngờ gì nhiều. Ngay sáng sớm đã thấy có hai ba người đến nấu nướng. Vào lúc 11 giờ có khoảng gần ba chục người trong đó có vài phụ nữ, gần mười người trạc chừng từ ngoài hai mươi, số còn lại sồn sồn trên dưới năm mươi, ngoài ra còn có một thầy khoảng ngoài ba mươi trụ trì ở một ngôi chùa ở sâu phía bên trong. Sau gần nửa giờ tụng kinh mọi người bắt đầu ăn nhậu ngoài sân, ông cụ chủ nhà cũng mời tôi đến dự, vì xã giao tôi cũng nhận lời làm chừng hai ly “xây chừng” rồi cáo từ.
Tối hôm đó vào khoảng hơn 11giờ, đại đội 2 nằm bên kia cách bờ sông chừng non cây số nghi ngờ có địch di chuyển nên trung uý Việt xin bắn cho vài trái sáng. Khẩu đội 81 chỉ còn duy nhất người khẩu đội trưởng nên tôi và người mang máy truyền tin phải kéo cái máy PRC25 ra ụ súng phụ với anh ta. Sau khi bắn xong vài trái sáng tôi hỏi Việt có thấy động tĩnh gì không và được trả lời là không phát giác gì. Vừa đặt lưng lên võng thì ngay trong phòng tuyến nhiều tiếng lựu đạn nổ, tiếng hô xung phong, chỉ có một tràng M16 phản ứng lại rồi tắt ngủm. Ngay lập tức tôi chồm dậy đeo giây ba chạc vào thì đã thấy lố nhố ngoài sân quanh khẩu 81 chừng sáu, bảy tên lao về phía tôi miệng la “Bắt sống thằng đại uý Hiếu”. Không chần chờ, tôi quăng về hướng đó một trái lựu đạn, hét vào trong ống liên hợp “Bể rồi hãy bắn lên đầu tôi”, rồi kéo chiếc PRC25 nhẩy xuống sông, theo sau tôi là thằng Lợi. Bọn VC ném theo vài quả lựu đạn và quét theo vài tràng AK nhưng may mắn cho thày trò tôi là chúng tôi không lội ra mà lại chui vào cái lùm ô rô phủ trên bờ sông.
Bên kia sông ba chiếc ghe tam bản phóng sang rất nhanh cặp vào bờ sát cạnh chúng tôi không đầy 5 thước.Thằng Lợi ra dấu muốn bơi ra ngoài rồi thoát ra khỏi chỗ này. Tôi gật đầu. Nó nhẹ nhàng len lén thoát đi, còn tôi vì bơi lội kém và vả lại chúng bắt đầu chuyển chiến lợi phẩm xuống ghe nên đành nép vào bụi ô rô không dám thở mạnh vì ngoài mấy tên đang chuyển súng xuống ghe thì có một tên đang đứng ngay phía trên chỉ huy hối thúc chúng nhanh lên. Qua lời đối đáp bọn kia gọi tên này là anh Ba nên tôi đoán ra ngay tên này là Ba Điệp, xã đội trưởng Bắc Bình Chánh. Không thấy pháo binh bắn theo yêu cầu, tôi bóp ống liên hợp ba lần nhưng không có tín hiệu vì máy chìm dưới nước khá lâu nên đã không còn hoạt động.
Không đầy mười phút sau ba chiếc ghe rời bờ băng qua bên kia sông biến mất vào trong màn đêm. Tôi chợt thấy ánh lưả hắt xuống sông thì ra bọn chúng nổi lửa đốt căn nhà lá. Tiếng ồn ào cũng giảm dần rồi im bặt chỉ còn tiếng lách tách của ngọn lửa. Đợi khoảng gần nửa tiếng sau không thấy động tĩnh gì, tôi men theo tìm chỗ leo lên bờ. Dưới ánh lưả leo lét cuả căn nhà đã bị thiêu rụi tôi bò lại ụ súng cối, cây 81 và một bó súng khoảng 6 cây M16 của những anh em vắng mặt được bó lại đặt ở đây đã bị chúng mang đi. Tôi đảo quanh phòng tuyến chỉ thấy vài cái poncho bị đạn bắn thủng, ngoài ra không một dấu vết gì về nhân mạng. Quá phẫn uất tức tưởi vì “sụp lỗ chân trâu” quá nặng nề, tôi quỳ hai gối giữa sân, mông đặt lên hai gót chân, mà nước mắt dàn dụa. Không ngờ mình lại rơi vào cái hoàn cảnh thân bại danh liệt này. Gần tờ mờ sáng thằng Lợi quay trở lại vị trí, khi lò mờ thấy tôi nó lên tiếng trước,
- Đại uý đó hả, đại úy?
Tôi chỉ trả lời “ừ” rồi tiếp tục trong tư thế bất động, nước mắt vẫn tuôn trào, thằng Lợi dường như thấu hiểu nỗi đau của tôi nên nó ngồi yên không nói thêm lời nào.
