Thân Hữu Tiếp Tay...
TÁC PHONG BÁC DẠY KHỈ LEO CÂY - Lê Bá Vận
TÁC PHONG BÁC DẠY KHỈ LEO CÂY
(Học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh - Bài 1)
Bộ Chính Trị Đảng Cọng Sản Việt Nam
PHẦN 1 - Hô Chí Minh Tác Phong Lội Suối.
PHẦN 2 - Hồ Chí Minh Tác Phong Phiên Dịch Viên.
-----
PHẦN 1 – Hô Chí Minh Tác Phong Lội Suối.
Hà Nội sau cơn mưa to để lại nhiều tuyến đường bị ngập nước. Từ chiều 25 Tháng Năm, trên các mạng xã hội lan truyền “chóng mặt” hình cán bộ vừa rời khỏi xe công vụ liền được một ông bảo vệ cõng đưa lên bậc tam cấp của hội trường, khiến dư luận “dậy sóng.”
Tấm hình này được chụp trước hội trường Học Viện Chính Trị Quốc Gia Hồ Chí Minh vào sáng 25/5/2016, nơi tổ chức “hội nghị học tập, quán triệt nghị quyết đại hội lần thứ XII đảng,” dành cho trên 850 lãnh đạo.
Sau khi tấm hình quan chức được cõng được tung lên mạng Facebook, chỉ trong vài giờ đã có đến hàng chục ngàn lượt like và bình luận với trạng thái phẫn nộ. Nhiều ý kiến cho rằng để người khác lội nước cõng mình tại một sự kiện có đông người là không nên, nhưng cũng có những phản bác rằng đây chỉ là hành động bình thường để giúp đỡ nhau trong cuộc sống...
Hà Nội 25/5/2016, quan chức CS đi họp được cõng rời 2 xe đen và trắng..
Nhân câu chuyện, người ta nhắc lại đạo đức sáng ngời của Hồ Chí Minh (HCM) mang dép râu lội nước, càng sạch dép.
“Hôm ấy, một buổi chiều cuối hè 1958 Bác đi ô tô màu xám nhạt đi rất êm, nhẹ đến thăm khu tập thể của Nhà máy Cơ khí Hà Nội. Trận mưa còn để lại những vũng lầy lội. Vẫn bộ ka ki bạc màu, đôi dép cao su đen, quai to bản, đế mỏng, Bác nhanh nhẹn bước vào khu tập thể.
Anh chị em công nhân theo Bác rất đông. Khi sắp đến một vũng nước ngay giữa lối đi, đồng chí thư ký công đoàn nhà máy vội vàng đi lấy một tấm ván kê vào chỗ lội để Bác bước lên thềm hội trường. Bác xua tay, vén quần và cứ thế lội xuống nước cùng anh chị em công nhân bước lên thềm nhà. Sau đó, Bác dừng lại, quay về phía anh em công nhân, rồi nói với đồng chí thư ký công đoàn nhà máy: - Các chú là người phụ trách, các chú cần phải để ý đến nơi ăn, chốn ở của công nhân hơn nữa. Không phải bắc ván chỉ cốt để Bác đi, mà phải...”
Giá lúc đấy HCM mang tất và giày da đàng hoàng như người ta nhỉ!
Để bác qui định cách xử trí cho các quan chức cọng sản những thế hệ sau.
Lại cũng chuyện Hồ Chí Minh lội nước, nhưng là lội suối trên rừng rú.
“Một lần đi công tác cùng Bác qua suối, hai chiến sĩ cảnh vệ vội lại gần toan đỡ Bác,
Bác bảo: - Bác đi được, các chú cứ đi đi. Nói rồi, tay chống gậy, tay xắn quần, Bác bước xuống suối. Hai chiến sĩ cảnh vệ đi hai bên, phòng giúp Bác khi gặp khó khăn. Bác vừa cẩn thận đi từng bươc vừa lấy gậy dò mực nước. Thỉnh thoảng Bác nhắc các đồng chí đi sau: “chỗ này sâu, khéo ướt quần!”, “chỗ này rêu trơn, đi cẩn thẩn’’…’’ (Ngọc Châu, công an nhân dân vũ trang “Trích những năm tháng bên Bác, NXB công nhân dân, năm 1985”)
Tuyên Giáo cọng sản thêu dệt nịnh bợ chuyện HCM lội nước, lội suối, đạo đức, bình dị, cần kiệm, hòa mình với cấp dưới, chăm lo nơi ăn chốn của công nhân...
Tục ngữ ta có câu “ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau.”
Hồ Chí Minh làm ngược, già nhưng nhận phần khó khăn, ưu ái cấp dưới, hướng dẫn lội suối.
Ôi khả kính! tác phong “dạy khỉ leo cây” của Hồ. (1)
Các chiến sĩ trai trẻ lội suối là nghề của họ. Không có bác họ sẽ bước thoăn thoắt qua suối.
