Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
TẢ QUÂN LÊ VĂN DUYỆT và NHỮNG BI KỊCH.
Năm 1813, ông được Gia Long giao làm Tổng trấn Gia Định, quyền lực bao trùm lên cả đất Bình Thuận phía Bắc và xứ Hà Tiên ở phía Nam
Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi Gia Long hoàng đế (1802), Lê Văn Duyệt được phong Khâm sai Chưởng tả quân dinh Bình Tây tướng quân, thường gọi là Tả quân. Vâng lệnh Gia Long, ông đã cùng với Thống chế Lê Chất dẫn quân bình định và thu phục được đất Bắc Hà chỉ trong một thời gian rất ngắn.
Năm 1813, ông được Gia Long giao làm Tổng trấn Gia Định, quyền lực bao trùm lên cả đất Bình Thuận phía Bắc và xứ Hà Tiên ở phía Nam. Để củng cố sức mạnh, ông đã cho đắp thành Phiên An bằng đá ong với thành cao, hào sâu làm nơi trấn thủ, đến năm 1830 thì hoàn tất. Nhân dân kính trọng, gọi ông là "Ông lớn Thượng". Các nước lân bang cũng nể sợ, gán cho ông danh xưng "Cọp gấm Đồng Nai".
Danh xưng "Cọp gấm Đồng Nai" này gắn liền với lịch sử:
Sử chép rằng khi đạo quân của Vũ Văn Dũng vào đến Chung Xá, đóng lại ở đấy, đến đêm có con nai ở trong rừng chạy ra, có người trông thấy kêu to lên rằng: Con nai! Quân Tây Sơn nghe lầm là quân Đồng Nai! Mọi người luống cuống bỏ chạy. Các quân đội Tây Sơn tưởng là quân nhà Nguyễn đã vây đánh, đều vỡ tan cả. Quân nhà Nguyễn thừa thế đánh đuổi, thành ra quân Tây Sơn thua to.
Hàng năm, vào dịp Tết Nguyên đán hoặc đại khánh vua nhà Nguyễn, vua nước Cao Miên phải đích thân sang thành Phiên An chúc tụng. Riêng dịp Tết, vua Cao Miên phải có mặt từ trước đêm 30 để đúng sáng mùng 1 Tết cùng Lê Văn Duyệt lên vọng cung hành lễ, bái tạ và chúc thọ vua nhà Nguyễn! Ở cương vị Tổng trấn Gia Định, cai quản một vùng đất rộng 30.000km2 phía Nam đất nước (Từ Bình Thuận đến Hà Tiên), Lê Văn Duyệt đã hết sức quan tâm chăm lo đến đời sống nhân dân.
Tại Gia Định, ông cho lập hai cơ sở từ thiện là Anh Hài và Giáo Dưỡng. Nơi thứ nhất là chốn dạy võ nghệ và nghề cung kiếm cho trẻ em. Nơi thứ hai, ông thu gom trẻ em mồ côi, quả phụ không nơi nương tựa về nuôi nấng, dạy chữ và dạy nghề thủ công, giúp họ mưu sinh. Thành Gia Định sau những tháng năm giặc giã đã nhanh chóng trở thành một đô thị sầm uất.
Năm 1822, một phái đoàn Anh do ông Crawfurd dẫn đầu đã đến Gia Định và xin yết kiến Tổng trấn Lê Văn Duyệt. Trong hồi ký của mình, Crawfurd đã không giấu nổi sự thán phục: "Tôi bất ngờ thấy rằng nó (thành Gia Định) không thua gì kinh đô nước Xiêm (...). Tôi có cảm giác rằng đây là một vương quốc lý tưởng".
Mô tả đời sống của nhân dân trong thành, vị khách Ăng-lê đã không tiếc lời ca tụng: "Tất cả đều được sống trong bầu không khí an lành. Trộm cướp không có. Người ăn xin rất hiếm. Tổng trấn rất nhân từ, tha cả bọn giặc, bọn phỉ, bọn trộm cướp ăn năn. Nhưng ông lại rất tàn bạo với bọn cố tình không chịu qui phục triều đình. Chưa ở đâu kỷ cương phép nước được tôn trọng như ở đây. Một vị quan nhỏ ra đường ghẹo gái cũng bị cách chức lưu đày. Một đứa con vô lễ chửi mẹ, Tổng trấn biết được cũng bị phạt rất nặng".
Phan Thanh Giản, một vị quan thanh liêm khác cũng hết lời ca ngợi đức độ và tấm lòng vì dân của Lê Văn Duyệt: "Gia Định này thật có phúc mới gặp được một Tổng trấn như đại quan. Tôi ở Kinh thành, ở Bắc thành vào Gia Định thấy như đi qua một nước khác (...). Tôi thật mừng".