Khi trời hừng sáng, tôi thấy lố nhố một số anh em, một vài người ở khu gò mả, một vài người rải rác trên các bờ ruộng cách xa vào khoảng năm trăm mét. Tôi bảo Lợi ra kêu họ. Sau gần hai mươi phút, hơn 15 người lũ lượt kéo vào. Chuẩn uý Hùng, trung đội trưởng mới ra trường được hơn một tháng, khi thấy chúng dùng lựu đạn tấn công từ sau lưng anh hoảng hốt cùng vài người bỏ chạy khỏi phòng tuyến ra khu gò mả. Sáng nay tập họp lại chỉ có hai người bị thương nhẹ vì miểng lựu đạn. Không ai thấy thượng sĩ Giáo và khoảng gần chục người của ban chỉ huy đại đội đâu.
Khoảng 8 giờ sáng, thiếu tá Trần Tiễn San, tiểu đoàn trưởng cùng một trung đội của đại đội 3 vào đến, theo sau có thượng sĩ Giáo và số anh em còn lại. Ông cho biết mọi người đều an toàn. Như vậy về nhân mạng không bị thiệt hại trong vụ “sụp lỗ chân trâu” lần này, nhưng về mặt vũ khí thì quả nặng nề. Đến giữa trưa khi đám tro đã nguội, tôi khám phá ra dưới chân cái tủ thờ là một cái hầm khá lớn có thể chứa chừng mười người. Như vậy một đám giỗ giả đã được tổ chức để một số người sau khi tham dự đã ém quân lại trong cái hầm này. Lỗi của tôi đã quá tin người, tin vào một lảo già ngoài sáu mươi, mà bề ngoài trông rất chất phác, khó nghi ngờ. Thảo nào mà sau vụ tấn công ông này cũng biến mất. Vài ngày sau ông thầy chùa cũng không còn “trụ trì” ngôi chùa ở sâu phía bên trong.
Một bài học để đời trong chiến tranh, là kẻ thù luôn luôn xảo quyệt, chúng có thể giả dạng bất cứ người nào chung quanh chúng ta. Phải kiểm tra kỹ trước khi đặt lòng tin vào bất cứ một ai, luôn biết nghi ngờ để đề phòng với những không quen biết. Nếu có dịp làm lại chắc chắn sẽ không rơi vào lỗi lầm vô cùng đáng khiển trách kể trên./.
bietdongquan.com
Sinh Tồn chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Sụp lỗ chân trâu BĐQ - Đoàn Trọng Hiếu
BĐQ Đoàn Trọng Hiếu
Ông bà ta thường nói “đi sông đi biển không chết về nhà sụp lỗ chân trâu” để ám chỉ những người khi ra khỏi lũy tre làng thì ngang dọc vẫy vùng, nhưng đôi khi có người khi trở về làng lại chỉ vì ba cái chuyện nhỏ nhoi để rồi thân bại danh liệt thậm chí còn trở thành kẻ thân tàn ma dại cũng không chừng.
Riêng đối với anh em lính tráng chúng tôi, đặc biệt là những người trong các đơn vị tổng trừ bị trực thuộc BộTổng Tham Mưu như SĐ Nhảy Dù, SĐ TQLC, LĐ81 BCD và một số LĐ BĐQ, hoặc trừ bị cuả các Quân Đoàn như các LĐ BĐQ của các quân khu, thì việc được hành quân chung quanh khu vực ngoại ô Thủ Đô Sài Gòn được coi như “trở về nhà nghỉ dưỡng quân”.
Nhưng cái việc “trở về nhà nghỉ dưỡng quân”này cũng chưa phải là cái phần thưởng sau những tháng ngày trèo non băng rừng lội suối. Cái hạnh phúc nhỏ nhoi này vẫn chập chờn hình bóng của tử thần rình rập đâu đây, để đêm đêm vẫn có ánh hoả châu soi rọi trên đầu và kẻ thù vẫn lẩn quẩn chung quanh như những con chuột nhắt lúc ẩn lúc hiện. Nhìn về đằng sau hướng Sài Gòn ánh sáng vẫn hắt lên bầu trời, ở nơi đó ánh đèn màu và tiếng nhạc vàng vẫn réo rắt từng đêm. Dường như chiến tranh không hề hiện diện ở nơi đây, hay có hiện diện chăng thì cũng chỉ với những người mẹ người cha đang có con ngoài trận địa, hay những người vợ ngày đêm đang thấp thỏm tin chồng.