Lội suối buộc đi sau bác được bác “dạy khỉ leo cây, dạy đĩ vén váy”: chỗ này ướt quần, chỗ này rêu trơn, họ dở cười dở khóc.
Hãy xem hình Phó Thủ tướng Vũ Đức Đạm (cận ảnh) đeo balo bước rất nhanh qua suối, tham gia chuyến hành trình vào hang Sơn Đoòng cùng các thành viên khác trong đoàn làm phim.
*Bác Hồ đi công tác ở chiến khu Việt Bắc. *Đoàn làm phim vượt suối Sơn Đoòng
Vẫn chưa hết. “Gần qua hết suối, chợt Bác trượt chân suýt ngã. Hoảng quá, các chiến sĩ vội đến đỡ Bác. Thấy Bác đã đứng vững, anh em mới yên tâm. Bác vẫn chưa đi. Người cúi xuống xem lại chỗ vừa trượt chân và nói: - Hòn đá đã tròn lại có nhiều rêu trơn, hơn nữa chỗ này sắp đến bờ, thường dễ sinh ra chủ quan, nên rất có thể bị ngã. Nói xong, Bác cúi xuống vứt hòn đá ấy đi nơi khác và bảo : - Phải tránh cho người đi sau khỏi ngã.“
Ôi! Hồ chủ quan chứ ai chủ quan, Hồ ngã chứ ai mà ngã. Đá ở suối có rêu thì khắp nơi song ăn nhằm gì chứ! Vứt chúng qua nơi khác thì người khác lại giẫm phải. Thật lãnh đạo lẩm cẩm.
Lê Bá Vận.
_____
TÁC PHONG BÁC DẠY KHỈ LEO CÂY
(Hồ Chí Minh nói tiếng Pháp - Học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách HCM)
*Nữ phóng viên Pháp phỏng vấn chủ tịch Hồ Chí Minh. Hà Nội 6/1964 .*Gs Hoàng Chí Bảo
PHẦN 2 – Hồ Chí Minh Tác Phong Phiên Dịch Viên.
Chủ tịch Hội đồng khoa học GsTs Triết học Hoàng Chí Bảo trong bài nói chuyện “Bác Hồ biết 29 ngoại ngữ nhuần nhuyễn“ thuật lại, đưa lên YouTube: (2)
“Năm 1960 Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ 3, Bác chủ trì đại hội... Cùng năm ấy Bác cho mời tổng thống một nước ở châu Phi sang thăm Việt Nam, ông Modibo Keita.
Bạn thông báo trước cho ta vị tổng thống này nói tiếng Pháp rất nhanh, rất khó dịch cho nên phải chuẩn bị một nguời phiên dịch viên thật tốt để đón tổng thống.
Nhưng tại sao phải dịch? Bác biết nhiều như thế sao phải dịch! Vẫn phải dịch. Đây là dịch tượng trưng. Dịch để tỏ rõ sự tôn trọng nước người ta cho đúng nguyên tắc ngoại giao, nghi lễ ngoại giao đón nguyên thủ quốc gia và thời bấy giờ kiếm được một người giỏi ngoại ngữ là không dễ đâu, hiếm lắm. Bấy giờ rất ngặt. Thời bấy giờ hiếm lắm!...
Hiếm nhưng mà phải kiếm bằng được để phục vụ cho cuộc lễ đón tổng thống bạn.
Ta cho hẳn một giáo sư là Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm lúc bấy giờ là trường lớn nhất đấy, Gs Phạm Huy Thông để dịch cho Bác.
Người giỏi như vậy rồi mà đến khi vào cuộc cũng toát mồ hôi. Dịch ngoại giao nó khác với dịch khoa học, lúng túng không dịch được. Bác nghe Bác cảm thấy không được thanh thoát lắm.
Bác nói nhỏ vào tai đồng chí phiên dịch mà cứ nhìn mồ hôi mồ kê vã ra, Bác thương lắm. Bác bảo: -“Thôi chú nghỉ đi, để Bác giúp cho” và Bác dịch từ đầu đến cuối các đồng chí ạ! kể cả bữa tiệc đưa tổng thống về nước. Bác cứ dịch một đoạn cho ông Tổng thống nghe và phu nhân của ông ấy nghe, lại dịch ra tiếng Việt cho chúng ta nghe.
Bác một là rất minh mẫn, hai là trí tuệ phi thường, ba là rất khiêm nhường.”
Bác giành dịch thì tha hồ thêm bớt, thật thán phục trí tuệ thiên tài, chẳng trách bác là Bác.
Song nghĩ lại có điều không ổn trong lời kể chuyện của GsTs Hoàng Chí Bảo.
