Tham Khảo
Sỹ diện và cô đơn của Người khổng lồ
Ngày 12/7 tới, Tòa án Quốc tế LHQ ở la Haye, Hà Lan, sẽ công bố kết luận Vụ án ‘’Lưỡi bò 9 đoạn‘’ của Trung Quốc trên biển Đông, do Philippines khởi kiện theo Luật Biển của LHQ.
Tuy Trung Quốc một mực không công nhận, không tham gia vụ án, nhưng không thể không e ngại vì đây là sự phán xét của Tòa án Quốc tế có ảnh hưởng đến uy tín, vị thế quốc tế của Trung Quốc. Hơn nữa, Trung Quốc là nước lớn, rất quan tâm đến danh dự quốc gia, đến thanh danh quốc tế nên không thể chỉ tuyên bố không công nhận vụ án là xong. Tập Cận Bình cũng là người rất quan tâm đến vị trí cường quốc thứ hai của Trung Quốc đang trỗi dậy giành vị trí cao nhất trong ‘’Giấc mơ Trung Hoa’’, cho nên bị tố cáo là quốc gia vi phạm luật quốc tế, có hành vi bành trướng phi pháp là một điều không dễ chịu chút nào.
Có thể phỏng đoán phản ứng của Bắc Kinh sẽ ra sao?
Mức thấp nhất là Bắc Kinh sẽ ra tuyên bố lặp lại lập trường lâu nay là không công nhận kết luận của Tòa án, không công nhận các phiên tòa mới nếu như một số nước khác phát đơn kiện theo chân Philippines, như Malaysia, Indonesia, Việt Nam, hay cao hơn là tuyên bố không công nhận Luật Biển 1982 của LHQ, tự tách ra khỏi cộng đồng nhân loại.
Mức cao hơn là bất chấp kết luận của Tòa án quốc tế, Trung Quốc tiếp tục củng cố 7 căn cứ quân sự nhân tạo đã có ở Hoàng Sa và Trường Sa, tăng thêm máy bay, tàu chiến, trạm radar, cùng các thiết bị quân sự khác tại đây.
Cao hơn một mức nữa là tuyên bố thiết lập Khu nhận dạng phòng không, bao gồm vùng trời biển Đông. Mức này rất nghiêm trọng và liều lĩnh, vì sẽ dẫn ngay đến va chạm trên không, xung đột lớn kéo dài, hậu quả chưa biết đến đâu.
Một khả năng liều lĩnh nữa là ra sức củng cố đảo Scarborough của Philippines cùng 7 đảo nhân tạo cũ trong vùng Hoàng Sa và Trường Sa thành khu tam giác liên hoàn, khống chế chặt chẽ toàn bộ tuyến hải vận nhộn nhịp qua vùng này.
Hoa Kỳ và các nước đồng minh đã dự liệu và cảnh báo rõ ràng rằng Bắc Kinh chớ có liều lĩnh và rằng mọi hành động bành trướng ngông cuồng sẽ bị chặn lại một cách tức thời và kiên quyết nhất để bảo vệ quyền tự do hàng hải quốc tế.
Cảnh báo này đi cùng hành động rõ ràng. Hai cụm hàng không mẫu hạm và hàng chục khu trục hạm cùng hơn hai trăm máy bay cùng gần 5.000 quân Mỹ đã có mặt trong vùng châu Á Thái Bình Dương để sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ tư do hàng hải. Theo hướng xoay trục của Hoa Kỳ, Úc đã gia tăng sự có mặt ở biển Đông, Nhật Bản và Ấn Độ cũng tham gia tuần tiễu hải quân; riêng Indoneia, Tổng thống Joko Widodo cùng nhiều bộ trưởng đã ra tận đảo Natuna bị Trung Quốc xâm phạm để lên án Bắc Kinh và xua đuổi tàu cá Trung Quốc lộng hành tại vùng này. Sự cô lập của Trung quốc ngày càng rõ.