Năm 1820, Minh Mạng lên ngôi. Là khai quốc công thần, Tả quân Lê Văn Duyệt từng được Gia Long cho hưởng nhiều đặc ân, trong đó có hai đặc ân "nhập triều bất bái" và "tiền trảm hậu tấu". Vì vậy sau này, ông dứt khoát không chịu lạy vua Minh Mạng. Nổi tiếng công tư nghiêm minh, quốc pháp bất vị thân, Lê Văn Duyệt còn cả gan giết cả Huỳnh Công Lý, cha đẻ một quý phi được Minh Mạng sủng ái vì ông này phạm tội tham nhũng.
Tuy hận nhưng không thể đường đột biếm chức hay hạch tội vị trọng thần của tiền triều, Minh Mạng thường tìm cớ quở trách, từng bước một cắt bớt quyền lực của Tả quân Lê Văn Duyệt - Tổng trấn Gia Định thành. Mặt khác, cách đánh giá của Minh Mạng đối với vai trò và vị trí phòng thủ của thành Gia Định, trong vị trí một đô thị trung tâm của cả khu vực Đông Nam Á cũng tỏ ra hạn hẹp và sai lầm.
Năm 1830, thấy Lê Văn Duyệt cho sửa sang gia cố thành Qui, khiến thành này trở nên "kiên cố và tráng lệ", Minh Mạng đã tỏ ra lo lắng, cho rằng Lê Văn Duyệt có âm mưu cát cứ. Ông chỉ dụ: "Đắp thành Phiên An, tiếm bằng kinh thành (Huế), hào thì đào sâu hơn. Nếu bảo thành cao hào sâu đề phòng giặc Xiêm, thì đường bể phải phòng ở Hà Tiên, đường bộ phải phòng ở Chân Lạp... Thế là rõ ràng phòng triều đình chứ không phải phòng ngoại họa!".
Năm 1831, phủ Gia Định bị Minh Mạng chia nhỏ thành 6 tỉnh là Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên, thường gọi là "Nam kỳ lục tỉnh", cắt thêm người giữ các chức Tổng đốc cai trị từng tỉnh, không ngoài mục đích thu hẹp quyền lực của Lê Văn Duyệt.
Đến năm 1835, khi Lê văn Duyệt mất đã 3 năm, Minh Mạng đã cho san phẳng thành Qui, dỡ đá ong, gạch nung của thành cũ xây lại thành mới có qui mô nhỏ hơn, mang tên thành Phụng. Thành Gia Định bị hạ thấp qui mô một cách vô lý và không cần thiết.
Năm 1807, Lê Văn Duyệt nhận lệnh vua đi dẹp loạn Mọi Vách Đá. Thay vì thẳng tay đàn áp quân khởi nghĩa, ông lại ra lệnh chém đầu Chưởng cơ Lê Quốc Huy, tên đại thần tham nhũng, tàn ác, nguyên nhân chính gây ra bất mãn với triều đình và hình thành nên cuộc khởi nghĩa. Hành động thượng tôn luật pháp này của ông đã khiến loạn Mọi Vách Đá tan rã chỉ một năm sau đó.
Đến năm 1819, khi được đi kinh lược hai tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An, ông lại thẳng tay trừng trị thêm nhiều tham quan ô lại khác, vỗ yên mầm bạo loạn ở hai vùng đất nổi tiếng kiêu binh qua mọi vương triều. Những kẻ tham gia bạo loạn ra hàng, ông đều tha tội chết và thu dung, lập thành ba đội lính hồi lương là An Thuận, Thanh Thuận và Bắc Thuận. Trong số này có Lê Văn Khôi, người gốc Cao Bằng, dấy loạn chống triều đình, bị truy nã nên phải trốn vào Thanh Hóa. Thấy Khôi là người có chí lớn và tài thao lược, Lê Văn Duyệt đã tha tội chết, lại nhận làm con nuôi, cho mang họ Lê và đưa theo về Gia Định hầu hạ dưới trướng.
Khi triều đình Minh Mạng cử Nguyễn Văn Quế và Bạch Xuân Nghiêm vào Nam nhậm chức Tổng đốc và Bố chính một tỉnh mới chia tách, Tổng trấn Lê Văn Duyệt đã dứt khoát từ chối, không chịu tiếp nhận vì lý do hai đại thần nói trên là hai kẻ tham quan ô lại, bức hại nhân dân. Trên ngôi báu, Minh Mạng thường nhắc lại những chuyện này để qui kết Lê Văn Duyệt có mưu đồ "kháng mệnh triều đình, tóm thâu quyền lực, nuôi mầm phản loạn, âm mưu cát cứ", liệt vào hàng cần đề phòng và nghiêm trị.