Vào thời điểm 1960 tại miền Bắc ngược lại, các người giỏi tiếng Pháp từ thờì Pháp thuộc, có bằng cấp Pháp: tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân thì nhiều, chỉ kể một số ít tiêu biểu:
Nguyễn Văn Huyên (1905-1975 Hà Nội), Nguyễn Mạnh Tường (1909-1997 Hà Nội) Lê Văn Thiêm (1918-1991 Hà Tĩnh), Vũ Như Canh (1920- Hà Đông) và các giáo sư Ngụy Như Kontum, Tạ Quang Bửu, Hoàng Xuân Nhị, Phạm Huy Thông, Trần Đức Thảo... Về ngành Y thì có các giáo sư Hồ Đắc Di, Trần Hữu Tước, Phạm Ngọc Thạch, Tôn Thất Tùng, Đặng Văn Chung...
Riêng Gs Phạm Huy Thông (1916-1988, Hà Nội) năm 26 tuổi đỗ Tiến sĩ Luật và Thạc sĩ sử địa tại Pháp. Năm 31 tuổi, ông được phong Giáo sư giữ chức Uỷ viên hội đồng giáo dục tối cao của Pháp. Ông là nhà thơ, nhà giáo, và nhà khoa học xã hội Việt Nam. Mới 16 tuổi ông đã nổi tiếng tiên phong của phong trào Thơ mới, điển hình là bài Tiếng địch sông Ô...
Hồ Chí Minh háo thắng khoe tài: “Thôi chú nghỉ đi, để Bác giúp cho” là ngôn từ tác phong HCM “dạy khỉ leo cây, dạy đĩ vén váy”của một kẻ sở học ngoại ngữ du kích, nhặt nhạnh đối với một nhân tài hiếm có khoa bảng chính qui, thấu triệt tinh hoa tiếng Việt và tiếng Pháp.
Để tìm hiểu vấn đề chúng ta có thể nghe HCM nói tiếng Pháp trả lời nữ phóng viên Pháp ngày 5/6/1964. Clip đoạn phỏng vấn kéo dài khoảng năm phút, bản gốc ở Pháp. (3)
Nói chung Hồ trả lời tiếng Pháp nghe hiểu, không xuất sắc nhưng khá tốt, trình độ tiếng Pháp gần ngang sức đậu đíp- lôm xưa (6 năm tiểu học + 4 năm trung học) mặc dù rất nhiều đoạn Hồ líu lưỡi ngắc ngứ, cố tìm chữ, day mặt qua người trợ lý dò hỏi và phải khua tay làm dấu.
Lỗi văn phạm nhiều nơi, ví dụ Hồ nói: “les américains ont euh euh faire une guerre d’agression” (Hoa Kỳ làm ờ ờ một cuộc chiến tranh xâm lăng), phải nói fait; “plus la guerre prolonge, plus les américains et leurs valets, comment dit ça sa lầy” (chiến tranh càng kéo dài, Hoa Kỳ và các tôi tớ càng, nói sao nhỉ sa lầy). Câu này lỗi văn phạm là phải nói se prolonge, comment dit ça là nói tiếng tây bồi, ba là Hồ thiếu từ vựng, không dịch được chữ sa lầy ra tiếng Pháp đành phải quay mặt 2 lần, chụm tay vào miệng hỏi to “sa lầy” và người trợ lý đi theo (có vẻ giỏi tiếng Pháp) nhắc cho Hồ chữ s’enliser là sa lầy để Hồ dùng ngay và cô đầm Pháp “uh-huh” ngỏ ý hiểu. Đoạn này thái độ của Hồ bối rối trông rất... thông cảm.
Ở các đoạn tiếp, Hồ nói: “mais ça dépend encore la volonté ... la manière... (nhưng điều đó còn phụ thuộc vào ý chí... vào cách thức...), đúng văn phạm thì phải nói: de la volonté... de la manière (tiếng Anh: depend on) và ”nous avons réaliser des progrès et dans l’avenir nous pourrait...,” (chúng tôi đã thực hiện các tiến bộ và trong tương lai chúng tôi có thể...), phải nói nous pourrons... cũng như: “non, parce que ces questions n’est pas différence” (không, bởi vì các vấn đề đó không khác nhau), sai văn phạm, phải nói: ne sont pas différentes, “c’est une idée intéressant ..” phải nói une idée intéressante...
Cô nữ phóng viên người Pháp thì nói tiếng Pháp rất nhanh, câu dài một mạch, nghe rõ, đương nhiên không lỗi và cũng chỉ hỏi những vấn đề chung chung. Hồ đã chuẩn bị kỹ mà trả lời ngắc ngứ, vất vả tìm chữ, chậm mà vẫn sai lỗi văn phạm đơn giản, gây ngạc nhiên (do lối học chắp vá?), ai rành tiếng Pháp thì thấy khó chịu, chắc viết báo thì khó...
Hồ phát âm lắm chữ lúng búng khó nghe, có khi cà lăm: “et, et je ne peux pas dire que je suis d’accord, et je, je ne dis pas, que je ne suis pas, heu heu! je ne suis pas d’accord? (và, và tôi không thể nói là tôi đồng ý, và tôi, tôi không nói rằng, tôi là không ờ ờ! tôi là không đồng ý?)