Nhưng theo tôi, phản ứng của Bắc Kinh lần này sẽ phải chăng, sẽ nói nhiều nhưng làm ít, mọi hành động sẽ chững lại một thời gian, chưa thể có hành động gì liều lĩnh ngang ngược, vì tự hiểu lực bất tòng tâm. Chính do vậy mà sự đối phó của họ sẽ nặng về chiến tranh tâm lý, như huênh hoang rằng lập trường biển Đông của họ được trên 60 nước ủng hộ. Nhưng theo Reuters, tổ chức Asia Maritime Transparency Initiative cho rằng Lào và Campuchia ủng hộ Bắc Kinh do không có bờ biển ở Thái Bình Dương, và thực ra chỉ có 7 nước tuyên bố rõ ràng ủng hộ Bắc Kinh là Afghanistan, Lesotho, Gambia, Kenya, Niger, Sudan và Vanuatu.
Chỉ tiếc là Bộ Chính trị Hà Nội không muốn và không thể thấy cái hoàn cảnh của Trung Quốc bành trướng đang bị bao vây cô lập, bị thế giới xa lánh, bị Tòa án quốc tế kết tội nhục nhã, để nhận ra thời cơ phát đơn kiện như Philippines đã làm có kết quả, để sớm liên minh với các nước dân chủ trên toàn thế giới nhằm tăng thêm gấp bội cả thế và lực để bảo vệ Tổ quốc.
Trung Quốc càng thêm lo lắng khi cuộc họp G7 mở rộng sắp đến (26 và 27/7) tại Nhật Bản; Ngoại trưởng Nhật Fumio Keshida cho biết sẽ không bỏ qua vấn đề biển Đông là vấn đề lớn liên quan đến hòa bình an ninh và phát triển bền vững của khu vực và toàn thế giới.
* Blog của nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Bùi Tín
Nhà báo Bùi Tín hiện sống tự do ở Pháp, là một nhà báo chuyên nghiệp, một nhà bình luận thời sự quốc tế, và là cộng tác viên thường xuyên của đài VOA. Ðối tượng chính của nhà báo Bùi Tín là giới trí thức trong và ngoài nước, đặc biệt là tuổi trẻ Việt Nam quan tâm đến quê hương tổ quốc.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Sỹ diện và cô đơn của Người khổng lồ
Ngày 12/7 tới, Tòa án Quốc tế LHQ ở la Haye, Hà Lan, sẽ công bố kết luận Vụ án ‘’Lưỡi bò 9 đoạn‘’ của Trung Quốc trên biển Đông, do Philippines khởi kiện theo Luật Biển của LHQ.
Tuy Trung Quốc một mực không công nhận, không tham gia vụ án, nhưng không thể không e ngại vì đây là sự phán xét của Tòa án Quốc tế có ảnh hưởng đến uy tín, vị thế quốc tế của Trung Quốc. Hơn nữa, Trung Quốc là nước lớn, rất quan tâm đến danh dự quốc gia, đến thanh danh quốc tế nên không thể chỉ tuyên bố không công nhận vụ án là xong. Tập Cận Bình cũng là người rất quan tâm đến vị trí cường quốc thứ hai của Trung Quốc đang trỗi dậy giành vị trí cao nhất trong ‘’Giấc mơ Trung Hoa’’, cho nên bị tố cáo là quốc gia vi phạm luật quốc tế, có hành vi bành trướng phi pháp là một điều không dễ chịu chút nào.
Có thể phỏng đoán phản ứng của Bắc Kinh sẽ ra sao?
Mức thấp nhất là Bắc Kinh sẽ ra tuyên bố lặp lại lập trường lâu nay là không công nhận kết luận của Tòa án, không công nhận các phiên tòa mới nếu như một số nước khác phát đơn kiện theo chân Philippines, như Malaysia, Indonesia, Việt Nam, hay cao hơn là tuyên bố không công nhận Luật Biển 1982 của LHQ, tự tách ra khỏi cộng đồng nhân loại.
Mức cao hơn là bất chấp kết luận của Tòa án quốc tế, Trung Quốc tiếp tục củng cố 7 căn cứ quân sự nhân tạo đã có ở Hoàng Sa và Trường Sa, tăng thêm máy bay, tàu chiến, trạm radar, cùng các thiết bị quân sự khác tại đây.