Ngay sau khi Lê Văn Duyệt mất vào đêm 30/7/1832, Nguyễn Văn Quế và Bạch Xuân Nghiêm đã được Minh Mạng đưa ngay vào Gia Định tiếp quản quyền lực. Bạch Xuân Nghiêm đón ý vua, tìm cách hặc tội những người thân tín của vị Tổng trấn mới qua đời. Biết khó lòng tránh được tai họa, Lê Văn Khôi đã tập hợp những kẻ từng mang tội với triều đình nhưng được Lê Văn Duyệt tha bổng và dung nạp dấy binh làm loạn. Ngày 18/5 năm Quí Tỵ (1833), Khôi cầm đầu 28 kẻ nổi loạn tràn vào dinh Bố chính giết chết Bạch Xuân Nghiêm. Tổng đốc Nguyễn Văn Quế đưa quân đến ứng cứu cũng bị quân khởi loạn giết chết.
Cuộc bạo loạn bị đàn áp đẫm máu nhưng chưa có hồi kết thì tháng 12/1833, Khôi mắc bệnh mà chết. Nhưng mãi đến năm 1835, quân thảo phạt mới chiếm được thành Phiên An. Con trai Lê Văn Khôi mới 6 tuổi cùng 5 người khác (có hai người Pháp) bị giải về kinh khép tội chủ mưu mà xử lăng trì. 1831 loạn quân bị giết sạch đem chôn chung một chỗ, gọi là "Mã Ngụy".
Lê Văn Duyệt, dù chết đã từ lâu vẫn không tránh được liên lụy, vẫn bị Minh Mạng trả thù. Vua ra chỉ dụ: "Tội Lê Văn Duyệt nhổ từng cái tóc mà kể cũng không hết, nói ra đau lòng, dù có bổ quan quách mà giết thây cũng là đáng tội. Song nghĩ hắn chết đã lâu, và đã truy đoạt quan tước, xương khô trong mả không bõ gia hình. Vậy cho Tổng đốc Gia Định đến chỗ mả hắn, san làm đất phẳng và khắc đá dựng bia ở trên viết cho những chữ "Quyền yểm Lê Văn Duyệt pháp xử", để chính tội danh cho kẻ đã chết mà tỏ phép nước về đời sau, làm gương cho kẻ quyền gian muôn đời".
Từ cách đây non 2 thế kỷ, Phan Thanh Giản đã từng phát biểu khi nói về Lê Văn Duyệt: "Mình làm quan thấy dân vui là mình vui. Làm quan chỉ biết vui phần mình thì thật đáng trách". Lê Văn Duyệt cùng với Phan Thanh Giản, người vì trung với triều Gia Long chống nhà Tây Sơn, người vì bất lực đành để đất nhiều tỉnh rơi vào tay giặc Pháp, đã có những lúc hàm oan bị lịch sử xem như những tội đồ, gây ra những cuộc tranh cãi học thuật hàng thập kỷ.
Nhưng lòng dân công tâm, đền thờ ông và đền thờ Phan Thanh Giản vẫn được dựng nhiều nơi. Lịch sử phức tạp có thể mang những định kiến chủ quan và sai lầm, nhưng lòng dân thì luôn sáng suốt và giản dị: ai thương dân, đó là người yêu nước. Những con người như thế vẫn luôn được nhân dân xem như những bậc anh hùng.
Nguồn Ảnh: Ấm Chè
Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi Gia Long hoàng đế (1802), Lê Văn Duyệt được phong Khâm sai Chưởng tả quân dinh Bình Tây tướng quân, thường gọi là Tả quân. Vâng lệnh Gia Long, ông đã cùng với Thống chế Lê Chất dẫn quân bình định và thu phục được đất Bắc Hà chỉ trong một thời gian rất ngắn.
Năm 1813, ông được Gia Long giao làm Tổng trấn Gia Định, quyền lực bao trùm lên cả đất Bình Thuận phía Bắc và xứ Hà Tiên ở phía Nam. Để củng cố sức mạnh, ông đã cho đắp thành Phiên An bằng đá ong với thành cao, hào sâu làm nơi trấn thủ, đến năm 1830 thì hoàn tất. Nhân dân kính trọng, gọi ông là "Ông lớn Thượng". Các nước lân bang cũng nể sợ, gán cho ông danh xưng "Cọp gấm Đồng Nai".
Danh xưng "Cọp gấm Đồng Nai" này gắn liền với lịch sử:
Sử chép rằng khi đạo quân của Vũ Văn Dũng vào đến Chung Xá, đóng lại ở đấy, đến đêm có con nai ở trong rừng chạy ra, có người trông thấy kêu to lên rằng: Con nai! Quân Tây Sơn nghe lầm là quân Đồng Nai! Mọi người luống cuống bỏ chạy. Các quân đội Tây Sơn tưởng là quân nhà Nguyễn đã vây đánh, đều vỡ tan cả. Quân nhà Nguyễn thừa thế đánh đuổi, thành ra quân Tây Sơn thua to.
