Văn Học & Nghệ Thuật

TÁC GIẢ GIÒNG AN GIANG - ANH VIỆT THU TÁC GIẢ GIÒNG AN GIANG -ANH VIỆT THU _ TRẦN VĂN NGÀ Trần Văn Ngà

( HNPĐ )Cho quê hương ta rạng ngời - Cho yêu thương xanh vời vợi - Cho quê hương ta những đóa tuổi xuân - Để mai đây nghe nắng dậy hòa bình - Để ông cha còn nắm đất phủ mình - Ôi quê hương ta nước Việt...

CHÂN DUNG NHẠC SĨ ANH VIỆT THU - HUỲNH HỮU KIM SANG

Giòng An Giang sông sâu nước biếc, giòng An Giang cây xanh lá thắm, lả lướt về qua Thất Sơn, Châu Đốc giòng sông uốn quanh, soi bóng Tiền Giang Cửu Long...

Lời ca tiếng hát trên đây mở đầu cho bản nhạc Giòng An Giang bất hủ của nhạc sĩ Anh Việt Thu, sáng tác thời còn là một thiếu niên (16 - 17 tuổi).

Đối với những ai từng sinh, sống hoặc làm việc ở Long Xuyên - Châu Đốc, nay là tỉnh An Giang rất vui thích khi thưởng thức lời ca điệu nhạc Giòng An Giang trầm lắng, êm đềm, du dương... Và đưa hồn mình về vùng biên trấn xa xôi và miên man nghĩ ngợi đến giòng sông trìu mến đầy ắp kỷ niệm quê hương...

Tôi gặp và quen biết Anh Việt Thu từ năm 1957 tại Sài Gòn khi chúng tôi học lớp tam nhị tại trung học tư thục Nguyễn Công Trứ, đường Hai Bà Trưng - đối diện với vòng rào của nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi và cũng gần nhà thờ Công Giáo Tân Định.

Sau khi thi bằng Cao Đẳng Tiểu Học Đông Dương (Diplôme d'Étude Primaire Supérieure Indochinoise - DEPSI - tương đương văn bằng TH Đệ Nhất Cấp sau này), trường Collège de Chaudoc (tiền thân trường trung học đệ nhị cấp Thủ Khoa Nghĩa) không có các lớp đệ nhị cấp nên tất cả học sinh ở Châu Đốc, có đủ điều kiện học lực, được chuyển đến trường Trung Học Phan Thanh Giản ở Cần Thơ hoặc có thể dự thi vào lớp seconde - đệ tam ở trường Trung Học đệ nhị cấp Pétrus Trương Vĩnh Ký đối với nam sinh và nữ sinh thì xin hoặc thi vào trường Nữ Trung Học Gia Long.

Gia đình không đủ tiền cho tôi học tiếp ở Cần Thơ hoặc Sài Gòn. Vì vậy, tôi xin đi dạy học từ niên học 1954 - 1955, liên tiếp 3 niên học, tại Núi Sam và tỉnh lỵ Châu Đốc.

Hè 1957, được 1 người bạn tìm cho 2 chỗ dạy kèm tại tư gia, tôi quyết định lên Sài Gòn tiếp tục học lại. Với số tiền dạy kèm cũng đủ trả học phí và tiền ăn ở hàng tháng và tiền xài lặt vặt kể như thiếu thốn triền miên...

Tôi quen biết Anh Việt Thu từ hoàn cảnh vừa đi học vừa đi dạy kèm tư gia, cũng như Anh Việt Thu cũng đang vật lộn với chữ nghĩa như tôi, từ xã An Hữu, quận Cai Lậy, tỉnh Định Tường (Mỹ Tho) lên Sài Gòn. Lúc đó - năm 1957 - Anh Việt Thu mới 17 - 18 tuổi, còn tôi đã là 22 tuổi. Anh Việt Thu với mái tóc nghệ sĩ như hình chụp năm xưa bên cạnh. Thu vừa đẹp trai, da trắng, môi lúc nào hồng vừa điềm đạm hiền hòa, vui cười khi gặp bạn bè với nhiều tình cảm trìu mến và gương mặt phúc hậu dễ gây cảm tình với mọi người.

Chúng tôi thường tâm sự về chuyện học hành và chuyện gia đình nên sớm thông cảm và trìu mến nhau. Khi học chung lớp chừng một tháng, Anh Việt Thu đưa tôi về chơi ở nhà trọ, đường Bà Hạt hay Da Bà Bầu, tôi không nhớ rõ.

Điều mà tôi nhớ rõ nhất, là chủ căn nhà đó là anh Năm, người thấp và có "bề thế" (lớn hơn tôi khoảng 2 tuổi), một giáo viên tiểu học, anh bị động viên trước năm 1954. Sau 3 năm phục vụ trong Quân Đội, anh xin giải ngũ với cấp bậc Trung Úy...

Anh Năm xem Anh Việt Thu như một người em ruột vì anh còn độc thân, có công ăn việc làm, nhà cửa đàng hoàng nên Anh Việt Thu không phải lo chỗ ăn ở chỉ tìm chỗ dạy kèm tại tư gia kiếm tiền đóng học phí và xài vặt...

Khi Anh Việt Thu và tôi quen khá thân, Thu thường nói với tôi là Thu xem tôi như người anh cả trong gia đình. Mỗi khi có Má của Thu từ An Hữu (gần Bắc Mỹ Thuận - nay là cầu Mỹ Thuận) lên thăm, Thu thường mời tôi đến nhà chơi. Mỗi lần Má của Thu lên Sài Gòn thăm con, bà thường mang theo nhiều quà cáp cho con và đặc biệt là có nhiều loại trái cây, thuộc cây nhà lá vườn và có cả chim óc cao, chằng nghịt rô ti của vùng bắc Mỹ Thuận thường bán dọc 2 bờ bến bắc cho khách vãng lai, qua lại bắc Mỹ Thuận hàng ngày. Má của Thu không quên mua một ít đặc sản chim rô ti lên làm quà cho bạn bè của Thu hay là tổ chức ăn uống tại nhà anh Năm.

Má của Thu gọi tôi bằng con như gọi Anh Việt Thu, rất trìu mến. Bà có vóc hình mảnh mai nhỏ nhắn, nước da trắng giống hệt hình dáng Mẹ tôi đang ở quê nhà Châu Đốc. Nhưng, Má của Thu nhỏ tuổi hơn Mẹ tôi nhiều, ít nhất 10 tuổi, lúc bấy giờ Má của Thu ước độ đã qua tuổi bốn mươi, còn Mẹ tôi trên 55 tuổi...Hai bà mẹ cùng có một tấm lòng thương yêu con vô hạn, mong muốn con mình học hành đàng hoàng thành danh với đời dù gia đình nghèo, thiếu thốn.

Khi chúng tôi thân nhau, Anh Việt Thu mới tâm sự nhiều với tôi, Thu đã sáng tác 1 bản nhạc đầu đời của người nhạc sĩ nghèo ở nhà quê mới lên thành đô và bản nhạc thứ 2 mới là bản nhạc Giòng An Giang lúc Thu mới 16, 17 tuổi.

Anh Việt Thu vừa đệm đàn vừa hát khe khẻ Giòng An Giang cho anh Năm và tôi vừa đủ nghe. Giọng hát của Thu sao sâu lắng trầm buồn gợi nhắc tôi giòng nước đục ngầu chất đất phù sa của giòng sông An Giang, là nơi chôn nhau cắt rún - quê hương yêu dấu của tôi.

Giòng An Giang mà Anh Việt Thư viết thành bản nhạc có giai điệu tha thiết về quê hương, chính là sông Hậu. Từ xứ Chùa Tháp - Cao Miên, con sông dài lịch sử của nhiều nước - Cửu Long - Mékong - đổ nước xuống Việt  Nam qua tỉnh biên thùy Châu Đốc, chia ra làm 2 ngã - 2 nhánh với tên gọi là Tiền Giang và Hậu Giang. ( HNPĐ )Cho quê hương ta rạng ngời - Cho yêu thương xanh vời vợi - Cho quê hương ta những đóa tuổi xuân - Để mai đây nghe nắng dậy hòa bình - Để ông cha còn nắm đất phủ mình - Ôi quê hương ta nước Việt...(Hình: Hậu Giang, từ tỉnh Tà Keo của KPC chạy ngang qua tỉnh lỵ Châu Đốc).

Sông Tiền chảy ngang quận Tân Châu (Châu Đốc) và qua tỉnh Kiến Phong, Sa Đéc, Vĩnh Long, Bến Tre đổ ra biển Đông. Sông Hậu, cũng từ Biển Hồ - Tonlé Sap (xứ Chùa Tháp) đổ nước xuống xuyên qua địa phận quận An Phú và Châu Phú của tỉnh Châu Đốc đến tỉnh Long Xuyên, Cần Thơ, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Trà Vinh...và nước chảy ra biển Đông.

Con sông dài Cửu Long -  có tên gọi quốc tế là Mékong xuyên suốt từ cao nguyên Tây Tạng xuống nước Tàu và chạy qua Miến Điện, Thái Lan Cao Miên và đồng bằng sông Cửu Long - Việt Nam, dài trên 4 ngàn kilômét.

Hai con sông Tiền và Hậu, mỗi sông dài từ 220 - 250 Km, nước chảy đổ ra biển với 9 cửa mà chín có nghĩa chữ nho - Hán Việt - là cửu, và con sông dài uốn khúc như con rồng nên người ta đặt tên là sông Cửu Long - có nghĩa là 9 con rồng, thay cho từ MéKong. Con sông mang tên 9 con rồng - Cửu Long, còn có ý nghĩa khác nữa là với sông Tiền và sông Hậu, nước đổ ra biển bằng 9 cửa: Đại, Tiểu, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hậu, Định An, Bassac (Ba Thắt), Tranh Đề.

Vùng sông Hậu, có 3 cửa chảy ra biển, nay cửa Ba Thắt đã bị vùi lắp chặn nước lại, không còn đổ ra biển Đông như xưa. Sông Hậu chỉ còn 2 cửa chảy ra biển là Định An và Tranh Đề.

Sông Tiền có 6 cửa, nay cửa Ba Lai ở vùng Bến Tre, sau năm 1975, người ta đã làm đập ngăn lại, không cho nước ngọt đổ ra biển nữa, nhằm ngăn sự nhiễm mặn của vùng đất trù phú này.

Như vậy, ngày nay, từ chính xác gọi sông Mêkong - Cửu Long Giang này, mất hết 2 con rồng - 2 cửa, nên gọi là sông 7 con rồng - Thất Long Giang. Dù có mất thêm cửa nước đổ ra biển nữa do con nguời hay tự nhiên tạo nên, chắc chắn dân Việt Nam cũng sẽ mãi gọi là Cửu Long Giang. Số chín là số lắc ky trong mười con số căn bản, đồng thời chín cửa sông lúc ban đầu, đổ ra biển cũng ghi đậm dấu tích lịch sử của dòng sông Cửu Long thân thương bất tận này (Hình: Hậu Giang - nơi rộng nhất, vùng bắc Vàm Cống - Long Xuyên & Sa Đéc).

***

Dựa tài liệu trên Net - Wikipedia - Anh Việt Thu sinh năm 1939 - có tài liệu khác nói là sinh năm 1940 - tại xã An Hữu thuộc quân Cai Lậy tỉnh Mỹ Tho (Định Tường - nay là Tiền Giang), tên thật trong khai sanh : Huỳnh Hữu Kim Sang.