Hồ Chí Minh không có tài ăn nói. khác hẳn các nguyên thủ quốc gia khác.
Trước công chúng Hồ đọc, nói tiếng Việt đều ngọng nghịu.
Tuy vậy Hồ Chí Minh có dịp là tranh thủ giành dịch (anh già dịch !). Gs Hoàng Chí Bảo trong buổi nói chuyện ấy kể tiếp: ”Đặc biệt ở Việt Bắc thời kỳ chống Pháp, Bác mời một đoàn điện ảnh Xô Viết sang thăm để làm phim về Việt Nam kháng chiến chống Pháp để quảng bá ra thế giới, để thế giới ủng hộ Việt Nam. Nhưng nhìn khắp mọi nơi không ai dịch nổi tiếng Nga cả, Bác phải đứng ra dịch hết các đồng chí ạ!... Lúc ở trong hang đá Cao Bằng, Bác đã dịch lịch sử đảng cọng sản Liên Xô...(qua bản tiếng Pháp, như luận cương Lenin Hồ đọc năm 1920?) thì nay Bác đứng ra dịch cho đoàn quay phim là chuyện bình thường.”
Gs Bảo nói gì thì nói nhưng chắc chắn đoàn quay phim Liên Xô đi ra nước ngoài tất chuẩn bị đoàn viên nhiều người biết tiếng Anh, Pháp, Đức...
Hồ Chí Minh chủ tịch nước đi làm thông dịch viên cũng là chuyện bình thường ư?
_____
Các câu chuyện kể trên có thể là trung thực hoặc chỉ là tuyên truyền bịa đặt.
1) Câu chuyện là trung thực.
Nếu vậy thì vô tình hoặc cố ý kể trung thực lại câu chuyện lại phản tác dụng, làm hại Hồ Chí Minh phơi bày HCM với tư tưởng, tác phong “dạy khỉ leo cây, dạy đĩ vén váy” là kẻ hám danh, khoe khoang, cao ngạo, “đánh chết cái nết không chừa” khinh khi, ganh tị, giành công cấp dưới, lẩm cẩm tủn mủn, thiếu tư cách.
Từ cổ chí kim chỉ có Hồ Chí Minh, nguyên thủ quốc gia lại đi làm phiên dịch viên cho một nguyên thủ quốc gia bạn và cho phu nhân đến thăm và thông dịch lại cho cả cử tọa.
Chỉ có HCM bỏ việc nước đi theo đoàn chuyên môn ngoại quốc để làm thông dịch viên.
Hồ Chí Minh dở hơi, trơ trẽn, làm nhục quốc thể.
Tư tưởng, đạo đức, phong cách và lề lối lãnh đạo đất nước của Hồ Chí Minh là đặt cơ sở trên tác phong lẩm cẩm lội suối và thông dịch viên của Hồ làm đất nước tụt hậu.
2) Câu chuyện là bịa đặt.
Đồng chí Ngọc Châu, công an nhân dân vũ trang là cấp thấp song Gs Ts Hoàng Chí Bảo là chủ tịch Hội đồng khoa học, chuyên gia cao cấp Hội đồng Lý luận Trung ương, có thân phận rất cao. Nếu Hoàng Chí Bảo bịa đặt câu chuyện này để nịnh bợ thì mọi câu chuyện khác của cọng sản cũng chỉ là những chuyện loát khoét, tỷ như cọng sản khoe chiến sĩ ta dùng tay không níu kéo trực thăng địch, máy bay ta tắt máy phục kích trong mây, chờ máy bay B.52 đến gần là ta nổ máy bay nhào ra bắn hạ địch.
Tất cả cũng như tư tưởng, đạo đức, phong cách HCM ngụy tạo là sản phẩm hàng giả mà tác dụng độc hại nhãn tiền là làm hang ổ an toàn cho một đảng cướp ngày tham nhũng tập thể.
Lê Bá Vận (HNPD
(Viết nhân ngày 2/9, kể chuyện Hồ Chí Minh)
Chú Thich :
(1) Tục ngữ ”dạy khỉ leo cây” ví việc làm thừa, đi bày cho người khác làm một việc mà họ đã quá quen thuộc, quá thành thạo vốn là một việc làm vô nghĩa, đồng nghĩa ”dạy đĩ vén váy,” (teach a dog to bark, a hen to cluck, a bull to roar, a wasp to sting, dạy chó sủa, gà mái cúc, bò đực rống, ong vò vẽ chích).