Hàng năm, vào dịp Tết Nguyên đán hoặc đại khánh vua nhà Nguyễn, vua nước Cao Miên phải đích thân sang thành Phiên An chúc tụng. Riêng dịp Tết, vua Cao Miên phải có mặt từ trước đêm 30 để đúng sáng mùng 1 Tết cùng Lê Văn Duyệt lên vọng cung hành lễ, bái tạ và chúc thọ vua nhà Nguyễn! Ở cương vị Tổng trấn Gia Định, cai quản một vùng đất rộng 30.000km2 phía Nam đất nước (Từ Bình Thuận đến Hà Tiên), Lê Văn Duyệt đã hết sức quan tâm chăm lo đến đời sống nhân dân.
Tại Gia Định, ông cho lập hai cơ sở từ thiện là Anh Hài và Giáo Dưỡng. Nơi thứ nhất là chốn dạy võ nghệ và nghề cung kiếm cho trẻ em. Nơi thứ hai, ông thu gom trẻ em mồ côi, quả phụ không nơi nương tựa về nuôi nấng, dạy chữ và dạy nghề thủ công, giúp họ mưu sinh. Thành Gia Định sau những tháng năm giặc giã đã nhanh chóng trở thành một đô thị sầm uất.
Năm 1822, một phái đoàn Anh do ông Crawfurd dẫn đầu đã đến Gia Định và xin yết kiến Tổng trấn Lê Văn Duyệt. Trong hồi ký của mình, Crawfurd đã không giấu nổi sự thán phục: "Tôi bất ngờ thấy rằng nó (thành Gia Định) không thua gì kinh đô nước Xiêm (...). Tôi có cảm giác rằng đây là một vương quốc lý tưởng".
Mô tả đời sống của nhân dân trong thành, vị khách Ăng-lê đã không tiếc lời ca tụng: "Tất cả đều được sống trong bầu không khí an lành. Trộm cướp không có. Người ăn xin rất hiếm. Tổng trấn rất nhân từ, tha cả bọn giặc, bọn phỉ, bọn trộm cướp ăn năn. Nhưng ông lại rất tàn bạo với bọn cố tình không chịu qui phục triều đình. Chưa ở đâu kỷ cương phép nước được tôn trọng như ở đây. Một vị quan nhỏ ra đường ghẹo gái cũng bị cách chức lưu đày. Một đứa con vô lễ chửi mẹ, Tổng trấn biết được cũng bị phạt rất nặng".
Phan Thanh Giản, một vị quan thanh liêm khác cũng hết lời ca ngợi đức độ và tấm lòng vì dân của Lê Văn Duyệt: "Gia Định này thật có phúc mới gặp được một Tổng trấn như đại quan. Tôi ở Kinh thành, ở Bắc thành vào Gia Định thấy như đi qua một nước khác (...). Tôi thật mừng".
Năm 1820, Minh Mạng lên ngôi. Là khai quốc công thần, Tả quân Lê Văn Duyệt từng được Gia Long cho hưởng nhiều đặc ân, trong đó có hai đặc ân "nhập triều bất bái" và "tiền trảm hậu tấu". Vì vậy sau này, ông dứt khoát không chịu lạy vua Minh Mạng. Nổi tiếng công tư nghiêm minh, quốc pháp bất vị thân, Lê Văn Duyệt còn cả gan giết cả Huỳnh Công Lý, cha đẻ một quý phi được Minh Mạng sủng ái vì ông này phạm tội tham nhũng.
Tuy hận nhưng không thể đường đột biếm chức hay hạch tội vị trọng thần của tiền triều, Minh Mạng thường tìm cớ quở trách, từng bước một cắt bớt quyền lực của Tả quân Lê Văn Duyệt - Tổng trấn Gia Định thành. Mặt khác, cách đánh giá của Minh Mạng đối với vai trò và vị trí phòng thủ của thành Gia Định, trong vị trí một đô thị trung tâm của cả khu vực Đông Nam Á cũng tỏ ra hạn hẹp và sai lầm.
Năm 1830, thấy Lê Văn Duyệt cho sửa sang gia cố thành Qui, khiến thành này trở nên "kiên cố và tráng lệ", Minh Mạng đã tỏ ra lo lắng, cho rằng Lê Văn Duyệt có âm mưu cát cứ. Ông chỉ dụ: "Đắp thành Phiên An, tiếm bằng kinh thành (Huế), hào thì đào sâu hơn. Nếu bảo thành cao hào sâu đề phòng giặc Xiêm, thì đường bể phải phòng ở Hà Tiên, đường bộ phải phòng ở Chân Lạp... Thế là rõ ràng phòng triều đình chứ không phải phòng ngoại họa!".