Anh Việt Thu (AVT) đã là nhạc sĩ từ năm 1955 hay năm 1956, mãi đến năm 1963, AVT mới tốt nghiệp chính quy về học nhạc tại Trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn về Hòa Âm.

Thụ huấn điều khiển giàn nhạc với nhạc trưởng Otte Soelner. Đệ trình luận án Âm nhạc học với đề tài: "Không có tiếng động trong âm nhạc" tại nhạc viện Tokyo - Nhật bản năm 1963.

Anh Việt Thu từng là Trưởng Đoàn Văn Nghệ Tổng Hội Sinh Viên Quốc Gia niên khóa 1958-1959 - Chủ Tịch Sinh Viên Trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn 1963 - Hát với tuổi trẻ Biên Hòa (1960-1965) - Thành lập Đoàn Du Ca Phù Sa hát dạo từ Cần Thơ ra Huế trong những năm 1965-1966.

Hai ca khúc đầu tiên được phổ biến từ năm 1956: Đường Này Anh Về Đâu - Giòng An Giang...

NHỮNG TÁC PHẨM CHÍNH:

- Dạ Khúc Kim Sang (10 bài nhạc không lời cho vĩ cầm và dương cầm) - Giải Cantorum Schola, La Mã năm 1962.

- 20 ca khúc AVT phổ biến trong những năm 1964-1968

- Xuân Nguyễn Huệ (trường ca) - Giải Đài Phát Thanh Sài Gòn 1966

- Đường Chúng ta đi (liên ca)

Ngoài ra, AVT đã soạn thảo khoảng trên 200 ca khúc phổ thông. Cùng với Thiên Hà (nhà thơ) chủ trương chương trình "Phù Sa" ca-ngâm-diễn-đọc, và "Tuần báoVăn Nghệ Truyền Thanh" trên làn sóng phát thanh Đài Sài Gòn (1966-1968).

- Chủ trương "Giờ âm nhạc Anh Việt Thu" trên đài Vô Tuyến Truyền Hình Việt Nam từ năm 1971.

- Hợp tác với hảng dĩa Việt Nam thực hiện một số album như "Bóng Mát Việt Nam", "Rạng Đông Trên Quê Hương Việt Nam"...AVT dự báo tín hiệu hòa bình đầy ấn tượng trong những năm 1972-1974.

Do căn bệnh hiểm nghèo sau 103 ngày vật lộn với thần chết qua các bệnh viện Grall, Tổng Y Viện Cộng Hòa, Y Viện Quảng Đông. Người nhạc sĩ tài hoa Anh Việt Thu trút hơi thở cuối cùng hồi 2 giờ 40 phút ngày 15 tháng 3 năm 1975 và an táng tại quê nhà.

Nếu tôi nhớ không lầm, vợ của nhạc sĩ Anh Việt Thu là em ruột của nhà thơ Thiên Hà, tên Trần Nữ Hiệp và đứa con trai của Thu - Hiệp là Việt Bằng, đang sống tại Sài Gòn.

Một tài liệu khác, tuổi thọ của nhạc sĩ Anh Việt Thu chỉ có 35 năm (tính từ năm 1940 đến năm 1975), dù ngắn ngủi, nhưng AVT để lại cho đời nhiều tác phẩm thành danh bất tử, tiêu biểu: Giòng An Giang, Đa Tạ, Tám Điệp Khúc, Nhớ Nhau Hoài (lời của thơ Thiên Hà) - những ca khúc này tiêu biểu giòng nhạc trữ tình có nhiều tha thiết, đôi lúc lãng mạn... AVT có sáng tác một bản nhạc hùng ca gây nhiều ấn tượng nhất trong thời gian chiến tranh diễn ra khốc liệt nhất, sau Tết Mậu Thân - 1968. Các đài Phát Thanh Quân Đội, Đài Phát Thanh Sài Gòn, Đài Truyền Hình Sài Gòn băng tần 9 và các đài phát thanh, truyền hình địa phương phát đi phát lại thường xuyên cho đến trước 30 tháng tư năm 1975 - Trên Đầu Súng Ta Đi. Gần đây, Trung Tâm Asia đã tái hiện bản hùng ca này qua chương trình thu vào DVD phổ biến rộng rãi trên khắp 5 Châu.

ĐỜI BINH NGHIỆP CỦA NHẠC SĨ ANH VIỆT THU

Từ năm 1962, tôi nhập ngũ và về phục vụ ở Miền Tây nên tôi không còn dịp gặp AVT  ở Sài Gòn.

Mãi đến năm 1973, tôi mới gặp lại AVT cũng đang ở trong Quân Đội, phục vụ tại Phòng Văn Nghệ - Cục Tâm Lý Chiến, đường Hồng Thập Tự, gần cầu Thị Nghè. Lúc bấy giờ, tôi đang phục vụ tại Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị - Khối Thông Tin Giao Tế Dân Sự, đường Thống Nhất, cách không xa Cục Tâm Lý Chiến mà tôi không biết Anh Việt Thu được đổi về đó cũng khá lâu rồi.

Tôi có việc đến Phòng Báo Chí gặp Trung Tá Nguyễn Đạt Thịnh, cũng gần Phòng Văn Nghệ, tôi tạt qua thăm nhà thơ Tô Thùy Yên tên thật là Đinh Thành Tiên, đang là Trưởng Phòng Văn Nghệ - Cục Tâm Lý Chiến. Cuối năm 1973, Tô Thùy Yên cũng đeo lon Thiếu Tá như tôi. Năm 1964 - 1965, Thiếu Úy Đinh Thành Tiên (Khóa 16 Thủ Đức) làm Phụ Tá tôi phụ trách chương trình phát thanh Tiếng Nói Vùng 4 Chiến Thuật tại đài Phát Thanh Ba Xuyên, lúc bấy giờ tôi mang cấp bậc Trung Úy (Khóa 13 Thủ Đức), nên chúng tôi rất thân nhau, mãi từ năm 65 đến 73, chúng tôi mới chạm mặt và thăm hỏi nhau.

Tình cờ, tôi gặp AVT từ ngoài đi vô phòng làm việc ở phía ngang hông văn phòng của nhà thơ Tô Thùy Yên. Tôi gọi AVT lại, như cái máy, anh ta vội đứng nghiêm giơ tay lên chào, miệng thì nói chào Thiếu Tá. Tôi nói với anh Tô Thùy Yên cho tôi vào phòng làm việc của văn nghệ sĩ, Tô Thùy Yên chưa nói gì, tôi đến kéo tay Thu đi vào phòng, nghe tiếng hô "vào hàng...phắc" tất cả anh em đang làm việc hoặc tán gẫu đều đứng lên chào, tôi chào lại và nói cám ơn, anh em cứ tự nhiên, tôi đến đây để thăm AVT, một người em hơn 10 năm mới gặp lại. Những anh em văn nghệ sĩ khoảng 6 người, đại diện cho đủ bộ môn, thơ, văn, hội họa, điêu khắc, viết kịch, vũ sư...trong nhóm anh em văn nghệ này hầu hết là hạ sĩ quan, lúc bấy giờ Nhật Trường Trần Thiện Thanh đang đeo lon Thượng Sĩ cũng có thể là có lon cao nhất trong nhóm. Tôi cũng gặp lại Phạm Minh Cảnh - nhạc sĩ kiêm vũ sư. Khi anh em văn nghệ sĩ biết được AVT, Phạm Minh Cảnh thân thiết với tôi từ hơn cả chục năm, lúc chúng tôi còn đang đi học tam nhị, chúng tôi chuyện trò râm rang vui vẻ. Nhật Trường chỉ ra ngoài , nói cười lớn "Xếp" la, ý nói Thiếu Tá Trưởng Phòng rất có kỷ luật, nhân viên không được cười giỡn trong giờ làm việc, còn tôi cứ bô bô hỏi thăm anh em đủ thứ chuyện, còn pha trò làm cho anh em cười vui. AVT kê tai nói nhỏ, 4 giờ em về sớm, anh đến đón, anh em mình đi Chợ Nhỏ Thủ Đức nhậu chơi.

Trước năm 1965, khi tôi còn ở Cần Thơ, tôi có nghe tin, AVT thay vì đi quân dịch, Thu tình nguyện vào Trung Đoàn địa phương của tỉnh Gia Định với cấp bậc binh nhì Địa Phương Quân. Mục đích chính của Thu là muốn ở gần Sài Gòn còn có thể tiếp tục đi học thêm về âm nhạc và chơi nhạc kiếm thêm thu nhập vì lương lính đối với một nghệ sĩ có vợ con mà sống ở ngay Sài Gòn chắc chắn gặp nhiều chật vật khó khăn.

AVT là một nhạc sĩ nổi tiếng trước khi tình nguyện vào Quân Đội, Thu cũng được chăm sóc giúp đở của cấp chỉ huy cho Thu phục vụ ở văn phòng, đó cũng là một đặc ân để Thu còn có thì giờ bương chải tìm thêm việc làm ngoài giờ.

Trong một chuyến công tác ở Sài Gòn, khoảng năm 66 - 67, tôi có đến nhà nhạc sĩ kiêm vũ sư Phạm Minh Cảnh, ở đường Hồng Thập Tự, đối diện với khu bán thịt rừng và bùng binh gần trường Pétrus Ký (Lê Hồng Phong bây giờ) dọ hỏi, AVT bây giờ ở đâu, làm gì? Phạm Minh Cảnh, Nguyễn Việt Hiền, Anh Việt Thu và tôi có một dạo ăn cơm chung tại nhà Phạm Minh Cảnh do mẹ của Cảnh nấu, bà chỉ lấy tiền ăn tượng trưng, chúng tôi ở trọ nơi khác đến đây ăn cơm. Thỉnh thoảng nhà thơ Tô Thùy Yên - Đinh Thành Tiên cũng có lái chiếc vélo solex cũ kỹ đến đây chơi với chúng tôi vào ngày chủ nhật hay thứ bảy. Vì vậy, chúng tôi quen biết thân tình nhau từ những năm còn lận đận với sách đèn chữ nghĩa từ năm 57 - 58.

Phạm Minh Cảnh cho tôi biết, AVT là lính Địa Phương Quân đang xin về phục vụ tại Cục Tâm Lý Chiến, lúc bấy giờ Thu vừa lên lon Hạ Sĩ thì phải. Tôi có nhắn gởi, nếu Thu có gì trục trặc không phục vụ ở Sài Gòn được thì cho tôi hay để tôi xin Thu về Cần Thơ làm việc chung với tôi trong lãnh vực phát thanh Quân Đội của Vùng  4 Chiến Thuật. Tôi còn nói rõ, tôi có khả năng xin AVT về Ban Phát Thanh Báo Chí của Quân Đoàn 4 mà tôi đang phụ trách vì là hàng binh sĩ và là nhạc sĩ, tôi xin không khó, còn cấp hạ sĩ quan và nhất là sĩ quan xin đổi về khó khăn hơn vì phải trình qua nhiều chặng và phải trình cấp lớn hơn...

TÂM TÌNH CỦA TÔI ĐỐI VỚI ANH VIỆT THU

Nhạc sĩ  Anh Việt Thu, sáng tác nhạc từ khi còn vị thành niên do đam mê và thêm có thiên phú nữa, dù chưa qua trường lớp chính quy như Trường Quốc Gia Âm Nhạc, Anh Việt Thu sáng tác ở tuổi 16, 17 ít nhất 2 bản nhạc để đời: Đường Này Anh Về Đâu và bản nhạc bất hủ Giòng An Giang...

Tôi cũng được biết, do nhạc sĩ Phạm Minh Cảnh kể, Anh Việt Thu có một thời gian lưu lạc về Tây Ninh dạy học (có lẽ chuyên dạy nhạc trong học đường?).