(2)Gs HCBảo nói chuyện : https://www.youtube.com/watch?v=JkXi5HsLVB4
(3) HCM trả lời phỏng vấn : Nguồn clip: Viện lưu trữ quốc gia Pháp INA (Institut national de l'audiovisuel, Viện quốc gia thính thị). https://www.youtube.com/watch?v=aNCgnvQLPU0
TÁC PHONG BÁC DẠY KHỈ LEO CÂY - Lê Bá Vận
TÁC PHONG BÁC DẠY KHỈ LEO CÂY
(Học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh - Bài 1)
Bộ Chính Trị Đảng Cọng Sản Việt Nam
PHẦN 1 - Hô Chí Minh Tác Phong Lội Suối.
PHẦN 2 - Hồ Chí Minh Tác Phong Phiên Dịch Viên.
-----
PHẦN 1 – Hô Chí Minh Tác Phong Lội Suối.
Hà Nội sau cơn mưa to để lại nhiều tuyến đường bị ngập nước. Từ chiều 25 Tháng Năm, trên các mạng xã hội lan truyền “chóng mặt” hình cán bộ vừa rời khỏi xe công vụ liền được một ông bảo vệ cõng đưa lên bậc tam cấp của hội trường, khiến dư luận “dậy sóng.”
Tấm hình này được chụp trước hội trường Học Viện Chính Trị Quốc Gia Hồ Chí Minh vào sáng 25/5/2016, nơi tổ chức “hội nghị học tập, quán triệt nghị quyết đại hội lần thứ XII đảng,” dành cho trên 850 lãnh đạo.
Sau khi tấm hình quan chức được cõng được tung lên mạng Facebook, chỉ trong vài giờ đã có đến hàng chục ngàn lượt like và bình luận với trạng thái phẫn nộ. Nhiều ý kiến cho rằng để người khác lội nước cõng mình tại một sự kiện có đông người là không nên, nhưng cũng có những phản bác rằng đây chỉ là hành động bình thường để giúp đỡ nhau trong cuộc sống...
Hà Nội 25/5/2016, quan chức CS đi họp được cõng rời 2 xe đen và trắng..
Nhân câu chuyện, người ta nhắc lại đạo đức sáng ngời của Hồ Chí Minh (HCM) mang dép râu lội nước, càng sạch dép.
“Hôm ấy, một buổi chiều cuối hè 1958 Bác đi ô tô màu xám nhạt đi rất êm, nhẹ đến thăm khu tập thể của Nhà máy Cơ khí Hà Nội. Trận mưa còn để lại những vũng lầy lội. Vẫn bộ ka ki bạc màu, đôi dép cao su đen, quai to bản, đế mỏng, Bác nhanh nhẹn bước vào khu tập thể.
Anh chị em công nhân theo Bác rất đông. Khi sắp đến một vũng nước ngay giữa lối đi, đồng chí thư ký công đoàn nhà máy vội vàng đi lấy một tấm ván kê vào chỗ lội để Bác bước lên thềm hội trường. Bác xua tay, vén quần và cứ thế lội xuống nước cùng anh chị em công nhân bước lên thềm nhà. Sau đó, Bác dừng lại, quay về phía anh em công nhân, rồi nói với đồng chí thư ký công đoàn nhà máy: - Các chú là người phụ trách, các chú cần phải để ý đến nơi ăn, chốn ở của công nhân hơn nữa. Không phải bắc ván chỉ cốt để Bác đi, mà phải...”
Giá lúc đấy HCM mang tất và giày da đàng hoàng như người ta nhỉ!
Để bác qui định cách xử trí cho các quan chức cọng sản những thế hệ sau.
Lại cũng chuyện Hồ Chí Minh lội nước, nhưng là lội suối trên rừng rú.
“Một lần đi công tác cùng Bác qua suối, hai chiến sĩ cảnh vệ vội lại gần toan đỡ Bác,
Bác bảo: - Bác đi được, các chú cứ đi đi. Nói rồi, tay chống gậy, tay xắn quần, Bác bước xuống suối. Hai chiến sĩ cảnh vệ đi hai bên, phòng giúp Bác khi gặp khó khăn. Bác vừa cẩn thận đi từng bươc vừa lấy gậy dò mực nước. Thỉnh thoảng Bác nhắc các đồng chí đi sau: “chỗ này sâu, khéo ướt quần!”, “chỗ này rêu trơn, đi cẩn thẩn’’…’’ (Ngọc Châu, công an nhân dân vũ trang “Trích những năm tháng bên Bác, NXB công nhân dân, năm 1985”)
Tuyên Giáo cọng sản thêu dệt nịnh bợ chuyện HCM lội nước, lội suối, đạo đức, bình dị, cần kiệm, hòa mình với cấp dưới, chăm lo nơi ăn chốn của công nhân...
Tục ngữ ta có câu “ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau.”
Hồ Chí Minh làm ngược, già nhưng nhận phần khó khăn, ưu ái cấp dưới, hướng dẫn lội suối.
Ôi khả kính! tác phong “dạy khỉ leo cây” của Hồ. (1)
Các chiến sĩ trai trẻ lội suối là nghề của họ. Không có bác họ sẽ bước thoăn thoắt qua suối.