Năm 1831, phủ Gia Định bị Minh Mạng chia nhỏ thành 6 tỉnh là Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên, thường gọi là "Nam kỳ lục tỉnh", cắt thêm người giữ các chức Tổng đốc cai trị từng tỉnh, không ngoài mục đích thu hẹp quyền lực của Lê Văn Duyệt.
Đến năm 1835, khi Lê văn Duyệt mất đã 3 năm, Minh Mạng đã cho san phẳng thành Qui, dỡ đá ong, gạch nung của thành cũ xây lại thành mới có qui mô nhỏ hơn, mang tên thành Phụng. Thành Gia Định bị hạ thấp qui mô một cách vô lý và không cần thiết.
Năm 1807, Lê Văn Duyệt nhận lệnh vua đi dẹp loạn Mọi Vách Đá. Thay vì thẳng tay đàn áp quân khởi nghĩa, ông lại ra lệnh chém đầu Chưởng cơ Lê Quốc Huy, tên đại thần tham nhũng, tàn ác, nguyên nhân chính gây ra bất mãn với triều đình và hình thành nên cuộc khởi nghĩa. Hành động thượng tôn luật pháp này của ông đã khiến loạn Mọi Vách Đá tan rã chỉ một năm sau đó.
Đến năm 1819, khi được đi kinh lược hai tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An, ông lại thẳng tay trừng trị thêm nhiều tham quan ô lại khác, vỗ yên mầm bạo loạn ở hai vùng đất nổi tiếng kiêu binh qua mọi vương triều. Những kẻ tham gia bạo loạn ra hàng, ông đều tha tội chết và thu dung, lập thành ba đội lính hồi lương là An Thuận, Thanh Thuận và Bắc Thuận. Trong số này có Lê Văn Khôi, người gốc Cao Bằng, dấy loạn chống triều đình, bị truy nã nên phải trốn vào Thanh Hóa. Thấy Khôi là người có chí lớn và tài thao lược, Lê Văn Duyệt đã tha tội chết, lại nhận làm con nuôi, cho mang họ Lê và đưa theo về Gia Định hầu hạ dưới trướng.
Khi triều đình Minh Mạng cử Nguyễn Văn Quế và Bạch Xuân Nghiêm vào Nam nhậm chức Tổng đốc và Bố chính một tỉnh mới chia tách, Tổng trấn Lê Văn Duyệt đã dứt khoát từ chối, không chịu tiếp nhận vì lý do hai đại thần nói trên là hai kẻ tham quan ô lại, bức hại nhân dân. Trên ngôi báu, Minh Mạng thường nhắc lại những chuyện này để qui kết Lê Văn Duyệt có mưu đồ "kháng mệnh triều đình, tóm thâu quyền lực, nuôi mầm phản loạn, âm mưu cát cứ", liệt vào hàng cần đề phòng và nghiêm trị.
Ngay sau khi Lê Văn Duyệt mất vào đêm 30/7/1832, Nguyễn Văn Quế và Bạch Xuân Nghiêm đã được Minh Mạng đưa ngay vào Gia Định tiếp quản quyền lực. Bạch Xuân Nghiêm đón ý vua, tìm cách hặc tội những người thân tín của vị Tổng trấn mới qua đời. Biết khó lòng tránh được tai họa, Lê Văn Khôi đã tập hợp những kẻ từng mang tội với triều đình nhưng được Lê Văn Duyệt tha bổng và dung nạp dấy binh làm loạn. Ngày 18/5 năm Quí Tỵ (1833), Khôi cầm đầu 28 kẻ nổi loạn tràn vào dinh Bố chính giết chết Bạch Xuân Nghiêm. Tổng đốc Nguyễn Văn Quế đưa quân đến ứng cứu cũng bị quân khởi loạn giết chết.
Cuộc bạo loạn bị đàn áp đẫm máu nhưng chưa có hồi kết thì tháng 12/1833, Khôi mắc bệnh mà chết. Nhưng mãi đến năm 1835, quân thảo phạt mới chiếm được thành Phiên An. Con trai Lê Văn Khôi mới 6 tuổi cùng 5 người khác (có hai người Pháp) bị giải về kinh khép tội chủ mưu mà xử lăng trì. 1831 loạn quân bị giết sạch đem chôn chung một chỗ, gọi là "Mã Ngụy".
Lê Văn Duyệt, dù chết đã từ lâu vẫn không tránh được liên lụy, vẫn bị Minh Mạng trả thù. Vua ra chỉ dụ: "Tội Lê Văn Duyệt nhổ từng cái tóc mà kể cũng không hết, nói ra đau lòng, dù có bổ quan quách mà giết thây cũng là đáng tội. Song nghĩ hắn chết đã lâu, và đã truy đoạt quan tước, xương khô trong mả không bõ gia hình. Vậy cho Tổng đốc Gia Định đến chỗ mả hắn, san làm đất phẳng và khắc đá dựng bia ở trên viết cho những chữ "Quyền yểm Lê Văn Duyệt pháp xử", để chính tội danh cho kẻ đã chết mà tỏ phép nước về đời sau, làm gương cho kẻ quyền gian muôn đời".