Đầu năm 1969, sau những năm dài tăng cường cho Sư Đoàn 18 BB, ngang dọc vẫy vùng vùng Rừng Lá, Tánh Linh, Cây Gáo, Suối Nghệ, Ông Đồn, Bình Ba Bình Giả, Tiểu đoàn 52 Biệt Động Quân chúng tôi được đưa về hành quân ven đô chống pháo kích. Chân ướt chân ráo chưa đầy một tháng thì thiếu uý Thạch Hội, Khóa 23TĐ thuộc Đại Đội 1, tử trận khi đạp phải một quả 105 gài trên bờ ruộng chỉ cách hãng Xi Măng Hà Tiên không hơn một cây số, vào đúng giữa trưa một ngày chủ nhật khi nam thanh nữ tú của Sài Gòn đang dập dìu chở nhau trên những chiếc Honda ra ngoại ô đến với những căn chòi lá ven xa lộ với những cái tên mộc mạc nhưng thơ mộng hữu tình như Quán Chờ, Quán Nhớ, Quán Mến, Quán Thương v…v...
Đêm đi gác xác Thạch Hội ở nhà xác Tổng Y Viện Cộng Hoà, ông anh của Thạch Hội yêu cầu anh em đi với ông ra Ngã Năm Chuồng Chó làm một chầu khô thiều, rượu đế cho ngật ngưỡng quên đời. Anh em đồng ý đi nhậu nhưng vẫn luân phiên từng cặp ở lại gác xác bạn bè. Sáng hôm sau khi chào Thạch Hội lần cuối thì chiếc xe Dodge cuả tiểu đoàn lên để chở quan tài anh về Châu Đốc. Mắt tên nào cũng đỏ hoe vì thương bạn bè đồng đội, vì cả đêm thức trắng, và cũng vì cả một đêm thương mình nên nốc rượu quên đời.
Chưa đầy tuần sau lại sang Tôn Đản gác xác chuẩn uý Hùng, khóa 2/68 thuộc Đại Đội 3 Trinh Sát. Anh bị Việt cộng phục kích ngay khu vực cầu Gò Dưa Thủ Đức, nơi có mấy ngôi mộ nằm cách đường không đầy năm chục mét lúc trời vừa chập choạng nhá nhem tối. Cái chết cuả chuẩn úy Hùng khiến trung úy đại đội trưởng Đào Văn Năng giận điên người, nên ông hạ lệnh toàn đại đội cạo trọc đầu thề phải trả thù và chỉ được để tóc khi mối thù được trả. Chính ông hằng đêm dẫn một toán phục kích rình bọn chúng hết ruộng mía này đến ruộng mía khác. Rồi vào một đêm toán phục kích đã bắn hạ được 3 tên và lấy lại đúng hai cây M16 bị mất mấy ngày trước. Mối thù đã được trả và anh em ĐĐ3 Trinh Sát lại được có tí chỏm tóc trên đầu.
Dân Sài Gòn ngày đó có ai biết là bên đây chân cầu xa lộ có những ống cống lớn đang nằm chờ được lắp đặt để dẫn nước, là nơi hẹn hò của nhiều cặp tình nhân kéo nhau vào làm chuyện “mèo mả gà đồng”, thì đối diện bên kia chỉ cách chân cầu hơn năm trăm mét, chuẩn uý Nguyễn Xuân Quý, khóa 26 Thủ Đức thuộc Đại Đội 2, đã gởi lại đôi chân vào một chiều mưa tầm tã khi trung đội của anh đang lục soát đám dừa nước để bảo vệ mấy cái cầu tầu của Quân Vận.
Tháng 7/1969, nhân một cơn sốt rét quật ngã đang trong lúc hành quân, tôi được trực thăng Mỹ bốc thẳng về Tổng Y Viện Cộng Hoà với đủ cả áo giáp nón sắt và cây M16. Cũng xin nói sơ qua một chút về cái căn bệnh quái ác mà đa số anh em lính trận ở rừng thường vướng phải. Nó như một “căn bệnh giả đò”, lúc thì vừa mới lên cơn sốt hầm hập tưởng như bốc lửa trong người, ấy thế mà chỉ dăm mười phút sau thì cái lạnh từ trong xương tủy lạnh ra cho dù có quấn quanh người bằng mấy lớp poncho cũng không hết lạnh, người run lẩy bẩy răng đánh bò cạp lập cập. Thường thì cứ vài ba ngày lại lên cơn sốt một lần, lên cơn riết rồi cũng quen nên trở thành “sốt rét kinh niên”. Rồi cứ Cloroquine và rượu đế nốc vào thì con ma sốt rét cũng phải chui vào hang hốc nào đó nằm chờ “phục kích”, nhưng khi con bệnh “lọt ổ phục kích” rồi thì việc điều trị cũng nhiêu khê và không dễ gì trị “tuyệt căn”, “ tuyệt nọc” cho được.
Khi được trực thăng bốc thì tôi vừa qua khỏi trạng thái sốt chuyển sang rét. Nằm trên sàn trực thăng gió cuốn vào càng làm cho tôi co quắp run lẩy bẩy. Ấy vậy mà chỉ sau hơn 30 phút bay khi càng trực thăng chạm bãi đáp thì cơn sốt đã biến đâu mất thật đúng là “bệnh giả đò”. Rời trực thăng leo lên chiếc xe Dogde Hồng Thập Tự, tôi không quên xách theo cây M16. Chiếc xe ngừng ở khu nhận bệnh. Vì là bệnh nội khoa nên tôi được yêu cầu chờ đến 3 chiều sẽ được chuyển sang Quân Y Viện Trần Ngọc Minh. Còn gần ba tiếng nữa, cứ như lính trận đang hành quân với đầy đủ súng đạn áo giáp nón sắt, tôi lang thang trong khu ngoại thương hỏi thăm nơi nằm điều trị của Ch/u Quý.