Lội suối buộc đi sau bác được bác “dạy khỉ leo cây, dạy đĩ vén váy”: chỗ này ướt quần, chỗ này rêu trơn, họ dở cười dở khóc.
Hãy xem hình Phó Thủ tướng Vũ Đức Đạm (cận ảnh) đeo balo bước rất nhanh qua suối, tham gia chuyến hành trình vào hang Sơn Đoòng cùng các thành viên khác trong đoàn làm phim.
*Bác Hồ đi công tác ở chiến khu Việt Bắc. *Đoàn làm phim vượt suối Sơn Đoòng
Vẫn chưa hết. “Gần qua hết suối, chợt Bác trượt chân suýt ngã. Hoảng quá, các chiến sĩ vội đến đỡ Bác. Thấy Bác đã đứng vững, anh em mới yên tâm. Bác vẫn chưa đi. Người cúi xuống xem lại chỗ vừa trượt chân và nói: - Hòn đá đã tròn lại có nhiều rêu trơn, hơn nữa chỗ này sắp đến bờ, thường dễ sinh ra chủ quan, nên rất có thể bị ngã. Nói xong, Bác cúi xuống vứt hòn đá ấy đi nơi khác và bảo : - Phải tránh cho người đi sau khỏi ngã.“
Ôi! Hồ chủ quan chứ ai chủ quan, Hồ ngã chứ ai mà ngã. Đá ở suối có rêu thì khắp nơi song ăn nhằm gì chứ! Vứt chúng qua nơi khác thì người khác lại giẫm phải. Thật lãnh đạo lẩm cẩm.
Lê Bá Vận.
_____
TÁC PHONG BÁC DẠY KHỈ LEO CÂY
(Hồ Chí Minh nói tiếng Pháp - Học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách HCM)
*Nữ phóng viên Pháp phỏng vấn chủ tịch Hồ Chí Minh. Hà Nội 6/1964 .*Gs Hoàng Chí Bảo
PHẦN 2 – Hồ Chí Minh Tác Phong Phiên Dịch Viên.
Chủ tịch Hội đồng khoa học GsTs Triết học Hoàng Chí Bảo trong bài nói chuyện “Bác Hồ biết 29 ngoại ngữ nhuần nhuyễn“ thuật lại, đưa lên YouTube: (2)
“Năm 1960 Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ 3, Bác chủ trì đại hội... Cùng năm ấy Bác cho mời tổng thống một nước ở châu Phi sang thăm Việt Nam, ông Modibo Keita.
Bạn thông báo trước cho ta vị tổng thống này nói tiếng Pháp rất nhanh, rất khó dịch cho nên phải chuẩn bị một nguời phiên dịch viên thật tốt để đón tổng thống.
Nhưng tại sao phải dịch? Bác biết nhiều như thế sao phải dịch! Vẫn phải dịch. Đây là dịch tượng trưng. Dịch để tỏ rõ sự tôn trọng nước người ta cho đúng nguyên tắc ngoại giao, nghi lễ ngoại giao đón nguyên thủ quốc gia và thời bấy giờ kiếm được một người giỏi ngoại ngữ là không dễ đâu, hiếm lắm. Bấy giờ rất ngặt. Thời bấy giờ hiếm lắm!...
Hiếm nhưng mà phải kiếm bằng được để phục vụ cho cuộc lễ đón tổng thống bạn.
Ta cho hẳn một giáo sư là Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm lúc bấy giờ là trường lớn nhất đấy, Gs Phạm Huy Thông để dịch cho Bác.
Người giỏi như vậy rồi mà đến khi vào cuộc cũng toát mồ hôi. Dịch ngoại giao nó khác với dịch khoa học, lúng túng không dịch được. Bác nghe Bác cảm thấy không được thanh thoát lắm.
Bác nói nhỏ vào tai đồng chí phiên dịch mà cứ nhìn mồ hôi mồ kê vã ra, Bác thương lắm. Bác bảo: -“Thôi chú nghỉ đi, để Bác giúp cho” và Bác dịch từ đầu đến cuối các đồng chí ạ! kể cả bữa tiệc đưa tổng thống về nước. Bác cứ dịch một đoạn cho ông Tổng thống nghe và phu nhân của ông ấy nghe, lại dịch ra tiếng Việt cho chúng ta nghe.
Bác một là rất minh mẫn, hai là trí tuệ phi thường, ba là rất khiêm nhường.”
Bác giành dịch thì tha hồ thêm bớt, thật thán phục trí tuệ thiên tài, chẳng trách bác là Bác.
Song nghĩ lại có điều không ổn trong lời kể chuyện của GsTs Hoàng Chí Bảo.