Từ cách đây non 2 thế kỷ, Phan Thanh Giản đã từng phát biểu khi nói về Lê Văn Duyệt: "Mình làm quan thấy dân vui là mình vui. Làm quan chỉ biết vui phần mình thì thật đáng trách". Lê Văn Duyệt cùng với Phan Thanh Giản, người vì trung với triều Gia Long chống nhà Tây Sơn, người vì bất lực đành để đất nhiều tỉnh rơi vào tay giặc Pháp, đã có những lúc hàm oan bị lịch sử xem như những tội đồ, gây ra những cuộc tranh cãi học thuật hàng thập kỷ.
Nhưng lòng dân công tâm, đền thờ ông và đền thờ Phan Thanh Giản vẫn được dựng nhiều nơi. Lịch sử phức tạp có thể mang những định kiến chủ quan và sai lầm, nhưng lòng dân thì luôn sáng suốt và giản dị: ai thương dân, đó là người yêu nước. Những con người như thế vẫn luôn được nhân dân xem như những bậc anh hùng.
Nguồn Ảnh: Ấm Chè
Facebooh
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
TẢ QUÂN LÊ VĂN DUYỆT và NHỮNG BI KỊCH.
Năm 1813, ông được Gia Long giao làm Tổng trấn Gia Định, quyền lực bao trùm lên cả đất Bình Thuận phía Bắc và xứ Hà Tiên ở phía Nam
Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi Gia Long hoàng đế (1802), Lê Văn Duyệt được phong Khâm sai Chưởng tả quân dinh Bình Tây tướng quân, thường gọi là Tả quân. Vâng lệnh Gia Long, ông đã cùng với Thống chế Lê Chất dẫn quân bình định và thu phục được đất Bắc Hà chỉ trong một thời gian rất ngắn.
Năm 1813, ông được Gia Long giao làm Tổng trấn Gia Định, quyền lực bao trùm lên cả đất Bình Thuận phía Bắc và xứ Hà Tiên ở phía Nam. Để củng cố sức mạnh, ông đã cho đắp thành Phiên An bằng đá ong với thành cao, hào sâu làm nơi trấn thủ, đến năm 1830 thì hoàn tất. Nhân dân kính trọng, gọi ông là "Ông lớn Thượng". Các nước lân bang cũng nể sợ, gán cho ông danh xưng "Cọp gấm Đồng Nai".
Danh xưng "Cọp gấm Đồng Nai" này gắn liền với lịch sử:
Sử chép rằng khi đạo quân của Vũ Văn Dũng vào đến Chung Xá, đóng lại ở đấy, đến đêm có con nai ở trong rừng chạy ra, có người trông thấy kêu to lên rằng: Con nai! Quân Tây Sơn nghe lầm là quân Đồng Nai! Mọi người luống cuống bỏ chạy. Các quân đội Tây Sơn tưởng là quân nhà Nguyễn đã vây đánh, đều vỡ tan cả. Quân nhà Nguyễn thừa thế đánh đuổi, thành ra quân Tây Sơn thua to.
Hàng năm, vào dịp Tết Nguyên đán hoặc đại khánh vua nhà Nguyễn, vua nước Cao Miên phải đích thân sang thành Phiên An chúc tụng. Riêng dịp Tết, vua Cao Miên phải có mặt từ trước đêm 30 để đúng sáng mùng 1 Tết cùng Lê Văn Duyệt lên vọng cung hành lễ, bái tạ và chúc thọ vua nhà Nguyễn! Ở cương vị Tổng trấn Gia Định, cai quản một vùng đất rộng 30.000km2 phía Nam đất nước (Từ Bình Thuận đến Hà Tiên), Lê Văn Duyệt đã hết sức quan tâm chăm lo đến đời sống nhân dân.
Tại Gia Định, ông cho lập hai cơ sở từ thiện là Anh Hài và Giáo Dưỡng. Nơi thứ nhất là chốn dạy võ nghệ và nghề cung kiếm cho trẻ em. Nơi thứ hai, ông thu gom trẻ em mồ côi, quả phụ không nơi nương tựa về nuôi nấng, dạy chữ và dạy nghề thủ công, giúp họ mưu sinh. Thành Gia Định sau những tháng năm giặc giã đã nhanh chóng trở thành một đô thị sầm uất.