Khi chúng tôi học tam nhị của tư thục Nguyễn Công Trứ, niên học 57-58, trong lớp khá đông, có thể nói tôi là học sinh "già" nhất và từng đi làm việc, dù có vài người bạn trông gương mặt cũng thuộc loại già bấm không lủng như tôi mà tuổi trong khai sinh lại trên dưới 18. Các anh học sinh này, hầu hết dân di cư từ miền Bắc vào Nam năm 1954, có thể làm khai sinh lại để dễ dàng đi học. Đến năm 1962, có lệnh tổng động viên, tôi lại gặp vài bạn "Bắc Kỳ 54" tại Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, đã cùng học với tôi tại trường Nguyễn Công Trứ năm xưa.

Trong lớp tam nhị buổi sáng, nữ sinh khá đông, nhiều cô đẹp như hoa khôi hay người mẫu ngày nay. Trong số những nữ sinh đẹp nhất lớp có cô NNY, gốc ở Long Xuyên (Angiang), con của ông NNĐ, Hiệu Trưởng trường Khuyến Học, sau đổi thành trường Bán Công và hình như ông Đ cũng là Chủ Tịch Hội Đồng Tỉnh hay chức sắc dân cử gì đó của tỉnh Angiang, chị của cô NNY là NNP là phu nhân của nhà văn khá nổi tiếng DA.

Cô NNY, vóc hình thon, chân dài, cổ cao ba ngấn, da trắng, môi hồng, mắt to đen láy, gương mặt phúc hậu, toát ra sức hút hấp dẫn. Tất cả nam sinh cả lớp hay nói đúng hơn cả trường Nguyễn Công Trứ, các lớp buổi sáng, khoảng 3-4 lớp. Mỗi lần, người đẹp NNY vào lớp trễ vài phút, cả lớp (con trai) ồ lên một tiếng làm cho giáo sư đang dạy cũng phải giật mình, chú ý.

Lúc bấy giờ, những anh chàng ngồi gần bàn tôi và Anh Việt Thu thường bàn tán bình phẩm về sắc đẹp của "hoa khôi" NNY mỗi khi chúng tôi nghỉ giải lao hay chờ giáo sư vào dạy môn học khác. Thú thật, thời trai trẻ đầy nhựa sống, đám con trai khi thấy người đẹp NNY từ bên kia đường đi đến trường, như là xếp hàng, tất cả mọi con mắt đều hướng về mục tiêu người đẹp từ từ đi tới. Chúng tôi nhiều người, nhưng, cùng một ý là chiêm ngưỡng vẽ đẹp tự nhiên trời cho, cách đi khoan thai, rất "quý phái" lưng thẳng, ngực ưỡn ra trước với chiếc áo dài trắng ôm sát người nổi bật các đường cong tuyệt mỹ. Tay ôm chiếc cặp da màu nâu lợt rất mới gây thêm ấn tượng thuộc con nhà khá giả hay "quý tộc" quyền thế.

Khi Anh Việt Thu thấy người đẹp trước thế nào cũng bấm vào bàn tay tôi mấy cái và miệng nói khẻ "nàng" đến, Thu thường nhật rất ít nói. Dù tôi đang trò chuyện với người bạn khác, quay mặt hướng khác, khi Anh Việt thu bấm tay tôi và nói nàng đến, tôi không cần quay lại cũng biết chắc người đẹp NNY đến. Tất cả nam sinh đều nhường thang lên lầu để nàng đi trước, bọn tôi lục tục theo sau vào lớp học.

Người đẹp NNY ở trọ nhà một người bà con, là một trại cưa, thuộc vùng ngoại ô tỉnh Gia Định. Chúng tôi gồm có Anh Việt Thu, Phạm Minh Cảnh, Nguyễn Việt Hiền và đôi lần hình như có cả nhà thơ Tô Thùy Yên cũng có đến trại cưa thăm viếng người đẹp vào ngày cuối tuần hay ngày lễ. Tôi biết chắc Anh Việt Thu được người đẹp chiếu cố nhất vì đã là một nhạc sĩ được nhiều người biết tiếng lại đẹp trai, ít nói, "mủ mỉ mù mì". Anh Việt Thu đã trồng cây si với người đẹp NNY mà tánh lại "nhát gái" của Anh Việt Thu rất đáng mến. Tại lớp học muốn làm quen hay đến thăm viếng người đẹp tại nhà trọ, Thu đều rủ tôi đi cho có bạn, mới có đủ can đảm mở lời với nàng.

Khi chúng tôi biết gốc gác NNY ở Long Xuyên, Anh Việt Thu rủ tôi đi chơi Long Xuyên một chuyến và đến thăm nhà cũng như trường học của bố nàng. Lúc đó Thu mới nói lý do nào sáng tác bản Giòng An Giang ra đời cũng do một chuyến đi chơi với gia đình và bạn bè đi viếng cảnh núi non "Thất Sơn" và Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam - Châu Đốc, Thu cảm hứng viết nên bản nhạc đi sâu vào lòng người, nhất là người gốc Long Xuyên - Châu Đốc (bị sáp nhập lại thành tỉnh An Giang thời Đệ Nhất Cộng Hòa và sau ngày 30.4.1975. Thời Đệ Nhị Cộng Hòa Long Xuyên và Châu Đốc lại tách ra 2 tỉnh mà Long Xuyên được lấy tên cũ là An Giang).

Quê tôi ở Châu Đốc, khi Thu rủ tôi đi chơi An Giang, tôi đồng ý liền và còn nói sẽ đưa Thu về chơi ở Châu Đốc nữa.

Có một lần khoảng sau Tết 1958, chúng tôi gồm 4 người cùng học chung lớp trong đó có AVT, đi trên 1 xe gắn máy và 1 xe lambretta về Long Xuyên, mỗi chiếc đèo thêm 1 người. Cuộc "du hành" này để tác giả Giòng An Giang về thăm lại giòng sông thơ mộng mà AVT đã dệt nên những giòng nhạc và lời ca mượt mà truyền cảm thấm sâu vào lòng người thưởng ngoạn, rất nổi tiếng.

Người đẹp NNY cho địa chỉ trường Khuyến Học do bố người đẹp làm Hiệu Trưởng và ngôi nhà của gia đình. Khi đến thị xã Long Xuyên, chúng tôi chạy quanh "thăm dân cho biết sự tình" và tìm đến không khó 2 địa chỉ mà người đẹp chỉ dẫn trước. Có thể nói bốn anh em chúng tôi, gồm có 2 ông bạn Bắc Kỳ 54,  Anh Việt Thu và tôi, mỗi người đều có in đậm hay lợt trong tim hình bóng cô học sinh "hoa hậu" tư thục Nguyễn Công Trứ NNY và có lẽ cái ông bạn ít nói nhất lại mủ mỉ mù mì nữa, hình ảnh người đẹp "nàng nhạc - không phải nàng thơ" chắc rõ nét nhất - Anh Việt Thu. Chúng tôi chỉ chạy chầm chậm ngang ngôi trường và nhà của người đẹp để chỉ "nhìn quanh" cho nhịp tim rạo rực mỗi người đập khác nhau. Sau đó, chúng tôi chạy ra bờ hồ có nhiều sân quần vợt của tỉnh, dừng xe ngơi nghỉ và đi ra bờ sông "An Giang" - Hậu Giang để nhạc sĩ thả hồn theo dòng suy tư, giòng An Giang xanh lơ nước biếc. Những giề lục bình lặng lẽ lững lờ trôi xuôi theo giòng nước đục màu nâu nhờn nhợt đất phù sa, mà nhạc sĩ AVT tha hồ tưởng tượng đến người đẹp dù giờ này nàng còn đang ngủ nướng ở nhà trọ - Gia Định vì là ngày chủ nhật.

Hôm đó, trời trong có gió thổi hiu hiu man mát, chúng tôi rời Sài Gòn mới hơn 4 giờ sáng, chỉ sau gần 5 tiếng, mất nhiều thì giờ là qua 2 cái bắc Mỹ Thuận và Vàm Cống, con đường Sài Gòn - Long Xuyên, chưa tới 200 cây số với 2 chiếc xe gắn máy còn khá tốt và với sự nôn nóng mong sớm đến quê hương của người đẹp nên xe chạy khá nhanh. Chúng tôi ngồi chơi ở đây non 1 tiếng vừa đàm luận về ngôi trường học và ngôi nhà của gia đình người đẹp và gặm bánh mì thịt lót lòng mà tôi đã mua mang theo.

Từ đây, bọn tôi 4 đứa chạy lên Châu Đốc, cũng dọc theo bờ sông Hậu, nhà cửa san sát với những cây ăn trái và "cây xanh lá thắm" um tùm biên biếc một màu. Vào thị xã Châu Đốc, tôi hướng dẫn về nhà tôi giải lao ngơi nghỉ một chút và thăm viếng ông bà cụ tôi. Non 1 tiếng, chúng tôi lên xe chạy thẳng vào Núi Sam, cách tòa hành chính tỉnh Châu Đốc chừng 5 cây số, vào viếng cảnh chùa Tây An sừng sững đồ sộ bên vách Núi Sam, cả 4 chúng tôi đều là gốc phật tử, vào lễ Phật. Sau đó, chúng tôi đến viếng Miếu Bà Chúa Xứ, Lăng Ngài Thoại Ngọc Hầu, mỗi nơi chưa tới 15 phút.

Tiếp tục hành trình, chúng tôi  chạy vòng theo đường lộ chính quanh Núi Sam, đến chợ Bến Đá - "thủ phủ" của xã Vĩnh Tế (Núi Sam) và một ngôi trường tiểu học cách đó không xa, trên dưới 100 mét. Đây là ngôi trường mà tôi cùng ông Xã Trưởng Vĩnh Tế theo dõi đôn đốc xây cất cho xong sớm để kịp khai giảng niên học 1954 - 1955 mà tôi làm Hiệu Trưởng ngôi trường thân yêu này, đầu đời nghề gõ đầu trẻ của một thanh niên mới 19 tuổi. Nhờ anh Bảy "gác dan", nhà cạnh trường mở cửa để chúng tôi vào viếng thăm trường. Mấy bà con bán quán gần trước cổng trường, thấy tôi về thăm lại trường xưa, mừng đón chúng tôi và mời uống nước thốt nốt. Sau nửa giờ, chúng tôi đi vòng qua Đá Chẹt chạy lên Đầu Bờ và từ đó chạy một mạch về Long Xuyên ăn cơm trưa và tôi trở về nhà trọ ở Sài Gòn lúc hơn 7 giờ tối.

Khi tôi nghe bản nhạc Giòng An Giang bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào, hình bóng, dáng đi, tiếng nói và nụ cười luôn nở trên môi của Anh Việt Thu như sống lại trong tâm khảm tôi. Tôi rất quý mến Anh Việt Thu - một người em kết nghĩa rất dễ thương.

Theo trong Wikipedia, nhạc sĩ Anh Việt Thu mất vào lúc 2 giờ 40 trưa ngày 15.03.1975. Tôi tin ngày giờ mất của người nhạc sĩ tài hoa bạc mệnh AVT được ghi chép như trên là đúng. Nhưng, trong đầu óc tôi cứ nhớ là Thu mất năm 1974. Dù mất năm 1974 hay 75, Anh Việt Thu cũng mới vào lớp tuổi còn quá trẻ 35 hay 36 đã vội xa trần thế.