Vào thời điểm 1960 tại miền Bắc ngược lại, các người giỏi tiếng Pháp từ thờì Pháp thuộc, có bằng cấp Pháp: tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân thì nhiều, chỉ kể một số ít tiêu biểu:
Nguyễn Văn Huyên (1905-1975 Hà Nội), Nguyễn Mạnh Tường (1909-1997 Hà Nội) Lê Văn Thiêm (1918-1991 Hà Tĩnh), Vũ Như Canh (1920- Hà Đông) và các giáo sư Ngụy Như Kontum, Tạ Quang Bửu, Hoàng Xuân Nhị, Phạm Huy Thông, Trần Đức Thảo... Về ngành Y thì có các giáo sư Hồ Đắc Di, Trần Hữu Tước, Phạm Ngọc Thạch, Tôn Thất Tùng, Đặng Văn Chung...
Riêng Gs Phạm Huy Thông (1916-1988, Hà Nội) năm 26 tuổi đỗ Tiến sĩ Luật và Thạc sĩ sử địa tại Pháp. Năm 31 tuổi, ông được phong Giáo sư giữ chức Uỷ viên hội đồng giáo dục tối cao của Pháp. Ông là nhà thơ, nhà giáo, và nhà khoa học xã hội Việt Nam. Mới 16 tuổi ông đã nổi tiếng tiên phong của phong trào Thơ mới, điển hình là bài Tiếng địch sông Ô...
Hồ Chí Minh háo thắng khoe tài: “Thôi chú nghỉ đi, để Bác giúp cho” là ngôn từ tác phong HCM “dạy khỉ leo cây, dạy đĩ vén váy”của một kẻ sở học ngoại ngữ du kích, nhặt nhạnh đối với một nhân tài hiếm có khoa bảng chính qui, thấu triệt tinh hoa tiếng Việt và tiếng Pháp.
Để tìm hiểu vấn đề chúng ta có thể nghe HCM nói tiếng Pháp trả lời nữ phóng viên Pháp ngày 5/6/1964. Clip đoạn phỏng vấn kéo dài khoảng năm phút, bản gốc ở Pháp. (3)
Nói chung Hồ trả lời tiếng Pháp nghe hiểu, không xuất sắc nhưng khá tốt, trình độ tiếng Pháp gần ngang sức đậu đíp- lôm xưa (6 năm tiểu học + 4 năm trung học) mặc dù rất nhiều đoạn Hồ líu lưỡi ngắc ngứ, cố tìm chữ, day mặt qua người trợ lý dò hỏi và phải khua tay làm dấu.
Lỗi văn phạm nhiều nơi, ví dụ Hồ nói: “les américains ont euh euh faire une guerre d’agression” (Hoa Kỳ làm ờ ờ một cuộc chiến tranh xâm lăng), phải nói fait; “plus la guerre prolonge, plus les américains et leurs valets, comment dit ça sa lầy” (chiến tranh càng kéo dài, Hoa Kỳ và các tôi tớ càng, nói sao nhỉ sa lầy). Câu này lỗi văn phạm là phải nói se prolonge, comment dit ça là nói tiếng tây bồi, ba là Hồ thiếu từ vựng, không dịch được chữ sa lầy ra tiếng Pháp đành phải quay mặt 2 lần, chụm tay vào miệng hỏi to “sa lầy” và người trợ lý đi theo (có vẻ giỏi tiếng Pháp) nhắc cho Hồ chữ s’enliser là sa lầy để Hồ dùng ngay và cô đầm Pháp “uh-huh” ngỏ ý hiểu. Đoạn này thái độ của Hồ bối rối trông rất... thông cảm.
Ở các đoạn tiếp, Hồ nói: “mais ça dépend encore la volonté ... la manière... (nhưng điều đó còn phụ thuộc vào ý chí... vào cách thức...), đúng văn phạm thì phải nói: de la volonté... de la manière (tiếng Anh: depend on) và ”nous avons réaliser des progrès et dans l’avenir nous pourrait...,” (chúng tôi đã thực hiện các tiến bộ và trong tương lai chúng tôi có thể...), phải nói nous pourrons... cũng như: “non, parce que ces questions n’est pas différence” (không, bởi vì các vấn đề đó không khác nhau), sai văn phạm, phải nói: ne sont pas différentes, “c’est une idée intéressant ..” phải nói une idée intéressante...
Cô nữ phóng viên người Pháp thì nói tiếng Pháp rất nhanh, câu dài một mạch, nghe rõ, đương nhiên không lỗi và cũng chỉ hỏi những vấn đề chung chung. Hồ đã chuẩn bị kỹ mà trả lời ngắc ngứ, vất vả tìm chữ, chậm mà vẫn sai lỗi văn phạm đơn giản, gây ngạc nhiên (do lối học chắp vá?), ai rành tiếng Pháp thì thấy khó chịu, chắc viết báo thì khó...
Hồ phát âm lắm chữ lúng búng khó nghe, có khi cà lăm: “et, et je ne peux pas dire que je suis d’accord, et je, je ne dis pas, que je ne suis pas, heu heu! je ne suis pas d’accord? (và, và tôi không thể nói là tôi đồng ý, và tôi, tôi không nói rằng, tôi là không ờ ờ! tôi là không đồng ý?)