Cao hơn một mức nữa là tuyên bố thiết lập Khu nhận dạng phòng không, bao gồm vùng trời biển Đông. Mức này rất nghiêm trọng và liều lĩnh, vì sẽ dẫn ngay đến va chạm trên không, xung đột lớn kéo dài, hậu quả chưa biết đến đâu.
Một khả năng liều lĩnh nữa là ra sức củng cố đảo Scarborough của Philippines cùng 7 đảo nhân tạo cũ trong vùng Hoàng Sa và Trường Sa thành khu tam giác liên hoàn, khống chế chặt chẽ toàn bộ tuyến hải vận nhộn nhịp qua vùng này.
Hoa Kỳ và các nước đồng minh đã dự liệu và cảnh báo rõ ràng rằng Bắc Kinh chớ có liều lĩnh và rằng mọi hành động bành trướng ngông cuồng sẽ bị chặn lại một cách tức thời và kiên quyết nhất để bảo vệ quyền tự do hàng hải quốc tế.
Cảnh báo này đi cùng hành động rõ ràng. Hai cụm hàng không mẫu hạm và hàng chục khu trục hạm cùng hơn hai trăm máy bay cùng gần 5.000 quân Mỹ đã có mặt trong vùng châu Á Thái Bình Dương để sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ tư do hàng hải. Theo hướng xoay trục của Hoa Kỳ, Úc đã gia tăng sự có mặt ở biển Đông, Nhật Bản và Ấn Độ cũng tham gia tuần tiễu hải quân; riêng Indoneia, Tổng thống Joko Widodo cùng nhiều bộ trưởng đã ra tận đảo Natuna bị Trung Quốc xâm phạm để lên án Bắc Kinh và xua đuổi tàu cá Trung Quốc lộng hành tại vùng này. Sự cô lập của Trung quốc ngày càng rõ.
Nhưng theo tôi, phản ứng của Bắc Kinh lần này sẽ phải chăng, sẽ nói nhiều nhưng làm ít, mọi hành động sẽ chững lại một thời gian, chưa thể có hành động gì liều lĩnh ngang ngược, vì tự hiểu lực bất tòng tâm. Chính do vậy mà sự đối phó của họ sẽ nặng về chiến tranh tâm lý, như huênh hoang rằng lập trường biển Đông của họ được trên 60 nước ủng hộ. Nhưng theo Reuters, tổ chức Asia Maritime Transparency Initiative cho rằng Lào và Campuchia ủng hộ Bắc Kinh do không có bờ biển ở Thái Bình Dương, và thực ra chỉ có 7 nước tuyên bố rõ ràng ủng hộ Bắc Kinh là Afghanistan, Lesotho, Gambia, Kenya, Niger, Sudan và Vanuatu.
Chỉ tiếc là Bộ Chính trị Hà Nội không muốn và không thể thấy cái hoàn cảnh của Trung Quốc bành trướng đang bị bao vây cô lập, bị thế giới xa lánh, bị Tòa án quốc tế kết tội nhục nhã, để nhận ra thời cơ phát đơn kiện như Philippines đã làm có kết quả, để sớm liên minh với các nước dân chủ trên toàn thế giới nhằm tăng thêm gấp bội cả thế và lực để bảo vệ Tổ quốc.
Trung Quốc càng thêm lo lắng khi cuộc họp G7 mở rộng sắp đến (26 và 27/7) tại Nhật Bản; Ngoại trưởng Nhật Fumio Keshida cho biết sẽ không bỏ qua vấn đề biển Đông là vấn đề lớn liên quan đến hòa bình an ninh và phát triển bền vững của khu vực và toàn thế giới.
* Blog của nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Bùi Tín
Nhà báo Bùi Tín hiện sống tự do ở Pháp, là một nhà báo chuyên nghiệp, một nhà bình luận thời sự quốc tế, và là cộng tác viên thường xuyên của đài VOA. Ðối tượng chính của nhà báo Bùi Tín là giới trí thức trong và ngoài nước, đặc biệt là tuổi trẻ Việt Nam quan tâm đến quê hương tổ quốc.