Trong lần tôi và Thu lên Chợ Nhỏ, cách không xa cổng trường Sĩ Quan Thủ Đức, chúng tôi vào một quán ăn mà Thu nói là em gái, tôi không hỏi kỹ là em ruột hay em vợ hay em bà con...Có dịp gặp lại tôi, sau hơn 10 năm gặp lại nhau, Anh Việt Thu trút hết bầu tâm sự về đời thường, đời binh nghiệp và những chuyện bất như ý trong sáng tác âm nhạc...Thu còn nói rõ lý do nào Thu lấy vợ mà cô vợ của Thu, khi tôi còn ở Sài Gòn chưa vào Quân Đội, hình như tôi có gặp đôi lần qua giới thiệu của Thu, cô là nữ sinh yêu thích nhạc AVT và AVT là thần tượng của cô...

Đám tang của nhạc sĩ Anh Việt Thu được tổ chức tại "Tang Nghi Quán" hình như là có tên  Nghĩa An, thuộc bệnh viện Triều Châu. Tang nghi quán, lần đầu tiên, tôi được biết thêm 1 cụm từ mới, chỉ chỗ nhà quàn, nơi làm lễ tang trước khi đưa đi an táng.

Tang Nghi Quán này, sát cạnh bên hông bệnh viện Triều Châu ở đường Nguyễn Trải, còn hông bệnh viện Quảng Đông bên kia đường, cũng nằm cạnh đường Nguyễn Trải, ngang bệnh viện Triều Châu...Theo Wikipedia viết là nhạc sĩ Anh Việt Thu mất tại bệnh viện Quảng Đông mà sao quàn bên tang nghi quán Triều Châu và tang nghi quán này ở sát đường Nguyễn Trải rất thuận tiện cho nhiều người đến thăm viếng?

Tôi có đưa bà xã tôi đến viếng lễ tang trước khi quan tài được chở về quê An Hữu, chôn cất người nhạc sĩ tài hoa bạc mệnh Anh Việt Thu trên đất của gia đình. Đêm hôm trước ngày di quan, tôi có đến tang nghi quán thăm viếng AVT và gặp Má của AVT, bà nhận ra tôi, vội ôm chầm, bà khóc cho người con trai yêu qúy nhất của đời bà, tre gìa khóc cho măng non, đã bạc mệnh sớm để lại vợ con côi cút. Tôi ngõ ý với Má của AVT, ngày mai tôi sẽ theo xe tang đưa tiễn người em trai kết nghĩa về An Hữu. Má Thu vội can ngăn ngay, tình hình bây giờ, nơi quê bà không còn an ninh, tôi là sĩ quan không nên đi dù tôi mặc thường phục. Hai tay bà nắm chặt hai tay tôi và nói mãi, tôi không nên đi theo xe tang rất nguy hiểm cho cá nhân tôi. Vì tình thương mến giữa Anh Việt Thu và tôi vừa mới nối kết lại sau hơn 10 năm xa cách. Trước kia, Anh Việt Thu có hứa với tôi, Thu sẽ  đưa tôi về thăm mái nhà xưa của Thu ở xã An Hữu, cũng như tôi đã  đưa Thu về thăm quê Châu Đốc của tôi. Trong đầu óc tôi chỉ nghĩ về quê An Hữu cùng với Thu lần này là lần chót vì Thu đã mất, không còn ai hướng dẫn tôi về quê của Thu trong tương lai... Tôi quên mất vấn đề an ninh tại nông thôn lúc bấy giờ nhất là về đêm dù ở miền Tây cũng tương đối an ninh hơn 3 vùng chiến thuật khác.

*****

Tôi viết bài bày để tưởng nhớ đến một nhạc sĩ trẻ tài hoa vừa đến độ chín muồi về tài năng âm nhạc mà tôi rất ngưỡng mộ qúy mến vội vĩnh biệt trần gian với tuổi đời 35 - nhạc sĩ Anh Việt Thu.

Gìòng nhạc của nhạc sĩ Anh Việt Thu mang đậm tình yêu thương quê hương dân tộc và AVT luôn cầu mong đất nước với khát vọng hòa bình chân chính sớm trở về trên Việt Nam yêu mến.

Để kết thúc bài viết này, tôi đăng lại lời 4 bản nhạc tiêu biểu cho dòng nhạc trữ tình bất hủ của Anh Việt Thu: Giòng An Giang - Đa Tạ - Tám Điệp Khúc - Trên Đầu Súng Ta Đi.

* GIÒNG AN GIANG:

- Giòng An Giang sông sâu nước biếc - Giòng An Giang cây xanh lá thắm - lả lướt về qua Thất Sơn - Châu Đốc giòng sông uốn quanh - soi bóng Tiền Giang Cửu Long.

- Giòng An Giang xanh xanh khóm trúc - Giòng An Giang tung tăng múa hát - đêm đến giòng sông thở than - bên mấy hàng cây hắt hiu - đã mấy mùa xuân thanh bình.

- Giòng An Giang đáy nước in sâu - nhịp cầu tre ngắm bóng say sưa - nắng vẫn chiếu trên làn sóng nhấp nhô - nắng vẫn chiếu trên gò má hây hây mơ màng, ngây thơ - Cô thôn nữ  đang giặt yếm trên sông - tiếng sáo vắng trên đồng lúa xanh tươi - trâu lang thang đôi cò trắng tung bay dập dìu.

- Giòng An Giang ai qua vẫn nhớ - Giòng An Giang lơ thơ bến nước - đâu những thuyền ai lắc lơ - đôi mái chèo trăng lướt qua - lơ lửng vầng trăng vỡ tan.

- Giòng An Giang đáy nước in sâu - Nhịp cầu tre ngắm bóng say sưa - nắng vẫn chiếu trên làn sóng nhấp nhô - nắng vẫn chiếu trên gò má hây hây, mơ màng ngây thơ - Cô thôn quê đang giặt yếm trên sông - tiếng sáo vắng trên đồng lúa xanh tươi - trâu lang thang đôi cò trắng tung bay dập dìu.

- Giòng An Giang ai qua vẫn nhớ - Giòng An Giang lơ thơ bến nước - đâu những thuyền ai lắc lơ - đôi mái chèo trăng lướt qua - lơ lửng vầng trăng vỡ tan.

- Giòng An Giang sông sâu nước biếc - Giòng An Giang cây xanh lá thắm - đây những người thôn nữ xinh - duyên dáng chuyền tay dắt nhau - múc mấy vầng trăng đổ đi...

* ĐA TẠ:

- Tôi xin đa tạ ngày nao súng phải thẹn thùng - Ngày nao súng phải lạnh lùng - Nắng hạ vàng rưng rưng mây trắng - Ôi mây xỏa tóc nghiêng nghiêng - Xin đa tạ người em bé bỏng mặn mà - người em bé bỏng thật thà - Nắng hạ vàng rơi phủ bờ vai - Lời ai ru gió hiu hiu buồn.

- Tôi xin đa tạ lời ca tiếng ru ru mềm - lời ca tiếng ru êm đềm - Ôi lời ca đã xua chinh chiến - ru chim trắng trắng tung bay - Xin đa tạ giòng máu thắm đỏ ruộng cày - Giòng máu vẫn chảy miệt mài - Xin lời ru xua hãi hùng đi - Lời ai ru gió hiu hiu buồn.

Lời 2:

- Tôi xin đa tạ mồ hôi nhỏ giọt dầm dề - Mồ hôi nhỏ giọt tràn trề - Trên đồng sâu hay trên ruộng lúa - thăm thẳm mắt xanh lơ - Xin đa tạ lời ca ấp ủ vỗ về - Lời ru ấp ủ não nề - Nắng hạ vàng rơi phủ bờ vai - Lời ai ru gió hiu hiu buồn.

- Tôi xin đa tạ lời ca đã xua bạo tàn - Lời ru đã xua phũ phàng - Nắng hạ vàng rưng rưng mây trắng - ôi mây xỏa tóc nghiêng nghiêng - Xin đa tạ ngày nao súng phải thẹn thùng - ngày nao súng phải lạnh lùng - Xin lời ru xua hãi hùng đi - Lời ai ru gió hiu hiu buồn.

* TÁM ĐIỆP KHÚC:

- Trời làm cho mưa bay giăng giăng mây tím dệt thành sầu - Bàn tay năm ngón mưa sa - Dìu anh trong tiếng thở - Đưa tiễn anh đi vào đời - Mẹ Việt nam ơi! Hai mươi năm ngăn lối rẽ đường về.

- Trời làm cho mưa bay giăng giăng mây tím dệt thành sầu - Bàn tay đón gió muôn phương - Bàn tay gối mộng - Đưa tiễn anh đi vào đời - Mẹ việt Nam ơi! Ai chia ly tan tác cả ngàn đời.

- Tiếng hát hát trên môi - Giấc ngủ ngủ trong nôi - Một đàn, đàn chim nhỏ bay khắp trời Việt Nam mến yêu - Ôi tiếng chim muông gọi đàn - Mẹ Việt Nam ơi! Con xin dâng hiến trọn cả đời.

- Trời làm cho mưa bay giăng giăng mây tím dệt thành sầu - Nằm nghe tiếng hát đu đưa dìu anh trong giấc ngủ - Ôi tiếng ru ru ngọt ngào - Mẹ Việt Nam ơi! Ai chia ly tan tác cả ngàn đời.

- Trời làm cho mưa bay giăng giăng mây tím dệt thành sầu - Từng đêm ấp ủ trong tim - Từng đêm khe khẽ gọi - Anh nhớ thương em từng giờ - Mẹ Việt Nam ơi! Ai chia ly tan tác cả ngàn đời.

- Trời làm cho mưa bay giăng giăng mây tím dệt thành sầu - Trùng dương sóng nước bao la - Trùng dương vang tiếng gọi - Ôi sóng thiêng em về Trời - Mẹ Việt Nam ơi! Con xin ghi xin khắc nguyện lời thề.

- Trời làm cho mưa bay giăng giăng, mây tím dệt thành sầu - Rừng thiêng lá đổ âm u - rừng thiêng vang tiếng gọi - Ôi núi thiêng em về nguồn - Mẹ Việt Nam ơi! Con xin ghi xin khắc nguyện lời thề.

* TRÊN ĐẦU SÚNG TA ĐI:

1 - Trên đầu súng ta đi - Tổ Quốc đã vươn mình - Trên lưỡi lê căm hờn.... hờn căm như triều sóng - Ôi xôn xao...chiêng trống hối thúc - Đã giục gĩa khắp...chốn rộn ràng - Ôi lửa thiêng dậy bập bùng - Tay đốt... lửa tay vung kiếm.

2 - Trên đầu súng xăm lăng...xiềng xích với bạo tàn - Trên lưỡi lê nô lệ...cùm gông phải gục ngã - Tay nâng niu... cây súng súng thép - Với đạn đồng mới... đã lên nòng - Và những loạt đạn đồng vàng - Vun lúa...trổ tràn đồng sâu.

Điệp Khúc:

Cho quê hương ta rạng ngời - Cho yêu thương xanh vời vợi - Cho quê hương ta những đóa tuổi xuân - Để mai đây nghe nắng dậy hòa bình - Để ông cha còn nắm đất phủ mình - Ôi quê hương ta nước Việt...