Năm 1822, một phái đoàn Anh do ông Crawfurd dẫn đầu đã đến Gia Định và xin yết kiến Tổng trấn Lê Văn Duyệt. Trong hồi ký của mình, Crawfurd đã không giấu nổi sự thán phục: "Tôi bất ngờ thấy rằng nó (thành Gia Định) không thua gì kinh đô nước Xiêm (...). Tôi có cảm giác rằng đây là một vương quốc lý tưởng".
Mô tả đời sống của nhân dân trong thành, vị khách Ăng-lê đã không tiếc lời ca tụng: "Tất cả đều được sống trong bầu không khí an lành. Trộm cướp không có. Người ăn xin rất hiếm. Tổng trấn rất nhân từ, tha cả bọn giặc, bọn phỉ, bọn trộm cướp ăn năn. Nhưng ông lại rất tàn bạo với bọn cố tình không chịu qui phục triều đình. Chưa ở đâu kỷ cương phép nước được tôn trọng như ở đây. Một vị quan nhỏ ra đường ghẹo gái cũng bị cách chức lưu đày. Một đứa con vô lễ chửi mẹ, Tổng trấn biết được cũng bị phạt rất nặng".
Phan Thanh Giản, một vị quan thanh liêm khác cũng hết lời ca ngợi đức độ và tấm lòng vì dân của Lê Văn Duyệt: "Gia Định này thật có phúc mới gặp được một Tổng trấn như đại quan. Tôi ở Kinh thành, ở Bắc thành vào Gia Định thấy như đi qua một nước khác (...). Tôi thật mừng".
Năm 1820, Minh Mạng lên ngôi. Là khai quốc công thần, Tả quân Lê Văn Duyệt từng được Gia Long cho hưởng nhiều đặc ân, trong đó có hai đặc ân "nhập triều bất bái" và "tiền trảm hậu tấu". Vì vậy sau này, ông dứt khoát không chịu lạy vua Minh Mạng. Nổi tiếng công tư nghiêm minh, quốc pháp bất vị thân, Lê Văn Duyệt còn cả gan giết cả Huỳnh Công Lý, cha đẻ một quý phi được Minh Mạng sủng ái vì ông này phạm tội tham nhũng.
Tuy hận nhưng không thể đường đột biếm chức hay hạch tội vị trọng thần của tiền triều, Minh Mạng thường tìm cớ quở trách, từng bước một cắt bớt quyền lực của Tả quân Lê Văn Duyệt - Tổng trấn Gia Định thành. Mặt khác, cách đánh giá của Minh Mạng đối với vai trò và vị trí phòng thủ của thành Gia Định, trong vị trí một đô thị trung tâm của cả khu vực Đông Nam Á cũng tỏ ra hạn hẹp và sai lầm.
Năm 1830, thấy Lê Văn Duyệt cho sửa sang gia cố thành Qui, khiến thành này trở nên "kiên cố và tráng lệ", Minh Mạng đã tỏ ra lo lắng, cho rằng Lê Văn Duyệt có âm mưu cát cứ. Ông chỉ dụ: "Đắp thành Phiên An, tiếm bằng kinh thành (Huế), hào thì đào sâu hơn. Nếu bảo thành cao hào sâu đề phòng giặc Xiêm, thì đường bể phải phòng ở Hà Tiên, đường bộ phải phòng ở Chân Lạp... Thế là rõ ràng phòng triều đình chứ không phải phòng ngoại họa!".
Năm 1831, phủ Gia Định bị Minh Mạng chia nhỏ thành 6 tỉnh là Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên, thường gọi là "Nam kỳ lục tỉnh", cắt thêm người giữ các chức Tổng đốc cai trị từng tỉnh, không ngoài mục đích thu hẹp quyền lực của Lê Văn Duyệt.
Đến năm 1835, khi Lê văn Duyệt mất đã 3 năm, Minh Mạng đã cho san phẳng thành Qui, dỡ đá ong, gạch nung của thành cũ xây lại thành mới có qui mô nhỏ hơn, mang tên thành Phụng. Thành Gia Định bị hạ thấp qui mô một cách vô lý và không cần thiết.
Năm 1807, Lê Văn Duyệt nhận lệnh vua đi dẹp loạn Mọi Vách Đá. Thay vì thẳng tay đàn áp quân khởi nghĩa, ông lại ra lệnh chém đầu Chưởng cơ Lê Quốc Huy, tên đại thần tham nhũng, tàn ác, nguyên nhân chính gây ra bất mãn với triều đình và hình thành nên cuộc khởi nghĩa. Hành động thượng tôn luật pháp này của ông đã khiến loạn Mọi Vách Đá tan rã chỉ một năm sau đó.