Gặp nhau tay bắt mặt mừng, tôi nhìn Quý với đôi chân đã bị cắt trên đầu gối mà thương cảm ái ngại không những cho Quý mà ngay cho cả chính mình, vì biết đâu điều này cũng sẽ đến với mình. Quý lan man hỏi tôi về chuyện đơn vị, về vị tiểu đoàn trưởng mới, đại uý Lê Quý Dậu, về chuyện một loạt các đại đội trưởng và trưởng ban 3 bị thuyên chuyển ra vùng 2 vì đi nhậu rồi quậy đúng ngay vào quán của một xếp lớn ở BKTĐ. Quý cũng cho biết anh được tiểu đoàn tạm thời cấp một xe Jeep để xử dụng chờ ngày xuất viện v… v…
Đang ngồi chơi với Quý thì tôi lại lên cơn sốt, nên mấy ông y tá trực vội vàng đặt tôi lên băng ca đo máu, đo nhiệt, vào nước biển, và đặt lên một chiếc Jeep Hồng Thập Tự hú còi inh ỏi chạy về Quân Y Viện Trần Ngọc Minh. Sau hơn hai tháng điều trị, con ma sốt rét tạm ẩn vào địa đạo, và suốt trong những tháng năm sau đó nó chỉ hành hạ tôi vào những ngày trời bắt đầu trở lạnh và tết đã sắp sang. Rồi có lẽ khi đi tỵ nạn tại Hoa Kỳ nó đã bị tôi bỏ lại tại Việt Nam nên gần hai mươi năm nay không bị nó “phục kích” nữa, nhưng “hậu quả chiến tranh” cũng để lại cho lá gan của tôi còn lâu mới chữa được.
Anh em tôi, bạn bè chiến hữu tôi “Sụp lỗ chân trâu” như thế đấy, nên có người mạng vong có người tàn phế. Còn tôi cũng chẳng tài giỏi gì, không những sụp mà còn sụp vài lần, nhưng nhờ may mắn phúc đức ông bà, ơn trên Trời Phật độ trì nên tai qua nạn khỏi. Nói như thế không có nghĩa là những anh em kia không may mắn, không được Trời Phật độ trì, nhưng bởi vì “Trời gọi ai nấy dạ” hơn nữa “giầy dép còn có số” mà thôi.
Vào khoảng tháng 9/69, sau khi xuất viện từ QYV Trần Ngọc Minh tôi trở về đơn vị, là Đại Đội 3/ TĐ52BĐQ. Ngay buổi chiều vừa về đến nơi thì đại uý Phạm Văn Thương, đại đội trưởng, chỉ thị cho tôi phải xuống ngay trung đội 2 đang nằm cận cửa Đông Môn, để thay thế cho chuẩn uý Tùng vừa mới ra trường được ít ngày. Đây là nơi tiếp giáp cuả một nhánh sông nhỏ phát xuất từ khu vực Hang Nai, Phước Thiền đổ vào sông Đồng Nai, điểm ngăn chặn bọn chủ lực miền xâm nhập vào vùng ven đô bằng đường thủy. Từ cửa Đông Môn này chúng thường giả dân chài đi câu tôm xâm nhập vào Thủ Đức, sau khi vượt qua một cù lao được coi là vùng oanh kích tự do. Lý do tôi phải xuống thay chuẩn úy Tùng vì từ hôm nhận trung đội 2 nằm tại đây, anh lo âu thái quá do chưa quen với căng thẳng của trận mạc. Anh phải tạm về, theo ban chỉ huy đại đội, cho quen dần. Phải mất gần nưả giờ, chiếc “ho bo” hai máy mới đưa tôi từ ban chỉ huy đại đội nằm bên bờ sông Đồng Nai, cạnh xa lộ Biên Hoà đến được cửa Đông Môn. Chuẩn uý Tùng đã được báo trước nên khi “ho bo” vừa ủi vào là anh đã sẵn sàng xuống tàu. Sau mấy câu chào hỏi tôi ra dấu cho chiếc “ho bo”trở về.