3 - ...Nam từ đó dâng lên... nhà máy với công trường - Những xí nghiệp ngôi trường...nhà thương và hầm mỏ - Ôi bao la...thăm thẳm bát ngát - Cánh đồng vàng...với lũy tre xanh - Và tiếng ê a đầu làng - Là kinh nguyện cầu cho người gục xuống...@

Trần Văn Ngà  ( HNPĐ )

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

TÁC GIẢ GIÒNG AN GIANG - ANH VIỆT THU TÁC GIẢ GIÒNG AN GIANG -ANH VIỆT THU _ TRẦN VĂN NGÀ Trần Văn Ngà

( HNPĐ )Cho quê hương ta rạng ngời - Cho yêu thương xanh vời vợi - Cho quê hương ta những đóa tuổi xuân - Để mai đây nghe nắng dậy hòa bình - Để ông cha còn nắm đất phủ mình - Ôi quê hương ta nước Việt...

CHÂN DUNG NHẠC SĨ ANH VIỆT THU - HUỲNH HỮU KIM SANG

Giòng An Giang sông sâu nước biếc, giòng An Giang cây xanh lá thắm, lả lướt về qua Thất Sơn, Châu Đốc giòng sông uốn quanh, soi bóng Tiền Giang Cửu Long...

Lời ca tiếng hát trên đây mở đầu cho bản nhạc Giòng An Giang bất hủ của nhạc sĩ Anh Việt Thu, sáng tác thời còn là một thiếu niên (16 - 17 tuổi).

Đối với những ai từng sinh, sống hoặc làm việc ở Long Xuyên - Châu Đốc, nay là tỉnh An Giang rất vui thích khi thưởng thức lời ca điệu nhạc Giòng An Giang trầm lắng, êm đềm, du dương... Và đưa hồn mình về vùng biên trấn xa xôi và miên man nghĩ ngợi đến giòng sông trìu mến đầy ắp kỷ niệm quê hương...

Tôi gặp và quen biết Anh Việt Thu từ năm 1957 tại Sài Gòn khi chúng tôi học lớp tam nhị tại trung học tư thục Nguyễn Công Trứ, đường Hai Bà Trưng - đối diện với vòng rào của nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi và cũng gần nhà thờ Công Giáo Tân Định.

Sau khi thi bằng Cao Đẳng Tiểu Học Đông Dương (Diplôme d'Étude Primaire Supérieure Indochinoise - DEPSI - tương đương văn bằng TH Đệ Nhất Cấp sau này), trường Collège de Chaudoc (tiền thân trường trung học đệ nhị cấp Thủ Khoa Nghĩa) không có các lớp đệ nhị cấp nên tất cả học sinh ở Châu Đốc, có đủ điều kiện học lực, được chuyển đến trường Trung Học Phan Thanh Giản ở Cần Thơ hoặc có thể dự thi vào lớp seconde - đệ tam ở trường Trung Học đệ nhị cấp Pétrus Trương Vĩnh Ký đối với nam sinh và nữ sinh thì xin hoặc thi vào trường Nữ Trung Học Gia Long.

Gia đình không đủ tiền cho tôi học tiếp ở Cần Thơ hoặc Sài Gòn. Vì vậy, tôi xin đi dạy học từ niên học 1954 - 1955, liên tiếp 3 niên học, tại Núi Sam và tỉnh lỵ Châu Đốc.

Hè 1957, được 1 người bạn tìm cho 2 chỗ dạy kèm tại tư gia, tôi quyết định lên Sài Gòn tiếp tục học lại. Với số tiền dạy kèm cũng đủ trả học phí và tiền ăn ở hàng tháng và tiền xài lặt vặt kể như thiếu thốn triền miên...

Tôi quen biết Anh Việt Thu từ hoàn cảnh vừa đi học vừa đi dạy kèm tư gia, cũng như Anh Việt Thu cũng đang vật lộn với chữ nghĩa như tôi, từ xã An Hữu, quận Cai Lậy, tỉnh Định Tường (Mỹ Tho) lên Sài Gòn. Lúc đó - năm 1957 - Anh Việt Thu mới 17 - 18 tuổi, còn tôi đã là 22 tuổi. Anh Việt Thu với mái tóc nghệ sĩ như hình chụp năm xưa bên cạnh. Thu vừa đẹp trai, da trắng, môi lúc nào hồng vừa điềm đạm hiền hòa, vui cười khi gặp bạn bè với nhiều tình cảm trìu mến và gương mặt phúc hậu dễ gây cảm tình với mọi người.

Chúng tôi thường tâm sự về chuyện học hành và chuyện gia đình nên sớm thông cảm và trìu mến nhau. Khi học chung lớp chừng một tháng, Anh Việt Thu đưa tôi về chơi ở nhà trọ, đường Bà Hạt hay Da Bà Bầu, tôi không nhớ rõ.

Điều mà tôi nhớ rõ nhất, là chủ căn nhà đó là anh Năm, người thấp và có "bề thế" (lớn hơn tôi khoảng 2 tuổi), một giáo viên tiểu học, anh bị động viên trước năm 1954. Sau 3 năm phục vụ trong Quân Đội, anh xin giải ngũ với cấp bậc Trung Úy...

Anh Năm xem Anh Việt Thu như một người em ruột vì anh còn độc thân, có công ăn việc làm, nhà cửa đàng hoàng nên Anh Việt Thu không phải lo chỗ ăn ở chỉ tìm chỗ dạy kèm tại tư gia kiếm tiền đóng học phí và xài vặt...

Khi Anh Việt Thu và tôi quen khá thân, Thu thường nói với tôi là Thu xem tôi như người anh cả trong gia đình. Mỗi khi có Má của Thu từ An Hữu (gần Bắc Mỹ Thuận - nay là cầu Mỹ Thuận) lên thăm, Thu thường mời tôi đến nhà chơi. Mỗi lần Má của Thu lên Sài Gòn thăm con, bà thường mang theo nhiều quà cáp cho con và đặc biệt là có nhiều loại trái cây, thuộc cây nhà lá vườn và có cả chim óc cao, chằng nghịt rô ti của vùng bắc Mỹ Thuận thường bán dọc 2 bờ bến bắc cho khách vãng lai, qua lại bắc Mỹ Thuận hàng ngày. Má của Thu không quên mua một ít đặc sản chim rô ti lên làm quà cho bạn bè của Thu hay là tổ chức ăn uống tại nhà anh Năm.

Má của Thu gọi tôi bằng con như gọi Anh Việt Thu, rất trìu mến. Bà có vóc hình mảnh mai nhỏ nhắn, nước da trắng giống hệt hình dáng Mẹ tôi đang ở quê nhà Châu Đốc. Nhưng, Má của Thu nhỏ tuổi hơn Mẹ tôi nhiều, ít nhất 10 tuổi, lúc bấy giờ Má của Thu ước độ đã qua tuổi bốn mươi, còn Mẹ tôi trên 55 tuổi...Hai bà mẹ cùng có một tấm lòng thương yêu con vô hạn, mong muốn con mình học hành đàng hoàng thành danh với đời dù gia đình nghèo, thiếu thốn.

Khi chúng tôi thân nhau, Anh Việt Thu mới tâm sự nhiều với tôi, Thu đã sáng tác 1 bản nhạc đầu đời của người nhạc sĩ nghèo ở nhà quê mới lên thành đô và bản nhạc thứ 2 mới là bản nhạc Giòng An Giang lúc Thu mới 16, 17 tuổi.

Anh Việt Thu vừa đệm đàn vừa hát khe khẻ Giòng An Giang cho anh Năm và tôi vừa đủ nghe. Giọng hát của Thu sao sâu lắng trầm buồn gợi nhắc tôi giòng nước đục ngầu chất đất phù sa của giòng sông An Giang, là nơi chôn nhau cắt rún - quê hương yêu dấu của tôi.

Giòng An Giang mà Anh Việt Thư viết thành bản nhạc có giai điệu tha thiết về quê hương, chính là sông Hậu. Từ xứ Chùa Tháp - Cao Miên, con sông dài lịch sử của nhiều nước - Cửu Long - Mékong - đổ nước xuống Việt  Nam qua tỉnh biên thùy Châu Đốc, chia ra làm 2 ngã - 2 nhánh với tên gọi là Tiền Giang và Hậu Giang. ( HNPĐ )Cho quê hương ta rạng ngời - Cho yêu thương xanh vời vợi - Cho quê hương ta những đóa tuổi xuân - Để mai đây nghe nắng dậy hòa bình - Để ông cha còn nắm đất phủ mình - Ôi quê hương ta nước Việt...(Hình: Hậu Giang, từ tỉnh Tà Keo của KPC chạy ngang qua tỉnh lỵ Châu Đốc).

Sông Tiền chảy ngang quận Tân Châu (Châu Đốc) và qua tỉnh Kiến Phong, Sa Đéc, Vĩnh Long, Bến Tre đổ ra biển Đông. Sông Hậu, cũng từ Biển Hồ - Tonlé Sap (xứ Chùa Tháp) đổ nước xuống xuyên qua địa phận quận An Phú và Châu Phú của tỉnh Châu Đốc đến tỉnh Long Xuyên, Cần Thơ, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Trà Vinh...và nước chảy ra biển Đông.

Con sông dài Cửu Long -  có tên gọi quốc tế là Mékong xuyên suốt từ cao nguyên Tây Tạng xuống nước Tàu và chạy qua Miến Điện, Thái Lan Cao Miên và đồng bằng sông Cửu Long - Việt Nam, dài trên 4 ngàn kilômét.

Hai con sông Tiền và Hậu, mỗi sông dài từ 220 - 250 Km, nước chảy đổ ra biển với 9 cửa mà chín có nghĩa chữ nho - Hán Việt - là cửu, và con sông dài uốn khúc như con rồng nên người ta đặt tên là sông Cửu Long - có nghĩa là 9 con rồng, thay cho từ MéKong. Con sông mang tên 9 con rồng - Cửu Long, còn có ý nghĩa khác nữa là với sông Tiền và sông Hậu, nước đổ ra biển bằng 9 cửa: Đại, Tiểu, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hậu, Định An, Bassac (Ba Thắt), Tranh Đề.

Vùng sông Hậu, có 3 cửa chảy ra biển, nay cửa Ba Thắt đã bị vùi lắp chặn nước lại, không còn đổ ra biển Đông như xưa. Sông Hậu chỉ còn 2 cửa chảy ra biển là Định An và Tranh Đề.

Sông Tiền có 6 cửa, nay cửa Ba Lai ở vùng Bến Tre, sau năm 1975, người ta đã làm đập ngăn lại, không cho nước ngọt đổ ra biển nữa, nhằm ngăn sự nhiễm mặn của vùng đất trù phú này.

Như vậy, ngày nay, từ chính xác gọi sông Mêkong - Cửu Long Giang này, mất hết 2 con rồng - 2 cửa, nên gọi là sông 7 con rồng - Thất Long Giang. Dù có mất thêm cửa nước đổ ra biển nữa do con nguời hay tự nhiên tạo nên, chắc chắn dân Việt Nam cũng sẽ mãi gọi là Cửu Long Giang. Số chín là số lắc ky trong mười con số căn bản, đồng thời chín cửa sông lúc ban đầu, đổ ra biển cũng ghi đậm dấu tích lịch sử của dòng sông Cửu Long thân thương bất tận này (Hình: Hậu Giang - nơi rộng nhất, vùng bắc Vàm Cống - Long Xuyên & Sa Đéc).

***

Dựa tài liệu trên Net - Wikipedia - Anh Việt Thu sinh năm 1939 - có tài liệu khác nói là sinh năm 1940 - tại xã An Hữu thuộc quân Cai Lậy tỉnh Mỹ Tho (Định Tường - nay là Tiền Giang), tên thật trong khai sanh : Huỳnh Hữu Kim Sang.