Đến năm 1819, khi được đi kinh lược hai tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An, ông lại thẳng tay trừng trị thêm nhiều tham quan ô lại khác, vỗ yên mầm bạo loạn ở hai vùng đất nổi tiếng kiêu binh qua mọi vương triều. Những kẻ tham gia bạo loạn ra hàng, ông đều tha tội chết và thu dung, lập thành ba đội lính hồi lương là An Thuận, Thanh Thuận và Bắc Thuận. Trong số này có Lê Văn Khôi, người gốc Cao Bằng, dấy loạn chống triều đình, bị truy nã nên phải trốn vào Thanh Hóa. Thấy Khôi là người có chí lớn và tài thao lược, Lê Văn Duyệt đã tha tội chết, lại nhận làm con nuôi, cho mang họ Lê và đưa theo về Gia Định hầu hạ dưới trướng.
Khi triều đình Minh Mạng cử Nguyễn Văn Quế và Bạch Xuân Nghiêm vào Nam nhậm chức Tổng đốc và Bố chính một tỉnh mới chia tách, Tổng trấn Lê Văn Duyệt đã dứt khoát từ chối, không chịu tiếp nhận vì lý do hai đại thần nói trên là hai kẻ tham quan ô lại, bức hại nhân dân. Trên ngôi báu, Minh Mạng thường nhắc lại những chuyện này để qui kết Lê Văn Duyệt có mưu đồ "kháng mệnh triều đình, tóm thâu quyền lực, nuôi mầm phản loạn, âm mưu cát cứ", liệt vào hàng cần đề phòng và nghiêm trị.
Ngay sau khi Lê Văn Duyệt mất vào đêm 30/7/1832, Nguyễn Văn Quế và Bạch Xuân Nghiêm đã được Minh Mạng đưa ngay vào Gia Định tiếp quản quyền lực. Bạch Xuân Nghiêm đón ý vua, tìm cách hặc tội những người thân tín của vị Tổng trấn mới qua đời. Biết khó lòng tránh được tai họa, Lê Văn Khôi đã tập hợp những kẻ từng mang tội với triều đình nhưng được Lê Văn Duyệt tha bổng và dung nạp dấy binh làm loạn. Ngày 18/5 năm Quí Tỵ (1833), Khôi cầm đầu 28 kẻ nổi loạn tràn vào dinh Bố chính giết chết Bạch Xuân Nghiêm. Tổng đốc Nguyễn Văn Quế đưa quân đến ứng cứu cũng bị quân khởi loạn giết chết.
Cuộc bạo loạn bị đàn áp đẫm máu nhưng chưa có hồi kết thì tháng 12/1833, Khôi mắc bệnh mà chết. Nhưng mãi đến năm 1835, quân thảo phạt mới chiếm được thành Phiên An. Con trai Lê Văn Khôi mới 6 tuổi cùng 5 người khác (có hai người Pháp) bị giải về kinh khép tội chủ mưu mà xử lăng trì. 1831 loạn quân bị giết sạch đem chôn chung một chỗ, gọi là "Mã Ngụy".
Lê Văn Duyệt, dù chết đã từ lâu vẫn không tránh được liên lụy, vẫn bị Minh Mạng trả thù. Vua ra chỉ dụ: "Tội Lê Văn Duyệt nhổ từng cái tóc mà kể cũng không hết, nói ra đau lòng, dù có bổ quan quách mà giết thây cũng là đáng tội. Song nghĩ hắn chết đã lâu, và đã truy đoạt quan tước, xương khô trong mả không bõ gia hình. Vậy cho Tổng đốc Gia Định đến chỗ mả hắn, san làm đất phẳng và khắc đá dựng bia ở trên viết cho những chữ "Quyền yểm Lê Văn Duyệt pháp xử", để chính tội danh cho kẻ đã chết mà tỏ phép nước về đời sau, làm gương cho kẻ quyền gian muôn đời".
Từ cách đây non 2 thế kỷ, Phan Thanh Giản đã từng phát biểu khi nói về Lê Văn Duyệt: "Mình làm quan thấy dân vui là mình vui. Làm quan chỉ biết vui phần mình thì thật đáng trách". Lê Văn Duyệt cùng với Phan Thanh Giản, người vì trung với triều Gia Long chống nhà Tây Sơn, người vì bất lực đành để đất nhiều tỉnh rơi vào tay giặc Pháp, đã có những lúc hàm oan bị lịch sử xem như những tội đồ, gây ra những cuộc tranh cãi học thuật hàng thập kỷ.
Nhưng lòng dân công tâm, đền thờ ông và đền thờ Phan Thanh Giản vẫn được dựng nhiều nơi. Lịch sử phức tạp có thể mang những định kiến chủ quan và sai lầm, nhưng lòng dân thì luôn sáng suốt và giản dị: ai thương dân, đó là người yêu nước. Những con người như thế vẫn luôn được nhân dân xem như những bậc anh hùng.
Nguồn Ảnh: Ấm Chè
Facebooh