Hồ Chí Minh không có tài ăn nói. khác hẳn các nguyên thủ quốc gia khác.
Trước công chúng Hồ đọc, nói tiếng Việt đều ngọng nghịu.
Tuy vậy Hồ Chí Minh có dịp là tranh thủ giành dịch (anh già dịch !). Gs Hoàng Chí Bảo trong buổi nói chuyện ấy kể tiếp: ”Đặc biệt ở Việt Bắc thời kỳ chống Pháp, Bác mời một đoàn điện ảnh Xô Viết sang thăm để làm phim về Việt Nam kháng chiến chống Pháp để quảng bá ra thế giới, để thế giới ủng hộ Việt Nam. Nhưng nhìn khắp mọi nơi không ai dịch nổi tiếng Nga cả, Bác phải đứng ra dịch hết các đồng chí ạ!... Lúc ở trong hang đá Cao Bằng, Bác đã dịch lịch sử đảng cọng sản Liên Xô...(qua bản tiếng Pháp, như luận cương Lenin Hồ đọc năm 1920?) thì nay Bác đứng ra dịch cho đoàn quay phim là chuyện bình thường.”
Gs Bảo nói gì thì nói nhưng chắc chắn đoàn quay phim Liên Xô đi ra nước ngoài tất chuẩn bị đoàn viên nhiều người biết tiếng Anh, Pháp, Đức...
Hồ Chí Minh chủ tịch nước đi làm thông dịch viên cũng là chuyện bình thường ư?
_____
Các câu chuyện kể trên có thể là trung thực hoặc chỉ là tuyên truyền bịa đặt.
1) Câu chuyện là trung thực.
Nếu vậy thì vô tình hoặc cố ý kể trung thực lại câu chuyện lại phản tác dụng, làm hại Hồ Chí Minh phơi bày HCM với tư tưởng, tác phong “dạy khỉ leo cây, dạy đĩ vén váy” là kẻ hám danh, khoe khoang, cao ngạo, “đánh chết cái nết không chừa” khinh khi, ganh tị, giành công cấp dưới, lẩm cẩm tủn mủn, thiếu tư cách.
Từ cổ chí kim chỉ có Hồ Chí Minh, nguyên thủ quốc gia lại đi làm phiên dịch viên cho một nguyên thủ quốc gia bạn và cho phu nhân đến thăm và thông dịch lại cho cả cử tọa.
Chỉ có HCM bỏ việc nước đi theo đoàn chuyên môn ngoại quốc để làm thông dịch viên.
Hồ Chí Minh dở hơi, trơ trẽn, làm nhục quốc thể.
Tư tưởng, đạo đức, phong cách và lề lối lãnh đạo đất nước của Hồ Chí Minh là đặt cơ sở trên tác phong lẩm cẩm lội suối và thông dịch viên của Hồ làm đất nước tụt hậu.
2) Câu chuyện là bịa đặt.
Đồng chí Ngọc Châu, công an nhân dân vũ trang là cấp thấp song Gs Ts Hoàng Chí Bảo là chủ tịch Hội đồng khoa học, chuyên gia cao cấp Hội đồng Lý luận Trung ương, có thân phận rất cao. Nếu Hoàng Chí Bảo bịa đặt câu chuyện này để nịnh bợ thì mọi câu chuyện khác của cọng sản cũng chỉ là những chuyện loát khoét, tỷ như cọng sản khoe chiến sĩ ta dùng tay không níu kéo trực thăng địch, máy bay ta tắt máy phục kích trong mây, chờ máy bay B.52 đến gần là ta nổ máy bay nhào ra bắn hạ địch.
Tất cả cũng như tư tưởng, đạo đức, phong cách HCM ngụy tạo là sản phẩm hàng giả mà tác dụng độc hại nhãn tiền là làm hang ổ an toàn cho một đảng cướp ngày tham nhũng tập thể.
Lê Bá Vận (HNPD
(Viết nhân ngày 2/9, kể chuyện Hồ Chí Minh)
Chú Thich :
(1) Tục ngữ ”dạy khỉ leo cây” ví việc làm thừa, đi bày cho người khác làm một việc mà họ đã quá quen thuộc, quá thành thạo vốn là một việc làm vô nghĩa, đồng nghĩa ”dạy đĩ vén váy,” (teach a dog to bark, a hen to cluck, a bull to roar, a wasp to sting, dạy chó sủa, gà mái cúc, bò đực rống, ong vò vẽ chích).
(2)Gs HCBảo nói chuyện : https://www.youtube.com/watch?v=JkXi5HsLVB4
(3) HCM trả lời phỏng vấn : Nguồn clip: Viện lưu trữ quốc gia Pháp INA (Institut national de l'audiovisuel, Viện quốc gia thính thị). https://www.youtube.com/watch?v=aNCgnvQLPU0