Anh Việt Thu (AVT) đã là nhạc sĩ từ năm 1955 hay năm 1956, mãi đến năm 1963, AVT mới tốt nghiệp chính quy về học nhạc tại Trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn về Hòa Âm.

Thụ huấn điều khiển giàn nhạc với nhạc trưởng Otte Soelner. Đệ trình luận án Âm nhạc học với đề tài: "Không có tiếng động trong âm nhạc" tại nhạc viện Tokyo - Nhật bản năm 1963.

Anh Việt Thu từng là Trưởng Đoàn Văn Nghệ Tổng Hội Sinh Viên Quốc Gia niên khóa 1958-1959 - Chủ Tịch Sinh Viên Trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn 1963 - Hát với tuổi trẻ Biên Hòa (1960-1965) - Thành lập Đoàn Du Ca Phù Sa hát dạo từ Cần Thơ ra Huế trong những năm 1965-1966.

Hai ca khúc đầu tiên được phổ biến từ năm 1956: Đường Này Anh Về Đâu - Giòng An Giang...

NHỮNG TÁC PHẨM CHÍNH:

- Dạ Khúc Kim Sang (10 bài nhạc không lời cho vĩ cầm và dương cầm) - Giải Cantorum Schola, La Mã năm 1962.

- 20 ca khúc AVT phổ biến trong những năm 1964-1968

- Xuân Nguyễn Huệ (trường ca) - Giải Đài Phát Thanh Sài Gòn 1966

- Đường Chúng ta đi (liên ca)

Ngoài ra, AVT đã soạn thảo khoảng trên 200 ca khúc phổ thông. Cùng với Thiên Hà (nhà thơ) chủ trương chương trình "Phù Sa" ca-ngâm-diễn-đọc, và "Tuần báoVăn Nghệ Truyền Thanh" trên làn sóng phát thanh Đài Sài Gòn (1966-1968).

- Chủ trương "Giờ âm nhạc Anh Việt Thu" trên đài Vô Tuyến Truyền Hình Việt Nam từ năm 1971.

- Hợp tác với hảng dĩa Việt Nam thực hiện một số album như "Bóng Mát Việt Nam", "Rạng Đông Trên Quê Hương Việt Nam"...AVT dự báo tín hiệu hòa bình đầy ấn tượng trong những năm 1972-1974.

Do căn bệnh hiểm nghèo sau 103 ngày vật lộn với thần chết qua các bệnh viện Grall, Tổng Y Viện Cộng Hòa, Y Viện Quảng Đông. Người nhạc sĩ tài hoa Anh Việt Thu trút hơi thở cuối cùng hồi 2 giờ 40 phút ngày 15 tháng 3 năm 1975 và an táng tại quê nhà.

Nếu tôi nhớ không lầm, vợ của nhạc sĩ Anh Việt Thu là em ruột của nhà thơ Thiên Hà, tên Trần Nữ Hiệp và đứa con trai của Thu - Hiệp là Việt Bằng, đang sống tại Sài Gòn.

Một tài liệu khác, tuổi thọ của nhạc sĩ Anh Việt Thu chỉ có 35 năm (tính từ năm 1940 đến năm 1975), dù ngắn ngủi, nhưng AVT để lại cho đời nhiều tác phẩm thành danh bất tử, tiêu biểu: Giòng An Giang, Đa Tạ, Tám Điệp Khúc, Nhớ Nhau Hoài (lời của thơ Thiên Hà) - những ca khúc này tiêu biểu giòng nhạc trữ tình có nhiều tha thiết, đôi lúc lãng mạn... AVT có sáng tác một bản nhạc hùng ca gây nhiều ấn tượng nhất trong thời gian chiến tranh diễn ra khốc liệt nhất, sau Tết Mậu Thân - 1968. Các đài Phát Thanh Quân Đội, Đài Phát Thanh Sài Gòn, Đài Truyền Hình Sài Gòn băng tần 9 và các đài phát thanh, truyền hình địa phương phát đi phát lại thường xuyên cho đến trước 30 tháng tư năm 1975 - Trên Đầu Súng Ta Đi. Gần đây, Trung Tâm Asia đã tái hiện bản hùng ca này qua chương trình thu vào DVD phổ biến rộng rãi trên khắp 5 Châu.

ĐỜI BINH NGHIỆP CỦA NHẠC SĨ ANH VIỆT THU

Từ năm 1962, tôi nhập ngũ và về phục vụ ở Miền Tây nên tôi không còn dịp gặp AVT  ở Sài Gòn.

Mãi đến năm 1973, tôi mới gặp lại AVT cũng đang ở trong Quân Đội, phục vụ tại Phòng Văn Nghệ - Cục Tâm Lý Chiến, đường Hồng Thập Tự, gần cầu Thị Nghè. Lúc bấy giờ, tôi đang phục vụ tại Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị - Khối Thông Tin Giao Tế Dân Sự, đường Thống Nhất, cách không xa Cục Tâm Lý Chiến mà tôi không biết Anh Việt Thu được đổi về đó cũng khá lâu rồi.

Tôi có việc đến Phòng Báo Chí gặp Trung Tá Nguyễn Đạt Thịnh, cũng gần Phòng Văn Nghệ, tôi tạt qua thăm nhà thơ Tô Thùy Yên tên thật là Đinh Thành Tiên, đang là Trưởng Phòng Văn Nghệ - Cục Tâm Lý Chiến. Cuối năm 1973, Tô Thùy Yên cũng đeo lon Thiếu Tá như tôi. Năm 1964 - 1965, Thiếu Úy Đinh Thành Tiên (Khóa 16 Thủ Đức) làm Phụ Tá tôi phụ trách chương trình phát thanh Tiếng Nói Vùng 4 Chiến Thuật tại đài Phát Thanh Ba Xuyên, lúc bấy giờ tôi mang cấp bậc Trung Úy (Khóa 13 Thủ Đức), nên chúng tôi rất thân nhau, mãi từ năm 65 đến 73, chúng tôi mới chạm mặt và thăm hỏi nhau.

Tình cờ, tôi gặp AVT từ ngoài đi vô phòng làm việc ở phía ngang hông văn phòng của nhà thơ Tô Thùy Yên. Tôi gọi AVT lại, như cái máy, anh ta vội đứng nghiêm giơ tay lên chào, miệng thì nói chào Thiếu Tá. Tôi nói với anh Tô Thùy Yên cho tôi vào phòng làm việc của văn nghệ sĩ, Tô Thùy Yên chưa nói gì, tôi đến kéo tay Thu đi vào phòng, nghe tiếng hô "vào hàng...phắc" tất cả anh em đang làm việc hoặc tán gẫu đều đứng lên chào, tôi chào lại và nói cám ơn, anh em cứ tự nhiên, tôi đến đây để thăm AVT, một người em hơn 10 năm mới gặp lại. Những anh em văn nghệ sĩ khoảng 6 người, đại diện cho đủ bộ môn, thơ, văn, hội họa, điêu khắc, viết kịch, vũ sư...trong nhóm anh em văn nghệ này hầu hết là hạ sĩ quan, lúc bấy giờ Nhật Trường Trần Thiện Thanh đang đeo lon Thượng Sĩ cũng có thể là có lon cao nhất trong nhóm. Tôi cũng gặp lại Phạm Minh Cảnh - nhạc sĩ kiêm vũ sư. Khi anh em văn nghệ sĩ biết được AVT, Phạm Minh Cảnh thân thiết với tôi từ hơn cả chục năm, lúc chúng tôi còn đang đi học tam nhị, chúng tôi chuyện trò râm rang vui vẻ. Nhật Trường chỉ ra ngoài , nói cười lớn "Xếp" la, ý nói Thiếu Tá Trưởng Phòng rất có kỷ luật, nhân viên không được cười giỡn trong giờ làm việc, còn tôi cứ bô bô hỏi thăm anh em đủ thứ chuyện, còn pha trò làm cho anh em cười vui. AVT kê tai nói nhỏ, 4 giờ em về sớm, anh đến đón, anh em mình đi Chợ Nhỏ Thủ Đức nhậu chơi.

Trước năm 1965, khi tôi còn ở Cần Thơ, tôi có nghe tin, AVT thay vì đi quân dịch, Thu tình nguyện vào Trung Đoàn địa phương của tỉnh Gia Định với cấp bậc binh nhì Địa Phương Quân. Mục đích chính của Thu là muốn ở gần Sài Gòn còn có thể tiếp tục đi học thêm về âm nhạc và chơi nhạc kiếm thêm thu nhập vì lương lính đối với một nghệ sĩ có vợ con mà sống ở ngay Sài Gòn chắc chắn gặp nhiều chật vật khó khăn.

AVT là một nhạc sĩ nổi tiếng trước khi tình nguyện vào Quân Đội, Thu cũng được chăm sóc giúp đở của cấp chỉ huy cho Thu phục vụ ở văn phòng, đó cũng là một đặc ân để Thu còn có thì giờ bương chải tìm thêm việc làm ngoài giờ.

Trong một chuyến công tác ở Sài Gòn, khoảng năm 66 - 67, tôi có đến nhà nhạc sĩ kiêm vũ sư Phạm Minh Cảnh, ở đường Hồng Thập Tự, đối diện với khu bán thịt rừng và bùng binh gần trường Pétrus Ký (Lê Hồng Phong bây giờ) dọ hỏi, AVT bây giờ ở đâu, làm gì? Phạm Minh Cảnh, Nguyễn Việt Hiền, Anh Việt Thu và tôi có một dạo ăn cơm chung tại nhà Phạm Minh Cảnh do mẹ của Cảnh nấu, bà chỉ lấy tiền ăn tượng trưng, chúng tôi ở trọ nơi khác đến đây ăn cơm. Thỉnh thoảng nhà thơ Tô Thùy Yên - Đinh Thành Tiên cũng có lái chiếc vélo solex cũ kỹ đến đây chơi với chúng tôi vào ngày chủ nhật hay thứ bảy. Vì vậy, chúng tôi quen biết thân tình nhau từ những năm còn lận đận với sách đèn chữ nghĩa từ năm 57 - 58.

Phạm Minh Cảnh cho tôi biết, AVT là lính Địa Phương Quân đang xin về phục vụ tại Cục Tâm Lý Chiến, lúc bấy giờ Thu vừa lên lon Hạ Sĩ thì phải. Tôi có nhắn gởi, nếu Thu có gì trục trặc không phục vụ ở Sài Gòn được thì cho tôi hay để tôi xin Thu về Cần Thơ làm việc chung với tôi trong lãnh vực phát thanh Quân Đội của Vùng  4 Chiến Thuật. Tôi còn nói rõ, tôi có khả năng xin AVT về Ban Phát Thanh Báo Chí của Quân Đoàn 4 mà tôi đang phụ trách vì là hàng binh sĩ và là nhạc sĩ, tôi xin không khó, còn cấp hạ sĩ quan và nhất là sĩ quan xin đổi về khó khăn hơn vì phải trình qua nhiều chặng và phải trình cấp lớn hơn...

TÂM TÌNH CỦA TÔI ĐỐI VỚI ANH VIỆT THU

Nhạc sĩ  Anh Việt Thu, sáng tác nhạc từ khi còn vị thành niên do đam mê và thêm có thiên phú nữa, dù chưa qua trường lớp chính quy như Trường Quốc Gia Âm Nhạc, Anh Việt Thu sáng tác ở tuổi 16, 17 ít nhất 2 bản nhạc để đời: Đường Này Anh Về Đâu và bản nhạc bất hủ Giòng An Giang...

Tôi cũng được biết, do nhạc sĩ Phạm Minh Cảnh kể, Anh Việt Thu có một thời gian lưu lạc về Tây Ninh dạy học (có lẽ chuyên dạy nhạc trong học đường?).

