Tham Khảo
Syria -Triều Tiên xích lại gần nhau: "Cơn đau đầu" mới của Mỹ?
Mối quan hệ kéo dài từ cuối năm 1960, đã khởi sắc trong năm nay bất chấp cả hai nước đang phải đối mặt với lệnh trừng phạt quốc tế.
Theo Newsweek, sự hợp tác trên là cần thiết khi Tổng thống Syria Bashar al-Assad và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đều nhận thức được đất nước của họ là mục tiêu trong chính sách đối ngoại của Mỹ ở hai đấu trường quan trọng: Khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Trung Đông.
Kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra lệnh tấn công nhắm vào cơ sở quân sự Syria hồi tháng Tư và sau đó đe dọa dùng các giải pháp quân sự mạnh tay với Triều Tiên trong bối cảnh căng thẳng hạt nhân, hai quốc gia này đã củng cố thêm mối quan hệ vốn sâu sắc từ thời Chiến tranh Lạnh.
Bộ trưởng Lao động Xã hội Rima al-Qadiri của Syria đã gặp gỡ Đại sứ Triều Tiên Jang Myong Ho tuần trước để thảo luận về việc tăng cường liên kết hơn nữa giữa hai quốc gia.
Quan chức Nhà nước Syria đánh giá cao sự giúp đỡ từ phía các chuyên gia Triều Tiên, trong khi nhà ngoại giao Bình Nhưỡng nói đất nước ông muốn giúp Tổng thống Bashar al-Assad trong các nỗ lực tái thiết sau chiến tranh.
Nếu như đối với các quốc gia khác, sự hợp tác của Triều Tiên và Syria là một bước tiến bình thường, thì với Washington, đó là tín hiệu đáng lo ngại khi nước này đang có các vấn đề bất đồng với hai quốc gia trên.
“Sự tham gia tích cực của Triều Tiên tại quốc gia Trung Đông không phải là điềm tốt cho một cho liên minh quân sự Mỹ đang dẫn đầu”, tờ CNBC bình luận.
“Tổng thống Donald Trump đang ngày càng lo lắng khi giới lãnh đạo Triều Tiên không chỉ thu về lợi nhuận từ cuộc chiến kéo dài 6 năm ở Syria, mà còn học hỏi kinh nghiệm ở đây", Jay Solomon, thành viên tại viện Washington lưu ý.
Với tình hình căng thẳng bắt nguồn từ các biện pháp trừng phạt mới, Bình Nhưỡng đang dự kiến sẽ mở rộng thêm các mặt hàng xuất khẩu hướng tới Damascus.Kim ngạch xuất khẩu thiết bị quân sự của Triều Tiên sang các quốc gia Ả Rập - trong đó có các linh kiện cho tên lửa đạn đạo Scud của Syria được cho là đang gia tăng trong những năm qua.
Một số cáo buộc cũng cho rằng, cố vấn quân sự của Triều Tiên đang có mặt ở Syria để giúp đỡ quốc gia này, dù hai nước đều lên tiếng bác bỏ.
"Syria tiếp tục dựa vào sự hỗ trợ của Triều Tiên và Iran cho các chương trình tên lửa của nước này", một báo cáo năm 2016 của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ cho biết.
Reuters cũng trích dẫn một báo cáo mật của Liên Hợp Quốc chỉ rõ, “ít nhất hai lô hàng của Triều Tiên chuyển đến Syria đã bị chặn lại trong năm nay, dù chưa rõ bên trong là các loại vũ khí gì”.
Mỹ được cho là đã từ bỏ mục đích hậu thuẫn phe đối lập nhằm lật đổ chính quyền Tổng thống Assad sau khi không còn khả năng xoay chuyển tình hình. Trong khi mọi áp lực và tuyên bố hùng hồn nhằm ép buộc Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân đều không thành công.
Sự kết hợp từ hai đối thủ, có thể tạo thành "cơn đau đầu" địa chính trị mới cho Washington.
"Nhà Trắng sẽ cần phải huy động khắp Trung Đông và các đồng minh châu Á để ứng phó trước một liên minh đến từ Syria-Triều Tiên", Solomon nói.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Syria -Triều Tiên xích lại gần nhau: "Cơn đau đầu" mới của Mỹ?