Quân số tham chiến của một trung đội lúc này thật thấp chỉ khoảng 15 người nên không còn 3 tiểu đội nữa mà chỉ còn 3 tổ (hai tổ khinh binh và một tổ đại liên M60). Tôi gọi ba tổ trưởng lại hỏi sơ qua về tình hình trong khu vực trách nhiệm rồi phân chia trách nhiệm cụ thể cho từng tổ. Một trong hai tổ trưởng khinh binh là Binh nhất Nguyễn Việt Hưng, một người rất đặc biệt. Anh là một sinh viên trong Tổng hội sinh viên Sài Gòn, bị đưa vào Quang Trung rồi ra đơn vị Sư Đoàn 5 BB với lệnh cấm về lại Sài Gòn. Một lần lén về Sài Gòn thăm vợ là một nữ giáo sư đệ nhị cấp đang dạy tại trường trung học Ngô Quyền Biên Hoà, anh bị An Ninh Quân Đội bắt. Sau đó, anh bị đi “lao công đào binh” 6 tháng tại Tiểu Đoàn 52 BĐQ. Khi phục hồi, anh được đưa về ĐĐ3.
Tôi biết Hưng từ ngày đó, anh là một binh nhì trí thức và đặc biệt là năng khiếu lãnh đạo chỉ huy. Có lần tôi nói Hưng nên làm đơn theo học khóa SQTB nhưng Hưng nói với tôi là khi nào có khóa HSQ thì cho Hưng đi. Cách đây mấy tháng Hưng nhận Sự Vụ Lênh về trình diện Bộ Chỉ Huy Biệt Động Quân. Ít ngày sau, Hưng ghé thăm tôi ăn mặc như một công chức cao cấp đi xe mang bảng số NG. Tôi chẳng biết cậu ta làm việc, gì nhưng sau hơn hai tháng lại thấy vác balô về đơn vị. Năm 1971 Hưng bị thương tại Dambe và kể từ đó tôi không gặp lại. Sau này, tôi nghe đâu Hưng là một trong những nhân vật chủ chốt vụ Nhà Thờ Vinh Sơn.
Trở lại cái vị trí đóng quân tại cửa Đông Môn. Đây là một cái gò cao hơn bờ sông chừng hơn một mét, chiều rộng khoảng hơn 15 mét đường kính khi nước rút, nhưng khi nước lên thì hầu như chìm dưới mặt nước một vài phân. Đêm đầu tiên phía bên trong không thấy động tĩnh gì, còn bên ngoài thì có lác đác vài ba chiếc thuyền đi câu tôm bằng điện. Tiếng máy điện nổ, xen lẫn với tiếng gió rì rào và tiếng sóng đập vào bờ, buồn muốn nẫu người.Ánh đèn hắt lên từ hướng Sài Gòn lại càng thêm ray rứt.
Tôi không có nhiều kỷ niệm với Sài Gòn vì tôi chỉ là cậu học trò nghèo tỉnh lẻ lên trọ học. Kỷ niệm có chăng chỉ là những buổi chiều cùng vài ba thằng bạn ngồi đấu láo ở quán Cà phê Thu Hương, cạnh tiệm bán hòm gỗ Tobia góc Hai Bà Trưng và Hiền Vương, hay những chiều rủ nhau vào rạp ciné chiếu thường trực Vĩnh Lợi làm một xuất, xong ghé uống một ly nước mía Viễn Đông, rồi đèo nhau chở ba trên chiếc velo về khu Phú Nhuận. Sài Gòn với tôi chỉ có thế mà thôi. Vậy mà giờ đây khi mất rồi tôi vẫn nhớ, vẫn thương ray rứt.
Sang ngày thứ hai khi chiều xụp tối, tôi yêu cầu hai tổ khinh binh lục soát các lùm dừa nước trong phạm vi bán kính 500 mét, khi trở về gài lại một số mìn claymore và lựu đạn. Đêm nay tự nhiên tôi cảm thấy linh tính báo cho biết có điều không ổn. Nằm trằn trọc trên võng không chợp mắt được, tôi quay sang nói với Phương người Hạ Sĩ mang máy truyền tin,
- Ê Phương! Sao đêm nay tao cảm thấy khó ngủ quá. Đ..m, không biết có chuyện gì đây?
- Tui cũng không ngủ được. Mấy hôm trước lúc ông chưa về, có mấy cái ghe cứ lảng vảng quanh đây nên mình phải đuổi họ ra xa. Chuẩn uý Tùng, mới về, sợ quá cứ lâm râm cầu khấn sáng đêm mấy hôm liền làm tui cũng ớn luôn.
- Thôi để tao đi kiểm soát mấy vọng gác xem sao.
Nói xong tôi xỏ chân vào đôi giầy ướt mem rồi đảo một vòng. Nếu địa thế bình thường thì thường vọng gác phải xa phòng tuyến ít nhất là mười mét, nhưng địa thế ở đây ngập nước nên đành phải cho ngồi gác ngay trên phòng tuyến nơi mực nước khi dâng lên cao nhất cũng ngang mắt cá chân. Có thể nói trong thời gian này đôi giầy chẳng bao giờ khô. Dừng lại quan sát dọc bờ sông nơi tiếp giáp cửa Đông Môn một lát, trời tối đen nên tầm nhìn chỉ chừng vài mét, không thấy động tĩnh gì tôi quay trở lại. Để cả đôi giầy ướt, tôi vừa đặt lưng xuống võng thì một tiếng nổ lớn phát xuất từ phía bờ sông, phản ứng rất nhanh tôi chạy ra phòng tuyến hướng vừa nổ la lớn,
- Thằng Bảy (xạ thủ đại liên M60) bắn cặp dọc bờ sông, thằng Minh (xạ thủ M79) đẩy vài trái vào những lùm dừa nước trước mặt, thằng Long (M79)bắn qua bên kia bờ rạch. Không thấy thằng Long tác xạ, tôi lao vào lều nó thấy nó còn nằm trên võng tôi lấy tay đẩy vào đầu võng,
- Đ.m, Việt cộng tấn công mà còn ngủ.