Khi chúng tôi học tam nhị của tư thục Nguyễn Công Trứ, niên học 57-58, trong lớp khá đông, có thể nói tôi là học sinh "già" nhất và từng đi làm việc, dù có vài người bạn trông gương mặt cũng thuộc loại già bấm không lủng như tôi mà tuổi trong khai sinh lại trên dưới 18. Các anh học sinh này, hầu hết dân di cư từ miền Bắc vào Nam năm 1954, có thể làm khai sinh lại để dễ dàng đi học. Đến năm 1962, có lệnh tổng động viên, tôi lại gặp vài bạn "Bắc Kỳ 54" tại Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, đã cùng học với tôi tại trường Nguyễn Công Trứ năm xưa.

Trong lớp tam nhị buổi sáng, nữ sinh khá đông, nhiều cô đẹp như hoa khôi hay người mẫu ngày nay. Trong số những nữ sinh đẹp nhất lớp có cô NNY, gốc ở Long Xuyên (Angiang), con của ông NNĐ, Hiệu Trưởng trường Khuyến Học, sau đổi thành trường Bán Công và hình như ông Đ cũng là Chủ Tịch Hội Đồng Tỉnh hay chức sắc dân cử gì đó của tỉnh Angiang, chị của cô NNY là NNP là phu nhân của nhà văn khá nổi tiếng DA.

Cô NNY, vóc hình thon, chân dài, cổ cao ba ngấn, da trắng, môi hồng, mắt to đen láy, gương mặt phúc hậu, toát ra sức hút hấp dẫn. Tất cả nam sinh cả lớp hay nói đúng hơn cả trường Nguyễn Công Trứ, các lớp buổi sáng, khoảng 3-4 lớp. Mỗi lần, người đẹp NNY vào lớp trễ vài phút, cả lớp (con trai) ồ lên một tiếng làm cho giáo sư đang dạy cũng phải giật mình, chú ý.

Lúc bấy giờ, những anh chàng ngồi gần bàn tôi và Anh Việt Thu thường bàn tán bình phẩm về sắc đẹp của "hoa khôi" NNY mỗi khi chúng tôi nghỉ giải lao hay chờ giáo sư vào dạy môn học khác. Thú thật, thời trai trẻ đầy nhựa sống, đám con trai khi thấy người đẹp NNY từ bên kia đường đi đến trường, như là xếp hàng, tất cả mọi con mắt đều hướng về mục tiêu người đẹp từ từ đi tới. Chúng tôi nhiều người, nhưng, cùng một ý là chiêm ngưỡng vẽ đẹp tự nhiên trời cho, cách đi khoan thai, rất "quý phái" lưng thẳng, ngực ưỡn ra trước với chiếc áo dài trắng ôm sát người nổi bật các đường cong tuyệt mỹ. Tay ôm chiếc cặp da màu nâu lợt rất mới gây thêm ấn tượng thuộc con nhà khá giả hay "quý tộc" quyền thế.

Khi Anh Việt Thu thấy người đẹp trước thế nào cũng bấm vào bàn tay tôi mấy cái và miệng nói khẻ "nàng" đến, Thu thường nhật rất ít nói. Dù tôi đang trò chuyện với người bạn khác, quay mặt hướng khác, khi Anh Việt thu bấm tay tôi và nói nàng đến, tôi không cần quay lại cũng biết chắc người đẹp NNY đến. Tất cả nam sinh đều nhường thang lên lầu để nàng đi trước, bọn tôi lục tục theo sau vào lớp học.

Người đẹp NNY ở trọ nhà một người bà con, là một trại cưa, thuộc vùng ngoại ô tỉnh Gia Định. Chúng tôi gồm có Anh Việt Thu, Phạm Minh Cảnh, Nguyễn Việt Hiền và đôi lần hình như có cả nhà thơ Tô Thùy Yên cũng có đến trại cưa thăm viếng người đẹp vào ngày cuối tuần hay ngày lễ. Tôi biết chắc Anh Việt Thu được người đẹp chiếu cố nhất vì đã là một nhạc sĩ được nhiều người biết tiếng lại đẹp trai, ít nói, "mủ mỉ mù mì". Anh Việt Thu đã trồng cây si với người đẹp NNY mà tánh lại "nhát gái" của Anh Việt Thu rất đáng mến. Tại lớp học muốn làm quen hay đến thăm viếng người đẹp tại nhà trọ, Thu đều rủ tôi đi cho có bạn, mới có đủ can đảm mở lời với nàng.

Khi chúng tôi biết gốc gác NNY ở Long Xuyên, Anh Việt Thu rủ tôi đi chơi Long Xuyên một chuyến và đến thăm nhà cũng như trường học của bố nàng. Lúc đó Thu mới nói lý do nào sáng tác bản Giòng An Giang ra đời cũng do một chuyến đi chơi với gia đình và bạn bè đi viếng cảnh núi non "Thất Sơn" và Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam - Châu Đốc, Thu cảm hứng viết nên bản nhạc đi sâu vào lòng người, nhất là người gốc Long Xuyên - Châu Đốc (bị sáp nhập lại thành tỉnh An Giang thời Đệ Nhất Cộng Hòa và sau ngày 30.4.1975. Thời Đệ Nhị Cộng Hòa Long Xuyên và Châu Đốc lại tách ra 2 tỉnh mà Long Xuyên được lấy tên cũ là An Giang).

Quê tôi ở Châu Đốc, khi Thu rủ tôi đi chơi An Giang, tôi đồng ý liền và còn nói sẽ đưa Thu về chơi ở Châu Đốc nữa.

Có một lần khoảng sau Tết 1958, chúng tôi gồm 4 người cùng học chung lớp trong đó có AVT, đi trên 1 xe gắn máy và 1 xe lambretta về Long Xuyên, mỗi chiếc đèo thêm 1 người. Cuộc "du hành" này để tác giả Giòng An Giang về thăm lại giòng sông thơ mộng mà AVT đã dệt nên những giòng nhạc và lời ca mượt mà truyền cảm thấm sâu vào lòng người thưởng ngoạn, rất nổi tiếng.

Người đẹp NNY cho địa chỉ trường Khuyến Học do bố người đẹp làm Hiệu Trưởng và ngôi nhà của gia đình. Khi đến thị xã Long Xuyên, chúng tôi chạy quanh "thăm dân cho biết sự tình" và tìm đến không khó 2 địa chỉ mà người đẹp chỉ dẫn trước. Có thể nói bốn anh em chúng tôi, gồm có 2 ông bạn Bắc Kỳ 54,  Anh Việt Thu và tôi, mỗi người đều có in đậm hay lợt trong tim hình bóng cô học sinh "hoa hậu" tư thục Nguyễn Công Trứ NNY và có lẽ cái ông bạn ít nói nhất lại mủ mỉ mù mì nữa, hình ảnh người đẹp "nàng nhạc - không phải nàng thơ" chắc rõ nét nhất - Anh Việt Thu. Chúng tôi chỉ chạy chầm chậm ngang ngôi trường và nhà của người đẹp để chỉ "nhìn quanh" cho nhịp tim rạo rực mỗi người đập khác nhau. Sau đó, chúng tôi chạy ra bờ hồ có nhiều sân quần vợt của tỉnh, dừng xe ngơi nghỉ và đi ra bờ sông "An Giang" - Hậu Giang để nhạc sĩ thả hồn theo dòng suy tư, giòng An Giang xanh lơ nước biếc. Những giề lục bình lặng lẽ lững lờ trôi xuôi theo giòng nước đục màu nâu nhờn nhợt đất phù sa, mà nhạc sĩ AVT tha hồ tưởng tượng đến người đẹp dù giờ này nàng còn đang ngủ nướng ở nhà trọ - Gia Định vì là ngày chủ nhật.

Hôm đó, trời trong có gió thổi hiu hiu man mát, chúng tôi rời Sài Gòn mới hơn 4 giờ sáng, chỉ sau gần 5 tiếng, mất nhiều thì giờ là qua 2 cái bắc Mỹ Thuận và Vàm Cống, con đường Sài Gòn - Long Xuyên, chưa tới 200 cây số với 2 chiếc xe gắn máy còn khá tốt và với sự nôn nóng mong sớm đến quê hương của người đẹp nên xe chạy khá nhanh. Chúng tôi ngồi chơi ở đây non 1 tiếng vừa đàm luận về ngôi trường học và ngôi nhà của gia đình người đẹp và gặm bánh mì thịt lót lòng mà tôi đã mua mang theo.

Từ đây, bọn tôi 4 đứa chạy lên Châu Đốc, cũng dọc theo bờ sông Hậu, nhà cửa san sát với những cây ăn trái và "cây xanh lá thắm" um tùm biên biếc một màu. Vào thị xã Châu Đốc, tôi hướng dẫn về nhà tôi giải lao ngơi nghỉ một chút và thăm viếng ông bà cụ tôi. Non 1 tiếng, chúng tôi lên xe chạy thẳng vào Núi Sam, cách tòa hành chính tỉnh Châu Đốc chừng 5 cây số, vào viếng cảnh chùa Tây An sừng sững đồ sộ bên vách Núi Sam, cả 4 chúng tôi đều là gốc phật tử, vào lễ Phật. Sau đó, chúng tôi đến viếng Miếu Bà Chúa Xứ, Lăng Ngài Thoại Ngọc Hầu, mỗi nơi chưa tới 15 phút.

Tiếp tục hành trình, chúng tôi  chạy vòng theo đường lộ chính quanh Núi Sam, đến chợ Bến Đá - "thủ phủ" của xã Vĩnh Tế (Núi Sam) và một ngôi trường tiểu học cách đó không xa, trên dưới 100 mét. Đây là ngôi trường mà tôi cùng ông Xã Trưởng Vĩnh Tế theo dõi đôn đốc xây cất cho xong sớm để kịp khai giảng niên học 1954 - 1955 mà tôi làm Hiệu Trưởng ngôi trường thân yêu này, đầu đời nghề gõ đầu trẻ của một thanh niên mới 19 tuổi. Nhờ anh Bảy "gác dan", nhà cạnh trường mở cửa để chúng tôi vào viếng thăm trường. Mấy bà con bán quán gần trước cổng trường, thấy tôi về thăm lại trường xưa, mừng đón chúng tôi và mời uống nước thốt nốt. Sau nửa giờ, chúng tôi đi vòng qua Đá Chẹt chạy lên Đầu Bờ và từ đó chạy một mạch về Long Xuyên ăn cơm trưa và tôi trở về nhà trọ ở Sài Gòn lúc hơn 7 giờ tối.

Khi tôi nghe bản nhạc Giòng An Giang bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào, hình bóng, dáng đi, tiếng nói và nụ cười luôn nở trên môi của Anh Việt Thu như sống lại trong tâm khảm tôi. Tôi rất quý mến Anh Việt Thu - một người em kết nghĩa rất dễ thương.

Theo trong Wikipedia, nhạc sĩ Anh Việt Thu mất vào lúc 2 giờ 40 trưa ngày 15.03.1975. Tôi tin ngày giờ mất của người nhạc sĩ tài hoa bạc mệnh AVT được ghi chép như trên là đúng. Nhưng, trong đầu óc tôi cứ nhớ là Thu mất năm 1974. Dù mất năm 1974 hay 75, Anh Việt Thu cũng mới vào lớp tuổi còn quá trẻ 35 hay 36 đã vội xa trần thế.