Mối quan hệ kéo dài từ cuối năm 1960, đã khởi sắc trong năm nay bất chấp cả hai nước đang phải đối mặt với lệnh trừng phạt quốc tế.
Theo Newsweek, sự hợp tác trên là cần thiết khi Tổng thống Syria Bashar al-Assad và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đều nhận thức được đất nước của họ là mục tiêu trong chính sách đối ngoại của Mỹ ở hai đấu trường quan trọng: Khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Trung Đông.
Kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra lệnh tấn công nhắm vào cơ sở quân sự Syria hồi tháng Tư và sau đó đe dọa dùng các giải pháp quân sự mạnh tay với Triều Tiên trong bối cảnh căng thẳng hạt nhân, hai quốc gia này đã củng cố thêm mối quan hệ vốn sâu sắc từ thời Chiến tranh Lạnh.
Bộ trưởng Lao động Xã hội Rima al-Qadiri của Syria đã gặp gỡ Đại sứ Triều Tiên Jang Myong Ho tuần trước để thảo luận về việc tăng cường liên kết hơn nữa giữa hai quốc gia.
Quan chức Nhà nước Syria đánh giá cao sự giúp đỡ từ phía các chuyên gia Triều Tiên, trong khi nhà ngoại giao Bình Nhưỡng nói đất nước ông muốn giúp Tổng thống Bashar al-Assad trong các nỗ lực tái thiết sau chiến tranh.
Nếu như đối với các quốc gia khác, sự hợp tác của Triều Tiên và Syria là một bước tiến bình thường, thì với Washington, đó là tín hiệu đáng lo ngại khi nước này đang có các vấn đề bất đồng với hai quốc gia trên.
“Sự tham gia tích cực của Triều Tiên tại quốc gia Trung Đông không phải là điềm tốt cho một cho liên minh quân sự Mỹ đang dẫn đầu”, tờ CNBC bình luận.
“Tổng thống Donald Trump đang ngày càng lo lắng khi giới lãnh đạo Triều Tiên không chỉ thu về lợi nhuận từ cuộc chiến kéo dài 6 năm ở Syria, mà còn học hỏi kinh nghiệm ở đây", Jay Solomon, thành viên tại viện Washington lưu ý.
Với tình hình căng thẳng bắt nguồn từ các biện pháp trừng phạt mới, Bình Nhưỡng đang dự kiến sẽ mở rộng thêm các mặt hàng xuất khẩu hướng tới Damascus.Kim ngạch xuất khẩu thiết bị quân sự của Triều Tiên sang các quốc gia Ả Rập - trong đó có các linh kiện cho tên lửa đạn đạo Scud của Syria được cho là đang gia tăng trong những năm qua.
Một số cáo buộc cũng cho rằng, cố vấn quân sự của Triều Tiên đang có mặt ở Syria để giúp đỡ quốc gia này, dù hai nước đều lên tiếng bác bỏ.
"Syria tiếp tục dựa vào sự hỗ trợ của Triều Tiên và Iran cho các chương trình tên lửa của nước này", một báo cáo năm 2016 của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ cho biết.
Reuters cũng trích dẫn một báo cáo mật của Liên Hợp Quốc chỉ rõ, “ít nhất hai lô hàng của Triều Tiên chuyển đến Syria đã bị chặn lại trong năm nay, dù chưa rõ bên trong là các loại vũ khí gì”.
Mỹ được cho là đã từ bỏ mục đích hậu thuẫn phe đối lập nhằm lật đổ chính quyền Tổng thống Assad sau khi không còn khả năng xoay chuyển tình hình. Trong khi mọi áp lực và tuyên bố hùng hồn nhằm ép buộc Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân đều không thành công.
Sự kết hợp từ hai đối thủ, có thể tạo thành "cơn đau đầu" địa chính trị mới cho Washington.
"Nhà Trắng sẽ cần phải huy động khắp Trung Đông và các đồng minh châu Á để ứng phó trước một liên minh đến từ Syria-Triều Tiên", Solomon nói.