Cũng không nhúc nhích, tôi rọi đèn thì thấy toàn bộ nửa người bên phải và mặt của nó nát bấy. Tôi phóng sang lều bên cạnh thì thằng Đời đang rên, máu và hơi phọt ra từ phía sau lưng. Vì không có y tá nên tôi vội xé một miếng poncho lớn đắp ngay vào vết thương rồi quấn băng cá nhân chặt lại để giữ hơi cho nó. Thằng Phương vác máy chạy theo sau nói với tôi là ban chỉ huy đại đội muốn biết tình hình thế nào, tôi nói với nó,
- Mày báo lên đại đội là mình bị nó đặt mìn, một đi phép dài hạn, một ngắn hạn cần tải thương.
Sau khi bắn mà không thấy chúng bắn trả tôi yêu cầu ngưng tác xạ. Không gian lại trở nên yên tĩnh, trong khi tiếng nổ máy phát điện cuả mấy cái ghe câu tôm vẫn vang vọng trên mặt sông. Nửa giờ sau thiếu uý Khuê phụ tá ban 3 tiểu đoàn báo cho biết anh đang cùng với trực thăng sẽ đến chừng 5 phút nữa. Tôi cho khiêng Long và Đời ra cái khoảng trống mênh mông nước tới ngang lưng quần đợi sẵn. Khi trực thăng là đà trên mặt nước là hai người được chuyển lên và cất cánh liền. Tôi gọi thiếu uý Khuê để xác nhận là đã nhận đủ hai người chưa thì anh cho biết bọn trực thăng Mỹ chỉ chở bị thương chứ không chịu chở người chết vì thế chỉ có mình thằng Đời thôi. Thế là trừ ba người gác còn mười người còn lại giăng hàng ngang nằm nghỉ. Đi qua, đi lại hơn nửa tiếng, tôi vẫn không thấy thằng Long đâu. Làm sao mất tích được? Sau đó, thiếu uý Khuê cho biết là lúc trực thăng đáp xuống TYV Cộng Hòa khi kéo hai cái cửa ra thì thấy thằng Long được đặt ngồi ở chỗ cái ghế bên hông. Thì ra lúc chuyển lên tàu tên Mỹ đã đặt nó vào đấy rồi kéo cửa lại. Sáng hôm sau phát giác một chiếc cọc tre đặc dài chừng hơn 4 thước và hơn trăm thước dây điện. Thì ra chúng nó đã men theo bờ lội vào, dùng chiếc cọc tre này để dương trái mìn lên cao rồi ròng dây điện ra xa bấm nổ. Chỗ chúng đặt trái mìn hướng vào đúng nơi tôi đẵ đứng trước đó chừng vài phút. Thế mới hiểu ranh giới giữa cái sống và cái chết chỉ trong gang tấc.
Một lần khác khi nằm tiền đồn ở cách chiếc cầu xập chừng hơn năm trăm mét trong khu vực xóm Lò Lu thuộc Thủ Đức, khu vực này đã bỏ hoang từ sau Tết Mậu Thân. Đây là vùng trải dài từ cầu Rạch Chiếc kéo đến xóm Lò Lu do tên Chột là xã đội trưởng. Một đêm trời mưa hơi nặng hạt, trung đội nằm trên con đường đá không căng võng được, tôi cùng Phương truyền tin và thằng Hùng đệ tử nằm chung dưới hai cái poncho ghép vào. Bỗng thằng Hùng lay tôi dậy và nói - Thiếu uý ơi, thằng Hội ngã rồi!
Nói xong lại thấy nó ngủ, tôi lay nó dậy hỏi nó nói cái gì thì nó bảo nó có nói gì đâu. Được vài phút sau nó lại lay tôi và lập lại như trước “Thiếu uý ơi thằng Hội ngã rồi” rồi cũng lại thấy nó ngủ. Lần này tôi dựng nó dậy hẳn hỏi và cũng được nó trả lời như trước. Tôi xỏ giầy đứng dậy khoác cái poncho bông đội nón sắt vào và đi kiểm soát, đến vọng gác cuối thì thấy thằng Hội đang trùm poncho ngồi gác. Tôi hỏi nó thấy gì khả nghi không, nó cho biết không có gì. Tôi nhắc chừng nó cẩn thận coi chừng tụi VC theo mấy mương cau bò vào nhất là vì trời mưa. Nó vừa nói vừa quơ cây M16 qua lại - Thiếu uý yên tâm. Đ.m., nó mà bò vô tôi cho nó một băng là nó chết mẹ.
- Ừ thì tao nhắc chừng mày cẩn thận vậy mà.
Nói xong tôi quay trở về vị trí được chừng non chục mét thì một tiếng nổ từ phía sau lưng. Một làn hơi mạnh thổi qua hai ống chân tôi, một loạt M16 của thằng Hội phản ứng lại. Tên VC chạy vướng mìn chiếu sáng. Thế là hoả lực tập trung vào khiến nó nằm chết dí ở cái mương cau cách khoảng 50 mét miệng. Trái mìn đã cướp đi mạng sống của thằng Bảy xạ thủ đại liên còn thằng Hội thì bị gẫy chân, còn tôi thì cái áo poncho lũng hơn mười lỗ ở phía dưới chân. Nếu nó cho nổ sớm chỉ chừng hai phút không biết số phận tôi sẽ như thế nào?
Lần “sụp lỗ chân trâu” sau cùng vào ngày 21-3-1975, khi tôi đang làm ban 3 cho tiểu đoàn 86 BĐQ. Một tiểu đoàn vừa được thành lập từ các tiểu đoàn Quân Cảnh cộng thêm với số tân binh vừa mãn khóa tại Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Động Quân Dục Mỹ. Trước đó hai ngày, tôi được lệnh xuống bộ chỉ huy nhẹ của tiểu đoàn tạm thay thế cho đại úy Viễn, tiểu đoàn phó, đi công tác đồng thời cũng tạm coi Đại đội 1 cho trung uý Văn đi phép vợ sanh. Bộ chỉ huy nhẹ đóng ngay Chợ Đệm trong khu dân cư sát bờ sông, trong vòng đai phòng thủ có một căn nhà lợp lá dừa của một cụ già ngót bảy chục. Buổi chiều vừa đến vị trí thì ông cụ gặp tôi xin phép là ngày mai làm đám trăm ngày cho bà vợ nên trưa mai có mời thày và một số bà con đến. Dĩ nhiên là tôi đồng ý vì mình đóng quân trong khu đất của dân.
Ngày hôm sau tôi yêu cầu thượng sĩ Giáo, thường vụ đại đội, tăng cường thêm một vọng gác ngay cây súng cối 81 giữa sân để đề phòng bất trắc nếu có, chứ cũng không nghi ngờ gì nhiều. Ngay sáng sớm đã thấy có hai ba người đến nấu nướng. Vào lúc 11 giờ có khoảng gần ba chục người trong đó có vài phụ nữ, gần mười người trạc chừng từ ngoài hai mươi, số còn lại sồn sồn trên dưới năm mươi, ngoài ra còn có một thầy khoảng ngoài ba mươi trụ trì ở một ngôi chùa ở sâu phía bên trong. Sau gần nửa giờ tụng kinh mọi người bắt đầu ăn nhậu ngoài sân, ông cụ chủ nhà cũng mời tôi đến dự, vì xã giao tôi cũng nhận lời làm chừng hai ly “xây chừng” rồi cáo từ.
Tối hôm đó vào khoảng hơn 11giờ, đại đội 2 nằm bên kia cách bờ sông chừng non cây số nghi ngờ có địch di chuyển nên trung uý Việt xin bắn cho vài trái sáng. Khẩu đội 81 chỉ còn duy nhất người khẩu đội trưởng nên tôi và người mang máy truyền tin phải kéo cái máy PRC25 ra ụ súng phụ với anh ta. Sau khi bắn xong vài trái sáng tôi hỏi Việt có thấy động tĩnh gì không và được trả lời là không phát giác gì. Vừa đặt lưng lên võng thì ngay trong phòng tuyến nhiều tiếng lựu đạn nổ, tiếng hô xung phong, chỉ có một tràng M16 phản ứng lại rồi tắt ngủm. Ngay lập tức tôi chồm dậy đeo giây ba chạc vào thì đã thấy lố nhố ngoài sân quanh khẩu 81 chừng sáu, bảy tên lao về phía tôi miệng la “Bắt sống thằng đại uý Hiếu”. Không chần chờ, tôi quăng về hướng đó một trái lựu đạn, hét vào trong ống liên hợp “Bể rồi hãy bắn lên đầu tôi”, rồi kéo chiếc PRC25 nhẩy xuống sông, theo sau tôi là thằng Lợi. Bọn VC ném theo vài quả lựu đạn và quét theo vài tràng AK nhưng may mắn cho thày trò tôi là chúng tôi không lội ra mà lại chui vào cái lùm ô rô phủ trên bờ sông.
Bên kia sông ba chiếc ghe tam bản phóng sang rất nhanh cặp vào bờ sát cạnh chúng tôi không đầy 5 thước.Thằng Lợi ra dấu muốn bơi ra ngoài rồi thoát ra khỏi chỗ này. Tôi gật đầu. Nó nhẹ nhàng len lén thoát đi, còn tôi vì bơi lội kém và vả lại chúng bắt đầu chuyển chiến lợi phẩm xuống ghe nên đành nép vào bụi ô rô không dám thở mạnh vì ngoài mấy tên đang chuyển súng xuống ghe thì có một tên đang đứng ngay phía trên chỉ huy hối thúc chúng nhanh lên. Qua lời đối đáp bọn kia gọi tên này là anh Ba nên tôi đoán ra ngay tên này là Ba Điệp, xã đội trưởng Bắc Bình Chánh. Không thấy pháo binh bắn theo yêu cầu, tôi bóp ống liên hợp ba lần nhưng không có tín hiệu vì máy chìm dưới nước khá lâu nên đã không còn hoạt động.
Không đầy mười phút sau ba chiếc ghe rời bờ băng qua bên kia sông biến mất vào trong màn đêm. Tôi chợt thấy ánh lưả hắt xuống sông thì ra bọn chúng nổi lửa đốt căn nhà lá. Tiếng ồn ào cũng giảm dần rồi im bặt chỉ còn tiếng lách tách của ngọn lửa. Đợi khoảng gần nửa tiếng sau không thấy động tĩnh gì, tôi men theo tìm chỗ leo lên bờ. Dưới ánh lưả leo lét cuả căn nhà đã bị thiêu rụi tôi bò lại ụ súng cối, cây 81 và một bó súng khoảng 6 cây M16 của những anh em vắng mặt được bó lại đặt ở đây đã bị chúng mang đi. Tôi đảo quanh phòng tuyến chỉ thấy vài cái poncho bị đạn bắn thủng, ngoài ra không một dấu vết gì về nhân mạng. Quá phẫn uất tức tưởi vì “sụp lỗ chân trâu” quá nặng nề, tôi quỳ hai gối giữa sân, mông đặt lên hai gót chân, mà nước mắt dàn dụa. Không ngờ mình lại rơi vào cái hoàn cảnh thân bại danh liệt này. Gần tờ mờ sáng thằng Lợi quay trở lại vị trí, khi lò mờ thấy tôi nó lên tiếng trước,
- Đại uý đó hả, đại úy?
Tôi chỉ trả lời “ừ” rồi tiếp tục trong tư thế bất động, nước mắt vẫn tuôn trào, thằng Lợi dường như thấu hiểu nỗi đau của tôi nên nó ngồi yên không nói thêm lời nào.
Khi trời hừng sáng, tôi thấy lố nhố một số anh em, một vài người ở khu gò mả, một vài người rải rác trên các bờ ruộng cách xa vào khoảng năm trăm mét. Tôi bảo Lợi ra kêu họ. Sau gần hai mươi phút, hơn 15 người lũ lượt kéo vào. Chuẩn uý Hùng, trung đội trưởng mới ra trường được hơn một tháng, khi thấy chúng dùng lựu đạn tấn công từ sau lưng anh hoảng hốt cùng vài người bỏ chạy khỏi phòng tuyến ra khu gò mả. Sáng nay tập họp lại chỉ có hai người bị thương nhẹ vì miểng lựu đạn. Không ai thấy thượng sĩ Giáo và khoảng gần chục người của ban chỉ huy đại đội đâu.
Khoảng 8 giờ sáng, thiếu tá Trần Tiễn San, tiểu đoàn trưởng cùng một trung đội của đại đội 3 vào đến, theo sau có thượng sĩ Giáo và số anh em còn lại. Ông cho biết mọi người đều an toàn. Như vậy về nhân mạng không bị thiệt hại trong vụ “sụp lỗ chân trâu” lần này, nhưng về mặt vũ khí thì quả nặng nề. Đến giữa trưa khi đám tro đã nguội, tôi khám phá ra dưới chân cái tủ thờ là một cái hầm khá lớn có thể chứa chừng mười người. Như vậy một đám giỗ giả đã được tổ chức để một số người sau khi tham dự đã ém quân lại trong cái hầm này. Lỗi của tôi đã quá tin người, tin vào một lảo già ngoài sáu mươi, mà bề ngoài trông rất chất phác, khó nghi ngờ. Thảo nào mà sau vụ tấn công ông này cũng biến mất. Vài ngày sau ông thầy chùa cũng không còn “trụ trì” ngôi chùa ở sâu phía bên trong.
Một bài học để đời trong chiến tranh, là kẻ thù luôn luôn xảo quyệt, chúng có thể giả dạng bất cứ người nào chung quanh chúng ta. Phải kiểm tra kỹ trước khi đặt lòng tin vào bất cứ một ai, luôn biết nghi ngờ để đề phòng với những không quen biết. Nếu có dịp làm lại chắc chắn sẽ không rơi vào lỗi lầm vô cùng đáng khiển trách kể trên./.
bietdongquan.com
Sinh Tồn chuyển