Trong lần tôi và Thu lên Chợ Nhỏ, cách không xa cổng trường Sĩ Quan Thủ Đức, chúng tôi vào một quán ăn mà Thu nói là em gái, tôi không hỏi kỹ là em ruột hay em vợ hay em bà con...Có dịp gặp lại tôi, sau hơn 10 năm gặp lại nhau, Anh Việt Thu trút hết bầu tâm sự về đời thường, đời binh nghiệp và những chuyện bất như ý trong sáng tác âm nhạc...Thu còn nói rõ lý do nào Thu lấy vợ mà cô vợ của Thu, khi tôi còn ở Sài Gòn chưa vào Quân Đội, hình như tôi có gặp đôi lần qua giới thiệu của Thu, cô là nữ sinh yêu thích nhạc AVT và AVT là thần tượng của cô...

Đám tang của nhạc sĩ Anh Việt Thu được tổ chức tại "Tang Nghi Quán" hình như là có tên  Nghĩa An, thuộc bệnh viện Triều Châu. Tang nghi quán, lần đầu tiên, tôi được biết thêm 1 cụm từ mới, chỉ chỗ nhà quàn, nơi làm lễ tang trước khi đưa đi an táng.

Tang Nghi Quán này, sát cạnh bên hông bệnh viện Triều Châu ở đường Nguyễn Trải, còn hông bệnh viện Quảng Đông bên kia đường, cũng nằm cạnh đường Nguyễn Trải, ngang bệnh viện Triều Châu...Theo Wikipedia viết là nhạc sĩ Anh Việt Thu mất tại bệnh viện Quảng Đông mà sao quàn bên tang nghi quán Triều Châu và tang nghi quán này ở sát đường Nguyễn Trải rất thuận tiện cho nhiều người đến thăm viếng?

Tôi có đưa bà xã tôi đến viếng lễ tang trước khi quan tài được chở về quê An Hữu, chôn cất người nhạc sĩ tài hoa bạc mệnh Anh Việt Thu trên đất của gia đình. Đêm hôm trước ngày di quan, tôi có đến tang nghi quán thăm viếng AVT và gặp Má của AVT, bà nhận ra tôi, vội ôm chầm, bà khóc cho người con trai yêu qúy nhất của đời bà, tre gìa khóc cho măng non, đã bạc mệnh sớm để lại vợ con côi cút. Tôi ngõ ý với Má của AVT, ngày mai tôi sẽ theo xe tang đưa tiễn người em trai kết nghĩa về An Hữu. Má Thu vội can ngăn ngay, tình hình bây giờ, nơi quê bà không còn an ninh, tôi là sĩ quan không nên đi dù tôi mặc thường phục. Hai tay bà nắm chặt hai tay tôi và nói mãi, tôi không nên đi theo xe tang rất nguy hiểm cho cá nhân tôi. Vì tình thương mến giữa Anh Việt Thu và tôi vừa mới nối kết lại sau hơn 10 năm xa cách. Trước kia, Anh Việt Thu có hứa với tôi, Thu sẽ  đưa tôi về thăm mái nhà xưa của Thu ở xã An Hữu, cũng như tôi đã  đưa Thu về thăm quê Châu Đốc của tôi. Trong đầu óc tôi chỉ nghĩ về quê An Hữu cùng với Thu lần này là lần chót vì Thu đã mất, không còn ai hướng dẫn tôi về quê của Thu trong tương lai... Tôi quên mất vấn đề an ninh tại nông thôn lúc bấy giờ nhất là về đêm dù ở miền Tây cũng tương đối an ninh hơn 3 vùng chiến thuật khác.

*****

Tôi viết bài bày để tưởng nhớ đến một nhạc sĩ trẻ tài hoa vừa đến độ chín muồi về tài năng âm nhạc mà tôi rất ngưỡng mộ qúy mến vội vĩnh biệt trần gian với tuổi đời 35 - nhạc sĩ Anh Việt Thu.

Gìòng nhạc của nhạc sĩ Anh Việt Thu mang đậm tình yêu thương quê hương dân tộc và AVT luôn cầu mong đất nước với khát vọng hòa bình chân chính sớm trở về trên Việt Nam yêu mến.

Để kết thúc bài viết này, tôi đăng lại lời 4 bản nhạc tiêu biểu cho dòng nhạc trữ tình bất hủ của Anh Việt Thu: Giòng An Giang - Đa Tạ - Tám Điệp Khúc - Trên Đầu Súng Ta Đi.

* GIÒNG AN GIANG:

- Giòng An Giang sông sâu nước biếc - Giòng An Giang cây xanh lá thắm - lả lướt về qua Thất Sơn - Châu Đốc giòng sông uốn quanh - soi bóng Tiền Giang Cửu Long.

- Giòng An Giang xanh xanh khóm trúc - Giòng An Giang tung tăng múa hát - đêm đến giòng sông thở than - bên mấy hàng cây hắt hiu - đã mấy mùa xuân thanh bình.

- Giòng An Giang đáy nước in sâu - nhịp cầu tre ngắm bóng say sưa - nắng vẫn chiếu trên làn sóng nhấp nhô - nắng vẫn chiếu trên gò má hây hây mơ màng, ngây thơ - Cô thôn nữ  đang giặt yếm trên sông - tiếng sáo vắng trên đồng lúa xanh tươi - trâu lang thang đôi cò trắng tung bay dập dìu.

- Giòng An Giang ai qua vẫn nhớ - Giòng An Giang lơ thơ bến nước - đâu những thuyền ai lắc lơ - đôi mái chèo trăng lướt qua - lơ lửng vầng trăng vỡ tan.

- Giòng An Giang đáy nước in sâu - Nhịp cầu tre ngắm bóng say sưa - nắng vẫn chiếu trên làn sóng nhấp nhô - nắng vẫn chiếu trên gò má hây hây, mơ màng ngây thơ - Cô thôn quê đang giặt yếm trên sông - tiếng sáo vắng trên đồng lúa xanh tươi - trâu lang thang đôi cò trắng tung bay dập dìu.

- Giòng An Giang ai qua vẫn nhớ - Giòng An Giang lơ thơ bến nước - đâu những thuyền ai lắc lơ - đôi mái chèo trăng lướt qua - lơ lửng vầng trăng vỡ tan.

- Giòng An Giang sông sâu nước biếc - Giòng An Giang cây xanh lá thắm - đây những người thôn nữ xinh - duyên dáng chuyền tay dắt nhau - múc mấy vầng trăng đổ đi...

* ĐA TẠ:

- Tôi xin đa tạ ngày nao súng phải thẹn thùng - Ngày nao súng phải lạnh lùng - Nắng hạ vàng rưng rưng mây trắng - Ôi mây xỏa tóc nghiêng nghiêng - Xin đa tạ người em bé bỏng mặn mà - người em bé bỏng thật thà - Nắng hạ vàng rơi phủ bờ vai - Lời ai ru gió hiu hiu buồn.

- Tôi xin đa tạ lời ca tiếng ru ru mềm - lời ca tiếng ru êm đềm - Ôi lời ca đã xua chinh chiến - ru chim trắng trắng tung bay - Xin đa tạ giòng máu thắm đỏ ruộng cày - Giòng máu vẫn chảy miệt mài - Xin lời ru xua hãi hùng đi - Lời ai ru gió hiu hiu buồn.

Lời 2:

- Tôi xin đa tạ mồ hôi nhỏ giọt dầm dề - Mồ hôi nhỏ giọt tràn trề - Trên đồng sâu hay trên ruộng lúa - thăm thẳm mắt xanh lơ - Xin đa tạ lời ca ấp ủ vỗ về - Lời ru ấp ủ não nề - Nắng hạ vàng rơi phủ bờ vai - Lời ai ru gió hiu hiu buồn.

- Tôi xin đa tạ lời ca đã xua bạo tàn - Lời ru đã xua phũ phàng - Nắng hạ vàng rưng rưng mây trắng - ôi mây xỏa tóc nghiêng nghiêng - Xin đa tạ ngày nao súng phải thẹn thùng - ngày nao súng phải lạnh lùng - Xin lời ru xua hãi hùng đi - Lời ai ru gió hiu hiu buồn.

* TÁM ĐIỆP KHÚC:

- Trời làm cho mưa bay giăng giăng mây tím dệt thành sầu - Bàn tay năm ngón mưa sa - Dìu anh trong tiếng thở - Đưa tiễn anh đi vào đời - Mẹ Việt nam ơi! Hai mươi năm ngăn lối rẽ đường về.

- Trời làm cho mưa bay giăng giăng mây tím dệt thành sầu - Bàn tay đón gió muôn phương - Bàn tay gối mộng - Đưa tiễn anh đi vào đời - Mẹ việt Nam ơi! Ai chia ly tan tác cả ngàn đời.

- Tiếng hát hát trên môi - Giấc ngủ ngủ trong nôi - Một đàn, đàn chim nhỏ bay khắp trời Việt Nam mến yêu - Ôi tiếng chim muông gọi đàn - Mẹ Việt Nam ơi! Con xin dâng hiến trọn cả đời.

- Trời làm cho mưa bay giăng giăng mây tím dệt thành sầu - Nằm nghe tiếng hát đu đưa dìu anh trong giấc ngủ - Ôi tiếng ru ru ngọt ngào - Mẹ Việt Nam ơi! Ai chia ly tan tác cả ngàn đời.

- Trời làm cho mưa bay giăng giăng mây tím dệt thành sầu - Từng đêm ấp ủ trong tim - Từng đêm khe khẽ gọi - Anh nhớ thương em từng giờ - Mẹ Việt Nam ơi! Ai chia ly tan tác cả ngàn đời.

- Trời làm cho mưa bay giăng giăng mây tím dệt thành sầu - Trùng dương sóng nước bao la - Trùng dương vang tiếng gọi - Ôi sóng thiêng em về Trời - Mẹ Việt Nam ơi! Con xin ghi xin khắc nguyện lời thề.

- Trời làm cho mưa bay giăng giăng, mây tím dệt thành sầu - Rừng thiêng lá đổ âm u - rừng thiêng vang tiếng gọi - Ôi núi thiêng em về nguồn - Mẹ Việt Nam ơi! Con xin ghi xin khắc nguyện lời thề.

* TRÊN ĐẦU SÚNG TA ĐI:

1 - Trên đầu súng ta đi - Tổ Quốc đã vươn mình - Trên lưỡi lê căm hờn.... hờn căm như triều sóng - Ôi xôn xao...chiêng trống hối thúc - Đã giục gĩa khắp...chốn rộn ràng - Ôi lửa thiêng dậy bập bùng - Tay đốt... lửa tay vung kiếm.

2 - Trên đầu súng xăm lăng...xiềng xích với bạo tàn - Trên lưỡi lê nô lệ...cùm gông phải gục ngã - Tay nâng niu... cây súng súng thép - Với đạn đồng mới... đã lên nòng - Và những loạt đạn đồng vàng - Vun lúa...trổ tràn đồng sâu.

Điệp Khúc:

Cho quê hương ta rạng ngời - Cho yêu thương xanh vời vợi - Cho quê hương ta những đóa tuổi xuân - Để mai đây nghe nắng dậy hòa bình - Để ông cha còn nắm đất phủ mình - Ôi quê hương ta nước Việt...

3 - ...Nam từ đó dâng lên... nhà máy với công trường - Những xí nghiệp ngôi trường...nhà thương và hầm mỏ - Ôi bao la...thăm thẳm bát ngát - Cánh đồng vàng...với lũy tre xanh - Và tiếng ê a đầu làng - Là kinh nguyện cầu cho người gục xuống...@

Trần Văn Ngà  ( HNPĐ )

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm